Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ và sự tham gia của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.87 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ THỊ THU HẰNG

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG HOẠT ĐỘNG
SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÀ SỰ
THAM GIA CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60.38.01.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng
khoảng không vũ trụ và sự tham gia của Việt Nam” là do bản thân tự thực hiện và
không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng
mình. Những nội dung trong luận văn này là do Tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của Thầy giáo TS. Nguyễn Toàn Thắng. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo
trong luận văn đã được trích dẫn và nêu rõ nguồn trong phần tài liệu tham khảo. Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn


Học viên


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Em xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Khoa Sau đại học, các thày cô giáo trong khoa Luật Quốc tế nói chung và các thày
cô giáo trong tổ bộ môn Công pháp quốc tế nói riêng, và các cán bộ Thư viện,
trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ Em trong suốt quá
trình học tập cũng như trong suốt thời gian nghiên cứu để Em có thể hoàn thành
luận văn tốt nghiệp như ngày hôm nay.
Đặc biệt, Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thày giáo Tiến sỹ Nguyễn
Toàn Thắng – người đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để Em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Gia đình – những người thân
yêu và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và sát cánh bên Em trong suốt thời
gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015.
Học viên thực hiện

Ngô Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU

1

NỘI DUNG CHÍNH


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÀ PHÁP

4

LUẬT VŨ TRỤ QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về khoảng không vũ trụ

4

1.1.1. Các quan niệm xưa – nay về vũ trụ và thuyết “vụ nổ lớn” (the big bang)

4

đánh dấu sự ra đời của học thuyết vũ trụ
1.1.2. Khái niệm “Khoảng không vũ trụ”

6

1.1.3. Hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ và vai trò, ứng dụng của hoạt

7

động này
1.2. Khái quát về pháp luật vũ trụ quốc tế

9


1.2.1. Lịch sử hình thành pháp luật Vũ trụ quốc tế

9

1.2.2. Khái niệm Luật Vũ trụ quốc tế

12

1.2.3. Các nguyên tắc pháp lý cơ bản của Luật Vũ trụ quốc tế

14

1.2.4. Nguồn của Luật Vũ trụ quốc tế

16

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CỦA BỘ

21

QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG KHOẢNG
KHÔNG VŨ TRỤ
2.1. Sự cần thiết của Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng khoảng

21

không vũ trụ
2.1.1. Tầm quan trọng chiến lược của không gian lãnh thổ và hoạt động khai

21


thác, sử dụng khoảng không vũ trụ phục vụ lợi ích quốc gia
2.1.2. Yêu cầu khách quan về một Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng

22

khoảng không vũ trụ
2.2. Quá trình hình thành Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng
khoảng không vũ trụ

23


2.2.1. Hoàn cảnh ra đời của Bộ Quy tắc ứng xử

23

2.2.2. Bản Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ngày 27 tháng 9 năm 2010

29

2.2.3. Bản Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ngày 05 tháng 6 năm 2012

30

2.2.4. Bản Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ngày 16 tháng 9 năm 2013

31

2.2.5. Bản Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ngày 31 tháng 3 năm 2014


33

2.3. Nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng khoảng

34

không vũ trụ
2.3.1. Mục đích, phạm vi và nguyên tắc chung

35

2.3.2. Các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh và sự bền vững của hoạt động

39

sử dụng khoảng không vũ trụ
2.3.3. Cơ chế hợp tác giữa các quốc gia

41

2.3.4. Cách thức tổ chức và vận hành Bộ Quy tắc ứng xử

45

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, KHUNG

50

PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÀ SỰ

CẦN THIẾT THAM GIA BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG HOẠT
ĐỘNG SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ
3.1. Một số hoạt động chinh phục khoảng không vũ trụ của Việt Nam

50

3.2. Thực trạng hệ thống chính sách và khung pháp lý của Việt Nam về

53

khoảng không vũ trụ
3.2.1. Tình hình xây dựng chính sách và hệ thống pháp luật về sử dụng

53

khoảng không vũ trụ
3.2.2. Những hạn chế trong hệ thống chính sách và khung pháp lý của Việt

60

Nam về khoảng không vũ trụ
3.3. Sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng

62

khoảng không vũ trụ đối với Việt Nam
3.3.1. Sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử từ góc độ chiến lược, chính

62


sách
3.3.2. Sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử nhằm đáp ứng các yêu cầu

63

phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ
3.3.3. Sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử từ góc độ xây dựng và hoàn

65


thiện hệ thống pháp luật về vũ trụ
3.3.4. Sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử từ góc độ kinh tế - xã hội

66

3.3.5. Sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử từ góc độ chính trị - ngoại

67

giao
3.3.6. Sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử từ góc độ hội nhập và hợp tác

67

quốc tế
3.3.7. Sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử từ góc độ chia sẻ và tiếp cận

68


thông tin
3.3.8. Sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử từ góc độ bảo vệ chủ quyền và

68

lợi ích quốc gia
3.4. Những khó khăn và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Bộ

69

Quy tắc ứng xử
KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

72


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CD

Hội nghị giải trừ quân bị (United Nations Conference on
Disarmament)

COPOUS Ủy ban về sử dụng khỏang không vũ trụ vào mục đích hòa bình
(United Nations Committee on the Peaceful Uses of outer Space)
ESA

Cơ quan vũ trụ Châu Âu (The European Space Agency)

EU


Liên minh Châu Âu (The European Union)

GGE

Nhóm chuyên gia liên Chính phủ của Liên hợp quốc nghiên cứu về sự
phát triển của các biện pháp minh bạch và xây dựng lòng tin (United
Nations Group of Governmental Experts)

ITU

Liên minh viễn thông quốc tế (International telecommunication
Union)

OST

Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt động của quốc gia trong nghiên cứu
và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên
thể; gọi tắt là Hiệp ước Vũ trụ (Treaty on Principles Governing the
Activities of State in the Exploration and Use of Outer Space,
including the Moon and Other Celestial Bodies; the outer Space
Treaty)

PPWT

Hiệp ước ngăn ngừa việc triển khai vũ khi trong khoảng không vũ trụ,
đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại các vật thể không gian (Treaty
on Prevention of the Placement of Weapons in Outer Space and of the
Threat or Use of Force against Outer Space Objects)


UN

Liên hợp quốc (United Nations)

UNGA

Đại hội đồng Liên hợp quốc (General Assembly of the United
Nations)

VNPT

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nửa cuối thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến nhiều thành tựu quốc tế quan
trọng trong hoạt động chinh phục vũ trụ. Sự kiện Liên Xô (cũ) phóng thành công vệ
tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik-1 vào không gian ngày 4/10/1957 đã mở đầu
cho kỷ nguyên vũ trụ của nhân loại. Tiếp theo tháng 4/1961, con tàu vũ trụ đầu tiên do
phi hành gia người Nga Yuri Alekseievich Gagarin điều khiển đã bay quanh Trái đất
trong khoảng thời gian 1 giờ 48 phút. Hòa cùng khát vọng chinh phục vũ trụ như Liên
Xô, tháng 7/1969 nhà du hành vũ trụ người Hoa Kỳ Neil Armstrong là người đầu tiên
đặt chân lên Mặt trăng. Những sự kiện này đã chứng minh rằng chinh phục được vũ
trụ là điều mà con người hoàn toàn có khả năng thực hiện được.
Ngày nay, các hoạt động nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ đã và đang
phát triển mạnh mẽ và vô cùng đa dạng. Con người không thể phủ nhận vai trò quan
trọng của các hoạt động không gian đối với đời sống của họ trên mọi mặt từ kinh tế xã hội như cho đến an ninh – quốc phòng. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, các

hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ cũng có những tác động bất lợi, và đặt ra vô
số thách thức đối với con người, điển hình là các vấn đề liên quan tới rác vũ thải vũ
trụ, chạy đua vũ trang trong không gian, sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích
quân sự, môi trường không gian, tranh chấp về sử dụng khoảng không vũ trụ… đã trở
thành những nguy cơ hiện hữu đối với cộng đồng quốc tế.
Khoảng không vũ trụ đang ngày càng trở nên chật chội. Bên cạnh các vệ tinh
hoạt động trong quỹ đạo còn tồn tại hơn 30.000 mảnh vụ trôi nổi. Mặc dù vũ trụ vô
cùng rộng lớn nhưng các khoảng không có thể sử dụng lại rất hạn chế. Các mảnh vỡ
trôi nổi trong không gian có thể gây nguy hiểm nếu chúng va chạm với các vệ tinh
đang hoạt động. Năm 2007, vụ thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh (ASAT) của Trung
Quốc đã tiêu diệt một vệ tinh thời tiết thuộc quỹ đạo tầm thấp của Trái đất, tạo ra hàng
ngàn mảnh vỡ kim loại trôi nổi trong không gian và có thể tiếp tục kéo dài tới hàng
thế kỷ nữa, càng làm tăng thêm nhiều mối nguy hiểm tiền tàng đối với các vệ tinh
đang hoạt động hiện nay cũng như các vệ tinh trong lai. Năm 2009, một vệ tinh đang
hoạt động của Mỹ đã va chạm với một vệ tinh chết của Nga trong không gian tạo ra
hơn 2000 mảnh vỡ. Rác thải vũ trụ là mối nguy cơ đe dọa các huyến bay không người
lái cũng như có người lái trong quỹ đạo. Hiện nay trên quỹ đạo quanh Trái đất có
khoảng 30.000 vật thể lớn hơn 1cm và hơn 150 triệu vật thể lớn hơn 1mm. Khi va
chạm với rác thải vũ trụ, vệ tinh có thể bị hỏng từng phần hoặc hỏng hoàn toàn. Hành


2

động của Trung Quốc năm 2007 tạo ra một dư luận lớn đối với cộng đồng quốc tế về
cách ứng xử có trách nhiệm trong hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ. Do đó,
việc đưa ra một hệ thống quy tắc ứng xử của các quốc gia trong khoảng không vũ trụ
là vô cùng quan trọng, một mặt nhằm duy trì trật tự trong không gian, hài hòa lợi ích
giữa các quốc gia cùng sử dụng khoảng không vũ trụ, mặt khác có thế thúc đẩy quan
hệ hợp tác giữa các quốc gia trong vấn đề này. Trước những thách thức về không gian
cùng với trăn trở về thiếu sót của hệ thống pháp luật vũ trụ quốc tế, Liên minh Châu

Âu EU đã đưa ra đề xuất xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng
khoảng không vũ trụ, với mục đích ưu tiên hàng đầu là an toàn, an ninh và phát triển
bền vững của khoảng không vũ trụ.
Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược làm chủ không gian, công nghệ
vũ trụ đã được Việt Nam quan tâm phát triển từ những năm 70 của thế kỷ XX. Trong
thời gian vữa qua, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nổi bật trong lĩnh vực này,
đánh dấu bằng các sự kiện phóng thành công các vệ tinh nhân tạo như VINASAT-1,
VINASAT-2, F-1, VNREDSat-1. Việc phóng thành công các vệ tinh nhân tạo này đã
đem lại những lợi ích vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người trên nhiều
mặt kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục…. Đồng thời nó cũng đánh dấu một bước tiến lớn
của Việt Nam trong sự nghiệp chinh phục vũ trụ. Nhằm đẩy mạnh việc phát triển công
nghệ vũ trụ, lại là một nước đang phát triển, Việt Nam cần đặc biệt nâng cao hoạt
động hợp tác quốc tế sâu rộng trong lĩnh vực này. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật quốc gia, Việt Nam cần đẩy mạnh ưu tiên tham gia nhiều hơn nữa các
cam kết quốc tế liên quan tới vấn đề vũ trụ, trong đó có Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt
động sử dụng khoảng không vũ trụ của EU. Nghiên cứu và tham gia Bộ Quy tắc ứng
xử trong hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ sẽ đem lại lợi ích về nhiều phương
diện cho Việt Nam như về chiến lược, chính sách vũ trụ quốc gia; về kinh tế - xã hội;
về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; về chính trị - ngoại gia; về bảo vệ chủ
quyền quốc gia….
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bộ Quy tắc
ứng xử trong hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ và sự tham gia của Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là giải quyết các vấn đề lý luận về khoảng không vũ trụ,
pháp luật vũ trụ quốc tế; quá trình hình thành và nội dung của Bộ Quy tắc ứng xửu
trong hoạt động sử dụng khoảng không vũ tru; một số thành tựu nổi bật của hoạt động
chinh phục vũ trụ của Việt Nam, thực trạng chính sách và pháp luật Việt Nam về



3

khoảng không vũ trụ, sự cần thiết của việc tham gia Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt
động sử dụng khoảng không vũ trụ đối với Việt Nam.
Các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra nhằm hoàn thành mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về khoảng không vũ trụ và pháp luật
vũ trụ quốc tế;
- Nghiên cứu về quá trình hình thành và nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử trong
hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ;
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá những hạn chế của chính sách và khung
pháp luật của Việt Nam về hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ; tổng quan về
công nghệ vũ trụ ở Việt Nam. Từ đó rút ra sự cần thiết của việc tham gia Bộ Quy tắc
ứng xử trong hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ đối với Việt Nam.
3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tổng quát pháp luật quốc tế về khoảng
không vũ trụ, quá trình hình thành và nội dụng của Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt
động sử dụng khoảng không vũ trụ, phân tích thực trạng chính sách, hành lang pháp lý
của Việt Nam trong lĩnh vực sử dụng khoảng không vũ trụ, đánh gia sự cần thiết tham
gia Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn tập trung vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng
minh, so sánh, đánh giá, tổng hợp, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học xã hội khác như diễn dịch, quy nạp nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn gồm Lời cảm ơn, Lời cam đoan, Danh mục từ viết tắt, Lời
nói đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo và 3 Chương với nội dung cụ
thể sau:
Chương 1: Tổng quan về khoảng không vũ trụ và pháp luật về khoảng không
vũ trụ.
Chương 2: Quá trình hình thành và nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt

động sử dụng khoảng không vũ trụ.
Chương 3: Thực trạng chính sách, khung pháp lý của Việt Nam về khoảng
không vũ trụ và sự cần thiết tham gia Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động sử dụng
khoảng không vũ trụ.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÀ PHÁP LUẬT VŨ TRỤ
QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về khoảng không vũ trụ
1.1.1. Các quan niệm xưa – nay về vũ trụ và thuyết “vụ nổ lớn” (the big
bang) đánh dấu sự ra đời của học thuyết vũ trụ.
“Vũ trụ từ đâu mà có?” là câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà hóa phức tạp, bao
nhiêu mực đã chảy, bao nhiêu giấy đã chất chồng và bao nhiêu năng lượng, sức lực
hao tổn để giải thích cho vấn đề này. Nhưng đến cuối cùng, nhân loại vẫn chưa được
thỏa mãn. Xưa kia con người thường tin vào quyền năng của đấng dáng tạo (Creator)
như là Người đã tạo dựng nên vũ trụ và sắp xếp các trật tự trên đó. Vũ trụ được biết
đến từ rất sớm qua những câu chuyện thú vị về các vì sao nhờ các mô hình vũ trụ thần
linh mà loài người thêu dệt lên. Ngày nay, tầm nhìn và sự hiểu biết của con người về
vũ trụ đã được mở rộng và những kết quả vô cùng phong phú của ngành thiên văn học
đang có cũng đủ để loại bỏ quan niệm sai lầm về vũ trụ của người xưa.
Theo quan nệm của Mary K.Baumann, Will Hopking, vũ trụ được hiểu là một
không gian bao gồm tất cả những gì tồn tại trong đó. Vũ trụ có sự hiện hữu của không
gian thời gian, năng lượng và vật thể ở những dạng khác nhau. Vũ trụ là một không
gian vô tận không có biên giới và cũng không có trung tâm.
Vào thế kỷ II, nhà thiên văn học người Hy Lạp – Claudius Ptolemy đã thiết lập
một bản đồ vũ trụ được xem như là chiếc bản đồ vũ trụ đầu tiên của nhân loại. Trong
suốt gần mười ba thế kỷ sau đó, Claudius Ptolemy cùng tấm bản đồ về vũ trụ đã được

