Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.25 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAN VĂN KHANH

XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, RIÊNG
CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: CHTBK1007

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn

HÀ NỘI, NĂM 2016


-1-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Những nhận định và kết luận khoa học của Luận văn chưa
được công bố.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Văn Khanh




-2-

MỤC LỤC
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
CHUNG VÀ RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
1.1. Khái niệm quyền sở hữu tài sản và phân loại hình thức sở hữu..11
1.1.1. Khái niệm về tài sản………………………………………….........11
1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản……………………………...........13
1.1.3. Phân loại hình thức sở hữu…………………………………......….16
1.1.3.1. Sở hữu riêng…………………………………………..................17
1.1.3.2. Sở hữu chung…………………………………………...….........18
1.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất và sở hữu riêng của
vợ chồng…………………………………………………………………22
1.2.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng ………….........23
1.2.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu riêng của vợ chồng ……….…..........24
1.3. Các trường hợp cần phải xác định tài sản chung và riêng của vợ
chồng ........................................................................................................25
1.3.1. Vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án chia tài
sản trong thời kỳ hôn nhân và hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản
chung..........................................................................................................26
1.3.2. Xác định tài sản chung của vợ chồng để chia tài sản khi ly hôn......35
1.3.3. Xác định tài sản riêng và tài sản chung để xác định di sản thừa kế
của vợ hoặc chồng......................................................................................35
1.3.4. Xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng để thực hiện
nghĩa vụ thi hành án...................................................................................35



-3-

Chương 2
XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Căn cứ pháp luật để xác định tài sản chung hợp nhất của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân………………………………………….37
2.1.1. Căn cứ vào quy định của hiến pháp Việt Nam năm 2013…......37
2.1.2. Căn cứ vào Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 và 2015…....…37
2.1.3. Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2014......................41
2.1.3.1. Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong thời kỳ HN........41
2.1.3.2. Tài sản chung của vợ chồng do vợ hoặc chồng hoặc do hai vợ
chồng tạo ra hoặc thu được hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân...................42
2.1.3.3. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung và
tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung…...........................43
2.1.3.4. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ
chồng có được sau khi kết hôn…..........…………….................................44
2.1.3.5. Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ
chồng thoả thuận là tài sản chung; những tài sản không đủ chứng cứ xác
định là tài sản riêng………........................................................................44
2.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng……………………..45
2.2.1. Tài sản của vợ chồng có trước khi kết hôn .……….………..........45
2.2.2. Tài sản vợ chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ
hôn nhân………..................................……….........................…….........46
2.2.3. Tài sản mà vợ chồng có được từ việc chia tài sản chung theo thỏa
thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia trong thời kỳ hôn nhân….......................47


-4-


Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, RIÊNG
CỦA VỢ CHỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
3.1. Khó khăn trong xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng….49
3.1.1. Nguyên nhân…..………………………………………..….......….49
3.1.2. Thực trạng các căn cứ pháp lý về xác định tài sản chung và riêng
của vợ chồng……………...................................……………...…............51
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện về xác định tài sản chung và riêng
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân………………………………….59
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật……………………………......…..59
3.2.2. Kiến nghị năng cao hiệu quả xác định tài sản chung và riêng
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.……………………………......….64
KẾT LUẬN .............................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................69


-5-

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ Luật dân sự

BLDS

Bộ Tư pháp

BTP

Luật Hôn nhân và Gia đình


LHN&GĐ

Tòa án nhân dân tối cao

TANDTC

Tòa án nhân dân

TAND

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


-6-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành ngày 26/06/2014, đây là đạo luật hôn
nhân điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong cơ chế thị trường. Cơ chế thị
trường mở ra con đường phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thời kỳ
mới, tạo điều kiện cho mọi cá nhân phát triển trong các lĩnh vực phù hợp với khả
năng của mỗi cá nhân, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hiện nay,
theo Hiến pháp và pháp luật của nước ta thì công dân có quyền tự do kinh doanh
trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Cánh cửa kinh doanh đã rộng mở
chào đón mọi người cùng kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh mang đến cho người
tiêu dùng những giá trị đích thực của hàng hóa, dịch vụ, vì vậy mỗi gia đình với
những điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội phù hợp với hoàn cảnh của mình đều
có thể tham gia vào guồng máy sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của xã hội.

