Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ẢNH HƯỞNG của TRIẾT học PHẬT GIÁO đến đời SỐNG TINH THẦN một bộ PHẬN dân cư TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.49 KB, 77 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI
SỐNG TINH THẦN MỘT BỘ PHẬN DÂN CƯ
TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:
TS.GVC Đinh Ngọc Quyên

Sinh vên thực hiện:
Phạm Chân Tình
MSSV:6086480
Lớp:Sư phạmGDCD K34

CẦN THƠ – 11/2011

SVTH: Phạm Chân Tình

1


Luận văn tốt nghiệp



GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU………………….........................................................................4
1/ Lý do chọn đề tài………………………………………………………………..4
2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài……………………………………5
3/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài…………………………………...5
4/ Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài……………………………5
5/ Kết cấu của đề tài………………………………………………………………..6
B/ PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………….7
Chương I: Cơ sở lí luận về sự hình thành và nội dung cơ bản của Triết học Phật
giáo…………………………………………………………………………...........7
1.1/ Khái lược về sự hình thành Phật giáo………………………………………...7
1.1.1/ Hoàn cảnh ra đời của Triết học Phật giáo…………………………………..7
1.1.2/ Thân thế và sự nghiệp của Phật Thích Ca…………………………………..9
1.2/ Nội dung cơ bản của Triết học Phật giáo.........................................................11
1.2.1/ Quan điểm Triết học Phật giáo về thế giới………………………………….11
1.2.2/ Quan điểm Triết học Phật giáo về nhân sinh………………………………..12
1.3/ Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long………………………………………………………………………………14
1.3.1/ Q trình du nhập của Phật giáo vào nước ta……………………………...14
1.3.2/ Quá trình du nhập của Phật giáo vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh
An Giang………………………………………………………………………….17
Chương II: Thực trạng ảnh hưởng của Triết học Phật giáo đối với đời sống tinh
thần một bộ phận dân cư ở tỉnh An Giang………………………………...........19
2.1/ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang……………………...19
2.1.1/ Vị trí địa lí………………………………………………………………….19
2.1.2/ Đặc điểm kinh tế - xã hội…………………...……………………………...22

SVTH: Phạm Chân Tình

2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

2.2/ Đời sống tinh thần và cấu trúc của đời sống tinh thần……………………….26
2.3/ Ảnh hưởng tư tưởng Triết học Phật giáo đối với đời sống tinh thần của một bộ
phận dân cư tỉnh An Giang……………………………………………………….33
2.3.1/ Ảnh hưởng tư tưởng Triết học Phật giáo đến đạo đức lối sống……………33
2.3.2/ Ảnh hưởng tư tưởng Triết học Phật giáo đến phong tục tập quán…………41
2.3.3/ Ảnh hưởng tư tưởng Triết học Phật giáo đến văn hóa nghệ thuật…………45
2.3.4/ Ảnh hưởng tư tưởng Triết học Phật giáo đến cách suy nghĩ………………54
Chương III: Một số giải pháp nhằm kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của
Triết học Phật giáo trong xây dựng đời sống tinh thần ở tỉnh An Giang………59
3.1/ Những quan điểm định hướng cho việc kế thừa, phát huy những giá trị tích cực
của Triết học Phật giáo nhằm xây dựng đời sống tinh thần ở tỉnh An Giang……59
3.1.1/ Quan điểm chỉ đạo về công tác Tơn giáo của Đảng……………………….59
3.1.2/ Ngun tắc và chính sách đối với Tôn giáo………………………………..61
3.2/ Một số giải pháp nhằm kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của Triết học
Phật giáo trong xây dựng đời sống tinh thần ở tỉnh An Giang hiện nay…………63
3.2.1/ Kế thừa tư tưởng Phật giáo trong xây dựng đời sống đạo đức mới hiện
nay………………………………………………………………………………...63
3.2.2/ Kế thừa tư tưởng Phật giáo trong phát huy đạo lý dân tộc trong giai đoạn hiện
nay…………………………………………………………………………...........67
3.2.3/ Kế thừa tư tưởng Phật giáo trong xây dựng đời sống văn minh, gia đình hạnh
phúc giai đoạn hiện nay……………………………………………………………69

C/ PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………….71
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...73

SVTH: Phạm Chân Tình

3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một trong ba tơn giáo lớn trên thế giới, có sức lan tỏa rộng rãi,
đặc biệt là ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Phật giáo du nhập vào
Việt Nam từ những năm đầu cơng ngun, từ đó phát triển mạnh mẽ và trở
thành quốc giáo ở các triều đại: Đinh – Lý – Lê - Trần. Vào Việt Nam, chủ yếu
là Phật giáo Đại thừa (ở phía Bắc) và muộn hơn là Phật giáo Tiểu thừa (ở phía
Nam).
Ngay từ buổi đầu du nhập, đạo Phật đã dễ dàng được nhân dân ta chấp nhận
vì giáo lý đạo Phật rất gần gũi, tương đồng với đạo lý, nếp sống của dân tộc;
giáo lý đạo Phật là nơi an ủi tâm hồn, giúp con người vượt qua khổ nạn. Đạo
Phật đã khơi dậy được giá trị nhân văn trong con người hướng tới chân - thiện mỹ, khơi dậy sự khát khao của con người muốn hướng tới bình đẳng, tự do,
hạnh phúc cao cả. Bởi vậy đạo Phật, xét về mặt tích cực, thực sự là chỗ dựa
tinh thần cho một bộ phận đông đảo dân cư trong xã hội Việt Nam suốt trong
chiều dài lịch sử.
Ngày nay, Phật giáo vẫn giữ một vị trí xứng đáng trong đời sống tinh thần
và văn hóa của người dân Việt Nam nói chung và người dân Đồng bằng sơng
Cửu Long nói riêng, trong đó có người dân tỉnh An Giang. Phật giáo đã đóng

góp cho dân tộc ta những thành tựu đáng kể về văn hóa dân tộc tạo nên nền văn
hóa dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tìm hiểu “Ảnh hưởng tư tưởng Triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần
một bộ phận dân cư tỉnh An Giang” trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần
thiết và cấp bách. Không những là nhằm để hiểu biết hơn về một trường phái
triết học lớn trong lịch sử mà còn hiểu sâu hơn những ảnh hưởng của Phật giáo
đến đời sống tinh thần của dân tộc, nhất là đối với người dân An Giang. Trên
SVTH: Phạm Chân Tình