nhiều thế hệ thiên văn sau đó thán phục và ca ngợi hết lời. Tuy nhiên, xét một cách
toàn diện, tấm bản đồ Ptolemy chứa đựng nhiều sai lầm bởi ông cho rằng Trái đất là
trung tâm của vũ trụ. Mãi đến tận năm 1543, Niklas Koppernigk - một linh mục đồng
thời là một nhà toán học người Ba Lan, mới bác bỏ quan niệm sai lầm của Ptolemy.
Theo nghiên cứu của ông, vai trò trung tâm vũ trụ thuộc về Mặt trời chứ không phải
trái đất như Ptolemy từng công bố. Mặc dù đây chưa phải là những quan điểm chính
xác nhất giúp giải tỏa được các bí mật về vũ trụ nhưng nó cho thấy sự ham muốn hiểu
biết về vũ trụ của con người đã có từ rất xa xưa.
Tiếp sau này, nhà vật lý học người Ý Galileo Galile (1564-1642) đã nghĩ ra
cách dùng kính hiển vi (spyglass) để chế tạo kính viễn vọng quan sát vũ trụ. Kính viễn
vọng do ông sáng tạo có độ khuếch đại gấp 30 lần, nhờ đó ông đã quan sát và phát
hện ra sao Mộc (Jupiter) và 4 mặt trăng của nó. Do đó, ông đã bác bỏ quan điểm coi
Trái đất là trung tâm vũ trụ của các nhà giáo dục La Mã, đồng thời ông cũng công bố


5

hàng loạt các nghiên cứu về vũ trụ phủ nhận quan điểm cũ. Tuy nhiên, định kiến bảo
thủ và lòng đố kỵ của các nhà lãnh đạo La Mã thời đó đã buộc ông phải chấp nhận
khai tử đứa con tinh thần của chính mình. Họ đã kết tội ông về “lý thuyết phủ nhận
vai trò Trái đất là trung tâm của vũ trụ” như là sự vi phạm nghiêm trọng tội phản bội
Thiên chúa giáo.
Nhà Thiên văn học người Đức Johannes Kepler (1571-1630) với “Quy luật vận
hành của hành tinh” đã tìm ra công thức tính về chu kỳ vận hành của các hành tinh
trong Hệ Mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục và các các khoảng cách nhất định. Tuy
nhiên ông lại không thể giải thích được tại sao và bằng cách nào mà các hành tinh lại
có được những đường bay có tỷ lệ cố định như vậy. Mãi tới khi thiên tài vật lý người
Anh - Issac Newton (1642-1727) khám phá ra “Ba định luật về chuyển động” thì
những điều trăn trở về khoảng cách cố định giữa các hành tình của Kepler mới được
giải đáp hoàn toàn. Theo Newton nghiên cứu thì giữa các vật thể trong vũ trụ đều có

lực hấp dẫn đối với nhau. Và hấp lực hay sức hút mà mỗi vật thể có được lớn hay nhỏ
tỷ lệ thuận với khối lượng của chính nó.
Tương tự nguyên lý trên, các hệ thống thiên thể khác có mặt trong vũ trụ như:
Hệ mặt trời, các dải ngân hà, các đám mây bụi khổng lồ hay những thiên thạch nhỏ bé
hơn có mặt trong vũ trụ, đều nhờ vào lực hấp dẫn có được nên khi di chuyển chúng đã
giữ vững được những quỹ đạo ổn định. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bất
thường, lực hấp dẫn tạo ra những vụ va chạm trong vũ trụ. Từ đó một số thiên thể bị
vỡ và tách rời nhau, để rồi chúng sát nhập với các hệ thống thiên thể khác hoặc tự lập
thành các thiên thể mới.
Từ những nghiên cứu của các nhà khoa học, khái niệm chung mang tính khoa
học về vũ trụ được thế giới hiện nay công nhận và sử dụng rộng rãi là học thuyết “the
big bang” (Vụ nổ lớn) của nhà thiên văn học Mỹ Edwin Hubble (1889-1953) với quan
điểm cho rằng “Vũ trụ bắt nguồn từ một vụ nổ lớn, được hình thành từ 13,7 tỷ năm về
trước”. “Vụ nổ lớn” không theo nghĩa thông thường là “âm thanh của một vụ nổ lớn
gây ra” mà vũ trụ được hình thành qua một tiến trình của sự “tiến hóa” hoàn toàn tự
nhiên. Nhưng tiến trình đó đã xảy ra một cách đột ngột, trong thời lượng cực kỳ
nhanh ngoài sức tưởng tượng của con người. Vì vậy mà người ta đặt cho nó cái tên
“Vụ nổ lớn”. Theo học thuyết này, trước khi vũ trụ ra đời không có bất kỳ cái gì tồn
tại. không có cả không gian, vật thể hay môi trường. Chính từ tình trạng nguyên thủy
đó của 13,7 tỷ năm về trước hiện tượng “vụ nổ lớn” đã xuất hiện và phát triển không
ngừng. Vũ trụ ban đầu chỉ là những chấm đen cực nhỏ và duy nhất, nhỏ hơn một


6

nguyên tử. Từ “vụ nổ lớn” đó, khoảng không vũ trụ tự nó nhanh chóng mở rộng và
các thiên thể trong đó cũng nhanh chóng phát triển.
1.1.2. Khái niệm “Khoảng không vũ trụ”.
Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về khoảng không vũ trụ, khái niệm
này vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và xây dựng. Trải qua nhiều năm nghiên

cứu và thảo luận nhưng Ủy ban về sử dụng khoảng không vũ trụ vào các mục đích
hòa bình (COPOUS) vẫn chưa đi đến thống nhất về một định nghĩa khoảng không vũ
trụ có thể được chấp nhận chung. Tồn tại các quan điểm trái chiều nhau về vấn đề
này. Có quan điểm cho rằng cần phải xác lập được một giới hạn rõ ràng giữa vùng trời
(nơi các phương tiện hàng không hoạt động) và vũ trụ. Ngược lại, tồn tại quan điểm
cho rằng điều này là không cần thiết bởi trong 40 năm thăm dò và sử dụng khoảng
không vũ trụ không có vấn đề nào đáng kể nảy sinh do không có ranh giới giữa vùng
trời và vũ trụ. Các chuyên gia trong cả Tiểu ban Pháp lý và Tiểu ban Khoa học và Kỹ
thuật của COPOUS cũng cho rằng chưa có cơ sở khoa học và kỹ thuật cho phép đưa
ra một định nghĩa chính xác và rõ ràng về khoảng không vũ trụ.
Cho đến nay, ranh giới giữa vùng trời và khoảng không vẫn chưa được xác
định chính xác. Do đó, tồn tại một định nghĩa chung chung về khoảng không vũ trụ là
khoảng không nằm ngoài vùng trời thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia, hay cụ thể
hơn: “Khoảng không vũ trụ là khoảng không nằm ngoài khoảng không khí quyển (môi
trường hoạt động của các phương tiện bay hàng không) và các hành tinh. Khoảng
không vũ trụ được xác định là phạm vi hoạt động đặc thù (độc đáo) của nhân loại mà
tính chất hoạt động này rất đặc biệt”.
Thực tế cho thấy, biên giới bên ngoài của khoảng không vũ trụ hoàn toàn được
xác định theo khả năng khoa học kỹ thuật của nhân loại, và trình độ khoa học của loài
người vươn xa được tới đâu trong việc khám phá và chinh phục vũ trụ thì biên giới
bên ngoài của khoảng không vũ trụ sẽ vươn xa tới đó.1 Biên giới bên trong của
khoảng không vũ trụ được quan niệm là đường biên giới giữa khoảng không gian và
khoảng không vũ trụ cũng vẫn chưa có sự xác định rõ ràng.2 Việc xác định đường
biên giới bên trong này lại có ý nghĩa rất quan trọng, bởi chế độ pháp lý của khoảng
không gian – môi trường hoạt động của phương tiện bay hàng không và khoảng
không vũ trụ - môi trường hoạt động của phương tiện bay vũ trụ là hoàn toàn khác
1

Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật Quốc tế”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2009, [trang


230].
2

PGS.TS Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Xây dựng khung pháp luật Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục

đích hòa nình – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011.


7

biệt. Cho đến nay, trong luật hàng không quốc tế cũng như luật vũ trụ quốc tế chưa có
quy định cụ thể về đường biên giới này. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hoạt động
vũ trụ, một số quốc gia đề xuất quan điểm cho rằng đường biên giới phía trong của vũ
trụ nằm ở độ cao các điểm bay thấp nhất của quỹ đạo bay nhân tạo của Trái đất, độ
cao này vào khoảng xấp xỉ 100km. Hay quan điểm khác lại cho rằng đường biên giới
trong của vũ trụ theo “quy tắc cận điểm”, hoặc giới hạn tối đa của chủ quyền không
gian, tối thiểu 90km trên mặt biển (gần bằng điểm thấp nhất của quỹ đạo vệ tinh nhân
tạo khi bay quanh trái đất vào năm 1957)3. Một gợi ý khác cho việc xác định ranh
giới này đó là tiếp cận dựa vào chức năng. Theo phương pháp này nên tập trung vào
bản chất chứ không phải dựa vào khu vực mà nó hoạt động. Bởi trong bất cứ địa điểm
nào thì phương tiện bay vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hàng không còn vật
thể vũ trụ lại chịu sự chi phối bởi pháp luật vũ trụ. Do đó, không có nhu cầu cho một
đường ranh giới giữa bầu trời và khoảng không vũ trụ.
1.1.3. Hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ và vai trò, ứng dụng của hoạt
động này
Thế kỷ XX được xem là thời điểm đánh dấu những bước phát triển vượt bậc
của ngành khoa học công nghệ, đặc biệt là nền công nghệ vũ trụ. Sau hơn 50 năm kể
từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik-1 được phóng vào không gian cho tới nay
công cuộc nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ đã không ngừng mang lại những
lợi ích to lớn và thiết thực cho cuộc sống của con người trên Trái đất. Ngày nay, con

người không thể hình dung thế giới sẽ ra sao nếu hàng trăm vệ tinh nhân tạo không
hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dự báo thời tiết và các thiên tai đe
dọa con người. Hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ phát triển mạnh mẽ tập trung
chủ yếu vào một số lĩnh vực và mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho con người,
điển hình như:
- Trong nông nghiệp, thủy sản và quan sát tài nguyên môi trường: Con người
đã sử dụng công nghệ viễn thám để dự báo sản lượng lúa tại các vùng lúa trọng điểm,
dự báo úng lụt, khô hạn, cháy rừng, nghiên cứu phát hiện tài nguyên dầu khí, nước
ngầm….Viễn thám là khoa học thu nhận, xử lý và suy giải các hình ảnh thu nhận từ
trên không của Trái đất để nhận biết được các thông tin về đối tượng trên bề mặt Trái
đất mà không cần tiếp xúc với nó. Đó là phương pháp thu nhận thông tin khách quan
về bề mặt Trái đất và các hiện tượng trong khí quyển nhờ các máy thu (sensor) được
3

Đỗ Minh Ánh (2010), Các quy định pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục

đích thương mại và ý nghĩa lý luận,thực tiễn đối với Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia, Hà
Nội.


8

đặt trên máy bay, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ hoặc đặt trên các trạm quỹ đạo. Công
nghệ viễn thám đang trở thành công nghệ chủ đạo cho quản lý, giám sát tài nguyên
thiên nhiên và môi trường ở nước ta hiện nay.
- Nghiên cứu về Trái đất, vũ trụ và các thiên thể trong vũ trụ, đặc biệt là trong
việc tìm hiểu cơ chế vật lý giữa biển, đất, không khí và phóng xạ mặt trời; Bên cạnh
đó, các vệ tinh chuyên dụng quan trắc trường vật lý Trái đất và các tham số khí tượng
ngày càng phát triển tạo ra một công cụ mới phục vụ nghiên cứu khoa học Trái đất và
nghiên cứu biển đổi khí hậu. Công nghệ định vị nhờ vệ tinh đã đạt được độ chính xác

cao, thiết bị gọn nhẹ và đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như xây dựng lưới tọa
độ trên mặt đất, dẫn đường cho hàng hải, hàng không, giao thông trên đường bộ và
các loại vũ khí có điều khiển quan trắc biến động vở Trái đất.
- Góp phần nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về môi trường. Các hình ảnh
thu được từ vệ tinh quan sát sẽ cung cấp những thông tin về môi trường đang thay đổi
như: đất và sử dụng đất, bảo vệ rừng, quan sát sa mạc và đầm lầy là những nơi con
người khó trực tiếp tiếp cận để đánh giá hệ sinh thái, tác động của những thảm họa tự
nhiên như lũ lụt, hạn hán, núi lửa. Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường, phát
triển các yếu tố làm suy giảm tầng ozone, dò tìm các vết dầu loang, tác động tới các
xung đột vũ trang đối với môi trường sống;
- Trong ngành viễn thông: Nhờ các vệ tinh địa tĩnh và các vệ tinh viễn thông,
con người ở khắp nơi trên thế giới có thể liên lạc kết nối với nhau qua các thiết bị thu
phát sóng vô tuyến, giúp con người thu hẹp thế giới cả về không gian và thời gian,
góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, giao thông vận tải, thương mại,
giao dịch tài chính trên toàn cầu.
- Trong lĩnh vực giáo dục – y tế - xã hội: Vệ tinh viễn thông có thể được sử
dụng để giúp chăm sóc người bệnh ở những vùng hẻo lánh. Qua các vệ tinh này,
những thông tin về bệnh nhân được gửi về một trung tâm điều trị y khoa. Tại đây, việc
điều trị sẽ được thảo ra và lại qua đường vệ tinh gửi đến cho người ở đầu kia cần biết
phải làm gì. Nhờ các vệ tinh viễn thông mà các chương trình dạy học thông qua phát
thanh truyền hình được phát triển, người dân vùng sâu vùng xa tiếp cận được với kiến
thức mới. Nhờ ứng dụng viễn thám, thông qua công nghệ chụp ảnh và xử lý ảnh bằng
vệ tinh, con người có thể tiến hành kiểm soát các thiên tai, dịch bệnh.
- Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng: Công nghệ vũ trụ phục vụ quân sự bao
gồm nhiều chủng loại như vệ tinh khí tượng, vệ tinh do thám hình ảnh, vệ tinh do
thám tín hiệu, vệ tinh thông tin liên lạc, vệ tinh định vị dẫn đường và các vệ tinh hỗ
trợ phòng thủ….Chẳng hạn trong các cuộc chiến tranh như chiến tranh Vùng Vịnh


