Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghien cuu xac dinh nguon luc thuc hien kiem ke khi nha kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.75 KB, 26 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ 10

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC CHO VIỆC THỰC
HIỆN THỐNG KÊ KHÍ NHÀ KÍNH ĐỊNH KỲ; XÁC ĐỊNH
TÍNH KHẢ THI VÀ RÀO CẢN TRONG VIỆC ÁP DỤNG
CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU PHÁT
THẢI CỦA LĨNH VỰC CHẤT THẢI

Thuộc Nhiệm vụ

THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HÀ NỘI, 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ 10

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC CHO VIỆC THỰC
HIỆN THỐNG KÊ KHÍ NHÀ KÍNH ĐỊNH KỲ; XÁC ĐỊNH
TÍNH KHẢ THI VÀ RÀO CẢN TRONG VIỆC ÁP DỤNG
CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU PHÁT
THẢI CỦA LĨNH VỰC CHẤT THẢI

Thuộc Nhiệm vụ



THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ
ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI

HÀ NỘI, 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
PHẦN 1 – NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC CHO VIỆC THỰC HIỆN
THỐNG KÊ KHÍ NHÀ KÍNH ĐỊNH KỲ.....................................................................3
1.1. Thực trạng phát thải KNK ở Việt Nam................................................................3
1.2. Xây dựng hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính ........................................6
1.3. Xác định nguồn lực cho việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ................7
PHẦN 2 – XÁC ĐỊNH TÍNH KHẢ THI VÀ RÀO CẢN TRONG VIỆC ÁP DỤNG
CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU PHÁT THẢI CỦA LĨNH VỰC
CHẤT THẢI................................................................................................................13
2.1. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải................................13
2.2. Các giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải của lĩnh vực chất thải........................16
2.1.1.Thúc đẩy giảm thiểu khối lượng chất thải phát sinh....................................17

2.1.2.Giảm hàm lượng hữu cơ/các-bon trong chất thải phải xử lý.......................17
2.1.3.Thúc đẩy các phương pháp xử lý chất thải ít phát thải KNK.......................17
2.1.4. Phát triển kỹ thuật thu hồi KNK................................................................17
2.3. Tính khả thi trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát
thải khí nhà kính lĩnh vực chất thải..........................................................................18
2.4. Rào cản trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải
khí nhà kính lĩnh vực chất thải.................................................................................20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................23

1


MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, do không phải là một nước thuộc Phụ lục I của Công
ước khung nên Việt Nam không có nghĩa vụ phải cắt giảm phát thải cũng như
thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK) theo định kỳ. Tuy nhiên, từ sau Hội nghị
các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu
(UNFCCC) tại Durban, Nam Phi 2011 (COP17), các quốc gia không thuộc Phụ
lục I được yêu cầu tiến hành kiểm kê và báo cáo thực trạng phát thải KNK định
kỳ 2 năm một lần, từ năm 2014. Cho tới nay, Việt Nam mới chính thức có hai
thông báo quốc gia cho hai lần kiểm kê KNK cho hai năm 1994 và 2000. Việc
thực hiện kiểm kê KNK chủ yếu được thực hiện theo mô hình dự án, với sự hỗ
trợ của các tổ chức quốc tế và chưa có một hệ thống tổ chức, thể chế chính thức
được thiết lập cho hoạt động này.
Trong bối cảnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) Việt Nam
với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tiến hành Dự án
“Tăng cường năng lực kiểm kê KNK quốc gia tại Việt Nam” giai đoạn 2011–
2014 với mục tiêu tăng cường năng lực và thực hiện kiểm kê KNK quốc gia cho
các năm cơ sở 2005 và 2010. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

(DMHCC), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE),
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN) cùng với Tổng cục
Môi trường (VEA) là các đơn vị thuộc MONRE được giao thực hiện dự án.
Xuất phát từ nhu cầu cần giải quyết các vấn đề tồn tại trong quy trình
kiểm kê KNK quốc gia và hướng đến cụ thể hóa các hoạt động giảm nhẹ phát
thải KNK quốc gia theo các cam kết quốc tế bằng việc báo cáo cập nhật hai năm
một lần cho UNFCCC về hoạt động phát thải KNK (Biennial Update Report BUR), cũng như từ nhu cầu thực tiễn của thành Phố Hà Nội, Nhiệm vụ “Thống
kê, đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính trên địa
bàn thành phố Hà Nội” được được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tháng
6 năm 2016. Kết quả của nghiên cứu sẽ hướng đến đánh giá toàn cảnh về hoạt
động phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực chất thải của thành phố Hà nội và giải
quyết hai vấn đề còn vướng mắc đặt ra.
Chuyên đề “Nghiên cứu xác định nguồn lực cho việc thực hiện thống
kê KNK định kỳ; Xác định tính khả thi và rào cản trong việc áp dụng các giải
pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải của lĩnh vực chất thải” nhằm xác
định nguồn lực kiểm kê KNK cho Thành phố Hà Nội, đồng thời chỉ ra những
thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm
thiểu phát thải khí nhà kính lĩnh vực chất thải cho Hà Nội.
2


PHẦN 1 – NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC CHO VIỆC THỰC
HIỆN THỐNG KÊ KHÍ NHÀ KÍNH ĐỊNH KỲ
1.1. Thực trạng phát thải KNK ở Việt Nam
Trong giai đoạn 2001 - 2010, kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành
tựu nhất định. Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như những bước đi lên
trong đời sống xã hội, Việt Nam đang ngày càng gia tăng lượng KNK phát thải
trong tất cả các lĩnh vực.
Căn cứ theo kết quả kiểm kê quốc gia KNK vào các năm 1994, 2000 và

2005, lượng khí thải tại Việt Nam được thể hiện trong Bảng, trong đó, các khí
thải tại các năm cơ sở được quy đổi thành CO2 tương đương.
Trong lĩnh vực năng lượng, tại Việt Nam, KNK chủ yếu được phát thải từ
quá trình đốt nhiên liệu và phát thải tức thời trong khai thác, vận chuyển. Trong
đó, hoạt động đốt nhiên liệu xảy ra phổ biến ở các ngành sản xuất điện; công
nghiệp và xây dựng; giao thông vận tải; thương mại/dịch vụ; dân dụng; nông
nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản và một số ngành khác. Phát thải do phát tán KNK
chủ yếu do khai thác than, dầu, khí và rò rỉ khí. Trong đó, KNK từ quá trình đốt
nhiên liệu chiếm tỷ trọng khoảng 85 - 90%.