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

cơ sở đó có nhận thức đúng đắn về sự ảnh hưởng của học thuyết này đối với
đời sống tinh thần và văn hóa của người dân Việt Nam nói chung và người dân
tỉnh An Giang nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa Triết học của vấn đề, tác giả đã
chọn đề tài nói trên làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu trực tiếp: những nội dung cơ bản của Triết học Phật
giáo, trong lịch sử Triết học Ấn Độ cổ - trung đại; khảo sát quá trình du nhập
của Phật giáo vào Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích rõ thực trạng ảnh hưởng
của Triết học Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân ở tỉnh An
Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm kế thừa, phát huy những giá trị
tich cực của Triết học Phật giáo trong việc xây dựng đời sống tinh thần của
người dân ở tỉnh An Giang hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài: từ nghiên cứu những nội dung cơ bản của Triết học
Phật giáo; đề tài làm rõ sự ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người
dân ở tỉnh An Giang. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm kế thừa phát huy
những giá trị tích cực của Triết học Phật giáo trong xây dựng đời sống tinh thần
của người dân ở tỉnh An Giang hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích rõ những nội dung cơ bản của Triết học Phật giáo, từ đó rút ra
những giá trị của nó.
- Phân tích những ảnh hưởng của Triết học Phật giáo đến các lĩnh vực đời
sống tinh thần của người dân ở tỉnh An Giang.
- Nêu một số giải pháp nhằm kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của
Triết học Phật giáo trong xây dựng đời sống tinh thần ở tỉnh An Giang hiện
nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

SVTH: Phạm Chân Tình

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo.
Phương pháp nghiên cứu: để làm rõ đối tượng nghiên cứu và thực hiện
những nhiệm vụ của đề tài đặt ra, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương

pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó
chú ý là các phương pháp: Lơgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, gắn
lý luận với thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ của đề tài đặt ra.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn gồm có 3 chương và 7 tiết.

SVTH: Phạm Chân Tình

6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1.1/ Khái lược về sự hình thành Phật giáo
1.1.1/ Hoàn cảnh ra đời của Triết học Phật giáo
Về điều kiện tự nhiên
Ấn Độ cổ đại là một lục địa lớn nằm ở phía Nam Châu Á, có điều kiện
tự nhiên rất đa dạng. Đất nước này vừa có dãy Hymalaya hùng vĩ, vừa có biển
Ấn Độ Dương rộng mệnh mơng, vừa có sơng Ấn chảy về phía Tây lại vừa có
sơng Hằng chảy về phía Đơng; vừa là chốn tu hành heo hút của các đạo sĩ, lại
vừa là nơi hành hương thiêng liêng của mọi người dân; vừa có đồng bằng phì
nhiêu màu mỡ vừa có sa mạc khơ cằn.
Những điều kiện tự nhiên đối lập và khắc nghiệt ấy đã ảnh hưởng không
nhỏ đến phong cách suy nghĩ, suy xét và đời sống của người Ấn Độ. Đây là

mầm mống của sự hình thành và phát triển tư duy Triết học trong đó có Phật
giáo. Mặt khác, chúng còn là những thế lực tự nhiên đè nặng và ghi dấu ấn đậm
nét lên đời sống vật chất và tinh thần đối với người dân Ấn Độ cổ đại.
Về điều kiện kinh tế - xã hội:
Xã hội Ấn Độ cổ đại là một xã hội xuất hiện rất sớm, là nơi đầu tiên
xuất hiện nền văn minh gọi là văn minh sơng Ấn, sau đó đã bị diệt vong.
Đến thế kỉ thứ XV, từ Trung Á, các bộ lạc du mục Arya đã xâm nhập
vào Ấn Độ. Họ định cư rồi đồng hóa người bản địa Dravida tạo nên các quốc
gia Ấn Độ, hình thành nên nền văn hóa thống nhất của người Ấn Độ gọi là văn
hóa Veda.

SVTH: Phạm Chân Tình

7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế - xã hội của Ấn Độ cổ, trung đại là sự
tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mơ hình “cơng xã
nơng thơn” mà đặc trưng của kết cấu này là ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà
nước của các đế vương, mà gắn liền với nó là sự bần cùng hóa của người dân
trong cơng xã. Quan hệ giữa gia đình, thân tộc được coi là quan hệ cơ bản. Nền
kinh tế kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp rất được coi trọng.
Lúc bấy giờ xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn:
- Tăng lữ: những người làm công việc tôn giáo.
- Quý tộc: gồm vương cơng, tướng lĩnh, võ sĩ.
- Bình dân tự do: gồm thương nhân, thợ thủ công và dân chúng của cơng

xã.
- Nơ lệ cung đình.
Sự phân chia đẳng cấp đó đã làm phức tạp thêm các quan hệ xã hội, tạo
ra những mâu thuẩn gay gắt giữa nông dân, thợ thủ công, nô lệ với các đẳng
cấp khác trong xã hội.
Trong lĩnh vực tinh thần, thế giới quan duy tâm, tôn giáo trong kinh
thánh Veda, đạo Bàlamôn được suy tơn là hệ tư tưởng chính trị chính thống,
ngự trị trong đời sống tinh thần xã hội. Văn hóa Veda nghiêng về thờ phụng
nhiều thần thánh cũng như có các quan niệm thầnbí về vũ trụ. Các trào lưu triết
học thời kì này với khuynh hướng đa dạng, đại diện cho lợi ích của các tầng
lớp xã hội khác nhau, xuất hiện những hệ thống chặt chẽ, đều ít nhiều bị chi
phối bởi triết học vừa mang đậm màu sắc tơn giáo được trình bày dưới nhiều
hình thức kinh sách. Các xu hướng triết lý cũng phân hóa mạnh như là các xu
hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hồi nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật,
khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh…Các xu hướng đó hoặc dung hịa hoặc xung
đột lẫn nhau làm cho nền học thuyết triết học Ấn Độ lâm vào một tình trạng rối
ren, con người khơng biết tin tưởng, bám víu vào đâu.
Phật giáo là một trào lưu Tôn giáo Triết học xuất hiện vào khoảng Thế
kỉ VI tr.CN, ở miền Bắc Ấn Độ, phía nam dãy Hymalaya, vùng biên giới giữa
Ấn Độ và Nêpan bây giờ. Đạo Phật ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị
SVTH: Phạm Chân Tình