9


năm 1991, chiến tranh Kosovo năm 1999, chiến tranh Irag năm 2003, các quốc gia đã
áp dụng thành tựu của hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ trong việc bố trí, triển
khai các hệ thống vũ khí ở tầm cao thích hợp để có thể tấn công vào bất kỳ vị trí nào
trên Trái đất, đặt các phương tiện trinh sát, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu.
1.2. Khái quát về pháp luật vũ trụ quốc tế
1.2.1. Lịch sử hình thành pháp luật Vũ trụ quốc tế
1.2.1.1. Giai đoạn trước khi Nga phóng vệ tinh Sputnik-1 năm 1957
Vào đầu thế kỷ XX, học thuyết về Luật Vũ trụ quốc tế đầu tiên đã xuất hiện.
Tác giả E.Laude đã trình bày những nguyên tắc cơ bản của ngành Luật Vũ trụ mà theo
ông là một ngành luật dộc lập với pháp luật quốc tế về vùng trời trong một bài viết
trên Tạp chí Pháp lý quốc tế về chuyển động trong không gian từ năm 19104. Sau đó,
cha đẻ của Luật Vũ trụ - Vladimir Mandl (1899-1941) đã xuất bản những ấn phẩm
đầu tiên về Luật Vũ trụ quốc tế ở Đức năm 1932. Tiếp theo đó, luận án tiến sỹ đầu
tiên về Luật Vũ trụ quốc tế do hoàng tử Hanover – Welf Henry nghiên cứu và thực
hiện đã ra đời. Luận án này được viết và trình lên Khoa luật và Khoa học chính trị của
trường Đại học Georg-August, Đức năm 1953.
Trong thời điểm trước khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên được phóng vào vũ trụ,
một số học giả đã tiên liệu và tiến hành phân tích một vài vấn đề pháp lý quốc tế có
thể nảy sinh khi nhân loại tiến vào vũ trụ. Năm 1956, tại tổ chức Hàng không dân
dụng quốc tế (ICAO), lần đầu tiên đề tài Luật Vũ trụ quốc tế được các quốc gia quan
tâm và thảo luận. Trong bản báo cáo trước Khóa 10 của Đại hội đồng tại Caracas, Hội
đồng ICao đã nêu và thảo luận về lợi ích cũng như như thẩm quyền của ICAO đối với
các hoạt động ngoài khoảng không vũ trụ5.
1.2.1.2. Giai đoạn sau khi Nga phóng vệ tinh Sputnik-1 năm 1957
Trong giai đoạn này, Luật Vũ trụ quốc tế gắn liền với sự ra đời và phát triển
của Ủy ban về sử dụng khoảng không vũ trụ vào các mục đích hòa bình (COPOUS)
do Liên hợp quốc thành lập vào năm 1959.
Ngay sau khi Liên Xô (cũ) phóng thành công vệ tinh Sputnik-1 vào quỹ đạo
Trái đất, cộng đồng quốc tế thấy rằng cần phải hình thành các nguyên tắc và quy

phạm pháp lý quốc tế để điều chỉnh hành vi của các quốc gia trong khoảng không vũ
trụ. Trách nhiệm này được giao cho Liên hợp quốc – tổ chức quốc tế được thành lập
4

Nhà pháp luật Việt – Pháp, Hội thảo Pháp – Việt – Khoảng không vũ trụ, mạng không gian và thông tin viễn thông

(Tiến bộ công nghệ và các vấn đề pháp lý), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
5

Nguyễn Thị Hải Yến (2012), Sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình – Thực tiễn và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.


10

với mục đích “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” đồng thời “khuyến khích việc
pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế”. Vì vậy, Liên hợp quốc trở
thành đầu mối cho tiến trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng khoảng không vũ
trụ và cho phép pháp điển hóa, phát triển Luật Vũ trụ quốc tế sau này6.
Sau khi vệ tinh Sputnik-1 được phóng vào quỹ đạo Trái đất, Đại diện thường
trực của Mỹ tại Liên hợp quốc lập tức gửi một lá thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc
yêu cầu thảo luận một đề mục với tiêu đề “Chương trình hợp tác quốc tế trong
khoảng không vũ trụ”. Đề mục này đã được đưa vào trong Chương trình nghị sự của
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa XIII năm 1958. Lá thư kêu gọi Đại hội đồng thành
lập một Ủy ban ad-hoc để “nghiên cứu chi tiết và đưa ra các khuyến nghị để xác định
những bước cụ thể mà Đại hội đồng cần tiến hành để thúc đẩy tiến bộ của nhân loại
trong khoảng không vũ trụ” và “để đảm bảo là khoảng không vũ trụ sẽ chỉ được sử
dụng vì lợi ích của nhân loại”. Năm 1958 có thể được coi là năm đầu tiên của quá
trình xây dựng Luật Vũ trụ quốc tế tại Liên hợp quốc, được đánh dấu bằng Nghị quyết

1348 về sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ được Đại hội đồng Liên hợp quốc
khóa XIII thông qua ngày 13/12/1958, và quyết định thành lập một Ủy ban ad-hoc về
sử dụng khoảng không vũ trụ vào các mục đích hòa bình. Ủy ban này gồm đại diện
của các quốc gia như: Argentina, Úc, Bỉ, Braxin, Canada, Czech, Pháp, Ấn Độ, Iran,
Ý, Nhật Bản, Mexico, Ba Lan, Thụy Điển, Liên Xô (cũ), Cộng hòa Ả Rập thống nhất,
Vương quốc Anh, Bắc Ireland và Hoa Kỳ. Trong khóa họp năm đó, Đại hội đồng Liên
hợp quốc đã yêu cầu Ủy ban ad-hoc xem xét một số vấn đề pháp lý liên quan đến các
hoạt động thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ vào các mục đích hòa bình. Năm
1959, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định thay thế Ủy Ban Ad-hoc bằng một Ủy
ban thường trực với tên gọi đầy đủ là Ủy ban sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục
đích hòa bình (COPOUS) với 24 thành viên7. Thành viên của COPOUS không ngừng
tăng lên theo thời gian, tính đến năm 2014 Ủy ban có 77 thành viên và là một trong
những ban lớn nhất của Đại hội đồng Liên hợp quốc8. Năm 1962, Ủy ban thành lập
hai tiểu ban là Tiểu ban Pháp lý và Tiểu ban Kỹ thuật để giúp đỡ Ủy ban trong việc
nghiên cứu “các đề nghị và gợi ý cụ thể liên quan đến nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
và pháp lý…của các quốc gia thành viên về phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
thăm dò vũ trụ vào các mục đích hòa bình”. Các cuộc họp hàng năm cùng với hai tiểu

6

Nghị quyết 1721 (khóa XVI) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 20/12/1961

7

Nghị quyết 1472 (Khóa XIV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 12/12/1959

8

Việt Nam là thành viên của COPOUS vào năm 1980 theo Nghị quyết 35/16 của Đại hội đồng Liên hợp quốc



