Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH tế GIỮA mô HÌNH LUÂN CANH 2 lúa –1 đậu với mô HÌNH lúa 3 vụ ở HUYỆN TRÀ ôn TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------  ------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA
MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 ĐẬU VỚI
MÔ HÌNH LÚA 3 VỤ Ở HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG

Cần Thơ - 2010

Sinh viên thực hiện:
LIÊU BÍCH HẢO
Mã số sinh viên: 4066199
Lớp: Kinh tế học 2
Khóa: 32


LỜI CẢM TẠ
--------

Qua bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường nhờ có sự chỉ dạy
tận tình của Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là Quý Thầy Cô
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã giúp em có thêm nhiều kiến thức và
những hiểu biết sâu sắc trong học tập cũng như trong thực tiễn hàng ngày. Và


hôm nay khi hoàn thành bài luận văn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh
Trường Đại Học Cần Thơ. Cám ơn Quý Thầy Cô khoa Kinh Tế và Quản Trị
Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm thực tế
quý báu trong những năm học tập tại trường, để từ đó em có thể vận dụng những
kiến thức ấy vào bài luận văn của mình.
- Lòng biết ơn vô hạn xin gửi đến Cô Nguyễn Thị Kim Phượng, tuy bận
nhiều công việc nhưng Cô đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình, giải đáp
những khó khăn, vướng mắc giúp em hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất.
- Các Cô Chú, Anh Chị đang công tác tại Trạm khuyến nông, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn, đặc biệt là chú Danh và chú Phúc
đã cung cấp cho em những số liệu và tài liệu có liên quan đến đề tài mà em đang
nghiên cứu, đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu.
- Các Cô, các Bác nông dân đã không ngần ngại cung cấp cho em những
thông tin vô cùng quí báu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn và hiểu biết thực tế
của em còn hạn chế nên bài luận văn tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong Thầy cô góp ý để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy, Cô cùng các Cô, Chú được nhiều
sức khoẻ trong cuộc sống và luôn thành công trong công việc của mình.
Cần Thơ, ngày.......tháng…. năm...........
Sinh viên thực hiện


LỜI CAM ĐOAN
--------

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với những
đề tài nghiên cứu khoa học trước đây.

Cần Thơ, ngày.......tháng…. năm...........
Sinh viên thực hiện

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
--------

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Ngày…… tháng….. năm………
Thủ trưởng đơn vị

iii



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-------- Họ và tên giáo viên hướng dẫn:......................................................................
- Học vị: ...........................................................................................................
- Chuyên ngành: ...............................................................................................
- Cơ quan công tác: ..........................................................................................
- Họ và tên sinh viên: Liêu Bích Hảo................................................................
- Mã số sinh viên: 4066199 ..............................................................................
- Chuyên ngành: Kinh tế học ............................................................................
- Tên đề tài: “So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh 2 lúa – 1 đậu với
mô hình lúa 3 vụ ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”..........................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
.........................................................................................................................
2. Hình thức trình bày:
.........................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
6. Nhận xét khác:
.........................................................................................................................
7. Kết luận:
.........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.......tháng…. năm...........
Giáo viên hướng dẫn


iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
--------

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.......tháng…. năm...........
Giáo viên phản biện

v



MỤC LỤC
------

Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.3. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........ 2
1.3.1. Giả thuyết cần kiểm định ..................................................................... 2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................ 3
1.4.1. Phạm vi về không gian......................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi về thời gian ............................................................................ 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 5
2.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân............................. 5
2.1.2. Các yếu tố nguồn lực được sử dụng trong nông nghiệp........................ 5

2.1.3. Ý nghĩa kinh tế của sản xuất cây lương thực ....................................... 5
2.1.4. Một số lý thuyết về độc canh và luân canh........................................... 6
2.1.5. Hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả kinh tế ....... 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 9
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 9
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN

XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TRÀ ÔN TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY ............................................................................................................... 12
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................... 12
vi


3.1.1. Tổ chức hành chính............................................................................ 12
3.1.2. Địa hình............................................................................................. 12
3.1.3. Khí hậu - Thủy văn ............................................................................ 13
3.1.4. Kinh tế - Nông sản............................................................................. 14
3.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TRÀ ÔN TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ............................................................................ 14
3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn năm 2007 ............... 14
3.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn năm 2008 ............... 16
3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn năm 2009 ............... 17
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
2 MÔ HÌNH: 3 VỤ LÚA VÀ 2 VỤ LÚA - 1 VỤ ĐẬU ................................. 20
4.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH ĐỘC CANH LÚA
3 VỤ Ở HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG TRONG NĂM 2009 ....... 20
4.1.1. Mô tả tình hình sản xuất của mẫu điều tra.......................................... 20
4.1.2. Phân tích kết quả sản xuất của vụ Đông xuân..................................... 21
4.1.3. Phân tích kết quả sản xuất của vụ Hè thu ........................................... 25
4.1.4. Phân tích kết quả sản xuất của vụ Thu đông...................................... 28
4.1.5. Phân tích kết quả sản xuất của cả mô hình ......................................... 33
4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH
2 LÚA - 1 ĐẬU Ở HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2009 ..... 33
4.2.1. Mô tả tình hình sản xuất của mẫu điều tra.......................................... 33
4.2.2. Phân tích kết quả sản xuất của vụ lúa Đông xuân............................... 34
4.2.3. Phân tích kết quả sản xuất của vụ đậu Xuân hè .................................. 37
4.2.4. Phân tích kết quả sản xuất của vụ lúa Hè thu...................................... 41