8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi khổ và con đường

giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên, đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn
Độ.
Trong thời kì cổ đại Ấn Độ, cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết
học, nhất là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống lại chủ nghĩa
duy tâm, tơn giáo lên đến đỉnh cao. Trong đó, đặc biệt là việc phủ nhận uy thế
của kinh Veda, chống giáo lý duy tâm hoang đường của đạo Bàlamôn bởi đạo
Phật, đạo Jaina, đạo Lokayata và phong trào tự do tư tưởng, địi bình đẳng xã
hội ở Đơng Ấn. Vì thế, đạo Phật theo phong cách phân chia truyền thống là
thuộc phái triết học khơng chính thống do bác bỏ uy thế của kinh Veda và đạo
Bàlamơn.
Chính tính đa dạng, phức tạp, đầy mâu thuẫn của điều kiện tự nhiên và
xã hội của Ấn Độ cổ, trung đại là cơ sở hình thành sớm những tư tưởng tơn
giáo Triết học, trong đó có Phật giáo.
1.1.2/ Thân thế và sự nghiệp của Phật Thích Ca
Chính sự phức tạp của xã hội, các tư tưởng về nhân sinh quan, về vũ trụ
khá phong phú và sự xuất hiện của các phương thức tu lập dị biệt nhau là một
môi trường giúp cho Thích ca từ đó tìm ra con đường riêng cho đạo Phật về
sau. Đức Phật xuất hiện như mặt trời sưởi ấm buổi ban mai, làm tan đi bóng
đen dày đặc từ lâu che phủ cuộc đời. Ngài không chỉ là vì cứu tinh cho xứ Ấn
Độ thời bấy giờ mà còn là người vạch hướng đi mới cho nhân loại.
Người sáng lập ra Phật giáo tên là Siddharta (Tất Đạt Đa), họ là Gơtama,
dịng họ này thuộc bộ tộc Sakya.
Về năm sinh của Phật hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn
chung nhiều ý kiến cho rằng Phật sinh vào năm 563 tr.CN. Ông sinh vào ngày
8 tháng 4 năm 563 nhưng theo truyền thống Phật lịch thì tính là ngày 15 tháng
4 (Rằm tháng 4) cịn gọi là ngày Phật Đản. Cha ơng là vua Tịnh Phạn, vua một
nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ lúc đó (nay thuộc đất Nêpan), mẹ là Hồng hậu Maha –
Maya, vợ là công chúa ĐaĐu Đàila, con trai tên là La Hầu La.

SVTH: Phạm Chân Tình


9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

Thuở thơ ấu, Tất Đạt Đa đuợc coi là người có tư chất thơng minh và
tánh tình đức độ của Ngài đã biểu lộ một cách rõ rệt. Những đạo sĩ thông thái,
những võ sĩ tài danh đều được vua cha mời dạy cho thái tử và chẳng bao lâu
sau thái tử trở thành một người văn võ tồn tài khơng ai sánh kịp.
Và cũng do tư chất thơng minh đó, Ngài đã nhìn thấy rõ được tính cách
giả dối, vơ thường của sự thế, và lịng thương người vơ hạn, khơng thể ngồi yên
để nhìn thấy sự rên siết, khổ đau của cõi đời, nên tâm hồn Ngài không bao giờ
được yên ổn. Ngày đêm, Ngài luôn luôn nghĩ đến phương pháp cứu khổ cho
chúng sinh.
Vì vậy, mặc dù sinh ra trong một gia đình q tộc dịng dõi Đế vương,
nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, với sự bất lực của
con người trước những khó khăn của cuộc đời và xã hội khiến ơng có ý định từ
bỏ cuộc đời giàu sang phú quý để đi tìm một đạo lí cứu đời. Vì vậy, năm 29
tuổi Tất Đạt Đa đã rời bỏ hoàng cung xuất gia tu đạo, đến năm 35 tuổi Người
đã giác ngộ tìm ra chân lí, tìm ra con đường giải thốt nỗi khổ cho chúng sinh.
Ông trở thành người sáng lập ra Tơn giáo mới gọi là Phật giáo.
Chính ngay khi Người đắc đạo, Người cảm thấy do dự khơng rõ có nên
đi truyền bá chân lý ấy cho người trong thiên hạ khơng? Trước đây sỡ dĩ Người
đi tìm đạo là muốn cứu giúp con người khỏi bể khổ, khỏi những nhục dục của
trần gian đâu phải chỉ có cá nhân Người, mà đem lại cho toàn thể nhân loại đau
khổ. Chân lý mà Người sắp đem đi truyền bá là chân lý Vô ngã, người trong
thiên hạ ai mà chịu nghe. Giả sử mà có nghe thì chắc gì họ làm theo, chắc gì họ

cảm nhận được để rước nó vào tâm hồn mình. Bởi vì nó rất cao siêu, quá tầm
hiểu biết của con người, không khéo lại đi làm cơng dã tràng, phí cơng vơ ích.
Nhưng cuối cùng đầu óc hồi nghi của Phật đã được giải hóa. Đức Phật
nhìn thấy trước mắt có một đầm sen, có cọng mọc lên khỏi mặt nước, có cọng
thì ẩn dưới nước. Trên thế gian có người trí người ngu, đâu phải tất cả đều là
bọn ngu phu…Người bèn nói: “Chân lý sẽ mở rộng cho mọi người, kẻ nào có
tai nghe thì nghe”. Từ đó Người đi khắp nơi truyền đạo lý của mình. Đến năm