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình giầu có, hạnh phúc thì xã hội phát triển
phồn vinh.
Trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng có quyền cùng nhau kinh doanh, thành
lập doanh nghiệp hoặc mỗi người đều có quyền kinh doanh riêng hoặc thành lập
doanh nghiệp của riêng mình. Để tạo điều kiện cho việc kinh doanh của mỗi
người được tự do thuận lợi, nam nữ trước khi kết hôn có thể thỏa thuận về chế độ
tài sản theo thỏa thuận hoặc trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa
thuận chia tài sản chung để thực hiện việc kinh doanh của mình. Luật hôn nhân
và gia đình 2014 đã quy định về hai chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản
theo thỏa thuận và do luật định, ngoài ra Luật quy định các căn cứ xác lập tài sản
chung và tài sản riêng của vợ chồng và các căn cứ chia tài sản chung. Trước khi
chia tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ chung


-7-

hoặc riêng thì cần phải xác định những tài sản nào là tài sản riêng và tài sản nào
thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng. Để thực hiện việc xác định tài sản
chung và riêng của vợ chồng thì cần căn cứ vào thỏa thuận hoặc căn cứ vào các
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ mặc dù mới ban hành nhưng
qua nghiên cứu cho thấy còn tồn tại những quy định bất cập, mâu thuẫn hoặc
không rõ ràng dẫn đến việc xác định và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp
về tài sản chung và riêng của vợ chồng không thống nhất giữa các cơ quan có
thẩm quyền. Vì thế tác giả lựa chọn đề tài “Xác định tài sản chung và riêng
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” để nghiên cứu tìm ra những bất cập,
thiếu vắng của các quy định và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Luận văn nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn việc xác định tài sản
chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Luận văn giúp làm rõ thêm những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn

áp dụng pháp luật vào việc xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân và góp phần tìm ra những giải pháp tích cực nhằm ngày càng hoàn
thiện hơn nữa hệ thống pháp luật trong việc xác định tài sản chung, riêng của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ
sở thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác giải quyết, xét xử các vụ
việc hôn nhân và gia đình liên quan đến việc xác định, chia tài sản chung, riêng
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học cũng như những bài viết bàn về
vấn đề tài sản của vợ chồng nói chung cũng như việc xác định, chia tài sản chung


-8-

của vợ chồng nói riêng luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tiêu
biểu có thể kể đến như:
- Nguyễn Văn Cừ, Luận án tiến sĩ luật học năm 2005. Chế độ tài sản của
vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam.
- Nguyễn Hồng Hải (2002), Xác định chế độ tài sản của vợ chồng - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà nội.
- Trương Ngọc Tuyết (2002), Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo
Luật HN&GĐ năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học quốc
gia Hà nội.
- Nguyễn Thị Kim Dung, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2014. Chế độ tài
sản vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam.
- Thu Hương - Duy Kiên (2013), Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ - thực tiễn giải quyết, tạp chí
Tòa án nhân dân, số 5/2013.
- ThS. Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong
pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam, tạp chí Luật học, số 11/2009.

-.........
Đây là những công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về chế độ tài sản
chung, riêng của vợ chồng. Ngoài ra còn các bài viết trên tạp chí luật học và các
tạp chí khác cũng nghiên cứu về hai chế độ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào nghiên về việc xác định tài sản chung và riêng của vợ
chồng trong thời hôn nhân theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật về
xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng trong một số trường hợp do vợ chồng


-9-

thỏa thuận chia tài sản hoặc do luật quy định. Ngoài ra luận văn nghiên cứu thực
tiễn việc vận dụng các quy định của pháp luật trong việc thỏa thuận về tài sản
chung và riêng của vợ chồng và thực tiễn xét xử của Tòa án trong việc xác định
tài sản chung và riêng của vợ chồng trên cơ sở đó để chia tài sản của vợ chồng
khi có tranh chấp.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những quy định trong Luật hôn nhân
và gia đình và Bộ luật dân sự quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng và các căn cứ xác lập tài sản chung và riêng của vợ chồng. Ngoài ra luận
văn nghiên cứu một số trường hợp cụ thể trong thực tiễn về xác định tài sản
chung và riêng của vợ chồng
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật về tài sản chung và
riêng của vợ chồng, luận văn bình luận đánh giá tính phù hợp của nội dung các
quy định, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và kiến nghị tăng cường
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
và hiệu quả sử dụng pháp luật các tổ chức dịch vụ công liên quan đến tài sản
chung và riêng của vợ chồng.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận
văn sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống kê để
làm rõ những nội dung cơ bản của luận văn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1:


-10-

Một số vấn đề lý luận về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng.
Chương 2: Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng theo pháp
luật Việt Nam hiện hành.
Chương 3: Thực trạng pháp luật về xác định tài sản chung, riêng của vợ
chồng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.


