Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.28 KB, 25 trang )

Danh mục chú thích chữ viết tắt
STT

Chữ viết tắt

Chú thích

1

SGK

Sách giáo khoa

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh
Phụ lục
Nội dung

Trang

Phần A. Mục đích, sự cần thiết


2–4

Phần B. Phạm vi triển khai thực hiện

4–5

Phần C. Nội dung
5

I.Tình trạng giải pháp đã biết
II.Nội dung giải pháp nghiên cứu

9 – 21
22

III.Khả năng áp dụng giải pháp

23 – 24

IV.Hiệu quả, lợi ích thu được
V.Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp

24

VI.Kiến nghị, đề xuất

24

Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo viên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2010.

2.Sách thiết kế bài giảng – NXB Hà Nội, Nguyễn Huyền Trang (chủ biên)
3. Sách bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh lớp 4.
4. Luyện tập cảm thụ văn Tiểu học - NXBGD, Trần Mạnh Hưởng (chủ biên)
5. Tài liệu tập huấn ngôn ngữ thứ 2 – Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn, năm 2009.
6. Tạp chí giáo dục tiểu học…
7. Mạng internet: + ;
+ ;
+ , …
PHẦN A : MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT
I. Mục đích của đề tài:
1. Lí luận
1


Trên cơ sở lí luận của đề tài trên nhiều phương diện như cơ sở ngôn ngữ
học, tâm lí học lứa tuổi, tâm lí giáo dục học, kết quả nghiên cứu của văn học...để
xây dựng xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất của đọc và
cách thức tạo ra chúng không thể tách rời các cơ sở khoa học này. Để học sinh
cảm thụ được tác phẩm văn chương các vấn đề về chính âm ngữ điệu đọc ...
(thuộc ngữ âm) các vấn đề về nghĩa của từ, câu, đoạn, bài.....(thuộc từ vựng học)
ngữ nghĩa học...
Vấn đề về lí thuyết giao tiếp và tiếp nhận văn bản (thuộc dung học). Các
cơ sở văn học sẽ giúp cho việc đọc hiểu văn bản văn chương có nhiều hiểu biết
về lí luận sẽ giúp giáo viên làm tốt hơn việc dạy học đặc biệt là ở phân môn tập
đọc trong đó có phần cảm thụ tác phẩm văn học.
Trên cơ sở xác định được lí luận cơ bản những tiền đề về mặt lí luận, những
tiền đề về mặt lí thuyết đã trang bị cho giáo viên những tri thức về biện pháp,
phương pháp, cách thức tổ chức dạy học giúp vận dụng những hiểu biết vào thực tế
giảng dạy không chỉ ở phân môn tập đọc mà còn ở các phân môn khác.

2. Mục đích thực tiễn.
Đề tài này có ý nghĩa sư phạm. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn
học trong chương trình thông qua bài tập đọc ở phân môn tập đọc. Giáo viên cần
phải có năng lực (tình cảm trong dạy học) cần có phương pháp thích hợp với
tình hình thực tế.
Đối với học sinh tiểu học trong thực tế thì các em chưa có năng lực cảm
thụ tác phẩm đặc biệt là HS vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Vì trong
phân môn tập đọc các em mới chỉ đọc hiểu nội dung bài thông qua việc tìm hiểu
bài chưa có sự cảm thụ đối với một tác phẩm văn học. Có nhưng chỉ là số ít.
Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên cần phải hình thành cho các em các kĩ năng kĩ
xảo về việc cảm thụ các tác phẩm văn học để cho các em nhận được cái hay của
bài tập đọc giúp học sinh có hứng thú học tập.

2


Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi
dưỡng tình yêu Tiếng Việt hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của Tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa cho học sinh dưới sự dẫn dắt của thầy, cô. Những bài thơ, bài văn hay
trong sách giáo khoa sẽ đem đến biết bao điều kỳ thú, hấp dẫn. Tuy nhiên muốn
trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt mỗi em cần phải tự giác
phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt.
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng là hình thành
năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo lên từ 4 kĩ năng bộ phận
cũng là 4 yêu cầu chất lượng của đọc. Tuy nhiên trong phân môn tập đọc, việc
hình thành cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản (nghe, hiểu, đọc, viết) thì việc giúp
học sinh hiểu nội dung văn bản, nhận thấy được giá trị biểu đạt của văn bản
cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong dạy học phân môn tập đọc. Phân môn

tập đọc còn có một nhiệm vụ là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và
kiến thức văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực
tới suy nghĩ và tư duy của người đọc. Đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi
dưỡng các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một
cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Giáo dục các em thị hiếu thẩm mĩ
thông qua cảm thụ văn học.
Ở cấp tiểu học không có phân môn riêng để giúp học sinh cảm thụ văn
học mà GV phải thông qua giờ dạy tập đọc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác
phẩm văn học cho học sinh để học sinh có rung động về tình cảm từ đó nảy nở
những ước mơ tốt đẹp, bồi dưỡng được tâm hồn trong sáng khi tiếp cận các tác
phẩm văn học đã được tuyển chọn trong chương trình.
II. Sự cần thiết của đề tài:
Một thực tế đang tồn tại là học sinh tiểu học chưa có năng lực cảm thụ tác
phẩm văn học, nếu có thì chỉ là một số ít học sinh khá giỏi ngôn ngữ của các em
phát triển hơn so với các bạn khác. Về phía giáo viên còn nhiều giáo viên yếu

3


về năng lực cảm thụ tác phẩm văn học dẫn đến việc giúp học sinh tiểu học cảm
thụ gặp nhiều khó khăn trong thực tế giảng dạy.
Trong khi đó nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, cùng với thực tế
của xã hội đòi hỏi việc dạy học phải đáp ứng nhu cầu nói chung đó là hình
thành cho học sinh nhiều nhân cách, nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người xã
hội chủ nghĩa. Yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành đó chính là tác
phẩm văn học.
Và thực tế trong những năm gần đây đề thi môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học
đều có bài tập về cảm thụ văn học. Tôi thấy khả năng cảm thụ văn học của các
em còn nhiều hạn chế. Các em chưa có kĩ năng cảm thụ tốt các bài văn, bài thơ,
(hoặc đoạn văn, đoạn thơ). Việc cảm nhận những giá trị nổi bật trong các bài tập