11

ban của COPOUS là các diễn đàn quốc tế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển
tiến bộ của luật pháp quốc tế về sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình.
Năm 1962, Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy và Chủ tịch Liên Xô (cũ)
Khrushchev đã trao đổi thư để thảo luận về những biện pháp mà các nước này có thể
tiến hành để thúc đẩy các dự án chung về thăm dò và nghiên cứu vũ trụ. Sự kiện này
góp phần đẩy mạnh công cuộc hợp tác quốc tế về vũ trụ trên toàn cầu.
Năm 1963, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Tuyên bố về các nguyên
tắc pháp lý điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia trong việc thăm dò và sử dụng
khoảng không vũ trụ”. Tuyên bố này là cơ sở cho việc hình thành nội dung của Hiệp
ước Vũ trụ năm 1967 – Điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất về vũ trụ quy
định về các nguyên tắc hoạt động vũ trụ của quốc gia, đồng thời việc ký kết Hiệp ước
là bước tiến quan trọng đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển Luật Vũ trụ
quốc tế.
Ngoài ra, COPOUS còn soạn thảo và thông qua bốn điều ước quốc tế đa
phương khác nhằm điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia trong khoảng không vũ
trụ, bao gồm:
- Hiệp định về trợ giúp và trao trả phi hành gia vũ trụ và phương tiện bay vũ
trụ được đưa lên khoảng không vũ trụ năm 1968;
- Công ước về Trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với những thiệt hại do các
phương tiện bay vũ trụ gây ra năm 1972;
- Công ước về đăng ký phương tiện bay vũ trụ được đưa vào khoảng không vũ
trụ năm 1975;
- Hiệp định điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng và các thiên
thể khác năm 1979.
Bên cạnh đó, COPOUS còn soạn thảo năm bộ nguyên tắc điều chỉnh các hoạt
động của các quốc gia trong vũ trụ và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua.
Mục đích của các điều ước quốc tế và các bộ nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các

quốc gia trong khoảng không vũ trụ nhằm góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc
tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; góp phần ngăn
chặn hoạt động chạy đua vũ trang trong vũ trụ, giải quyết thỏa đáng trách nhiệm đối
với các tổn hạn do các vật thể phóng vào vũ trụ gây ra, bảo đảm an toàn và trợ giúp
cho các con tàu vũ trụ cùng phi hành đoàn; ngăn chặn các hoạt động phá hoạt môi
trường vũ trụ; xác định rõ trách nhiệm thông báo và đăng ký các vật thể được đưa vào
vũ trụ, đồng thời giải quyết các tranh chấp liên quan tới vũ trụ.


12

1.2.2. Khái niệm Luật Vũ trụ quốc tế
1.2.2.1. Định nghĩa
Luật Vũ trụ quốc tế được xem là một trong những ngành luật độc lập mới
được hình thành của hệ thống luật quốc tế, phát sinh từ sự phát triển vượt bậc của
khoa học kỹ thuật trong xã hội hiện đại. Nó chứa đựng những quy phạm pháp luật
điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nghiên cứu, khai thác và sử dụng
khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình.
Khái niệm Luật vũ trụ quốc tế lần đầu tiên được nhắc tới vào thời điểm trước
khi công cuộc chinh phục vũ trụ (sự kiện Sputnik-1 năm 1957) diễn ra. Năm 1910,
trong một bài viết đăng trên Tạp chí Pháp lý quốc tế về chuyển động trong không
gian, tác giả E.Laude đã trình bày quan điểm Luật vũ trụ quốc tế là một ngành luật
độc lập với pháp luật về vùng trời và đồng thời ông cũng đưa ra những nguyên tắc cơ
bản của ngành luật này.
Trong buổi hội thảo với chủ đề “Khoảng không vũ trụ, mạng không gian và
thông tin viễn thông” do Nhà pháp luật Việt – Pháp tổ chức, giáo sư Philippe
Achilleas có nhắc đến khái niệm pháp luật vũ trụ như sau: “Pháp luật về không gian
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của con người
tiến hành trong khoảng không vũ trụ hoặc trên các thiên thể vũ trụ, điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thăm dò và khai thác khoảng không vũ

trụ hay các thiên thể vũ trụ”9.
Theo quan điểm được đưa ra trong giáo trình Luật Quốc tế của Trường Đại
học Luật Hà Nội thì: “Luật Vũ trụ quốc tế là thổng thể các nguyên tắc, các quy phạm
pháp lý quốc tế, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế trong
quá trình tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả các
hành tinh”.
1.2.2.2. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Luật vũ trụ quốc tế không chỉ bao trùm lên hoạt động
của các quốc gia trong khoảng không vũ trụ, kể cả các hành tinh mà còn bao trùm lên
các hoạt động trên mặt đất và trong khoảng không gian – môi trường hoạt động của
các phương tiện bay hàng không, có liên quan đến hoạt động nghiên cứu và sử dụng
vũ trụ của quốc gia. Hiện nay, nhóm các quốc gia trực tiếp tham gia vào hoạt động
nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ nhờ các phương tiện bay kỹ thuật của
9

Nhà pháp luật Việt – Pháp, Hội thảo Pháp – Việt – Khoảng không vũ trụ, mạng không gian và thông tin viễn thông

(Tiến bộ công nghệ và các vấn đề pháp lý), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.


13

mình ngày càng được mở rộng và tạo nên “câu lạc bộ vũ trụ”. Tuy nhiên, các quy
phạm Luật Vũ trụ quốc tế lại có hiệu lực pháp lý đối với tất cả các quốc gia, tạo ra các
quyền và nghĩa vụ cụ thể, không phụ thuộc vào mức độ tham gia của các nước trong
lĩnh vực hoạt động vũ trụ.
Hiện nay, Luật Vũ trụ quốc tế điều chỉnh một số lĩnh vực về khoảng không vũ
trụ tiêu biểu như: Ngăn ngừa chạy đua vũ trang trong khoảng không vũ trụ; Hợp tác
quốc tế trong sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ; Truyền thông, phát thanh truyền
hình trực tiếp qua vệ tinh; Quan sát viễn thám mặt đất từ vũ trụ; Bảo vệ môi trường;

Sử dụng năng lượng hạt nhân trong vũ trụ; Khai thác và sử dụng khoảng không vũ
trụ.10
1.2.2.3. Chủ thể
Chủ thể của Luật Vũ trụ quốc tế là những thực thể độc lập tham gia vào các
quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi các nguyên tắc, quy phạm của Luật vũ trụ quốc
tế; có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do
hành vi mà chính chủ thể đó thực hiện. Theo đó, về cơ bản, chủ thể của Luật Vũ trụ
quốc tế bao gồm: Quốc gia, tổ chức quốc tế.
a) Quốc gia – Chủ thể cơ bản, chủ yếu của Luật Vũ trụ quốc tế
“Chủ quyền quốc gia” là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong xã
hội, thể hiện thuộc tính pháp lý – chính trị đặc thù chỉ có ở chủ thể là Quốc gia. Dưới
góc độ pháp lý, vấn đề chủ quyền quốc gia trong quá trình khai thác và sử dụng
khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình được giới chuyên gia hết sức quan tâm và
được bàn luận tại nhiều cuộc thảo luận khác nhau, tập trung chủ yếu vào ba điểm
chính: Thứ nhất, vấn đề tuyên bố chủ quyền quốc gia đối với khoảng không vũ trụ;
Thứ hai, chủ quyền quốc gia đối với phi hành gia, tàu vũ trụ và các vật thể khác do
quốc gia phóng lên vũ trụ; Thứ ba, Chủ quyền quốc gia đối với tần số vô tuyến điện
và quỹ đạo địa tĩnh.
Trong Luật Vũ trụ quốc tế, quốc gia là một chủ thể quan trọng bởi hoạt động sử
dụng và khai thác khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình là một hoạt động mang
tính toàn cầu cao, hoạt động của quốc gia này có thể ảnh hưởng trực tiếp cũng như
gián tiếp đến quốc gia khác. Luật Vũ trụ quốc tế không chỉ điều chỉnh hoạt động của
quốc gia trong khoảng không vũ trụ, trên các hành tinh, trên mặt đất mà còn bao trùm
cả các hoạt động trong khoảng không gian là môi trường hoạt động của các phương
10

PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Xây dựng khung pháp luật Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục

đich hòa bình – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011.



