Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.74 MB, 104 trang )



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong bản luận văn là trung thực có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định./.
Tác giả luận văn

Phạm Văn Minh


LỜI CẢM ƠN
Qua những năm học tập và rèn luyện tại Khoa Đào tạo sau Đại học - Viện
Đại học mở Hà Nội, em đã nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô
giáo trong và ngoài Khoa. Các thầy, cô đã truyền đạt cho em những kiến thức
chuyên môn, giúp em vững vàng, tự tin trong công việc. Với tấm lòng biết ơn sâu
sắc, em xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình thực hiện, hoàn thiện đề tài luận văn này, em đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Vũ Thị Duyên Thủy, cô
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này;
cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo Trường Đại học Luật Hà
Nội, Khoa Đào tạo sau Đại học - Viện Đại học mở Hà Nội trong suốt thời gian
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn lãnh đạo các đơn vị: Phòng Chống buôn lậu và
xử lý vi phạm, Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin - Cục Hải quan tỉnh Quảng
Ninh cùng các đồng nghiệp đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng lĩnh vực nghiên cứu có tính chất phức
tạp, kết quả nghiên cứu không tránh được những thiếu sót; tác giả mong được sự
góp ý của các thầy, cô và các đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn./.


Quảng Ninh, ngày 06 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Văn Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA ...................................................6
1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu hàng hóa và tác động của hoạt động nhập khẩu
hàng hóa đối với môi trường. ......................................................................................6
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường bằng pháp luật trong
nhập khẩu hàng hóa. ..................................................................................................18
1.3. Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa...................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ VIỆC THỰC THI TẠI TỈNH
QUẢNG NINH ........................................................................................................27
2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu
hàng hóa. .................................................................................................................27
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu
hàng hóa tại tỉnh Quảng Ninh. ..................................................................................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................65
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Ở VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC THI TẠI TỈNH QUẢNG NINH ....................66
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trường về hoạt động nhập
khẩu hàng hóa ở Việt Nam. .....................................................................................66
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu

hàng hóa. .................................................................................................................67
3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu
hàng hóa. ...................................................................................................................71


3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Quảng Ninh...............................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................79
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Luật BVMT:

Luật Bảo vệ môi trường.

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ.

EU:

European Union (Cộng đồng chung châu Âu).

WTO:

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới).


SXXK:

Nhập sản xuất hàng xuất khẩu.

TNTX

Tạm nhập tái xuất.

Trạm KSLH:

Trạm Kiểm soát liên hợp.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG 1:

SỐ LIỆU HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

BẢNG 2:

KIM NGẠCH NHẬP KHẨU TẠI TỈNH QUẢNG NINH


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa nền
kinh tế với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế,
từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Một trong những hoạt động
thương mại giúp chúng ta mở rộng quan hệ với các nước, đồng thời thúc đẩy nền

kinh tế trong nước phát triển là hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, một
vấn đề được đặt ra và cần phải quan tâm trong mọi hoạt động thương mại nói chung
và trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa nói riêng là vấn đề bảo vệ môi trường.
Trong thời gian qua, hoạt động nhập khẩu hàng hóa đã có những tác động tích cực
tới nền kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Dù kinh tế có phát
triển đến đâu thì con người cũng không thể sống thiếu môi trường. Con người có
quyền được sống trong một môi trường trong lành nhưng cũng có nghĩa vụ xây
dựng, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong lành đó cho chính bản thân và cho thế hệ
con cháu tương lai. Chính vì vậy, trong mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt
động nhập khẩu hàng hóa, con người luôn phải coi trọng lợi ích về môi trường, coi
bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ đi đôi với phát triển kinh tế.
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Bộ, phía Bắc giáp Trung Quốc; phía
Đông giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương;
phía Nam giáp thành phố Hải Phòng. Tỉnh Quảng Ninh có 14 huyện, thị, thành phố
và 186 xã, phường, thị trấn, trong đó là tỉnh duy nhất cả nước có 04 thành phố trực
thuộc. Dân số hiện nay là 1,185 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm tỷ lệ
50,3%. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh là trên 12.200 km2, trong đó
có trên 6.100 km2 diện tích đất liền và trên 6.100 km2 diện tích mặt nước biển.
Quảng Ninh có vị trí chiến lược cả về kinh tế và quốc phòng, do những điểm
đặc thù riêng biệt so với các địa phương khác trong toàn quốc. Đây là tỉnh duy nhất
ở nước ta có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc (đường biên
giới trên bộ dài 118,825 km tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - khu vực phát triển kinh
tế năng động của Trung Quốc và đường phân định vịnh Bắc Bộ trên biển dài
1


