Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Pháp luật về chỉ định thầu ở việt nam từ thực tiễn áp dụng tại bộ công an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN NGỌC ANH

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬT KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ CHỈ ĐỊNH THẦU Ở VIỆT
NAM TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI BỘ CÔNG AN
2014 - 2016


TÁC GIẢ LUẬN VĂN: NGUYỄN NGỌC ANH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ CHỈ ĐỊNH THẦU Ở VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI BỘ CÔNG AN

TÁC GIẢ LUẬN VĂN: NGUYỄN NGỌC ANH


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ


MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TIẾN SĨ: NGUYỄN THỊ YẾN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học cũng như nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật kinh tế - Viện Đại học mở Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật kinh tế xem xét để tôi có
thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Nguyễn Ngọc Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Luật Kinh tếViện Đại Học Mở Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tôi và tiếp thêm cho
tôi sức mạnh, sự tự tin để thực hiện đề tài này.

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong lúc khó khăn nhất, giúp tôi có thêm sức mạnh về mặt tinh thần để hoàn thành
luận văn đúng thời hạn.
Đặc biệt để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn
Tiến sĩ Nguyễn Thị Yến, cô đó nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
1.6. Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.7. Nội dung của Luận văn ........................................................................................ 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỈ ĐỊNH THẦU VÀ PHÁP LUẬT CHỈ
ĐỊNH THẦU ........................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của chỉ định thầu ............................................... 9
1.1.1. Khái niệm về chỉ định thầu .........................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của chỉ định thầu ......................................................................10
1.3.3. Vai trò của chỉ định thầu ..........................................................................11
1.2. Khái quát pháp luật về chỉ định thầu................................................................. 14

1.2.1. Khái niệm pháp luật chỉ định thầu ............................................................14
1.2.2. Nội dung về pháp luật chỉ định thầu .........................................................17
1.3. Các nguyên tắc của chỉ định thầu....................................................................... 23
Kết luận Chương 1: ................................................................................................... 25
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỈ ĐỊNH ĐẤU THẦU
Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI BỘ CÔNG AN . 26
2.1. Thực trạng pháp luật về chỉ định thầu ................................................................ 26
2.1.1. Chủ thể có liên quan đến hoạt động chỉ định thầu ...................................26
2.1.2. Đối tượng của chỉ định thầu .....................................................................30
2.1.3. Các trường hợp áp dụng chỉ định thầu .....................................................32
2.1.4. Qui trình thực hiện chỉ định thầu ..............................................................39
2.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động chỉ định thầu ................44
2.1.6. Xử lý vi phạm trong hoạt động chỉ định thầu ...........................................49


2.2. Thực trạng áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu Chỉ định thầu từ một số dự án
tại Bộ Công an ........................................................................................................... 50
2.2.1. Hệ thống văn bản quản lý, hoạt động chỉ định thầu từ thực trạng áp dụng
trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ Công an và một số tồn tại hạn
chế .......................................................................................................................50
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý tổ chức chỉ định thầu trong các dự án Đầu tư
xây dựng tại Bộ Công an ....................................................................................54
2.2.3. Quy trình thực hiện Chỉ định thầu tại Bộ Công an ..................................59
2.3. Những ưu điểm và hạn chế trong việc tổ chức chỉ định thầu từ các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản tại Bộ Công an ............................................................................... 61
2.3.1. Ưu điểm áp dụng hình thức chỉ định thầu trong các dự án Đầu tư xây
dựng cơ bản tại Bộ Công an ...............................................................................61
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân với hình thức tổ chức chỉ định thầu trong các dự
án đầu tư xây dựng nói chung ............................................................................64
Kết luận Chương 2: ...................................................................................................67

Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHỈ
THẦU Ở VIỆT NAM

ĐỊNH

TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

TẠI BỘ CÔNG AN ...........................................................................68
3.1. Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật chỉ định thầu .........................68
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả pháp luật chỉ định thầu ............................76
Kết luận chương 3:..................................................................................................78
KẾT LUẬN.............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................80


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UNCITRAL

: United Nations Commission on International Trade Law

XDCB

: Xây dựng cơ bản

T-H-T

: Tiền-Hàng-Tiền

TTCP


: Thanh tra Chính phủ

CĐT

: Chủ đầu tư

HSYC

: Hồ sơ yêu cầu

HSĐX

: Hồ sơ đề xuất

BCĐG

: Báo cáo đánh giá

Cục H59

: Cục Quản lý Công nghiệp an ninh và Doanh nghiệp

Cục H43

: Cục Kế hoạch và Đầu tư

Cục H45

: Quản lý xây dựng và doanh trại


H55

: Phòng Quản lý cộng sản

H60

: Phòng thẩm định

H61

: Trung tâm mua sắm tập trung Bộ Công an

V22

: Cục Tài chính

Tổng cục IV

: Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an

Doanh nghiệp an ninh: là các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng; Bộ
Công an (quy định chi tiết tại Nghị định số 93/2015/NĐ-CP ngày 15 / 10 / 2015, về
tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh)



MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh đất nước ta đang ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành các mục
tiêu về kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020, Đảng xác định từ đại hội XII đến năm

2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp.
Bộ Công an với vai trò là nòng cốt thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
an ninh trật tự, an toàn xã hội...tại văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đề cập đến vai
trò quản lý Công nghiệp an ninh. Từ nghị quyết trên Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ
yêu cầu quyết tâm xây dựng Đề án phát triển CNAN và triển khai hiệu quả, có tổ
chức chuyên trách về CNAN.
Cục H59 (Cục quản lý Công nghiệp an ninh và Doanh nghiệp)-Tổng cục IVBộ Công an với vai trò chức năng là đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Công an về
công tác tổ chức quản lý đấu thầu nói chung và công tác Chỉ định thầu các gói thầu
hạng mục đặc thù nói riêng. Quản lý tốt công tác chỉ định thầu trong Công an nhân
dân góp phần vào thành công của các hạng mục công trình dự án cũng như nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trong hoạt động đầu tư xây dựng trong Công an
nhân dân.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình tập thể Lãnh đạo Cục H59 cùng
toàn thể cán bộ chiến sĩ Cục luôn cố gắng với tinh thần chính trị cao nhất hoàn
thành nhiệm vụ được giao về công tác quản lý đấu thầu trong Công an.
Tuy nhiên ngoài các thành công ban đầu kể trên, đó xuất hiện một số vấn đề
về chính sách trong công tác đấu thầu nói chung và công tác chỉ định thầu nói riêng
trong Công an nhân dân. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 hiệu lực từ ngày
01/07/2014 và Nghị định số 63/2014/ND-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành
Luật Đấu thầu mới điều chỉnh các hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước bao gồm Bộ Công an.
Bản thân tác giả trong quá trình công tác thực tiễn làm việc tại Ban quản lý
dự án trồng cây thuốc theo tiêu chí GACP tại một số trại giam phục vụ y tế ngành
Công an; Ban quản lý B59-H59-BCA đó nhận thấy một số mâu thuẫn bất hợp lý
1


trong quy định về công tác chỉ định thầu khi áp dụng vào các gói thầu trong CAND.
Từ lý do trên tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về chỉ định thầu ở Việt Nam từ
thực tiễn áp dụng tại Bộ Công an", qua đó phân tích những ưu điểm, hạn chế, bất

hợp lý của Chính sách pháp luật. Từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện
thể chế chính sách trong công tác quản lý đấu thầu nói chung và pháp luật về Chỉ
định thầu nói riêng.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 hiệu lực từ ngày 01/07/2014 và Nghị định
số 63/2014/ND-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu mới điều
chỉnh các hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm các dự án
đầu tư xây dựng; trang thiết bị; khoa học công nghệ trong Công an. Tuy nhiên khi
áp dụng vào một số dự án trong Công an đó phát sinh nhiều điểm bất hợp lý.
Chỉ định thầu là một trong 7 hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng trong
một số trường hợp do Luật Đấu thầu quy định, so với các hình thức còn lại Chỉ định
thầu có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng. Ưu điểm trong những trường hợp
đặc biệt cấp bách; gói thầu cần đảm bảo yếu tố an ninh, bí mật...song cũng có những
điểm hạn chế như: Tính cạnh tranh không cao; Nhiều dự án bị chia nhỏ gói thầu để
đáp ứng hạn mức chỉ định thầu....
Nghiên cứu về đề tài Chỉ định thầu nhằm phân tích những ưu điểm cũng như
hạn chế của hình thức này, từ đó tìm ra những biện pháp để hoàn thiện nâng cao
hiệu quả của Chỉ định thầu. Tuy nhiên do Chỉ định thầu đa phần chỉ áp dụng với các
dự án gói thầu từ Ngân sách nhà nước hoặc các dự án gói thầu từ vốn đi vay, viện
trợ...các đề tài trên chỉ tập trung đi sâu vào hình thức đấu thầu rộng rãi, hạn chế,
chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp như:
- Tác giả Ngô Tấn Hưng (2013) Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Đà Nẵng, đề tài " Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công
ty xây dựng công trình 545" đề tài phân tích các hình thức lựa chọn nhà thầu trong
đó tập trung vào đấu thầu xây dựng, đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu

2


thầu của Công ty xây dựng công trình 545 và kiến nghị với Nhà nước một số giải

pháp hoàn thiện pháp luật quản lý đấu thầu.
- Tác giả Nguyễn Thành Nam (2014) Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội, đề tài " Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng - thực trạng
và hướng hoàn thiện" đề tài nghiên cứu pháp luật về đấu thầu nói chung trên cơ sở
phân tích thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành từ đó tìm ra những
bất cập, nguyên nhân nhằm kiến nghị hoàn thiện lĩnh vực đấu thầu xây dựng nói
chung và chỉ định thầu xây dựng nói riêng.
- Tác giả Nguyễn Mạnh Hà (2012) Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại
học Khoa học và Kỹ thuật Long Hoa, đề tài "Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án
đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng" đề tài nghiên cứu về
quản lý án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - BQP phân tích thực trạng
các quy định pháp luật cũng như thực trạng quản lý dự án tại Bộ Tổng tham mưu BQP từ đó tìm ra những ưu điểm hạn chế, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Các đề tài nghiên cứu nói trên tập trung vào các quy trình quản lý dự án, các
hình thức đấu thầu rộng rãi xây dựng; đấu thầu hạn chế xây dựng phân tích các quy
định pháp luật, thực tế trong quá trình triển khai, những ưu điểm và hạn chế...hiện
tại chưa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết về hình thức Chỉ định thầu chính vì vậy
tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về chỉ định ở Việt Nam từ thực tiễn áp dụng tại
Bộ Công an", qua đó tập trung phân tích vào các quy định pháp luật cũng như thực
tế áp dụng triển khai hình thức chỉ định thầu xây dựng, những ưu cũng như nhược
điểm hạn chế khi áp dụng, từ đó kiến nghị những định hướng hoàn thiện pháp luật
về chỉ định thầu xây dựng ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện tác giả đã kế thừa, học tập những ưu
việt của các công trình nghiên cứu trước đó để hoàn thành luận văn của mình.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các quy định hiện hành.
Phân tích thực trạng những ưu nhược điểm của pháp luật Chỉ định thầu khi
áp dụng vào các hoạt động đâu tư trong Công an nhân dân.
3



Từ các ưu nhược điểm, tổng hợp đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật chỉ
định thầu.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Đấu thầu là gì ? Đấu thầu theo pháp luật ở Việt Nam là gì ?
- Hình thức chỉ định thầu là gì?
- Thực trạng chỉ định thầu theo pháp luật ở Việt Nam như thế nào ?
- Thực tiễn trong công tác Chỉ định thầu trong công tác tổ chức thực hiện dự
án tại Bộ Công an như thế nào ?
- Tại sao phải hoàn thiện Chỉ định đấu thầu theo pháp luật?
- Làm thế nào để hoàn thiện pháp luật Chỉ định thầu?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cá nhân và tổ chức tham gia vào hoạt động chỉ định
thầu hoặc có liên quan; Quy định về năng lực; bảo đảm cạnh tranh; quy trình Chỉ
định thầu xây dựng trong Công an.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý của
quy định Pháp luật hiện hành về Chỉ định thầu nói chung và Chỉ định thầu xây dựng
trong Công an nói riêng.
Với kinh nghiệm thực tiễn đó tham gia quản lý một số dự án trong Công an
nhân dân, tác giả nghiên cứu các vấn đề từ dự án đó tham gia.
Thời gian nghiên cứu:

Đánh giá phân tích từ Luật đấu thầu số

43/2013/QH13 hiệu lực từ ngày 01/07/2014 và Nghị định số 63/2014/ND-CP ngày
26/6/2014 hưỡng dẫn thi hành Luật Đấu thầu mới.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Quy trình nghiên cứu
- Hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về quy định Chỉ định thầu.
- Phân tích các ưu nhược điểm, bất cập khi áp dụng vào công tác chỉ định
thầu tại Bộ Công an.

- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ định thầu; giải pháp
hoàn thiện pháp luật chỉ định thầu.
4


1.6.2 Thu thập thông tin
Tại văn phòng Bộ lưu trữ các văn bản pháp lý, hồ sơ tổ chức đấu thầu, quản
lý các dự án.
Điều tra bằng phiếu hỏi: Xin ý kiến một số cán bộ Lãnh đạo; cán bộ làm trực
tiếp quản lý dự án H43; H59; V22; V11 thông tin về ưu nhược điểm; mâu thuẫn; bất
cập pháp luật hiện hành; phương hướng kiến nghị giải quyết.
1.7. Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian

S

Nội dung

tt

Bắt

Kết

đầu

thúc

Địa
điểm thực

hiện
P.Lưu

Thu thập thông tin một số
1
dự án CĐT trong Công an

T4

T5

trữ
H59,H43,
V22

Lập phiếu thu thập thông
tin, điều tra một số lãnh đạo,
2
cán bộ làm công tác quản lý

H43,H
T5

T6

1

CDT trong công an
Lập phiếu điều tra thông
tin


vụ

An

ninh

Vụ

QP-Bộ

3KH&ĐT về chính sách quản

59,V22,V1

T6

T7

lý đấu thầu, thực hiện dự án

ANQP-Bộ
Kế hoạch
ĐT

trong Công an
Tổng hợp thông tin viết
4
Luận văn


T7

T8

Tham khảo ý kiến thầy cô
5
hoàn thiện luận văn

T8

T9

1.8. Nội dung của Luận văn
5

Kết quả dự
kiến


Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của Luận văn được chia thành 03 chương như sau:
 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHỈ ĐỊNH THẦU VÀ PHÁP LUẬT CHỈ
ĐỊNH THẦU
 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỈ ĐỊNH THẦU VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI BỘ CÔNG AN
 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHỈ ĐỊNH
THẦU TỪ ÁP DỤNG THỰC TIỄN TẠI BỘ CÔNG AN
KẾT LUẬN

6



Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỈ ĐỊNH THẦU VÀ
PHÁP LUẬT CHỈ ĐỊNH THẦU
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc
biệt trong mua sắm hàng hóa và công trình xây dựng, và người bán sẽ công bố giá
để người mua lựa chọn”
[1]. Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, thuật ngữ
đấu thầu xuất hiện rất sớm và được định nghĩa: “là tranh nhau làm một công trình
kiến thiết, ai nhận với giá rẻ nhất thì được làm”
[2]. Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp giải thích đấu
thầu là: “phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng một công trình
(người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người
dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn
nhà thầu có lợi nhất cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra”. Đây là các định
nghĩa khái niệm đấu thầu được sử dụng trong đời sống thường nhật theo nhận thức
chung của xã hội.
Dù thế các định nghĩa này đã chỉ ra được những điểm cốt yếu của đấu thầu
với tính cách là một công đoạn quan trọng trong hoạt động xây dựng hoặc mua bán
hàng hóa hay dịch vụ.
Luật Đấu thầu năm 2013 vừa được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua đã đưa ra một định nghĩa có tính cách pháp lý như sau:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà thầu để
ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu
tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
Ghi chú: [1]. theo từ điểnTheo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, [2] Từ điển
Luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp.

7



kinh tế”. Định nghĩa này đã nói tới tổng quát các yêu cầu cơ bản của hoạt động đấu
thầu hiện nay ở Việt Nam. Đây là một định nghĩa khá chi tiết, khác hẳn với định
nghĩa tổng quát của UNCITRAL rằng: “đấu thầu là tiến hành mua sắm hàng hóa,
xây dựng và dịch vụ theo một cách nào đó” (Luật mẫu của UNCITRAL, Điều 2[3]).
Có thể thấy, các định nghĩa trên dù ở giác độ học thuật hay thông dụng đều
hướng tới việc chỉ ra rằng: đấu thầu là một thuật ngữ để chỉ một quá trình mua sắm
hàng hóa, xây lắp và dịch vụ thông qua một quá trình mang tính chuẩn hóa do bên
mời thầu áp dụng để lựa chọn nhà thầu phù hợp với các tiêu chí bên mời thầu đưa ra
thực hiện việc cung ứng hàng hóa, xây dựng và dịch vụ.
Trong đời sống kinh tế của nước ta nhiều năm trước đây, khi nói đến đấu
thầu người ta chỉ nghĩ đến việc đấu thầu xây dựng. Chính vì lý do đó, những quy
định về đấu thầu ở nước ta, trước tiên cũng được đưa ra cho lĩnh vực xây dựng để
sau này hoàn thiện hơn, đi sâu vào các lĩnh vực kinh doanh khác của đời sống xã
hội. Hoạt động xây dựng trong đề tài này được hiểu theo nghĩa hẹp - là hoạt động
của lĩnh vực xây dựng cơ bản. Một trong số 5 lĩnh vực cụ thể được Chính phủ giao
cho Bộ Xây dựng quản lý tại Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 với tư
cách là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, về cơ bản được hiểu là: “xây dựng và
trang thiết bị cho xây dựng mới, cải tạo mở rộng xí nghiệp, nhà, công trình sản xuất
và phi sản xuất hay toàn nền kinh tế quốc dân được thực hiện từ vốn đầu tư xây
dựng cơ bản tập trung của nhà nước, tín dụng ngân hàng, quỹ phát triển sản xuất,
phần trích khấu hao…kết quả của nó là thực hiện được việc tái sản xuất tài sản cố
định.”.
Từ những nghiên cứu ở trên, có thể định nghĩa khái niệm đấu thầu xây dựng
như sau: Đấu thầu xây dựng là hình thức đấu thầu với mục đích lựa chọn được nhà
thầu hoặc một nhóm nhà thầu (liên danh) đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu do bên
mời thầu đặt ra để xây dựng các công trình.
Để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình và tùy vào
điều kiện cụ thể của bên mời thầu mà bên mời thầu có thể áp dụng các hình thức lựa

