Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm và sự tương thích của pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.71 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ QUANG PHÚC

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ QUYỀN CỦA
NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM VÀ SỰ TƯƠNG THÍCH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc Tế
Mã số: 60380108

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Thái Mai

HÀ NỘI - 2015

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Thái Mai. Luận văn có tham
khảo các bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác, có
dẫn nguồn cụ thể. Các số liệu trích dẫn trong Luận văn hoàn toàn chính xác,
trung thực và có chỉ rõ nguồn.
Luận văn là công trình do tôi tự mình nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp và


hoàn thiện, không sao chép. Kết quả nghiên cứu trong Luận văn chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Người cam đoan

Vũ Quang Phúc

ii


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS.Nguyễn Thái Mai – Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, người đã tận
tình, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cảm ơn các thầy,
các cô khoa Pháp luật Quốc tế, khoa Sau Đại học đã cung cấp nhiều kiến thức
chuyên ngành và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng rất cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của chị Đặng
Quỳnh Hoa – Trưởng phòng Thanh tra văn hóa, Thanh tra Bộ, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; anh Quản Tuấn An – Trưởng phòng quản lý quyền tác giả,
quyền liên quan, Cục Quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cung
cấp cho tôi những thông tin, tài liệu, các số liệu tổng hợp, các vụ việc cụ thể về
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và vi phạm quyền của nhà sản xuất bản
ghi âm nói riêng.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm,
động viên tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng anh

Từ/Cụm từ được viết tắt

Berne

Berne Convention
for the Protection of Literary and
Artistic Works

Công ước

International Convention for the

Rome (hoặc

Protection of Performers,

Công ước

Producers of Phonograms and

Rome 1961)

Broadcasting Organizations

Công ước


Công ước
Geneva (hoặc
Công ước
Geneva 1971)

Convention for the Protection of
Producers of Phonograms
Against Unauthorized
Duplication of Their

Công ước Berne về bảo hộ các tác
phẩm văn học – nghệ thuật

Công ước bảo hộ người biểu diễn,
nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức
phát sóng (1961)
Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản
ghi âm chống việc sao chép không
được phép bản ghi âm của họ
(Geneva 1971)

Phonograms

Hiệp định về Các khía cạnh liên

Hiệp định

Trade-Related Aspects of

TRIPs


Intellectual Property Rights

Hiệp ước

WIPO Performances and

Hiệp ước của WIPO về biểu diễn

WPPT

Phonograms Treaty, 1996

và sản xuất bản ghi âm (1996)

Recording Industry Association

Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt

of Vietnam

Nam

RIAV
SHTT
TPP

sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ

Trans-Pacific Partnership

ĐƯQT
WIPO

quan đến Thương mại của Quyền

Hiệp định đối tác thương mại
xuyên Thái Bình Dương
Điều ước quốc tế

Wolrd Intellectal Property
Organization

iv

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1...........................................................................................................5
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM VÀ BẢO
HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM ..........................................5
1.1 Một số khái niệm cơ bản............................................................................5
1.1.1 Quyền liên quan và đặc điểm của quyền liên quan................................5
1.1.2 Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.......................................................9
1.1.2.1 “Ghi âm” ............................................................................................9
1.1.2.2 Nhà sản xuất bản ghi âm .................................................................10
1.2 Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ..........................................11

1.2.1 Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm .......11
1.2.2 Mối quan hệ giữa nhà sản xuất bản ghi âm với tác giả và các chủ thể
quyền liên quan khác ....................................................................................14
1.3 Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ........15
1.3.1 Điều ước quốc tế đa phương ................................................................15
1.3.2 Điều ước quốc tế song phương ...........................................................20
1.4. Pháp luật quốc gia...................................................................................22
Tiểu Kết Chương 1.........................................................................................25
CHƯƠNG 2.........................................................................................................26
BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM THEO QUY ĐỊNH
CỦA MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐA PHƯƠNG TIÊU BIỂU................26
2.1 Nguyên tắc bảo hộ ....................................................................................26
2.1.1 Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment) ..............................26
2.1.2 Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favored Nations)....................28
2.1.3 Một số nguyên tắc khác .......................................................................29
v


2.2 Tiêu chuẩn bảo hộ, căn cứ xác lập và thời hạn bảo hộ .........................31
2.2.1 Tiêu chuẩn bảo hộ ................................................................................31
2.2.2 Căn cứ xác lập quyền ...........................................................................33
2.2.3 Thời hạn bảo hộ ...................................................................................34
2.3 Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm..................................35
2.3.1 Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.....................................................35
2.3.2 Nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm ................................................40
2.4 Hành vi xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm......................41
2.5 Thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm .....................................43
2.5.1 Biện pháp dân sự, hành chính ..............................................................43
2.5.2 Biện pháp tạm thời ...............................................................................46
2.5.3 Biện pháp hình sự ................................................................................48

2.5.4 Biện pháp kiểm soát biên giới..............................................................48
Tiểu Kết Chương 2.........................................................................................52
CHƯƠNG 3.........................................................................................................53
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ QUYỀN
CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM TẠI VIỆT NAM..................................53
3.1 Thực trạng pháp luật ...............................................................................53
3.1.1 Khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm.......................................................................................53
3.1.2 Đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của
nhà sản xuất bản ghi âm đối với điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là
thành viên......................................................................................................56
3.2 Thực tiễn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm .........................61
3.2.1 Những thành tựu đạt được ...................................................................61
3.2.2 Các tồn tại ............................................................................................64
3.3 Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc bảo hộ quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm .......................................................................................66
vi


3.3.1 Thuận lợi ..............................................................................................66
3.3.2 Khó khăn ..............................................................................................68
3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền của nhà sản
xuất bản ghi âm tại Việt Nam .......................................................................72
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà sản
xuất bản ghi âm .............................................................................................72
3.4.2. Tăng cường bộ máy thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ......74
3.4.3. Nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền,
phổ biến pháp luật .........................................................................................75
3.4.4. Xúc tiến thành lập và nâng cao năng lực của các tổ chức bảo hộ tập
thể..................................................................................................................76