SVTH: Phạm Chân Tình

10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

80 tuổi, Ngài nhập Niết bàn (giải thoát và giác ngộ) vào nửa đêm trăng Rằm ở
rừng Sa La song thọ.
Sau này Ngài được suy tôn với nhiều danh hiệu khác nhau như: Đức
Phật (Buddha), Người giác ngộ hay Thích ca mâu ni (Sakyamuni), Thánh
Thích ca (Vị thánh dịng họ Thích ca).
Xét về mặt Triết học, Phật giáo được coi là triết lý thâm trầm về vũ trụ
và con người. Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng
chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được
tình cảm và niềm tin của đơng đảo quần chúng lao động. Nó đã trở thành biểu
tượng của lòng từ bi, bác ái trong đạo đức ruyền thống của các dân tộc Châu Á.
Kinh điển Phật giáo rất đồ sộ. Nó gồm 3 bộ phận gọi là Tam Tạng kinh:
- Tạng kinh: ghi lại những lời dạy của Phật Thích ca.
- Tạng luật: những quy định mà giáo đồ phật giáo phật giáo phải tuân

theo.
- Tạng luận: các tác phẩm luận giải về phật giáo của các học giả, cao
tăng về sau.
Như vậy, với tình yêu thương nhân loại vô hạn, Người đã không thể
cháp nhận những bất công mà xã hội Ấn Độ đang tồn tại. Thái tử Siddharta đã
từ bỏ tất cả để đến với một sự giải thốt con người khỏi những bất cơng mà
thành quả tuyệt mỹ đó là Phật giáo.
Học thuyết Phật giáo đề cập đến nhiều nội dung khác nhau. Nhưng ở
đây chúng ta chỉ tìm hiểu vấn đề về Thế giới quan và Nhân sinh quan.
1.2/ Nội dung cơ bản của Triết học Phật giáo
1.2.1/ Quan điểm Triết học Phật giáo về thế giới
Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo được thể hiện tập trung ở nội
dung của 3 phạm trù là: Vô ngã, Vô thường và Duyên.
* Quan điểm “Vô ngã” cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người
không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợp
của 2 yếu tố là “sắc” và “danh”. Trong đó “sắc” là yếu tố vật chất, là cái có thể
cảm giác đuợc, nó bao gồm: đất, nước, lửa, khơng khí. Cịn “danh” là yếu tố
SVTH: Phạm Chân Tình

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

tinh thần, không có hình chất mà chỉ có tên gọi. Nó bao gồm: thụ, tưởng, hành,
thức (thụ là cảm thụ; tưởng là sự suy nghĩ, tư tưởng; hành là ý muốn thúc đẩy
hành động; thức là sự nhận thức).
Chính cái “danh” và cái “sắc” đó kết hợp với nhau tạo thành “ngũ, uẩn”.

Ngũ, uẩn tác động qua lại tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại của
sự vật chỉ là tạm thời, thống qua, khơng có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi
mãi. Do đó, khơng có “bản ngã” hay cái tôi chân thực.

* Quan điểm “Vô thường” cho rằng thế giới là sự biến đổi không ngừng,
không nghỉ theo chu trình bất tận: sinh, trụ, dị, diệt (hay thành, trụ, hoại,
khơng). Do đó, khơng có cái gì là trường tồn bất định chỉ có sự vận động biến
đổi không ngừng.
* Quan điểm về “Duyên” (là điều kiện) giúp cho nguyên nhân trở thành
kết quả. Phật giáo cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ
nhất tới cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó, duyên
là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy nhờ có duyên
mà trở thành nhân khác. Nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới,
cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật.
Như vậy, thông qua các phạm trù vô ngã, vô thường, duyên, triết học
Phật giáo đã bác bỏ quan niệm duy tâm cho rằng thần Brahman sáng tạo ra con
người và thế giới. Phật giáo cho rằng con người và sự vật được cấu thành từ
các yếu tố vật chất và tinh thần các sự vật của thế giới nằm trong quá trình vận
động biến đổi khơng ngừng, đó là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới,
mặc dù còn chất phác, mộc mạc nhưng rất đáng trân trọng.
1.2.2/ Quan điểm triết học Phật giáo về nhân sinh
Nội dung triết học nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong
thuyết “Tứ diệu đế” tức là bốn chân lý tuyệt diệu mà đòi hỏi con người phải
nhận thức được .
Một là khổ đế: là triết lý về cuộc đời của mỗi người là một bể khổ, ít
nhất có tám nỗi khổ (bát khổ). Đó là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ
SVTH: Phạm Chân Tình

12



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

biệt khổ (yêu thương nhau mà phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau mà phải
gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không được), ngũ thụ uẩn (do năm
yếu tố tạo nên con người). Vậy con người ở đâu, làm gì cũng khổ.
Hai là nhân đế (tập đế): triết lý về nguyên nhân của sự khổ. Phật giáo
cho rằng nỗi khổ của con người là có nguyên nhân, Phật giáo đưa ra 12 nguyên
nhân của sự khổ gọi là thuyết “thập nhị nhân duyên”
1/ Vô minh: là không sáng suốt
2/ Duyên lành: là ý muốn thúc đẩy hành động.
3/ Duyên thức: tâm từ trong sáng trở nên u tối.
4/ Duyên danh sắc: sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra
các giác quan.
6/ Duyên xúc: là sự tiếp xúc với thế giới xung quanh sinh ra cảm giác.
7/ Duyên thụ: là sự cảm thụ, sự nhận thức trước sự tác động của thế giới
bên ngoài.
8/ Duyên ái: là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm
thụ thế giới bên ngoài.
9/ Duyên thủ: do yêu thích rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy.
10/ Duyên hữu: là sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được.
11/ Duyên sinh: là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
12/ Duyên lão tử: là già và chết do có sự sinh thành.
Đó là 12 nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn
của nỗi khổ đau nhân loại.
Ba là diệt đế: Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt được
để đạt tới trạng thái Niết bàn.
Bốn là đạo đế: là con đường tu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân, đó

cũng là con đường giải thoát nỗi khổ để đạt tới hạnh phúc. Phật giáo đưa ra 8
con đường chân chính gọi là “Bát chính đạo”.
1/ Chính kiến: là hiểu biết đúng đắn tứ diệu đế.
2/ Chính tư duy: là suy nghĩ đúng đắn.
3/ Chính ngữ: nói năng phải đúng đắn.
SVTH: Phạm Chân Tình

13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

4/ Chính nghiệp: giữ nghiệp một cách đúng đắn.
5/ Chính mệnh: giữ ngăn dục vọng đúng đắn.
6/ Chính tinh tiến: cố gắng nỗ lực đúng hướng.
7/ Chính niệm: là tâm niệm tin tưởng vào sự giải thốt.
8/ Chính định: là kiên định, tập trung tư tưởng cao độ mà suy nghĩ về tứ
diệu đế, về vơ ngã, vơ thường.

