Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.3 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRỊNH ĐẮC LUYẾN

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRỊNH ĐẮC LUYẾN

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60380102


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS THÁI VĨNH THẮNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành được Luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban
Giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau đại học, các thầy cô đã tham gia giảng dạy cho
Lớp Cao học khóa 21, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Hội đồng chấm luận văn của Nhà trường sẽ
giúp em hoàn chỉnh luận văn này trong thời gian tới.
Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy – GS.TS Thái Vĩnh Thắng đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Luận văn này.
Xin chúc các Thầy – Cô mạnh khỏe và hạnh phúc.
Em xin trân trọng cảm ơn./.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự nghiên
cứu nghiêm túc, cầu thị dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của GS.TS Thái Vĩnh
Thắng. Nội dung của Luận văn đảm bảo độ tin cậy, trung thực và chính xác. Việc
tham khảo các tài liệu đều có trích dẫn cụ thể. Những kết luận khoa học của Luận
văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
................................................................................................................................ 5
1.1. Đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của Thủ đô Hà Nội ............. 5
1.1.1.Thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử ..................................................... 5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 6
1.1.3. Dân cư và truyền thống ........................................................................... 8
1.1.4. Vị thế của Thủ đô Hà Nội...................................................................... 11
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của UBND thành phố Hà Nội……..14
1.3. Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính thủ đô một
số nước trên thế giới ......................................................................................... 20
1.3.1. Thành phố - Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) ................................................. 21
1.3.2. Thành phố - Thủ đô Bangkok (Thái Lan) .............................................. 21
1.3.3. Thành phố - Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) .................................................. 22
1.3.4. Thành phố - Thủ đô Matxcơva (Liên bang Nga) .................................... 22
1.3.5. Thành phố - Thủ đô Oasington (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).................... 23
1.3.6. Một số nhận xét ..................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............................. 25
2.1. Thực trạng tổ chức của UBND Thành phố .............................................. 25
2.1.1. Thành viên UBND Thành phố ............................................................... 25
2.1.2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố ............................... 27
2.2. Thực trạng hoạt động của UBND Thành phố .......................................... 35
2.2.1. Các phiên họp của UBND Thành phố.................................................... 35



2.2.2. Hoạt động của Chủ tịch UBND ............................................................. 40
2.2.3. Hoạt động của Phó Chủ tịch UBND Thành phố .................................... 43
2.2.4. Hoạt động của các ủy viên, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND Thành phố ........................................................................................... 45
2.2.5. Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức UBND thành phố Hà Nội ..... 50
2.2.6. Nhận xét chung ..................................................................................... 56
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
.............................................................................................................................. 60
3.1. Mục tiêu, yêu cầu, quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND
thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay .................................................... 60
3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................ 60
3.1.2. Yêu cầu ................................................................................................. 60
3.1.3. Quan điểm ............................................................................................. 61
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND
thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay .................................................... 62
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 70


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND

: Hội đồng nhân dân

TAND

: Tòa án nhân dân


UBND

: Ủy ban nhân dân

UBHC

: Ủy ban Hành chính

UBKC

: Ủy ban Kháng chiến

UBQC

: Ủy ban Quân chính

UBKCHC

: Ủy ban Kháng chiến Hành chính

VKSND

: Viện Kiểm sát nhân dân

VBQPPL

: Văn bản quy phạm pháp luật



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở
cửa, hội nhập kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Hà Nội là Thủ đô của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang cùng cả
nước đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen nhau. Hiện nay hệ thống chính
trị của Hà Nội đang tiếp tục được xây dựng và củng cố vững chắc trên cơ sở kế thừa
và phát huy những truyền thống tốt đẹp của các thời kỳ cách mạng. Thủ đô Hà Nội
đang đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Thủ đô xã
hội chủ nghĩa, xứng đáng với lòng tin yêu của cả nước, xứng đáng với lịch sử nghìn
năm văn hiến.
Trong mỗi chặng đường lịch sử, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị của
Thủ đô, trong đó có UBND Thành phố đều có những cống hiến, đóng góp riêng vào
quá trình phát triển chung của Thủ đô và đất nước. UBND thành phố Hà Nội đã trải
qua nhiều chặng đường phát triển dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc
hội, Chính phủ, của Đảng bộ Thành phố; cũng như sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân cả nước và của các tầng lớp nhân dân Thủ đô.
Trong lịch sử 70 năm phát triển (1945 – 2015), UBND Thành phố đã viết
nên những trang sử hào hùng, góp phần tô thắm thêm truyền thống đấu tranh anh
dũng của Thủ đô. Trong các chặng đường lịch sử đó, chiến tranh và hòa bình có lúc
nối tiếp nhau hoặc có lúc đan xen nhau với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ xâm lược. Chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã trải qua những
chặng đường nhiều chông gai nhưng đầy hào hùng và ngày nay đang vững bước
tiến vào thế kỷ XXI với tương lai tương sáng, dẫu khó khăn, thách thức vẫn còn rất
lớn nhưng Chính quyền và nhân dân Thủ đô chắc chắn sẽ xây dựng Thủ đô ngày
càng phát triển, xứng đáng là Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình.
UBND thành phố Hà Nội trong lịch sử hình thành và phát triển đã luôn luôn
đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động

nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra từ thực tiễn. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của