191km); có đường bờ biển dài trên 250km, hệ thống cảng biển, cảng nước sâu với
năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, với 3 cửa khẩu cảng là Hòn Gai, Cẩm Phả,
Vạn Gia và nhiều bến cảng như Cái Lân, Mũi Ngọc, Mũi Chùa, Vân Đồn, Cảng
khách Quốc tế Tuần Châu; có hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ, cửa khẩu quốc

gia, cửa khẩu phụ, lối mở và các điểm thông quan phân bố trên dọc tuyến biên giới
(Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh); có nhiều khu kinh tế, trung tâm thương
mại, du lịch, dịch vụ, đầu tư và là một cung quan trọng của vành đai Kinh tế Vịnh
Bắc Bộ, đầu mối giao thương giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước
trong trong khu vực.
Những đặc thù trên khiến cho hoạt động kiểm soát hàng hóa nhập khẩu của
Hải quan tỉnh Quảng Ninh rất rộng, trải dài trên cả tuyến đường bộ và đường biển.
Vì vậy, Quảng Ninh trong những năm gần đây luôn là điểm nóng, trọng điểm của cả
nước về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, trong đó có những hàng hóa
không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Với mong muốn nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động
nhập khẩu hàng hóa nói chung và việc thực thi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để từ
đó góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như việc thực thi có hiệu quả hơn trên lĩnh
vực pháp luật này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tôi chọn đề tài: “Pháp luật bảo vệ
môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh
Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo
tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa hoc đề cập hoặc có liên quan đến pháp luật bảo vệ
môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa, như đề tài "Mối quan hệ giữa bảo
vệ môi trường và thương mại trong các liên kết thương mại quốc tế và ảnh hưởng
của chúng tới hệ thống pháp luật của Việt Nam", Luận án thạc sỹ luật học của
Dương Thanh An. Trên các tạp chí chuyên ngành, có một số công trình của Nguyễn
Văn Phương “Việt Nam với việc thực thi Công ước Basel về kiểm soát chất thải
xuyên biên giới và việc tiêu huỷ chúng” Tạp chí khoa học pháp lý, số 2/2006, “Pháp luật
2


thương mại và pháp luật môi trường với vấn đề nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ”, Tạp chí
Bảo vệ môi trường số 9/2006. Luận án Tiến sĩ luật học của Nguyễn Văn Phương với đề

tài "Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam", Hà nội 2007.
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nghiên cứu có đề cập tới vấn đề bảo vệ
môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa như: Đề tài “Pháp luật môi trường
trong kinh doanh” do TS. Vũ Thị Duyên Thủy làm chủ nhiệm, Trường đại học Luật
Hà Nội, 2010; Đề tài, Luật bảo vệ môi trường 2005, thực trạng và hướng hoàn thiện, do
TS. Nguyễn Văn Phương làm chủ nhiệm đề tài, Trường đại học Luật Hà Nội, 2012.
Cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một luận văn, luận án nào nghiên cứu về
“Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa”, đặc biệt xem
xét từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
a) Về mục đích:
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
động nhập khẩu hàng hóa, đánh giá các quy định hiện hành và thực tiễn thực hiện
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm tìm ra những điểm bất hợp cập, bất hợp lý của
chính các quy định và thực tiễn thực thi các quy định này. Trên cơ sở đó đề xuất ra
các giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong thời gian tới một cách hiệu quả, bảo đảm phát
triển bền vững, đồng thời tăng cường thực thi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và các quy định về bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa
- Nghiên cứu, đánh giá và tìm ra những điểm hợp lý và bất hợp lý của pháp
luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa và thực tiễn thực hiện
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp kiến nghị góp
phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa
và việc thực thi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3


4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu.

