Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

----------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

TRẦN THỊ THU HƯƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN KIM TRUY



Hà Nội, 2016


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên
cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

TRN TH THU HNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG
VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................... 7
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI & HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................................... 7
1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại ............................................................... 7
1.1.2. Tín dụng ngân hàng ....................................................................................... 9
1.1.3. Phân loại tín dụng ........................................................................................ 13
1.2. TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 15
1.2.1. Khái niệm tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại .................. 15
1.2.2. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn ........................................................... 19
1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ..................................................................................................... 22
1.3.1. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại ................. 22
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn.......................... 23
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân

hàng thương mại .................................................................................................... 28
1.3.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của một số ngân
hàng. ..................................................................................................................... 36
1.4. Kết luận chương 1 .......................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI
HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ANH .................................................................... 38
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG
ANH...................................................................................................................... 38
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ........ 38
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh ............................................................ 39


2.1.3. Phm vi v ni dung hot ng ca Ngõn hng Thng mi c phn Cụng
Thng Vit Nam Chi nhỏnh ụng Anh ............................................................ 40
2.1.4. Mt s kt qu t c ca Ngõn hng Thng mi c phn Cụng Thng
Vit Nam Chi nhỏnh ụng Anh .......................................................................... 41
2.2. THC TRNG CHT LNG TN DNG TRUNG V DI HN TI
NGN HNG THNG MI C PHN CễNG THNG VIT NAM - CHI
NHNH ễNG ANH........................................................................................... 54
2.2.1. Cỏc ch tiờu ỏnh giỏ cht lng tớn dng trung v di hn: ......................... 54
2.3. ĐáNH GIá CHấT LƯợng tín dụng trung và dài hạn của
ngân hàng th-ơng mại cổ phần công th-ơng việt nam chi
nhánh đông anh ............................................................................................. 65
2.3.1. Kết quả đạt đ-ợc ............................... 65
2.3.2 Những hạn chế cần đ-ợc khắc phục ................ 70
2.3.3 Nguyên nhân ..................................... 71
2.4. Tiu kt ch-ơng 2: ......................................................................................... 77

Ch-ơng 3: GIảI PHáP NÂNG CAO CHấT L-ợng tín dụng trung
và dài hạn tại ngân hàng th-ơng mại cổ phần công th-ơng
việt nam - chi nhánh đông anh ......................... 78
3.1 NH h-ớng hoạt động của ngân hàng th-ơng mại cổ
phần công th-ơng việt nam và của chi nhánh đông anh GIAI
ON 2016-2020. ...................................... 78
3.1.1 Định h-ớng phát triển của Ngân hàng Th-ơng mại cổ
phần Công th-ơng Việt Nam. ............................ 78
3.1.2. Định h-ớng phát triển của Ngân hàng Th-ơng mại cổ
phần Công th-ơng

Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh: ...... 79

3.2. giảI pháp nâng cao chất l-ợng tín dụng trung và dài
hạn tại NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Cổ PHầN CÔNG THƯƠNG VIệT
NAM - CHI NHáNH ĐÔNG ANH .............................. 83
3.2.1. Nâng cao chất l-ợng công tác thẩm định dự án đầu
t-: ................................................... 83
3.2.2. Tng cng cụng tỏc giỏm sỏt tin vay: .................... 88


3.2.3. Tăng c-ờng các biện pháp quản lý nợ, giải quyết
tốt các khoản nợ quá hạn,

nợ xấu. .................... 90

3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, có chính sách đãi ngộ
hợp lý và thoả đáng với cán bộ tín dụng ............... 93
3.2.5. Tng cng hot ng t vn cho khỏch hng: ............................................ 97
3.2.6. a dạng húa cỏc ngnh ngh cho vay v các hình thức tín dụng

trung và dài hạn. ........................................................................................ 98
3.2.7. S dng cụng ngh thụng tin nõng cao cht lng tớn dng: .................... 99
3.2.8. Mt s khuyn ngh: .................................................................................. 101
3.3. Tiu kt ch-ơng 3: ...................................................................................... 105
Kết luận ............................................. 107
Tài liệu tham khảo ................................... 109


