Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đánh giá kết quả triển khai Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a2008NQCP trên địa bàn huyện Nậm Pồ giai đoạn từ 2013 đến 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.95 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI
Đánh giá kết quả triển khai Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện Nậm Pồ
giai đoạn từ 2013 đến 2016
Trả lời
Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây bác của tỉnh Điện
Biên, được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ
trên cơ sở sáp nhập từ 10 xã của huyện Mường Nhé và 5 xã của huyện Mường
Chà; huyện có đường biên giới chung với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
dài 119,7 km. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là: 149.559,12 ha, được phân
chia thành 15 đơn vị hành chính cấp xã; toàn huyện có 8.826 hộ gia đình với
47.379 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 95%; mật độ dân số 31,6
người/km2. Là một huyện được thành lập trong điều kiện kinh tế - xã hội còn rất
nhiều khó khăn, tình hình an ninh, chính trị phức tạp, cơ sở hạ tầng phục vụ đời
sống và phát triển sản xuất còn thấp kém, kết cấu hạ tầng không đồng bộ; cuộc
sống của đại bộ phận nhân dân thiếu thốn cả về vật chất tinh thần, thu nhập của
người dân chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp là chính (thu nhập bình quân
8.678.000 đ /người/năm).
Trong những năm qua luôn được Đảng và Nhà nước quân tâm đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi, huyện nghèo nói chung, huyện
Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nói riêng như: Chương trình 135 giai đoạn III; dự án
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dự án cho vay vốn hộ nghèo; chương
trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; chính sách hỗ trợ nhà ở
cho hộ nghèo theo Quyết định 167.
Cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước; sự giúp đỡ của các
Bộ, ngành Trung ương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự nỗ
lực cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong
huyện, hệ thống chính trị từ huyện đến xã được củng cố, kiện toàn, chất lượng
hoạt động được nâng lên.



Mục tiêu xóa đói giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền địa phương xác
định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và cả giai đoạn.
Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững theo Nghị quyết 30a/NQ-CP
thời gian qua được cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã triển khai rất tích
cực. Sau khi huyện ra mắt và đi vào hoạt động chưa tròn 01 năm huyện đã chỉ
đạo các cơ quan xây dựng, hoàn thiện đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm
giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Nậm Pồ giai đoạn 2013-2020, được
UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án chính
sách theo lộ trình.
Các công trình, dự án, chính sách đã đến được người dân giúp cho đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ
đảng viên về công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến, đặc biệt là ở
cấp cơ sở; nhiều hộ nghèo đã có ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo, tích cực
tham gia học nghề, học tập kinh nghiệm sản xuất, chủ động vay vốn đầu tư phát
triển sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu
nhập, cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt góp phần giảm nghèo nhanh, bền
vững.
Từ ngày được thành lập đến nay, được sự quan tâm của Trung ương và
của tỉnh, huyện Nậm Pồ đã được quan tâm đầu tư một số Chương trình, dự án cơ
sở hạ tầng, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy
sản, chuyển đổi mô hình sản xuất, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng di cư tự do,
tuyên truyền đạo trái phép, đặc biệt đẩy lùi việc tuyên truyền "Thành lập Vương
quốc Mông", cuộc sống của đại bộ phận nhân dân cơ bản đã ổn định và phát huy
hiệu quả giúp nhân dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Từ đó
Nậm Pồ đã có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, của đời sống về vật
chất và tình thần của nhân dân từng bước được nâng lên, an ninh chính trị đã cơ
bản ổn định so với trước đây chưa thành lập huyện. Tuy nhiên, so với mặt bằng
chung của cả nước nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng, Nậm Pồ vẫn là huyện
2



đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, dân cư phân bố rải rác trên một địa
bàn rộng, số hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao (67,2% theo chuẩn đa chiều), trình độ
dân trí thấp; điều kiện tự nhiên có độ dốc lớn, chủ yếu là các rải đồi núi cao.
Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện còn manh mún,
nhỏ lẻ, chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông
nghiệp những năm gần đây tuy đã có chuyển biến, song còn chậm; lĩnh vực
trồng trọt mới chỉ quan tâm đến phát triển cây lương thực; phát triển chăn nuôi
là chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, vì vậy chưa thực sự trở thành ngành sản
xuất chính, nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng, kém và chất lượng; các ngành
nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ chưa phát triển
nên chưa hỗ trợ được cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
1. Khái quát về tình hình triển khai, quán triệt thực hiện Nghị quyết
30A:
Ngay sau khi huyện thành lập và đi vào hoạt động, UBND huyện đã
nhanh chóng ổn định tổ chức cán bộ các phòng, ban, cơ quan để triển khai thực
hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh
trên địa bàn huyện, trong đó đặc biệt trú trọng đến các chương trình, dự án chính
sách giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.
Tổ chức quán triệt thực hiện Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19 tháng 5
năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011
đến năm 2020; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/11/2011 của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Điện Biên về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 267/NQHĐND ngày 30/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015,
định hướng đến năm 2020; Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của
UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định