- Khách thể nghiên cứu: Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi
trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa và tìm ra giải pháp kiến nghị hoàn thiện
pháp luật và thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật bảo
vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa và thực tế thực hiện trên địa bàn
tỉnh Quảng ninh
- Đối tượng khảo sát: Các đối tượng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
5. Phạm vi nghiên cứu.
Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa được quy định tại
Điều 75 Luật BVMT 2014 và bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế
liệu được quy định tại Điều 76 Luật BVMT 2014. Mặc dù phế liệu nhập khẩu cũng
được coi là hàng hóa nhưng tác giả luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ bao
gồm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa theo Điều
75 Luật BVMT 2014 mà không đề cập tới vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt
động nhập khẩu phế liệu theo Điều 76 Luật BVMT 2014.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian được giới hạn trong hoạt
động nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng ninh; về mặt thời gian được giới
hạn từ năm 2014 đến nay.
6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin:
Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, luận văn sử dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là
nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn để đưa ra
những nhận định, kết luận khoa học đảm bảo tính khách quan.
4


+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối

quan hệ tổng quan, tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết, từ lý luận tới thực tiễn, từ chính
sách pháp luật đến thực tiễn triển khai chính sách và thi hành pháp luật.
+ Phương pháp khảo sát: nhằm thu thập những ý kiến về chính sách pháp
luật do nhà nước ban hành từ cơ quan hải quan và người thực hiện hoạt động nhập
khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, phương pháp này còn
nhằm thu thập số liệu, tài liệu và thông tin cần thiết cho mục đích tìm ra những
nguyên nhân của các thành công và yếu kém trong kiểm soát về mặt môi trường đối
với hàng hóa nhập khẩu.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân tích nhằm làm rõ
các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa;
làm rõ thực trạng tình hình thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động
nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất
giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động
nhập khẩu hàng hóa.
Ngoài những phương pháp trên, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác
như: phương pháp thống kê, diễn dịch, quy nạp, so sánh, logic,... để nghiên cứu và
làm sáng tỏ nội dung của luận văn.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương I. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong nhập
khẩu hàng hóa.
Chương II. Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập
khẩu hàng hóa và việc thực thi tại tỉnh Quảng Ninh.
Chương III. Định hướng và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật môi
trường về hoạt động nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam và việc thực thi tại Quảng Ninh.
5


CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu hàng hóa và tác động của hoạt động nhập
khẩu hàng hóa đối với môi trường.
1.1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản
xuất. Sản xuất càng phát triển thì các mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất với
người sản xuất, người sản xuất với người tiêu dùng và giữa những người tiêu dùng
với nhau ngày càng phát triển và diễn ra ngày càng phức tạp. Khi sản xuất xã hội
phát triển đến trình độ nhất định, các mối quan hệ kinh tế phát triển không chỉ trong
phạm vi một quốc gia mà còn vươn ra bên ngoài, tạo nên các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại và kinh tế quốc tế.
Hoạt động nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế,
tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhờ
có hoạt động nhập khẩu mà hàng hóa trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất
không đáp ứng được yêu cầu được bổ sung, nâng cao trình độ và chất lượng cuộc
sống của nhân dân, làm cho sản xuất và tiêu dùng trong nước ngày càng đa dạng.
Nhập khẩu còn để thay thế cho những hàng hóa mà sản xuất không có lợi bằng nhập
khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế tác động tích cực đến sự
phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Với tác động đó, nhập khẩu được coi là
một phương pháp sản xuất gián tiếp, qua đó tạo điều kiện thúc đẩy nhanh cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển như một tất yếu khách quan do sự
phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ,
6


công cụ sản xuất và năng suất lao động tăng ngày càng cao hơn. Sự phát triển đó đã
phá vỡ khuôn khổ chật hẹp của nền sản xuất khép kín từng vùng, từng nước, làm
cho sản xuất và tiêu dùng của các nước mang tính chất quốc tế. Đó cũng chính là
nguyên nhân làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hàng nhập khẩu cạnh

tranh trên thị trường nội địa sẽ kích thích các nhà sản xuất trong nước cải tiến công
nghệ và các sản phẩm để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi
nền kinh tế một cách cơ bản từ lao động thủ công sang lao động cơ khí ngày càng
hiện đại hơn. Tăng cường nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc làm rút ngắn
khoảng cách về trình độ kỹ thuật của Việt Nam so với thế giới.
Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì: “Nhập khẩu hàng hóa là
việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật”.
Theo quy định tại Điều 2 khoản 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
(có hiệu lực từ 01/9/2016) thì “khu vực đặc biệt” trên lãnh thổ Việt Nam mà hàng
hóa vận chuyển ra hoặc vào khu vực này được coi là hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu và phải nộp thuế gồm “Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu
phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước”.
Theo Điều 4 khoản 1 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì: Khu phi
thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy
định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài
bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát
hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua
7


bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu.
Theo quy định hiện hành (trước khi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2016 có hiệu lực - trước ngày 01/9/2016) thì khu vực hải quan riêng được liệt kê cụ
thể tại Điều 2 khoản 2 Nghị định số 149/2005 ngày 8/12/2005 quy định chi tiết thi

hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp
chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan, khu thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp và khu vực kinh tế khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng
Chính Phủ, có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là
quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, hoạt động nhập khẩu không chỉ là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài
vào Việt Nam mà còn gồm hoạt động đưa hàng hóa từ những khu vực có quy chế
đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam ra bên ngoài khu vực này vào thị trường nội địa của
Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
1.1.2. Tác động của hoạt động nhập khẩu hàng hóa đối với môi trường.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, hàng hóa nhập
khẩu chủ yếu có ba loại là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng được nhập khẩu
để đổi mới kỹ thuật, công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh; loại
thứ hai là các nguyên liệu, nhiên, vật liệu mà trong nước không sản xuất được hoặc
sản xuất được nhưng không đủ hoặc không có hiệu quả bằng nhập khẩu; loại thứ ba
là các loại hàng hóa tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về số lượng, đa dạng,
phong phú về chủng loại, mẫu mã và cao hơn về chất lượng.
Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam nhìn chung tăng theo từng
năm. Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2012 là 113 780 431 (1000USD), năm 2013
là 132 032 557 (1000USD) tăng 116.0% so với năm 2012, năm 2014 là 147 849
081 (1000USD) tăng 112.0% so với năm 2013 [55].
8


BẢNG 1: SỐ LIỆU HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
TRỊ GIÁ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU PHÂN
THEO CƠ CẤU NGÀNH HÀNG CỦA KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
Đơn vị tính: 1000 USD
Thực hiện
năm 2013
TỔNG TRỊ GIÁ

I - Tư liệu sản xuất

116.0

113 780 431

119 933 056

116.0

103 430 178

90.8
50 520 135

Tỷ trọng (%)
2. Nguyên nhiên vật liệu

69 412 921

11 982 413

2. Thực phẩm
Tỷ trọng (%)
3. Hàng y tế
Tỷ trọng (%)

116.9

Tỷ trọng (%)


4.1

III - Vàng phi tiền tệ

117 088

Tỷ trọng (%)

0.1

77.1

8 420
0.007

121.4

3 761 601
3.3

104.7

1 868 639
1.6

118.3

4 611 185
4.1


116.61

Nguồn: Tổng cục thống kê
9

10 249 845
9.0

1.5
5 454 229

63 518 604
55.8

3.5
1 956 879

4. Hàng tiêu dùng khác

109.3

0.005
4 564 817

39 911 574
35.1

9.1
6 488


Tỷ trọng (%)

126.6

52.6

Tỷ trọng (%)
1. Lương thực

90.9

38.3

Tỷ trọng (%)
II - Hàng tiêu dùng

Thực hiện
2012

132 032 557

Tỷ trọng (%)
1. Máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phương tiện vận tải, phụ
tùng của chúng

So với năm
2012 (%)


100 408
0.1


TRỊ GIÁ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU PHÂN
THEO CƠ CẤU NGÀNH HÀNG CỦA KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
Đơn vị tính: 1000 USD
Thực hiện năm 2014
TỔNG TRỊ GIÁ
I - Tư liệu sản xuất
Tỷ trọng (%)

So với năm 2013 (%)

147 849 081

112.0

134 674 548

112.3

91.1

1. Máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phương tiện vận tải, phụ
tùng của chúng

56 306 631


Tỷ trọng (%)

111.5

38.1

2. Nguyên nhiên vật liệu

78 367 917

Tỷ trọng (%)

52.4

II - Hàng tiêu dùng

13 046 333

Tỷ trọng (%)

8.8

1. Lương thực

5 471

Tỷ trọng (%)

112.9


108.9

84.3

0.004

2. Thực phẩm

5 456 281

Tỷ trọng (%)

119.5

3.7

3. Hàng y tế

2 115 726

Tỷ trọng (%)

108.1

1.4

4. Hàng tiêu dùng khác

5 468 855


Tỷ trọng (%)

100.3

3.7

III - Vàng phi tiền tệ

128 200

Tỷ trọng (%)