3.4.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm.....................................................................................................76
Tiểu Kết Chương 3.........................................................................................78
KẾT LUẬN .........................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................80

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam đã bắt đầu được quan
tâm và đạt được những thành tựu, tiến bộ nhất định, đem lại nhiều quyền lợi cho
tác giả. Tác giả ngày nay đã được công chúng biết đến nhiều hơn và thu được
nhiều lợi ích về tinh thần cũng như vật chất từ các tác phẩm của họ, từ đó tạo ra
động lực để các tác giả tiếp tục hoạt động sáng tạo ra các tác phẩm chất lượng,
phục vụ công chúng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác phẩm mà công chúng có
thể tự tiếp nhận, hưởng thụ, có một bộ phận tác phẩm chỉ có thể được truyền tải
đến công chúng thông qua một đội ngũ trung gian, đó là những người biểu diễn,
nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát thanh, truyền hình. Quyền của
nhóm chủ thể này hiện nay đang bị xâm phạm nghiêm trọng đặc biệt là quyền
của nhà sản xuất bản ghi âm.
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là một trong các đối tượng bảo hộ của
pháp luật sở hữu trí tuệ. Quyền này rất dễ bị xâm phạm khi các nhà sản xuất bản
ghi âm công bố, phát hành sản phẩm của mình ra công chúng. Bản ghi âm có thể
sao chép, sử dụng vào mục đích thương mại mà không xin phép v.v…Việc thực
thi bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy,
việc nghiên cứu có hiệu quả quy định pháp luật về việc bảo hộ quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm là cần thiết để những nhà sản xuất bản ghi âm, những người
thực thi pháp luật hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình.

Mặt khác, nếu những quy định của pháp luật chặt chẽ, bảo vệ tốt quyền
lợi của nhà sản xuất bản ghi âm thì họ sẽ yên tâm sáng tạo, đầu tư trí tuệ, công
sức cũng như tiền bạc để tạo ra những sản phẩm phục vụ công chúng, mang lại
giá trị tinh thần to lớn. Điều này cũng góp phần vào công cuộc xây dựng một
nền kinh tế trí thức, đậm đà bản sắc dân tộc và “thực hiện chính sách bảo hộ sở
hữu trí tuệ” theo văn kiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ X.
Ngoài quy định của pháp luật quốc gia, hội nhập quốc tế và khu vực cũng
đòi hỏi chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng về các vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung
1


cũng như vấn đề bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nói riêng dựa trên
các ĐƯQT song phương, đa phương đặc biệt là các ĐƯQT mà Việt Nam đã là
thành viên. Những nguyên tắc chung cơ bản trong luật quốc tế phải được luật
pháp các quốc gia tuân thủ và có quy định chi tiết hơn với những hướng dẫn cụ
thể để thực thi việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Mặt khác, chúng
ta cũng cần đánh giá mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam so với những
ĐƯQT để đưa ra những biện pháp, những hướng phù hợp cải thiện pháp luật
cho ngày một đầy đủ và chặt chẽ hơn. Chính vì những lý do đó, tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài “Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản
ghi âm và sự tương thích của pháp luật Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là một lĩnh vực của quyền liên quan.
Khác với quyền tác giả là đối tượng của rất nhiều công trình nghiên cứu, quyền
liên quan và cụ thể là quyền của nhà sản xuất bản ghi âm hiện không có nhiều
tác giả tập trung nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh
vực này là: Luận văn thạc sĩ luật học Quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm
nghe nhìn theo Pháp luật Việt Nam và Cộng Hoà Pháp của tác giả Trần Lan
Hương; Luận văn thạc sĩ Bảo hộ quyền liên quan theo Luật sở hữu trí tuệ Việt

Nam của Trịnh Văn Tú; Khóa luận tốt nghiệp Bảo hộ quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình – pháp luật, thực trạng và giải pháp của tác giả Vũ Thị
Thơm; Một số quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
trong Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số
9/2006, NXB Viện Nhà nước và Pháp luật. Các công trình này thường phân tích
các quy định luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc chỉ so sánh quy định về bảo hộ
quyền của nhà sản xuất bản ghi âm của Việt Nam với một nước cụ thể khác.
Để có một góc nhìn tổng thể, đánh giá khái quát vấn đề bảo hộ quyền của
nhà sản xuất bản ghi âm. Tác giả sẽ phân tích các Điều ước quốc tế tiêu biểu về
bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm cũng như so sánh luật quyền tác giả
của một số nước với luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam để làm nổi bật rõ sự tương
thích của pháp luật Việt Nam trong bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
2


đồng thời chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn và giải pháp bảo hộ quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu mà đề tài hướng đến là nhằm làm nổi bật tầm quan
trọng của việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm trước thực trạng vi
phạm quyền nghiêm trọng đang diễn ra, đồng thời chỉ ra được sự thiếu sót, hạn
chế của pháp luật về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bảo hộ quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm tại Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đây là một đề tài không chỉ nghiên cứu lý luận mà đòi hỏi phải có các
nghiên cứu đánh giá thực tiễn để từ đó khái quát thành lý luận. Lĩnh vực bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ rất rộng, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận văn
không thể đi sâu tìm hiểu được hết các khía cạnh mà chỉ tập trung giải quyết
triệt để các vấn đề về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Bảo hộ được

hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả việc xác lập quyền và thực thi quyền. Luận văn
chú ý đi sâu vào việc so sánh các quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên như: Công ước Rome 1961, Công ước Geneva 1971, Hiệp
định TRIPs, Hiệp ước WPPT với các quy định trong pháp luật Việt Nam về vấn
đề bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Bên cạnh đó, tác giả sẽ phân tích
thực trạng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam, chỉ ra những
khó khăn, hạn chế và đề xuất phương hướng cải cách pháp luật.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng và
Nhà nước về xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và
chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ trong đó có vấn đề bảo hộ quyền của nhà sản
xuất bản ghi âm.
Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được sử dụng bao gồm
phương pháp lịch sử, phân tích, chứng minh, tổng hợp, đặc biệt là phương pháp
so sánh đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
3