Danh mục các chữ viết tắt
NHTM

Ngân hàng th-ơng mại

DAĐT

Dự án đầu t-

NSNN

Ngân sách nhà n-ớc

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

BQ


Bình quân

QHKH

Quan hệ khách hàng

DN

Doanh nghiệp

CN

Cá nhân

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công th-ơng Việt

Nam
NHTMNN

Ngân hàng th-ơng mại nhà n-ớc

NHTMCP

Ngân hàng th-ơng mại cổ phần

TMCP


Th-ơng mại cổ phần

HĐV

Huy động vốn

TPKT

Thành phần kinh tế

TG KKH

Tiền gửi không kỳ hạn

TG CKH

Tiền gửi có kỳ hạn

TCKT

Tổ chức kinh tế

NHNN

Ngân hàng nhà n-ớc

TCTD

Tổ chức tín dụng


CP

Cổ phần

QTTD

Quản trị tín dụng

QLRR

Quản lý rủi ro

TD

Tín dụng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng huy động vốn 5 năm 2011-2015 ................................................... 42
Bảng 2.2: Kết quả thu phí dịch vụ trong 5 năm 2011 - 2015 .................................. 45
Bảng 2.3: Tổng dư nợ tín dụng trong 5 năm 2011-2015 ......................................... 48
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh 2011-2015 .............................................................. 52
Bảng 2.5: Doanh số cho vay và thu nợ trung và dài hạn ......................................... 54
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn ............................................................ 56
Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn ........................................................... 57
Bảng 2.8: Vòng quay vốn trung và dài hạn ............................................................ 60
Bảng 2.9: Nợ quá hạn trung và dài hạn .................................................................. 61
Bảng 2.10: Phân loại nợ trung và dài hạn theo quyết định 493/NHNN................... 61
Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng vốn trung và dài hạn ............................................... 63
Bảng 2.12: Lợi nhuận do tín dụng trung và dài hạn mang lại ................................. 64

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn theo thời gian.............................................................. 43
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian ............................................................... 49


1
M U
1.Tớnh cp thit ca ti:
Trong những năm gần đây, với công cuộc công nghiệp
hóa hiện đại hóa, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ về mặt kinh tế xã hội nhằm rút ngắn khoảng cách
phát triển kinh tế xã hội với các n-ớc trong khu vực và
trên thế giới, phấn đấu đến năm 2020 trở thành n-ớc công
nghiệp.
Cùng với sự tăng tr-ởng và phát triển không ngừng
của nền kinh tế, nhu cầu vốn đã và đang là một nhu cầu
vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị cũng nh- chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng
trung dài hạn đang là công cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầu
đó.
Hệ thống các ngân hàng với chức năng là kênh dẫn
vốn quan trọng bậc nhất của nền kinh tế đã tham gia đầu
t- ngày càng tích cực vào hoạt động này. Ngân hàng
Th-ơng mại cổ phần Công th-ơng Việt Nam (Vietinbank)
cũng không nằm ngoài xu thế trên. Nhận thấy tầm quan
trọng của tín dụng trung dài hạn đối với việc phát triển
kinh tế xã hội, Vietinbank đang tiến hành triển khai
nhiều biện pháp để có những b-ớc chuyển dịch về cơ cấu
tín dụng, tăng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn với
ph-ơng châm: Đầu t- chiều sâu cho doanh nghiệp cũng
chính là đầu t- cho t-ơng lai của ngành Ngân hàng.