0.1

Nguồn: Tổng cục thống kê
10

109.49


BẢNG 2. KIM NGẠCH NHẬP KHẨU TẠI TỈNH QUẢNG NINH

2012
Năm

Giá trị

2013
Giá trị


2014
So với

Giá trị

So với

(Triệu USD) (Triệu USD) Năm 2012 (Triệu USD) Năm 2012
Kim ngạch NK

2.481

3.474

140%

6.041

173,9%

Nguồn: Báo cáo tình hình công tác năm 2012-2014, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
Kim ngạch nhập khẩu tại Quảng Ninh có xu tăng nhanh qua các năm và tốc
độ tăng luôn lớn hơn tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu. Nếu năm 2012, kim
ngạch nhập khẩu chỉ là 2.481 triệu USD thì năm 2013 tăng lên 3.474 triệu USD,
tăng 140% so với năm 2012 và năm 2014 là 6.041 triệu USD tăng 173,9% so với
năm 2013 và tăng 2,4 lần so với năm 2012
Mặt hàng nhập khẩu tại Quảng Ninh ngày càng phong phú, đa dạng, với
nhiều loại hình nhập khẩu như kinh doanh nhập khẩu trực tiếp, hàng quá cảnh, hàng
nhập sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK), tạm nhập tái xuất (TNTX); hàng đầu tư,
hàng chuyển tiếp, hàng gia công, hàng liên doanh... Hàng nhập khẩu chủ yếu là

xăng dầu, thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất,
hàng tiêu dùng, hàng điện tử,…
Từ những con số thống kê về tình hình nhập khẩu hàng hóa ở trên cho thấy
hoạt động nhập khẩu hàng hóa của nước ta cùng như tại Quảng Ninh đã, đang và sẽ
còn vận động mạnh mẽ, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động này tác động
tới môi trường ở cả hai mặt: tích cực và tiêu cực.
1.1.2.1. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa tác động tích cực đối với môi trường.
Hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thương mại, chúng ta có điều kiện thu nhận
thông tin, kiến thức về bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường trong hoạt
động nhập khẩu nói riêng; học hỏi được các kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý
hài hòa giữa lợi ích kinh tế trong việc nhập khẩu hàng hóa và bảo vệ môi trường,
phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
11


Hoạt động nhập khẩu, đặc biệt là dây chuyền công nghệ hiện đại, dây chuyền
công nghệ, thiết bị xử lí chất thải không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả
năng cạnh tranh mà còn có tác động tích cực tới môi trường. Thông qua hoạt động
nhập khẩu, Việt Nam tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, xanh và thân thiện hơn
với môi trường. Việc sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ sản sinh ra lượng chất thải ít
hơn và từ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng lên cùng với việc hạn chế
những ảnh hưởng xấu tới môi trường từ quá trình sản xuất.
Một số ví dụ về tác động tích cực của hoạt động nhập khẩu đối với môi
trường trong thời gian qua cũng đã chứng minh khẳng định này.
Hiện nay, sản phẩm dầu thực vật ở Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu
trong nước là các loại hạt có dầu (lạc, vừng, dừa, đậu tương, hướng dương…) qua
các công đoạn trích ly dầu thô từ nguyên liệu và tinh luyện. Tuy nhiên, do nguồn
nguyên liệu trong nước còn hạn chế nên một lượng lớn sản phẩm được sản xuất chỉ
qua công đoạn tinh luyện bằng nguồn nguyên liệu là dầu thô nhập khẩu. Các cơ sở
sản xuất chế biến dầu có công suất lớn hoặc mới được đầu tư ở Việt Nam đều sử

dụng công nghệ và thiết bị hiện đại được nhập từ những nước có trình độ chế tạo cơ
khí tiên tiến. Nhà máy ép dầu cám của liên doanh COLOFIC tại Cần Thơ đã sử
dụng công nghệ trích ly bằng dung môi tiên tiến, sản xuất ra dầu cám chất lượng
cao phục vụ xuất khẩu. Các công ty có quy mô lớn thuộc ngành dầu nước ta, như:
Công ty cổ phần dầu Tường An, Tân Bình, Công ty TNHH Bình An, Liên doanh
Cái Lân-CALOFIC (Quảng Ninh) hiện đang áp dụng công nghệ tinh luyện dầu thực
vật theo phương pháp vật lý hiện đại nhất hiện nay của thế giới. Đây là công nghệ
có nhiều ưu việt hơn so với tinh luyện bằng phương pháp hóa học, như: sản phẩm
có chất lượng cao hơn, giảm tốn kém hóa chất và giảm ô nhiễm môi trường [56].
Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đem
theo những công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm, sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn,
là điều kiện để phát triển phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất. Các
doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia có công nghệ sạch, áp
dụng những quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của Việt
Nam do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển bền vững.
12


Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, đã có 20 tỉnh và
thành phố của nước ta đã bị ảnh hưởng dầu tràn. Lượng dầu thu gom được mới chỉ
vào khoảng 1,721 tấn (xử lý được 1.440 tấn). Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi các
tập đoàn nước ngoài đưa vào Việt Nam những công nghệ mới nhằm giúp xử lý
những sự cố trên. Do vậy, tập đoàn Marcon đã đưa công nghệ DCR (xử lý về phản
ứng hóa học) vào Việt Nam. Đại diện Marcon tại Việt Nam cho biết, công nghệ
DCR do công ty Tasmani, một thành viên của tập đoàn Marcon, nắm giữ giấy phép
độc quyền về thiết kế và thực hiện. Công nghệ này đã được hai bang Alaska và
California của Hoa Kỳ sử dụng độc quyền trong việc xử lý ô nhiễm đất, xử lý chất
cặn và các ứng dụng về nhựa và axit. DCR bao gồm các lĩnh vực về hữu cơ, vô cơ,
hạt nhân và các ứng dụng khử halogen, khắc phục các vấn đề môi trường. Công
nghệ đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới với các dự án đáng chú ý như: sự

cố tràn dầu, xử lý rác thải lâu năm nguy hiểm… Đây là một lò phản ứng di động,
nơi nào có ô nhiễm là có thể di chuyển lò phản ứng tới khá dễ dàng. Khi đó lò phản
ứng sẽ thu gom các chất ô nhiễm trong đất và nước ngầm (cặn dầu, cặn dầu đã phân
tích trước khi xử lý, chất ESP, chất thải gây ô nhiễm và chất thải ở rãnh, cống) và
xử lý. Trong quá trình xử lý, công nghệ tự phân tách luôn các chất thải thành các
chất hữu dụng trong nông nghiệp cũng như công nghiệp, như: chất thải đó trộn vào
phân bón, trộn vào làm các khối tấm xi măng hoặc làm các nhiên liệu thay thế nhựa
đường… Do đó, không phải chôn và đốt rác thải mà hàng trăm năm sau khi chôn
vẫn còn nguyên vẹn [56].
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, một thách thức lớn được đặt ra là xử lý
ô nhiễm môi trường. Những năm gần đây, số lượng các khu công nghiệp, khu chế
xuất tăng rất nhanh nhưng chỉ có một số hệ thống xử lý chất thải tại doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, phần lớn các chất thải công nghiệp, chất thải y
tế và rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý bằng phương pháp chôn lấp, gây ô
nhiễm môi trường. Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với tình trạng rất cấp
bách về địa điểm chôn lấp rác; năm 2006, một trong hai bãi rác lớn của thành phố
phải đóng cửa vì đã vượt khối lượng cho phép. Vào thời điểm đó, công ty xử lý chất
13


thải rắn VN-VWS đã đưa vào công nghệ POSI-SHELL (công nghệ mới, tiên tiến
nhất đã được sử dụng tại Hoa Kỳ và lần đầu tiên được áp dụng tại châu Á) để xây
dựng khu xử lý chất thải rắn Đa Phước. Ngày 1/11/2007, khu liên hợp bắt đầu đi
vào hoạt động với công suất 3.100 tấn/ngày và có thể tiếp nhận rác trong thời gian
21 năm. Ông David Dương, Giám đốc công ty cho biết, đây là công nghệ được sử
dụng chất phụ gia keo được trộn chung với xi măng và bột vôi (được nhập khẩu từ
nước ngoài) và phun lên bề mặt của rác. Hàng ngày, rác được tiếp nhận đến đâu sẽ
phun xịt đến đó. Máy POSI-SHELL có thể sử dụng liên tục với hiệu quả cao trong
mọi thời tiết khắc nghiệt, kể cả trong điều kiện mưa gió. Công nghệ phun xịt này
đem lại hiệu quả tối ưu hơn so với phương pháp thông thường là sử dụng đất và bạt.