3


số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung
huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu; huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vào danh mục các
huyện nghèo được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 64 huyện nghèo; Quyết định 1614/QĐ-TTg ngày
15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “chuyển đổi phương
pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016-2020”.
2. Công tác thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp
Thành lập Ban Chỉ đạo: Ngày 18/12/2013 UBND huyện ban hành Quyết
định số 638/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững và
xây dựng nông thôn mới huyện Nậm Pồ giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến
năm 2020; Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND huyện
Nậm Pồ, về Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững và xây dựng
nông thôn mới; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tổ chức thực
hiện; chưa xây dựng được kế hoạch giảm nghèo hàng năm.
Xây dựng Đề án phát triển KT-XH nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững:
Chỉ đạo các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tiến hành rà soát thực trạng các
ngành, lĩnh vực để tiến hành xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm
giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Nậm Pồ giai đoạn 2013-2020 (sau đây
gọi tắt là Đề án 30a). Sau khi xin ý kiến các Sở, ngành, ngày 10/3/2013 UBND
huyện đã hoàn chỉnh nội dung và trình UBND tỉnh. Ngày 27/6/2014, UBND
tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định 486/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án
Phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Nậm Pồ
giai đoạn 2013-2020.
Chỉ đạo UBND các xã phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn xây dựng Đề
án nông thôn mới cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

3. Hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành đã ban hành

4


Tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 06NQ/HU ngày 30/12/2014 về xây dựng nông thôn mới huyện Nậm Pồ; Nghị quyết
số 07-NQ/HU ngày 30/12/2014 về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
giai đoạn 2014 -2020; các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.
4. Công tác tổ triển khai, quán triệt, phổ biến tuyên truyền
Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách
của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo đến người dân, thông qua các hội
nghị, tập huấn, họp bản, qua phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh,
truyền hình, phát tài liệu, kiểm tra, giám sát... Qua đó, giúp người dân thụ hưởng
chính sách, hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong việc tổ chức thực hiện,
tạo sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, đẩy mạnh hoạt động tham gia giám sát
của nhân dân về việc thực hiện chính sách của các phòng ban, đơn vị; hàng năm
tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo đúng quy trình và các bước
điều tra, tuyên truyền phổ biến về mục đích, ý nghĩa của việc điều tra, rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo để người nghèo, hộ nghèo phối hợp, kê khai chính xác tài
sản, thu nhập của hộ gia đình, phục vụ công tác điều tra đạt hiệu quả cao.
5. Công tác thông tin, báo cáo, kiểm tra đánh giá định kỳ
UBND huyện thường xuyên tổ chức họp đánh giá thông qua các cuộc họp
giao ban quý, 6 tháng và 01 năm để nắm bắt tiến độ thực hiện và những khó khăn,
vướng mắc để kịp thời tháo gỡ; giao cho các quan cơ có liên quan chủ động trong
việc kiểm tra thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đảm bảo các chính sách
được thực hiện hiệu quả. Năm 2015 huyện tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá tình
hình triển khai và kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
giai đoạn 2011 – 2015, cụ thể như sau:
6. Các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ qua các năm