2

UBND thành phố càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang
đẩy mạnh thực hiện cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương;
việc đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND các cấp là nhiệm vụ được Đảng, Nhà
nước khẳng định là khẩn trương và cấp bách, đồng thời nhằm mục đích để chính
quyền thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Vì vậy việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội
cả về lý luận và thực tiễn trong quá trình hình thành và phát triển của nó giúp cho
chúng ta thấy được những ưu điểm, tích cực và những mặt hạn chế, tồn tại, yếu
kém. Từ đó, xác định được phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động
của UBND thành phố Hà Nội phù hợp với yêu cầu sự nghiệp đổi mới của Đảng và
Nhà nước ta cũng như đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu Đề tài
Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và
đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp tỉnh nói riêng đã có một số công trình
nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu chuyên sâu về đề
tài này cũng không nhiều. Theo tìm hiểu của tôi, đã có một số công trình nghiên cứu
về đề tài này như sau :
- Lê Minh Thông (1999), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và
UBND các cấp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/1999.
- Bùi Xuân Đức (2000), “Một số vấn đề cần hoàn thiện trong tổ chức và hoạt
động của UBND các cấp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2000.
- TS.Vũ Đức Đán – TS. Lưu Kiếm Thanh (2000), “Tổ chức và hoạt động
của bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc trung ương”, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- Vũ Hữu Kháng (2001), Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp thành
phố trực thuộc trung ương, Luận án Thạc sỹ luật học, Hà Nội.

- Nguyễn Dân Hưng (2006), Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền
thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay, Luận văn Thạc sỹ luật học, Hà Nội.
- Bùi Thị Hường (2010) , Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh theo
pháp luật hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.


3

- Nguyễn Thị Hải Yến (2011), Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND
thành phố trực thuộc trung ương ở nước ta hiện nay để nâng cao hiệu quả quản lý
hành chính nhà nước, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
- Đỗ Thị Thanh Vân (2012), Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương trong điều kiện không tổ chức HĐND quận, huyện, phường
thực hiện thí điểm ở Nam Định, Luận văn Thạc sỹ luật học, Hà Nội.
- Tạ Quang Ngọc (2013), Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên
môn thuộc UBND ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ luật học, Hà Nội.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây có một số bài báo, tham luận hội thảo, bài
nghiên cứu khác của các học giả trong nước bàn về vấn đề này.
Các công trình nói trên đều nghiên cứu khá sâu sắc về tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương và đã có nhiều đề xuất, kiến nghị, giải pháp, mô hình
tổ chức và hoạt động được đưa ra. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu về đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND Thành phố Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của việc nghiên cứu Đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng tổ chức và hoạt
động của UBND thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới,
hoàn thiện việc tổ chức và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ sau :

- Phân tích cơ sở lý luận của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND
thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức và hoạt động của UBND thành
phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- Từ những thực trạng đề xuất giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động
của UBND thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.


4

4. Phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng : Luận văn nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của UBND
thành phố Hà Nội ( UBND cấp tỉnh).
Về phạm vi : Học viên chỉ tập trung tiến hành nghiên cứu thực tế tại thành
phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử…). Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu cụ thể : Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử - cụ
thể…
6. Ý nghĩa của Luận văn (Tính mới của Luận văn)
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tổ
chức và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội; đánh giá về thực trạng, tìm ra
nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cơ bản trong đổi mới tổ chức và hoạt động
của UBND thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu có thể
làm tài liệu rất bổ ích cho việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính
quyền các cấp trên phạm vi không chỉ ở Hà Nội mà cả phạm vi cả nước. Kết quả
nghiên cứu cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho học tập, giảng dạy tại các cơ sở
đào tạo.

7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương :
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính
quyền thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay
Chương 3. Quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính
quyền thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay


5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của Thủ đô Hà Nội
1.1.1.Thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử
Thăng Long – Hà Nội qua dòng chảy thời gian, trải qua bao biến cố lịch sử,
luôn là nơi hội tụ tinh hoa, sinh khí của dân tộc, là trái tim của tổ quốc. Từ trước
công nguyên, An Dương Vương, sau đó là Lý Nam Đế, tiếp theo là Ngô quyền đã
đóng đô ở Cổ Loa.
Mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La
và đổi tên là Thăng Long. Đúng như con mắt nhìn xa trông rộng của Lý Công Uẩn,
trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc kéo dài suốt 8 thế kỷ (XI-XVIII), Thăng
Long (có thời kỳ được đổi tên là Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh) luôn là kinh
đố, là niềm tự hào của quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập có chủ quyền. Chỉ có
một thời gian không dài dưới triều Nguyễn, kinh đô được chuyển về Huế. Từ đó,
Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội.
Từ giữa thế kỷ XIX, Hà Nội cùng với cả nước đứng lên chống giặc thực dân

Pháp xâm lược. Gần một thế kỷ dưới ách phong kiến và thực dân, Hà Nội vừa là cái
nôi, vừa là chứng nhân của biết bao phong trào yêu nước và cách mạng sục sôi, anh
dung. Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám đã giành thắng lợi trọn vẹn ở Hà Nội,
cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày
02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên
ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên
mới – kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Hà Nội trở thành Thủ đô của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trước dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, cùng với
cả nước, Hà Nội đứng lên chống giặc. Với 60 ngày đêm chiến đấu vô cùng oanh
liệt, Hà Nội đã mở đầu cho cuộc kháng chiến chín năm. Chiến thắng Điện Biên Phủ
“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ,


