Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Mẫu bìa trường đại học nội vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.97 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HOC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

ĐỀ TÀI:
TÍNH THUYẾT PHỤC CỦA DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM HIỆN NAY

Tên nhóm (5)
CHUẨN CHẤT ĐAM MÊ
Lớp: ĐH QLNN 16C

Hà Nội - 2017


TÊN THÀNH VIÊN
1. Phạm Thị Bến
2. Vũ Hạnh Linh
3. Đàm Phượng Vy
4. Mạc Thành Nam
5. Hoàng Thị Huyền
6. Đỗ Quỳnh Hương
7. Ngô Thị Thảo Linh
8. Nguyễn Thị Linh Chi
9. Hoàng Thị Bích Hạnh

Với phương châm: trình bày quan điểm, tiếp thu góp ý rút ra kinh nghiệm
để hoàn thiện chính mình.
Với châm ngôn: không thất bại thì làm sao có thể thành công.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..................................................................................1
2. Đối tượng:..............................................................................................1
3.Mục đích, phạm vi nghiên cứu...............................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................3
1.1 Khái niệm:...........................................................................................3
1.1.1 Khái niệm diễn văn:.........................................................................3
1.1.2 Khái niệm diễn văn chính trị:...........................................................3
1.2 Vai trò của diễn văn,diễn văn chính trị:...............................................3
1.3 Đặc trưng của diễn văn chính trị:........................................................4
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN.....5
2.1 Lập luận:..............................................................................................5
2.1.1 Cấu trúc lập luận:.............................................................................5
2.1.2 Luận cứ trong diễn văn chính trị:.....................................................5
2.1.3 Kết luận trong diễn văn chính trị:.....................................................6
2.1.4 Cơ sở lập luận trong diễn văn chính trị............................................6
2.2 Khảo sát một số văn bản:....................................................................6
2.2.1 Diễn văn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỉ niệm 85 năm
ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2015)..............................................6
2.2.2 Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân kỉ niệm 50 năm
ngày thành lập ASEAN (1967 -2017).......................................................8
2.2.3 Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại lễ kỉ niệm 70
năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 –
22/12/2014) và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 –
22/12/2014):.............................................................................................11


2.2.4 Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh:............................14
2.2.5 Diễn văn của đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Bí
thư Thành ủy Hà Nội tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến

(19/12/1946 – 19/12/2016)......................................................................16
2.2.6. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến...............................................20
2.2.7 Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tai lễ kỉ niệm 70
năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9............................................23
2.2.8 Dẫn đề Đối thoại Sangri-la Thủ tướng Nguyễn Tẫn Dũng (ngày
31/5/2013)...............................................................................................26
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
TÍNH THUYẾT PHỤC TRONG DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ......................29
3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thuyết phục của các diễn văn...........29
3.2 Đề xuất:.............................................................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.............................................................................31
TÀI LIỆU KHAM KHẢO...........................................................................32


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Diễn văn chính trị là một thể loại diễn văn đặc biệt được sử dụng trong
lĩnh vực chính trị, thể hiện rõ quan điển của người viết diễn văn đề tài chính
trị. Trong những đặc trưng của đề tài diễn văn chính trị thì tính thuyết phục
của diễn văn là đặc trưng quan trọng nhất. Đứng trên lập trường là sinh viên
ngành quản lý chúng em quyết định chọn đề tài “ Tính thuyết phục của diễn
văn chính trị Việt Nam hiện nay”.
2. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là đặc trưng của diễn văn chính
trị mà đặc trưng chúng em đi sâu tìm hiểu đó là tính thuyết phục của diễn văn
chính trị.
Để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu chúng em sẽ nghiên cứu ba nội
dung:
Một là khái niệm diễn văn, diễn văn chính trị và các đặc trưng của diễn
văn chính trị.

Hai là thực trạng tính thuyết phục trong các bài diễn văn chính trị Việt
Nam hiện nay.
Ba là đề xuất ý tưởng đề nâng cao tính thuyết phục trong diễn văn
chính trị theo ý kiến chủ quan của nhóm.
Chúng em quyết định nghiên cứu ba nội dung này vì :phải nắm vững
kiến thức, tìm hiểu thực trạng để rút ra kinh nghiệm và đưa ra những ý tưởng
của mình.
3.Mục đích, phạm vi nghiên cứu.
Mục tiêu của bài tiểu luận là trao dồi thêm kiến thức về diễn văn và đặc
trưng của diễn văn chính trị, kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra thực trạng của bài
diễn văn chính trị ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất để
nâng cao tính thuyết phục cho diễn văn chính trị để trong tương lai có thể
tham khảo để áp dụng vào trong diễn văn của mình.
1