Biểu đồ xu thế phát thải KNK theo các lĩnh vực tại Việt Nam
Các loại hình sản xuất công nghiệp chính thường sinh khí thải trong lĩnh
vực này là: sản xuất xi măng; sản xuất vôi; sản xuất amoni; sản xuất carbide và
sản xuất sắt, thép.
Theo kết quả kiểm kê KNK năm 1994, lượng KNK phát thải trong lĩnh
vực nông nghiệp là 52,45 triệu tấn CO 2 tương đương, chiếm 50,50% tổng lượng
3


KNK phát thải của cả nước; trong lĩnh vực lâm nghiệp, thay đổi sử dụng đất là
19,38 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 18,70% tổng lượng KNK phát thải của
cả nước. Đến năm 2005, lượng KNK phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp là
80,58 triệu tấn CO2tương đương, chiếm 49,37% tổng lượng KNK phát thải của
cả nước (trong đó, phát thải từ trồng lúa chiếm 44,49%; từ đất nông nghiệp
32,22%; từ lên men tiêu hóa 11,54%, còn lại là từ quản lý phân bón, đốt phụ
phẩm nông nghiệp và đốt đồng cỏ); trong lĩnh vực lâm nghiệp, thay đổi sử dụng
đất hấp thụ 36,67 triệu tấn CO2 tương đương.
Phát thải KNK trong lĩnh vực quản lý chất thải được tính toán cho các
hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị và phát thải KNK từ nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp. Tại Việt Nam, những năm gần đây, mỗi năm có

khoảng trên 15 triệu tấn chất thải rắn được thải ra từ các nguồn khác nhau, trong
đó trên 80% là từ các khu đô thị, còn lại là chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ
có một phần trong đó được thu gom và xử lý với mức trên 70% ở khu vực đô thị
và khoảng 20% ở khu vực nông thôn. Phát thải chủ yếu bao gồm: Phát thải
CH4 từ các bãi chôn lấp chất thải rắn được thu gom; từ nước thải công nghiệp và
nước thải sinh hoạt; phát thải N 2O từ bùn cống nước thải sinh hoạt; phát thải
CO2 và N2O từ quá trình đốt chất thải. Nhìn chung, phát thải từ lĩnh vực chất thải
chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (2.5 - 5.3%) trong cơ cấu tổng phát thải quốc gia.
Hai lĩnh vực hiện đang có tỷ trọng phát thải lớn nhất là nông nghiệp và
năng lượng. Tuy nhiên, phát thải từ năng lượng sẽ có xu thế tăng nhanh trong
những năm tới cả về tổng lượng cũng như tỷ trọng trong cơ cấu phát thải. Giống
như ở đa số các quốc gia khác, năng lượng sẽ là lĩnh vực chiếm tỷ trọng phát
thải lớn nhất trong cơ cấu kinh tế quốc gia những năm tới.
Đề xuất các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính
Các giải pháp giảm phát thải KNK có thể được xây dựng căn cứ theo các
yếu tố ảnh hưởng đến lượng phát thải trong từng lĩnh vực, ngành. Chẳng hạn, tại
Việt Nam, trong lĩnh vực phát thải lớn nhất hiện nay là AFOLU, các yếu tố tác
động đến phát thải KNK được chỉ ra là: số lượng vật nuôi (tỷ lệ thuận với lượng
phát thải CH4, N2O); đặc điểm loại vật nuôi (ảnh hưởng đến lượng nitơ bài tiết);
diện tích thu hoạch lúa và thời gian canh tác lúa (ảnh hưởng đến tiềm năng phát
thải CH4); mức độ sử dụng phân bón N tổng hợp, phân chuồng, phân hữu cơ,
bùn thải, phụ phẩm cây trồng và hệ số phát thải N 2O; khối lượng sinh khối, gỗ
4


chết/rác bị đốt cháy; diện tích bị đốt cháy; lượng vật chất khô/đơn vị diện tích
trong các bể chứa các bon; diện tích đất; hệ số phát thải.
Trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng, các giải pháp giảm phát thải
KNK nói chung và trong lĩnh vực AFOLU nói riêng sẽ được xây dựng theo
hướng tác động đến khả năng hấp thụ và phát thải KNK theo chiều hướng có lợi