-11-

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
CHUNG VÀ RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
1.1. Khái niệm quyền sở hữu tài sản và phân loại hình thức sở hữu
1.1.1. Khái niệm tài sản.
Nhận thức đúng về tài sản và phân loại tài sản có vai trò rất quan trọng
trong việc xây dựng các quy định pháp luật và giải quyết các tranh chấp về tài
sản và quyền sở hữu. Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về tài sản trong lịch
sử lập pháp và nghiên cứu pháp luật thế giới. Tài sản là mọi thứ là đối tượng của

quyền sở hữu hoặc theo nghĩa rộng thì tài sản là các quyền, tài sản là bất kể
những gì có khả năng sở hữu hoặc bởi cá nhân, tập thể hoặc cho lợi ích của
người khác, các quan niệm này về tài sản đều coi tài sản là các quyền được thiết
lập trên vật có hiệu lực chống lại những người khác.
Theo Luật La mã, tài sản hay vật (res) là những vật chất đáp ứng nhu cầu
của con người và có ý nghĩa kinh tế - xã hội, tài sản bao gồm vật chất liệu và tài
sản phi chất liệu đó là các quyền.
Bộ luật Dân sự 1804 của Pháp một công trình pháp điển hoá hiện đại đầu
tiên trên thế giới đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về tài sản. Xong
theo những đặc tính căn bản của pháp luật La Mã - Đức về việc giải thích
các quy tắc pháp lý hay khái niệm pháp lý, người ta có thể hiểu được rằng tài sản
nói trong Bộ luật này bao gồm hai loại là bất động sản và động sản. Tuy nhiên,
trong luật dân sự của Pháp có sự phân biệt giữa tài sản (biên) và sản nghiệp
(patrimoine). Nhưng khái niệm sản nghiệp không được nhắc tới ở luật thực định


-12-

mà chỉ được nhắc tới trong các học thuyết, nó là một tập hợp các tài sản có và tài
sản nợ, có nghĩa là một hệ thống các quan hệ về tài sản thuộc một ai đó1.
Bộ luật Dân sự của Québec (Canada) xác định: “Tài sản hoặc hữu hình
hoặc vô hình được chia thành bất động sản và động sản” [Điều 899]2.
Bộ luật Dân sự Đức 1900 bằng một kỹ thuật pháp điển hoá khác với hình
mẫu của Pháp, tuy không có định nghĩa cụ thể về tài sản trong Bộ luật này nhưng
người ta có thể hiểu rằng, tài sản theo nghĩa pháp lý không chỉ là vật chất liệu mà
chủ yếu là các quyền.
Có thể nói bản thân tài sản là một khái niệm động và phụ thuộc vào giá trị
kinh tế của nó bởi tài sản là công cụ của đời sống con người. Trong mỗi giai
đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người, tài sản có một phạm vi
khác nhau nhưng đều là công cụ đáp ứng các nhu cầu sống của con người. Vì

vậy, nó được nhận thức không mấy khác nhau ở các hệ thống pháp luật bởi con
người rất nhạy bén với sự đáp ứng nhu cầu của mình.
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định
trong Bộ luật Dân sự năm 1995, theo đó tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 1995,
Điều 163 BLDS 2005 quy định “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị
giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Quy định tài sản trong BLDS 2015
rõ ràng hơn. Điều 105 quy định:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