6

công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Tiếp đó, trong những năm tháng hào hùng vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội,
vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam, Hà Nội đã không tiếc sức người sức của, dốc
lòng cho tiền tuyến lớn. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân ra
miền Bắc và đánh phá Thủ đô, Hà Nội đã chấp nhận cuộc đối đầu lịch sử. Trong suốt
12 ngày đêm của trận “Điện Biên Phủ trên không”, Hà Nội đã khiến Mỹ hoảng loạn,
phải ký Hiệp định Pa-ri, tạo bước chuyển biến vô cùng quan trọng cho chiến thắng
lịch sử mùa Xuân 1975, non song thu về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau khi đất nước thống nhất, Thủ đô Hà Nội bắt tay đẩy mạnh xây dựng kinh
tế - xã hội và đã có nhiều lần thay đổi địa giới hành chính Thủ đô. Sau khi mở rộng
địa giới hành chính vào cuối năm 2008, Hà Nội – trung tâm của cả nước, kế thừa và
phát huy các tiềm năng, thế mạnh về nhân tài, vật lực – kinh tế - văn hóa … để xây
dựng Thủ đô trong thế kỷ XXI.
Có thể thấy, cho tới nay, trải qua hơn 1000 năm lịch sử, qua biết bao biến cố

thăng trầm lịch sử, mảnh đất Thăng Long – Hà Nội với vị trí “thắng địa”, với truyền
thống văn hiến ngàn năm, luôn xứng đáng là trung tâm của đất nước, trái tim của tổ
quốc. Vị trí, vai trò thủ đô của mảnh đất Hà Nội là sự lựa chọn khách quan của lịch
sử, của dân tộc. Điều đó vừa là niềm tự hào sâu sắc, vừa là trách nhiệm lớn lao của
chính quyền và nhân dân Hà Nội.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Hiện nay, thành phố Hà Nội nằm ở vị phía tây vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa
bàn Thành phố thấp dần theo hướng tây bắc – đông nam và từ tây sang đông. Hà
Nội là cầu nối trực tiếp với các vùng Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc và các tỉnh phía
nam; có sông Đà phía tây, sông Cầu, sông Cà Lồ, Sông Công, sông Đuống ở phía
bắc. Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua giữa địa bàn Thành phố. Sông
Tích, sông Bùi chảy qua phần phía tây địa bàn, khi tới Ba Thá đổ vào sông Đáy để
chảy qua các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và đổ ra biển. Sông Hồng chảy qua địa bàn
Hà Nội là tuyến giao thông thủy huyết mạch của vùng đồng bằng Bắc bộ với Việt
Bắc, Tây Bắc của Tổ quốc. Các tuyến giao thông đường bộ trước khi mở rộng địa


7

bàn, có đướng sắt Bắc – Nam, quốc lộ số 1, số 2, số 3, số 5, số 6, 32. Hiện đang có
thêm các tuyến đường cao tốc, đường vành đai của thành phố, đường sắt trên cao,
cùng nhiều cây cầu lớn bắc bắc qua sông Hồng...đưa Hà Nội vươn tới mọi miền đất
nước và đưa mọi miền đất nước hướng về Hà Nội một cách nhanh chóng và thuận
lợi. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang từng bước đáp ứng yêu cầu hàng không
trong nước và quốc tế thời mở cửa.
Địa bàn Hà Nội với nhiều hồ, đầm rộng, đẹp và là những cảnh quan nổi
tiếng. Địa hình Hà Nội có cả vùng núi, đồi trung du và vùng đồng bằng trù phú.
Các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, Sóc Sơn,
Mê Linh và thị xã Sơn Tây vừa thuộc vùng trung du, vừa thuộc vùng đồng bằng.
Đây là các huyện cửa ngõ, liền kề với vùng rừng núi Tây Bắc, Việt Bắc và Đông

Bắc. Địa bàn các huyện này có cả núi đá, rừng, đồi gò xen lẫn ruộng bậc thang và
cả những cánh đồng trải rộng. Các huyện phía tây bắc sông Hồng gồm Mê Linh,
Sóc Sơn, là bậc thềm của vùng núi Tam Đảo.
Các huyện phía tây – tây nam Thành phố như Ba Vì, Thạch Thất, thị xã Sơn
Tây, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, nếu lấy sông Tích, sông Bùi rặng đá giăng từ
Miếu Môn xuống tới Hương Sơn như một sự ngăn cách với vùng đồi núi, đây là
giới hạn phía tây của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vùng núi Bà Vì có nhiều đồi núi cao,
rừng nguyên sinh với hệ động – thực vật rất đa dạng, phong phú. Ngoài ra Ba Vì
còn có nhiều suối, thác nước đẹp với không khí trong lành, thoáng mát rất phù hợp
với việc phát triển dịch vụ du lịch.
Vùng núi đá vôi Nương Ngái – Hương Sơn chạy theo hướng tây bắc – đông
nam từ Miếu Môn xuống Hương Sơn cũng là ranh giới giữa Hà Nội với tỉnh Hòa
Bình. Hai dãy núi này rộng khoảng 5.770ha, nơi đây có thành nhà Mạc, có dấu tích
thành lũy thời Hai Bà Trưng ở Miếu Môn, có sông Thanh Hà, có dòng suối Yến,
thung mơ Hương Tích, có nhiều hang động, nổi tiếng là động Hương Tích, được
mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” và động Đại binh.
Các vùng núi có cấu tạo đặc thù như trên, liên kết với nhau càng tạo cho tiềm
năng, thế mạnh giá trị cảnh quan ở vùng đất phía tây – tây nam Thủ đô Hà Nội.