Ghi chú: [3] Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế.

8


chọn nhà thầu như: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Mua sắm
trực tiếp; Chào hàng cạnh tranh; Tự thực hiện.
Trong các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên thì hình thức chỉ định thầu
được đánh giá là hình thức kém cạnh tranh nhất, song xét về tổng thể thì hình thức
này lại có những tính năng ưu việt như: Trong các tình huống chủ đầu tư cần khắc
phục ngay những hậu quả do thiên tai, dịch bệnh; Trong các gói thầu có liên quan
đến bí mật nhà nước, an ninh quốc gia, các gói thầu đặc thù mà chỉ có một nhà thầu
có khả năng thực hiện; các gói thầu ở địa điểm xa xôi hiểm trở mà tại địa phương đó
không có nhà thầu quan tâm hoặc không có nhà thầu có khả năng thực hiện.....
Tuy nhiên ngoài các ưu điểm nói trên, thực tế trong hoạt động chỉ định thầu
hiện nay đã phát hiện nhiều sai phạm như chủ đầu tư thay vì tổ chức đấu thầu rộng
rãi lại cố tình bao biện lý do để áp dụng hình thức chỉ định thầu, chỉ định các tổ
chức sân sau của mình gây ra những hậu quả to lớn như chỉ định nhà thầu không đủ
năng lực thực hiện dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo, thời gian thi công
kéo dài làm phát sinh nhiều chi phí, làm lãng phí ngân sách nhà nước đầu tư cho
công trình.
Luận văn này đi sâu tìm hiểu về hình thức chỉ định thầu và pháp luật về chỉ
định thầu từ thực tiễn áp dụng tại Bộ Công an, chỉ ra những điểm đặc thù của hình
thức đấu thầu này và phân tích, lý giải thực tiễn áp dụng tại cơ quan đặc thù là Bộ
Công an, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chỉ định thầu.
1.1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của chỉ định thầu
1.1.1. Khái niệm về chỉ định thầu
Luật Đấu thầu năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua đã đưa ra một định nghĩa về chỉ định thầu có tính cách pháp lý
như sau: “Chỉ định thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để khắc phục ngay hoặc để

xử lý kịp thời hậu quả do các sự cố bất khả kháng, các gói thầu có tính chất đặc thù
phục vụ hoạt động nhà nước được quy định cụ thể để ký kết và thực hiện hợp đồng
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn
nhà thầu theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đẩy
9


nhanh quá trình lựa chọn nhà thầu, hoàn thành công trình trong thời gian ngắn nhằm
giải quyết các tình huống khẩn cấp góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư gói thầu”.
Từ định nghĩa trên có thể thấy chỉ định thầu là:
Hình thức đấu thầu mà chỉ có duy nhất một nhà thầu được tham gia và chính
nhà thầu này được lựa chọn để thực hiện yêu cầu của bên mời thầu. Hình thức này
được áp dụng khi bên mời thầu cần phải khắc phục ngay những sự cố kỹ thuật quan
trọng, những hậu quả do thiên tai dịch họa gây ra hoặc vì những lý do bảo vệ bí
mật an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó trong những trường hợp khác như giá trị
công việc nhỏ hoặc công việc phải thực hiện ở địa điểm không thuận lợi khiến nhiều
nhà thầu không quan tâm thì bên mời thầu cũng có thể áp dụng chỉ định thầu.
Đây là hình thức đặc biệt được áp dụng theo quy định của Luật Đấu thầu đối
với gói thầu xây dựng cơ bản hoặc hoặc gói thầu hỗn hợp, gói thầu tư vấn sử dụng
vốn nhà nước được cho phép chỉ định thầu. Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà
thầu cần thiết để giải quyết những trường hợp cấp bách hay bảo đảm bí quyết công
nghệ, bí mật quốc gia.
Tóm lại khác với các hình thức lựa chọn nhà thầu còn lại là có từ 2 nhà thầu
trở lên tham gia quá trình quá thầu, đối với hình thức lựa chọn nhà thầu chỉ định
thầu chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu sau khi xác
định được nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm chỉ thương thảo với một nhà thầu
do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định.
1.1.2. Đặc điểm của chỉ định thầu
Chỉ định thầu giúp cho Chủ đầu tư trong thời gian ngắn nhất chọn được nhà
thầu đáp ứng được về năng lực, kinh nghiệm cũng như biện pháp thi công giá trúng