Để đạt được mục đích nghiên cứu trên chúng em đã đặt ra những nhiệm
vụ cụ thể sau: Trình bày khái niệm diễn văn, diễn văn chính trị; chỉ ra những
đặc trưng của diễn văn chính trị; nhận diện phân tích đánh giá các đặc trưng
của diễn văn chính trị trong các bài diễn văn chính trị Việt Nam hiện nay; chỉ
ra hạn chế và đưa ra những đề xuất để nâng cao tính thuyết phục.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm:
1.1.1 Khái niệm diễn văn:
Diễn văn là loại văn bản thuộc phong cách nghị luận thể hiện quan
điểm, lập trường của người phát ngôn về một vấn đề kinh tế, chính trị, văn

hóa xã hội,…được thể hiện trước đông đảo người tiếp nhận nhằm tác động
định hướng tư tưởng, cảm xúc, thái độ và hành động của người tiếp nhận.
Phân loại diễn văn:
-Theo hoàn cảnh (khai mạc sự kiện, bế mạc sự kiện)
-Theo nội dung (diễn văn chính trị, diễn văn kinh tế, diễn văn văn hóa
– giáo dục, diễn văn xã hộị).
1.1.2 Khái niệm diễn văn chính trị:
Diễn văn chính trị là diễn văn thể hiện quan điểm lập luận của người
phát ngôn về một vấn đề chính trị nhằm tác động, định hướng tư tưởng, cảm
xúc , thái độ và hành động của người tiếp nhận.
1.2 Vai trò của diễn văn,diễn văn chính trị:
- Giúp người dân trong việc tin tưởng vào những quyết định của Nhà
nước.
- Khuyến khích sự tham gia của người dân trong diễn tiến chính trị và
định hướng thái đội với các vấn đề chính trị để họ trở thành những công dân
tích cực việc giải quyết những vấn đề chính trị họ quan tâm.
- Diễn văn chính trị nhằm thăm dò nhận thức của dân chúng về những
vấn đề diễn văn đặt ra.
-Diễn văn chính trị là cách thức truyền giá trị và cảm hứng của chính trị
gia đến với công chúng nhanh và ấn tượng nhất.
-Diễn văn chính trị là một cách thức tuyên truyền tư tưởng chính trị văn
hóa, chính trị của một đảng phái một quốc gia.
-Diễn văn chính trị là thông điệp hòa giải dân tộc.
-Diễn văn chính trị là lời hiệu triệu quần chúng.
3


-Diễn văn chính trị là một sự cam kết chính trị của một chính đảng, một
quốc gia.
1.3 Đặc trưng của diễn văn chính trị:

Diễn văn chính trị là một loại diễn văn đặc biệt thế nên ngoài việc
mang đầy đủ các đặc trưng ( tính thuyết phục, tính lập luận chặt chẽ, tính bình
giá công khai) thì diễn văn chính trị còn có đặc điểm riêng của nó là tính
chính trị nó được thể hiện ở hai phương diện đó là sự thể hiện quan điểm của
đảng phái hay tổ chức cá nhân về vấn đề chính trị; nó còn là công cụ đấu
tranh về lợi ích của đảng phái giai cấp dân tộc:
-Trong diễn văn chính trị thuyết phục có vai trò quan trọng trong việc
thuyết phục người nghe về một vẫn đề chính trị nhằm tác động định hướng tư
tưởng, cảm xúc, thái độ và hành động của ngươi tiếp nhận. Để tạo ra tính
thuyết phục của diễn văn chính trị các nhà chính trị gia đã sử dụng ba yếu tố
để lời nói có tính thuyết phục: một là lý lẽ và lý luận, hai là nhân tố cảm xúc
(lời nói phải gây được thiện cảm với người tiếp nhận), ba là nhân tố tính cách
đặc điểm tâm lý dân tộc văn hóa của người tiếp nhận. Như vậy, diễn văn
thuyết phục người nghe bằng sức mạnh của lý lẽ và bằng sức mạnh của sự
truyền cảm.
-Tính lập luận chặt chẽ: diễn văn có tính lâp luận chặt chẽ bởi vì chỉ khi
một vấn đề, quan điểm của chính trị gia được giải thích, thuyết minh một
cách lý lẽ có căn cứ vững chắc, được lập luận trên cơ sở luận điểm luận cứ rõ
ràng chân thực thì mới mang lại tính thuyết phục cho diễn văn.
-Tính bình giá công khai: mỗi diễn văn đều biểu hiện một cách trực tiếp
quan điểm của người viết, thể hiện trực tiếp quan điểm của người viết bằng
những từ ngữ có gía trị biểu cảm âm tính hoặc dương tính các tình thái từ.
-Tính chính trị: diễn văn chính trị thể hiện quan điểm về vấn đề, tư
tưởng thuộc lĩnh vực chính trị: nó là công cụ đấu tranh bảo vệ lợi ích của đảng
phái hay giai cấp, dân tộc.