Công tác tại Ngân hàng TMCP Công th-ơng Việt Nam
Chi nhánh Đông Anh từ năm 2005, Tôi nhận thấy:
Trong nhng nm gn õy, nhu cu tớn dng trung di hn ang cú xu hng
gia tng do trờn a bn huyn ụng Anh hin ti cú rt nhiu cỏc Doanh nghip
truyn thng hot ng kinh doanh lõu nm vi a dng cỏc ngnh ngh nh c khớ,


2
sn xut thit b in, sn xut vt liu xõy dng, ... trong nhng nm gn õy nhu
cu v u t m rng quy mụ sn xut, nõng cao nng lc sn xut, thay th thit
b c ang ngy cng gia tng, ng thi cng cú nhiu doanh nghip mi thnh lp
cú nhu cu u t v c s vt cht v mỏy múc thit b ln.
Hoạt động tín dụng trung và dài hạn với đặc điểm là
các khoản giải ngân lớn, thời hạn vay dài do đó rủi ro
từ hoạt động tín dụng trung dài hạn là rất lớn, nh-ng
nếu làm tốt thì lợi nhuận thu đ-ợc từ tín dụng trung và
dài hạn cũng rất cao. Hn na vic phc v tt nhu cu tớn dng trung
di hn cng gúp phn nõng cỏo tớnh cnh tranh xõy dng thng hiu mnh cho
Vietinbank ụng Anh. Tuy nhiờn bài toán khó và phức tạp t ra đối
với Vietinbank Đông Anh nói riêng và hệ thống Vietinbank
nói chung l làm thế nào để tng trng tớn dng trung di hn m vn
m bo an ton, hiu qu ngun vn cho vay?
Do vy, tôi đã chọn đề tài: Nâng cao chất l-ợng tín
dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Th-ơng mại cổ phần
Công th-ơng Việt Nam- Chi nhánh Đông Anh làm luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Tng quan nghiờn cu:

Cho vay trung v di hn l mt trong nhng khon vay mang li nhiu
li nhun nht cho ngõn hng, tuy nhiờn õy cng l mt trong nhng khon

vay di hn v nhiu ri ro nht i vi ngõn hng. Vic cho vay luụn phi
m bo an ton, hiu qu v bn vng vỡ vy cỏc ngõn hng luụn phi nõng
cao cht lng tớn dng trung v di hn tng trng c d n cho vay
trung v di hn ng thi nõng cao hỡnh nh uy tớn ca ngõn hng trờn th
trng, nõng cao sc cnh tranh vi cỏc ngõn hng khỏc.
Trong quỏ trỡnh nghiờn cu, tỡm hiu tỏc gi c bit Vit Nam ó cú
nhiu ti nghiờn cu n cht lng tớn dng trung v di hn nh:


3
- Lê Phương Khánh ( 2011): Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và
dài hạn của Ngân hàng công thương Thái Nguyên
- Lê Phương Thảo (2010 ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và
dài hạn tại NH TMCP Nhà Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hòa (2012 ) Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại
Ngân hàng Tiên Phong- Chi nhánh Hà Nội.
- Trần Thanh Bình ( 2012) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và
dài hạn tại Agribank chi nhánh Quận Hoàn Kiếm.
Các đề tài nghiên cứu ở trên đã đề cập tới các vấn đề nâng cao chất lượng tín
dụng trung và dài hạn nói chung, nhưng chủ yếu tập trung vào vấn đề tín dụng trung
và dài hạn giai đoạn từ 2008- 2012, đồng thời đưa ra các giải pháp mang tính vĩ mô
nhiều mà chưa tập trung vào các giải pháp áp dụng thực tiễn đơn vị ngân hàng cụ
thể tại các mô hình ngân hàng khác nhau.
Vietinbank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và trưởng thành. Ngày
07/03/2016 là thời điểm chuyển đổi mô hình giai đoạn 3 của toàn hệ thống. Với
cách thức hoạt động mới cùng những mục tiêu chiến lược được xây dựng mới trong
giai đoạn 2016-2020. Để hoàn thành được mục tiêu mới, một trong những mục tiêu
đó là tăng trưởng đồng hành cùng với nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn
trong giai đoạn mới. Tại Vietinbank Đông Anh chưa có đề tài nghiên cứu nào về
chất lượng tín dụng trung và dài hạn trong thời kỳ chuyển đổi mô hình mới của

Vietinbank. Vì vậy đề tài này là đề tài nghiên cứu đầu tiên về Chất lượng tín dụng
Trung dài hạn tại Vietinbank Đông Anh trong trong giai đoạn chuyển đổi mô hình
mới.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát.


