Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.29 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA : QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

ĐỀ TÀI :

TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA

VIỆT NAM. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN : NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN MẠNH CƯỜNG
MÃ PHÁCH :


Hà Nội, 2015.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA : QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ LY
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM.
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
BÀI TẬP HỌC PHẦN : NGHI THỨC NHÀ NƯỚC


Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Ly, tôi thực hiện công trình nghiên cứu này với tên đề


tài : “Tìm hiểu về lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam. Giới thiệu hệ thống
biểu tượng quốc gia của một số nước trên Thế Giới”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng
trong đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình khảo sát và thu thập , tổng hợp thông tin
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ Ban Giám Hiệu nhà trường, thầy cô trong
thư viện trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô , đặc biệt đối
với Thầy Nguyễn Mạnh Cường, bởi Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, tôi gặp khá nhiều khó khăn , mặt khác do
trình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên dù có cố gắng
song đề tài của tôi vẫn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì thế tôi rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề tài, các thầy cô
trong trường cũng như các bạn đọc.
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế và từ đó tôi có
thêm những kinh nghiệm mới cho những bài nghiên cứu sau này.
Tôi xin chân thành cám ơn !


Mục lục.


PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Lí do chọn đề tài.

Khi ra đời tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia dân tộc đều có những lịch sử
hình thành và những xứ mệnh riêng của mình, nó là đại diện của ước mơ, của khát
vọng cháy bỏng trong tim triệu triệu đồng bào. Có thể là một thứ tình cảm thiêng
liêng như lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc… được cất giấu trong sâu thẳm tâm
can mỗi người. Không bộc lộ ra ngoài nhưng tôi và mọi người luôn tin rằng đó là
một thứ tình cảm có thật và được tôn thờ bằng một thứ biểu tượng thiêng liêng,
danh giá mà chúng tôi gọi đó là biểu tượng quốc gia.
Môi đất nước, mỗi dân tộc đều có một đặc trưng riêng, một biểu tượng cho
riêng mình. Nó tượng trưng cho sức mạnh , ước mơ, lẽ sống của dân tộc đó. Một
ước mơ giống như ngọn lửa mạnh mẽ dường như lúc nào cũng cháy lên và thường
trực trong tâm trí mỗi người.
Thật may mắn rằng, tôi đã được đến với Trái Đất này bằng thân phận và cuộc
sống của một con người Việt Nam. Tôi cũng giống như biết bao đồng bào khác trên
đất nước mình, tôi cảm thấy tự hào rất nhiều về lịch sử dựng nước và giữ nước từ
bao đời nay, Việt Nam trong chiến tranh khói lửa đã phải đi qua biết bao nhiêu
thăng trầm thời gian với những vết thương đầy rẫy và sự hi sinh xương máu, nước
mắt để đổi lấy một Việt Nam của ngày hôm nay phát triển phồn thịnh, cuộc sống
bình yên. Không chỉ như vậy, để khẳng định bản thân , ước mơ của mình, Việt Nam
đã tự xây dựng cho mình những biểu tượng đại diện cho toàn đất nước, toàn con
người với một sự tôn thờ và phát huy tuyệt đối.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử biểu tượng quốc gia luôn gắn bó chặt chẽ với lịch
sử.
Ngày hôm nay tôi xin chọn chủ đề : “Tìm hiểu về lịch sử các biểu tượng
quốc gia Việt Nam. Giới thiệu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên
Thế Giới”. Tôi hi vọng qua công trình nghiên cứu này, mọi người có thể hiểu hơn
về các biểu tượng quốc gia của Việt Nam và hệ thống một số nước trên Thế Giới.
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề.


Theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường

gốc tích nước nhà Việt Nam.” . Chúng ta thế hệ trẻ ngày nay cần phải biết lịch sử
để có thể giúp ích cho xã hội, góp phần vào việc xây dựng đất nước Việt Nam bây
giờ và mai sau.
Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, đất nước Việt Nam phải trả qua bao nhiêu đời
dựng nước và giữ nước : công cuộc dựng nước của vua Hùng, công cuộc bảo vệ và
xây dựng đất nước của các triều đại phong kiến Đinh-Lê-Trần-Nguyễn,… rồi đến
sự nghiệp đánh tan giặc ngoại xâm cùng bọn đế quốc thực dân của nhân dân và các
anh hùng liệt sỹ.Trong học phần nghiên cứu của bài viết này, tôi xin được trình bày
về lịch sử các biểu tượng quốc gia của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, ý nghĩa,
khái niệm. đặc điểm và giới thiệu hệ thống biểu tượng của một số nước trên Thế
Giới. Tôi mong muốn qua đề tài tôi thực hiện này có thể giúp mọi người hiểu hơn
về ý nghĩa của biểu tượng quốc gia Việt Nam đất nước mình và một số biểu tượng
quốc gia khác trên thế giới.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi của vấn đề.
a. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu các biểu tượng quốc gia Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, và qua
đó đánh giá , nhận xét ý nghĩa của các biểu tượng quốc gia của Việt Nam.
- Giới thiệu hệ thống một số biểu tượng quốc gia của một số nướ trên thế giới.
- Các biểu tượng quốc gia của Việt Nam biểu tượng cho tình yêu đất nước và
khát vọng của dân tộc Việt Nam, đại diện cho ước mơ, ý chí của toàn đồng
bào Việt Nam.
b. Giới hạn phạm vi vấn đề.
- Đi sâu nghiên cứu các biểu tượng quốc gia Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
- Giới thiệu hệ thống các biểu tượng quốc gia của một số nước trên Thế Giới.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
a. Mục đích nghiên cứu.
- Bài nghiên cứu này, tôi xin đi sâu nghiên cứu về các biểu tượng quốc gia của
Việt Nam và ý nghĩa biểu trưng của nó với dân tộc.
- Với việc đi nghiên cứu này, tôi sẽ làm sáng tỏ : Biểu tượng quốc gia của Việt
Nam là một biểu tượng thiêng liêng danh giá, là yếu tố khẳng định vị thế cũng

như chủ quyền của đất nước, tìm hiểu theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ


nước, tìm hiểu được ý nghĩa của chúng qua từng thời kỳ và phát huy những
truyền thống quý báu mà ông cha ta đã giữ gìn bao đời nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu ý nghĩa biểu tượng quốc gia của Việt Nam.
- Giới thiệu hệ thống các biểu tượng quốc gia của một số nước khác trên Thế
Giới.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng.
- “Biểu tượng quốc gia” là một chủ đề khá rộng và có rất nhiều các nguồn tài liệu
khác nhau nghiên cứu về vấn đề này nhưng chúng ta nên tìm hiểu, phân tích
và chọn lọc nó theo các nguồn lịch sử trong sách, các tác phẩm nghiên cứu của
các nhà sử học. Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương
pháp logic, phương pháp tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
a. Ý nghĩa lý luận.
- Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích làm sáng tỏ những ý
nghĩa trừu tượng và cụ thể nhất của các biểu tượng quốc gia Việt Nam từ thời
lịch sử của đất nước và cho đến ngày hôm nay được đồng bào tôn thờ và gìn
giữ.
b. Ý nghĩa thực tiễn.
- Tôi mong qua đề tài này, mọi người sẽ hiểu thêm về lịch sử dựng nước, giữ
nước và ước mơ khát vọng hòa bình độc lập được xây dựng bằng xương máu
và nước mắt của biết bao nhiêu thế hệ đồng bào đi trước. Từ đó hãy biết gìn
giữ, cố gắng để đất nước ngày một giàu mạnh.
7. Cấu trúc của đề tài.
- Câu trúc của đề tài do tôi thực hiện gồm 3 chương cụ thể như sau :
+ Chương 1 : Khái quát chung về biểu tượng quốc gia.

+ Chương 2 : Lịch sử các biểu tượng quốc gia của Việt Nam.
+ Chương 3 : Giới thiệu hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên
Thế Giới.
Cuối cùng là Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.