4


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN


2.1 Lập luận:
Là người viết (người phát ngôn) đưa ra những lỹ lẽ nhằm dẫn dắt
thuyết phục người nghe về một hoặc nhiều kết luận hay chấp nhận một số kết
luận nào đó mà người viết (người người phát ngô) muốn đạt tới.
2.1.1 Cấu trúc lập luận:
Các lý lẽ (hay còn gọi là luận cứ): theo tác giả Bùi Minh Toán luận cứ
là tiền đề của lập luận có thể là nhiều sự việc, hiện tượng trong thực tế có thể
là những lý lẽ thông thường hay những tiền đề định luận khoa học.
Kết luận: là một khẳng định được rút ra từ các luận cứ. Vị trí của nó có
thể ở đầu, giữa hoặc cuối của luận cứ; kết luận có thể hiện diện tường minh
cũng có thể hàm ý; người tiếp nhận phải căn cứ vào ngữ cảnh để suy ra
Cơ sở lập luận: là những yếu tố mà nhờ đó chúng ta xuất phát từ luận
cứ để suy ra kết luận. Lập luận đóng vai trò quan trọng trong diễn văn nói
chung và diễn văn chính trị nói riêng, trong diễn văn chính trị không thể
không có lập luận vì phải có lập luận chặt chẽ thì diễn văn mới có tính thuyết
phục cao.
2.1.2 Luận cứ trong diễn văn chính trị:
Luận cứ trong diễn văn chính trị rất đa dạng,có thể là:
-Trích dẫn( những câu nói,…thí dụ: Tuyên ngôn Độc lập).
-Sự kiện.
-Kinh nghiệm lịch sử: nêu ra những kinh nghiệm mang tính lịch sử của
một dân tộc hay của loài người hay thậm chí trải nghiệm của tác giả-các chính
trị gia trở thành các lý lẽ thuyết phục.
Luận cứ trong diễn văn chính trị mang tính phức tạp, một luận cứ có
thể trở thành hai vai trò nó có thể là kết luận trong luận cứ một nhưng có thể
là kết luận trong luận cứ hai.

5



2.1.3 Kết luận trong diễn văn chính trị:
Nó nằm ở đầu, giữa hoặc cuối văn bản. Kết luận trong diễn văn chính
trị của một giai cấp, một đảng phái hay là tư tưởng của cả một dân tộc hoặc
gía trị tinh thần mang tính phổ biến của nhân loại nó tác động đến nhiều giai
cấp, nhiều dân tộc và nhiều khu vực.
2.1.4 Cơ sở lập luận trong diễn văn chính trị.
Cơ sở lập lập là các lẽ thường, là các quy phạm pháp luật, công ước
điều ước quốc tế, các quan điểm chính trị của một đảng phái.
Tất cả các yếu tố trên đều nhằm mục đích thuyết phục người nghe bằng
sự logic của các lập luận định hướng quần chúng theo tư tưởng, quan điểm
chính trị.
2.2 Khảo sát một số văn bản:
Với cơ sở lý thuyết nêu trên chúng em đã khảo sát một số diễn văn
chính trị Việt Nam hiện nay:
2.2.1 Diễn văn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỉ niệm 85
năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2015).
a. Chủ đề: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỉ niệm 85
năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2015).
b. Nhịp điệu: Nhịp điệu câu văn hùng hồn, trang trọng.
c. Tiêu điểm:
- Hoàn cảnh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nhìn lại chặng đường đấu tranh oanh liệt của Đảng ta trong 85 năm
qua. Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người đã hi sinh nói chung và Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói riêng.
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết
định mọi thắng lợi của cánh mạng nước ta. Đồng thời cũng trải qua 85 năm
Đảng ta cũng tích lũy đúc rút được nhiều bài học qúy báu, hun đúc nên nhũng
truyền thống vẻ vang và hôm nay chúng ta cần phát huy:
• Truyền thống trung thành.