4
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao
chất l-ợng tín dụng trung di hn của ngân hàng th-ơng
mại, đặc biệt quan tâm đến các nhân tố ảnh h-ởng đến
việc mở rộng và nâng cao chất l-ợng tín dụng trung và
dài hạn.
3.2. Mc tiờu nghiờn cu c th.
Xem xét thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài
hạn của Vietinbank Đông Anh trên cơ sở đó đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao chất l-ợng tín dụng trung và dài hạn
của Vietinbank Đông Anh.
4. i tng v phm vi nghiờn cu
- i tng nghiờn cu: Cht lng tín dụng trung và dài hạn
của ngân hàng th-ơng mại Vietinbank Đông Anh.
- Phm vi nghiờn cu :
+ V ni dung: Lun vn tp trung nghiờn cu, ỏnh giỏ thc trng cht
lng tớn dng cho vay trung v di hn ca h thng ngõn hng thng mi núi
chung v ca Vietinbank ụng Anh núi riờng nhm ra mt s gii phỏp nõng cao
chõt lng tớn dng trung di hn ti Vietinbank ụng Anh.
+ V a bn nghiờn cu: Do thi gian v iu kin cng nh nng lc
nghiờn cu ca bn thõn cũn hn ch nờn tụi ch xin nghiờn cu cỏc ngõn hng
thng mi trong a bn Huyn ụng Anh thụng qua nhng iu tra c tin
hnh vi cỏc khỏch hng v ngõn hng trờn a bn huyn ụng Anh.

+ Thi gian nghiờn cu: Phõn tớch thc trng v ỏnh giỏ cht lng hat
ng tớn dng trung di hn t 2011 n nay.
5. Phng phỏp nghiờn cu:
ti c thc hin theo phng phỏp duy vt bin chng, ng thi kt
hp vi cỏc phng phỏp tng hp, phõn tớch, so sỏnh, t duy logic.


5
-Phương pháp duy vật biện chứng: Là một bộ phận của học thuyết triết
học do Karl Marx đề xướng. Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi
một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong
mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện
chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.
-Phương pháp hệ thống: Bất kỳ sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong thế giới
đều được coi là một hệ thống. Mỗi hệ thống là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng
có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính
chỉnh thể của hệ thống, đó là những thuộc tính tổng hợp, đặc trưng cho hệ thống, là
phương thức tồn tại của hệ thống.
-Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết thành
những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức,
phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những
thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết hợp những
mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được
thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ
đề nghiên cứu.
-Phương pháp thống kê – so sánh: Là hệ thống các phương pháp dùng để thu
thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng kinh tế-xã hội để tìm
hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian

và không gian cụ thể. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc
trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có
căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
Ngoài ra để thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi còn phải thu thập thông tin từ các
nguồn sau:


6
- Thu thp ti liu, t liu t phũng Tng hp, phũng KHDN ca Vietinbank
ụng Anh.
- Thu thp cỏc thụng tin nghiờn cu t th vin, mng internet, ..
- Trờn c s cỏc s liu thng kờ, su tm c, em phõn tớch, so sỏnh
ỏnh giỏ hin trng, nhu cu, t ú a ra cỏc gii phỏp nõng cao cht lng tớn
dng trung di hn.
6. í ngha khoa hc v thc tin ca ti
* V mt lý lun: H thng húa cỏc vn lý lun v thc tin v tớn dng
trung di hn ca cỏc ngõn hng thng mi núi chung v Vietinbank ụng Anh
núi riờng
* V mt thc tin: Nghiờn cu l mt trong nhng úng gúp thc tin cho
Vietinbank núi chung v Vietinbank ụng Anh núi riờng trong vic nõng cao cht
lng tớn dng Trung di hn.
7. Ni dung ca lun vn:
Bao gm phn m u, kt lun v 3 chng vi cỏc phn chớnh sau õy:
Ch-ơng 1: Lý luận chung về chất l-ợng tín dụng trung
và dài hạn của ngân hàng th-ơng mại.
Ch-ơng 2: Thực trạng chất l-ợng tín dụng trung và
dài hạn tại Ngân hàng Th-ơng mại cổ phần Công th-ơng
Việt Nam- Chi nhánh Đông Anh.
Ch-ơng 3: Giải pháp nâng cao chất l-ợng tín dụng
trung và dài hạn tại Ngân hàng Th-ơng mại cổ phần Công

th-ơng Việt Nam- Chi nhánh Đông Anh.