1
2

Bộ luật dân sự 1804 của pháp
Bộ luật dân sự của Đức


-13-

Khái niệm tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật Dân
sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, Điều 163 Bộ luật Dân sự
2005 (Bộ luật dân sự hiện hành) quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có
giá và các quyền tài sản”. Theo đó không chỉ những “vật có thực” mới được gọi
là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài
sản. Quy định về tài sản trong BLDS 2015 rõ ràng hơn gồm tài sản hiện có và tài
sản hình thành trong tương lai, quy định này tương đồng với pháp luật dân sự
của các nước cho nên khi tranh chấp về tài sản có yếu tố nước ngoài việc áp
dụng pháp luật thuận lợi hơn.
Có thể khái quát về tài sản là các lợi ích vật chất đáp ứng các nhu cầu của

con người mà pháp luật cho phép cá nhân, pháp nhân chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh
của chủ sở hữu.
1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu có thể hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy
phạm pháp luật công nhận, bảo vệ và quy định trình tự thực hiện các quyền năng
của chủ sở hữu. Quyền sở hữu có thể hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền năng
của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.
Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh chế độ sở hữu trong một
xã hội nhất định bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ sở hữu. Pháp luật công nhận quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quyền
năng của chủ sở hữu và quy định phương thức bảo vệ quyền sở hữu khi có hành
vi xâm phạm quyền, lợi ích của chủ sở hữu.
Quyền sở hữu có thể hiểu theo nghĩa khác là một chế định pháp luật tổng
hợp các quy phạm điều chỉnh những quan hệ sở hữu của các chủ sở hữu với chủ


-14-

thể khác trong xã hội.
Với tư cách là công cụ để giai cấp thống trị bảo vệ quyền sở hữu của mình
đối với các tư liệu sản xuất của xã hội, cho nên pháp luật về sở hữu mang bản
chất giai cấp sâu sắc, thể hiện trong xã hội có giai cấp, tùy thuộc vào chế độ
chính trị của một quốc gia pháp luật quy định cho cá nhân, tổ chức được chiếm
hữu loại tài sản nào và phương thức thực hiện các hành vi tác động trực tiếp đối
với tài sản. Hay nói cách khác, Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân, tổ chức có
quyền sở hữu đối với tài sản. Vì thế có thể hiểu quyền sở hữu là một phạm trù
pháp lý phản ánh các chế độ, quan hệ sở hữu trong một chế độ xã hội. Trong
tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C. Mác đã chỉ ra rằng “Nhưng thử hỏi lao động
làm thuê, lao động của người vô sản có tạo ra sở hữu cho ngươi vô sản hay

không? Tuyệt đối không? Nó tạo ra tư bản, tức là cái sở hữu bóc lột lao động
làm thuê...”. Vì vậy, pháp luật sở hữu bao giờ cũng nhằm mục đích: Xác nhận,
bảo vệ chiếm hữu những tư liệu sản xuất của giai cấp thống trị; bảo vệ quan hệ
sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị [17 tr151].
Hiện nay, ở Việt Nam theo Hiến pháp 2013 quy định có ba chế độ sở hữu
(chế độ sở hữu toàn dân, chế độ sở hữu tập thể và chế độ sở hữu tư nhân) và sáu
hình thức sở hữu (Sở hữu nhà nước; Sở hữu tập thể; Sở hữu của các tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội; Sở hữu của các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp,
tổ chức xã hội; Sở hữu tư nhân và Sở hữu chung). Trong đó sở hữu toàn dân là
hình thức sở hữu mang tính cộng đồng cao nhất, thể hiện tất cả tư liệu sản xuất
chủ yếu trên lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về nhân
dân3.
Quyền sở hữu có thể hiểu là quyền chủ quan của cá nhân, pháp nhân được
3

Hiến pháp Việt Nam năm 2013


-15-

pháp luật công nhận và bảo vệ. Pháp luật quy định giới hạn, thừa nhận tính hợp
pháp, chính đáng của chủ sở hữu đối với tài sản. Nội dung của quyền sở hữu
được quy định trong Bộ luật Dân sự bao gồm ba quyền năng: quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới quy định chiếm hữu là một trạng
thái thực tế thể hiện vật thuộc về ai. Chiếm hữu vật chất trong tự nhiên để bảo
tồn sự sống của con người, phản ánh quan hệ của con người với tự nhiên và tồn
tại khách quan trong mọi xã hội loài người. Chiếm hữu ngay tình là căn cứ làm
phát sinh quyền sở hữu. Hiện nay BLDS 2015 quy định chiếm hữu vừa là một
trạng thái thực tế (Điều 179) và trạng thái pháp lý (Điều 186) có nghĩa là một