Theo con đường Bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ được
vơ minh, đạt tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên
tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử ln hồi.
Ngồi 8 con đường chính để diệt khổ, phật giáo còn đưa ra 5 điều răn để
mọi người chủ động thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho mọi
người.
Đó là: bất sát (khơng được sát sinh); bất dâm (không được dâm dục); bất
vọng ngữ (khơng được nói năng thơ tục, bậy bạ); bất ẩm tửu (không được rượu
trà); bất đạo (không được trộm cướp).

Như vậy, Phật giáo là một trào lưu triết học lớn ở Ấn Độ cổ, trung đại.
Ở giai đoạn đầu học thuyết triết học ấy chứa đựng những yếu tố duy vật và tư
tưởng biện chứng về thế giới. Phật giáo nói lên được tiếng nói phản kháng chế
độ đẳng cấp khắc nghiệt, phê phán sự bất cơng, địi tự do bình đẳng xã hội.
Đồng thời nó cũng nêu lên khát vọng giải thoát con người khỏi những bi kịch
của cuộc đời, khuyên con người sống lương thiện, từ bi, bác ái góp phần hồn
thiện đạo đức cá nhân. Tuy nhiên, trong triết lý nhân sinh của phật giáo vẫn
mang nặng chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội [6, tr16 - 18].
1.3/ Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
1.3.1/ Quá trình du nhập của Phật giáo vào nước ta
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, vào khoảng đầu công
nguyên, qua hai con đường: hồ tiêu (đường biển) và đồng cỏ (đường bộ).
SVTH: Phạm Chân Tình

14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

Phật giáo du nhập qua con đường hồ tiêu:
Con đường hồ tiêu tức là con đường biển, xuất phát từ các hải cảng vùng
nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, Việt Nam…Lợi dụng được luồng gió
thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực
Đông Nam Á, những thương nhân Ấn Độ đã tới các vùng này để buôn bán
bằng con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân
thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đồn và các
vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá đạo Phật vào các dân tộc Đông Nam Á.

Giao châu tiêu biểu lúc bấy giờ là trung tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân
giao lưu của các thương thuyền. Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước
Tây lịch, Mahoda – con vua A Dục (Asoka) đã đưa đạo Phật vào Việt Nam. Tư
liệu trong Lĩnh nam Chích quái cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của
đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ tr.CN
2879 – 258). Đó là câu chuyện cơng chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương
thứ 3, lấy Đồng Tử. Chuyện kể rằng Đồng Tử lấy Tiên Dung lập ra phố xá
bn bán giao thiệp với người nước ngồi. Một hơm, Đồng Tử theo một khách
buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên và tại đay Đông Tử đã gặp một nhà sư Ấn
Độ ở trong túp lều. Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung đã biết đến đạo Phật.
Qua dữ kiện này, ta thấy sự hiện diện của đạo Phật giáo do các tăng sĩ Ấn Độ
truyền vào Việt Nam khá lâu trước Tây lịch.
Một bài nghiên cứu của Ngô Đăng Lợi – Viện nghiên cứu khoa học Hải
Dương - viết: “Vùng Đồ Sơn mà có nhà nghiên cứu khẳng địnhchính là thánh
Nê Lê nơi có bảo tháp của vua Asoka. Nếu quả như vậy thì từ thế kỷ thứ 3
trước Tây lịch, đạo Phật đã được trực tiếp truyền vào nước ta”. Và Thuyền
Uyển Tập Anh cũng ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện và Thái
hậu Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) khi bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật Việt Nam
vào dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn
Quốc – Hà Nội) vào ngày Rằm tháng 2 năm 1096. Thiền sư Thông Biện dẫn
chứng lời pháp sư Đàm Thiên (542 – 607 TL) đối thoại với Tùy Cao Đế (? –
604TL): “Một phương Giao Châu, đường sang Thiên Trúc, phật pháp lúc mới
SVTH: Phạm Chân Tình

15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên


tới, thì Giang Đơng (Trung Hoa) chưa có Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi,
đồ tăng hơn 40 người, dịch kinh được 15 quyển, vì nó có trước vậy, và lúc ấy
thì đã Lâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cuơng Lương, Mâu
Bác tại đó”, Ma Ha Kỳ Vực, Khâu Đà La (188 TL) người Trung Hoa; Khương
Tăng Hội, Chi Lương Cương (? – 264 TL) người xứ Nhục Chi, theo sử chép đó
là các vị sư có mặt sớm nhất ở Giao Châu vào khoảng thế kỷ thứ III. Có lẽ đây
chỉ là những vị được sử ghi lại tên tuổi, kỳ thực đây không phải là phái đồn
truyền bá đầu tiên đến Việt Nam, vì từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch đến thế kỷ
thứ II sau Tây lịch chắc chắn đã có nhiều tu sĩ đặt chân đến Hoằng Pháp tại
Việt Nam, cho nên pháp sư Đàm Thiện chỉ dẫn phần giới hạn và căn cứ vào sự
có mặt của tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Bác.
Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, dân cư, lịch sử
có thể cho chúng ta kết luận rằng: đạo Phật đã được truyền trực tiếp vào Việt
Nam chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường hồ tiêu. Tuy nhiên,
cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng đạo Phật truyền vào Việt Nam
qua con đường đồng cỏ.
Phật giáo du nhập qua con đường đồng cỏ:
Con đường đồng cỏ tức là con đường bộ hay còn gọi là con đường tơ
lụa, con đường nối liền Đông Tây, xuất phát từ vùng Đơng Bắc Ấn Độ, Assam
hoặ phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng
thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc
đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền
sông Mê Kông, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam. Cuốn Lịch sử Phật giáo
Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: “Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn
có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà
vào thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…). Chính
tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mêkông, địa bàn của
vương quốc Kambujan. Vương quốc này có thể do di dân Ấn Độ thành lập
trước cơng nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt

Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An”. Những dữ liệu về con đường hồ
SVTH: Phạm Chân Tình

