Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Môn Văn hóa phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.95 KB, 11 trang )

1
1. Mở đầu
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh hun đúc nên
phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng
nước và giữ nước. Nền tảng đó đã giúp cho nhân dân ta vượt qua bao khó
khăn, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững bản sắc văn hóa
dân tộc và nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Nhận thức rõ vai trị quan trọng của văn hóa, trong q trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng ta đã đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về văn hóa,
được thể hiện thơng qua các chỉ thị, nghị quyết góp phần bồi dưỡng tinh thần
yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách của con người
Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm
vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Quan điểm này đánh dấu sự phát triển tư duy lý luận của Đảng,
đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt
Nam trong suốt q trình lãnh đạo của Đảng.
Nhận thức toàn diện và sâu sắc về phương hướng, đặc trưng, nhiệm vụ
và giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc là một trong những yêu cầu cấp thiết để tạo nên sự thống
nhất và đồng thuận xã hội, tạo động lực cho việc triển khai các nghị quyết của
Đảng về lĩnh vực văn hóa trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đồng thời, đây
cũng là cơ sở để chúng ta kế thừa những quan điểm và thành tựu lý luận này
để xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Để hiểu rõ hơn quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, em chọn nội
dung “Quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng ta và nhiệm vụ xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” để để viết bài thu
hoạch mơn học Văn hóa và phát triển.



2
2. Nội dung
2.1. Một số vấn đề cơ bản về văn hố
2.1.1. Khái niệm văn hố
Hiện nay có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Người ta chia ra thành 12 nhóm: Miêu tả; Nguồn gốc; Bình luận về văn hóa;
Nghiêng về chức năng; Nghiêng về hoạt động tạo ra của văn hóa… Trong các
nhóm định nghĩa đó đều có những hạt nhân hợp lý riêng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc
sống mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày
về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa”.
Năm 2002, Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc đưa
ra định nghĩa: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp những đặc
trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm
người trong xã hội và nó chứa đựng ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách
sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Tóm lại, văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo va tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình. Chính điều đó làm cho văn hóa trở thành “nền tảng tinh thần của xã
hội”.
2.1.2. Cấu trúc và chức năng của văn hoá
* Về cấu trúc văn hóa có thể chia ra ba bộ phận gồm:
- Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần: Văn hóa vật chất là tồn bộ
những gì được sản xuất nhằm ra đáp ứng nhu cầu vật chất ăn, mặc, ở, đi lại,
cơng cụ, phương tiện sản xuất… nói lên trình độ phát triển của con người trong



3
lĩnh vực sản xuất vật chất. Văn hoá tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm
do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tơn
giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngơn ngữ, văn chương…
- Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể: Văn hố phi vật thể là các sản
phẩm tinh thần có giá trị lịch sữ, văn hóa, khoa học được lưu giữu bằng trí
nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các
hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. Văn hố vật thể là các giá trị văn hóa tồn
tại một cách hữu linh, con người có thể nhận biết một cách cảm tính, trực tiếp
qua các giác quan (các cơng trình kiến trúc, hiện vật trưng bày trong bảo tàng,
thắng cảnh thiên nhiên…) có giá trị văn hóa, lịch sữ, khoa học được cộng
đồng dân tộc, nhân loại thừa nhận.
- Văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng: Văn hóa cá nhân khơng ai
giống ai, nó tuỳ theo sự tích luỹ văn hóa của từng người. Văn hóa cá nhân phát
triển đến một độ nào đó thì thành danh nhân văn hóa ở nhiều cấp khác nhau.
Văn hoá cộng đồng là những chuẩn mực giá trị cả cộng đồng cùng chia sẻ và tư
nguyện thực hiện như: hương ước; quy ước, quy chế, quy định… Văn hóa cộng
đồng làm phơng văn hóa cho cá nhân. Nếu phơng văn hóa cộng đồng tốt thì cá
nhân trong cộng đồng ấy được thừa hưởng gia tài văn hóa cộng đồng.
* Về chức năng của văn hố: Văn hố có 6 chức năng cơ bản đó là:
chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng
giải trí, chức năng dự báo và chức năng giao tiếp.
2.2. Những quan điểm chỉ đạo cơ bản và nhiệm vụ xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
2.2.1. Các quan điểm chỉ đạo cơ bản
Thứ nhất, văn hóa la nền tảng tinh thần của xã hội, vừa la mục tiêu vừa
la động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm này xác định vai
trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,