5. Những điểm mới của đề tài
“Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm và sự
tương thích của pháp luật Việt Nam” là đề tài có nhiều điểm mới và khác biệt
với các đề tài đã được nghiên cứu trước đây. Ngoài việc phân tích quy định của
các điều ước quốc tế đa phương tiêu biểu, đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu sự tương
thích của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Mặt
khác, luận văn sẽ phân tích pháp luật một số quốc gia có nền bảo hộ sở hữu trí
tuệ phát triển bậc nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật, Thụy Điển về bảo hộ quyền
của nhà sản xuất bản ghi âm để so sánh với pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, luận
văn cũng cập nhật những số liệu thống kê chi tiết và tương đối đầy đủ về tình
hình vi phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam trong thời gian
gần đây cũng đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền của nhà sản

xuất bản ghi âm tại Việt Nam.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm và bảo hộ quyền
của nhà sản xuất bản ghi âm
Chương 2: Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm theo quy định của
một số điều ước quốc tế đa phương tiêu biểu
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam

4


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM VÀ BẢO
HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Quyền liên quan và đặc điểm của quyền liên quan
1.1.1.1 Quyền liên quan
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) còn
được gọi là quyền kề cận, là một quyền liên quan mật thiết đến quyền tác giả.
Tác giả sáng tạo ra tác phẩm và tác giả là người độc quyền công bố, sử dụng,
khai thác tác phẩm cũng như trình diễn tác phẩm nhưng để tác phẩm đến gần
hơn với công chúng, được công chúng biết đến nhiều hơn, yêu thích hơn thì
không thể không kể đến những đóng góp rất lớn từ phía những chủ thể trung
gian có năng lực chuyên nghiệp khác trợ giúp. Đó chính là những người biểu
diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, các tổ chức phát sóng.
Một ví dụ điển hình trong thời gian qua là bài hát Chiếc khăn Piêu của
nhạc sĩ Doãn Nho đã đạt giải bài hát của năm 2012 mang về giải thưởng trị giá

1,3 tỉ đồng1. Nhạc phẩm mang đậm âm hưởng của miền núi phía bắc này trước
đây đã được nhiều ca sĩ tên tuổi thể hiện nhưng không thu hút được sự chú ý, chỉ
đến khi ca sĩ Tùng Dương thể hiện ca khúc với bản hòa âm, phối khí mới của
nhà sản xuất âm nhạc Nguyên Lê thì mới được dư luận đặc biệt quan tâm và yêu
thích. Có thể nói rằng thành công của tác phẩm được xây dựng từ rất nhiều yếu
tố và một cách công bằng thì những tổ chức, cá nhân như người biểu diễn, nhà
sản xuất bản ghi âm, ghi hình, nhà tổ chức phát sóng xứng đáng được hưởng
những quyền lợi liên quan đến tác phẩm mà họ đã đổ mồ hôi, công sức thực
hiện.
Chưa có một định nghĩa đầy đủ nào về quyền liên quan trong các Công
ước quốc tế về quyền tác giả,và quyền liên quan (ví dụ, Công ước Berne 1886 Công ước đa phương đầu tiên về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật; Công

/>1

5


ước Rome 1961 (Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản
ghi âm, tổ chức phát sóng). Nội dung chủ yếu của các ĐƯQT này là quy định về
quy mô bảo hộ quốc tế đối với quyền tác giả, quyền liên quan nói chung cùng
quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nói riêng.
Đối với luật quyền tác giả của các quốc gia có nền tảng pháp luật tiên tiến
trên thế giới, quyền liên quan cũng chưa có một định nghĩa chính thức mà chủ
yếu pháp luật của các nước sẽ liệt kê các quyền thuộc về quyền liên quan. Ví
dụ:Theo Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học nghệ thuật Thụy Điển2, tại
Chương 5: Quyền liên quan đến quyền tác giả gồm các điều luật từ Điều 45 đến
Điều 49 đã liệt kê các chủ thể của quyền liên quan cùng các quyền của họ (bao
gồm quyền của các nghệ sĩ biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ
chức phát thanh và truyền hình; nhà sản xuất Catalouge; người chụp ảnh).
Luật Quyền tác giả Nhật Bản3, trong Phần 4: Quyền liên quan đến quyền

tác giả đã dành 5 trên tổng số 8 Chương, với 12 Điều (từ Điều 89 đến Điều 100)
để nói về chủ thể và quyền của các chủ thể của quyền liên quan. Điều 89 nói về
quy định chung, từ Điều 90 trở đi cũng liệt kê các chủ thể của quyền liên quan
như là người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm, người phát sóng, người
truyền đạt hữu tuyến cùng các quyền của họ.
Giống như các quốc gia khác, Luật SHTT Việt Nam cũng không định
nghĩa trực tiếp về quyền liên quan mà chỉ đưa ra khái niệm mang tính liệt kê quy
định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 (Luật SHTT)
“Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.
Như vậy, quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các sản
phẩm do lao động sáng tạo của họ tạo ra trong việc chuyển tải tác phẩm thuộc
quyền tác giả đến công chúng. Các quyền liên quan được bảo hộ gồm: Quyền
của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn, quyền của tổ chức, cá nhân là chủ sở
Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật Thuỵ Điển (Luật số 729 ngày 30/12/1960, sửa đổi, bổ
sung ngày 1/4/2000)
2

3

Phần 4, Luật Quyền tác giả Nhật Bản (sửa đổi bổ sung tháng 12/2013)