đọc còn ít, chưa sâu. Chỉ đơn giản là trả lời câu hỏi thông qua bài tập đọc thôi
mà các em vẫn còn hạn chế do ngôn ngữ địa phương. Dẫn đến kĩ năng viết tập
làm văn chưa hay, chưa sinh động, gợi cảm, đặc biệt là viết văn. Là một giáo
viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 chính vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên
cứu, bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn cho học sinh lớp 4, bắt đầu hình thành kĩ
năng cảm thụ văn, nâng cao kĩ năng viết văn. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số
kinh nghiệm của mình về "Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh
lớp 4".
PHẦN B PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
I.Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 1 năm ( năm học 2014 – 2015 )
II. Đối tượng nghiên cứu
- Là học sinh lớp 4ª2 - Trường Tiểu học Thị trấn Mường Chà

III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4


Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy phân môn tập đọc đặc
biệt là vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học.
Nghiên cứu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 về năng lực cảm thụ văn
học.
Nghiên cứu thông qua các tài liệu tham khảo, mạng Internet...
IV. Các phương pháp nghiên cứu.
1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh tiểu học trong phân môn tập
đọc (tập trung vào cảm thụ tác phẩm văn học). Vì vậy việc phân tích tài liệu là
phương pháp xác định những nội dung mà đề tài đã lựa chọn.
2.Phương pháp phân tích tổng hợp.

Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ
tác phẩm văn học trong phân môn tập đọc, việc sử dụng phương pháp phân
tích tổng hợp là không thể thiếu trong đề tài. Phương pháp này giúp người
nghiên cứu đi từ vấn đề cụ thể, riêng lẻ đến những kết luận tổng hợp có sức
thuyết phục của đề tài.
3. Phương pháp thực nghiệm.
Bất kì đề tài nào cũng phải có ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa thực tiễn cao thì
càng có giá trị ý nghĩa cao trong thực tế. Ý nghĩa thực tiễn đó được thực hiện
qua thực nghiệm. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp thực nghiệm là phương
pháp cơ bản của đề tài.
PHẦN C. NỘI DUNG
I, Tình trạng giải pháp đã biết.
1. Giải pháp đã biết
Hiện nay bậc tiểu học nói chung và trường Tiểu học Thị Trấn nói riêng
đang thực hiện chương trình đổi mới. Mục tiêu được xác định như sau:

5


Hình thành và phát triển ở bậc tiểu học các kĩ năng sử dụng tiếng việt
(nghe, nói, viết, đọc) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc
học tiếng việt nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng việt để học tập ở tiểu
học và các bậc cao hơn để giao tiếp trong môi trường lứa tuổi.
Thông qua việc dạy góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy
cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán)
Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa,
từ đó: + Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng
tốt, lẽ phải và sự công bằng.
+ Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: Có tri
thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành

mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống sau này.
Thực trạng của vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho
học sinh trong bài tập đọc ở địa phương.
Trong số các văn bản dạy ở trường tiểu học, loại văn bản nghệ thuật có
một vị trí đặc biệt, không những tầm quan trọng của loại văn bản này mà còn do
tỉ lệ văn bản nghệ thuật được đưa vào chương trình rất cao và nhiệm vụ dạy học,
cảm thụ được các văn bản này hết sức phức tạp.
Cái khó của văn bản đối với việc dạy của giáo viên cũng đã được đề cập
đến, song thực tế ở địa phương cũng gây không ít khó khăn cho việc bồi dưỡng
học sinh cảm thụ được tác phẩm văn học, đó chính là đối tượng người học. HS ở
đây 72,7 % là con em dân tộc H'Mông, Thái nên việc học tiếng việt đã gặp
nhiều khó khăn thì vấn đề cảm thụ văn học của các em còn gặp khó khăn hơn.
Trước hết đó chính là vấn đề đọc diễn cảm, đa số học sinh tiểu học ở địa
phương yêu cầu đọc đối với các em là đọc đúng chính âm, ngắt giọng đúng ở
mỗi bài tập đọc là một yêu cầu tương đối cao, nhưng để cảm thụ được các em
phải có một vốn sống, vốn hiểu biết. Các em chỉ được học ở trên lớp cùng với
sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên giáo viên cũng không thể ngay một lúc
bồi dưỡng được ngay cho học sinh cảm thụ văn học mà còn phải trải qua một
quá trình lâu dài kiên trì và bền bỉ đối với học sinh thì việc bồi dưỡng cảm thụ
văn học mới có hiệu quả đối với học sinh.
6


Về phía giáo viên trong các tiết dạy tập đọc, người giáo viên chưa chú tâm
đến vấn đề bồi dưỡng cho học sinh. Trong một tiết dạy tập đọc phân ra làm
nhiều trình độ, chính vì vậy rèn kĩ năng cảm thụ văn học còn hạn chế . Bản thân
người giáo viên khi đứng trước một bài tập đọc có giá trị văn chương cũng chưa
biết cảm thụ hết giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Lí do bởi một phần là chưa rèn
được thói quen cảm thụ văn học mà chỉ chú trọng vào dạy đọc - viết cho học
sinh. Học sinh biết đọc thông, viết thạo là cả một quá trình rèn luyện của người

giáo viên. Còn việc cảm thụ tác phẩm văn học cũng có nhưng chưa trú trọng
cao. Trong một tác phẩm hoặc một bài Tập đọc học sinh chỉ biết trả lời câu hỏi
SGK và một số câu hỏi dưới sự gợi ý của giáo viên. Còn việc phát hiện ra nghệ
thuật và nội dung của bài Tập đọc đôi khi còn gặp khó khăn.
2.Ưu điểm
Trên cơ sở xác định được mục tiêu cơ bản trong chương trình, có một số
đổi mới về phương pháp của chương trình tiểu học như: Chuyển từ dạy học nặng
về cung cấp kiến thức sang dạy học gắn với thực hành. Đổi mới cách dạy, cách
học dựa trên hoạt động tích cực chủ động sáng tạo của học sinh đối với sự tổ
chức, hướng dẫn, hợp tác của giáo viên, động viên học sinh tự phát hiện, tự giải
quyết vấn đề tự chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy lựa chọn nội dung dạy học chuyển
cách dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học đổi mới cách đánh giá kết quả
học tập của học sinh là vấn đề mà chương trình đã làm được.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì việc đổi mới chương
trình SGK, SGV là điều quan trọng. Giáo viên giữ vai trò là người tổ chức,
hướng dẫn học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng.
Giáo viên chú ý hình thành ở học sinh các động cơ học tập có nhu cầu hiểu biết,
có ý thức lỗ lực vươn lên trong học tập. Giáo viên sử dụng các phương pháp tích
cực. Hình thức tổ chức thay đổi linh hoạt. Vận dụng những thành tựu của dạy
học hiện đại vào quá trình giảng dạy. Đối với học sinh chiếm lĩnh kiến thức một
cách tích cực có hiệu quả.
3.Hạn chế :
Bên cạnh những ưu điểm thì việc dạy học giáo viên và học sinh còn lúng
túng bỡ ngỡ trong các hoạt động học. Học sinh chiếm lĩnh kiến thức còn chậm.
7