Lớp phủ được rải và nén chặt có tác dụng giảm tối đa mùi hôi, ngăn nước rỉ rác
thẩm thấu vào tầng nước mặt, diệt côn trùng và phòng ngừa hỏa hoạn xảy ra trong
bãi chôn lấp. Công nghệ này còn giúp tách nước mưa ra khỏi bãi rác, giảm bớt tổng
lượng nước phải xử lý. Mùi phát sinh từ rác còn được khống chế bằng máy phun
sương khử mùi được xịt hàng ngày. Nhà máy sẽ thu hồi khí gas bãi chôn lấp để
chạy động cơ phát điện[43].
Như vậy, với công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài, chúng ta có thể xử lý ô
nhiễm môi trường một cách có hiệu quả, đảm bảo môi trường sống trong lành.
Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, phế liệu phục vụ sản xuất sẽ giảm sức ép
khai thác tài nguyên thiên nhiên ở trong nước. Trong nền kinh tế thị trường, bảo đảm
nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất với giá rẻ là một trong những điều kiện để các
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ngày càng tăng nhằm thoả mãn
mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng
tăng của nhân dân. Do nguồn tài nguyên làm nguyên liệu phục vụ sản xuất là hữu
hạn và năng lực khai thác, chế biến cung cấp nguyên liệu trong nước còn hạn chế
nên tình trạng thiếu nguyên liệu chính phẩm ở một số ngành là điều có thể xảy ra.
Khi nguyên, nhiên, vật liệu chính phẩm ở trong nước không đáp ứng được nhu cầu
sản xuất thì một trong những giải pháp là nhập khẩu làm nguyên, nhiên, vật liệu
14


nhằm bù đắp khoản thiếu hụt đó. Sự thiếu hụt nguyên liệu sản xuất của một ngành
không chỉ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của ngành đó mà còn ảnh hưởng tới
các ngành kinh tế khác của nền kinh tế.
Trong cơ chế thị trường, các nhà sản xuất sẽ lựa chọn nguồn nguyên liệu có
giá thấp nhất. Từ đây, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được bảo vệ trước
sức ép của nhu cầu khai thác làm nguyên liệu để phục vụ sản xuất.
1.1.2.2. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa tác động tiêu cực đối với môi trường.
Thứ nhất, việc nhập khẩu hàng hóa, vật tư, công nghệ… nếu không được

kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ dẫn Việt Nam đến nguy cơ trở thành bãi chứa các
thiết bị, dây chuyền lạc hậu, nơi tiêu thụ những hàng hóa kém chất lượng.
Các công nghệ kém thân thiện với môi trường, các sản phẩm đã bị cấm vì bị
coi là không an toàn tại các quốc gia khác, chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại...
có thể được đưa vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết phải đổi mới công nghệ,
bởi vì, trình độ công nghệ có vai trò quyết định đến việc khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đồng thời cũng quyết định cả
năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Hiện nay, công nghệ đang sử dụng ở Việt
Nam chủ yếu là nhập từ nước ngoài. Bởi vậy, chuyển giao công nghệ luôn là một
nhu cầu cấp bách, thiết thực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song, vì là
một nước nghèo, nguồn vốn eo hẹp, cho nên, trong chuyển giao công nghệ, dù là
trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta cũng rất khó có thể nhận được các thiết bị công
nghệ tiên tiến nhất, mà thường chỉ nhận được các thiết bị loại trung bình, thậm chí,
trong nhiều trường hợp còn phải nhận cả các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, đã bị loại bỏ ở
các nước phát triển.
Nhập khẩu từ các nước châu Á chiếm tới 75% kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam. Lý do là công nghệ của các nước phương Tây thường có giá thành cao. Trong
khi công nghệ và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thêm vào
đó là trình độ của cán bộ quản lý còn hạn chế, chúng ta khó có thể đưa ra được
những quy định có lợi cho môi trường và kiểm soát tác động môi trường của hoạt
15