thầu để thực hiện gói thầu sớm hoàn thành đưa công trình vào sử dụng. Mặc dù bản
chất đều là đấu thầu nhằm lựa chọn được nhà thầu song so với các hình thức lựa
chọn nhà thầu xây dựng còn lại Chỉ định thầu có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Về chủ thể tham gia chỉ có Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý trực
tiếp gói thầu và nhà thầu được xác định đánh giá là đơn vị đảm bảo năng lực tổ
chức nhân sự, năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện các công trình xây dựng
10


tương tự tham gia vào quy trình chỉ định thầu thông thường (với gói thầu xây lắp có
giá trị không quá 1 tỷ đồng) và quy trình chỉ định thầu rút gọn (giá trị gói thầu tư
vấn thiết kế xây dựng và lập dự toán thi công dưới 500 tr đồng).
Thứ hai: Về thời gian tổ chức chỉ định thầu ngắn hơn nhiều so với các hình
thức còn lại:
Đối với chỉ định thầu thông thường: Pháp luật quy định như sau: Thời gian
thẩm định hồ sơ yêu cầu không quá 20 ngày, thẩm định Báo cáo đánh giá hồ sơ đề
xuất tối đa 30 ngày, thẩm định kết quả chỉ định thầu 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ
sơ trình, thời gian cấp thẩm quyền phê duyệt kết quả chỉ định thầu tối đa là 10 ngày.
Như vậy so với các hình thức khác chỉ định thầu không cần công đoạn chuẩn
bị Hồ sơ mời quan tâm, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
Thứ ba: Về đối tượng, chỉ định thầu chủ yếu áp dụng cho các gói thầu từ
nguồn Ngân sách Nhà nước (các dự án gói thầu của các cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp nhà nước, dư án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng
trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án, mua sắm hàng hóa dự trữ, mua
sắm nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ công, mua thuốc vật tư y tế, và vốn vay từ
nước ngoài do đối tác yêu cầu hình thức chỉ định thầu.
Thứ tư: Về phạm vi áp dụng, Chỉ định thầu áp dụng vào các trường hợp khẩn
cấp như thiên tai các tình huống khẩn cấp, các gói thầu liên quan đến bí mật an
ninh, các gói thầu có tính chất đặc thù chỉ có những đơn vị chuyên ngành mới tham
gia đảm nhận được...

1.1.3. Vai trò của chỉ định thầu
1.1.3.1. Đối với bên mời thầu - người mua sản phẩm trong hoạt động chỉ định
thầu
Chỉ định thầu giúp cho người mua trong các tình huống khẩn cấp cần khắc
phục ngay những hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, các hậu quả xảy ra từ các tình
huống bất khả kháng... hay dịch vụ mình cần trong khoảng thời gian ngắn nhất hay
nói một cách cách khác là sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu quả nhất.
Trong quá trình chỉ định thầu chủ đầu tư chỉ tập trung xác định duy nhất một nhà
11


thâu đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu chỉ định thầu, ngoài yếu tố
thời gian nhanh chóng ký hợp đồng triển khai, hình thức chỉ định thầu còn có một
số tính năng ưu việt sau:
- Trong nhiều trường hợp do tính chất quy mô kỹ thuật của gói thầu chỉ có
những doanh nghiệp chuyên ngành mới có khả năng thực hiện.
- Trong các trường hợp gói thầu cần đảm bảo bí mật nhà nước, có thể chỉ
định trực tiếp cho các doanh nghiệp an ninh, doanh nghiệp nhà nước.
- Các gói thầu cần khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do
các sự cố bất khả kháng.
- Các gói thầu vì nhiệm vụ chính trị ở những địa điểm xa xôi, hẻo lánh, tại
địa phương đó không có nhà thầu có khả năng thực hiện được hoặc ở những địa
điểm xa hôi không có nhà thầu quan tâm.
- Trong quá trình thẩm định hồ sơ đề xuất chỉ định thầu có thể phát hiện ra
những sản phẩm tương đương với sản phẩm cần thiết. Do đặc thù hình thức chỉ định
thầu áp dụng trong các tình huống khẩn cấp, ít có tiền lệ, nhà thầu có thể tìm ra
những giải pháp thực hiện công việc cũng như các sản phẩm khác nhau và vẫn đáp
ứng yêu cầu của bên mời thầu. Điều này tạo ra một cơ hội tốt để bên mời thầu phát
hiện và có thể sử dụng các sản phẩm mới, các giải pháp biện pháp thi công mới hiệu
quả hơn so với các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