8

Toàn bộ các huyện ngoại thành ở phía bắc sông Hồng và phía tây – tây nam Thành
phố không chỉ có giá trị về tiềm năng kinh tế nông nghiệp- du lịch, mà từ bao đời
nay, vùng này còn có nhiều sản vật quý; là địa bàn chiến lược quân sự quan trọng.
Đây là nơi tập trung các đơn vị quân đội, các trường đào tạo sỹ quan, ngành chuyên
môn của các quân binh chủng, có cảng hàng không quốc tế Nội Bài ở Sóc Sơn, có
trường bắn quốc gia ở Miếu Môn, huyện Mỹ Đức.
Hà Nội ngày nay có vùng đồng bằng rộng lớn thuộc hai bên tả ngạn và hữu
ngạn sông Hông. Đây là vùng đất phì nhiêu màu mỡ, là cái nôi của quá trình hình

thành và phát triển nền văn minh lúa nước ở châu thổ sông Hồng, gắn liền với sự
hình thành và phát triển làng, xã.
Vùng đồng bằng tả ngạn sông Hồng của thành phố Hà Nội, gồm các huyện
Gia Lâm, Đông Anh và một phần của hai huyện Sóc Sơn, Mê Linh. Diện tích đất
canh tác ở khu vực này không lớn so với vùng đồng bằng phía hữu ngạn.
Vùng hữu ngạn từ phía đê sông Hồng ở phía đông kéo về phía tây tới sông
Tích, sông Bùi và chân dãy núi đá vôi Mỹ Đức là trọng điểm kinh tế nông nghiệp
của Thành phố. Vùng này rộng 169.742ha, có độ nghiêng từ tây sang đông, từ bắc
xuống nam trải rộng trên các huyện : Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường
Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phúc Thọ và một phần huyện
Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì.
Tiềm năng đất nông nghiệp ở cả hai khu vực lớn, đa dạng, có hệ thống thủy
lợi và năng lực thâm canh sản xuất, là cơ sở để góp phần đảm bảo về an ninh lương
thực và sản xuất các mặt hàng nông sản khác phục vụ cho sản xuất công nghiệp và
xuất khẩu.
1.1.3. Dân cư và truyền thống
1.1.3.1. Dân cư
Với diện tích 3.344,6 km2 trên phạm vi 30 quận, huyện, thị xã, từ xưa Hà Nội
đã là nơi sinh tụ của người Việt cổ - những người sáng tạo nên nền văn minh sông
Hồng rực rỡ.
Trên vùng đất Hà Nội hiện nay, đã tìm thấy nhiều di chỉ khảo cổ từ thời tiền


9

sử đến văn hóa Đông Sơn, minh chứng về cư dân người Việt lập nghiệp ở hầu khắp
địa bàn Thành phố. Trong nội đô, các nhà khảo cổ học phát hiện những hiện vật về
cuộc sống ở di tích Đàn Xã Tắc thuộc quận Đống Đa.
Những di tích khảo cổ học trên địa bàn Hà Nội, nhất là từ giai đoạn Phùng
Nguyên, đã cho thấy ngay từ buổi bình minh của lịch sử nước nhà, vùng đất Hà Nội

đã là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Chính những con người này đã hội nhập thích
ứng với thiên nhiên, khai phá vùng đất để tồn tại, tạo nên một nền văn minh lúa
nước sông Hồng – văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Đó là cơ sở để các thế hệ con cháu
tiếp tục phát huy, kiến tạo cuộc sống trong lao động, sản xuất, trong đấu tranh
chống giặc ngoại xâm.
Trải qua hơn ngàn năm Bắc thuộc, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam,
rồi lại qua gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, dân cư Thăng Long –
Hà Nội không ngừng tăng lên.
Vào năm 1904, dân số của Hà Nội là 75.000 người. Đến năm 1921, dân số
Hà Nội tăng lên gần 100.000 người. Cuối năm 1942, thực dân Pháp sáp nhập phần
đất của tỉnh Hà Đông, do đó diện tích Hà Nội từ 12km2 tăng lên 130km2; dân số là
30 vạn người.
Từ sau ngày miền Bắc được giải phóng (tháng 7-1954), Thủ đô Hà Nội với 4
lần điều chỉnh địa giới hành chính nên dân số khu vực nội và ngoại thành có nhiều
thay đổi. Thời điểm mở rộng năm 1961, dân số Hà Nội là 91 vạn người; năm 1978 là
2.615.000 người; năm 1991 là 2.052.000 người và cuối năm 2008 là 6.537.800 người.
Cư dân Hà Nội chủ yếu là dân tộc Kinh. Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội còn
có một số người là đồng bào dân tộc thiểu số như : Mường, Dao, Sán Chảy, Sán Dìu
cư trú, sinh sống ở các làng xã thuộc các huyện Ba Vì, Mê Linh, Sóc Sơn, Quốc
Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ… Ngoài ra, Hà Nội còn có người Hoa cùng sinh sống ở
nhiều nơi.
Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước nên thành phần
dân cư là các dân tộc thiểu số về sinh sống, làm việc, xây dựng gia đình ngày càng
tăng. Theo điều tra của Ban Dân tộc Thành phố, năm 2009, tổng số dân cư thuộc


10

thành phần dân tộc thiểu số có 58.631 người, thuộc 33 dân tộc anh em, chiếm tỷ lệ
0,9% so với dân số toàn Thành phố, trong đó đồng bào Mường đông nhất, có