CHƯƠNG 01 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG QUỐC
GIA.
1. Khái niệm.
Như chúng ta đã biết, mỗi một quốc gia, dân tộc , đất nước đều có những biểu
tượng riêng của mình và không giống với bất kì một nước nào khác. Biểu tượng
quốc gia không chỉ là hình ảnh đại diện , mà nó còn được thể hiện dưới các hình
thức phong phú và đa dạng.
Biểu tượng quốc gia của mỗi nước đều bao gồm các loại hình cơ bản : Quốc
kỳ, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca,… và những biểu tượng không chính thức khác.
Hầu hết các biểu tượng quốc gia có nguồn gốc trong Thế Giới tự nhiên
Như động vật hoặc chim chóc, hoa lá hoặc những biểu tượng khác nữa.Biểu
tượng quốc gia xuất hiện nhiều chỗ dưới nhiều hình thức khác nhau như là : Quốc
kỳ, Quốc ca, Quốc huy, Quốc hiệu,…Chúng ta cần phân biệt giữa biểu tượng quốc


gia chính thức và không chính thức và thường liên quan đến hình ảnh du lịch hoặc
linh vật, biểu tượng cho các sự kiện quan trọng có tầm quốc gia, quốc tế như “cối
xay gió” ở Hà Lan, “chú bảo Zakuni” của Nam Phi, “chú chó USA” của Mỹ. Có rất
nhiều biểu tượng quốc gia không chính thức nhưng lại được biết đến nhiều hơn là
những biểu tượng quốc gia chính thức. Tuy nhiên những biểu tượng quốc gia chính
thức của các nước được xác định bởi quy định của nhà nước bằng pháp luật hoặc
tuyên bố chính thức của nhà nước.
Như vậy ta có thể hiểu khái niệm “Biểu tượng quốc gia” như sau :
“Biểu tượng quốc gia là hình ảnh đại diện và tượng trưng cho một quốc

gia. Nó được thể hiện bằng các loại hình cơ bản bao gồm : Quốc kỳ, quốc huy,
quốc thiều, quốc hiệu,…và những biểu tượng không chính thức khác.”
2. Đặc điểm.
- .Nhắc tên một đất nước, một dân tộc, một quốc gia người ta luôn không thôi
nhớ đến biểu tượng quốc gia của đất nước dân tộc đó. Biểu tượng quốc gia là
linh hồn thiêng liêng nhất của một quốc gia, nó vừa là yếu tố khẳng định chủ
quyền bất khả xâm phạm , lại vừa mang những đặc điểm gắn liền với quốc gia
đó
-

Biểu tượng quốc gia được biểu hiện dưới nhiều hình thức và loại hình

khác nhau như:
+ Quốc kỳ.
+ Quốc huy
+Quốc hiệu
+ Quốc ca
+ Quốc phục
+ Quốc ẩn

Và một số biểu tượng không chính thức khác.
- Biểu tượng quốc gia mang mang 3 đặc điểm chính :


+ Biểu tượng quốc gia là sự kết tinh các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội của
một quốc gia được khái quát hóa thông qua các phương tiện được thể hiện như :
âm nhạc, hội họa hay ngôn ngữ.
Ví dụ : Nhật Bản được mệnh danh là đất nước của hoa anh đào,
Hay Cổng Brandenburg là một cổng thành cổ xưa của nước Đức,…
+ Biểu tượng quốc gia là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia thể hiện tinh

thần, sự tự tôn dân tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia.
Ví dụ : Nhắc đến Việt Nam người ta không quên được tà áo dài duyên dáng là
biểu tượng linh hồn người Việt, hay nhắc đến Nhật Bản người ta đều nhớ đến
dáng áo Kimono đặc trưng ấy.
+ Là hình ảnh đại diện của một quốc gia trong quan hệ quốc tế và là biểu
hiện của tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước, công dân với tổ chức.
Ví dụ : Việt Nam sử dụng đơn vị tiền là VND, Mỹ là USA.
 Biểu tượng Việt Nam là hình ảnh đai diện cho một đất nước, một quốc gia,
một dân tộc nào đó trên một phương diện cụ thể . Đồng thời nó cũng là yếu tố quan
trọng hàng đầu không thể thiếu của mỗi quốc gia, dân tộc mang những đặc điểm
riêng biệt của quốc gia dân tộc đó vừa thể hiện chủ quyền quốc gia, vừa là yếu tố
cấu thành nên quốc thể.
3. Sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay ở Việt Nam.
- Việt Nam là một đất nước, một dân tộc có lịch sử dựng nước và giữ nước hào
hùng , bi tráng thể hiện qua các dấu mốc, con người anh hùng sống mãi và
trường tồn với thời gian. Cho đến ngày hôm nay, Việt Nam đã chính thức trở
thành một quốc gia độc lập, tự do, có chủ quyền, có lãnh thổ bất khả xâm phạm.
- Bằng việc khẳng định mình hơn nữa, sánh ngang với các quốc gia khác trên
thế giới, Việt Nam cũng đã tự xây dựng cho mình những “biểu tượng quốc gia”
riêng biệt, thể hiện những ý nghĩa đai diện , biểu trưng cho sức mạnh, tinh thần,
lòng yêu nước, khát vọng và những tinh hoa dân tộc được cha ông ta truyền lại
từ thời dựng nước và giữ nước.
- Biểu tượng quốc gia của Việt Nam được lưu truyền từ quá khứ đến hiện tại
ngày nay và cũng trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi các biểu tượng chính
thức được công nhận chính thức là biểu tượng quốc gia của Việt Nam. Tuy