động nhập khẩu và hoạt động đầu tư. Do đó, Việt Nam có thể sẽ phải gánh chịu những
hậu quả môi trường nghiêm trọng do bên ngoài du nhập vào. Đã có trường hợp nhập
vào cả những công nghệ lạc hậu mà những quốc gia xuất khẩu không cho phép sử dụng
vì lý do môi trường (Ví dụ như công nghiệp mía đường, dâu tằm...)[44].
Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng nhập khẩu các loại phế liệu sắt, thép, ắc
quy, chất thải dưới dạng phế liệu, các hàng điện tử cũ… không bảo đảm yêu cầu về

bảo vệ môi trường vẫn đang diễn ra trên thực tế tại các cửa khẩu. Từ nhiều năm nay,
các cơ quan chức năng vẫn loay hoay tìm phương án ngăn chặn tình trạng nhập rác
thải công nghiệp vào Việt Nam. Tính đến tháng 5 năm 2015, có trên 5.000 container
“vô chủ” chứa các loại hàng hóa không bảo đảm yêu cầu về môi trường tại các cảng
biển. Xử lý hơn 5.000 container vô chủ tại các cảng biển là nhiệm vụ trước mắt
nhưng cần hơn là một cơ chế chặt chẽ để chặn đứng tình trạng biến cảng biển VN
thành “bãi rác thải công nghiệp của thế giới”[41].
Tự do hóa thương mại làm tăng nguy cơ lưu thông những sản phẩm có
ảnh hưởng tới môi trường. Khi các biện pháp quản lý nhập khẩu không được thực
thi một cách có hiệu quả thì nguy cơ nhập khẩu tràn lan các sản phẩm tiềm ẩn, nguy
cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường là không tránh khỏi. Việc nhập khẩu hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm không đúng quy chuẩn trong thời gian
qua cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
Thứ hai, Nhập khẩu ô nhiễm từ việc tiếp nhận các dự án đầu tư
Xu hướng xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển
thông qua hoạt động đầu tư đã từng được nhiều chuyên gia cảnh báo rằng sẽ ngày càng
gia tăng và Việt Nam có nguy cơ trở thành một trong những nước có mức nhập khẩu ô
nhiễm cao bởi các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường còn thấp.
Việc xuất khẩu ô nhiễm mang lại cho các tập đoàn đa quốc gia một lợi thế
cạnh tranh mới nhờ giảm chi phí đầu tư và chi phí sản xuất sản xuất. Nguyên nhân
của tình trạng này là do chi phí để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các nước phát
16


triển là rất cao. Vì vậy, doanh nghiệp của các nước này tìm đến giải pháp chuyển
lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm của họ ra nước ngoài. Ví dụ: các nước phát triển như:
Đức, Áo, Bỉ… đang đánh thuế mạnh vào các ngành gây ô nhiễm, trong khi đó các
nước đang phát triển lại có mức thuế thấp hơn nhiều. Do thiếu vốn đầu tư và vì vậy
họ đã trở thành những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao (ví dụ như Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam…). Lợi nhuận thương mại và áp lực cạnh tranh của thị trường

cũng là yếu tố khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng các quy trình sản xuất, nhập
khẩu các thiết bị, công nghệ không thân thiện với môi trường để giảm tối đa chi phí
sản xuất. Ngoài ra, có trường hợp các tập đoàn đầu tư đa quốc gia đưa các dây
chuyền sản xuất ô nhiễm hoặc chuyển giao các công nghệ lạc hậu tới nước ta, mà
những công nghệ này không được chấp nhận tại nước đầu tư.
Thứ ba, hoạt động nhập khẩu các loài động, thực vật, đặc biệt là các loài
ngoại lai xâm hại, nếu không được kiểm soát thích đáng sẽ gây ra những hậu quả
tiêu cực cho môi trường và kinh tế.
Việc nhập khẩu các loài sinh vật lạ, những sản phẩm biến đổi gen có thể làm
xuất hiện những nguy cơ đối với môi trường, tác động tiêu cực đến đời sống của
một số loài sinh vật trong nước, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
Những tác hại ghê gớm mà loài ngoại lai xâm hại được nhập khẩu vào Việt
Nam đã gây ra cho môi trường sinh thái tự nhiên cũng như kinh tế của người dân đã
được thực tế kiểm nghiệm và chứng minh rõ ràng thông qua ví dụ điển hình là hoạt
động nhập khẩu ốc bươu vàng trước đây. Sự xuất hiện ngày càng nhiều, nhanh
chóng, dẫn đến việc mất kiểm soát của các loài ngoại lai xâm hại đã gây ảnh hưởng
trực tiếp tới công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với
nông, lâm, ngư nghiệp mà nếu không có sự kiểm soát và quản lí chặt chẽ đối với
các loài sinh vật ngoại lai xâm hại thì mức độ ảnh hưởng của nó tới đa dạng sinh
học sẽ xảy ra trên diện rộng và hậu quả rất nặng nề.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy, có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa
hoạt động nhập khẩu hàng hóa và vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường.
17


×