6


hữu cuộc biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối với bản
ghi âm, ghi hình và quyền của tổ chức phát sóng đối với chương trình phát sóng
của họ.
Các quyền của những chủ thể này gọi là quyền liên quan (hay quyền kề

cận), bởi lẽ các quyền đó nảy sinh và có liên quan trực tiếp đến quyền tác giả.
Việc thực hiện các quyền này thường gắn với việc thực hiện bản quyền cũng do
luật bản quyền điều chỉnh. Cho nên, bên cạnh quy định sự bảo hộ tác giả, người
sở hữu quyền tác giả, luật pháp còn quy định việc bảo vệ quyền lợi cho những
người hỗ trợ khác, những người giúp phổ biến các tác phẩm. Việc bảo hộ tốt
quyền lợi của họ tức là đã gián tiếp bảo hộ quyền của tác giả.
Qua những phân tích ở trên, tác giả xin đưa ra khái niệm về quyền liên
quan như sau: “Quyền liên quan là tổng hợp các quy phạm pháp luật xác nhận
bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản của người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc
biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, nhà tổ chức phát sóng đối với các
sản phẩm do lao động sáng tạo của họ tạo ra trong việc chuyển tải tác phẩm
thuộc quyền tác giả đến công chúng”.
1.1.1.2 Đặc điểm của quyền liên quan
Tên gọi quyền liên quan đến quyền tác giả đã phẩn nào cho thấy rằng,
quyền liên quan và quyền tác giả có sự gần gũi nhất định, thể hiện ở một số đặc
điểm chung phân biệt chúng với nhóm quyền sở hữu công nghiệp. Đó là tính
chất sáng tạo, tính nguyên gốc của đối tượng được bảo hộ, tính tự động của cơ
chế xác lập sự bảo hộ… Tuy nhiên, là một lĩnh vực cơ bản của quyền sở hữu trí
tuệ, quyền liên quan có các đặc trưng riêng của nó như sau:
 Thứ nhất, hoạt động của các chủ thể quyền liên quan chính là những
hành vi sử dụng tác phẩm đã có: Đúng như tên gọi của nó, quyền liên quan có
mối liên hệ mật thiết với quyền tác giả mà biểu hiện dễ nhận thấy nhất là việc
tác phẩm đã được tác giả sáng tạo chính là cơ sở để các chủ thể quyền liên tiến
hành các hoạt động nghề nghiệp của mình mà từ đó phát sinh các quyền này.
Hoạt động sử dụng những tác phẩm đã có của các chủ thể quyền liên quan là
một dạng hoạt động sử dụng đặc thù, không thể tìm thấy ở các chủ thể khác
7


cũng sử dụng tác phẩm. Tính đặc thù thể hiện ở mục đích, tính chất, kết

quả…của hành vi sử dụng.
 Thứ hai, đối tượng quyền liên quan được bảo hộ khi có tính nguyên gốc
Tính chất này của đối tượng quyền liên quan được xem xét trên hai phương diện
chủ yếu, đó là: xác định dựa trên cơ sở lao động sáng tạo mang dấu ấn cá nhân
của chủ thể và xác định theo các đối tượng của quyền liên quan được tạo ra lần
đầu tiên. Tính nguyên gốc của quyền liên quan cho phép xác định đâu là quyền
liên quan được pháp luật bảo hộ, và khi nào xảy ra sự xâm phạm quyền liên quan.
Khi tính nguyên gốc được thỏa mãn, ta có thể xác định được đối tượng được bảo
hộ bởi quyền liên quan, chủ thể của quyền liên quan và ngược lại, việc không
đảm bảo tính nguyên gốc đó là căn cứ để nhận định đã có hành vi xâm phạm đến
quyền liên quan.
 Thứ ba, quyền liên quan chỉ được bảo hộ trong thời hạn nhất định, kể cả
các quyền nhân thân: Đối với quyền liên quan, sự bảo hộ trên phạm vi quốc tế
cũng như pháp luật sở hữu trí tuệ hầu hết các quốc gia đều giới hạn thời gian
bảo hộ ở mức độ nhất định, thường là 50 năm kể từ khi các đối tượng (cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng) được định hình hoặc công bố.Thời
hạn bảo hộ này được xác định ngay cả đối với quyền nhân thân của người biểu
diễn – khác với quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
 Thứ tư, quyền liên quan được bảo hộ trên nguyên tắc không làm phương
hại đến quyền tác giả: Hình thành sau khi quyền tác giả đã được bảo hộ một
cách phổ biến và rộng rãi, lại mang bản chất gắn bó mật thiết với quyền tác giả,
do vậy việc bảo hộ quyền liên quan bao giờ cũng được xem xét trong mối quan
hệ với quyền tác giả và thể hiện nguyên tắc không gây bất kỳ sự phương hại nào
có thể đối với quyền này (theo Điều 1, Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản
ghi âm).
Từ tìm hiểu các đặc điểm ở trên có thể thấy, quyền liên quan được hình
thành dựa trên việc sử dụng tác phẩm gốc. Các chủ thể của quyền liên quan có thể
gọi là những người sử dụng tác phẩm một cách đặc biệt, mỗi chủ thể này có thể
sử dụng một cách khác nhau tuy nhiên họ phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền
8