4
xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hoà giữa sự
phát triển kinh tế và văn hóa, đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững và lâu
dài. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tới vai trò của việc xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa này vừa phải là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động kinh tế phải đặt con người ở vị trí trung
tâm của sự phát triển, vừa phải chú ý đến hiệu quả kinh tế, vừa phải chú ý đến
hiệu quả xã hội và văn hóa. Đồng thời, phải chú trọng khai thác văn hóa như
một nguồn lực đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển các
ngành cơng nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa và du lịch văn hóa…
Thứ hai, nền văn hóa ma chúng ta xây dựng la nền văn hóa tiên tiến,
đậm đa bản sắc dân tộc. Quan điểm này xác định phương hướng và đặc trưng
của nền văn hóa Việt Nam mà chúng ta tập trung xây dựng trong thời kỳ đổi
mới hiện nay. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa phải thống nhất với bản sắc
văn hóa dân tộc và khẳng định tầm vóc, vị thế của văn hóa dân tộc trong giao
lưu và hợp tác quốc tế.
Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam la nền văn hóa thống nhất ma đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Quan điểm này nhấn mạnh đến tư
tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về đảm bảo tính thống nhất và tính
đa dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Tính thống nhất của nền văn hóa
Việt Nam thể hiện ở sự thống nhất về truyền thống yêu nước và tinh thần đại
đoàn kết của các dân tộc anh em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; thống nhất ở việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước đối với việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa; thống nhất ở ý
chí và nguyện vọng chung của cộng đồng các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới
hiện nay. Tính thống nhất là điều kiện để đảm bảo sự phát triển đa dạng của
văn hóa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, trên đất nước ta có 54



5
dân tộc với các đặc trưng văn hóa khác nhau. Các giá trị và các đặc trưng văn
hóa đó bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, làm phong phú cho nền văn
hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất quốc gia.
Thứ tư, xây dựng va phát triển văn hóa la sự nghiệp của toan dân do
Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trị quan trọng. Quan điểm
này xác định vai trò chủ thể xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa. Mọi
người dân Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh đều có vinh dự, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ
tham gia xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Cơng nhân, nơng dân,
trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự
nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý
của Nhà nước. Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
Thứ năm, văn hóa la một mặt trận, xây dựng va phát triển văn hóa la
một sự nghiệp cách mạng lâu dai, địi hỏi phải có ý chí cách mạng va sự kiên
trì, thận trọng. Quan điểm này nhấn mạnh tới phương pháp xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phải xem văn hoá là “Mặt trận” đấu
tranh chống lại cái xấu, cái ác và cái giả, khẳng định cái đúng, cái tốt và cái
đẹp nhằm xây dựng mơi trường văn hóa tinh thần lành mạnh. Đồng thời, “Mặt
trận” văn hoá cũng là nơi để chống lại mưu toan phá hoại của kẻ thù, đặc biệt
là âm mưu "diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch quốc tế trên lĩnh vực
tư tưởng, văn hóa. Trong q trình đó, “xây” phải đi đôi với “chống” và lấy
“xây” làm trọng tâm.
2.2.2. Những nhiệm vụ chủ yếu
Thứ nhất: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
Xây dựng con người hiện đại đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới là
nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa hiện



6
nay. Đó là một q trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của
từng cá nhân, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, gắn liền với các thiết
chế và thể chế văn hóa của đất nước. Cần phải huy động sức mạnh tổng hợp và
tồn diện của các nguồn lực văn hóa để giáo dục và xây dựng con người, bằng
nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, tạo điều kiện và cơ hội cho con
người phát triển toàn diện và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển đất nước.
Thứ hai: Xây dựng mơi trường văn hóa. Mơi trường văn hóa chính la hệ
sinh thái văn hóa, ni dưỡng đời sống tinh thần của xã hội. Xây dựng mơi
trường văn hóa góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo bầu khơng khí tinh thần
lành mạnh làm tiền đề để xây dựng con người, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Thứ ba: Phát triển sự nghiệp văn học va nghệ thuật. Văn học, nghệ thuật
là bộ phận tinh tế và nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng vươn tới các
giá trị Chân - Thiện - Mỹ của nhân dân. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự
nghiệp văn học, nghệ thuật là sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tư
tưởng, nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc, có ý nghĩa
giáo dục, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ
công dân hiện nay.
Thứ tư: Bảo tồn va phát huy các di sản văn hóa. Di sản văn hóa là tài
sản, của cải quý báu kết tinh sự sáng tạo lâu dài của dân tộc do lịch sử để lại,
bao gồm các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn
hóa cịn là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn
hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế
giới. Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, nâng cao
trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ và phát huy vai trị của di sản
văn hóa dân tộc là cơng việc vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần phải được tiến
hành nghiêm túc, kiên trì và thận trọng.