cho việc giảm phát thải ròng. Theo đó, cơ hội để giảm thiểu KNK trong nông
nghiệp gồm 3 nhóm: Giảm phát thải CO 2, CH4, N2O bằng các biện pháp quản lý,
kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường khả năng dự trữ, hấp thụ các
bon trong các bể chứa hệ sinh thái nông, lâm nghiệp; tránh hoặc di dời phát thải
bằng cách thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sinh học từ cây trồng và
phụ phẩm nông nghiệp, tránh và hạn chế canh tác nông nghiệp ở những khu vực
có rừng, đồng cỏ, thảm thực vật.
Để cụ thể hóa các giải pháp giảm phát thải KNK theo hướng trên, các
quốc gia thường kết hợp giữa xây dựng, phát triển các chính sách giảm thải với
đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công nghệ. Các chính sách giảm
phát thải KNK khá đa dạng và khác nhau ở từng quốc gia. Tuy nhiên, về cơ bản,
thường được chia thành 3 nhóm theo công cụ: các chính sách ưu đãi về kinh tế;
cách tiếp cận theo quy định và kiểm soát; các hình thức tự nguyện, truyền thông
và tiếp cận cộng đồng; nghiên cứu và phát triển. Sự hiệu quả của các công cụ
kinh tế và các quy định phụ thuộc đáng kể vào hoàn cảnh của từng quốc gia.
Trong khi đó, đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và truyền thông có thể đem lại
tác động tích cực và lan tỏa đối với giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH ở hầu hết
các trường hợp.
Bên cạnh các giải pháp về chính sách, giải pháp về công nghệ là một mặt
không thể thiếu trong chiến lược giảm phát thải KNK của các quốc gia. Các giải
pháp này rất đa dạng, nhưng cần được đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm để đảm
bảo phù hợp với điều kiện của quốc gia nói chung, cũng như ngành nghề, địa
bàn áp dụng nói riêng. Các tổ chức, chương trình quốc tế như Công ước khung
của Liên hợp quốc về BĐKH hay Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã đưa
ra danh mục các công nghệ giảm thải căn cứ theo các nguồn phát thải. Các công
nghệ đưa ra được áp dụng cho từng tiểu ngành, tiểu lĩnh vực cụ thể.
Ứng phó với BĐKH, giảm phát thải KNK đang là bài toán chung cho tất
cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để giảm phát thải KNK và đảm bảo các
5



mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng là câu hỏi mà tất cả các quốc gia đang
nỗ lực tìm lời giải đáp. Các phương án, lựa chọn giảm phát thải không những
phải góp phần hỗ trợ các quốc gia đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế trong
cắt giảm khí thải mà còn cần giữ vững, duy trì an ninh năng lượng, an ninh
lương thực cũng như phúc lợi xã hội. Có thể nói, vấn đề này chỉ có thể được giải
quyết khi các quốc gia có định hướng đúng trong công tác giảm phát thải KNK,
trên cơ sở xác định các nguồn phát thải chính, lĩnh vực giảm phát thải ưu tiên,
các yếu tố tác động đến lượng phát thải, từ đó đưa ra các chính sách hợp lý… tác
động trên nhiều phương diện, đối tượng cũng như tạo môi trường thuận lợi để
triển khai các công nghệ giảm phát thải tiềm năng.
1.2. Xây dựng hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí

nhà kính. Theo đó, cơ quan đầu mối của Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà
kính là Bộ Tài nguyên và Môi trường, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm kê khí nhà kính trong
khuôn khổ xây dựng các Báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu; tổ chức thực
hiện, đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khí hậu và Nghị
định thư Kyoto trong việc đánh giá và thông qua các Báo cáo quốc gia về biến
đổi khí hậu bao gồm kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn các các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, doanh nghiệp có liên quan cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan
phục vụ kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần theo yêu cầu của Công
ước khí hậu; tổng hợp, cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan cho Cơ
quan đầu mối của Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính thực hiện kiểm kê
khí nhà kính định kỳ hai năm một lần.
Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Xây dựng trong phạm vi quản lý của Bộ phối hợp với Bộ Kế hoạch

và Đầu tư tổ chức thu thập, cung cấp số liệu hoạt động và các thông tin liên quan
phục vụ kiểm kê khí nhà kính; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực
hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần; xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện nâng cao năng lực về kiểm kê và giám sát phát thải khí nhà kính;
quản lý quá trình thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động, thông tin liên quan và
tham gia hoạt động kiểm soát chất lượng.
6


Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm
vi quản lý tại địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thu thập,
cung cấp số liệu hoạt động và các thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà
kính; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nâng cao năng lực về kiểm kê và
giám sát phát thải khí nhà kính; quản lý quá trình thu thập, tổng hợp số liệu và
tham gia hoạt động kiểm soát chất lượng.
Các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động phát thải, hấp thụ khí
nhà kính tại Việt Nam cung cấp số liệu hoạt động và thông tin liên quan phục vụ
kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp theo
hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo Kế hoạch thực hiện, giai đoạn 2016 - 2020, triển khai hoạt động của
Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính từ năm 2016; rà soát, xây dựng, bổ
sung và hoàn thiện các chính sách, văn bản quy định liên quan kiểm kê khí nhà
kính; hoàn thành kiểm kê khí nhà kính và lập Báo cáo kỹ thuật kiểm kê khí nhà
kính cho năm cơ sở 2014 và 2016; xây dựng hệ cơ sở dữ liệu kiểm kê khí nhà
kính; tổng kết, đánh giá hiệu quả của Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà
kính; xây dựng kế hoạch hoàn thiện Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính
cho giai đoạn sau 2020.
Giai đoạn sau 2020, hoàn thiện Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà
kính; tăng cường công tác quản lý, giám sát phát thải khí nhà kính, đo đạc - báo
cáo - thẩm tra các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, phục vụ thực hiện

Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam cho Công ước khí hậu; thực
hiện các kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần phục vụ xây dựng các
Báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu, đảm bảo trách nhiệm của một nước thành
viên tham gia Công ước khí hậu.
1.3. Xác định nguồn lực cho việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ
Theo Quyết định 2359/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính đã nên rõ
kế hoạch và kinh phí thực hiện Kiểm kê khí nhà kính định kỳ như sau:
1.3.1. Kế hoạch thực hiện

- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Triển khai hoạt động của Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính từ
năm 2016;
7