trình độ văn chương còn hạn chế, cảm thụ văn học chưa cao. Do học sinh là dân
tộc thiểu số tiếng phổ thông còn hạn chế nên việc hiểu nghĩa từ và cảm thụ văn
học có rất nhiều hạn chế. Các em còn đọc chưa sõi kéo theo việc đọc - hiểu

không có hiệu quả. Chính vì vậy bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm đối với
địa phương là rất khó khăn.
Khi mới nhận lớp tôi rất lo lắng vì các em đọc yếu, phát âm chưa chuẩn và
dường như các em không cần chú ý lắm đến ngắt nghỉ câu cho đúng ngữ điệu
của bài. Khi tìm hiểu bài, các em ít giơ tay phát biểu và trả lời câu hỏi một cách
miễn cưỡng máy móc và thụ động. Nhà trường khảo sát chất lượng đầu năm kết
quả lớp tôi không cao:
Cảm thụ văn bản

Hiểu văn bản

Chỉ đọc

HS

Số lượng
(em)

Tỉ lệ
(%)

Số lượng
(em)

Tỉ lệ
(%)

Số lượng
(em)


Tỉ lệ
(%)

22

2 em

9%

10 em

45,5 %

10 em

45,5 %

Chính sự lo lắng về chất lượng của lớp, các em đọc như vậy thì việc nắm
bắt kiến thức sẽ chậm lại, hơn thế nữa cảm thụ bài văn, bài tập đọc không tốt thì
làm sao các em có thể làm tập làm văn hay và hiểu cặn kẽ hơn về phân môn
luyện từ và câu. Tôi lại một lần nữa sàng lọc, kiểm tra từng đối tượng học sinh
để nắm nguyên nhân cho thật sát.
Về phía học sinh: Kỹ năng đọc của một số học sinh còn hạn chế chưa lưu
loát, còn ê a, ngắc ngứ. Một số học sinh đọc chưa diễn cảm, ngắt nghỉ hơi còn
tuỳ tiện không đúng nghĩa và lôgic của câu, đoạn. Một số học sinh đọc còn quá
nhỏ, ngược lại một số em đọc còn quá to sẽ làm cho học sinh khác nghe và theo
dõi một cách mệt mỏi. Các em chưa có phương pháp học tập đúng, chỉ nghiêng
về đọc văn bản mà không hiểu và nắm vững nội dung bài.
II. Nội dung giải pháp nghiên cứu
1. Bối cảnh ra đời của động lực giải pháp

Tập đọc là phân môn có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Bởi vì, Tập đọc cung cấp một
8


khối lương ngữ liệu văn chương nhiều nhất thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm
vi khác nhau, rèn kĩ năng đọc - hiểu nhiều nhất và rèn kĩ năng đọc diễn cảm,
đọc phân vai tập trung nhất, ở trong chương trình có một số đoạn trích, hoặc
toàn bộ tác phẩm của các tác giả văn học lớn được đưa vào chương trình. Phân
môn Tập đọc sẽ giúp các em hiểu được nội dung, nghệ thuật, rung cảm trước
những từ ngữ, những câu, những hình ảnh, những hình tượng thẩm mỹ.
Phân môn Tập đọc còn tạo điều kiện để học sinh rung cảm, thưởng thức
vẻ đẹp của hình tượng ngôn từ thông qua giọng đọc diễn cảm, giọng ngâm tuỳ
thuộc vào nội dung của từng bài. Trong số các văn bản được dùng để dạy cảm
thụ ở tiểu học, loại văn bản nghệ thuật có một vị trí đặc biệt, không những bởi
tầm quan trọng của loại văn bản này mà còn do tỉ lệ văn bản nghệ thuật được
đưa vào chương trình rất cao. Để học sinh cảm thụ được các tác phẩm nghệ
thuật thể hiện bằng văn bản thì trước hết phải giúp học sinh đọc và hiểu được
văn bản. Đọc văn bản nghệ thuật, HS không chỉ hiểu nội dung văn bản mà còn
phải cảm thụ được một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Dạy
học sinh đọc - hiểu văn bản nghệ thuật gồm việc làm cho học sinh nắm được
nội dung văn bản, mục tiêu của văn bản, đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận
được vẻ đẹp của ngôn từ, dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn
học, hay là dạy cảm thụ văn học. Đọc - hiểu và đọc diễn cảm là hai kĩ năng
quan trọng nhất trong Tập đọc.
Trong dạy học Tập đọc, cần quan tâm và tạo mọi điều kiện để tất cả HS
trong lớp đều được rèn kĩ năng đọc - hiểu. Kĩ năng này được thể hiện lần lượt
từ dễ đến khó, bao gồm: giải nghĩa từ, đọc chú thích, trả lời các câu hỏi tìm
hiểu nội dung của bài, từ ý của đoạn đến ý của bài, trả lời câu hỏi phát hiện các
biện pháp nghệ thuật, đặc điểm ngôn từ, hoặc tìm các câu, các ý hay nhất, các

hình ảnh đẹp nhất… Phân môn Tập đọc bằng cách đó đã đóng vai trò quan
trọng trong nhiệm vụ bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, phát triển tư duy và nhân
cách học sinh. Khi dạy Tập đọc, không nên biến giờ học này thành giờ giảng
văn, vì con đường cảm thụ văn học của HS sẽ phụ thuộc vào GV mà mất đi
tính chủ động, sáng tạo của các em.
9