16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

tiêu và con đường đồng cỏ có liên quan đến sự giao lưu của Việt Nam tuy chưa
nhiều chứng tích mà lịch sử còn để lại, dù lịch sử truyền miệng hay thành văn,
theo lịch sử Phật giáo Vịêt Nam thì vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, vua Ấn Độ
Asoka sau cuộc đại hội kết tập kinh điển lần thứ 3, vua và trưởng lão Tissa
Moggliputta đã gửi nhiều phái đoàn Như lai sứ giả lên đường truyền bá chánh
pháp cho các nước thuộc vùng viễn đơng, trong đó có phái đoàn của hai vị cao
tăng là Uttaga và Sona được phái đến Suvana – Bhumi, xứ Kim Địa. Tuy có
nhiều ý kiến khác nhau về vùng Kim Địa nhưng ý kiến trong quyển Lịch sử
Phật giáo thế giới cho rằng: vùng Kim Địa này là bán đảo Đông Dương từ
Miến Điện kéo dài đến Việt Nam. Vấn đề này được sách sử Việt Nam viết: “Sử
liệu Phật giáo Miến Điện chép rằng hai vị cao tăng đó (Uttaga và Sona) đã đến
Miến Điện truyền giáo nhưng Sử liệu Phật giáo tại Thái Lan cũng ghi là hai vị
cao tăng Uttaga và Sona có đến Thái Lan truyền đạo. CĨ học giả dựa vào tài
liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua
Asoka, và học giả đó xác định thành Nê Lê chính là Đồ Sơn hiện nay (cách Hải
Phịng khoảng 12km).
Nói chung, căn cứ theo các tư liệu trên thì chúng ta có thể khẳng định
rằng Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch bằng
những phương pháp hòa bình và vì thế khơng một giọt máu nào đã chảy, khơng
một giọt lệ nào rơi vì sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam.

1.3.2/ Quá trình du nhập của Phật giáo vào vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và tỉnh An Giang.
Thế kỷ XVI, với sự phân chia đàng Trong và đàng Ngồi giữa hai họ
Trịnh - Nguyễn, lấy sơng Gianh làm ranh giới, đã là một mốc quan trọng có
ảnh hưởng đến lịch sử Phật giáo. Một phần nào đó, những ảnh hưởng từ phía
Bắc đã được xem như khơng cịn tác dụng đối với vùng đất đàng Trong mang
những nét đặc trưng mới trong quá trình phát triển sau này.
Người Việt đã di dân vào khai phá vùng đất phía nam của tổ quốc này,
vùng đất mà đạo Phật đã có từ sớm. Ở đây có thể nêu lên một cách khái quát về
con đường chủ yếu của Phật giáo vào vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nói
SVTH: Phạm Chân Tình

17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

chung và tỉnh An Giang nói riêng. Mặc dù theo chân đồn di dân nhưng đạo
Phật đã có mặt trên vùng đất mới tại mỗi khu vực thời gian có khác nhau. Có
thể tìm bốn hướng chủ yếu sau:
* Hướng thứ nhất: trong số đoàn di dân từ miền Thuận - Quảng vào
khai phá vùng đất mới, có cả những nhà sư người Việt và người Hoa. Sử liệu
còn ghi lại một số chùa như Đại Giác, Long Thiền (Đồng Nai), Kim Chương,
Khải Tường, Từ Ân (Gia Định)…đều do các thiền sư từ miền Trung vào theo

hướng đường bộ và đường thủy từ Đồng Nai xuống Gia Định, vào thế kỷ thứ
XVII, XVIII, XIX.
* Hướng thứ hai: theo đường thủy, từ Trung Quốc, đạo Phật đã được

các nhà sư đến thẳng vùng đất Đồng Nai, Gia Định, Mỹ Tho truyền đạo (1679).
Đây là những nhà sự thuộc nhóm của các tướng Trần Thượng Xuyên đến lập
nghiệp ở Trấn Biên và Dương Ngạn Địch đến Gia Định và phụ tá của Dương
Ngạn Địch là Hồng Tiến dẫn đầu một nhóm đến Mỹ Tho. Những ngôi chùa cổ
ở Mỹ Tho, Cai Lậy và các Phật đường sau này xuất phát từ các nhà sư Trung
Quốc này.
* Hướng thứ ba: đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu người Quảng Đông, từ
Chân Lạp sang vùng đất mới, đặt tên là Hà Tiên, dựng chùa Tam Bảo. Ngôi
chùa này cho đến nay vẫn còn nổi tiếng. Đây là một trong những hướng du
nhập của Phật giáo Trung Hoa vào Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung – vào
tỉnh An Giang nói riêng – theo hướng ngược lại với cuộc di dân.
* Hướng thứ tư: Hộ Tông truyền bá Phật giáo Nam Tông từ
Campuachia vào Đồng bằng sông Cửu Long một nét mới mẻ [21, tr2].
Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đời là địa bàn cư trú của nhiều dân
tộc, đặc biệt là người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm…là một
khu vực lịch sử - văn hóa, qua các cơng trình nghiên cứu cho thấy mối quan hệ
giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng cư dân vừa kể trên rất đậm nét. Đặc bịêt,
trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng ở cư dân Việt, cộng đồng dân tộc chủ thể
trên vùng đất Nam Bộ, đã tồn tại nhiều hình thức thờ cúng phong phú, đa dạng.
SVTH: Phạm Chân Tình

18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

Từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX, Nam Bộ đã tiếp nhận
nhiều thành phần cư dân đến sinh sống. Thời gian đến khác nhau, thành phần

dân tộc có nhiều, vì thế các hình thức tơn giáo, tín ngưỡng do vậy cũng phong
phú, đa dạng. Nhưng Phật giáo vẫn là tôn giáo chủ đạo của người Việt, người
Hoa và cả người Khmer. Người Khmer theo Phật giáo Nam Tông [21, tr28].