+ Rà soát, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, văn bản quy
định liên quan kiểm kê khí nhà kính;
+ Hoàn thành kiểm kê khí nhà kính và lập Báo cáo kỹ thuật kiểm kê khí
nhà kính cho năm cơ sở 2014 và 2016;
+ Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu kiểm kê khí nhà kính;
+ Tổng kết, đánh giá hiệu quả của Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà
kính;
+ Xây dựng kế hoạch hoàn thiện Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà
kính cho giai đoạn sau 2020.
- Giai đoạn sau 2020:
+ Hoàn thiện Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính;
+ Tăng cường công tác quản lý, giám sát phát thải khí nhà kính, đo đạc báo cáo - thẩm tra các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, phục vụ thực hiện
Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam cho Công ước khí hậu;
+ Thực hiện các kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần phục vụ

xây dựng các Báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu, đảm bảo trách nhiệm của
một nước thành viên tham gia Công ước khí hậu.
b) Kinh phí thực hiện
Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động kiểm kê khí nhà kính được bố trí
trong dự toán ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước phù hợp với quy mô, tính chất của hoạt động kiểm kê khí
nhà kính định kỳ hai năm một lần theo kế hoạch và được sử dụng từ các nguồn
kinh phí hỗ trợ khác nếu có.
1.3.2. Nguồn lực thực hiện

a) Cơ quan đầu mối của Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính là Bộ
Tài nguyên và Môi trường, có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các hoạt
động kiểm kê khí nhà kính trong khuôn khổ xây dựng các Báo cáo quốc gia về
biến đổi khí hậu:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần, bao
gồm kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng;
8


+ Lựa chọn phương pháp luận cho kiểm kê khí nhà kính, hệ số phát thải
và xây dựng các hướng dẫn có liên quan đến kiểm kê khí nhà kính;
+ Cập nhật và hoàn thiện các biểu mẫu thu thập số liệu hoạt động, thông
tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thu thập số liệu hoạt động
và thông tin liên quan (theo các Phụ lục kèm theo Quyết định này) phục vụ kiểm
kê khí nhà kính;
+ Cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư số liệu hoạt động và thông tin
liên quan (theo Phụ lục VII kèm theo Quyết định này) trong phạm vi quản lý của
Bộ phục vụ kiểm kê khí nhà kính;

+ Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, kiểm soát chất lượng, đảm bảo
chất lượng, xây dựng Báo cáo kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính;
+ Tổ chức đánh giá Báo cáo kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính phục vụ xây
dựng các Báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu.
- Tổ chức thực hiện, đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Công
ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto trong việc đánh giá và thông qua các Báo
cáo quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm kết quả kiểm kê khí nhà kính đinh kỳ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về biến đổi khí
hậu cho phép gửi các Báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu cho Ban Thư ký
Công ước khí hậu;
- Gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần cho Bộ Kế
hoạch và Đầu tư để phục vụ công tác thống kê, lưu trữ, cung cấp và sử dụng
theo quy định.
b) Các cơ quan phối hợp trong Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà
kính.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các Bộ, ngành,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp có
liên quan cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí
nhà kính định kỳ hai năm một lần theo yêu cầu của Công ước khí hậu;
+ Tổng hợp, cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan cho Cơ quan
9


đầu mối của Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính thực hiện kiểm kê khí
nhà kính định kỳ hai năm một lần;
+ Quản lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng theo quy định số liệu hoạt động,
thông tin liên quan và kết quả kiểm kê khí nhà kính.
- Bộ Công Thương, trong phạm vi quản lý của Bộ:
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thu thập, cung cấp số liệu

hoạt động và các thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê khí nhà
kính định kỳ hai năm một lần;
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nâng cao năng lực về kiểm kê
và giám sát phát thải khí nhà kính;
+ Quản lý quá trình thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động, thông tin liên
quan và tham gia hoạt động kiểm soát chất lượng.
- Bộ Giao thông vận tải, trong phạm vi quản lý của Bộ:
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thu thập, cung cấp số liệu
hoạt động và các thông tin liên quan (theo Phụ lục II kèm theo Quyết định này)
phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê khí nhà
kính định kỳ hai năm một lần;
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nâng cao năng lực về kiểm kê
và giám sát phát thải khí nhà kính;
+ Quản lý quá trình thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động, thông tin liên
quan và tham gia hoạt động kiểm soát chất lượng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong phạm vi quản lý của Bộ:
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thu thập, cung cấp số liệu
hoạt động và các thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê khí nhà
kính định kỳ hai năm một lần;
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nâng cao năng lực về kiểm kê
và giám sát phát thải khí nhà kính;
10


+ Quản lý quá trình thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động, thông tin liên
quan và tham gia hoạt động kiểm soát chất lượng.
- Bộ Xây dựng, trong phạm vi quản lý của Bộ:

+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thu thập, cung cấp số liệu
hoạt động và các thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê khí nhà
kính định kỳ hai năm một lần;
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nâng cao năng lực về kiểm kê
và giám sát phát thải khí nhà kính;
+ Quản lý quá trình thu thập, tổng hợp số liệu hoạt động, thông tin liên
quan và tham gia hoạt động kiểm soát chất lượng.
- Bộ Tài chính: Cân đối bố trí nguồn kinh phí thực hiện kiểm kê khí nhà
kính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện
hành.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm
vi quản lý tại địa phương:
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thu thập, cung cấp số liệu
hoạt động và các thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nâng cao năng lực về kiểm kê
và giám sát phát thải khí nhà kính;
+ Quản lý quá trình thu thập, tổng hợp số liệu và tham gia hoạt động kiểm
soát chất lượng.
- Các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động phát thải, hấp thụ
khí nhà kính tại Việt Nam:
Cung cấp số liệu hoạt động và thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí
nhà kính trong phạm vi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp theo hướng dẫn
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.3.3. Giải pháp thực hiện
a) Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến kiểm kê khí nhà
kính cho các Bộ trong Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính;
11