nhiên, ngoài các biểu tượng chính thức còn có các biểu tượng không chính thức
nhưng hầu như các biểu tượng này rất phổ biến và có khi được biết đến nhiều
hơn là biểu tượng chính thức.

- Biểu tượng quốc gia của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, được biết đến
dưới nhiều loại hình như : quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc hiệu,…
 Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã sử dụng rất nhiều các biểu tượng
quốc gia, trong đó ẩn chứa rất nhiều các yếu tố của nền văn hóa Việt cũng
như lòng tôn thờ , tự hào dân tộc sâu sắc.


CHƯƠNG 02 : LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA
VIỆT NAM.
1. Quốc kỳ.
a. Nguồn gốc hình thành quốc kỳ.
- Từ xa xưa người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho một nhân vật lãnh
đạo hay một gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ của
bên mình làm điểm hội tụ binh sĩ, nơi xuất phát của các hiệu lệnh hành quân. Thời
quân chủ chuyên chế, lá cờ của nhà vua cũng là biểu tượng của quốc gia, nhưng chỉ
được dựng lên tại những nơi có vua. Ý niệm quốc kỳ là biểu tượng quốc gia trên
toàn lãnh thổ chỉ mới xuất hiện về sau này.
b. Khái niệm.
- Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia.
- Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính
phủ thường được treo quốc kỳ. Tuy nhiên ở một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở
những công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể.
- Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ năm 1976, là lá cờ
đại diện cho nước Việt Nam thống nhất, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở
giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Quốc kỳ Việt Nam là biểu tượng của lá cờ đỏ sao vàng năm cánh,
đại diện cho cả một đất nước Việt Nam



c. Hình ảnh minh họa Quốc kỳ Việt Nam.

H1. Quốc kỳ Việt Nam.
d. Lịch sử lá quốc kỳ Việt Nam.
- Biểu tượng quốc kỳ Việt Nam “lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu trong
cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống Thực dân Pháp (23/11/1940) . Tác giả sáng tạo ra


lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến. Tâm huyết của
tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông :

-

Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng liêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Tháng 5 năm 1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì

hội nghị Trung ướng VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam Độc lập đồng
minh, đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc
Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kỳ.”. Đây là văn bản đầu tiên, chính thức
quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.
- Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ Việt Nam dân
chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi

sao vàng năm cánh.”
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945 cờ đỏ sao vàng đã chính thức xuất hiện trong buổi
lễ “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, chủ
tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh kí sắc lệnh
Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ
thể về Quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : “Lá cờ
đỏ sao vàng đã thấm đẫm máu đồng bào ta trong khở nghĩa Nam Kỳ năm 1940.
Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ Châu Á sang Châu Âu, từ Châu
Âu về Châu Á, có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì từ 25 triệu đồng bào,
còn không ai có quyền thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca.”.
- Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non
sông Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976,


Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều
Nghị quyết quan trọng, trong đó công nhận “lá cờ đỏ sao vàng” là Quốc kỳ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
e. Ý nghĩa lá Quốc kỳ Việt Nam.
- Quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là “lá cờ đỏ sao vàng”.
- Quốc kỳ này mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, cao quý, không chỉ gắn
bó máu thịt với người dân tộc Việt Nam mà còn là đại diện của lớp lớp các thế
hệ người Việt Nam phải gìn giữ và phát huy.
- Lá Quốc kỳ danh giá mang màu đỏ là nền và ở giữa có hình ngôi sao vàng
năm cánh đại diện cho những ý nghĩa sâu sắc :
+ Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự chiến
đấu và chiến thắng. Không chỉ như vậy, màu đỏ còn là màu của máu, của các
đồng bào 54 dân tộc trải dài khắp dải đất hÌnh chữ S đang cùng chảy chung
một dòng máu, cùng một mái nhà và cùng một lòng yêu nước nồng nàn, một ý
thức tự tôn dân tộc sâu sắc.
+ Màu vàng là màu da của người Việt, của đồng bào Việt tượng cho linh hồn dân

tộc, hình ngôi sao năm cánh mang ý nghĩa biểu trưng cho tầng tầng lớp lớp
nhân dân cùng đoàn kết trong địa gia đình dân tộc Việt Nam.
 Quốc kỳ Việt Nam là đại diện cho tinh thần đoàn kết dân tộc sâu sắc.
2. Quốc huy.
a. Khái niệm.
- Quốc huy là huy hiệu của một nước hoặc hình tượng trưng cho một nước.
- Theo quy định tại điều 142 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam 1992: “Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền
đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh
xa răng và dòng chữ : “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
b. Hình ảnh minh họa Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.


-

H2. Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
c. Nguồn gốc hình thành.
Tại kì họp thứ 5, Quốc hội khóa đầu của nước ta, họp từ 15 đến 20 tháng 9

năm 1955, Quốc hội đã quyết định chọn mẫu Quốc huy do Chính phủ đề nghị. Mẫu
Quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu và họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh
sửa.
-

d. Các đặc điểm và quy định về Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Về việc sử dụng Quốc huy hiện nay căn bản vẫn theo các quy định tại điều lệ

số 973/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/7/1956 về việc dùng Quốc huy nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa
+ Quốc huy có thể làm to nhỏ, tùy theo sự cần thiết. Các màu vàng ở mẫu Quốc

huy có thể thay bằng màu vàng kim nhũ hoặc có thể dùng không tô màu.
+ Quốc huy được treo ở cửa chính cơ quan về phía trên, chỗ trống rõ nhất tại các
cơ quan sau đây :
 Nhà họp của Chính phủ.
 Nhà họp của Quốc hội khi họp.
 Bộ Ngoại gia, các đại xứ quán và lãnh sự quán Việt Nam tại các nước
ngoài.
+ Quốc huy có thể treo ở các lễ đài, các nhà lễ lớn : 1/5 và 2/9 do Chính phủ
trung ương hoặc cấp chính quyền địa phương tổ chức.


+ Rước Quốc huy : trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 2 tháng 9 và
1 tháng 5.
+ Quốc huy được in và đóng dấu nổi trên các thư hoặc giấy tờ :
 Bằng huân chương, bằng khen thưởng Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ.
 Các văn bản ngoại giao như Quốc thư, ủy nhiệm thư, thư giới thiệu của
Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Bộtrưởng Bộ Ngoại giao.
 Hộ chiếu.
 Công hàm, thiệp mời, phong bì của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
 Các thư từ, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch Quốc hội trong việc giao
thiệp với các cơ quan nước ngoài.
 Công văn, thiếp mời của Đại xứ quán và lãnh sự quán ở nước ngoài.
 Tuy nhiên cũng phải thấy rằng hiện nay Quốc huy đã được quy định phạm vi
sử dụng rộng rãi hơn nhiều. Thông tin của Bộ Văn Hóa Thông tin số
04/1998/BVHTT ngày 11 tháng 7 năm 1998 hướng dẫn văn minh trong việc cưới ,
việc tang lễ hội quy định về việc : trang trí nơi tổ chức lễ trao giấy chứng nhận kết
hôn phải có Quốc huy. Hình Quốc huy phải được in trên nhiều giấy tờ và các vật
mang tin khác.