quyền trong nội dung quyền sở hữu. Quyền chiếm hữu là tiền đề để thực hiện
quyền sử dụng tài sản. Chính vì vậy, trong quyền sở hữu không thể thiếu quyền
chiếm hữu, bên cạnh các quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Chủ thể có
quyền sở hữu được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 rất đa dạng, có thể là cá
nhân, pháp nhân và các chủ thể khác như: Nhà nước, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Điều 164 BLDS năm 2005 (Điều 158 BLDS 2015) quy định : “Quyền sở
hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của
chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”
Theo quy định trên, nội dung quyền sở hữu là tổng hợp ba quyền năng.
Quyền chiếm hữu là quyền kiểm soát tài sản, chi phối tài sản theo quy định của
pháp luật. Quyền sử dụng là quyền thực hiện các hành vi mà pháp luật không
cấm để tác động vào tài sản nhằm chủ sở hữu thu hoa lợi, lợi tức và các lợi ích
khác. Quyền định đoạt là quyền quyết định đến số phận thực tế của tài sản, như
thay đổi hình dáng, tính năng, công dụng của tài sản hoặc quyết định đến số phận
pháp lý của tài sản như chuyển quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu.


-16-

Tóm lại, quyền sở hữu hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy
định của pháp luật quy định quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu thực hiện các quyền năng đó trong phạm vi pháp luật cho phép và
không được gây phương hại đến quyền và lợi ích của chủ thể khác.
Hiểu theo nghĩa chủ quan quyền sở hữu là quyền năng của chủ sở hữu, chủ
sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình trong phạm
vi pháp luật quy định.
1.1.3. Phân loại hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu là những quan hệ sở hữu đang tồn tại thực tế được pháp
luật công nhận và bảo hộ. Trong BLDS 2005, việc phân loại hình thức sở hữu
được căn cứ vào chủ thể của quyền sở hữu, cho nên BLDS quy định các hình

thức sở hữu bao gồm: Sở hữu nhà nước; Sở hữu tập thể; Sở hữu tư nhân; Sở hữu
chung; Sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và Sở hữu của
các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp. Việc căn cứ vào chủ thể để xác định hình thức sở hữu còn nhiều hạn chế
thể hiện như:
Thứ nhất, trong xã hội còn có các tổ chức khác như các cơ quan ngoại giao
của các nước của Liên hiệp quốc và thậm chí sở hữu của các doanh nghiệp
không được quy định trong BLDS 2005.
Thứ hai, về lý thuyết, phân biệt các hình thức sở hữu để xác định chủ sở
hữu có những quyền gì đối với tài sản để pháp luật điều chỉnh các hành vi của
chủ sở hữu vì thế cần căn cứ vào phương thức khai thác sử dụng tài sản của một
chủ thể khác với hai hay nhiều chủ thể để xác định hình thức sở hữu. Để khắc
phục hạn chế nêu trên, BLDS năm 2015 quy định ba hình thức sở hữu là: Sở hữu
toàn dân (từ Điều 197 đến Điều 204); Sở hữu riêng (từ Điều 205 đến Điều 206)


-17-

và Sở hữu chung (từ Điều 207 đến Điều 220). Sở hữu toàn dân là hình thức công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của Quốc gia như đất đai, tài nguyên thiên nhiên
trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển… toàn bộ các tư liệu sản xuất đó thuộc về
nhân dân do Nhà nước là người đại diện thực hiện quyền sở hữu toàn dân. Sở
hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc pháp nhân đối với tài sản của mình. Cá
nhân, pháp nhân có quyền khai thác sử dụng tài sản tự do theo ý chí và phù hợp
với quy định của pháp luật để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhu cầu
tiêu dùng. Sở hữu chung là sở hữu của hai hay nhiều chủ thể cùng khai thác, sử
dụng khối tài sản chung. Các chủ thể cần thỏa thuận về phương thức khai thác,
sử dụng và định đoạt tài sản để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các đồng
chủ sở hữu. Trong hình thức sở hữu chung căn cứ vào quyền nghĩa vụ của các
chủ thể trong việc khai thác, sử dụng, định đoạt và trách nhiệm của các chủ sở