b) Hình thành Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính trên cơ sở các
tổ chức hiện có ở các Bộ, ngành và địa phương;
c) Trong phạm vi quản lý, các Bộ, ngành, địa phương trong Hệ thống
quốc gia về kiểm kê khí nhà kính tổ chức việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan phục vụ công tác kiểm kê khí nhà kính
và lưu trữ;
d) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong Hệ thống
quốc gia về kiểm kê khí nhà kính để thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ;
đ) Xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ
chức trong Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính; từng bước hoàn thiện Hệ
thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính;
e) Đảm bảo các nguồn lực cần thiết để Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí
nhà kính hoạt động ổn định, bền vững và có hiệu quả;
g) Tăng cường tổ chức, nâng cao năng lực, mở rộng hợp tác quốc tế để
phục vụ kiểm kê khí nhà kính.
1.3.4. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan đầu mối trong Hệ thống quốc
gia về kiểm kê khí nhà kính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này
và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện:
- Tổng kết, đánh giá hoạt động của Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà
kính giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng kế hoạch hoàn thiện Hệ thống quốc gia về
kiểm kê khí nhà kính, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Xây dựng và thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực kiểm kê khí nhà
kính cho các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa
phương có liên quan tổ chức lồng ghép việc thu thập, tổng hợp số liệu hoạt
động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính vào hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia phù hợp với pháp luật về thống kê và Quyết định này;
c) Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ có liên quan trong Hệ thống quốc gia
về kiểm kê khí nhà kính đề xuất Chính phủ xem xét bổ sung chức năng, nhiệm

vụ phục vụ công tác kiểm kê khí nhà kính;
12


d) Các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Quyết định này.

PHẦN 2 – XÁC ĐỊNH TÍNH KHẢ THI VÀ RÀO CẢN TRONG VIỆC ÁP
DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU PHÁT THẢI
CỦA LĨNH VỰC CHẤT THẢI
2.1. Giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
Trong thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
(BVMT) nói chung, quản lý chất thải nói riêng đang từng bước được hoàn thiện.
13


Nhiều văn bản được ban hành như Luật BVMT 2005, Luật Thuế BVMT, Chiến
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Chiến lược quốc gia
về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn (CTR) đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp đến năm 2020... Thực hiện các văn bản này, công tác quản lý chất thải
nói chung và các biện pháp giảm phát thải KNK có những kết quả đáng khích lệ.
Công tác thu gom CTR đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở các đô
thị: Tỷ lệ thu gom CTR trung bình ở các đô thị trên toàn quốc tăng từ 72% năm
2004 lên 81-82% năm 2010, một số đô thị đạt cao hơn như Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương từ 80-95% (Bộ Xây dựng 2010). Tỷ
lệ thu gom CTR công nghiệp tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất
(KCX) là 90%.
Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về sản xuất sạch hơn (SXSH)

trong công nghiệp: Theo số liệu điều tra khảo sát năm 2011, trong tổng số 9.000
cơ sở sản xuất được khảo sát, có khoảng 1.000 cơ sở đã áp dụng các biện pháp
SXSH, tương đương khoảng 11%, trong đó 309 doanh nghiệp, tương ứng 3% đã
giảm 5-8% mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu. Hiện 12 Sở Công Thương đã có cán
bộ đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH, 50 Sở Công Thương có cán bộ phổ
biến, đào tạo về SXSH.
Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030: Tập trung vào việc đổi mới, ứng dụng công nghệ sạch ở một số
ngành công nghiệp trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, mức phát thải lớn. Khi
được thực hiện, Chiến lược này sẽ góp phần làm giảm chất thải từ hoạt động sản
xuất.
Với hàm lượng hữu cơ tương đối lớn (50-60%), thời gian qua các hoạt
động tái chế CTR đô thị làm phân vi sinh (compost) đã được quan tâm thực hiện
ở nhiều địa phương trên cả nước. Tính đến đầu năm 2013, có 41 nhà máy phân
vi sinh trong đó có 28 nhà máy đang hoạt động, 10 nhà máy đang xây dựng và 3
nhà máy đã ngừng hoạt động. Nếu tính tổng cộng theo công suất thiết kế, khối
lượng CTR được xử lý thành phân compost khoảng 6.400 tấn/ngày; tính theo
lượng CTR thu gom được trong năm 2010 khoảng 21.766 - 22.290 tấn/ngày, tỷ
lệ lượng CTR được chế biến thành phân compost chiếm khoảng 29% lượng
14