e. Ý nghĩa của Quốc huy.
- Quốc huy Việt Nam là biểu tượng của cả một dân tộc đất nước Việt Nam với
ý nghĩa cao quý và thiêng liêng.
- Nghiên cứu trên bản mẫu Quốc huy Việt Nam chính thức chúng ta thấy về bố
trí, vị trí sắp xếp, tỷ lệ các hình tượng quốc huy rất cân đối, hài hòa, vững chắc.
Hình dáng đường nét các bông lúa, hạt lúa, ngôi sao, bánh xe, răng cưa, dải lụa có
tên nước Việt Nam được nghiên cứu, chắt lọc kỹ lưỡng nên rất tinh tế, sinh động,
tượng trưng và chuẩn mực. Màu sắc của Quốc huy được phối hợp mạch lạc, hài hòa
giữa đỏ, vàng và nâu. Mẫu Quốc huy Việt Nam hoàn chỉnh và đẹp về hình thức, sâu
sắc về nội dung , thể hiện sâu sắc cô đọng và súc tích về đất nước và dân tộc Việt
Nam với nền tảng công nghiệp và nông nghiệp, lý tưởng cách mạng, tinh thần đại


đoàn kết trên cơ sở liên minh công-nông với khát vọng hòa bình và sự khẳng định
chủ quyền thiêng liêng của quốc gia, tư do, hạnh phúc.
 Quốc huy Việt Nam đã đọng lại trong tâm trí mỗi người Việt Nam chúng
ta là hình tròn, có bông lúa kết 2 bên, ở giữa có ngôi sao vàng mang đầy đủ
những nét đẹp Việt và ý nghĩa sâu sắc ẩn trong đó.
3. Quốc ca.
a. Nguồn gốc hình thành.
- Theo Nguyễn Ngọc Huy đến thời chiến tranh Thế giới thứ 2, Hoàng đế Bảo
Đại xuống chiếu chọn một Quốc kỳ và một Quốc ca. Quốc kỳ là Long tinh còn
Quốc ca là bài Đăng Đàn Cung. Bài “Đăng đàn cung” là một bản nhạc cổ Việt Nam
được dùng cho nước Đại Nam gồm Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
- Sau Cách mạng tháng 8 khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì
bài “Tiến Quân ca” được chọn làm Quốc ca Việt Nam. Điều này được ghi vào Hiến
pháp ngày 9 tháng 11 năm 1946.
- Năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ chia đất nước ra hai vùng tập kết quân sự.
Tại miền Bắc, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục sử dụng bài
“Tiến quân ca” làm quốc tế ca.

- Năm 1960, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập. Năm
1969, mặt trận thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam để đối chọi với Hoa Kỳ và Chính phủ miền nam Cộng hòa. Chính phủ này đã
sử dụng bài Quốc ca là bài “Giải phóng miền nam” của Lê Hữu Phước là quốc tế
ca.
- Sau 30 tháng 4 năm 1975, Chính phủ Việt Nam cộng hòa sụp đổ, bài “Giari
phóng Miền Nam trở thành Quốc ca cho cả miền Nam cho nước Cộng hòa miền
Nam Việt Nam.
- Cho tới khi hai miền thống nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành lập nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quốc ca là “Tiến quân ca”.


H3. Bài hát Quốc ca.
b. Quy định về hát Quốc ca.


- Quốc ca là bài hát biểu tượng quốc gia của dân tộc Việt Nam, được quy định
hát vào những ngày kỉ niệm, nghi thức trao tặng, khen thưởng, danh hiệu thi
đua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài.
- Ngoài ra, Quốc ca còn được hát vào những thời điểm và những khoảnh khắc
thiêng liêng như : Chào cơ, khai giảng,…
c. Ý nghĩa của Quốc ca.
- “Quốc ca” là một biểu tượng quốc gia của dân tộc Việt Nam được thể hiện
tinh tế và xuất sắc dưới hình thức âm nhạc với giọng điệu hào hùng bi tráng
của lịch sử, của những cuộc kháng chiến trường kỳ với thời gian.
- Quốc ca với cờ đỏ sao vàng đi cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt
Nam suốt gần 70 năm qua, mỗi lần bài hát được cất lên dường như nó đã đi
vào và ở lại trong tiềm thức mỗi người dân Việt. Đó là một niềm tự hào , tự
tôn dân tộc sâu sắc.
 Quốc ca mang hồn thiêng sông núi, là tiếng đồng vọng của lịch sử, là lời

