Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Xử lý tình huống sự bất cập giữa chất lượng đầu vào và yêu cầu mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp nghề của học sinh trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.42 KB, 14 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển rất cần đội ngũ lao động
có trình độ, tri thức và tay nghề cao, có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Cũng
như các địa phương khác trong cả nước, những năm qua Điện Biên rất chú trọng
đến công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Theo
đó nhiều cơ sở nghề được thành lập và đi vào hoạt động với kết quả khả quan,
trường Trung cấp nghề Điện Biên là một cơ sở đào tạo nghề công lập thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân, trường Trung cấp nghề Điện Biên luôn luôn thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ được giao và có những đóng góp quan trọng trong việc đào
tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, sự hộ trợ, giúp đỡ của các cơ quan,
ban ngành trên địa bàn, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay trường
Trung cấp nghề Điện Biên đã từng bước hoàn thiện tổ chức quản lý, hệ thống cơ sở
vật chất với đầy đủ các phòng học lý thuyết, phòng thực tập và xưởng thực hành
được trang bị nhiều phương tiện, máy móc tương đối đồng bộ, hiện đại theo kịp sự
phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu học tập của học viên. Đội ngũ
giáo viên cũng thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ có năng lực và lòng yêu nghề. Cơ cấu ngành nghề đào tạo của trường
Trung cấp nghề Điện Biên rất phù hợp với nhu cầu học tập của các đối tượng con
em vùng dân tộc cũng như của thị trường lao động trong địa bàn tỉnh và khu vực
Tây Bắc.
Với quy mô đào tạo 1.000 học sinh trình độ trung cấp và 2.500 học viên trình
độ sơ cấp/năm. Từ năm 2001 đến nay Nhà trường luôn thực hiên tốt công tác tuyển
sinh đào tạo đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng theo quy định của Điều lệ trường
Trung cấp nghề. Tính đến tháng12/2010 Nhà trường đã đào tạo nghề cho tổng số
1


18.732 học viên, trong đó đào tạo trình độ trung cấp 1.275 học viên cho các nghề:


Điện công nghiệp, Hệ thống điện, Kế toán doanh nghiệp, Tin học văn phòng, Công
nghệ thông tin, Công nghệ ô tô…, trình độ sơ cấp nghề cho 17.457 học viên ở các
nghề: Lái xe cơ giới đường bộ; Tin học văn phòng; kỹ thuật trồng trọt; kỹ thuật
chăn nuôi…,
Trong quá trình tuyển sinh và đào tạo năm học 2010 - 2011 nhà trường nhận thấy
có vấn đề bất cập là sự chênh lệch giữa kiến thức học sinh đầu vào và yêu cầu của
mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp nghề. Vì vậy, với tư cách là cán bộ phòng đào
tạo phụ trách và tham gia quản lý chất lượng đào tạo hệ trung cấp tôi lựa chọn đề
tài: “Xử lý tình huống sự bất cập giữa chất lượng đầu vào và yêu cầu mục tiêu
đào tạo trình độ trung cấp nghề của học sinh trường Trung cấp nghề tỉnh Điện
Biên” làm đề tài tốt nghiệp lớp QLNN, để quý thầy cô và bạn đọc cùng đóng góp ý
kiến giúp trường chúng tôi tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác tuyển
sinh và đào tạo của Nhà trường.
Trong quá trình hoàn thành đề tài, tôi đã vận dụng những kiến thức về Quản lý
Nhà nước được thầy, cô giáo trường Chính trị tỉnh trang bị, đồng thời còn luôn
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, các cô và của các bạn đồng
nghiệp. Song đây là một tình huống chỉ xảy ra trong các trường Đào tạo nghề miền
núi nên việc xử lý tình huống sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý
thầy, cô và các bạn cùng chỉ bảo và đóng góp ý kiến để tiểu luận của tôi được hoàn
thiện hơn và thật sự có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
Qua đây cho tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo
trường chính trị tỉnh Điện Biên và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành
tiểu luận này.