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN MỘT BỘ PHẬN DÂN CƯ TỈNH
AN GIANG.
2.1/ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hơi của tỉnh An Giang
2.1.1/ Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
An giang là một tỉnh phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông
Hậu, thuộc hệ thống sông Mê Kông. Tọa độ địa lý từ 10054’ đến 10031’ vĩ độ
Bắc và 104046’ đến 105012’ kinh độ Đông. Điểm cực Bắc: xã Khánh An,
huyện Châu Phú; Điểm cực Nam: xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn; Điểm cực
Đơng: xã Bình Phước Xn, huyện Chợ Mới; Điểm cực Tây: xã Vĩnh Gia,
huyện Tri Tôn. Phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, đường biên giới
dài 107,268 km; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, đường biên giới
dài 69,789 km; phía Đơng Nam giáp thành phố Cần Thơ, đường biên giới dài
44, 734 km, phía Đơng Nam giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới
dài trên 95 km.
Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 3.536 km2 , bằng 1,05% diện tích tồn
quốc và bằng 8,71% diện tích tồn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Tổng dân
số trên 2,210 triệu người, trong đó nữ chiếm 50,99% và nam chiếm 49,01%; tỉ
lệ dân thành thị là 28,25% và nông thôn là 81,75% [22, tr5].
Bảng 1: Diện tích tỉnh An Giang chia theo huyện thị
SVTH: Phạm Chân Tình

19



Luận văn tốt nghiệp

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

Huyện, thị
TP Long Xuyên
TX Châu Đốc
Huyện An Phú
Thị xã Tân Châu
Huyện Phú Tân
Huyện Châu Phú
Huyện Tịnh Biên
Huyện Tri Tôn
Huyện Châu Thành
Huyện Chợ Mới
Huyện Thoại Sơn

Tổng số

Diện tích (km2)
115.43
104.68
217.78
170.45
328.06
451.01
355.50
600.40
355.11
369.62
468.72
3,536.76

Nguồn: Niên giám thống kê 2008
An giang nằm giữa hai dịng sơng Tiền và sơng Hậu tạo thành vùng cù
lao trù phú, chiếm 30% diện tích của tỉnh; và vùng tứ giác Long Xuyên nằm ở
phía Tây sơng Hậu, chiếm 70% diện tích của tỉnh, là vùng vừa có đồng bằng
vừa có núi (vùng Thất Sơn), nhiều khối núi lớn, không thành dãy núi như: núi
Dài, núi Cô Tô, cao nhất là núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) có độ cao trên 710 m.
An giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa
nhiều nhất vào tháng 9; Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mưa ít nhất

SVTH: Phạm Chân Tình

20



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

vào tháng 2. Nhiệt độ trung bình năm từ từ 260C đến 280C; Nhiệt độ cao nhất
350C – 360C vào tháng 4, tháng 5 Dương lịch; Nhiệt độ thấp nhất 200 C – 210 C
vào tháng 12, tháng giêng Dương lịch. Giờ nắng bình qn khoảng 1.400 –
1.500 mm, có năm lên tới 1.700 – 1.800 mm. Độ ẩm trung bình 80% - 85% và
có sự dao động theo vĩ độ mưa theo mùa. An Giang chịu ảnh hưởng hai hướng
gió chính là gió Đơng Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) và gió Tây Nam (từ tháng
5 đến tháng 10 dương lịch), nhìn chung khí hậu ở An Giang cơ bản thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp.
Nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và Sông Hậu
chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần
100 km,lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s.Sơng tiền chảy qua An Giang
không liên tục, là ranh giới chung của hai tinh An Giang và Đồng Tháp (ở Tân
Châu, Phú Tân, Chợ Mới).Sông Hậu đi qua tỉnh An Giang chia tỉnh thanh hai
phần: các huyện cù lao An Phú, Tân Châu, Phú Tân,Chợ Mới;các tỉnh còn lại
nằm ở tứ giác Long Xun.Bên cạnh đó,có 280 tuyến sơng, rạch và kênh lớn,
nhỏ, mật độ 0,72km/km2 .Chế độ thủy văn của tỉnh phù thuộc chặt chẽ vào chế
độ nước của sông Mê Kông.Hằng năm bị ngập lũ từ tháng 8 đến tháng 11, gọi
là “Mùa nước nổi” - nướ dâng cao từ 1m đến 3m, có năm lên đến 4,5m, thời
gian ngập lụt từ 3- 4 tháng, đem lại lợi ích to lớn – đưa lượng phù sa, vệ sinh
đồng ruộng và đánh bắt thủy sản… nhưng cũng gây ra những tác hại quan
trọng, có những lần gập cao làm hai tính mạng, mùa màng cơ sở hạ tầng làm
cho suất đầu tư của Tỉnh thường ở mức cao nhưng hiệu quả mang lại bị hạn
chế.

SVTH: Phạm Chân Tình


21


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

2.1.2 Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội
Tồn tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm : thành
Phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ
Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, với 150 đơn
vị hành chính cơ sở (trong đó có 20 phường và 16 thị trấn,122 xã,114
khóm,696 ấp).
Theo số liệu của cục thơng kê tỉnh An Giang tính đến 2008, dân số tồn
tỉnh là 2.250.573 người (trên 450 ngàn hộ),trong đó nam là 1.108.424 người,
nữ là1.424.149 người; phân bố ở thành thị là 639.397 người, ở nông thôn
là1,611.176 người. 75% dân số sống bằng nghề nơng. An Giang có bốn dân tộc
chính đang sinh sống trên địa bàn tỉnh là : Kinh, Chăm, Khmer, Hoa.Dân tộc
Kinh chiếm 2.135.941 người,chiếm 94.835 dân số toàn tỉnh.Dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm
5,17% tổng dân số tồn tỉnh. Trong đó, dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592

SVTH: Phạm Chân Tình

22


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số nguời dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so
tổng dân số toàn tỉnh, dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần
12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số tồn
tỉnh, dân tộc Hoa có 2.839 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc
thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh.
Bảng 2: Bảng số liệu dân số tỉnh An Giang chia theo khu vực (năm 2008)

STT

Diễn
giải

2000

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Ước
2009


Dân số
2,077,0 2,146,7 2,170,1 2,192,7 2,210,9 2,231,0 2,250,5 2,273,1
toàn
17
56
38
26
57
62
73
50
tỉnh
1

Thành
446,732 523,403 559,896 615,717 624,647 634,313 639,397 645,574
thị

2

Nông 1,630,2 1,623,3 1,610,2 1,577,0 1,586,3 1,596,7 1,611,1 1,627,5
thôn
85
53
42
09
10
49
76

76

Kinh tế An Giang trong những năm gần đây không ngừng tăng trưởng
đạt kết quả rất khả quan, cụ thể như sau:
- Tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 – 2006 đạt bình qn 8,26% năm;
trong đó KV 1 (nơng, lâm, thủy sản) đạt 3,1%, KV 2 (công nghiệp – xây dựng)
đạt 12%, KV 3 (dịch vụ) đạt 12%; riêng giai đoạn 2001 – 2006 đạt tốc độ tăng
trưởng cao bình quân 12,7% năm (KV 1: 6,5%; KV 2: 16,3%; KV 3: 15,80%)
- Cơ cấu kinh tế tồn tỉnh có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng
giảm tỉ trọng KV 1 từ 48,28%, năm 1996 xuống còn 34,56% năm 2006 (2010:
33,46) tăng KV 2 từ 12,31% lên 12,78% năm 2006 (2010: 12,82), KV 3 từ
39,41% lên 52,66% năm 2006 (2010: 53,72).