6


• Truyền thống giữ gìn độc lập.
• Truyền thống gắn bó máu thịt giữ Đảng và nhâ dân.
• Truyền thống đoàn kết thống nhất.
• Truyền thống đoàn kết quốc tế.
-Thực trạng Đảng của nước ta hiện nay và những phương hướng.
-Những thành tựu mà nước ta đạt được sau 30 năm đổi mới.
d, Mục đích:
- Kỉ niệm 85 năm thành lập Đảng.
- Ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc.
- Tình hình đất nước hiện tại
e, Trích dẫn: Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô
sản”.
f, Ngôn ngữ : ngôn ngữ chính luận, linh hoạt, chính xác, dễ hiểu.
g, Trình bày:
*Tính lập luận chặt chẽ:
- Cơ hội (thời cơ nói) là tuyên bố lý do: “Trong không khí cả nước
phấn khởi chào mừng năm mới 2015 và chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân
tộc, hôm nay chúng ta long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 85 năm ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập,
lãnh đạo và rền luyện” đây là cơ hội để bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đồng
bào cả nước biết được hoàn cảnh ra đời và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta
suốt 85 năm qua.
- Lí lẽ (các luận cứ):
Nguyễn Phú Trọng đã ôn lại hoàn cảnh thành lập Đảng:
• Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời đất nước ta phải chìm đắm trong nô lệ. Vì thiếu một đường lối đúng.


7


• Trong bối cảnh ấy, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp thế giới
để tìm con đường cứu nước, cứu dân và người đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác –
Lenin con đường cứu nước. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường Cách mạng Vô
sản” đến ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
• Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lo lớn
trong lịch sử cách mạng nước ta. Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều
thắng lợi vẻ vang, đỉnh cao là thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 giải
phóng dân tộc và đất nước.
Bày tỏ lòng biết ơn đối với những người hi sinh qua đó khẳng định rằng
qua thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam suốt 85 năm qua đã khẳng
định vai trò lãnh đạo sáng suốt đúng đắn của Đảng, đồng thời cần phát huy
những truyền thống của nhân dân ta, cuối cùng nêu những thành tựu và
phương hướng hiện nay.
h, Tính thuyết phục:
Bài diễn văn đã nêu rõ lí do, hoàn cảnh thành lập, những chặng đường
đi qua, thực trạng hiện nay và phương hướng, niềm tự hào tin tưởng vào
Đảng.
i, Tính bình giá công khai:
Bài diễn văn là một bài văn chính luận suất sắc bởi kết cấu chặt chẽ,
ngôn từ đầy sức thuyết phục.
k, Tính chính trị:
Vấn đề chính trị: kỉ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng.
Quan điểm tư tưởng: tiếp tục lãnh đạo Đảng theo con đường đúng đắn,
phát huy sức mạnh của truyền thống dân tộc.
2.2.2 Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân kỉ niệm 50 năm

ngày thành lập ASEAN (1967 -2017).
a, Chủ đề:

8


Là lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỉ niệm 50
năm thành lập ASEAN.
b, Nhịp điệu: Trang trọng, biến đổi linh hoạt.
c, Tiêu điểm:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điểm lại những thành tựu của ASEAN
trong chặng đường 50 năm, nhấn mạnh ASEAN sẽ làm chủ vận mệnh của
mình, góp phần duy trì hòa bình ổn định và phát triển khu vực ASEAN có vị
thế ngày càng cao và vững mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi ASEAN
là một trụ cột ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sự hợp tác hỗ trợ đối tác, liên
kết giữa các nước trong khu vực và cả quốc tế.
Đánh dấu 22 năm Việt Nam ra nhập ASEAN.
d, Mục đích:
Phát biểu tại lễ kỉ niệm 50 năm thành lập ASEAN được tổ chức trọng
thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Phi-lip-pin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
đã điểm lại những thành tựu của ASEAN, nhấm mạnh vị thế và vai trò của
ASEAN. Đồng thời cảm ơn sự hợp tác hỗ trợ và bày tỏ mong muốn các đại
sứ, đại diện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tiếp tục là cầu nối giữa các
nước, các tổ chức.
e, Trích dẫn:
f, Ngôn ngữ: chính luận.
g, Đặc trưng của diễn văn:
*Tính thuyết phục:

-Bài diễn văn đã đưu ra những số liệu, dẫn chúng cụ thể và xác thực:
• 630 triệu người dân Đông Nam Á.
• Cộng đồng ASEAN đứng thứ sáu thế giới với GDP đạt gần 3000 tỷ
USD/ năm.