2


PHẦN THỨ HAI
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Thực hiện công tác đào tạo nghề hàng năm, sau khi tuyển sinh, mở lớp, trường

Trung cấp nghề Điện Biên lập kế hoạch năm học, tiến độ Đào tạo, kế hoạch giáo
viên và giao học sinh theo nguyện vọng chọn ngành nghề cho các khoa: Điện, Cơ
khí, Lâm nghiệp, Kinh tế, Công nghệ thông tin, Xây dựng, số lượng học sinh tốt
nghiệp THCS giao cho khoa Văn hóa cơ bản quản lý và giảng dạy theo chương
trình và kế hoạch của nhà trường. Lễ khai giảng năm học được tổ chức long trọng
vào ngày 20 tháng 10 năm 2010, giáo viên và học sinh đi vào nội quy, nề nếp học
tập và làm việc. Những niềm vui tràn đầy trên gương mặt của các thầy cô giáo,
nguyện đem hết khả năng, lòng nhiệt tình, kiến thức và tay nghề truyền thụ cho học
sinh để góp phần phát triển nguồn nhân lực lao động cho tỉnh nhà và nâng cao cải
thiện đời sống cho đồng bào dân tộc.
Hứa hẹn về một ngày mai tươi sáng sẽ đến với các em học sinh, dù các em sinh
ra và lớn lên trong những vùng sâu vùng xa, cái ăn còn thiếu, cái mặc còn rét, có
những em còn chưa thấy ánh điện. Khi đến nhập học, đến với thành phố Điện Biên,
dù chưa phải là phát triển nhưng với các em đã là hiện đại, văn minh lắm rồi. Các
em cũng rất phấn khởi khi được vào học tại trường để đào tạo một nghề kiếm sống.
Trong sự chăm chỉ của học sinh, sự nhiệt huyết yêu nghề của thầy cô giáo sau hai
tháng của học kỳ thứ nhất, năm học 2010 – 2011. Vào một buổi họp hội đồng nhà
trường, khi các khoa nhận xét về tình hình giảng dạy, học tập của khóa học sinh
năm đầu, các trưởng, phụ trách khoa phát biểu với vẻ buồn rằng: Chất lượng đầu
vào năm nay quá kém, từ kiến thức đến ý thức tổ chức, học sinh thường xuyên nghỉ
học không lý do, khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức văn hóa và lý thuyết nghề
hạn chế. Phòng họp trở nên yên lắng, trong sâu thẳm các cán bộ, giáo viên đang
suy nghĩ sẽ phải giải quyết như thế nào để đảm bảo chất lượng đầu ra trong khi đầu
vào không thể thay đổi được.
3


Qua tình huống mô tả trên, đặt ra yêu cầu buộc cán bộ các phòng chức năng và
các khoa, đặc biệt là cán bộ phòng đào tạo phải nghiên cứu xem xét, tham mưu cho
Ban giám hiệu Nhà trường tìm phương án giải quyết vấn đề hiệu quả và hợp lý nhất.

II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu tổng quát cần được xác định
Tìm phương án giải quyết theo hướng lấy chất lượng đầu ra đáp ứng yêu cầu
của mục tiêu đào tạo. Xác định đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội có tay nghề cao,
ý thức nghề nghiệp tốt, học sinh ra trường có việc làm và sống bằng ngành nghề đã
lựa chọn là mục tiêu chính của nhà trường. Nhưng dạy như thế nào với chất lượng
thực tế đâu vào của học sinh? Bắt đầu từ đâu sao cho có hiệu quả mà vẫn đảm bảo
được chương trình khung chương trình chi tiết của Bộ lao động ban hành.
2. Mục tiêu cụ thể.
Phân công từng phòng khoa kiểm tra, rà soát lại các điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, nội dung chương trình, giáo trình từng loại nghề đào tạo, đặc
biệt là cần thống kê số lượng và trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên của Nhà
trường để đáp ứng nhiệm vụ mới đặt ra đó là đào tạo các em học sinh này có trình
độ tay nghề và kiến thức lý thuyết, có phong cách làm việc đảm bảo mục tiêu đào
tạo, phù hợp với đặc thù ngành nghề…
3. Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.
Để xử lý tình huống trên đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng thời đáp
ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, đòi hỏi phải vận dụng đúng các văn
bản có liên quan đến công tác đào tạo nghề để đảm bảo đúng cơ sở pháp lý trong
quá trình thực hiện.
Các văn bản cần được vận dụng để nghiên cứu xử lý tình huống trên:
Nghị định số 75/2006/NĐ - CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật Giáo dục;
4


Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề;
Quyết định số 23/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/3/2008 về việc ban hành
chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, chương trình khung trình độ trung cấp

nghề Công nghệ ô tô;
Quyết định số 33/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 11/4/2008 về việc ban hành
chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, chương trình khung trình độ trung cấp
nghề Điện Công nghiệp;
Quyết định số21/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2009 về việc ban
hành chương trình khung trình độ caao đẳng nghề, chương trình khung trình độ
trung cấp nghề của nhóm nghề nông lâm nghiệp;
Căn cứ vào yêu cầu thực tế về phát triển kinh tế, văn hóa trong và ngoài địa bàn
tỉnh, vào nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG
1. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân chủ quan.
Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển nên sự chọn lọc chất lượng đầu vào không
được chính xác.
Công tác tuyển sinh chưa thực hiện đầy đủ và đúng quy trình.
Kể từ khi thành lập, các chương trình dạy nghề của nhà trường luôn thực hiện
đúng theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là thực hiện tốt điều 6 chương II
Nghị định 139/NĐ- CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ: luôn mở được các chương
trình và các hình thức dạy nghề đa dạng, phong phú, đối tượng tuyển sinh rộng
(các tầng lớp, các thành phần khác nhau phù hợp với từng loại nghề đào tạo) đáp
ứng được nguyện vọng, nhu cầu trình độ học vấn của nhân dân do đó đã thu hút
được số lượng học viên khá lớn tham gia đào tạo nghề.

5


Trong một số năm gần đây số lượng học viên sau khi đã hoàn thành xong các
khóa học nghề tại trường đã cơ bản tìm được việc làm trên thị trường lao động
trong tỉnh, tại các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ
phần trên địa bàn hoặc có học viên (là nông dân, là con em đồng bào dân tộc thiểu

số ở những xã, những huyện vùng sâu,vùng xa) đã vận dụng rất tốt các kiến thức
đã được đào tạo tại các lớp học nghề của Nhà trường vào việc sản xuất tại gia đình
hoặc vận dụng để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của gia đình theo hướng sử dụng
nghề đã được đào tạo. Đó cũng là động lực, là niềm tin và hy vọng của nhân dân
đối với các chương trình dạy nghề của nhà trường, nên các năm gần đây số lượng
học viên đăng ký học nghề ngày càng tăng.
b. Nguyên nhân khách quan.
Mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp mở rộng, thu hút hầu
hết các đối tượng tốt nghiệp PTTH.
Quan điểm người dân học những ngành nghề gì, trường gì để khi ra trường làm
cán bộ chứ không phải là công nhân.
Hiện tượng thừa thầy thiếu thợ ngày một gia tăng.
Chất lượng giáo dục ở vùng sâu vùng xa còn nhiều bất cập hạn chế, để tình
trạng học sinh ngồi nhầm lớp khá nhiều.
Tỉnh Điện Biên và một số tỉnh lân cận như (Lai Châu, Sơn La) là tỉnh miền núi
dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn. Điều kiện kinh tế và trình độ
văn hóa còn nhiều hạn chế, nên việc lựa chọn vào học nghề tại trường Trung cấp
nghề Điện Biên để được hưởng các chế độ chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với
người học nghề được quy định tại điều 24 Nghị định số 139/ NĐ-CP ngày
20/11/2006 của Chính phủ là lựa chọn của những thí sinh không thi đỗ tốt nghiệp
PTTH hoặc điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.
2. Hậu quả.

6


Số lượng học sinh đăng ký vào học tại trường ngày một ít đi, chất lượng đào tạo
thấp. Hơn thế nữa xét về góc độ thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh đó là: quan
tâm đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp đổi mới
của đất nước chưa được giải quyết một cách đúng đắn và thấu đáo.

Mặt khác, trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đến chất lượng
đầu ra, đào tạo những người có tay nghề tốt, có kiến thức chuyên môn cũng như
hiểu biết xã hội để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐỂ GIẢI QUYẾT
1. Xây dựng phương án.
Từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan và những tồn tại, hạn chế đã được
nêu trên, cúng ta cần tìm ra phương án tốt nhất để giải quyết những tồn tại, hạn chế
đó. Với tư cách là một cán bộ phòng đào tạo được tham gia trong tổ công tác quản
lý đào tạo, tôi đưa ra một số phương án giải quyết sau:
a. Phương án thứ nhất.
Ban giám hiệu Nhà trường họp bàn cùng trưởng các bộ phận, khoa, phòng rồi đi
đến thống nhất ý kiến: nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách đơn giản hóa kiến
thức sao cho với học sinh hiện tại tiếp thu và lĩnh hội được.
* Ưu điểm.
Đảm bảo đúng trình tự, đúng quy định của pháp luật về việc tuyển sinh và đào
tạo. Thực hiện đúng theo các Quyết định của Bộ LĐTBXH về việc ban hành
chương trình khung trình dộ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng
nghề.
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, đội ngủ giáo viên trẻ, nhiệt
huyết với công việc được giao.
Là một tỉnh miền núi, lâm nghiệp phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh
nghề lâm sinh tiếp cận thực tế.
7