SVTH: Phạm Chân Tình

23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên

- Kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng, 2006 đạt 444 triệu USD
(đến năm 2010 đã đạt 700 triệu USD); trong đó, thủy sản đạt 330 triệu USD,
hàng rau quả đông lạnh đạt 8,1 triệu USD, gạo đạt 147,6 triệu USD tăng gấp
3,48 lần (385 triệu USD) so với năm 1996 [22, tr.4]
Nhìn chung chất lượng lúa, gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh của tỉnh
từng bước được nâng lên; gạo An Giang đã xuất khẩu sang thị trường nhiều
nước trên thế giới (năm 2004 xuất sang 26 nước, 2005: 35 nước, 2006: 36
nước; sản phẩm thủy sản trong năm 2007 đã xuất sang 59 nước (tăng 9 nước so

với 2006) [Cục thống kê tỉnh An Giang (2008), Thơng báo “Tình hình phát
triển kinh tế - xã hội năm 2008”, tr.23].
GDP bình quân đầu người năm 2008 là 15,32 triệu đồng/người/năm
(năm 2010 là 18,421 triệu đồng/người/năm). Thu nhập bình quân một tháng
của một lao động khu vực nhà nước do địa phương quản lý là 2,652 triệu, tăng
27,5% so với năm 2007 (năm 2007 là 2,080 triệu/đồng/tháng) [4, tr.2].
Thành phần tôn giáo ở An Giang rất đa dạng, gồm các tôn giáo sau: Phật
giáo, Phật Giáo Hịa Hảo, Cao Đài, Cơng giáo, Hồi giáo và các đạo khác (Bửu
Sơn Kỳ Hương, Hiếu Nghĩa).
An Giang là tỉnh thuộc châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có
nhiều nguồn lực về sản xuất nơng nghiệp, ngư nghiệp, có núi rừng, tài ngun
khống sản. An Giang cũng là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống
giao thơng thủy, bộ rất thuận tiện. Đường giao thơng chính của tỉnh là một
phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia Việt Nam và
quốc tế, có cửa khẩu biên giới quốc gia và quốc tế (cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên
thuộc huyện Tịnh Biên, Vĩnh Xương thuộc huyện Tân Châu, Long Bình huyện
An Phú), có nhiều di tích lịch sử văn hóa dân tộc lâu đời, phong cảnh hữu tình,
đó là lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội đa dạng trong thời gian qua. Một
trong những lợi thế của An Giang là có bề dày về văn hóa, lịch sử truyền thống,
gắn liền với các khu di tích, di tích lịch sử, văn hóa, tập tục lễ hội cỗ truyền,
như: Khu lưu niệm quê hương Bác Tôn (Chủ tịch Tơn Đức Thắng), Nhà Bảo

SVTH: Phạm Chân Tình

24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Đinh Ngọc Quyên


tàng An Giang, khu du lịch Châu Đốc Núi Sam, Khu du lịch Lâm viên núi
Cấm, Di
tích khảo cổ nền văn minh óc Eo…Đó là lợi thế cho q trình mở cửa, phát
triển và hội nhập nền kinh tế An Giang trong các tỉnh trong khu vực trong nước
và ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á.
An Giang là tỉnh đầu nguồn của sơng Tiền và sơng Hậu nên có nhiều
thuận lợi về nguồn nước, khí hậu, thời tiết ơn hịa, đất đai được phù sa bồi đắp
hàng năm nên có điều kiện phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, trong đó thế
mạnh của tỉnh là sản xuất lúa, hoa màu và đánh bắt cá. Nghề nuôi cá bè truyền
thống của tỉnh An Giang tập trung chủ yếu trên sông Hậu, ngồi ra các mơ hình
ni cá ao tập trung chủ yếu hai bên tả ngạn và hữu ngạn của sông Hậu. Do
sơng Hậu có tốc độ chảy thấp, thấp hơn so với sơng Tiền, độ sâu của lịng sơng
thấp, địa hình đáy sơng Hậu thoai thoải, chiều rộng lịng sơng lớn rất thích hợp
cho nghề ni cá bè. Mặt khác, cộng đồng dân cư của tỉnh An Giang sống tập
trung vùng lưu vực sơng Hậu nhiều hơn phía sơng Tiền, cơ sở hạ tầng tốt hơn
như: đường giao thông bộ, bệnh viện, trường học, chợ, bưu chính viễn thơng…
Đất dùng cho nuôi trồng thủy sản vùng lưu vực sông Hậu tỉnh An Giang rất
nhiều tiềm năng (về diện tích). Với những lợi thế trên, nghề nuôi trồng thủy sản
mà nhiều nhất là nghề chăn nuôi cá tra – basa phát triển rất mạnh và là một
trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với những tác động khơn
lường của biến đổi khí hậu thì việc xây đập thủy điện ở thượng nguồn sông
Mêkông đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của An Giang nói riêng và
tồn vùng châu thổ sơng Cửu Long nói chung. Mặc dù có nhiều điều kiện thuận
lợi, song trong phát triển kinh tế, An Giang cũng có những điểm hạn chế nhất
định, trong nơng nghiệp chủ yếu là lao động giản đơn, 96% là lao động thủ
công, chủ yếu sử dụng cơ bắp. Trong công nghiệp chủ yếu là sử dụng lao động
phổ thông, dựa vào nguồn nhân công giá rẻ, chậm chuyển đổi áp dụng cơng
nghệ hiện đại vào sản xuất, thêm vào đó là mặt bằng dân trí thấp, cịn tới hơn


SVTH: Phạm Chân Tình

25


×