9


-Dẫn dắt thời gian cụ thể ngày diễn ra lễ kỉ niệm 50 năm thành lập
ASEAN (1967-2017) ngày 8/8/2017.
*Tính lập luận chặt chẽ:
- Mở đầu đoạn diễn văn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết “Thưa quý
vị và các bạn – các công dân của Cộng đồng ASEAN thân mến” đó là lời mở
đầu diễn văn gần gũi như lời chào gửi tới toàn thể công dân của Cộng đồng
ASEAN.
Tiếp đó, cụm từ “Thưa quý vị và các bạn” được lặp lại ba lần trong
diễn văn cho thấy sự trân trọng của người nói đối với người nghe.
-Lập luận chặt chẽ: “Từ năm nước ban đầu ASEAN đã lớn mạnh trở
thành cộng đồng gồm 10 quốc gia…” lập luận trên đã nhấn mạnh về sự phát
triển của ASEAN đồng thời là nền tảng để phân tích những thành tựu mà
ASEAN đã đạt được đó là:
• Sự vững mạnh về kinh tế.
• Sự hoàn thiện về thể chế.
• Sự gắn kết trong quan hệ giữa các nước, tổ chức quốc tế.
• Sự thành công trong mô hình liên kết khu vực – ngôi nhà chung
ASEAN.
• GDP đứng thứ sáu trên thế giới.
• Là sự tổng hòa của bản sắc văn hóa, đoàn kết hòa bình, an sinh xã hội
đảm bảo chất lượng cuộc sống dân dân ngày càng nâng cao.
• Trong hợp tác với các cường quốc lớn ASEAN luôn chủ động đối

thoại hợp tác.
-Năm 2017 đánh đấu 22 năm Việt Nam ra nhập ASEAN (1995), trải
qua hơn hai thập kỉ Việt Nam đã để lại dấn ấn đậm nét, trưởng thành lớn
mạnh cùng ASEAN.
-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra những cơ hội và thách thức
trong thế kỉ XXI.

10


-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra cam kết của Việt Nam cùng
với các nước trong khu vực đoàn kết, hợp tác phát triển thực hiện thành công
tầm nhìn ASEAN 2025.
-Kết thúc lời chúc là lời “Xin chào ASEAN”.
*Tính bình giá công khai:
-Đánh giá khách quan, công khai về tiến trình hình thành và phát triển
của ASEAN.
-Thẳng thắn đưa ra những cơ hội và thách thức mà ASEAN phải đối
mặt trong thời gian tới.
*Diễn văn chính trị:
Mang tính chính trị: Lễ kỉ niệm 50 năm thành lập ASEAN mối quan hệ
hợp tác về mọi lĩnh vực, quan điểm tư tưởng tăng cường hợp tác tình hữu
nghị trong những vẫn đề của Cộng đồng ASEAN và trách nhiệm của Việt
Nam.
2.2.3 Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại lễ kỉ niệm 70
năm

Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 –

22/12/2014) và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 –

22/12/2014):
a, Chủ đề: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại lễ kỉ niệm 70
năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014)
và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2014)
b, Nhịp điệu: Nhịp điệu câu văn hùng hồn.
c, Tiêu điểm:
-Hoàn cảnh thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc
phòng toàn dân.
-Nhìn lại chặng đường 70 năm qua của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, những chiến sĩ và nhân dân anh hùng.

11


-Khẳng định vai trò vị thế của Quân đội Nhân dân Việt Nam đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Khẳng định ý thức, trách nghiệm bảo vệ Tổ quốc của toàn xã hội và
sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân được nâng cao.
-Đưa ra những bài học quý báu.
-Nêu ra những thành tựu và thực trạng hiện nay cần sự đóng góp của
quân đội và sức mạnh toàn dân.
d, Mục đích:
- Kỉ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
(22/12/1944 – 22/12/2014) và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
(22/12/1989 – 22/12/2014).
-Ôn lại những truyền thống vẻ vang của Quân đội và nhân dân ta.
-Đưa ra tình hình đất nước hiện tại.
e, Trích dẫn:
- “ Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không (trang 2-3, báo Nhân Dân số ra

thứ sáu ngày 29/12/1972).
-“Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, “ Quân đội ta chung với
Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc…kẻ thù nào
cũng đánh thắng” ( Chủ tịch Hồ Chí Minh).
-“Dựng nước đi đôi với giữ nước”, “Gìn giữ nước từ khi nước chưa
nguy” (những bài học của ông cha ta).
-“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (chủ trương).
f, Ngôn ngữ: ngôn ngữ chính luận, linh hoạt, chính xác, dễ hiểu.
g, Đặc trưng của diễn văn:
*Tính lập luận chặt chẽ:
-Cơ hội (thời cơ nói):
• Tuyên bố lí do: “ Hôm nay trong niềm phấn khởi, tự hào, chúng ta
long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân
Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.
12