CTR thu gom được.
Thúc đẩy các công nghệ/kỹ thuật xử lý chất thải ít phát thải KNK: Xây
dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động tái chế thông qua Luật BVMT
2005 và Nghị định số 4/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009. Một số công nghệ xử lý
CTR hướng đến tái chế cũng được nghiên cứu áp dụng. Đến nay, đã có một tỷ lệ
nhất định chất thải được tái chế; Bước đầu thúc đẩy hoạt động đốt rác để phát
điện ở dự án Nam Sơn, Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng và một dự
án tương tự cũng đang được nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý chất thải để
giảm thiểu phát thải KNK vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Cụ thể, công tác thu gom CTR ở nông thôn còn hạn chế, tỷ lệ thu gom
mới chỉ đạt khoảng 40 - 55%. Chính sách thu phí theo khối lượng phát sinh đối
với CTR sinh hoạt, thu phí nước thải sinh hoạt theo lũy tiến chưa được áp dụng.
Hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu chất thải trong các hoạt động tiêu dùng hầu
như chưa được chú trọng. Việc triển khai cơ chế mở rộng trách nhiệm của nhà
sản xuất (EPR) còn hạn chế; Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, việc áp dụng
SXSH, ISO 14000, kiểm toán chất thải... chưa được đẩy mạnh; Tỷ lệ các cơ sở
sản xuất áp dụng SXSH còn thấp.
Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải hữu cơ làm phân vi sinh
(compost) chưa phổ biến trên thực tế. Các cơ sở sản xuất phân vi sinh còn gặp
nhiều khó khăn trong hoạt động.
Mặt khác, hoạt động tái chế chất thải mới chỉ ở quy mô nhỏ, thủ công
nghiệp, tự phát, chủ yếu là do các cơ sở sản xuất ở các làng nghề thực hiện với
công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Việc ứng dụng công nghệ tiên
tiến trong xử lý chất thải còn rất hạn chế, phương thức chính trong xử lý CTR
vẫn là chôn lấp không hợp vệ sinh. Trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải
tập trung đang vận hành, nhưng chỉ 16 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (Bộ
TN&MT, 2010). Công nghệ đốt CTR mới chỉ được áp dụng trong lĩnh vực y tế,
bước đầu trong CTR sinh hoạt và cũng còn nhiều bất cập. Việc đầu tư, xây dựng
các hệ thống xử lý nước thải ở các đô thị còn chậm, 90% nước thải sinh hoạt ở
các đô thị chưa được xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường. Việc thu hồi khí
mê-tan từ các bãi chôn lấp rác thải, các cơ sở xử lý nước chỉ mới dừng ở một số
dự án cơ chế phát triển sạch (CDM).
15


Xây dựng hầm biogas sinh học xử lý chất thải vật nuôi, nhằm giảm phát thải khí
nhà kính

Nguyên nhân chính là do nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT,
quản lý chất thải để giảm phát thải KNK của các cấp, ngành, doanh nghiệp còn
yếu kém. Nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật về quản lý chất thải nói chung
và giảm phát thải KNK nói riêng còn tồn tại những bất cập. Việc thực thi pháp
luật về quản lý chất thải còn hạn chế; Trình độ công nghiệp còn thấp, phần lớn là
công nghệ cũ, lạc hậu nên phát sinh nhiều chất thải.
2.2. Các giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải của lĩnh vực chất thải
Việt Nam đã thực hiện đánh giá nhu cầu công nghệ ứng phó với BĐKH
trong khuôn khổ dự án khu vực Đánh giá nhu cầu công nghệ toàn cầu giai đoạn
đầu tiên (TNA - hoàn thành năm 2012) với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của
UNEP thông qua Đối tác UNEP – DTU. Quá trình lựa chọn tiêu chí đánh giá
nhu cầu công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực ưu tiên
được tiến hành trên cơ sở tài liệu “Sổ tay về thực hiện đánh giá nhu cầu công
nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu của UNFCCC và UNDP” xuất bản tháng 10
năm 2010. Bốn tiêu chí để đánh giá, lựa chọn công nghệ giảm nhẹ ưu tiên là:
(i)

Lợi ích về kinh tế;

(ii)

Lợi ích xã hội;

(iii)

Lợi ích môi trường;

(iv)

Tiềm năng giảm phát thải KNK.

16


2.1.1. Thúc đẩy giảm thiểu khối lượng chất thải phát sinh
Tăng cường năng lực để nâng cao tỷ lệ CTR được thu gom, đặc biệt đối
với khu vực nông thôn. Thực hiện chính sách đánh phí theo khối lượng chất thải
rắn phát sinh, thu phí lũy tiến đối với nước thải. Triển khai thí điểm và nhân
rộng việc phân loại CTR tại nguồn ở các đô thị trên cả nước. Xây dựng các
hướng dẫn để triển khai thực hiện thành công Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg
về cơ chế mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) về thu hồi, xử lý sản
phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với một số loại sản phẩm đặc thù kể từ
năm 2015; Cần thực hiện các biện pháp khuyến khích tiêu dùng bền vững, xây
dựng lối sống xanh, thân thiện với môi trường. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập
khẩu phế liệu, đẩy mạnh các biện pháp SXSH, kiểm toán chất thải, ISO14000
trong các cơ sở sản xuất công nghiệp. Thực hiện thành công Chiến lược áp dụng
công nghệ sạch; Xây dựng các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp sinh thái,
các-bon thấp.
2.1.2. Giảm hàm lượng hữu cơ/các-bon trong chất thải phải xử lý
Cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xử lý sinh học CTR, cụ thể là hoạt
động tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh (compost), xây dựng hầm
biogas sinh học trong xử lý chất thải vật nuôi. Nghiên cứu, xây dựng để áp dụng
chính sách cấm chôn lấp chất thải hữu cơ.
2.1.3. Thúc đẩy các phương pháp xử lý chất thải ít phát thải KNK
Xây dựng và thực hiện Luật Tái chế chất thải, phát triển ngành công
nghiệp tái chế. Xây dựng và thực hiện chính sách đánh thuế khối lượng chất thải
phải chôn lấp nhằm hạn chế việc chôn lấp, đồng thời thúc đẩy tái sử dụng, tái
chế chất thải.
Triển khai đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTR ở những vùng kinh tế
trọng điểm theo các quy hoạch đã được phê duyệt. Đầu tư xây dựng các dự án
đốt rác thải để phát điện, trước hết ở các thành phố lớn Hà Nội, TP. Hồ Chí