44.360 người, chiếm 0,7% so với tổng số dân cư.
1.1.3.2. Về tôn giáo
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 7 tôn giáo được công nhận hợp pháp, đó
là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Hồi giáo, đạo Bahai và Minh Sư Đạo.
Đạo Công giáo có một Tổng Giám mục ở số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm,
một Tòa Giám mục của Giáo phận Hưng Hóa ở phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây.
Tính đến năm 2011, toàn thành phố có 79 giáo xứ, 362 họ giáo, khoảng trên
170.000 tín đồ.
Sinh sống, quy tụ trên địa bàn thành phố từ lâu đời với bản sắc văn hóa, tôn
giáo, tín ngưỡng riêng, các dân tộc, các tín đồ, phật tử đã chung đúc nên truyền thống
đoàn kết quý báu, góp phần quan trọng xây dựng và bảo vệ Thăng Long – Hà Nội.
1.1.3.3. Về truyền thống văn hóa
Quá trình cư dân người Việt sinh sống ở vùng đất Hà Nội nhất là từ thời Lý,
Trần trở đi, với nền tảng của nghề trồng lúa nước, nuôi tằm dệt vải, mở mang sản
xuất thủ công nghiệp, xây dựng làng xã, họ đã xây nền văn hóa chung của dân tộc.
Nền văn hóa đó tồn tại, phát triển qua các kỷ nguyên lịch sử thể hiện trên các loại
hình nghệ thuật như thơ văn, kiến trúc, tạo hình, sân khấu và lễ hội... Về giáo dục,
ngay từ triều Lý tiếp thu tri thức của Nho học, năm 1070, Lý Thánh Tông đã cho
dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Kinh đô Thăng Long và tổ chức thi Tam trường.
Triều Trần, Văn Miếu được sửa sang, mở rộng đổi thành Quốc học viện. Với việc
xây dựng Văn Miếu lập Quốc Tử Giám rồi Quốc học viện, Thăng Long không chỉ
là trung tâm giáo dục cao nhất của đất nước, mà còn là nơi tập trung nền giáo dục
khoa cử. Nhiều nhân tài lỗi lạc quy tụ ở Hà Nội đã làm rạng rỡ cho quê hương, đất
nước như : Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú, Ngô Thì Nhậm... Và còn biết
bao tài năng, nhân tài của đất nước như : Lê Văn Thịnh, Ngô Sỹ Liên, Lê Ngô Cát,
Kiều Phú, Giang Văn Minh, Lý Tử Tấn, Nguyễn Trực, Phùng Khắc Khoan, Hà Tôn
Quyền, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Thị Hinh, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị


11


Điểm, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Đặng Trần Côn, Bùi Huy Bích... Đặc biệt,
một số làng xã là niềm tự hào về “đất khoa bảng” của Thăng Long – Hà Nội như
Đông Ngạc, Tả Thanh Oai, Mỗ, La, Canh, Cót.
Truyền thống và tinh hoa văn hóa Hà Nội còn thể hiện qua các tác phẩm văn,
thơ; văn học dân gian; ca dao, dân ca, bài vè và những câu chuyện cổ tích, huyền
thoại; các làn điệu chèo cổ, tuồng, chèo tàu có tiếng ở xứ Đoài, ở Đan Phượng; hát
ca trù ở Lỗ Khê (Đông Anh); hát hô, múa rối nước ở Sài Sơn; các làng vật nổi tiếng
ở Quốc Oai, Hoài Đức...
Bản sắc văn hóa tinh tế và độc đáo của Hà Nội còn thể hiện ở mỹ thuật trống
đồng; các bia đá; những công trình kiến trúc cổ ở cả khu vực nội thành và các làng
xã ngoại. Đó là những ngôi đình, chùa, quán, miếu, với những mảng hoa văn chạm
trổ tinh xảo thể hiện tài hoa của các nghệ nhân Hà Nội. Ngay ở trung tâm kinh
thành nhiều công trình mỹ thuật nổi tiếng được xây dựng từ thời Lý – Trần – Lê đến
nay trở thành di tích lịch sử văn hóa của đất nước như : đền Bạch Mã, đền Ngọc
Sơn, đền Bà Kiệu, đền vua Lê, đền Hai Bà, đền Quán Thánh, đền Voi Phục, chùa
Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ... Ở các huyện, thị ngoại thành có rất
nhiều ngôi đình, chùa cổ nổi tiếng . Tinh hoa văn hóa Thăng Long – Hà Nội còn thể
hiện khá tập trung ở nhiều làng nghề truyền thống vang danh khắp trong nước và
quốc tế. Là địa bàn có sông Đà, sông Hồng bao quanh từ phía tây – tây bắc xuống
đông nam, trong đó có đoạn chảy qua nội đô, từ xưa, việc đắp đê phòng lụt, chống
thủy tai luôn là trận địa nóng bỏng của nhân dân Hà Nội. Truyền thuyết “Sơn Tinh
chiến thắng Thủy Tinh” trong lũ lụt và sự tích về “những đồi trùm” trên địa bàn xã
Kiêm Sơn – chân núi Tản Viên đã chứa đựng cốt lõi hiện thực cuộc đấu tranh chống
thiên tai để quy tụ, lập trại, ấp, dựng xóm làng, phường cổ của cư dân Hà Nội.
Hiện nay, Hà Nội đang đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô
để tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn
minh xứng đáng với “Hào khí Thăng Long”, “Sĩ khí Hà Thành”,…
1.1.4. Vị thế của Thủ đô Hà Nội



12

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do vậy,
Thủ đô Hà Nội có vị thế, vai trò vô cùng quan trọng, là trung tâm chính trị - hành
chính quốc gia, nơi đặt các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về
văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến,
nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa và phát sáng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Người Hà Nội thanh lịch, tiếp thu nhanh nhạy cái mới, có khả năng sáng tạo các giá
trị văn hóa, tinh thần có giá trị. Với vị thế là Thủ đô, Hà Nội vừa có những tiềm năng,
lợi thế so sánh; vừa có những thách thức, không thuận lợi trong quá trình phát triển.
Một mặt, với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có lợi thế cơ bản trong phát triển
kinh tế - xã hội ;
Hà Nội được Đảng, Nhà nước chỉ đạo, tập trung đầu tư về mọi mặt trong quá
trình xây dựng và phát triển Thủ đô; có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận
những thành tựu khoa học công nghệ và tinh hoa thế giới, giải quyết kịp thời, hiệu
quả những vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh có liên quan trong quá trình toàn cầu
hóa, hội nhập khu vực và quốc tế.
Là nơi đặt trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội,
Chính phủ, các đoàn thể chính trị - xã hội, Thủ đô cũng là nơi diễn ra các đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp của Quốc hội, được trực tiếp tiếp thu các nghị
quyết, đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến
đấu bảo vệ tổ quốc. Hà Nội cũng là nơi đặt đại sứ quán của nhiều quốc gia trên thế
giới và diễn ra các hoạt động ngoại giao quan trọng. Tất cả các cơ quan thông tấn,
báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đóng tại Hà Nội. Tin tức của các địa phương trên
đất nước cũng được phát ra từ đây trên song phát thanh, truyền hình. Hàng trăm tờ
báo, tạo chí, hàng ngàn đầu sách của gần 40 nhà xuất bản phát hành khắp cả nước,