• Chủ tịch phát biểu tại buổi lễ long trọng này để bày tỏ lòng thành
kính, biết ơn đối với thế hệ trước và khẳng định những thành tựu của Quân
đội Nhân dân Việt Nam, của toàn nhân dân Việt Nam.
-Lý lẽ (luận cứ):
• Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ôn lại hoàn cảnh thành lập Quân
đội Nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân: Cách đây 70 năm
thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí
Minh, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được
thành lập – Tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Từ 1989,
Ngày thành lập Quân đội Nhân nhân Việt Nam được xác định đồng thời là
Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Từ đó ngày 22/12 hàng năm đã trở thành
ngày hội lớn của dân tộc, thể hiện ý chí của quân dân Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

• Khẳng định trong thực tiễn 70 năm qua Quân đội nhân dân Việt Nam
luôn thực hện tốt những nhiệm vụ mà Đẳng và nhân dân giao phó.
• Đề cập đến những diễn biến phức tạp bất ổn ở thế giới và khu vực.
trong tình hình này đặt ra yêu cầu ngày càng cao, nỗ lực phấn đấu quyết tâm
bảo vệ Tổ quốc, khẳng định sự độc lập tự do của nước Việt Nam.
• Đẩy mạnh xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
• Thực hiện chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ.
• Khẳng định niềm tin của Đảng, Nhà nước, Nhân dân vào Quân đội
nhân dân Việt Nam và sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân.
• Tự hào về truyền thống vẻ vang của quân đội.
*Tính thuyết phục:
Bài diễn văn đã nếu đủ lí do, hoàn cảnh thành lập, chặng đường lịch sử
từ khi thành lập, thực trạng hiện nay và phương hướng, niềm tự hào và tin
tưởng.

13


*Tính bình giá công khai:
Là một bài văn chính luận suất sắc bởi kết cấu chặt chẽ ngôn từ thuyết
phục.
*Tính chính trị:
-Vẫn đề chính trị: kỉ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân
Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014) và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn
dân (22/12/1989 – 22/12/2014).
-Quan điểm tư tưởng: tiếp tục phát huy tinh thần, truyền thống của
Quân đội Nhân dân Việt Nam và phát huy sức mạnh của toàn dân.
2.2.4 Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
a, Chủ đề:

Tuyên bố chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, 5 năm cướp bóc
của phát xít Nhật và nghìn năm chế độ phong kiến ở nước ta, mở ra kỉ nguyên
mới cho dân tộc kỉ nguyên độc lập, tự do.
b, Nhịp điệu: Nhịp điệu câu văn dồn dập, hùng hồn và đanh thép.
c, Tiêu điểm:
-Nguyên lý chung ( cơ sở pháp lý và chính quyền) của bản Tuyên ngôn.
- Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn.
- Lời tuyên bố với thế giới.
d, Mục đích:
- Xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, tuyên bố nền độc lập của dân tộc,
khẳng định vị thế bình bình đẳng của dân tộc ta trên thế giới.
- Bác bỏ những luận điệu xảo trá và âm mưu xâm lược trở lại của các
nước đế quốc.
- Thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
e, Trích dẫn:
Trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Pháp.

14


f, Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính luận, linh hoạt, chính xác và tinh tế, từ
ngữ sắc cạnh, dễ hiểu, ngắn gọn,giàu cảm xúc.
g, Đặc trưng của diễn văn:
*Tính lập luận chặt chẽ:
-Thời cơ nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc
lập khi đế quốc Mĩ và thực dân Pháp đang chuẩn bị chiếm nước ta một lần
nữa. Cùng với đó dưới danh nghĩa là quân đồng minh vào giải giáp quân
Nhật, quân đội Quốc dân Đảng của Trung Quốc tiến vào phía Bắc nước ta;
quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, thực dân Pháp theo chân đồng minh cũng

tiến vào nước ta.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội trước hàng
vạn nhân dân khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
-Lí lẽ( các luận cứ): Để khẳng định nền đôc lập của dân tộc và lên án
tội các của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bản Tuyên ngôn Độc lập đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều luận cứ và luận chứng hết sức thuyết
phục đó là:
• Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn bản nội dung Bản “Tuyên ngôn
Độc lập 1776 của Mỹ” và nội dung của “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền của cách mạng Pháp năm 1791” đó là những lý lẽ được cho là “bất hủ”
và “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” thế nhưng “Hành động của
chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
• Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án tội ác của quân xâm lược “Chúng thẳng
tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc
khởi nghĩa của ta trong những bể máu”.
• Người cũng nêu lên những sự thực hiển nhiên mà ai cũng thấy đó là
“... trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật...” và “Sự thật là dân
ta đã lấy lại nước Việt từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp” v.v..