2. Mục tiêu giải pháp
Học sinh có hứng thú khi tiếp xúc với những bài văn, bài thơ.
Có những kiến thức cơ bản, những khái niệm đơn giản khi cảm thụ
văn học.
Bổ trợ cho dạy tập làm văn có hiệu quả.
3. Giá trị của giải pháp mang lại
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tôi nghĩ muốn giờ dạy tốt, HS đạt
được kết quả cao thì phải có định hướng nhất định. Chương trình phân môn Tập
đọc lớp 4 gồm 10 chủ điểm: Thương người như thể thương thân; Măng mọc
thẳng; Trên đôi cánh ước mơ; Có chí thì nên; Tiếng sáo diều; Người ta là hoa
đất; Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả cảm; Khám phá thế giới; Tình yêu
cuộc sống. Thông qua hệ thống các bài tập đọc theo từng chủ điểm khác nhau
cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người,…cung
cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học cũng như đề tài,
cốt truyện, nhân vật, … qua đó rèn luyện nhân cách cho học sinh. Giáo viên phải
dành thời gian thích đáng cho công việc chuẩn bị lên lớp. Phải đọc kỹ sách giáo
khoa và sách hướng dẫn để hiểu thấu đáo nội dung bài đọc, xác định đúng mục
đích yêu cầu, nội dung và phương pháp giảng dạy bài tập đọc. Coi trọng việc rèn
đọc cho học sinh. Dự tính những lỗi mà học sinh dễ mắc phải khi các em đọc bài
để có những biện pháp giúp các em sửa chữa. Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng
dạy học phục vụ cho giờ học… đồ dùng trực quan (Tranh ảnh, vật thật, tài
liệu…). Giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy học mới và áp dụng phương

pháp tích cực vào tiết dạy. Dựa trên cơ sở mục đích yêu cầu, nội dung chính của
bài và tình hình thực tế của lớp, trình độ tâm sinh lý… Giáo viên lựa chọn và
tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để giờ học đạt kết quả cao.
Tóm lại: Luyện tập cảm thụ văn học cho HS dân tộc nhằm nâng cao chất
lượng dạy- học: Học sinh có hứng thú khi tiếp xúc với những bài văn, bài thơ;

10


Có những kiến thức cơ bản, những khái niệm đơn giản khi cảm thụ văn học; Bổ
trợ cho dạy tập làm văn có hiệu quả. Phải làm gì để đạt được những điều đó?
4. Mô tả chi tiết bản chất nội dung của giải pháp
Ngay từ buổi học đầu tiên của chương trình Tập đọc lớp 4, tôi đã
giúp HS hiểu rõ được cảm thụ văn học là một phần quan trọng của phân
môn Tập đọc, là cái đích và cũng là một yêu cầu của phân môn Tập đọc nói
riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Giúp học sinh hiểu được cảm thụ văn
học là một quá trình nhận thức cái đẹp chứa trong thế giới ngôn từ, cảm thụ
kiến thức văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu và cảm nhận được tính hình
tượng của văn học, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn học. Cảm thụ
văn học là cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị
và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong văn bản được đọc đồng thời là sự thể
hiện thái độ, sự chia sẻ của người đọc với những gì đã học. Khi HS làm
việc trong nhóm: nghe bạn đọc rồi lại đọc cho bạn nghe, cùng bạn trao đồi
về nghĩa của một số từ mới trong bài hay cùng bạn tìm hiểu cách đọc, ý
chính của đoạn, đại ý của bài…để học sinh làm quen với việc cảm thụ. Từ
đó, sẽ hình thành cho học sinh những suy nghĩ, những thao tác về cảm thụ
văn học. Đồng thời ôn luyện lại các kiến thức về Tiếng việt như: Ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ trong Tiếng việt. Chẳng hạn, khi
hướng dẫn HS đọc và cảm thụ đoạn: Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi
thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt,

đắng cay muôn phần.//
Tôi nêu vấn đề học sinh suy nghĩ: Tại sao tác giả lại chọn thời gian "ban
trưa" mà không chọn thời gian khác? (Người nông dân vất vả làm việc không kể
thời gian, tranh thủ mọi lúc, tích cực làm cho kịp mùa vụ…) Mồ hôi của người
nông dân được so sánh với gì? (Mưa ruộng cày - so sánh, ngoa dụ). Em hãy tìm
các cặp từ đối nghĩa với câu cuối? (Dẻo thơm - đắng cay, một hạt - muôn phần).
Qua bài đọc trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? (Nỗi vất vả của người
nông dân) được hưởng những thành quả lao động, mỗi chúng ta có những suy
nghĩ gì? (Biết ơn và trân trọng thành quả lao động của người nông dân).
11


Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu, giúp HS tìm hiểu sâu sắc nội dung các
bài Tập đọc nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em. Trong quá
trình giảng dạy, tôi luôn hướng HS lĩnh hội nội dung một cách sâu sắc mới là cái
đích của văn bản. Để đạt được mục tiêu này, các em phải đọc và phân tích văn
bản trên những gì đã được người viết ghi lại bằng những bài văn, bài thơ, đó có
thể là nghĩa của từ (nghĩa từ điển và nghĩa văn cảnh, nghĩa biểu vật và nghĩa
hình thái), nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu, nghĩa của đoạn, nghĩa của
bài, rồi mới đi đến mục đích thông báo của văn bản. Có thể nói bản chất của
việc đọc hiểu chính là đọc và phân tích những cái được đọc. Tôi lựa chọn cách
phân tích nào là tùy thuộc vào vốn sống, trình độ văn hóa và kĩ năng đọc của
HS, có thể đi từ nghĩa chung (nội dung tổng thể) của văn bản đến nghĩa của từng
bộ phận trong văn bản rồi từ đó khái quát lên chủ đề, tư tưởng của văn bản, hoặc
phân tích đi từ nghĩa của bộ phận nhỏ (từ, câu, đoạn) đến nghĩa chung của văn
bản (nội dung, chủ đề, đích của văn bản). Mặc dù vậy, dù cho cách phân tích nào
thì để hiểu văn bản, HS vẫn phải biết nghĩa của các bộ phận nhỏ trong văn bản
và lấy đó làm căn cứ để xác định chủ đề, đích của văn bản. Khả năng đọc và vốn
sống của HS tiểu học còn hạn chế, cho nên việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS
thường theo cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩa của bộ phận nhỏ đến hiểu

nghĩa nội dung của văn bản. Tuy nhiên, cuối chương trình lớp 4 có những bài
tập đọc phù hợp với việc dạy phối hợp cả hai cách phân tích trên nhằm làm cho
HS bắt đầu làm quen với kĩ năng quan sát toàn bài để đọc lướt, đọc quét, đọc
đoán nghĩa.
Ý nghĩa đích thực của biện pháp này là nó khơi gợi và làm sống lại những
kiến thức đã học, thức tỉnh động cơ học tập năng động, tạo ra sự ôn luyện tích
cực những gì đã học. Bên cạnh việc luyện tập kĩ thuật đọc, đọc hoàn thiện có
tính chất tìm hiểu, phát triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc và kết quả tư
duy trong mối quan hệ với văn bản đọc. Điều đó, đặc biệt có tác dụng tạo ra
những nội dung đã đọc và năng lực cắt nghĩa hoàn cảnh làm nên sự thấu hiểu