ra cả nước ngoài, làm phong phú đời sống văn hóa của nhân dân và giới thiệu hình
ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới.
Ở Hà Nội hiện nay có nhiều trường đại học và cao đẳng, nhiều trường trung


13

học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, nhiều viện nghiên cứu, phần lớn các chuyên
gia đầu ngành đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở Thủ đô. Ngoài ra
còn có nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghệ hiện đại,
tiên tiến. Nếu thu hút được nguồn lực chất xám của các nhà khoa học, các bộ, ngành
trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thì sẽ có được lợi
thế to lớn so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Hà Nội đã và sẽ giữ vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất ở Bắc bộ, có sức hút
và khả năng lan tỏa rộng lớn, tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của vùng
Bắc bộ. Đồng thời, Hà Nội có khả năng khai thác thị trường rộng lớn của vùng và
của cả nước để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ.
Hà Nội còn có ưu thế so với các địa phương khác ở khu vực phía Bắc trong
công tác tuyên truyền quảng bá và thu hút đầu tư, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm
hàng hóa, mở rộng các dịch vụ đối ngoại, du lịch…Về lâu dài, chính khả năng kế
thừa, lôi cuốn, quy tụ và đồng kết được nhiều tiềm lực, điều kiện từ bên ngoài, cũng
như khả năng tự tích lũy được kinh nghiệm và bản lĩnh lãnh đạo, kinh doanh, trình
độ phát triển về hạ tầng kỹ thuật, các nguồn vốn, nguồn nhân lực, tri thức – công
nghiệp…sẽ tạo tiền đề và động lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển và cất cánh của
Thủ đô trong tương lai.
Mặt khác, Thủ đô Hà Nội cũng có những khó khăn trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội :
Là nơi những chủ trương, chính sách của Nhà nước được ban hành; là trung
tâm đầu não về chính trị, vì thế mỗi động thái chủ trương, chính sách và thực tiễn
của Hà Nội đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhất định đến đời sống kinh tế xã hội của cả nước; điều đó không cho phép Thành phố dễ dàng, mạnh tay triển

khai thử nghiệm các quyết sách quản lý, điều hành của các cấp chính quyền nhằm
tạo ra sức bật mới cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội như một số tỉnh, thành
phố khác.
Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội trở thành nơi hội tụ của
dòng di cư tự do. Đặc biệt, quá trình đô thị hóa đã tạo ra các dòng di dân, người ở


14

tỉnh ngoài về Hà Nội tìm kiếm việc làm khiến áp lực dân số tăng nhanh hơn tốc độ
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ quản lý đô thị. Điều này tạo ra một sức
ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Là đầu mối giao thông của khu vực phía Bắc, Hà Nội phải đối mặt với nạn
ùn tắc giao thông, nạn buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán ma túy… Điều này không
chỉ tạo sức ép cho việc triển khai thực hiện các chính sách xã hội, mà còn buộc Hà
Nội phải đối diện với sức ép giao thông, với mức độ gia tăng các loại tội phạm và tệ
nạn xã hội – mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Thủ đô là địa bàn trọng yếu mà các thế lực thù địch tập trung chống phá. Tập
trung phát triển kinh tế, nhưng Hà Nội cũng phải dành nhiều thời gian để không
ngừng chăm lo ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Hà Nội đang ngày càng cảm nhận rõ rệt hơn thách thức giữa hai yêu cầu đều
quan trọng và cấp thiết như nhau: thứ nhất, yêu cầu phải đẩy nhanh tốc độ và đồng
bộ hóa sự phát triển, đuổi kịp thủ đô các nước, góp phần tạo động lực cho phát triển
kinh tế vùng và kinh tế cả nước; thứ hai, yêu cầu phải phát triển bền vững, nhất là
đảm bảo sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, sự lành mạnh về môi trường
văn hóa và sinh thái, cũng như phải phấn đấu để “giữ nhịp” ổn định hóa cho toàn bộ
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của UBND thành phố Hà Nội
Quá trình xây dựng và phát triển của UBND thành phố Hà Nội luôn gắn liền
với nhiệm vụ đổi mới, hoàn thiện từ đòi hỏi của thực tiễn khách quan.