hữu, luật phân chia thành loại sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất
(phân chia và không phân chia) và sở hữu hỗn hợp.
BLDS 2015 phân loại ba hình thức sở hữu như trên là phù hợp với điều
kiện thực tiễn của nước ta và có tính tương đồng với pháp luật của các nước
trong khu vực và trên thế giới.
1.1.3.1. Sở hữu riêng
Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân (có thể là vợ hoặc chồng), một
pháp nhân đối với tài sản của mình. Tài sản thuộc sở hữu riêng bao gồm tài sản
tạo ra từ thu nhập hợp pháp của cá nhân, pháp nhân. Tài sản có được thông qua
các giao dịch dân sự như: mua bán, vay hoặc được thừa kế và tài sản có được là
do các thứ khác do luật quy định (từ Điều 233 đến Điều 247 BLDS 2005) và (từ
Điều 221 đến Điều 236 BLDS 2015).


-18-

Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền
sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, nhu cầu sản xuất, kinh
doanh nhưng không trái pháp luật quy định. Khi thực hiện quyền sở hữu đối với
tài sản của mình mà gây thiệt hại cho các chủ thể khác thì chủ sở hữu phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi khai thác tài sản gây thiệt hại hoặc
do tài sản gây thiệt hại.
1.1.3.2. Sở hữu chung
Sở hữu chung là sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với tài sản (Điều
214 BLDS 2005, Điều 207 BLDS 2015). Theo nguyên tắc chung chủ thể của
pháp luật dân sự là cá nhân, pháp nhân cho nên sở hữu chung là sở hữu của hai
hay nhiều chủ thể với nhau, cụ thể là sở hữu của các cá nhân, các pháp nhân
hoặc giữa cá nhân với pháp nhân đối với tài sản.
Trên cơ sở thỏa thuận hoặc luật quy định về phương thức sử dụng, định
đoạt tài sản của các chủ sở hữu, BLDS phân chia hình thức sở chung thành ba

loại đó là: Sở hữu chung theo phần; Sở hữu chung hợp nhất và Sở hữu chung
hỗn hợp.
Tài sản thuộc sở hữu chung có thể là một tài sản hoặc một khối tài sản
gồm bất động sản, động sản và các quyền tài sản do các chủ sở hữu cùng góp
tiền để mua hoặc cùng bỏ công sức để tạo lập hoặc cùng được tặng cho, thừa kế
chung như vợ chồng cùng được thừa kế tài sản từ cha hoặc mẹ, hai người bạn
góp tiền mua chung một xe ô tô tải... Căn cứ vào phương thức khai thác, sử
dụng, định đoạt tài sản BLDS chia làm hai loại sở hữu chung gồm sở hữu chung
theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
- Sở hữu chung theo phần
Sở hữu chung theo phần được xác định dựa vào phần tài sản của mỗi đồng


-19-

chủ sở hữu, trên cơ sở đó sẽ xác định phần quyền, phần nghĩa vụ tương ứng của
từng chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu chung hoặc dựa trên phần quyền
được xác lập trên tài sản như quyền được thừa kế…
Phần quyền của các chủ sở hữu có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Phần
quyền của các chủ sở hữu như nhau nếu mức đóng góp của từng chủ sở hữu để
tạo lập tài sản chung như nhau hoặc theo sự thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu.
Nếu mức đóng góp khác nhau hoặc có thỏa thuận khác thì phần quyền của từng
chủ sở hữu cũng khác nhau. Trên cơ sở phần quyền của mỗi đồng chủ sở hữu để
xác định các nghĩa vụ tương ứng như nghĩa vụ bảo dưỡng tài sản, nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại khi tài sản gây thiệt hại.
- Sở hữu chung hợp nhất
Sở hữu chung hợp nhất cũng mang nét đặc trưng của sở hữu chung là có
nhiều chủ sở hữu. Nhưng sở hữu chung hợp nhất có sự khác biệt chính là phần
quyền của các chủ sở hữu là không xác định. Các đồng chủ sở hữu sẽ có phần
quyền như nhau đối với tài sản chung. Dựa trên các căn cứ xác lập, chấm dứt và

các căn cứ có phân chia được tài sản cho các đồng chủ sở hữu hay không. Nếu
tài sản có thể phân chia cho các đồng chủ sở hữu thì đó là sở hữu chung hợp nhất
có thể phân chia. Theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận sở hữu
chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Đối với những
tài sản chung mà không thể chia ra cho từng chủ sở hữu thì thuộc sở hữu chung
hợp nhất không thể phân chia gồm: Sở hữu của cộng đồng dân cư, dòng họ hoặc
của thôn xóm...
Đối với sở hữu chung hợp nhất thì việc thực hiện quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản chung của các đồng chủ sở hữu là ngang nhau, khi định
đoạt tài sản có giá trị lớn phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu. Đối với tài sản