Ngoài ra trong bối cảnh đất nước ta đang trong thời ký quá độ lên xã hội chủ
nghĩa đặt ra yêu cầu cần đầu tư xây dựng lớn vào cơ sở hạ tầng (theo thống kê Bộ
Kế hoạch và Đầu tư nhu cầu đầu tư ở nước ta khoảng 16 tỷ đô/năm trong khi đó
Nhà nước chỉ bố trí được từ 6-7 tỷ đô) Cần huy động thêm nhiều nguồn lực khác
cùng chung tay trong công cuộc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.
Phải kể các dự án gói thầu từ nguồn vốn vay ODA, FDI...95 % đã góp phần
giảm tải gánh nặng ngân sách nhà nước cho đầu tư công (Trong các dự án ODA kể
trên, tiêu biểu là dự án xây dựng đường vành đai 3 của thủ đô Hà Nội được thông xe
vào tháng 10/2012, dự án cầu Nhật Tân khánh thành 4/1/2015 các dự án trên góp
phần cải thiện nâng cao năng lực giao thông, nhằm hạn chế ùn tắc, phát triển giao
12


thương trục phía tây thủ đô với phía nam của cả nước. . .) Trong các dự án gói thầu
từ nguồn vốn vay trên phần lớn các nhà cho vay yêu cầu sử dụng hình thức chỉ định
thầu trong đó các nhà thầu chính là các đơn vị do nhà tài trợ cho vay giới thiệu để
chỉ định, các gói thầu nhỏ hoặc nhà thầu phụ chỉ định các đơn vị doanh nghiệp lớn
có uy tín của Việt Nam.
Các nhà đầu tư, cho vay ưu đãi yêu cầu hình thức chỉ định thầu bởi lẽ suy
cho cùng đó là kênh đầu tư, theo quy luật kinh tế thị trường trong nền kinh tế toàn
cầu hiện nay, họ bỏ đồng vốn đầu tư với lãi xuất ưu đãi ngược lại họ được hưởng
các quyền lợi khác (VD vốn vay ODA Nhật Bản đường 5b Hà Nội Hải Phòng mới
nhà đầu tư được hưởng ưu đãi khai thác quỹ đất một số điểm dọc tuyến đường cao
tốc...) có quyền chỉ định thầu cho các nhà thầu được họ xác định có năng lực kinh
nghiệm để đảm bảo gói thầu hoàn thiện đúng thời gian, đảm bảo chất lượng để có
thể thu hồi vốn nhanh nhất mà họ đã bỏ ra.
1.1.3.2. Đối với nhà thầu trong hoạt động chỉ định thầu
Mục đích của các nhà thầu là bán được sản phẩm của mình muốn tức giá
chào thầu sau khi đã hiệu chỉnh sửa lỗi. Trước khi đưa ra giá chào chỉ định thầu, các
nhà thầu phải nghiên cứu giá thành sản phẩm của mình, đồng thời phải tìm hiểu kỹ

về nội dung, khối lượng công việc cần thực hiện trong hồ sơ yêu cầu đưa ra mức giá
hợp lý thì mới có cơ hội trúng chỉ định thầu.
Khác với các hình thức khác có nhiều nhà thầu tham gia vào quá trình đấu
thầu, trong quy trình thực hiện chỉ định thầu, bản thân nhà thầu đã được xác định là
đảm bảo năng lực tổ chức nhân sự thi công, năng lực tài chính lành mạnh, có kinh
nghiệm đã thực hiện các công trình tương tự về tính chất, nội dung quy mô để được
tham gia và quá trình chỉ định thầu (với chỉ định thầu rút gọn nhà thầu được mời
đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở trình người có thẩm quyền phê
duyệt chỉ định thầu ký hợp đồng triển khai; được nhận hồ sơ yêu cầu với quy trình
chỉ định thầu thông thường) nhà thầu cần phát huy tối đa khả năng cạnh tranh bằng
nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hạ giá thành sản phẩm thi công trong thời
gian ngắn nhất.
13