12


các ý tưởng cơ bản, những thông tin quan trọng và sự nhận thức về cầu trúc của
văn bản.
Ở Tiểu học không có phân môn riêng cho cảm thụ văn học. Tập đọc là
phân môn góp phần nhiều nhất vào quá trình hình thành và phát triển năng lực
cảm thụ văn học cho HS. Luyện đọc cho HS là một hoạt động đặc trưng của
phân môn Tập đọc đồng thời cũng là một khâu rất quan trọng trong việc giúp HS
cảm thụ kiến thức văn học. Để tìm hiểu tác phẩm văn học nói chung hay cảm
thụ đoạn trích, bài thơ ở Tiểu học nói riêng, yêu cầu đầu tiên phải thể hiện được
khả năng đọc. Phải đọc đúng và đọc rõ ràng từng từ, từng câu, từng đoạn, gọi là
thao tác đọc trơn (có đọc thầm và đọc thành tiếng). Thực hiện xong thao tác này,
cần tìm hiểu các từ khó và phần “Chú giải” nhằm hiểu rõ ý nghĩa của bài văn,
bài thơ. Sau đó, tuỳ theo thể loại văn bản mà xác định giọng đọc, cách nghỉ hơi,
ngắt nhịp cho phù hợp. Cho học sinh đọc nhiều lần đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu
HS phải đọc đúng, trôi chảy, lưu loát.
Đọc hiểu nội dung cơ bản của bài văn, bài thơ, phân biệt đọc văn khác với
đọc thơ, đọc văn miêu tả không giống văn kể chuyện, đọc lời trần thuật không

giống đọc câu hỏi hay câu cảm và với mỗi bài sẽ có cách đọc khác nhau. Khi
đọc phải ngắt nghỉ cho đúng, tốc độ đọc phù hợp với từng bài. Khi đọc, HS phải
chú ý đến cao độ, trường độ từng câu, từng dòng trong bài. Khi đọc thơ cần thể
hiện sự phối hợp giữa nhịp điệu, tiết tấu, ngắt hơi hợp lí giữa các ý thơ, mạch
thơ, dòng thơ. Yêu cầu HS đọc diễn cảm là để giúp các em nâng cao cảm xúc
thẩm mĩ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn học. Đọc
diễn cảm là hình thức tái sản sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá ra những
điều kì diệu ẩn chứa sau những hàng chữ, làm cho chúng được vang lên, sống
lại, làm cho HS lại gần với tác phẩm văn học hơn. Từ đó giúp cho HS cảm thụ
bằng chính giọng đọc, bằng chính nhạc điệu, âm hưởng của bài văn, bài thơ.
Khi dạy HS cảm thụ văn, tôi hướng dẫn HS ngoài tư duy cụ thể phải biết
tư duy trừu tượng để nâng cao nhận thức trong văn học. Trong SGK, các bài Tập
đọc đã có hệ thống câu hỏi hay bài tập được biên soạn khá công phu, sắp xếp
theo hệ thống từ dễ đến khó. Các câu hỏi khó thường ở vị trí cuối hệ thống bao
13


giờ cũng nêu yêu cầu phát hiện những nội dung sâu sắc và quan trọng nhất của
bài đọc. Để câu hỏi đảm bảo được độ sâu sắc và chính xác, tôi hướng dẫn HS
suy nghĩ với những câu hỏi gợi mở khi cần thiết. Bản thân tôi cũng tham khảo
cách trả lời trong sách giáo viên hoặc các sách tham khảo khác. Tránh ngại khó
mà trả lời qua loa, nông cạn. Bởi trong thực tế dạy học Tiếng việt ở tiểu học hiện
nay, không ít những câu hỏi, bài tập tỏ ra dễ dãi, khiến HS không cần phải suy
nghĩ gì cũng có thể trả lời được.
Với quan niệm coi hệ thống bài tập như một con đường có nhiều lợi thế
để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, tôi thấy rằng, cần phải
chống lại những câu hỏi quá lộ đề, nông cạn, không có hệ thống, không rõ mục
đích… Cần có sự đầu tư công sức vào việc xây dựng hệ thống bài tập trong các
tiết Tập đọc, thông qua đó hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học
cho HS. Hệ thống câu hỏi, bài tập có chất lượng cao chính là hệ thống được thiết

kế cẩn thận, có xác định mục đích rõ ràng, có yêu cầu phù hợp với đối tượng và
quan trọng hơn là phải có tính hệ thống, xứng đáng với ý nghĩa là con đường
tích cực nhất để hình thành năng lực cảm thụ văn học cũng như phát triển tâm
hồn và nhân cách cho HS.
Hướng dẫn HS tìm hiểu sâu sắc nội dung các bài Tập đọc là một việc làm
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho
các em. Vì cảm thụ đích thực là loại hoạt động có chiều sâu, bắt nguồn từ trong
tình cảm, máu thịt của người cảm thụ. Mọi sự hời hợt, nông cạn sẽ chẳng thể để
lại được một kết quả nào đáng kể trong hoạt động của cảm thụ văn học. Ở đây,
tôi muốn nói rằng, sử dụng những câu hỏi có chất lượng cao để tìm hiểu sâu sắc
nội dung giáo dục, ý nghĩa nhân văn trong những bài Tập đọc là biện pháp tốt
nhất để bồi dưỡng cảm thụ văn học cho HS.
Những câu hỏi có chất lượng cao là những câu hỏi vừa có yêu cầu cao,
vừa phù hợp với đối tượng HS, có khả năng giúp HS tìm hiểu, phát hiện được
những ý nghĩa sâu sắc nhất trong văn bản đọc. Tất nhiên, không phải HS nào
cũng có thể trả lời được những câu hỏi này, nhưng sự thất bại của những HS
trung bình sẽ là động lực để các em này cố gắng trong lần trả lời sau. Ví dụ:
14