-20-

thuộc sở hữu chung theo phần thì việc thực hiện quyền chủ sở hữu sẽ dựa vào
phần quyền của từng chủ sở hữu, nghĩa là chủ sở hữu có nhiều phần tài sản thì sẽ
có quyền quyết định nhiều hơn.
- Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
Vợ chồng theo quy định tại Bộ luật dân sự là những đôi nam nữ có quan
hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và quy định
khác của pháp luật (hôn nhân thực tế). Vợ chồng có quyền sở hữu chung hợp
nhất đối với tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Tài sản do vợ
chồng tạo ra; thu nhập hợp pháp do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và
những thu nhập khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng
được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ
chồng thỏa thuận là tài sản chung (thường là những tài sản đã hình thành và
thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng trước thời kỳ hôn nhân). Đối với tài sản là
quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được (được cấp hoặc mua, thừa kế hoặc
được tặng cho) sau khi kết hôn. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có
trước khi kết hôn chỉ trở thành tài sản chung của vợ chồng nếu vợ hoặc chồng

đồng ý sáp nhập vào khối tài sản chung. Khi hôn nhân còn tồn tại vợ chồng
thỏa thuận khai thác sử dụng, định đoạt tài sản chung. Trường hợp định đoạt tài
sản có giá trị lớn thì vợ chồng có thể đồng ý trực tiếp hoặc làm giấy ủy quyền
cho nhau định đoạt. Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử
dụng khi vợ hoặc chồng định đoạt thì có sự đồng ý trực tiếp như ký vào hợp
đồng hoặc bằng văn bản có công chứng, chứng thực.
Vợ chồng có thể thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Việc
phân chia động sản có thể bằng hình thức miệng, văn bản. Nếu phân chia bất
động sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phân chia bằng văn bản có


-21-

công chứng hoặc chứng thực. Tỷ lệ phân chia dựa trên nội dung thỏa thuận nếu
không thỏa thuận thì về nguyên tắc sẽ được phân chia theo tỷ lệ như nhau.
Trường hợp vợ chồng ly hôn nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì
việc phân chia sẽ theo nguyên tắc: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi
nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp
của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ
chồng trong gia đình cũng được coi như lao động có thu nhập. Khi vợ chồng ly
hôn thì việc phân chia tài sản chung cần phải xem xét đến việc bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có
khả năng lao động, không có tài sản riêng nuôi mình.
Trong trường hợp vợ chồng cùng sinh sống và lao động sản xuất với gia
đình mà ly hôn, thì cần phải xem xét công sức đóng góp của vợ và chồng trong
việc tạo lập tài sản chung để phân chia tài sản chung của gia đình và vợ chồng sẽ
được nhận một phần thỏa đáng trong khối tài sản chung đó. Việc phân chia tài
sản chung của gia đình trước hết dựa trên sự thỏa thuận của các thành viên gia
đình. Trường hợp không thỏa thuận được thì vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết. Sau khi phân chia tài sản chung của gia đình thì phần tài sản của vợ

chồng sẽ chia đôi theo nguyên tắc chung của chia tài sản khi vợ chồng ly hôn.
- Sở hữu chung hỗn hợp
Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu của nhiều chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau như cá nhân, cá thể, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân… cùng góp vốn hoặc cá nhân với hợp tác xã cùng là đồng chủ sở hữu tài
sản. Các chủ thể cùng góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp
Nhà nước được cổ phần hóa. Về nguyên tắc các chủ sở hữu có quyền sở hữu đối
với số vốn góp vào doanh nghiệp và việc phân chia hoa lợi, lợi tức theo quy định