(1) Vốn sự nghiệp
- Năm 2013 giao 3.300 triệu đồng
5


- Năm 2014 được giao 10.900 triệu đồng
- Năm 2015 được giao 13.864 triệu đồng
- Năm 2016 được giao 9.379 triệu đồng, đã phân bổ 7.435 triệu đồng, còn
1.944 triệu đồng tiền duy tu bảo dưỡng chưa phân bổ.
(2) Vốn đầu tư:
- Năm 2013-2014 chưa được bố trí.
- Năm 2015 huyện được giao 30.220 triệu đồng
- Năm 2016 được giao 21.727 triệu đồng.
7. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù theo Nghị quyết
số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
(1) Hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng
Năm 2016 giao 622,050 triệu đồng để hỗ trợ trồng 95,7 ha rừng sản xuất
tập trung cho 4 xã Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Nưa, Vàng Đán. Hiện nay các xã
đang hoàn thiện hồ sơ để thực hiện hỗ trợ.
(2) Hỗ trợ sản xuất
Năm 2013, hỗ trợ khai hoang tạo ruộng bậc thang cho 233 hộ, diện tích
52,4161 ha, tổng kinh phí thực hiện 524,161 triệu đồng.
Năm 2014, hỗ trợ khai hoang, phục hóa cho 439 hộ thực hiện được 96,276
ha diện tích trong đó khai hoang 94,670 ha, phục hóa 1,6 ha. Với tổng kinh phí
thực hiện là 1.436,112 triệu đồng.
Năm 2015, hỗ trợ khai hoang, phục hóa cho 682 hộ với tổng diện tích là
133,4 ha trong đó hỗ trợ khai hoang 95,13 ha với tổng số tiền 1.426,9 triệu đồng;
hỗ trợ phục hóa 38,2692 ha với tổng số tiền 382,692 triệu đồng; hỗ trợ khai
hoang phục hóa tạo ruộng bậc thang cho 13 xã với 1.436,181 triệu đồng, đã giải

ngân 1.436,181 triệu đồng.
6


Năm 2016 giao 1.645,354 triệu đồng (nguồn năm 2015 chuyển sang) hỗ
trợ cho 15 xã thực hiện khai khoang phục hóa. Hiện nay các xã đang hoàn thiện
hồ sơ để thực hiện hỗ trợ.
(3) Hỗ trợ tiền mua giống, phân bón chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
- Năm 2014 nguồn kinh phí giao: 6.073,875 triệu đồng, thực hiện
2.476,724 triệu đồng, trong đó:
+ Hỗ trợ 328.817 con cá giống cho 825 hộ, kinh phí thực hiện 887,806
triệu đồng.
+ Hỗ trợ mua 81 con bò cho 81 hộ, kinh phí thực hiện 810 triệu đồng.
+ Hỗ trợ làm chuồng trại cho 53 hộ nghèo, kinh phí thực hiện 106 triệu
đồng.
+ Hỗ trợ mua 2.440kg giống lúa và 65.879 kg phân bón cho 775 hộ dân
sản xuất lúa vụ chiêm xuân năm 2014-2015, kinh phí thực hiện 672,924 triệu
đồng.
- Năm 2015 nguồn kinh phí được giao 13.864 triệu đồng. Đã thực hiện
11.766,121 triệu đồng trong đó: Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, phân bón cho 626
hộ với kinh phí thực hiện là 1.069,765 triệu đồng; hỗ trợ con giống, chuồng trại
cho 1.119 hộ với kinh phí thực hiện 10.570 triệu đồng; hỗ trợ tập huấn cho 263
học viên với kinh phí thực hiện 126,356 triệu đồng, cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ giống lạc, phân bón vụ Xuân – Hè cho 163 hộ, kinh phí thực
hiện 74,795 triệu đồng.
+ Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống và phân bón vụ mùa: 273 hộ, kinh phí
thực hiện 636,983 triệu đồng.
+ Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống cây chuối tây: 16 hộ, kinh phí thực hiện
211,26 triệu đồng.
+ Hỗ trợ tiền mặt cho chuyển đổi cơ cấu trồng cỏ: 10 hộ, kinh phí 4 triệu

đồng.
7


+ Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống và phân bón vụ chiêm (phát sinh) trên
địa bàn 02 xã (Nà Hỳ, Si Pa Phìn) cho 164 hộ, kinh phí thực hiện 142,727 triệu
đồng.
+ Hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi: Hỗ trợ mua 65 con bò cái
cho 65 hộ, kinh phí thực hiện 650 triệu đồng. Hỗ trợ mua 2.028 con dê cái cho
1.014 hộ, kinh phí thực hiện 9.840 triệu đồng.
+ Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi gia súc cho 40 hộ, kinh phí thực hiện
80 triệu đồng.
+ Hỗ trợ hoạt động khuyến nông: Tổ chức 3 lớp tập huấn cho 263 người,
kinh phí thực hiện 126,356 triệu đồng.
+ Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống và phân bón vụ chiêm: 781 hộ, kinh phí
thực hiện 663,028295 triệu đồng.
- Năm 2016 đã phân bổ 6,55 tỷ đồng cho 15 xã thực hiện các chính sách
hỗ trợ sự nghiệp, hiện nay các xã đang rà soát nhu cầu hỗ trợ (chưa thực hiện
giải ngân)
(4) Hỗ trợ gạo hộ nghèo giáp biên giới
Huyện Nậm Pồ không thực hiện hỗ trợ gạo cho hộ nghèo giáp biên giới.
(5) Vay vốn tín dụng ưu đãi
Từ năm 2013 đến nay chưa được bố trí cho vay bằng nguồn vốn 30a
(8) Chính sách xuất khẩu lao động
- Năm 2013, kinh phí giao 67 triệu đồng, đã tổ chức 02 hội nghị tuyên
truyền nâng cao năng lực nhận thức về XKLĐ với 140 lượt người tham gia, tổng
kinh phí thực hiện 67 triệu đồng.
- Năm 2014, kinh phí bố trí 208,841 triệu đồng, đã tổ chức 03 Hội nghị
tuyên truyền về nội dung, chính sách về XKLĐ theo Quyết định số 71/2009/QĐTTg đến cán bộ xã, các trưởng bản, người lao động với tổng số 234 người tham
gia, kinh phí thực hiện 141,031 triệu đồng.