hiệu triệu xốc tới, là mạch đập của đất nước của dân tộc, trở thành mạch
đập trái tim mỗi người khi lồng ngực cất lên lời bài hát. Bài hát cũng là
trang sử hào hùng bi tráng gợi nhắc những chiến công oai hùng của quá
khứ và những người anh hùng đã đánh đổi cả xương máu để giành lại độc
lập như hôm nay.
4. Quốc hiệu.
a. Khái niệm.
- Việt Nam qau các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều Quốc hiệu khác nhau. Bên
cạnh đó cũng có những tên được dùng chính thức và không chính thức để chỉ
vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam. Nó còn biểu lộ sự tiến hóa của quốc
gia và dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ.
- Định nghĩa : Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia.
- Quốc hiệu là biểu tượng của một nước nên không thể thiếu được, thể hiện
chủ quyền mang những đặc điểm của quốc gia, dân tộc đó.
- Quốc hiệu mang nhiều ý nghĩa :
+ Nó biểu hiện chủ quyền của quốc gia trên vùng lãnh thổ của mình. Nó có
thể khác với tên địa lý hoặc gắn cho vùng đất hay vùng dân cư đó.
Ví dụ : Chiêm Thành là tên Việt Nam gọi người Chàm.


+ Quốc hiệu cũng thường biểu lộ các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cư
dân chủ thể của Quốc hiệu. Nó là danh xưng chính thức được dùng trong
ngoại giao và bang giao quốc tế.
Ví dụ : Cho đến trước năm 1804, Việt Nam luôn luôn có 2 Quốc hiệu : Đại
Cồ Việt và Đại Việt.
 Như vậy, Quốc hiệu Việt Nam được công nhận từ năm 1802 nhưng đến
tận năm 1804 mới được chính thức thừa nhận về mặt ngoại giao.
b. Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử có tên gọi khác nhau.
- Nhà nước Văn Lang (690-258TCN): Vua Hùng Vương đặt tên nước là Văn

Lang.
- Âu Lạc (257-208TCN): An Dương Vương chiếm Văn Lang, lập nước Âu
Lạc, đóng đô ở Cổ Loa.
- Vạn Xuân (544-602): Lý Bôn tự xưng Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân, đóng
đô ở Long Biên.
- Đại Cồ Việt (1968-1054): Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán
thống nhất đất nước đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
- Đại Việt (Nhà Lý, 1054-18040): Năm 1054 Lý Thánh Tông đổi Quốc hiệu là
Đại Việt.
- Đại Ngu (1400-1407): Nhà Hồ đặt Quốc hiệu là Đại Ngu.
- Đại Nam (1820-1840): Năm 1831 vua Minh Mạng đổi tên là Đại Nam.
- Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945-2/7/1976): Ngày 2 tháng 9 năm 1945
bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa.
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/7/1976 đến nay): Sau khi giải phóng
hoàn toàn miền Nam, đất nước Việt Nam quy tụ thành nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra Việt Nam còn có một số các Quốc hiệu khác.
 Như vậy, Quốc hiệu Việt Nam vô cùng phong phú và cũng chính từ đó
làm nên những bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc.
c. Ý nghĩa của Quốc hiệu Việt Nam.
- Lịch sử của nhiều quốc gia dân tộc như Trung Quốc, Nhật, Việt thường bắt
đầu bằng những huyền thoại. Chính trong những truyện truyền kỳ huyền


thoại tuy có thể do người đời sau sáng tác ra nhưng đã lưu truyền trong nhiều
ngàn năm nên có thể ẩn chứa những dấu vết văn hóa lịch sử. Giống như vậy,
Quốc hiệu Việt Nam trong thời huyền sử cũng ẩn chứa những dấu vết của
nền văn hóa cổ Việt xa xưa và khẳng định củ quyền của mình.
- Ở mỗi một thời kỳ lịch sử khác nhau, Việt Nam cũng có những Quốc hiệu

khác nhau và nó ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau của từng thời kỳ đó.
- Quốc hiệu Việt Nam không chỉ thể hiện rõ ràng biểu tượng quốc gia của dân
tộc mà còn là tên gọi riêng của đất nước đó.
- Quốc hiệu thể hiện tinh thần, ý chí và niềm tin của cả dân tộc Việt Nam về
một đất nước có chủ quyền, có tên gọi và có lịch sử của mình.