Minh, Đà Nẵng... Đồng thời, đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung
ở các đô thị, phấn đấu đến 2020, 100% các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp
lớn có hệ thống xử lý nước thải, vận hành đạt tiêu chuẩn môi trường.
2.1.4. Phát triển kỹ thuật thu hồi KNK
Thực hiện cải thiện môi trường các bãi chôn lấp hiện có. Huy động các
nguồn vốn đầu tư để thực hiện dự án chuyển đổi hơn 80% các bãi chôn lấp CTR
không kiểm soát sang đạt tiêu chuẩn môi trường đồng thời thu hồi khí mê-tan để
17


phát điện.
Cùng với 4 nhóm biện pháp nêu trên, cần triển khai thực hiện các nhóm
giải pháp đồng bộ, đặc biệt cần có lộ trình đầu tư các cơ sở xử lý, tái chế chất
thải theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, giảm chôn lấp.
2.3. Tính khả thi trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm
thiểu phát thải khí nhà kính lĩnh vực chất thải
* Mang lại hiệu quả cao, giảm chi phí sản xuất như điện, nước, góp phần
phát triển bền vững tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động.
Điển hình là việc đẩy mạnh các biện pháp sản xuất sạch hơn (SXSH): Sản xuất
sạch hơn được hiểu là việc áp dụng liên tục các biện pháp quản lý sản xuất, giải
pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải, tăng cường hiệu
quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất công
nghiệp. Sản xuất sạch hơn không chỉ là công cụ để doanh nghiệp thoát khỏi ô
nhiễm môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Sản
xuất sạch hơn là hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát được đầu
vào như nguyên liệu, điện, nước, lao động, công nghệ... từ đó tư vấn cho doanh
nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn như đổi mới thiết bị, công nghệ,
quản lý việc sử dụng lao động, tài nguyên, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn
hoặc đầu tư các giải pháp bảo vệ môi trường... giúp cho doanh nghiệp phát triển
bền vững hơn. Sản xuất sạch hơn nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng

lượng, cung cấp các cơ hội giảm chi phí nhờ giảm tổn thất, tăng cường tuần
hoàn và tái sử dụng, góp phần cải thiện môi trường làm việc, giảm tải lượng
dòng thải và đáp ứng bảo vệ môi trường; mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, môi
trường và xã hội. Ngoài lợi ích trực tiếp tiết kiệm được trong quá trình sản xuất,
doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn có cơ hội tiếp cận nguồn ưu đãi tài
chính, các khoản vay từ các cơ quan tài chính, Chính phủ ngày càng ưu tiên cho
các dự án phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu các tổn thất nguyên vật
liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng
thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn. Và hiện tại, không ít doanh
nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất. SXSH được trình diễn
tại hàng trăm cơ sở sản xuất và lợi ích của nó đã được chứng minh trên thực tế,
được truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mức độ lan toả của
sản xuất sạch hơn.
18


* Tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh (compost), xây dựng hầm
biogas sinh học trong xử lý chất thải vật nuôi
- Tính khả thi về mặt môi trường:
+ Không được phát sinh ra các chất thải thứ cấp có khả năng gây ô nhiễm
và tác động đến môi trường. Nghĩa là công nghệ xử lý rác thải phải bao hầm tất
cả giải pháp kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ nhằm xử lý triệt để và thỏa mãn các
quy định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp sinh ra
trong suốt các quá trình vận chuyển, tập kết, phân loại và xử lý rác như: Nước
rác, khí thải, mùi hôi, cặn bùn từ hệ thống xử lý nước rỉ rác và các loại nước thải
khác; các thành phần trơ còn lại được tách riêng khỏi phân rác (khi dung công
nghệ ủ rác làm phân);
+ Nước rác không thấm xuống đất gây ô nhiễm các tầng nước ngầm;
+ Hạn chế sự phát sinh các loài ruồi nặng, côn trùng, vi trùng, gặm nhấm;

+ Không gây ra các tác hại lâu dài về mặt gen và di truyền học.
Tính khả thi về mặt kỹ thuật
+ Đảm bảo tính thích hợp và chắc chắn với diễn biến thành phần và tính
chất rác thải trong bất kỳ điều kiện khí hậu, thời tiết hay các chế độ thủy văn nào
của khu vực xử lý rác sinh hoạt;
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng (ví dụ như: Mặt bằng, cấp điện, cấp nước, tiêu
thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy….) đáp ứng các
yêu cầu liên quan đến việc thi công và vận hành khu xử lý rác sinh hoạt;
+ Các yêu cầu về mặt kỹ thuật của công nghệ xử lý rác sinh hoạt ( ví dụ
như: tiêu chuẩn lớp lót chống thấm dưới đáy chon lấp rác hợp vệ sinh) được đáp
ứng đầy đủ trong suốt quá trình thi công, xây dựng và vận hành khu xử lý rác
sinh hoạt;
+ Đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng, sữa chữa các trang thiết bị
kèm theo, cán bộ - công nhân viên quản lý và vận hành khu xử lý rác sinh hoạt
làm chủ được công nghệ.
+ Các sản phẩm đầu ra của công nghệ xử lý đảm bảo một số chỉ tiêu kỹ
thuật cơ bản và không gây tác hại đối với môi trường và sức khỏe công động
trong quá trình sử dụng;
19


+ Có đầy đủ các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thay thế khi cần thiết
( để đối phó với những tình huống bất trắc có thể xảy ra, đặc biệt đối với các
khía cạnh môi trường liên quan đến khu xử lý rác sinh hoạt).
* Thúc đẩy các phương pháp xử lý chất thải ít phát thải KNK
Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu cho biết, giảm nhẹ phát thải KNK
được xem là cơ hội để thu hút nguồn lực ứng phó với BĐKH, thúc đẩy tăng
trưởng xanh, phát thải ít các bon.
* Phát triển kỹ thuật thu hồi KNK: Khí thải được thu gom từ bãi chôn lấp
rác sẽ được đưa về trạm chiết xuất gas để tiến hành việc chiết xuất lấy khí Metan