7
Thứ năm: Phát triển sự nghiệp giáo dục - đao tạo va khoa học - công
nghệ. Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần có chính sách tốt trong việc sử dụng nhân lực
và nhân tài để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chú trọng
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa
và xã hội hóa. Đồng thời, tăng cường tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý để
khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển đất nước.
Thứ sáu: Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng.
Các phương tiện thơng tin đại chúng đóng vai trị to lớn trong việc tuyên
truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các
đồn thể chính trị - xã hội tới nhân dân và phản ánh nguyện vọng của nhân
dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần to lớn vào việc xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ bảy: Bảo tồn va phát huy, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số.
Nước ta gồm có 54 dân tộc anh em từng đồn kết, gắn bó với nhau trong quá
trình xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu văn
hóa của đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận tạo nên nền văn hóa Việt
Nam đa dạng và phong phú trong sự thống nhất; bổ sung và hỗ trợ, tạo điều
kiện để mỗi dân tộc phát triển bình đẳng trong cộng đồng quốc gia Việt Nam
Thứ tám: Chính sách văn hóa đối với tơn giáo. Tín ngưỡng, tơn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đang tồn tại cùng dân tộc
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta
thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào, quyền sinh hoạt tơn giáo
bình thường theo pháp luật.
Thứ chín: Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa la một yêu cầu tất yếu để
xây dựng va phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đa bản sắc dân tộc.



8
Thứ mười: Củng cố, xây dựng va hoan thiện thể chế văn hố. Tăng
cường xây dựng và hồn thiện hệ thống các quy định về quản lý, xây dựng và
phát triển văn hố.
2.3. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hố tích cực thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng về văn hoá
Thạch Thành là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa.
Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Hịa Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp
huyện Vĩnh Lộc; phía Đơng giáp huyện Hà Trung; phía Tây và Tây Bắc giáp
huyện Cẩm Thủy, huyện Bá Thước; diện tích đất tự nhiên là 55.811,31ha; dân
số hiện nay trên 14 vạn người, chủ yếu là 2 dân tộc Kinh và Mường cùng sinh
sống đan xen ở 28 xã, thị trấn.
Thạch Thành là huyện có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; Là nơi giao lưu, hội nhập của các nhóm
cư dân ở các vùng khác nhau đến đây để tạo nên một sắc thái văn hóa riêng; Là
vùng đất cịn lưu giữ và bảo tồn được nhiều giá trị tiêu biểu về văn hóa vật thể
và phi vật thể đặc sắc. Đặc biệt huyện có ba di tích tiêu biểu là: Khu di tích
khảo cổ học hang Con Moong (hiện nay đã được cơng nhận là di tích quốc gia
đặc biệt); Di tích đền thờ Phố Cát, là một trong 3 trung tâm thờ Thánh Mẫu một tín ngưỡng bản địa lớn ở nước ta; Di tích chiến khu Ngọc Trạo là di tích
quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt về đấu tranh vũ trang trong lịch sử đấu
tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa thời kỳ tiền khởi nghĩa.
Trước năm 2000, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, phần lớn sống
phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát
triển. Do đó, nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và một bộ phận
cán bộ, đảng viên, nhân dân về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của văn hố
đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa đầy đủ. Vì
vậy, trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về văn hố có nơi cịn nhiều hạn



9
chế, chưa đồng bộ. Các lễ hội còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan, tệ ăn uống kéo
dài trong việc hiếu, việc hỉ còn diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các thơn, xã có
nhiều đồng bào người Mường sinh sống.
Bước vào thế kỷ thứ XXI, được sự quan tâm của tỉnh; sự quyết liệt, tập
trung, năng động sáng tạo của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng
của các tầng lớp nhân dân đã củng cố hệ thống chính trị huyện nhà. Từ đó tạo
động lực thúc đẩy kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng
được tăng cường đầu tư nâng cấp, nhất là cơ sở vật chất các trường học, bệnh
viện, trạm y tế ở các xã, thị trấn. Văn hố, xã hội khơng ngừng phát triển. Sự
nghiệp giáo dục và đào tạo được quan tâm, giành được nhiều kết quả cao, góp
phần thực hiện nâng cao dân trí; trình độ học vấn của nhân dân được nâng lên.
Hoạt động văn hố, văn nghệ được duy trì, phát triển; việc thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được đảm bảo theo quy định.
Phong trào văn nghệ quần chúng từng bước được khôi phục, phát triển, góp
phần giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc.
Ban Thường vụ Huyện uỷ đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện
quy chế dân chủ và thực hiện nếp sống văn hoá mới; Ban Chỉ đạo toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá của huyện “Toan dân đoan kết xây dựng đời
sống văn hoá” để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa. Do đó, nhiệm
vụ phát triển văn hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật là: Phong
trào “Toan dân đoan kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh; các thiết
chế văn hóa được tăng cường; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội có chuyển biến tích cực, nhiều phong tục, lễ hội văn hố được
khơi phục và phát huy qua đó nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa phát triển mạmh mẽ.
Năm 1998 tồn huyện có 17 làng khai trương có nếp sống văn hóa. Đến năm
2012, tồn huyện đã có 199 làng, 94 cơ quan, trường học văn hóa được khai