7

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI & HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại:
1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại: Là loại hình tổ chức tín dụng, thực
hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cho vay, cung ứng
các dịch vụ thanh toán và các hoạt động có liên quan.
Khác với các tổ chức kinh doanh khác, mặc dù cùng hoạt động vì mục tiêu
lợi nhuận nhưng đối tượng kinh doanh của ngân hàng thương mại là tiền tệ, trong
đó hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để
cho vay.
Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm


8
rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu cung cấp các phương tiện thanh toán
và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên.
Ngân hàng thương mại còn thực hiện một số hoạt động khác như: kinh doanh

ngoại hối, tham gia thị trường chứng khoán, góp vốn mua cổ phần, đẩu tư mua trái
phiếu, kỳ phiếu và các chứng từ có giá trị khác, cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ
quỹ két, dịch vụ thanh toán, ...
1.1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại:
a. Cung cấp nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế:
Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh
nghiệp và nhà nước trong nền kinh tế. Vì vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập
quốc dân và có mức tiêu dùng hợp lý. Để tăng thu nhập quốc dân cần đẩy mạnh
phát triển kinh tế cả chiều rộng và chiều sâu. Điều này làm tăng nhu cầu vốn. Mặt
khác khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra nhiều nguồn vốn và tác động tích cực ngược
lại đối vơi ngân hàng. Ngân hàng thương mại là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi,
tạm thời nhàn rỗi từ các từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội, thông qua hoạt động
tín dụng cung cấp vốn cho các tổ chức, cá nhânh thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh. Có thể nói Ngân hàng thương mại với chức năng trung gian tín dụng đã biến
tiết kiệm thành đầu tư.
b. Nâng cao hiệu quả kinh tế:
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật
giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và sản xuất phải dựa trên đáp ứng nhu
cầu của thị trường trên mọi phương diện: giá cả, số lượng, chất lượng, chủng loại
hàng hóa, thời gian, địa điểm, ... Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường
doanh nghiệp doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phải sử
dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng nâng cao năng lực, quy mô sản xuất. Những
hoạt động này đòi hỏi phải có một nguồn vốn đầu tư, nhiều khi vượt quá khả năng
vốn tự có của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn bổ sung này
thông qua việc vay ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ bổ sung vốn


9

cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ nâng cao
năng lực sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nguồn vôn của ngân hàng
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, tạo vị trí vững chắc
trong kinh doanh.
c. Tham gia vào sự ổn định và phát triển của thị trường tài chính và thị
trường chứng khoán.
Ngân hàng thương mại là tổ chức quan trọng nhất trong thị trường tài
chính.
Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng
nhất trong tài chính gián tiếp, có khả năng chi phối hoạt động của hệ thống tài
chính. Vị trí của nó được thể hiện thông qua 2 biểu hiện sau:
NHTM là trung gian tài chính có số lượng lớn nhất trong hệ thống các tổ
chức trung gian tài chính và thực hiện phần lớn hoạt động của các tổ chức trung
gian tài chính nói chung.
NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đầy đủ lợi ích của hệ
thống tài chính.
NHTM cho phép tiết kiệm chi phí giao dịch giữa người đi vay và cho vay.
NHTM góp phần điều hòa cung cầu, ổn định thị trường chứng khoán.
Vai trò này của NHTM được thể hiện rõ rệt và tích cực thông qua các hoạt động.
+ Điều hòa quan hệ cung cầu chứng khoán: NHTM là chủ thể quan trọng cung cấp
hàng hóa cho thị trường chứng khoán, là người tạo thị trường, có thể làm tăng nhu
cầu hoặc giảm nhu cầu chứng khoán khi cần thiết. Với cơ chế hoạt động đó, NHTM
tham gia điều hòa cung cầu chứng khoán một cách nhanh nhạy. Khi NHTM mua
một khối lượng chứng khoán lớn sẽ làm thay đổi giá trị chứng khoán theo một chiều
hướng nhất định. Việc ngân hàng tăng, giảm hạn mức tín dụng cũng sẽ tác động đến
thị giá chứng khoán.
+ Trợ giúp các công ty niêm yết, ổn định tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán:
Sự ổn định và phát triển của thị trường chứng khoán phụ thuộc vào hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết và tâm lý công chúng.