15


• Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam “Chúng thẳng
tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc
khởi nghĩa của ta trong những bể máu” và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của
toàn nhân dân Việt “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
*Tính thuyết phục:
Bản Tuyên ngôn Độc lập đã nêu rõ lý do ra đời của bản Tuyên ngôn,

lên án tội các của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cùng với đó là lời tuyên bố về
độc lập của Việt Nam.
*Tính bình giá công khai:
Bản Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử quan trọng, đây còn là
áng văn chính luận mẫu mực, có sức thuyết phục cao, lập luận chặt chẽ thấm
nhuần tinh thần yêu nước nồng nàn cùng với đó là niềm tự hào dân tộc.
*Tính chính trị:
-Vấn đề chính trị: Hướng tới mục đích thức thời, quan trọng và bức
thiết, công bố rõ ràng quan điểm và thái độ của Chính phủ và Nhân dân Việt
Nam về quyền lợi của mình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
-Quan điểm tư tưởng: đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc
2.2.5 Diễn văn của đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Bí
thư Thành ủy Hà Nội tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến
(19/12/1946 – 19/12/2016).
a, Chủ đề:
Lời phát biểu của của đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Thành ủy Hà Nội tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến
(19/12/1946 – 19/12/2016).
b, Nhịp điệu: trang trọng, hùng hồn, biến đổi kinh hoạt.
c, Tiêu điểm:
-Những khó khăn, thử thách của quân và dân ta sau Cách mạng tháng 8
thành công.
16


-Sự ra đời của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân ta.
-Sự phát triển lớn mạnh của quân và dân ta trong kháng chiến.
-Thành tựu của ta đạt được sau 9 năm trường kì kháng chiến.
-Thành tựu nước ta đạt được sau khi bước vào thời kì khôi phục và phát

triển, sau 30 năm đổi mới.
d, Mục đích:
Bài diễn văn của đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Thành ủy Hà Nội tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến. Ôn
lại truyền thống vẻ vang của dân tộc , thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ
trước, đồng thời nhằm phát huy tính thần yêu nước của nhân dân ta và nêu lên
sứ mệnh của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn mới.
e, Trích dẫn:
-Bài diễn văn có trích dẫn một số câu trong “ Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“ Nước ta đang trong tình thế ngàn
cân treo sợi tóc”; “ thù trong giặc ngoài”; “thà hi sinh tất cả chứ không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
-Trích dẫn Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “ Tăng cường xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội
chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc
Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghệp theo hướng hiện đại”.
f, Ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ chính luận, chính xác dễ hiểu.
g, Đặc trưng của diễn văn:
*Tính thuyết phục và lập luận chặt chẽ:
-Để bài diễn văn có tính thuyết phục, đồng chí Hoàng Trung Hải đã dưa
ra những dẫn chứng cụ thể với cách lập luận chặt chẽ để thuyết phục người
nghe:

17


• Trước hết, đồng chí đã nêu lí do của bài diễn văn là để kỉ niệm 70
năm Ngày toàn quốc kháng chiến – đây là một mốc son chói lọi trong lịch sử
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

• Tiếp đó đồng chí đã thể hiện sự tri ân, sự biết ơn sâu sắc đối với Bác
Hồ vĩ đại của dân tộc và các anh hùng, các chiến sĩ đã chiến đấu và hi sinh
anh dũng cho sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc.
• Đồng chí đã nêu những khó khăn, gian khổ mà quân và dân ta phải
đối mắt sau khi Cách mạng tháng 8 thành công với những dẫn chứng cụ thể,
xác thực: cách mạng còn non trẻ; phải đối mặt với giặc dốt, giặc đói, thù trong
giặc ngoài; đối mặt với sự hùng mạnh cả về lực và vũ khí hiện đại của thực
dân Pháp và đế quốc Mĩ.
• Sự đấu tranh của quân và dân ta: mở đầu cho cuộc kháng chiến là
những loạt đại bác ở Thủ đô Hà Nội và sự nổi dậy của nhân dân ở khắp nơi;
dân ta đã vượt qua gian khổ, khó khăn thiếu thốn để “ giành giật từng ngôi
nhà, góc phố, kiên cường giam chân địch trong suốt 60 ngày đêm”, “ lấy yếu
thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”, sử dụng mọi vũ khí có trong tay kết hợp
“trong đánh ngoài vây”, “ trong ngoài cùng đánh”.
• Đồng chí đã nói lên sự lớn mạnh của quân và dân ta qua từng trận
đánh: nhiều đơn vị đã trở thành trung đoàn chủ công, nhiều cán bộ chiến sĩ
sau này trở thành những tướng lĩnh tài ba của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
• Kết quả mà nhân dân ta đạt được qua 9 năm kháng chiến trường kì:
đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và quân đội viễn chinh Pháp, buộc Pháp
phải kí hiệp định Gionevo,..; giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước,..; ông khẳng định những thắng lợi trên là do nhiều yếu
tối tạo thành trong đó sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với
đường lỗi đúng đắn, sáng tạo là nhân tố quyết định.
• Khi nói về thành tựu của nước ta sau 30 năm đổi mới, đồng chí đã
đưa ra những dẫn chứng cụ thể thuyết phục: Nước ta thoát khỏi tình trạng