Trước năm 1945 Hà Nội là trung tâm hành chính – kinh tế của Bắc Kỳ. Khi
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Hà Nội đã tạo lập địa vị pháp lý là một
Thủ đô và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị thực hiện chức năng trung
tâm chính trị - hành chính đất nước.
Ngày 19/8/1945 Tổng khởi nghĩa nổ ra ở Hà Nội, ngày 20/8/1945 UBND
lâm thời thành phố Hà Nội được thành lập do ông Nguyễn Huy Khôi (Trần Quang
Huy) làm Chủ tịch và ra mắt tại Bắc Bộ phủ trước sự chứng kiến của đông đảo nhân
dân Hà Nội; ở các nhà máy, xí nghiệp thì thành lập Ủy ban Công nhân cách mạng; ở


15

các cơ sở, khu phố thì thành lập Ban Đại diện Việt Minh; ở ngoại thành Hà Nội
thành lập UBND cách mạng lâm thời các huyện, làng, xã.
Ngày 30/8/1945 UBND thành phố Hà Nội chính thức ra mắt nhân dân. Bác
sỹ Trần Duy Hưng được cử làm Chủ tịch, ông Khuất Duy Tiến làm Phó Chủ tịch và
các ủy viên Nghiêm Tự Trình, Võ Như Hùng, Trịnh Văn Bô. Tháng 10/1945
UBND ở 47 khu phố nội thành và các làng xã ngoại thành Hà Nội được thành lập.
Chính quyền ở các địa phương nói chung và Hà Nội nói riêng mặc dù đã
hình thành, song lại chưa được pháp lý hóa, thiếu quy định thống nhất về chức
năng, nhiệm vụ. Ngày 22/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 63/SL về
cơ cấu tổ chức, quyền hạn, cách làm việc của HĐND và UBHC các cấp và với Hiến
pháp 1946, địa vị pháp lý của Thủ đô Hà Nội và chính quyền Thành phố đã được
đảm bảo bằng nguyên tắc Hiến định. Lúc này UBHC Thành phố do HĐND Thành
phố bầu ra vừa thay mặt nhân dân vừa thay mặt Chính phủ. UBHC Thành phố sau
khi được bầu phải được Chính phủ chuẩn y mới có thể nhậm chức, ủy viên nào
không được chuẩn y phải bầu lại. UBHC Thành phố hoạt động theo cơ chế cơ quan
thường trực; khác với HĐND Thành phố hoạt động theo các kỳ họp. Các cuộc họp
của UBHC Thành phố bao giờ cũng họp kín.
Trong giai đoạn từ 19/12/1946 đến 10/10/1954 tình hình thay đổi, chính quyền

Thành phố có sự tương tác quyền lực chính trị - hành chính giữa 2 bên tham chiến.
Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, các cơ quan trung ương di chuyển lên Việt
Bắc là sự đánh dấu quá trình gián đoạn của Hà Nội trong việc thực hiện vai trò
trung tâm chính trị - hành chính đất nước. Hà Nội trở thành chiến trường đặc biệt
với sự mở đầu cuộc toàn quốc kháng chiến và kết thúc bằng việc tiếp quản Thủ đô.
Có thể khái quát diễn biến sự phát triển của UBND Thành phố Hà Nội trong
9 năm kháng chiến như sau :
+ Từ tháng 12/1946 đến tháng 10/1947 : Đây là giai đoạn tồn tại hai thiết
chế tổ chức chính quyền là Ủy ban Kháng chiến(UBKC) và Ủy ban Hành
chính(UBHC).
Khi chiến tranh bùng nổ, UBKC đã đảm dương phần lớn chức năng, nhiệm


16

vụ điều hành kháng chiến. Còn UBHC có sự phân hóa : 1 bộ phận tản cư theo gia
đình, 1 bộ phận đến các địa phương xung quanh chọn địa bàn lập căn cứ. Hoạt động
của UBHC Thành phố tuy được chắp nối nhưng vẫn khó khăn do thiếu cán bộ và
kinh phí. Như vậy thời gian đầu khi chiến tranh bùng nổ vai trò của UBKC khá nổi
trội. Lúc này việc tổ chức lại chính quyền Hà Nội đảm bảo tập trung, thống nhất, đủ
sức điều hành cuộc kháng chiến trở thành vấn đề trọng yếu của Hà Nội.
+ Từ tháng 10/1947 đến tháng 11/1948 : UBKC và UBHC sáp nhập, chính
quyền Hà Nội bước đầu được điều chỉnh, củng cố.
Hình thái 2 thiết chế tổ chức chính quyền đã cản trở khả năng điều hành
kháng chiến, vì vậy, từ tháng 10/1947 UBKC và UBHC được hợp nhất thành Ủy
ban kháng chiến hành chính (UBKCHC) do ông Khuất Duy Tiến làm Chủ tịch. Đến
đây Hà Nội đã có một chính quyền tập trung, thống nhất điều hành cuộc kháng
chiến. Tuy vậy, việc tổ chức bộ phận giúp việc, các cơ quan chuyên môn vẫn chưa
đồng bộ, chính quyền các huyện, xã còn lung túng.
+ Từ tháng 11/1948 đến tháng 7/1954 : thời gian này Hà Nội trở thành khu

đặc biệt trực thuộc Chính phủ, từng bước hình thành một tổ chức bộ máy chính
quyền kháng chiến đồng bộ từ cơ sở.
Việc sáp nhập Hà Nội với Hà Đông đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều
hành kháng chiến ở địa bàn Hà Nội. Khắc phục hạn chế đó, tháng 11/1948 Hà Nội
trở thành khu đặc biệt trực thuộc Liên khu III. Đến 11/5/1949, với Sắc lệnh số
37/SL UBKCHC Hà Nội lại được tách khỏi Liên khu III và nằm dưới sự điều hành,
chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Lúc này UBKCHC Hà Nội gồm 1 Chủ tịch và một
số ủy viên. Dưới UBKCHC Thành phố là văn phòng, các ty chuyên môn. Đến giữa
năm 1949 hình thành 7 ty chuyên môn : Công an, Địch vận, Hoa kiều vụ, Bình dân
học vụ, Dân quân, Giao thông, Điện báo.
+ Từ tháng 7/1954 đến tháng 10/1954 : Đây là thời đoạn chuẩn bị tổ chức bộ
máy chính quyền cho tiếp quản Thủ đô.
Theo tinh thần của Hiệp định Giơ-ne-vơ, Vỹ tuyến 17 được lấy làm giới
tuyến quân sự tạm thời, hai bên tập kết, chuyển quân trong 300 ngày.