Trong bài Tập đọc: “ Tre Việt Nam” (TV lớp 4 - tập 1) Tìm hiểu bài có câu hỏi
phục vụ cho việc giúp học sinh cảm thụ là: Em thích những hình ảnh nào về cây
tre và búp măng non? Vì sao? Để trả lời hai câu hỏi trên, chúng ta tự hỏi: có mấy
hình ảnh xuyên suốt bài thơ? Hình như có một hình ảnh. Điều này chẳng những
đã được dự báo từ đầu đề của bài thơ.
Đúng, bài thơ nói về cây tre mọc khắp làng quê ta. Đó là tre Việt Nam, có
thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam. Cây tre thân thiết với mỗi người
Việt Nam nên mỗi chi tiết về tre, dù mới thoáng qua vẫn gợi nên tình cảm thân
thương, quý mến. Ta xúc động khi nhận ra hình ảnh của tre: Thân gầy guộc, lá
mong manh/ Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?/ Mấy từ “gầy guộc”, “mong

manh” trong câu thơ thật giản dị, không trau chuốt gì nhưng khi đọc lên làm cho
mỗi chúng ta xúc động? Đúng là tả tre nhưng sao thân thiết như nói với ta, nói
về chính chúng ta? Ta rưng rưng khi nhận ra luỹ tre làng trong dáng điệu: Bão
bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.// “Thân bọc lấy
thân”, “tay ôm tay níu” đúng là hình ảnh cây tre trong luỹ tre nhưng sao cứ
vương vấn một cái gì khác nữa ngoài tre? Ta vui thích khi thấy hình ảnh măng
non được khắc hoạ chi tiết, cụ thể: Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn
như chông lạ thường.// Măng non là búp măng non/ Đã mang dáng thẳng thân
tròn của tre.// “Nhọn như chông”, “dáng thẳng thân tròn” là những chi tiết chân
thực tả cây măng. Nhưng sao lại: “Nòi tre đâu chịu mọc cong”? Hình như đâu
phải chỉ nói đến tre, đến măng mà còn nói đến ai đó ngoài tre và măng? Càng
đọc, cảm giác sau càng rõ: bên cây tre là hình ảnh thực còn chập chờn một hình
ảnh ảo nữa, hình ảnh về những con người Việt Nam - những con người suốt cả
cuộc đời từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn bó với cây tre.
Đọc kĩ chúng ta chợt thấy hình ảnh ảo choán cả bài thơ. Hãy đọc lại từ
đầu đề của bài thơ. Hóa ra tre Việt Nam có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở
Việt Nam như trên đã nói nhưng cũng có thể hiểu tre như là Việt Nam. Một cách
so sánh rút gọn thành ẩn dụ. Và cái mạch ấy chạy suốt bài thơ, tạo nên vẻ đẹp
lấp lánh của mỗi chi tiết. Cho nên"Thân gầy guộc, lá mong manh", "thân bọc lấy
thân", "tay ôm tay níu", "nòi tre"là nói về tre nhưng cũng nói về người.
15


Mỗi người Việt Nam khi đọc nhận ngay ra mình, ra vẻ đẹp kiên cường bất
khuất của cộng đồng làng quê mình qua hình ảnh: " Yêu nhiều nắng nỏ trời
xanh/ Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.//" Nhận ra sự thân thiết giữa
bản thân mình và dáng khắc khổ, cần cù mà lạc quan của tre: Có gì đâu, có gì
đâu/ Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều/ Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao
nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù/ Vươn mình trong gió tre đu/ Cây kham khổ vẫn hát
ru lá cành.// Đặc biệt đến câu thơ sau thì tả tre hay tả người? Lưng trần phơi

nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con.// Chi tiết "Lưng trần
phơi nắng, phơi sương " đích thực là chi tiết tả con người nông dân một nắng hai
sương nơi đồng quê. Cái chuyện nhường áo cho con đâu phải chỉ riêng của tre
mà còn của người. Nó gợi cho chúng ta chuyện cha con Chử Đồng Tử, gợi tới
đức hi sinh cao đẹp của bao thế hệ đi trước. Cả bài thơ, như vậy là có hai hình
ảnh. Hình ảnh thực, hình ảnh dễ nhận thấy là hình ảnh cây tre. Hình ảnh ảo, hình
ảnh khó nhận thấy là hình ảnh con người Việt Nam. Hai hình ảnh ấy quấn quýt
lấy nhau, hòa vào nhau tạo nên cho bề sâu giọng thơ chân tình, chân thành như
tơ lòng vương vấn khắp câu, khắp chữ của bài thơ. Tạo nên cái kì ảo của bài thơ
không chỉ có cách cấu trúc ẩn dụ của hình ảnh xuyên suốt bài thơ mà còn có
màu xanh đặc trưng của tre, một màu xanh trải dài từ câu đầu tiên đến câu cuối
cùng. Tác giả tả "tre xanh" nhưng lại kì ảo hóa qua lời tự hỏi "xanh tự bao giờ?"
để rồi tự trả lời: Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh "Chuyện ngày xưa" là câu
chuyện Thánh Gióng nhổ cả bụi tre để đánh giặc. "Chuyện ngày xưa" là câu
chuyện Cây tre trăm đốt nhân tình nhân nghĩa. Cái bờ tre xanh ấy từng tỏa bóng
ôm trùm làng quê ta từ thời xa xưa, đến ngày nay vẫn vậy…
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Để bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học trong phân môn Tập
đọc ở tiểu học, phần thực nghiệm sư phạm tập trung vào giáo án theo SGK và
giáo án thực nghiệm phù hợp với tình hình địa phương đó là giáo án lớp 4.
Qua đó so sánh đối chiếu thấy việc cần phải làm và có nhiều kiến nghị đề xuất
kịp thời.