* Nhược điểm.
Từ chương trình khung được quy định của bộ, trường phải xây dựng chương
trình chi tiết.
Đội ngũ giáo viên kinh nghiệm chưa nhiều, phương pháp giảng dạy còn hạn
chế, kiến thức thực tế chưa sâu, chưa thực sự được phát huy hết khả năng cũng như

thực lực sẵn có
Điện Biên là một tỉnh miền núi, công nghiệp chưa phát triển, cơ hội để cho học
sinh thực tập và kiến tập cho nhóm nghề kỹ thuật khó khăn.
b. Phương án thứ hai.
Thống nhất ý kiến: giáo viên giảng dạy bổ sung kiến thức văn hóa vào các buổi tối
* Ưu điểm.
Thực hiện được mục tiêu đặt ra là cải thiện chất lượng đầu vào.
Nếu chấp nhận phương án này thì trình tự thủ tục tiến hành đào tạo sẽ được phòng
đào tạo lập lại kế hoạch năm học, tiến độ đào tạo và kế hoạch giáo viên (chỉ cần nội bộ
trong trường thống nhất ý kiến để triển khai thực hiện).
* Hạn chế.
Học sinh phải học với khối lượng kiến thức rất nhiều trong cùng một thời điểm. Với
sự nhận thức đã kém nay phải lĩnh hội nhiều kiến thức sẽ làm cho học sinh có cảm giác
chán chường và mệt mỏi. Từ đó chất lượng đầu ra cũng sẽ bị hạn chế hơn. Nhà trường
sẽ mất dần uy tín và học viên khó kiếm được việc làm trong thị trường lao động.
Thực hiện phương án này việc chi trả chế độ tăng giờ cho cán bộ và giáo viên rất
khó khăn.
Vi phạm quy định về chương trình khung của Bộ LĐTBXH ban hành.
Qua việc xây dựng các phương án nêu trên, sau khi đã phân tích đánh giá một cách
kỹ lưỡng các ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương án, chúng ta có thể xác định
phương án được lựa chọn để giải quyết là phương án thứ 1với các lý do sau đây:
- Phương án này đáp ứng được mục tiêu mà tình huống đã đặt ra.
8


- Đảm bảo tính pháp lý của công tác tuyển sinh và đào tạo thực hiện theo đúng quy
định của Luật pháp và thực hiện đúng sự chỉ đạo của tổng cục dạy nghề.
- Đảm bảo được tính hợp lý, cả nhà trường và học viên đều được thỏa mãn về nhu
cầu và lợi ích (Nhà trường nâng cao được chất lượng đào tạo, tăng uy tín đối với xã hội,
học viên đáp ứng được nhu cầu học nghề). Quan trọng hơn nưa là góp phần thực hiện

được nhiệm vụ chính trị của tỉnh cũng như của đất nước trong giai đoạn hiện nay đó là
nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực.
- Các nhược điểm của phương án 1 có thể tìm cách khắc phục được.
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN.
Bước I.
Để nắm rõ thực trạng học sinh bằng cách tổ chức thi khảo sát chất lượng. Họp Ban
giám hiệu cùng các trưởng bộ phận, khoa, phòng để đóng góp ý kiến để lựa chọn
phương án giải quyết vấn đề theo mục tiêu của tình huống đặt ra. Trên cơ sở đó, các
thành viên trong cuộc họp phải thống nhất ý kiến, hiệu trưởng quyết định phương án
trên cơ sở ý kiến thống nhất của các thành viên để giải quyết vấn đề đó là lựa chọn
phương án nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách đơn giản hóa kiến thức sao cho
với học sinh hiện tại tiếp thu và lĩnh hội được trong công tác đào tạo năm học 2010
-2011 của trường Trung cấp nghề Điện Biên.
Bước II.
Ban giám hiệu mà trực tiếp đồng chí Hiệu trưởng nhà trường:
Quyết định giao nhiệm vụ cho các khoa xây dựng chương trình môn học trình độ
trung cấp cho các nghề đang đào tạo: Điện Công nghiệp, Hệ thống điện, Kỹ thuật xây
dựng, Công nghệ ô tô, Công nghệ thông tin, Tin học văn phòng, kế toán doanh nghiệp
và Lâm sinh.
Phòng Đào tạo trực tiếp theo dõi việc thực hiện của các khoa.
Thành lập các Hội đồng thẩm định nội dung và kế hoạch đào tạo.
Tư vấn cho học sinh chọn đúng ngành nghề.
9


Bước III.
Các khoa thực hiện xây dựng chương trình.
Hội đồng thẩm định làm việc khi đã có đầy đủ những căn cứ:
+ Chương trình các khoa đã xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội ban hành.

+ Kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu vào.
+ Trình độ giáo viên của các khoa.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của Nhà trường
Có báo cáo kết quả thẩm định trình hiệu trưởng phê duyệt.

Phần thứ ba
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng là khu vực có đặc thù khí hậu
khắc nghiệt, đồi núi hiểm trở, trình độ dân trí và một số mặt so với các vùng miền
khác còn hạn chế, giao thông đi lại còn khó khăn. Nhìn một cách tổng thể, khu vực
Tây Bắc kinh tế còn kém phát triển so với cả nước.
Để trường trung cấp nghề tỉnh Điện Biên đào tạo được nguồn nhân lực có chất
lượng, phù hợp với thực tế vùng miền, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho bà con
dân tộc miền núi, bên cạnh sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường
thì rất cần những giải pháp phát triển đồng bộ, sự quan tâm từ các Bộ ngành của
Trung ương và địa phương. Trong khuôn khổ của tiểu luận này, em xin phép được
kiến nghị một số nội dung như sau:
* Về phía Nhà trường:
- Nhà trường cần tiếp tục tìm các giải pháp, các mô hình đào tạo phù hợp với
trình độ, nhận thức của học viên trong vùng.

10


- Nghiên cứu, tìm hiểu và hợp tác với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân trong việc đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất, học viên ra
trường có việc làm ngay.
- Có chính sách hỗ trợ của tỉnh và Bộ LĐTBXH trong việc đào tạo công nhân
có tay nghề cao, có tác phong làm việc công nghiệp để xuất khẩu đi lao động các
nước.

- Mở rộng chuyên môn đào tạo nghề phù hợp phát triển kinh tế của địa phương
như: chăn nuôi, trồng cây công nghiệp …vv.
- Nhà trường cần được tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trang thiết thực hành cho
học đáp ứng các loại hình đào tạo nghề của nhà trường, gắn thực tiễn sản xuất, kinh
doanh.
* Về định hướng lâu dài:
- Giao thông miền núi mặc dù đã có bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu. Cần có thêm nhiều đường bộ, đường xe lửa, hàng không. Ngoài ra, cũng
cần đẩy mạnh việc giao thương với các nước láng giềng có chung đường biên giới
nhằm khai thác hết các thế mạnh của vùng Tây Bắc.
- Triển khai mạnh mẽ các giải pháp nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng dịch vụ
chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phát huy tinh thần hết lòng vì dân…
- Các địa phương trong vùng phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số.
- Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao
chất lượng sản phẩm thông qua các hình thức hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp
với hộ nông dân, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khai thác thế mạnh ở mỗi tiểu
vùng, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá với quy mô thích hợp,
đạt hiệu quả bền vững; Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát
triển du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái.

11


- Huy động tổng hợp các nguồn lực cho đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống kết
cấu hạ tầng.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí, tạo môi
trường thuận lợi nhất cho thu hút đầu tư....
- Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác
giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Tóm lại, song song với những giải pháp phát triển đồng bộ nêu trên, để vùng
Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng phát triển tốt, công việc cần ưu tiên
trước hết là đào tạo nguồn nhân lực. Cần tập trung sức người, sức của, thời gian
cho công tác này. Trong đó, phải đặc biệt chú trọng đến thế hệ trẻ, tầng lớp thanh,
thiếu niên bằng nhiều hình thức như: đào tạo tại chỗ tại các cơ sở trong địa bàn
tỉnh, các cơ sở đào tạo của Trung ương, các tỉnh, thành phố lớn khác, thậm chí gửi
đi đào tạo tại các nước có nền giáo dục, kinh tế phát triển để tiếp thu các thành tựu
khoa học kỹ thuật.
-------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO
______________
12


1. Tài liệu bồi dưỡng Quản lý Nhà nước tập 1-2-3
2. Nghị định 139/2006/ NĐ - CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ
3. Quyết định 1521/QĐ -UBND tỉnh ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh Điện Biên
4. Những văn bản pháp luật khác có liên quan
_______________

MỤC LỤC

13


PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
I - MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
II - XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

III - NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG
IV – XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
V – KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

14



×