nhân thân và quyền tài sản của tác giả. Vì vốn dĩ các quyền nhân thân và quyền
tài sản mà họ có được sau đó đều bắt nguồn từ tác phẩm – tài sản gốc của tác giả.
Việc công nhận và bảo hộ quyền liên quan không được làm ảnh hưởng đến quyền
tác giả đối với tác phẩm. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin đi
sâu vào nghiên cứu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, một quyền liên quan của
quyền tác giả.
1.1.2 Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
1.1.2.1 “Ghi âm”
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam “Ghi âm là ghi lại tín hiệu âm thanh
trên các vật liệu chuyên dùng để phát lại. Kỹ thuật ghi âm bắt đầu từ phương
pháp cơ khí (đĩa có rãnh) đến các vật liệu từ tính và hiện nay đã số hoá cả trên
bộ nhớ máy vi tính”4
Theo Luật Quyền tác giả Mỹ “Bản ghi âm là các tác phẩm có được nhờ
việc ghi âm một loạt các âm thanh âm nhạc, lời hát, và các âm thanh khác
nhưng không bao gồm các âm thanh được ghi kèm theo các tác phẩm điện ảnh
hoặc tác phẩm nghe nhìn khác không phân biệt bản chất của vật liệu như là đĩa,
băng hoặc các dạng bản ghi khác mà trên đó chúng được thể hiện”.5
Theo Luật Quyền tác giả Nhật Bản “Bản ghi âm là vật thể trên đó âm
thanh được định hình như đĩa, băng thu âm, hoặc các dạng bản ghi khác (không
bao gồm các âm thanh được ghi kèm theo các tác phẩm có mục đích sử dụng
chủ yếu là hình ảnh)”6
Công ước Geneva đã quy định: “Bản ghi âm là bất kỳ bản định hình7 các
âm thanh biểu diễn hay các âm thanh khác8 dành riêng cho cơ quan thính giác”.
Theo quy định của Điều 2.2 Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi
âm (WIPO Performances and Phonograms Treaty – WPPT), thì bản ghi âm chỉ
là bản định hình thuần tuý về âm thanh, không bao gồm âm thanh ghi trong bản
Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, 2002.
Điều 101 Chương 1 Luật Bản quyền Mỹ (12/2011)

6 Điều 2, Chương 1, Phần 1, Luật Quyền tác giả Nhật Bản (sửa đổi bổ sung tháng 12/2013)
7 Định hình là sự biểu hiện các âm thanh, hoặc sự tái hiện lại biểu hiện này, từ đó các âm thanh có thể được cảm
nhận được sao chép hoặc được truyền qua một thiết bị nào đó (Điều 2.3 HƯ WPPT)
8 Âm thanh khác là các âm thanh không có xuất xứ từ các buổi biểu diễn nghệ thuật. Ví dụ như các âm thanh của
tự nhiên như tiếng gió, tiếng nước chảy, tiếng chim hót…
4
5

9


định hình nghe nhìn. Nói rõ hơn, bản ghi âm chỉ nhằm vào định âm một bản
nhạc, có thể cùng với lời đã được tác giả phổ nhạc, mà không bao gồm việc ghi
âm những tác phẩm văn học và càng không bao gồm việc ghi hình (video)
những tác phẩm điện ảnh hay truyền hình.
Như vậy, bản ghi âm là các bản lưu giữ âm thanh, là biểu hiện sự tái hiện
các âm thanh của buổi biểu diễn hoặc các âm thanh khác dưới dạng vật chất nhất
định mà không bao gồm việc ghi âm những tác phẩm văn học cũng như không
bao gồm việc ghi hình nhằm giúp con người có thể nhận biết được những âm
thanh đó và có thể sao chép hoặc truyền đạt những âm thanh này.
Đối với âm nhạc, bản ghi âm là phương tiện ưa dùng nhất để truyền đạt
tác phẩm tới công chúng, có tác dụng phục vụ cho tác phẩm âm nhạc9. Bản ghi
âm được thực hiện thông qua hoạt động thu âm (phonorecords) là hoạt động cố
định âm thanh ngoài phần nhạc đệm. Thiết bị thu âm có thể là băng, đĩa CD,
chíp máy tính có chứa âm thanh và những thiết bị tương tự.
Các bản ghi âm có thể chỉ ghi riêng phần nhạc, riêng phần lời hoặc cả
phần nhạc và phần lời. Để được phép ghi âm, người muốn ghi âm phải được sự
cho phép của cả chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm phần nhạc cũng
như chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần lời bài hát. Một số quốc gia còn quy
định, người ghi âm cũng phải được phép của các nghệ sỹ trình bày phần nhạc và

hát phần lời.
1.1.2.2 Nhà sản xuất bản ghi âm
Theo Khoản 3 Điều 16 Luật SHTT của Việt Nam: “Tổ chức, cá nhân
định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh,
hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình)”
Theo Luật Quyền tác giả Nhật Bản: “Nhà sản xuất bản ghi âm10 là người
đầu tiên định hình âm thanh trên bản ghi âm”.

9

Tác phẩm âm nhạc (musical work) là một nhóm các tác phẩm có thể có bản quyền được diễn tả bằng hình thức
âm thanh. Một bài hát của một nhà viết nhạc được bảo hộ bởi bản quyền tác phẩm âm nhạc nhưng việc thu thanh
bài hát đó thì được bảo hộ bởi bản quyền thu thanh
10 Điều 2, Chương 1, Phần 1, Luật Quyền tác giả Nhật Bản (sửa đổi bổ sung tháng 12/2013)

10


Theo Công ước Geneva và Công ước Rome đều thống nhất định nghĩa:
"Nhà sản xuất bản ghi âm"11 là một cá nhân hoặc pháp nhân đầu tiên định hình
âm thanh của buổi biểu diễn hoặc của các âm thanh khác.
Qua các khái niệm trên, có thể thấy quy định của pháp luật Việt Nam có
sự khác biệt với quy định của Luật Quyền tác giả Nhật Bản và các Công ước
quốc tế. Trong khi cả Luật Quyền tác giả Nhật Bản và các Công ước quốc tế đều
đưa ra những định nghĩa riêng về nhà sản xuất bản ghi âm thì Luật SHTT Việt
Nam đã gộp hai khái niệm nhà sản xuất bản ghi âm và nhà sản xuất bản ghi hình
để đưa ra chung một điều luật do sự tương đồng về tính chất giữa hai chủ thể
này. Khái niệm "nhà sản xuất bản ghi hình" không xuất hiện trong Luật Quyền
tác giả của Nhật Bản, Mỹ hay CƯ Rome, CƯ Geneva. Một căn cứ để Luật
SHTT quy định như vậy có thể do tại Việt Nam – quốc gia đang phát triển trong