CHƯƠNG 03 : HỆ THỐNG CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
Mỗi quốc gia đều có một biểu tượng khi nhắc đến, và người ta thường không
quên và cũng không thể lẫn giữa các biểu tượng quốc gia của các nước trên thế
giới. Bởi mỗi quốc gia, đất nước đều có những biểu tượng riêng biệt không giống
với bất kì một nước nào khác.Ở chương 2 , tôi đã giới thiệu và nói chi tiết về các
biểu tượng quốc gia của Việt Nam, đến với chương 3 của bài nghiên cứu này, tôi
xin giới thiệu đến hệ thống các biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới.
Cụ thể là quốc kỳ của 5 nước : Pháp, Đức, Hoa Kì, Pháp, Trung Quốc, Mỹ.
1. Quốc kỳ của nước Pháp
a. Lịch sử hình thành :
- Quốc kỳ Pháp ra đời vào ngafy17 tháng 5 năm 1853.
- Quốc kỳ Pháp ra đời trước cuộc Cách mạng năm 1789 khi dân quân mở cuộc
tấn công phá ngục Bastillen ở Paris. Lúc bấy giờ quân lính cách mạng đầu
đội mũ xanh dương-đỏ-trắng và lá cờ cũng lấy 3 màu đó làm nền.


b. Khái niệm và đặc điểm.
- Quốc kỳ Pháp là hình ảnh lá cờ đại diện cho nước Pháp.
- Quốc kỳ Pháp là lá cờ gồm 3 dải dọc màu xanh da trời, trắng và đỏ được
thiết kế theo tỷ lệ 30:33:37.


H4. Quốc kỳ nước Pháp.

c. Ý nghĩa.
- Quốc kỳ Pháp gồm 3 dải dọc màu xanh da trời, trắng và đỏ. Từ thời Cách
mạng năm 1789, Quốc Kỳ Pháp vẫn giữ nguyên ba màu đó.
- Ba màu : xanh da trời, trắng , đỏ là ba sắc màu biểu tượng cho sự Tự do –
Bình đẳng- Bác ái.
- Quốc kỳ Pháp không chỉ đại diện cho cả một nước Pháp, cho sức mạnh, chủ
quyền và cho cả những ước mơ, khát vọng mà nước Pháp hướng tới.
2. Quốc kỳ nước Đức.
a. Nguồn gốc lịch sử.
- Quốc kỳ Đức gồm ba dải ngang bằng hiển thị các màu quốc gia của Đức :
đen, đỏ, vàng. Thiết kế này được thông qua làm Quốc kỳ của Đức hiện đại
vào năm 1919 thời Cộng hòa Weimar.
- Cờ tam tài đen-đỏ-vàng xuất hiện lần đầu tiên vào đầu Thế ký XIX và trở
nên nổi bật sau các cuộc Cách mạng 1848. Quốc hội Frankfurt đoàn mệnh đề
xuất cờ tam tài làm Quốc kỳ cho một quốc gia Đức thống nhất và dân chủ.
Khi Cộng hòa Weimar hình thành sau Chiến tranh Thế Giới thứ nhất, cờ tam
tài được chấp thuận làm Quốc kỳ của chính thể này. Sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, cờ tam tài được chỉ định làm Quốc kỳ của cả Tây Đức và Đông Đức
vào năm 1949. Quốc Kỳ của hai quốc gia đồng nhất cho đến năm 1959, khi
mà thiết kế Quốc huy Đông Đức được đưa vào trong Quốc kỳ Đông Đức.
Năm 1990, cờ tam tài đen-đỏ-vàng trở thành Quốc kỳ của nước Đức thống
nhất.
- Quốc kỳ Đức ra đời chính thức và được công nhận vào ngày 7 tháng 6 năm
1950.
b. Khái niệm và đặc điểm.
- Quốc Kỳ Đức là hình ảnh lá cờ đại diện cho nước Đức.
- Quốc kỳ Đức là lá cờ gồm 3 dải ngang bằng hiển thị các màu quốc gia của
nước Đức đen-đỏ-vàng theo tỷ lệ 3:5



×