10
trương; 138 làng đạt danh hiệu văn hóa cấp huyện, có 213/243, tương đương
87,6% khu dân cư khơng có tệ nạn xã hội. Phong trào xây dựng gia đình văn
hóa được đẩy mạnh và có hiệu quả thiết thực. Việc đăng ký và bình xét danh
hiệu gia đình văn hóa được các cấp ủy Đảng chính quyền quan tâm. Chất lượng
phong trào gia đình văn hóa ngày càng tăng. Năm 2000 tồn huyện có 51,2%
hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đến năm 2012 đã tăng lên 73,5%. Cơng tác
bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng bao gồm cả
văn hóa vật thể và phi vật thể luôn được huyện đăc biệt chú trọng. Việc tu bổ
tơn tạo các di tích văn hóa được quan tâm gìn giữ, tập trung tơn tạo một số di
tích như: Tu bổ, tơn tạo khu di tích Ngọc Trạo, Đình Tam Thánh (Thạch
Bình), di tích danh thắng Phố Cát và các di tích khác; bảo vệ, lập kế hoạch
trùng tu di tích Mường Địn.
Trong năm 2017, các cấp uỷ, chính quyền trong huyện tiếp tục tăng
cường thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa,
xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh; tỷ lệ gia đình văn hố đạt 84%; xét
cơng nhận 2 xã đạt chuẩn văn hố nơng thơn mới và 55 làng, cơ quan văn
hố. Đến nay tồn huyện đã có 8 xã đạt chuẩn nơng thơn mới. Phong trào thể
dục thể thao tiếp tục phát triển; tổ chức đại hội thể dục thể thao ở 28 xã, thị
trấn, giải bóng chuyền Ngọc Trạo, giải việt dã. Tham dự hội thi thể thao các
dân tộc miền núi của tỉnh xếp thứ nhất toàn đoàn. Quản lý tốt các hoạt động
văn hóa và các dịch vụ văn hóa trên địa bàn. Tích cực thực hiện các dự án
trùng tu, tơn tạo, mở rộng đền Phố Cát và xây dựng chùa Cảnh n.
Cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa và các dịch vụ văn hóa được tăng
cường. Chỉ đạo các địa phương có di tích tăng cường cơng tác quản lý di tích
và tổ chức lễ hội theo đúng các quy định của pháp luật. Tổ chức tốt các hoạt
động đọc sách báo tại thư viện và phòng đọc sách báo làng. Năm 2017, riêng
tại Thư viện huyện đã có 265 bạn đọc truyền thống, 616 bạn đọc điện tử truy



11
nhập, đăng ký thẻ mới 62 thẻ, tổng số sách luận chuyển là 942 cuốn. Triển
khai thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương
Bác Hồ vĩ đại”. Chỉ đạo thực hiện Đề án Bóng chuyền: Đến nay đã xây dựng
được 18 sân bóng chuyền, thành lập được 07 CLB bóng chuyền cấp xã, thành
lập và duy trì hoạt động của Lớp năng khiếu nghiệp dư bóng chuyền nam
tuyến 3. Cơng tác thi đua khen thưởng được quan tâm và triển khai tích cực,
tạo ra phong trào thi đua sơi nổi trong tồn huyện.
3. Kết luận:
Nhìn một cách tổng quát, quan điểm của Đảng ta về xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là quan điểm
nhất quán và xuyên suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập quốc tế. Trong quá trình thực hiện những quan điểm chỉ đạo
này, Đảng ta luôn chú ý tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, đề ra những
nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để đáp ứng yêu cầu của từng thời điểm, từng
lĩnh vực khác nhau của hoạt động văn hoá. Tư tưởng nhất quán về nguyên tắc,
phương pháp biện chứng, linh hoạt và bám sát thực tiễn là bài học kinh
nghiệm trong cơng tác lãnh đạo văn hố của Đảng.
Chính vì vậy, nền văn hố nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn,
góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đã và đang
trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy kinh tế - xã hội. Những thành tựu lý luận của Đảng về xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ
vừa qua cần được kế thừa và phát huy trong giai đoạn mới, giai đoạn 2011 2020, giai đoạn tiến tới đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
như mục tiêu của Đảng đề ra./.




×