10
Các NHTM ổn đinh Thị trường chứng khoán thông qua việc trợ giúp các công ty
niêm yết khi họ khó khăn về tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán, tự chủ của họ
trên thị trường.
NHTM đảm bảo cung cấp các thông tin chính xác, hạn chế lừa đảo trong kinh
doanh chứng khoán, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nguyên tắc công khai,
công bằng thông qua chức năng kiểm soát.
d. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế:
Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày càng
được mở rộng thì thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia ngày càng
trở nên cần thiết. Vì vậy nên tài chính mỗi nước cũng phải hội nhập với nền tài
chính quốc tế. NHTM đóng góp vai trò quan trọng trong việc hội nhập này. Thông
qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân
hàng thương mại nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài
chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
e. NHTM Tham gia kiểm soát các hoạt động kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM một mặt góp phần hình thành, duy trì
và phát triển theo một cơ cấu ngành và khu vực nhất định. Đồng thời góp phần điều
chỉnh ngành và khu vực khi xuất hiện sự phát triển mất cân đối hoặc khi cần có sự
thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
NHTM chính là một công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Thông
qua các chính sách tiền tệ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá, ... Ngân hàng nhà
nước tác động lên các ngân hàng thương mại và các NHTM lại tác động lên các
doanh nghiệp, cá nhân thông qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó
NHTM truyền lại các thông tin phản hồi của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế
đến Ngân hàng nhà nước. Thông qua đó Ngân hàng nhà nước sẽ có những điều tiết
cho phù hợp với nền kinh tế.
Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán, các NHTM đã góp phần mở rộng

khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Thông qua việc cung ứng vốn cho các
ngành trong nền kinh tế, NHTM thực hiện dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân


11
chia vốn của thị trường. Điều khiển chúng có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết
gián tiếp vĩ mô.
1.1.2. Tín dụng ngân hàng:
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại lâu đời trong đời sống xã hội loại người.
Theo tiếng latin, tín dụng- phiên âm của từ "creditim” , nghĩa là sự tín nhiệm. Điều
này có nghĩa là trong quan hệ tín dụng người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ
hoàn trả vào một ngày nào đó trong tương lai như hai bên đã thỏa thuận. Như vậy,
một cách đơn giản nhất, tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả
vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay. Người cho vay tin tưởng người đi
vay sẽ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân
hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ
chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người cho vay
vừa là người đi vay.
Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi trong xã hội bằng các hình thức: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân hoặc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn
trong xã hội.
Với tư cách là người cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị,
tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu vốn cần bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng. Với vai trò này tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng
phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội.
Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm:
+ Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với Doanh nghiệp

+ Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với Cá nhân
+ Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài
nước.


12
Ngày nay, tín dụng ngân hàng đang là nhân tố thúc đầy lực lượng sản xuất
phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ trong
nền kinh tế thị trường
1.1.2.2. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường:
Vai trò của tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại, nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Hoạt động tín dụng mang lại
lợi nhuận nhiều nhất cho một ngân hàng thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế xã hội, là trung gian chuyển vốn từ người thừa vốn sang người
thiếu vốn để đầu tư kinh doanh. Trong quá trình phát triển, hoạt động tín dụng luôn
là hoạt động cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng
thương mại. Hoạt động cho vay thường chiếm 70% tổng tài sản có và tỷ trọng huy
động tiền gửi chiếm 60% tổng tài sản nợ. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng
thường chiếm tỷ lệ cao, ở các nước phát triển là 60% và nước ta hiện nay là 90% lợi
nhuận. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động đi vay để cho vay, và đây
là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng.
Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi
trong tất cả các thành phần kinh tế để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay góp phần
mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sự có mặt của tín
dụng ngân hàng như là một công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa người thừa vốn và
người thiếu vốn. Lợi tức cho vay và đi vay của ngân hàng luôn là một công cụ điều
chỉnh các quan hệ cung cầu vốn tín dụng. Nhờ có ngân hàng mà vốn tiền tệ được