- Đối với những nhà thầu liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, bí
quyết công nghệ riêng thì chỉ định thầu là cách giúp họ tự khẳng định mình và sự
thành công sẽ mang lại cho nhà thầu cơ hội lớn hơn để tiếp tục phát triển.
1.1.3.3. Đối với Nhà nước trong hoạt động chi định thầu
Thông qua chỉ định thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể khắc phục
ngay những hậu quả từ các tình huống trường hợp khẩn cấp. Những điều đó giúp
Nhà nước phát huy đúng được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường: tổ chức
thị trường xây dựng, giữ vững sự bình yên ổn định của xã hội.
Tại Việt Nam thời gian qua, hình thức chỉ định thầu xây dựng đã từng bước
khẳng định vai trò quan trọng đối với nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Công tác chỉ định thầu tại Việt Nam (1994 - 2015), hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về chỉ định thầu đang ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, góp phần thiết lập
môi trường minh bạch, tạo cơ sở cho việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh
nghiệm thực hiện các gói thầu sử dụng vốn nhà nước, đem đến hiệu quả cao hơn
trong đầu tư công, phòng chống tham nhũng, tiết kiệm không nhỏ cho ngân sách

nhà nước. Song song với việc hoàn thiện khung pháp lý, công tác kiểm tra, giám sát
về chỉ định thầu cũng được triển khai hiệu quả.
1.2. Khái quát pháp luật về chỉ định thầu
1.2.1. Khái niệm pháp luật chỉ định thầu
Hình thức lựa chọn nhà thầu bằng chỉ định thầu được thực hiện trong môi
trường xác định. Môi trường chỉ định thầu bao gồm tập hợp các yếu tố có tác động,
chi phối hình thức chỉ định thầu, VD trong đó có pháp luật về đấu thầu trong hoạt
động xây dựng; Pháp luật về xây dựng; Pháp luật về Tài chính; Pháp luật về Phòng
cháy chữa cháy.... Trong bối cảnh đất nước ta đang tiến lên xây dựng xã hội chủ
nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu
cơ bản đưa nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020...Để hoàn thành sứ mệnh
đó nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm, các công trình dân
sự, công nghiệp được đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước, hay nguồn vốn xã
hội hóa (có một phần nhỏ vốn ngân sách) từ nguồn vốn vay ODA, nguồn đầu tư
14


nước ngoài FDI...trong đó có các dự án gói thầu đặc thù cần triển khai trong tình
huống khẩn cấp, gói thầu cần giữ bí mật đảm bảo an ninh chính trị, quốc
gia.....chính là cơ sở cho sự ra đời pháp luật về chỉ định thầu.
Thực tiễn cho thấy trong công tác tổ chức chỉ định thầu các gói thầu của dự
án từ nguồn Ngân sách nhà nước, hoặc công tư, nguồn ODA....các Quốc gia đều
chú trọng đến việc minh bạch hóa quy trình thực hiện, tăng cường công tác quản lý
giám sát, nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả các gói thầu, trong đó công việc được
đặc biệt coi trọng là xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về chỉ định thầu .
Pháp luật chỉ định thầu là một bộ phận của pháp luật về Đấu thầu nói chung,
gồm tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hình thức chỉ định thầu,
vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể.
Quy phạm pháp luật về chỉ định thầu có tính khái quát vì nó là tập hợp các
quy tắc, quy định chung, dùng để áp dụng trong tất cả các hoạt động lựa chọn nhà

thầu bằng hình thức chỉ định thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của mình trong cả một
quy trình tổ chức thực hiện chỉ định thầu. Đồng thời cũng rất cụ thể, bởi nó là khuân
mẫu, chuẩn mực quy định cụ thể để điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động chỉ
định thầu.
Về lí luận từ quan điểm hệ thống có thể xem xét khái niệm về pháp luật chỉ
định thầu theo hai mức độ: Nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, pháp luật chỉ định thầu bao gồm tập hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực
hiện chỉ định thầu. Trong chỉ định thầu phát sinh nhiều quan hệ tại các giai đoạn
khác nhau, trong đó cơ bản phải kể đến là:
+ Quan hệ giữa nhà nước và Bộ chủ quản hoặc đơn vị được trực tiếp giao
quản lý tổ chức chỉ định thầu gói thầu;
+ Quan hệ giữa Bộ ngành chủ quan và chủ đầu tư, nhà thầu;
+ Quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu được xét duyệt đề nghị phê duyệt chỉ
định thầu;

15


×