(CH4) dùng làm nhiên liệu để chạy máy phát điện dùng phục vụ sản xuất và hòa
vào lưới điện quốc gia. Trạm phát điện: gồm 1 hay nhiều động cơ sử dụng nhiên
liệu gas CH4 có công suất thiết kế phù hợp lượng khí gas thu được từ bãi chôn
lấp sau khi qua hệ thống thiết bị chiết suất gas. Trung bình 1Nm3/giờ sản xuất
được 1,5 Kwh sản lượng điện.
- Về kinh tế:
Việc thu hồi gas để sản xuất điện theo tính toán có thể sử dụng cho toàn
bộ hoạt động của công trường xử lý rác và phát lên lưới điện quốc gia. (Ví dụ
trạm phát điện của công trường xử lý rác Gò cát trong vòng 25 năm lượng gas
thu được có thể sản xuất được 400x106 Kwh điện (Nếu giá điện :0,06
USD/Kwh) có thể thu được khoảng 360 tỷ đồng).
- Về xã hội:
Giảm thiểu ô nhiễm mùi và ô nhiễm không khi đối với khu vực xung
quanh bãi rác, giảm phát thải hiệu ứng nhà kính.
2.4. Rào cản trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu
phát thải khí nhà kính lĩnh vực chất thải
Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đầu tư vào nghiên
cứu và đổi mới công nghệ áp dụng trong các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu
phát thải khí nhà kĩnh lĩnh nói chung và lĩnh vực phát thải nói riêng, bị hạn chế
khiến cho các sản phẩm khoa học và công nghệ vẫn bị tụt hậu so với thế giới,
làm giảm năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này. Mặt khác việc đổi mới công
nghệ không chỉ đơn giản là thay cái cũ bằng cái mới mà còn phải đổi mới cả
một hệ thống quản lý cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đi kèm mà những
20


điều này vẫn còn thiếu và yếu. Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến
2020 đã đặt ra yêu cầu tốc độ đổi mới công nghệ phải đạt 15-20% mỗi năm,
nghĩa là sau khoảng 5 năm các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới được một
thế hệ công nghệ. Thực tế, đây là con số quá cao nhưng mặt khác cũng lại được

coi là quá thấp đối với khoa học và công nghệ Việt Nam.
Khung hành lang pháp lý, việc hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách để
triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải khí nàh kính được
triển khai sâu rộng vào cuộc sống, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa các
giải pháp kỹ thuật thực sự trở thành lực lượng sản xuất quan trọng để phát triển
kinh tế vẫn còn nhiều bất cập. Việc ban hành các văn bản dưới Luật như Nghị
định, Thông tư hướng chậm chạp, khiến cho quá trình thực hiện Luật KH&CN
gặp nhiều khó khăn.
Đầu tư để phát triển khoa học và khoa học cũng như áp dụng các giải
pháp kỹ thuật tuy đã có nhiều chuyển biến, được chú trọng nhưng còn rất thấp
so với nhu cầu thực tế nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Ở các nước tiên
tiến đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật
luôn đạt từ 3 – 5% ngân sách. Rõ ràng sự chênh lệch về vốn đầu tư cho KH&CN
đã là một thách thức lớn cho việc áp dụng các giải pháp công nghệ tại Việt
Nam .
Đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học
đầu ngành còn thiếu và yếu, thiếu các trung tâm khoa học lớn; hiệu quả sử dụng
các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và kết quả hoạt động của các khu
công nghệ cao còn thấp. Thiếu cơ chế quản lý khoa học nhất là cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao
số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác khoa học không thể thực hiện trong
thời gian ngắn mà đòi hỏi nhiều thời gian và tâm sức cũng là những thách thức
không nhỏ cho việc phát triển nền KH&CN nước nhà nói chung và áp dụng các
giải pháp kỹ thuật nhằm giảm phát thải khí nhà kính nói riêng.
Ngoài ra, theo đánh giá nhu cầu công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu
của UNFCCC và UNDP tiêu chí để đánh giá, lựa chọn công nghệ giảm nhẹ ưu
tiên là lợi ích về kinh tế; lợi ích xã hội; lợi ích môi trường; tiềm năng giảm phát
thải KNK. Vì vậy việc lựa chọn được giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát
thải khí nhà kính lĩnh vực chất thải đáp ứng đủ 4 tiêu chí nêu trên là điều rất
khó.

21


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới việc nâng
cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải trong thời gian tới là hết sức cần
thiết. Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính là trách
nhiệm của toàn xã hội, từng cá nhân phải nhận thức được trách nhiệm và cùng
chung tay bảo vệ môi trường, mới có thể tạo ra chuyển biến tích cực và nâng cao
hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất
thải nói riêng, tiến tới từng bước ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường.
Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ trong thời
gian tới là:

22


- Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải theo hướng giảm thiểu
lượng chất thải chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng
lượng từ chất thải;
- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sẵn có
tốt nhất (BAT), công nghệ thân thiện với môi trường;
- Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình điểm về tái chế, tái sử dụng và thu
hồi năng lượng từ chất thải nhằm lựa chọn các mô hình phù hợp để nhân rộng
trên phạm vi cả nước;
- Áp dụng các công nghệ tái chế hiện đại, thân thiện với môi trường thay
thế các công nghệ cũ, lạc hậu ở các cơ sở tái chế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo Kiểm kê khí nhà kính 2010 tại Việt Nam – Cục Khí tượng Thủy
văn và biến đổi khí hậu, tháng 5/2014;
2. Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp tăng
cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn chất thải - Nguyễn Văn Lâm
- Trưởng khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ-Địa chất;
3. Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài nguyên và Môi
trường, Hà Nội, 29/09/2015;
4. Quyết định 2359/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Hệ thống quốc gia về kiểm kê khí nhà kính;
23


×