14

tiện bay hàng không có liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoảng
không vũ trụ của quốc gia đó.
Vị trí của quốc gia với tư cách là một chủ thể quan trọng của Luật vũ trụ quốc
tế được xác định trong các điều ước quốc tế như: Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt
động vũ trụ của quốc gia năm 1967; Hiệp định về trợ giúp và trao trả phi hành gia vũ
trụ và phương tiện bay vũ trụ được đưa lên khoảng không vũ trụ năm 1968; Công ước
về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ gây ra năm 1972….
b) Các tổ chức quốc tế
Bên cạnh quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng là chủ thể quan
trọng của Luật Vũ trụ quốc tế. Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết các quốc gia và các
chủ thể khác của Luật quốc tế, hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng
chủ thể luật quốc tế, có hệ thống cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo
đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó.
Hiệp ước Vũ trụ năm 1967 không có định nghĩa về “tổ chức quốc tế”, tuy nhiên
trong Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế năm 1972 (Điều XII và XXII) thì
thuật ngữ “tổ chức quốc tế” và “tổ chức quốc tế liên chính phủ” được sử dụng như
nhau. Như vậy, tổ chức quốc tế là chủ thể của Luật Vũ trụ quốc tế phải là tổ chức
quốc tế liên chính phủ.
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể của Luật Vũ trụ quốc tế được chia
làm hai nhóm lớn:
- Nhóm 1: Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc bao gồm: Ủy ban sử
dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình (COPOUS); Cơ quan về các vấn đề
vũ trụ (UNOOSA).
- Nhóm 2: Bao gồm các tổ chức quốc tế chuyên môn đa phương và khu vực
như: Tổ chức Vệ tinh Viễn thông quốc tế (INTELSAT); Tổ chức Viễn thông Vũ trụ
quốc tế (INTERSPUTNIK); Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA); Tổ chức Vệ tinh thăm
dò và Khí tượng Châu Âu (EUMETSAT); và tổ chức Viễn thông Vũ trụ Arập

(ARABSAT)11.
1.2.3. Các nguyên tắc pháp lý cơ bản của Luật Vũ trụ quốc tế
Luật Vũ trụ quốc tế là một bộ phận của Luật Quốc tế, do đó nó cũng bao gồm
các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, đồng thời cũng chứa đựng các nguyên tắc và
quy phạm có tính đặc thù riêng biệt trong lĩnh vực nghiên cứu, sử dụng và bảo vệ môi
11

Vũ Thị Như Quỳnh (2011), Pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm

đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật trường đại học Quốc gia,
Hà Nội.


15

trường vũ trụ. Phần lớn quan điểm của các học giả trên thế giới đều cho rằng các
nguyên tắc của Luật Vũ trụ quốc tế nằm trong Nghị quyết 1962 được Đại hội đồng
Liên hợp quốc thông qua ngày 13/12/1963 và một lần nữa các nguyên tắc này được
nhắc lại trong Hiệp ước Vũ trụ năm 1967, cụ thể:
- Nguyên tắc tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ. Đây là nguyên
tắc đầu tiên và quan trọng nhất của Luật Vũ trụ quốc tế. Nguyên tắc này xuất phát từ
tập quán quốc tế được hình thành tương đối nhanh, tức thời gần như từ sơ khai của
thời đại vũ trụ. Nguyên tắc này ghi nhận ba quyền tự do dành cho các quốc gia bao
gồm: Tự do tiếp cận, tự do thăm dò và tự do sử dụng khoảng không vũ trụ và các
thiên thể. Tuy nhiên các quyền tự do này phải được thực hiện trên cơ sở bình đẳng và
phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Nguyên tắc tài sản chung của nhân loại. Điều I khoản 1 Hiệp ước Vũ trụ năm
1967 ghi nhận việc thăm dò, sử dụng vũ trụ và các thiên thể trong vũ trụ phải phục vụ
lợi ích của tất cả các nước không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và khoa học
công nghệ. Nghĩa là các quốc gia – chủ yếu là các quốc gia đang phát triển, dù không

tham gia vào các hoạt động vũ trụ (do không có tài chính hoặc khả năng công nghệ)
đều được hưởng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên vũ trụ hoặc được hưởng lợi từ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác từ Mặt trăng và các thiên thể khác.
Tuy vậy nguyên tắc tài sản chung của nhân loại chỉ áp dụng đối với việc khai thác
thương mại tài nguyên thiên nhiên trong vũ trụ mà không áp dụng đối với các mẫu
khoáng chất và mẫu vật trên vũ trụ. Hiệp ước Mặt trăng năm 1979 cho phép các quốc
gia thu thập và chuyển về Trái đất các mẫu khoáng chất để phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học.
- Nguyên tắc không chiếm đoạt hay nguyên tắc không thiết lập chủ quyền quốc
gia đối với khoảng không vũ trụ. Đây là một nguyên tắc hình thành theo con đường
tập quán quốc tế và được ghi nhận tại Điều II Hiệp ước Vũ trụ quốc tế. Theo nguyên
tắc này, các quốc gia khi tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoảng
không vũ trụ không được phép chiếm hữu khoảng không vũ trụ cũng như các thiên thể
khác bằng cách đưa ra các yêu sách chủ quền hay bằng cách sử dụng hoặc chiếm đóng
hoặc bằng các biện pháp khác.
- Nguyên tắc sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ. Điều IV Hiệp ước Vũ trụ
ghi nhận cụ thể nguyên tắc này với hai nội dung chính: Thứ nhất, cấm mọi hành vi
sắp đặt vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt trong quỹ đạo Trái đất, trên các
thiên thể và trong khoảng không vũ trụ; Thứ hai, Mặt trăng và các hành tinh khác chỉ
được sử dụng vì mục đích hòa bình. Bên cạnh đó, Điều IV khoản 2 Hiệp định Mặt


16

trăng năm 1979 còn cấm việc thiết lập cơ sở quân sự trên Mặt trăng. Tuy nhiên các
Điều ước quốc tế này đã không cấm sử dụng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa – đây
là các vật thể cần nửa quỹ đạo để bay đến các lục địa khác.
- Nguyên tắc các quốc gia phải có nghĩa vụ gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc
tế đối với các hoạt động vũ trụ của mình bao gồm cả hoạt động do các pháp nhân và
cá nhân thực hiện. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều VI và Điều VII Hiệp ước