lĩnh vực giải trí, nhà sản xuất bản ghi âm, cũng thường là nhà sản xuất bản ghi
hình như các nhà sản xuất: Hồ Gươm audio, Bến Thành audio, Phương Nam
Film,… Tuy nhiên hiện nay lĩnh vực ghi âm, ghi hình rất phát triển và phát sinh
thêm nhiều dạng chủ thể mới như ca sĩ tự sản xuất bản ghi âm, phòng thu âm tư
nhân,… vì vậy, chúng ta nên sửa đổi điều luật này thành hai khái niệm riêng biệt
để rõ ràng, dễ hiểu và dễ vận dụng.
Như vậy, Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là một lĩnh vực của quyền
liên quan, đó là quyền của cá nhân và tổ chức đối với bản ghi âm, định hình lần
đầu tiên âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn, hoặc các âm thanh, hình ảnh
khác dưới dạng vật chất nhất định.
1.2 Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là những cách thức, biện pháp
đựơc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhằm tạo ra hành lang pháp
lý để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà sản xuất bản ghi âm cũng như
những chủ thể có liên quan, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào.
1.2.1 Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm

11

Khoản (c), Điều 3, CƯ Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (1961)

11


Vấn đề bảo hộ quyền đối với nhóm chủ thể của “quyền liên quan ngày
càng trở nên khó khăn với sự phát triển chóng mặt của mạng internet và công
nghệ số. Có một thực tế là các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác
giả diễn ra ngày càng phổ biến và đa dạng trong đời sống xã hội. Ngành công
nghiệp giải trí của Việt Nam đang phát triển theo hướng tích cực, hiện đại nhưng
sự văn minh trong thụ hưởng những tác phẩm văn học nghệ thuật, trong việc tôn

trọng quyền liên quan của quyền tác giả thì chưa theo kịp tốc độ phát triển ấy.
Việc sử dụng ngang nhiên, chiếm dụng trắng trợn các đối tượng quyền liên quan
được bảo hộ (theo Điều 17 Luật SHTT) khiến nhiều tác giả, nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình, các giọng ca mới gây tiếng vang, các đài truyền hình đã có tâm
lý e ngại và lo lắng khi bỏ tiền của và công sức để đầu tư vào một sản phẩm
mới. Sự mạo hiểm để tạo ra những sản phẩm chất lượng với số vốn bỏ ra nhiều
trăm triệu, thậm chí là nhiều tỉ đồng có thể chẳng thu lại được gì vì ngay sau khi
phát hành sản phẩm của họ đã bị sao chép, ăn cắp, có mặt ở khắp ngóc ngách
trên internet. Nghiêm trọng hơn cả, trong thời gian gần đây phải kể đến những vi
phạm trong lĩnh vực băng đĩa nhạc, các bản ghi âm bài hát trên mạng internet
liên quan tới quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
Để tạo ra những bản ghi âm, người sản xuất phải đầu tư công sức để tổ
chức việc ghi âm, phải bỏ ra một lượng tài chính không nhỏ để thực hiện công
việc này. Nhà sản xuất tuy không trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm nhưng lại có sự
sáng tạo trong việc thể hiện tác phẩm. Vì vậy, bảo hộ những nhà sản xuất chân
chính, những người đã thực sự phải bỏ công sức, tiền bạc ra trước các đối thủ
cạnh tranh, chống các hành vi xâm phạm thành quả của người khác bằng việc
sao chép bất hợp pháp băng, đĩa ghi âm là thực sự cần thiết.
Song song với sự phát triển không ngừng của công nghệ, cùng với việc
ngày càng nhiều số lượng nhà sản xuất bản ghi âm cũng như các bản ghi âm với
số lượng khổng lồ trên toàn cầu thì cũng tồn tại cơ chế bảo hộ quyền của những
nhà sản xuất bản ghi âm đó. Đó là nhu cầu tất nhiên, bởi nếu không có cơ chế
bảo hộ quyền cho họ thì những sản phẩm của họ sẽ dễ dàng bị xâm phạm đồng
nghĩa với việc quyền của họ cũng bị xâm phạm.
12


Vai trò của việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là rất lớn, có
thể kể đến những vai trò chính như:
Thứ nhất, bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là việc trực tiếp tạo

ra các hành lang pháp lý ngăn chặn mọi sự xâm hại quyền lợi chính đáng của
nhà sản xuất bản ghi âm, từ đó không những thực hiện được công tác ngăn ngừa
mà còn giúp lấy lại công bằng cho nhà sản xuất bản ghi âm khi phát hiện ra các
hành vi xâm hại quyền của họ. Nó là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ
những thành quả sáng tạo của con người.
Thứ hai, một cơ chế bảo hộ chặt chẽ sẽ là động lực thúc đẩy khả năng
sáng tạo, sản xuất của những nhà sản xuất bản ghi âm. Họ sẽ an tâm đầu tư trí
óc, công sức và cả tiền bạc để tiến hành sản xuất ra những bản ghi âm có chất
lượng, điều này gián tiếp mang lại lợi ích phi vật chất cho công chúng, những
người được thưởng thức sản phẩm của các nhà sản xuất bản ghi âm. Hay nói
một cách khác, nó giúp các nhà sản xuất bản ghi âm có khả năng thu hồi một
cách có hiệu quả những chi phí đã bỏ ra để đầu tư cho việc sáng tạo tác phẩm,
giúp họ có thể tiếp tục tái đầu tư để tạo ra những tác phẩm mới có chất lượng
hơn.
Thứ ba, bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là việc gián tiếp bảo
vệ quyền tác giả. Như đã giải thích ở trên, xem xét quyền tác giả nên trên một
diện rộng, tức là xem xét cả quyền liên quan đến quyền tác giả, mà quyền của
nhà sản xuất bản ghi âm là một loại quyền liên quan, việc bảo hộ quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm tác động rất lớn đến việc bảo hộ quyền tác giả. Trên thực tế,
một hành vi xâm hại quyền của nhà sản xuất bản ghi âm thì nó cũng có thể xâm
hại cả quyền tác giả, việc bảo hộ quyền cho nhà sản xuất bản ghi âm sẽ song
song với việc bảo hộ quyền tác giả.
Cuối cùng, bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nói riêng, cũng như
bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả nói chung là một xu thế đã đang và sẽ
được tiến hành một cách chặt chẽ, cụ thể và đầy đủ. Nó sẽ tác động đến ý thức
của mỗi người khi sử dụng cũng như kinh doanh hay bất cứ hành vi nào liên