16


Về phần giáo án, đây là giáo án nằm trong phân môn Tập đọc ở lớp 4 mà
tôi lựa chọn.
1. Giáo án thực nghiệm (lựa chọn bài Tập đọc - lớp 4)
TRE VIỆT NAM

I.MỤC TIÊU

- Đọc đúng, đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung cảm
xúc ở từng đoạn.
- Hiểu ý nghĩa: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình
tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam
giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS luôn giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy
A.Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của trò

-Gọi HS lên bảng đọc bài Một người -HS đọc bài, trả lời câu hỏi
chính trực và trả lời câu hỏi về nội dung
bài. GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: -GV treo tranh minh -Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
hoạ và yêu cầu HS quan sát tranh.
-GV hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Thông qua bức tranh giới thiệu bài dạy.
17



2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: -HS đọc
a) Luyện đọc:

-4HS đọc nối tiếp đoạn

-Gọi 1 HS đọc toàn bài

Yêu nhiều/ nắng nỏ trời xanh

-GV hướng dẫn đọc

Tre xanh/không đứng khuất mình

-Gọi HS đọc từng đoạn (3 lượt) kết hợp bóng râm.
luyện đọc từ khó và ngắt nhịp thơ, giải Bão bùng/ thân bọc lấy thân
nghĩa từ

Tay ôm, tay níu/ tre gần nhau thêm.

-GV đọc mẫu.

Thương nhau,/ tre chẳng ở riêng.
Lũy thành từ đó mà nên/ hỡi người.
Chẳng may thân gãy/ cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc/ truyền đời cho

b) Tìm hiểu bài:

măng.


-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm -HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm
đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

đoạn 1 và trả lời câu hỏi

+Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu Tre xanh/ Xanh tự bao giờ/ Chuyện
đời của cây tre với người Việt Nam ?

ngày xưa. . . đã có bờ tre xanh.//

+Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì?

+Đoạn 1 nói lên sự gắn bó lâu đời

-GV ghi ý chính

của tre với người Việt Nam.

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3 thảo luận -HS nhắc lại
nhóm 4 các câu hỏi:

-HS đọc thầm, thảo luận và trả lời
câu hỏi

+Chi tiết nào cho thấy cây tre như con +Không đứng khuất mình bóng
người

râm.


+Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên +Hình ảnh: ở đau tre cũng xanh
phẩm chất cần cù của người Việt Nam?

tươi; cho dù đất sỏi, đất vôi bạc
màu; mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa
nhiều, rễ siêng không ngại đất
nghèo; tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu
cần cù.

18


+Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên +Hình ảnh: bão bùng thân bọc lấy
phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?

thân - tay ôm tay níu tre gần nhau

-GV giảng: Cây tre cũng như con người thêm - thương nhau tre chẳng ở
có tình yêu thương đồng loại: khi khó riêng - lưng trần phơi nắng phơi
khăn “bão bùng” thì “tay ôm tay níu”…

sương - có manh áo cộc tre nhường
cho con.

+Em hãy tìm những hình ảnh của cây tre +Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc
gợi lên tính ngay thẳng của người Việt cong, cây măng mọc lên đã mang
Nam?

dáng thẳng, thân tròn của tre, tre
già truyền gốc cho măng.


-Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:

-Cả lớp đọc thầm và phát biểu

+Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc -HS trả lời tiếp nối.
búp măng? Vì sao?
+Đoạn 2, 3 ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của +Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp
cây tre hay con người Việt Nam.

của con người Việt Nam.

- GV ghi ý chính

-HS nhắc lại

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời -HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời
câu hỏi:
+Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?

+ Sức sống lâu bền của cây tre.

-Ghi ý chính đoạn 4
+Nội dung của bài thơ là gì?

+Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp
của con người Việt Nam .

+Vì sao tác giả lại dùng hình ảnh cây tre +Vì cây tre có những đặc điểm
để ca ngợi con người Việt Nam?


giống con người: chịu thương…

-Ghi nội dung lên bảng, cho HS đọc
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
-Gọi HS đọc bài thơ.

-4HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc

-Hướng dẫn HS đọc đoạn 2

-HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc

-Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng đoạn -HS thi học thuộc lòng đoạn thơ và
19


thơ và cả bài.
3. Củng cố - dặn dò:

cả bài.

- Qua hình tượng cây tre tác giả muốn nói lên điều gì?
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
__________________________________
*Cái mới của giáo án trên:
- Có tính vừa sức của học sinh tiểu học tại địa phương .
- HS được làm việc cá nhân , nhóm tích cực , chủ động và sáng tạo trong
giờ học.
- Giáo viên giữ vai trò là người tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực chủ

động chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng.
5. Điểm khác biệt, điểm mới của giải pháp
*Những điểm giống nhau:
Đều hướng tới một cái đích dạy học gắn với thực hành, dựa trên hoạt
động tích cực chủ động sáng tạo của học sinh đối với sự tổ chức, hướng dẫn,
hợp tác của GV, động viên HS tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề tự chiếm lĩnh
kiến thức.
GV giảng dạy cảm thụ văn học còn hạn chế.
*Những điểm khác nhau:
Cái cũ

Cái mới

-HS đọc hết số tiếng có trong văn bản,

-HS đọc diễn cảm theo giọng đọc của

ngắt nghỉ hơi đúng chỉ một vài em.

từng văn bản.

-HS không có hứng thú với các bài

-Học sinh có hứng thú khi tiếp xúc với

văn, bài thơ.

những bài văn, bài thơ.

-HS không biết cảm thụ nghĩa là gì.


-Có những kiến thức cơ bản, những khái
niệm đơn giản khi cảm thụ văn học.
20


-HS viết văn lủng củng, chưa biết cách

-Trong các bài tập làm văn, kĩ năng

sử dụng từ, câu, ý văn…

dùng từ của học sinh được chú ý, các
câu văn khi viết học sinh đã vận dụng
các biện pháp nhân hoá, so sánh, các từ
ngữ gợi tả có hình ảnh. Câu văn thể
hiện cảm xúc.
-Trong các bài tập đọc không những

-HS khó có thể tìm ra nghệ thuật của
mỗi tác phẩm. HS không cảm nhận
được cái thực trong từ ngữ thì không
thể cảm nhận được ý nghĩa, tình cảm

cảm thụ được nội dung của bài mà HS
còn có kĩ năng phân tích thấy được cái
hay qua cách sử dụng nghệ thuật. Từ đó
cảm nhận được tình cảm của tác giả...