17

Ngày 17/9/1954 Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Quân chính Hà Nội
(UBQC) do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ làm Chủ tịch, Bác sỹ Trần Duy Hưng làm
Phó Chủ tịch. Hội đồng Chính phủ quy định tất cả cán bộ trung ương về công tác ở
Hà Nội đều phải làm việc dưới sự lãnh đạo của UBQC Hà Nội. Trung ương đã điều
động về Hà Nội hàng trăm cán bộ lấy từ các lớp học tiếp quản Thủ đô. Cùng với đó,
bộ máy tiếp quản với những cán bộ phụ trách tiếp quản từng khu vực, từng ngành,
từng đơn vị được tổ chức từ trên xuống dưới, cả nội thành và ngoại thành.
Giai đoạn 1954 – 1975 là giai đoạn UBND Thành phố quản lý và phát triển
Thủ đô.
Sự kiện 10.10.1954 đã đánh dấu sự tái lập vai trò trung tâm chính trị - hành
chính đất nước sau 8 năm bị gián đoạn do Pháp tạm chiếm. Tuy vậy, hậu quả chiến
tranh để lại rất nặng nề đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian, nhân lực, vật lực để

khôi phục và phát triển Thủ đô.
+ Chính quyền quá độ sau ngày tiếp quản Thủ đô (1954 – 1956)
Sau khi tiếp quản Thủ đô, cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền thường xuyên
được điều chỉnh, gắn với sự ổn định dần từng bước tình hình Hà Nội, với nhiệm vụ
chính trị ở từng giai đoạn, với tư duy của chủ thể tuyên bố mô hình tổ chức chính
quyền đô thị Hà Nội.
UBQC được thiết lập trước ngày giải phóng Thủ đô đã nhanh chóng bắt tay
thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình trong duy trì trật tự, ổn định và chuẩn bị
những điều kiện cần thiết để hành chính hóa hoạt động quản lý đô thị Hà Nội.
Về cơ cấu, UBQC gồm các bộ phận : Sở Tư lệnh khu Hà Nội, các ban và
trong đó là các sở, Văn phòng UBQC.
Về cơ chế vận hành nội bộ, UBQC thành phố Hà Nội lãnh đạo việc tiếp quản
các ngành. Mỗi ngành do 1 ban phụ trách lãnh đạo tiếp quản.
Sau hơn 2 tháng tiếp quản, tình hình Hà Nội đã ổn định, Trung ương Đảng
và Chính phủ chủ trương chuyển dần bộ máy chính quyền từ cơ quan quân chính
sang cơ quan dân chính. Bên cạnh việc giữ lại UBQC, ngày 4/11/1954 Hội đồng
Chính phủ ra quyết định thành lập UBHC thành phố Hà Nội do bác sỹ Trần Duy


18

Hưng làm Chủ tịch, Trần Danh Tuyên làm Phó Chủ tịch và 4 ủy viên khác. UBHC
Thành phố làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao phê
bình và tự phê bình, phát huy dân chủ nội bộ, có đôn đốc kiểm tra.
Khi UBHC được thành lập, các nhiệm vụ quản lý hành chính từng bước
chuyển giao cho UBHC, UBQC chuyển thành cơ quan có chức năng quân sự thuần
túy, chủ yếu xử lý những công việc cần sử dụng đến sức mạnh vũ trang.
Như vậy, giai đoạn 1954 – 1956 tại Hà Nội hình thành hệ thống UBQC vừa
thực hiện chức năng chuyên chính vừa hỗ trợ cho sự ra đời của chính quyền dân sự.
+ Tái cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội (1957-1975)

Đây là giai đoạn Hà Nội tái lập vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất
nước, vấn đề mấu chốt với Hà Nội là xây dựng một hệ thống chính trị hoàn chỉnh,
đủ năng lực tổ chức, điều hành, mọi mặt hoạt động trên địa bàn Thủ đô và bảo đảm
môi trường, điều kiện cho hoạt động của các cơ quan trung ương.
Giai đoạn 1975 – 1986 UBND thành phố Hà Nội thực hiện vai trò quản lý
hành chính nhà nước ở Thủ đô trong điều kiện đất nước thống nhất.
Trong giai đoạn này, UBHC/UBND Thành phố cũng có một số điều chỉnh,
cả tên gọi, cơ cấu tổ chức bộ máy và phương thức điều hành. Vấn đề đổi tên UBHC
sang UBND không đơn thuần là thay đổi về tên gọi mà thực chất là thay đổi quan
niệm về cơ chế vận hành và phương thức quản lý của cơ quan hành chính ở khu vực
đô thị.
+ Về phương thức : chuyển từ phương thức chỉ đạo và quản lý hành chính
thuần túy sang trực tiếp quản lý kinh tế và chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
+ Về cơ chế : chuyển từ chế độ thủ trưởng hành chính đề cao trách nhiệm cá
nhân người đứng đầu nền hành chính sang chế độ ủy ban, đề cao vai trò tập thể
trong các quyết định quản lý.
+ Về chức năng, quyền hạn : gắn với quá trình phân cấp quản lý, Thành phố
được giao nhiều quyền hạn hơn về quản lý lãnh thổ nhất là nhà ở và đất đai.
Giai đoạn 1986 – 2008 với quyết định đổi mới, phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN theo đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội VI tạo động lực nội


×