13



quan đến bản ghi âm. Họ sẽ trân trọng hơn những sản phẩm của nhà sản xuất
bản ghi âm, hạn chế tối đa những hành vi xâm phạm quyền.
Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm đóng vai trò rất quan trọng,
song nó sẽ phát huy tác dụng nếu có một cơ chế thực thi tốt và ý thức pháp luật
của mỗi cá nhân được nâng cao. Nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế đặc biệt là các
ngành công nghiệp giải trí, tạo nên sự cân bằng giữa quyền lợi của chủ sở hữu
tài sản trí tuệ với nhu cầu của xã hội.
1.2.2 Mối quan hệ giữa nhà sản xuất bản ghi âm với tác giả và các chủ thể
quyền liên quan khác
Nhà sản xuất bản ghi âm có mối quan hệ chặt chẽ với tác giả và chủ thể
của các quyền liên quan khác. Nhà sản xuất bản ghi âm sử dụng tác phẩm của
tác giả để tạo ra các bản ghi âm, băng, đĩa CD nhạc. Tác phẩm mà nhà sản xuất
bản ghi âm sử dụng có thể là các tác phẩm gốc, có thể là chương trình biểu diễn.
Nếu là chương trình biểu diễn thì bản ghi âm chỉ được tạo ra sau khi tác phẩm
của tác giả được thể hiện bởi người biểu diễn và được nhà sản xuất bản ghi âm
thu giữ lại. Khi các vật phẩm băng, đĩa CD, bản ghi âm được tạo ra thì họ lại
chính là tác giả của những tác phẩm mới. Tiếp theo, bản ghi âm hoặc đĩa CD lại
được sử dụng để phát sóng các chương trình. Khi đó nhà sản xuất bản ghi âm lại
trở thành người có tác phẩm được sử dụng chuyển hóa thành tín hiệu vệ tinh,
chương trình được phát sóng, phổ biến.

14


Nhà sản xuất bản ghi âm vừa là người sử dụng, vừa là tác giả. Họ là trung
gian, là cầu nối giữa tác giả và công chúng, giúp tác giả phổ biến tác phẩm,
nhưng chính họ lại cần một tổ chức khác giúp truyền bá, phổ biến các tác phẩm
của mình. Như vậy, các chủ thể quyền liên quan và tác giả có mối quan hệ nhân
quả, phải có tác phẩm mới có chương trình biểu diễn, có chương trình biểu diễn
mới có bản ghi âm, ghi hình,… Các chủ thể này liên quan mật thiết với nhau,

tương hỗ nhau. Bảo hộ hiệu quả quyền lợi của chủ thể này tức là đã gián tiếp
bảo hộ quyền của chủ thể khác.
1.3 Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
1.3.1 Điều ước quốc tế đa phương
Với thời đại toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia ngày càng xích lại gần
nhau vì lợi ích của tất cả các bên và vì sự phát triển chung của toàn xã hội. Việt
Nam cũng không nằm ngoài xu hướng hội nhập đó, đặc biệt trong bối cảnh Việt
Nam đang trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác thương mại
xuyên Thái Bình Dương (TPP). Môi trường pháp lý chặt chẽ, bảo vệ tốt về
quyền SHTT nói chung và quyền liên quan của quyền tác giả nói riêng sẽ là một
điểm mạnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Muốn làm được như vậy,
không thể chỉ tự mỗi quốc gia thực thi các điều luật trong nước mà còn cần sự
chung tay, phối hợp trên phạm vi quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã tham gia một
15


số ĐƯQT về bảo hộ quyền SHTT, bên cạnh đó vẫn còn một số ĐƯQT chúng ta
chưa trực tiếp tham gia. Dưới đây là một số ĐƯQT quan trọng có liên quan đến
bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, cụ thể như sau :
- Công ước Rome: Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi
âm và tổ chức phát sóng được kí kết ngày 26-10-1961 tại Rome, vì vậy còn
được gọi là Công ước Rome. Công ước để mở cho tất cả quốc gia thành viên của
Công ước Berne hoặc Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC). Công ước Rome
được coi là “Công ước tiên phong” trong lĩnh vực bảo hộ quyền liên quan, bởi lẽ
nó xuất hiện vào thời điểm có rất ít quốc gia ban hành các nguyên tắc về bảo hộ
những nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng,
trong khi Công ước Berne – Công ước nền tảng về bảo vệ bản quyền lại chưa có
những quy định cụ thể về các quyền này. Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc
gia nhập Công ước Rome phải được gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc. Các
nước tham gia có thể đưa ra bảo lưu về việc áp dụng một số quy định cụ thể tại

Công ước. Công ước gồm 34 điều với các quy định bảo đảm sự bảo hộ tại các
quốc gia thành viên, đối với các cuộc biểu diễn của người biểu diễn, các bản ghi
âm của các nhà sản xuất bản ghi âm các các chương trình phát sóng của các tổ
chức phát sóng.
Nhà sản xuất bản ghi âm được hưởng quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc
sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của họ. Theo Công ước Rome bản
ghi âm là bất kì sự định hình các âm thanh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh
khác dành riêng cho cơ quan thính giác. Khi các bản ghi âm được công bố nhằm
mục đích thương mại thì việc sử dụng (như là phát sóng hoặc truyền đạt tới công
chúng bằng bất kì hình thức nào, tại nhà hàng, khách sạn, v.v…), phải trả thù lao
tương xứng cho những người biểu diễn, hoặc cho những nhà sản xuất bản ghi
âm.
Thời hạn bảo hộ phải kéo dài ít nhất cho đến khi kết thúc thời hạn 20
năm, tính từ khi kết thúc năm bản ghi âm, cuộc biểu diễn được định hình
(trường hợp cuộc biểu diễn không được định hình thì tính từ khi nó được tiến
hành), chương trình phát sóng được thực hiện.
16


Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và
Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là
các tổ chức đồng quản lí Công ước. Các tổ chức đồng quản lí chỉ định Ban thư
ký. Một ủy ban liên Chính phủ được thành lập gồm đại diện của 12 quốc gia kí
kết, có nhiệm vụ xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến Công ước.
Công ước Rome không quy định về việc tạo ra một Liên hiệp và tài
chính riêng. Hiện tại có 92 quốc gia là thành viên của công ước này. Công ước
Rome có hiệu lực tại Việt Nam ngày 1-3-2007.
- Công ước Geneva: Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại
việc sao chép không được phép các bản ghi âm của họ, Công ước được làm tại
Geneva ngày 29-10-1971, vì vậy còn được gọi là Công ước Geneva. Công ước để

mở cho bất kì quốc gia thành viên nào của Liên hợp quốc, hoặc thành viên của bất
kì tổ chức nào thuộc hệ thống các tổ chức của Liên hợp quốc. Văn kiện phê chuẩn,
chấp thuận hoặc gia nhập phải được gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc. Ngoài
phần mở đầu, Công ước có 14 điều quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên,
về việc bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch của các quốc gia thành
viên khác, chống lại việc làm bản sao và việc nhập khẩu các bản sao nhằm mục
đích phân phối công cộng, việc phân phối các bản sao tới công chúng không được
sự đồng ý của nhà sản xuất. Thuật ngữ “Bản ghi âm” được hiểu theo nghĩa là bản
định hình (ghi) dành riêng cho cơ quan thính giác, không phụ thuộc vào hình thức
của chúng. Việc bảo hộ có thể được quy định thành đối tượng điều chỉnh của Luật
Quyền tác giả, quyền liên quan, Luật Cạnh tranh không lành mạnh và Luật Hình
sự. Thời hạn bảo hộ kéo dài ít nhất 20 năm, kể từ khi định hình hoặc công bố lần
đầu tiên bản ghi âm.
Văn phòng quốc tế của WIPO được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thư
ký của Công ước. Công ước không có quy định việc lập Liên hiệp, cơ quan điều
hành và ngân sách. Đến nay, Công ước có 78 quốc gia thành viên. Công ước
Geneva có hiệu lực tại Việt Nam ngày 6-7-2005.
- Hiệp định TRIPS (Trade-Related Aspects of Intellectual Property
Rights) là Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền sở
17


hữu trí tuệ là kết quả của việc kí kết các thỏa thuận theo Vòng đàm phán
Uruguay, trong khuôn khổ Thỏa thuận chung về thuế quan và mậu dịch (GATT)
ngày 15-12-1993. TRIPs là một hiệp định đa phương, nằm trong hệ thống các
hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Hiệp định TRIPs ngoài phần mở đầu gồm 7 phần với 73 điều, là một hiệp
định tổng thể nhất về sở hữu trí tuệ, bao hàm các chế độ đặc biệt về sở hữu trí
tuệ bao gồm cả quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Một phần nội dung của
Hiệp định TRIPs dựa vào các quy định thực chất của các công ước do WIPO

quản lí, chủ yếu là Công ước Berne, Công ước Paris, Công ước Rome và Hiệp
ước Washington về thiết kế bố trí mạng tích hợp. Ngoài ra hiệp định TRIPs đã
bổ sung một số lượng lớn các nghĩa vụ chưa được quy định hoặc quy định chưa
đầy đủ trong các Công ước, Hiệp ước trước đây về SHTT. Sự khác biệt của Hiệp
định TRIPs so với các ĐƯQT khác (Công ước Berne, Công ước Rome,…) là
Hiệp định TRIPs chỉ quy định về “khía cạnh thương mại” của quyền SHTT mà
không đề cập tới quyền tinh thần của tác giả. Đóng góp lớn nhất của TRIPs là đã
đưa Nguyên tắc bảo hộ Tối huệ quốc vào lĩnh vực SHTT và quy định hệ thống
các biện pháp thực thi quyền SHTT (áp dụng cho cả việc thực thi quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm).
Việc gia nhập WTO đồng nghĩa với việc bị ràng buộc bởi nghĩa vụ thi
hành TRIPs. Về các thỏa thuận chuyển tiếp, Hiệp định cho phép các thành viên
có một khoảng thời gian chuyển đổi thích hợp, nhằm đảm bảo việc thực thi đầy
đủ các nghĩa vụ. Theo đó, thời hạn đối với các nước phát triển là 1 năm, các
nước đang phát triển là 5 năm và các nước kém phát triển là 11 năm kể từ ngày
Hiệp định có hiệu lực (01-01-1995). Hiệp định cũng còn có những điều khoản
hỗ trợ kĩ thuật và tài chính, ưu tiên dành cho các nước đang phát triển và kém
phát triển. Về thể chế, Hiệp định có các điều khoản về việc thành lập cơ quan
quản lí là Hội đồng của Hiệp định gọi là Hội đồng TRIPs. Hội đồng kiểm soát
các hoạt động của TRIPs, đặc biệt là việc tuân thủ các nghĩa vụ. Ngoài ra, Hội
đồng TRIPs còn có nhiệm vụ lập ra các thỏa thuận tương ứng về hợp tác với các
cơ quan của WIPO, tổ chức các Hội nghị đánh giá việc thực hiện các nghĩa vụ
18


×