Vũ trụ, và được tiếp tục mở rộng bởi Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với
các thiệt hại do phương tiện vũ trụ gây ra năm 1972 và Công ước về đăng ký phương
tiện vũ trụ được phóng vào khoảng không vũ trụ năm 1975. Theo đó, các quốc gia
phóng vật thể vào vũ trụ dù là quốc gia phóng, thuê phóng hoặc quốc gia có lãnh thổ
và cơ sở được sử dụng để phóng vật thể vào vũ trụ, sẽ phải chịu trách nhiệm tuyệt đối
đối với những tổn hại do vật thể được phóng vào vũ trụ gây ra trên mặt đất hoặc cho
các máy bay dân dụng đang bay; có nghĩa là hoạt động vũ trụ được xếp vào loại hoạt
động cực kỳ nguy hiểm.
- Nguyên tắc đăng ký vật thể phóng vào vũ trụ, Điều V và Điều VIII Hiệp ước
Vũ trụ quy định các thành viên cần phải thiết lập một cơ quan đăng ký cho các hoạt
động vũ trụ của quốc gia cũng như phải thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc về
những thông tin rất cơ bản liên quan đến chuyến bay của các vật thể sẽ được giải
phóng vào vũ trụ và nơi phóng vật thể cũng như chức năng chung của vật thể sẽ được
phóng vào vũ trụ.
- Nguyên tắc cứu nạn và hợp tác. Đây là nguyên tắc được áp dụng như một tập
quán quốc tế. Các quốc gia sẽ coi các nhà du hành vũ trụ như là các sứ giả của nhân
loại trong khoảng không vũ trụ, và sẽ dành cho họ mọi sự giúp đỡ cần thiết trong
trường hợp có tai nạn, sự cố, hạ cánh khẩn cấp trên lãnh thổ của một quốc gia khác
hoặc trên biển cả.
- Nguyên tắc bảo vệ môi trường, được ghi nhận tại Điều XI Hiệp ước Vũ trụ
năm 1967, tuy nhiên nó chỉ được quy định chung chung không cụ thể. Hiện nay,
COPOUS đang thảo luận về vấn đề xử lý rác thải vũ trụ, các giải pháp để đối phó vớ
các mảnh vụn vũ trụ, trong đó cso việc làm sạch một số quỹ đạo quanh Trái đất.
1.2.4. Nguồn của Luật Vũ trụ quốc tế
1.2.4.1. Điều ước quốc tế
a) Các điều ước quốc tế đa phương cơ bản về vũ trụ
Nhóm các điều ước quốc tế đa phương này được soạn thảo trong khuôn khổ của
Liên hợp quốc, bao gồm:



17

 Hiệp ước về các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc
thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ, kể cả Mặt trăng và các thiên thể khác năm
1967 (gọi tắt là Hiệp ước Vũ trụ 1967 – OST);
 Hiệp định về trợ giúp và trao trả các nhà du hành vũ trụ và các phương tiện
được đưa vào khoảng không vũ trụ năm 1968 (gọi tắt là Hiệp định Cứu nạn 1968);
 Công ước về Trách nhiệm quốc tế đối với các thiệt hại phát sinh do phương tiện
vũ trụ gây ra năm 1972 (gọi tắt là Công ước Trách nhiệm 1972);
 Công ước về đăng ký phương tiện vũ trụ được phóng vào khoảng không vũ trụ
năm 1975 (gọi tắt là Công ước Đăng ký năm 1975)
 Hiệp định điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng và các thiên thể
khác năm 1979 (gọi tắt là Hiệp định Mặt trăng 1979).
Năm điều ước quốc tế về khoảng không vũ trụ do Liên hợp quốc soạn thảo và
thông qua là nguồn cơ bản và quan trọng nhất của Luật Vũ trụ quốc tế; là biểu hiện
tượng trưng cao nhất của các chủ thể luật quốc tế trong hoạt động nghiên cứu và sử
dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích duy nhất – mục đích hòa bình. Trong nhóm
các điều ước quốc tế này, có thể thấy Hiệp ước Vũ trụ năm 1967 đóng vai trò trung
tâm, bởi nội dung của nó chứa đựng hầu hết các nguyên tắc pháp lý phổ cập nhất về
hoạt động vũ trụ.
b) Các Điều ước quốc tế về khoa học – kỹ thuật đa phương
Các Điều ước này được xây dựng trên cơ sở của nhóm các Điều ước quốc tế cơ
bản về khoảng không vũ trụ và chương trình vũ trụ quốc tế của một số quốc gia đã
được tiến hành như Nga, Mỹ hay Châu Âu… nhằm điều chỉnh các hoạt động hợp tác
chung của các quốc gia trong vũ trụ. Xét về tên gọi, hình thức, mục đích của các quy
phạm được ghi nhận, các Điều ước quốc tế này thể hiện tính chất đa dạng khác nhau.
Trong số các Điều ước này, có Điều ước thành lập các tổ chức vũ trụ liên quốc gia
như INTELSAT, INMARSAT hay Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và các Điều ước quốc tế
đa phương hoặc song phương về các vấn đề chung/riêng của hoạt động tập thể của các
quốc gia trong vũ trụ.

c) Các Điều ước quốc tế song phương về vũ trụ
Nhóm các Điều ước quốc tế song phương là một bộ phận nguồn lớn của Luật
Vũ trụ. Trong số đó phải nhắc đến một số Hiệp định song phương tiêu biểu như: Hiệp
định Nga - Ấn Độ về hợp tác toàn diện trong lĩnh vực khoa học vũ trụ, khí tượng,
kiểm soát môi trường năm 1994; Hiệp định giữa Viện nghiên cứu vũ trụ của Viện hàn
lâm khoa học Nga và cơ quan vũ trụ Đức về hợp tác thăm dò sao hỏa năm 1991; Hiệp


18

định Brazil – Argentina về phát triển Vũ trụ năm 1996. Ngoài ra còn có rất nhiều các
Điều ước quốc tế song phương liên quan tới việc chuyển giao công nghệ vũ trụ, sử
dụng vệ tinh viễn thông, viễn thám và quan sát Trái đất, cảnh báo và quản lý thảm
họa, phóng tàu vũ trụ theo dõi vệ tinh, giải trừ quân bị ….
1.2.4.2. Tập quán quốc tế
Trước thời điểm Hiệp ước Vũ trụ năm 1967 ra đời và có hiệu lực, một số các
quy phạm của Luật Vũ trụ quốc tế được hình thành dưới dạng các tập quán quốc tế,
chẳng hạn như nguyên tắc tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ hay
Nguyên tắc không chiếm đoạt hay xác lập chủ quyền đối với khoảng không vũ trụ….
Ngoài ra, một số các quy phạm tập quán quốc tế vũ trụ được ghi nhận trong các Nghị
quyết 1721 (Khóa XVI) năm 1961 và Nghị quyết 1962 (Khóa XVIII) năm 1963. Với
hai Nghị quyết này, Liên hợp quốc đã thay mặt cho các quốc gia để đưa ra tuyên bố
về các nguyên tắc pháp lý trong hoạt động nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ
trụ. Nhìn chung, trong lĩnh vực Luật Vũ trụ quốc tế, số lượng các tập quán quốc tế
không nhiều bằng Điều ước quốc tế, các quốc gia đều có xu hướng sử dụng Điều ước
quốc tế làm cơ sở cho hoạt động của mình bởi sự rõ ràng của chúng.
1.2.4.3. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc
Các văn kiện của Liên hợp quốc có giá trị hiệu lực không đồng nhất bao gồm
các nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và nghị quyết không bắt buộc đối với các quốc gia
thành viên. Trong số các Nghị quyết liên quan tới hoạt động thăm dò và sử dụng

khoảng không vũ trụ mà Liên hợp quốc đã ban hành từ những năm 60 cho tới nay thì
các Nghị quyết sau đây mặc dù chỉ mang tính chất khuyến nghị nhưng đã được rất
nhiều quốc gia thừa nhận hiệu lực, cụ thể:


Nghị quyết 1962 được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày

13/12/1963 về nguyên tắc pháp lý chi phối hoạt động của các quốc gia trong thăm dò
và sử dụng khoảng không vũ trụ. Tuyên bố này có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó
chứa đựng chín nguyên tắc pháp lý mà sau này được đưa vào hiệp ước Vũ trụ năm
1967 (Xem mục 1.2.3. Nguyên tắc pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động sử dụng
khoảng không vũ trụ). Do được nhiều quốc gia công nhận rộng rãi, một số nguyên tắc
trong bộ nguyên tắc này được coi là những tập quán quốc tế có giá trị áp dụng đối với
các quốc gia không phải là thành viên của Hiệp ước Vũ trụ năm 1967.


Nghị quyết 37/92 được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày

10/12/1982 về các nguyên tắc chi phối việc các quốc gia sử dụng vệ tinh nhân tạo
phục vụ truyền hình trực tiếp quốc tế. Quy định các cụ thể về các quyền và lợi ích cơ


×