18


nghèo nàn, kém phát triển trở thành nước đang phát triển trung bình, đẩy

mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tăng
trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1986-2016 đạt khá, xấp xỉ 6,6% trên năm,
quy mô và tiềm lực của kinh tế không ngừng tăng lên…; kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội phát triển mạnh mẽ với nhiều chương trình lớn, hiện đại được hình
thành, tạo diện mạo lớn cho đất nước; công bằng xã hội, phát triển văn hóa và
xây dựng nông thôn mới đạt nhiều thành tựu tích cực: cuối năm 2016 số hộ
nghèo giảm còn 8,5%, 99% số hộ dân gia đình nông thôn được sử dụng điện
lưới quốc gia; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng
cường, độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ
nghĩa được giữ vững, quan hệ đối ngoại mở rộng và đi vào chiều sâu. Ông
khẳng định, đến nay ta đã có quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư với
hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
• Khi đề ra các nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ông đã khẳng định
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra là nhiệm vụ nặng nề nhất với các
biện phát sau: phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến tập trung thực hiện
các chủ trương chính sách lớn nhất, đổi mới mô hình nâng cao chất lượng
tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; phải phát
triển kinh tế gắn chặt với thực hiện công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo
vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới; nâng cao chất lượng năng lực lãnh đạo, lối sống, tư tưởng
chính trị của các lãnh đạo Đảng, nhà nước; thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ
quốc phòng – anh ninh ,… thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
• Ở phần kết ông đã khẳng định: sự nghiệp cách mạng của chúng ta
nhất định thành công vì chúng ta có sức mạnh từ cội nguồn lịch sử ngàn năm
văn hiến anh hùng, có Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại, có nhân dân dũng
cảm, cần cù sáng tạo đang vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và
phát triển.
19



• Ông đã nêu lên trách nhiệm và sứ mệnh của toàn dân tộc: phát huy
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ,
vượt qua thách thức, xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong ước.
- Với lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, bài diễn văn đã tạo
được ấn tượng cho người nghe về ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ tổ quốc
để không phụ sự hi sinh của cha ông ta nhân ngày kỉ niệm trọng đại của dân
tộc.
*Tính bình giá công khai:
- Bài diễn văn đã đánh giá khách quan công bằng về tiến trình lịch sử
dựng nước giữ nước và sự đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
*Tính chính trị:
- Vai trò chính trị: kỉ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến.
- Quan điểm, tư tưởng chính trị:
• Thể hiện sự biết ơn đối với thế hệ trước.
• Khẳng định vai trò sự lãnh đạo của Đảng.
• Nhiệm vụ: phát huy sức mạnh dân tộc.
2.2.6. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta
lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào,
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt
đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp để cứu Tổ quốc, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm,

20


không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống
thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy
sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh,
thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm.
Hà Nội ngày 19/12/1946
Hồ Chí Minh”
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
thì toàn dân ta lại đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc với lời hiệu triệu sục sôi
của “ Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi“ Nam quốc sơn hà” của Lý Thường
Kiệt hay “Hịch tướng sĩ”của Trần Quốc Tuấn.” Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một áng hùng văn kiệt xuất, là một văn
kiện có tính chất cương lĩnh chính trị, quân sự có giá trị thời đại sâu sắc.
a, Chủ đề:
Kêu gọi toàn dân kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trước sự quay trở lại xâm
lược của Thực dân Pháp.
b, Nhịp điệu:Hùng hồn thể hiện sự khí thế sục sôi tạo thành sức mạnh
lớn.
c, Tiêu điểm:
Kêu gọi toàn dân tham gia đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự trở lại
của thực dân Pháp, thể hiện quan điểm đường lối đấu tranh của nhân dân toàn
dân toàn diện trường kỳ với phương trâm đánh lâu dài dựa vào sức mình là
chính.
d, Mục đích:
Mục đích cuộc kháng chiến là “Việt Nam độc lập và thống nhất…”.

Kết thúc Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Người truyền niềm tin thắng lợi
cho toàn dân, toàn quân ta “Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”.
21


×