8


- Năm 2015, kinh phí bố trí 258,810 triệu đồng. Đã thực hiện tổ chức 02
lớp tập huấn nâng cao nhận thức về xuất khẩu lao động cho 109 người là cán bộ,
công chức xã, trưởng bản và người lao động, kinh phí thực hiện 44,534 triệu
đồng. Hướng dẫn cho 07 lao động làm hồ sơ đăng ký tham gia làm việc tại nước
Lào. Đến thời điểm hiện tại đã đưa 03 lao động đi xuất cảnh sang Lào.
- Năm 2016 kinh phí chuyển nguồn (từ 2015) là 214,276 triệu đồng, đến
nay đã tổ chức 03 buổi tuyên truyền về xuất khẩu lao động cho 205 người là
trưởng bản, các đoàn thể bản và người lao động, kinh phí thực hiện 12,052 triệu
đồng.
(9) Chính sách cử tuyển
Bố trí 164,4 triệu đồng cho chính sách hỗ trợ 08 học sinh cử tuyển, đã
thực hiện giải ngân được 62,4 triệu đồng (tiếp nhận từ huyện Mường Nhé
chuyển sang).
(10) Hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm
Năm 2013-2014 chưa được bố trí hỗ trợ dạy nghề từ nguồn vốn 30a.
Năm 2015 huyện được giao 600 triệu đồng trong đó đã chi 387,698 triệu
đồng mở 06 lớp đào tạo nghề cho 209 học viên.
(11) Hỗ trợ đào tạo cán bộ tại chỗ
Đến nay huyện chưa có cán bộ được đào tạo tại chỗ.
(12) Chính sách nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở
- Năm 2013, kinh phí giao 160 triệu đồng, đã tổ chức 02 lớp tập huấn cho
140 CBCC cơ sở, tổng kinh phí thực hiện 160 triệu đồng.
- Năm 2014, kinh phí giao 804,908 triệu đồng cho công tác tập huấn cán
bộ, công chức cơ sở và đã mở được 02 lớp tập huấn về công tác tôn giáo và quản
lý văn hóa với tổng số 135 cán bộ, công chức tham gia, tổng kinh phí thực hiện
59,4 triệu đồng.


9


- Năm 2015 kinh phí đã cấp 987,939 triệu đồng; đã thực hiện mở 11 lớp
tập huấn và bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở cho 922 học viên với tổng kinh phí
539.024 triệu đồng cụ thể như sau :
+ 01 lớp tập huấn nghiệp vụ giảm nghèo cho 32 cán bộ cơ sở, kinh phí
thực hiện 22 triệu đồng;
+ 01 lớp tập huấn cho cán bộ MTTQ cấp huyện, cấp xã cho 42 người,
kinh phí thực hiện 30 triệu đồng;
+ 01 lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý đất đai, xây dựng cho 35 học viên,
kinh phí thực hiện 29,250 triệu đồng;
+ 02 lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý tài chính cho 130 cán bộ cơ sở, kinh
phí thưc hiên 166,481 triệu đồng.
+ 03 lớp tập huấn cán bộ cơ sở về công tác Thi đu khen thưởng, Trưởng
bản, Tin học cho 420 học viên, kinh phí thực hiện 164,937 triệu đồng ( còn dư
53,861 triệu đồng đã nộp ngân sách).
+ 01 lớp bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi thú y cho 38 học viên, kinh phí
thực hiện 26,476 triệu đồng.
+ 02 lớp bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi thú y, phòng chống dịch bệnh và
phát triển kinh tế lâm nghiệp cho 225 học viên, kinh phí thực hiện 99,880 triệu
đồng.
- Năm 2016, phân bổ 596,797 triệu đồng cho các cơ quan thực hiện đào
tạo, tập huấn cán bộ cơ sở, do mới phân bổ nên các cơ quan chưa tổ chức đào
tạo, tập huấn.
8. Kết quả thực hiện chính sách tăng cường, thu hút cán bộ, trí thức
trẻ đối với các huyện nghèo
a. Luân chuyển và tăng cường cán bộ về xã
- Năm 2016 tăng cường 01 cán bộ huyện xuống làm bí thư xã Nà Hỳ.
b. Thu hút tri thức trẻ, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật

10


- Dự án 500 tri thức trẻ năm 2015 có 02 tri thức trẻ về làm công chức tại
xã Chà Cang và Chà Nưa.
- Dự án 600 tri thức trẻ, có 03 tri thức trẻ về làm cán bộ chủ chốt tại các
xã Nà Hỳ, Na Cô Sa và Pa Tần.
Kết luận: Từ khi thành lập huyện và triển khai thực hiện Nghị quyết 30a
đồng bào huyện Nậm Pồ đã từng bước thay gia, đổi thịt xóa đói, giảm nghèo, cơ
sở hạ tầng dần được đầu tư, bộ mặt nông thôn ngày một nâng lên.
Tuy nhiên do điều kiện về kết cấu hạ tầng, dịch vụ ở địa bàn thấp kém
(giao thông đi lại rất khó khăn, thủy lợi, điện, trường lớp học, trạm y tế, nhà
công vụ, điểm giao dịch thương mại, hàng hóa thiếu thốn, trình độ dân trí thấp,
tỷ lệ hộ đó nghèo còn cao chiến 67,2 %).
Kinh phí bố trí thực hiện Chương trình giảm nghèo còn thấp so với nhu
cầu thực tế tại cơ sở (Năm 2013, 2014 không được bố trí nguồn vốn đầu tư cơ
sở).
Huyện có 14/15 xã đặc biệt khó khăn, 15/15 xã thuộc vùng khó khăn,
trình dộ dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, tình hình dân di cư tự do vẫn còn
xảy ra; tuyên truyền đạo trái pháp luật, xuất cảnh trái phép và tội phạm về ma
túy tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, đời sống của
nhân dân trong huyện.
Tập quán sản xuất của người dân lạc hậu khó thay đổi, chưa biết áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, chuyển đổi ngành nghề, điều
kiện sống, sản xuất của người dân còn nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội thiếu thốn.
Công tác tham mưu của một số thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo còn chưa
chủ động tích cực; công tác phối hợp giữa các thành viên chưa thường xuyên, liên tục.
Kinh phí được tỉnh phân bổ hàng năm hạn chế song chưa thực hiện giải ngân
hết trong năm, phải chuyển nguồn sang năm sau thực hiện. Nhận thức của một số cán

bộ và nhân dân chưa cao, chưa quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo và
11


người nghèo còn có tư tưởng trông chờ , ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước,
chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo.
- Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng, chính quyền chưa được
thường xuyên, liên tục.
Theo đánh các nguyên nhân chính, đó là:
Vị trí địa lý của huyện độ dốc lớn, khô càng, rất hạn chế các bãi bằng để
sản xuất nông nghiệp, huyện ở rất xa các trung tâm thương mại, kinh tế nên khó
khăn trong giao thương, trao đổi hàng hóa.
Điều kiện kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, công trình công cộng...) còn
nhiều thiếu thốn.
Tập quán sản xuất, sinh sống của một bộ phận không nhỏ trong dân cư
còn lạc hậu, khó thay đổi (trọc lỗ, cha hạt, con trâu đi trước cái cày đi sau) còn
chiến tỷ lệ cao trong dân cư.
Năng lực quản lý, điều hành các chương trình, dự án của chủ đầu tư các xã còn
nhiều hạn chế, yếu kém bớt cập, do đó ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai các
chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ cho nhân dân.
Nhiều công trình xây dựng chậm tiến độ do vướng mắc trong đền bù giải
phóng mặt bằng. Kinh phí được tỉnh phân bổ hàng năm hạn chế song chưa thực hiện
giải ngân hết trong năm, phải chuyển nguồn sang năm sau thực hiện.
Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân chưa cao, chưa quyết liệt trong thực
hiện nhiệm vụ giảm nghèo và người nghèo còn có tư tưởng trông chờ , ỷ lại vào các
chính sách hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo.
Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, liên tục.
Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã
đã có những giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt và gắng trách nhiệm cụ của các
đồng chí theo dõi, phụ trách các xã, bản, hàng quý, 6 tháng, một năm họp giao ban, tổ

chức rút kinh nghiệm, đánh giá xếp loại đảng viên, cán bộ hàng năm.
12



×