của tác giả…

III.Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy trong các giờ tập đọc, tập làm văn
HS hứng thú học tập, say mê trong môn học.
Học sinh kiên trì trong học tập.
Trong các bài tập làm văn, kĩ năng dùng từ của HS được chú ý, các
câu văn khi viết HS đã vận dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh, các từ
ngữ gợi tả có hình ảnh. Câu văn thể hiện cảm xúc.
Trong các bài tập đọc không những cảm thụ được nội dung của bài mà
HS còn có kĩ năng phân tích thấy được cái hay qua cách sử dụng nghệ
thuật. Từ đó cảm nhận được tình cảm của tác giả.
Trau dồi được vốn hiểu biết về cuộc sống và văn học bằng những hiểu
biết của bản thân, bằng những kĩ năng quan sát, bằng việc đọc diễn cảm và đọc
hiểu trong các giờ tập đọc...
Vì vậy, để bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh tiểu học, trước hết
giáo viên phải trang bị cho mình một hành trang kiến thức và vốn sống, vốn
hiểu biết, kĩ năng đọc diễn cảm, nắm chắc bình diện ngữ nghĩa của văn bản,
tính nhân văn của văn bản nghệ thuật, tính chủ quan của văn bản, tính biểu
trưng hình tượng, độc đáo khác thường của văn bản nghệ thuật: ngôn từ, cú
pháp, cấu từ, biện pháp tu từ ... Và đặc biệt người giáo viên phải có sự sáng tạo
trong dạy học, trách nhiệm cao tránh lệ thuộc quá nhiều vào tài liệu cần có sự
21


sáng tạo phong phú hợp với thực tế giảng dạy của mình. Việc bồi dưỡng năng
lực cảm thụ tác phẩm văn học nói chung đòi hỏi người giáo viên cần có năng
lực cảm thụ tác phẩm văn học, bên cạnh đó cần biết hướng dẫn học sinh cảm
thụ thông qua hệ thống câu hỏi và các bài tập có tính chất định hướng cho việc
cảm thụ tác phẩm văn học.
IV.Hiệu quả, lợi ích thu dược do áp dụng giải pháp:
Khi chưa áp dụng kết quả còn thấp:

Cảm thụ văn bản

Hiểu văn bản

Chỉ đọc

Số HS

Số lượng
(em)

Tỉ lệ
(%)

Số lượng
(em)

Tỉ lệ
(%)

Số lượng
(em)

Tỉ lệ
(%)

22HS

2 em


9%

10 em

45,5 %

10 em

45,5 %

Khi áp dụng kết quả thu được như sau:
Cảm thụ văn bản

Hiểu văn bản

Chỉ đọc

Số HS

Số lượng
(em)

Tỉ lệ
(%)

Số lượng
(em)

Tỉ lệ
(%)


Số lượng
(em)

Tỉ lệ
(%)

21HS

10 em

45,5 %

7 em

31,8 %

5 em

22,7 %

Mặc dù kết quả không cao lắm nhưng đối với học sinh lớp 4 bậc tiểu học
tại địa phương, thông qua bài đọc học sinh được rèn luyện kĩ năng nghe, đọc,
đặc biệt là đọc diễn cảm, học sinh có nhiều chuyển biến trong giờ học, các em
cảm nhận được cái hay, cái đẹp qua một vài chi tiết hình ảnh trong bài.
Bước đầu HS được bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học qua hệ thống câu
hỏi vì sao? Câu hỏi mang tính khái quát, tổng hợp nâng cao vấn đề trong phạm
vi phù hợp với HS. Như vậy số lượng HS đọc hiểu văn bản và cảm thụ được văn
bản tăng lên rõ rệt. Ở đây HS được giáo dục kĩ năng tư duy sáng tạo với các câu
hỏi vì sao, kĩ năng hợp tác,…..với các bạn trong nhóm giải quyết các câu hỏi

hoặc yêu cầu của GV đưa ra một cách nhanh chóng và chính xác. Bằng cách xé
nhỏ câu hỏi sẽ tạo ra nhiều câu hỏi nhỏ và dễ hơn cho học sinh, đồng thời sẽ tạo
22


nhiều cơ hội trả lời cho các học sinh trong lớp. Quan trọng hơn là học sinh được
rèn luyện kĩ năng nghe, đọc, đặc biệt là đọc diễn cảm từ đó học sinh nắm chắc
nội dung bài và nhớ rất lâu.Bằng phương pháp dạy học kết hợp với “Luyện kỹ
năng cảm thụ văn học" qua từng bài giảng đã có những bước tiến triển rõ rệt.
Trong bài viết các em đã biết chọn lựa những từ ngữ, hình ảnh nổi bật sát
hợp với văn cảnh.
+ Vốn sống, vốn hiểu biết của các em về cuộc sống phong phú hơn.
+ Sử dụng tương đối thành thạo các biện pháp tu từ trong khi viết văn.
+ Khi đọc xong mỗi đoạn thơ, đoạn văn, một tác phẩm, một đoạn trích
nào đó, các em có thể tự nêu được nội dung và biện pháp nghệ thuật mà tác giả
đã sử dụng ở mỗi loại bài đó.
Điều quan trọng hơn cả đó là tạo cho các em một niềm say mê hứng thú
khi được học môn Tiếng Việt.
V. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp
Giải pháp trên lúc đầu tôi thực hiện trong lớp thấy kết quả đọc hiểu và
cảm thụ được văn bản có nhiều tiến triển. Tôi phổ biến trong tổ, có một số GV
áp dụng thấy có hiệu quả và tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà
trường nhân rộng giải pháp trên trong khối 4 và bước đầu có tiến triển.
VI. Kiến nghị, đề xuất
Đối với giáo viên:
Phải coi trọng việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh và việc này phải
diễn ra thường xuyên. Đặc biệt trong các giờ dạy Tập đọc.
Khi hướng dẫn cho học sinh cảm thụ văn học về nội dung và nghệ thuật
qua các bài tập đọc phải chuẩn, hay và có sự chuẩn bị chu đáo.
Tăng cường luyện tập thực hành cho học sinh và hướng để học sinh vận

dụng thường xuyên trong viết văn.
Đối với nhà trường:
Trang bị thêm các tài liệu và đồ dùng học tập phục vụ cho môn Tiếng Việt.
Trên đây là một vài kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã tích lũy được
trong giảng dạy môn tập đọc lớp 4. Tôi hi vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu thành
công về đổi mới phương pháp dạy Tập đọc và nâng cao hiểu biết cho bản thân
trong quá trình dạy học ở Tiểu học. Rất mong hội đồng khoa học các cấp xem
xét bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng phong phú hơn nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
23


Thị Trấn, ngày 1 tháng 4 năm 2016
Người viết sáng kiến
Lê Thị huyền
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
Hiệu trưởng.
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................

24


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH

1. Ý kiến
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2.Xếploại.................................................................................................................
.................................................................................................................................

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×