-22-

của Luật doanh nghiệp. Sở hữu chung hỗn hợp không phải là một hình thức sở
hữu nằm trong sở hữu chung mà nó chỉ là một loại đặc biệt của sở hữu chung. Sở
hữu chung hỗn hợp này được xác định dựa vào chủ sở hữu cùng sở hữu tài sản.
Những tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp bao gồm tài sản được hình thành từ
nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ quá trình sản
xuất, kinh doanh chung; các nguồn khác như được tặng cho, thừa kế từ các chủ
thể khác. Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản sẽ do các đồng chủ sở
hữu thỏa thuận và được quy định trong điều lệ của doanh nghiệp, các nguyên tắc
thu chi tài chính, quản lý tài sản chung của tổ chức kinh tế. Khi thực hiện quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp theo quy định
của Luật Doanh nghiệp và quy định của Bộ luật Dân sự.
Đối với sở hữu chung hỗn hợp thì vợ hoặc chồng có thể tham gia với tư
cách cá nhân nếu vợ chồng thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc với tư cách
hộ gia đình. Người đại diện cho hộ gia đình có quyền quyết định đến số tài sản là
cổ phần trong doanh nghiệp. Sở hữu chung hỗn hợp là loại sở hữu đặc thù của
hình thức sở hữu chung bởi chủ thể tham gia là các chủ thể thuộc thành phần
kinh tế khác nhau trong đó có kinh tế hộ, vì vậy khi xác định tài sản chung, riêng
của vợ chồng cần phải xem xét đến những loại tài sản nào thuộc về hộ gia đình

và những tài sản nào thuộc về vợ hoặc chồng hoặc là tài sản chung hợp nhất của
vợ và chồng.
1.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung và sở hữu riêng của vợ chồng
Hiện nay Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định hai chế độ tài sản của
vợ chồng đó là: Chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo luật định.
Đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định tại Điều 47
đến Điều 49 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nếu vợ chồng thỏa thuận lựa chọn


-23-

chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc xác định tài sản chung và riêng theo văn
bản thỏa thuận có hiệu lực pháp luật. Trường hợp văn bản thỏa thuận bị vô hiệu
theo Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì áp dụng chế độ tài sản của vợ
chồng theo luật định.
1.2.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản
Tài sản chung của vợ và chồng là những tài sản được hình thành trong thời
kỳ hôn nhân và do vợ chồng tạo dựng hoặc thông qua giao dịch mà có hoặc tài
sản chung được hình thành do thỏa thuận hoặc luật quy định.
Thời kỳ hôn nhân là một khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng hợp
pháp, trong thời kỳ này vợ chồng có các quyền nhân thân, quyền tài sản do pháp
luật quy định. Khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:“Thời kỳ hôn
nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn
đến ngày chấm dứt hôn nhân”.
Theo quy định trên thì thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm đăng ký
kết hôn có hiệu lực đến thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng
trong các trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết, vợ hoặc chồng bị tuyên bố
chết do ly hôn. Ngoài ra, hiện nay vẫn còn tồn tại quan hệ hôn nhân được pháp
luật công nhận (hôn nhân thực tế)...
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có những quyền và nghĩa vụ đối với

nhau và đối với tài sản do vợ chồng tạo ra hoặc do các căn cứ khác do luật quy
định. Một vấn đề pháp lý quan trọng xác định thời điểm xác lập quan hệ hôn
nhân để xác định chế độ tài sản của vợ và chồng theo chế độ luật định hay chế độ
thỏa thuận. Theo nguyên tắc chung thì tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng
là những tài sản được hình thành trên cơ sở có sự đóng góp trực tiếp hoặc gián
tiếp công sức của vợ và chồng hoặc dựa trên các căn cứ khác do pháp luật quy


-24-

định. Căn cứ pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân là Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ
chồng được hiểu là : “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ
chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ
chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.”
Theo quy định trên thì những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn
nhân thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Vợ chồng có quyền
ngang nhau đối với tài sản chung. Việc khai thác, sử dụng tài sản chung nhằm
phục vụ nhu cầu chung của gia đình. Tài sản chung có thể được phân chia theo

thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu riêng của vợ chồng đối với tài sản
Theo nguyên tắc Hiến định (Điều 32 Hiến pháp 2013) mọi người đều có
quyền sở hữu riêng về tài sản do thu nhập hợp pháp, của cải để dành… Công dân


×