vận động một cách liên tục, điều đó vừa làm tăng khả năng tích lũy tư bản ( bao
gồm cả lợi nhuận) của các ngân hàng vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế nhờ
vào nguồn thu từ việc cấp tín dụng của ngân hàng.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém
phát triển với các ngành kinh tế mũi nhọn. Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế .


13
Thứ ba, tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa
dịch vụ, doanh nghiệp cần vốn để đầu tư máy móc thiết bị, bổ sung vốn lưu động
trong kinh doanh, .... tin dụng ngân hàng đáp ứng yêu cầu về vốn với điều kiện phải
hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn thỏa thuận. Nếu vi phạm khách hàng sẽ phải chịu
lãi phạt cao, tài sản sẽ bị ngân hàng xử lý để thu hồi nợ. Vì vậy, doanh nghiệp luôn
phải cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường để có kinh doanh có lãi, thu hồi vốn đầu tư, trả nợ vay ngân hàng
đúng thời hạn.
Thứ tư, Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực vào sự phát triển của các công
ty cổ phần. Để thành lập các công ty cổ phần đòi hỏi phải có số vốn ban đầu do các
cổ đông đóng góp và ngân hàng có thể là một cổ đông lớn. Và trong quá trình hoạt
động việc phát hành cổ phần mới thông qua ngân hàng là một biện pháp hữu hiệu
Thứ năm, Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đối
ngoại. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các nước đều thực hiện nền kinh tế mở, nên
nhu cầu giao lưu kinh tế với các nước khác là rất cần thiết. Tín dụng ngân hàng là
phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư vốn
xuyên quốc gia. Mặt khác ngân hàng cũng chính là kênh phân phối vốn giúp các
doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả.
Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò rất lớn không chỉ đối với ngân hàng
mà cả với nền kinh tế và xã hội. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì tín dụng ngân

hàng càng trở nên cần thiết hơn.
1.1.3. Phân loại tín dụng:
1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng
để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu
ngắn hạn của cá nhân.
Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 5
năm. Tín dụng trung hạn được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định,


14
cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng
các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có
thể lên đến 20-30năm. Một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm.
Tín dụng dài hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây
dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp
mới.
1.1.3.2. Theo mục đích sử dụng thì tín dụng ngân hàng:
-

Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến mua sắm, xây dựng bất
động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và
dịch vụ.

-

Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch
vụ.


-

Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để để trang trải các chi phí sản xuất như
phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, ...

-

Cho vay các định chế tài chính (financial íntitution loans) bao gồm cấp tín
dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty
bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác

-

Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua
sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay, ngân hàng còn thực hiện cho vay để trang
trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua hình thức phát hành thẻ tín
dụng.

-

Cho thuê: Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận
hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản, trong đó chủ
yếu là máy móc- thiết bị.

1.1.3.3. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
Cho vay không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc bảo lãnh của người thứ 3 mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng.
Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính



15
mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể câp tín dụng dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế
chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ 3. Đối với các khách hàng không có uy
tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự bảo đảm này là
căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ
nhất thiếu chắc chắn.
1.1.3.4. Theo xuất xứ tín dụng:
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho khách hàng và khách
hàng trực tiếp trả gốc và lãi cho ngân hàng
Cho vay gián tiếp: là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các
khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Bao
gồm các hình thức:
+ Chiết khấu thương phiếu(discunt)
+ Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc trả góp
+ Nghiệp vụ thanh tín ( nghiệp vụ factoring): là nghiệp vụ mua các khoản nợ
thương mại.
1.2. TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu tín dụng trung và dài hạn thường
xuyên phát sinh bởi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách phát triển, mở rộng sản
xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ nhằm củng cố và tăng
sức cạnh tranh trên thị trường. Muốn làm được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải
có một khối lượng vốn lớn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường tìm đến với các
ngân hàng thương mại (NHTM) để được tài trợ về vốn trong khoảng thời gian dài
bằng hình thức vay trung và dài hạn.
Ở Việt Nam, tại Điều 8 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam ngày 31/12/2001: “Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho


16
vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản vay từ trên 60
tháng trở lên”.[6]
Tín dụng trung và dài hạn là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng nhằm tài
trợ cho nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp, đó là nhu cầu tài trợ cho tài
sản cố định và một phần tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Nếu căn cứ vào mục đích cho vay thì tín dụng trung và dài hạn bao gồm:
-

Cho vay theo dự án đầu tư.

-

Cho thuê tài chính.

-

Cho vay tiêu dùng.

-

Cho vay hợp vốn.

Thứ nhất, cho vay theo dự án đầu tư.
Xét về mặt hình thức thì dự án đầu tư (DAĐT) là tập hợp hồ sơ tài liệu trình
bày một cách chi tiết và có hệ thống một chương trình hành động và các chi phí
tương ứng để đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Cho vay theo dự án đầu tư là hình thức tín dụng trung và dài hạn chủ yếu của
các NHTM Việt Nam hiện nay, hình thức này căn cứ vào dự án do khách hàng xây
dựng và được ngân hàng chấp nhận để làm cơ sở của việc cho vay. Đây là khoản tín
dụng tài trợ cho việc đầu tư của doanh nghiệp như: Mua sắm tài sản cố định, nâng
cấp, cải tiến máy móc thiết bị hay xây dựng các công trình được dự tính sẽ mang lại
thu nhập trong tương lai. Thông thường, các doanh nghiệp yêu cầu được vay một
khoản dựa trên chi phí dự tính của dự án và cam kết thanh toán khoản vay làm
nhiều lần.
Thứ hai, cho thuê tài chính.
Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung dài hạn thông qua việc
cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở
hợp động cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy
móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên
thuê và nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và
thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê được hai bên thỏa thuận.


17
Cho thuê tài chính về bản chất là một hoạt động tín dụng, trong đó mục đích
của người cho thuê cũng giống như mục đích của người cho vay là thu tiền lãi vốn
đầu tư, còn mục đích của người đi vay cũng như người đi thuê là sử dụng vốn.
Nhưng cho thuê tài chính vẫn có đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:
- Hình thức cấp tín dụng của cho thuê tài chính là bằng tài sản, người đi thuê chỉ
có quyền sử dụng tài sản, định kỳ thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận.
- Thời hạn cho thuê thường chiếm phần lớn thời gian hoạt động của tài sản,
trong thời gian này người đi thuê không được hủy ngang hợp đồng. Hết thời hạn
của hợp đồng thuê, người thuê có thể được chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản
hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên.
- Bên cho thuê dễ dàng kiểm tra việc sử dụng tài sản và đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản thuê, phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn để có những biện pháp xử lý

kịp thời.
Thứ ba, cho vay tiêu dùng.
Nhằm giúp người tiêu dùng có nguồn tài chính để trang trải nhu cầu về nhà
ở, đồ dùng gia đình và phương tiện đi lại… các NHTM thực hiện cho vay phục vụ
tiêu dùng.
Căn cứ vào mục đích vay, cho vay tiêu dùng có thể chia thành cho vay nhà
đất, cho vay mua sắm phương tiện đi lại và cho vay tiêu dùng khác.
Căn cứ vào cách thức hoàn trả, cho vay tiêu dùng có thể chia làm ba loại sau:
- Cho vay tiêu dùng trả một lần.
- Cho vay trả góp.
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn.
Thứ tư, cho vay hợp vốn.
Cho vay hợp vốn là một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự
án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín
dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.[6]
Điều kiện áp dụng cho vay hợp vốn:
- Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận tài trợ vượt quá
giới hạn cho vay của ngân hàng theo quy định hiện hành.


×