4.2.5. Phân tích kết quả sản xuất của cả mô hình ......................................... 45
4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 VỤ
LÚA - 1 VỤ ĐẬU VỚI MÔ HÌNH ĐỘC CANH LÚA 3 VỤ ....................... 46
4.3.1. So sánh các chỉ tiêu kinh tế của 2 mô hình ......................................... 46
4.3.2. So sánh các tỷ số tài chính của 2 mô hình .......................................... 47
4.3.3. So sánh hiệu quả về môi trường ......................................................... 47
4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP RÒNG
CỦA MÔ HÌNH 2 LÚA – 1 ĐẬU ................................................................. 48
vii


4.4.1. Xây dựng giả thuyết để lập mô hình hồi qui đa biến........................... 48
4.2.2. Chạy hồi qui đa biến OLS và nhận xét kết quả mô hình hồi qui ......... 49
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ
HÌNH LUÂN CANH 2 VỤ LÚA – 1 VỤ ĐẬU XANH Ở HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG....................................................................................... 53
5.1. THUẬN LỢI CỦA VIỆC SẢN XUẤT THEO MÔ HÌNH LUÂN CANH
2 VỤ LÚA – 1 VỤ ĐẬU XANH .................................................................... 53
5.2. KHÓ KHĂN VÀ RỦI RO CỦA VIỆC SẢN XUẤT THEO MÔ HÌNH
LUÂN CANH 2 VỤ LÚA – 1 VỤ ĐẬU XANH ............................................ 55
5.2.1. Khó khăn ........................................................................................... 55
5.2.2. Rủi ro................................................................................................. 55
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH LUÂN CANH 2 LÚA – 1 ĐẬU
XANH Ở HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG ...................................... 56
5.3.1. Về hệ thống thủy lợi .......................................................................... 56
5.3.2. Hệ thống giao thông........................................................................... 57
5.3.3. Thị trường các yếu tố đầu vào............................................................ 57
5.3.4. Thị trường đầu ra ............................................................................... 58
5.3.5. Công tác khuyến nông ....................................................................... 58

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 59
6.1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 59
6.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 62
PHỤ LỤC....................................................................................................... 63

viii


DANH MỤC BẢNG
--------

Trang
Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả về một số thông tin chung của nông hộ
sản xuất theo mô hình lúa 3 vụ………………………………………………...20
Bảng 2: Cơ cấu chi phí sản xuất của vụ lúa Đông xuân (mô hình lúa 3 vụ)…...21
Bảng 3: Kết quả sản xuất của vụ Đông xuân (mô hình lúa 3 vụ)………………24
Bảng 4: Cơ cấu chi phí sản xuất của vụ lúa Hè thu (mô hình lúa 3 vụ)………..25
Bảng 5: Kết quả sản xuất của vụ Hè thu (mô hình lúa 3 vụ)…………………...27
Bảng 6: Cơ cấu chi phí sản xuất của vụ Thu đông (mô hình lúa 3 vụ)………....28
Bảng 7: Kết quả sản xuất của vụ Thu đông (mô hình lúa 3 vụ)………………...30
Bảng 8: Các chỉ tiêu kinh tế của các vụ trong năm (mô hình lúa 3 vụ)………....31
Bảng 9: Kết quả sản xuất của mô hình độc canh lúa 3 vụ………………………33
Bảng 10: Kết quả thống kê mô tả về một số thông tin chung của nông hộ sản xuất
theo mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ đậu xanh………………………………………… 33
Bảng 11: Cơ cấu chi phí sản xuất của vụ Đông xuân (mô hình 2 lúa – 1 đậu)…35
Bảng 12: Kết quả sản xuất vụ lúa Đông xuân (mô hình 2 lúa – 1 đậu)…………37
Bảng 13: Cơ cấu chi phí sản xuất của vụ đậu Xuân hè (mô hình 2 lúa – 1 đậu)..38
Bảng 14: Kết quả sản xuất của vụ đậu Xuân hè (mô hình 2 lúa – 1 đậu)……….40
Bảng 15: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Hè thu (mô hình 2 lúa – 1 đậu)….…...41

Bảng 16: Kết quả sản xuất của vụ lúa Hè thu (mô hình 2 lúa – 1 đậu)…………43
Bảng 17: Các chỉ tiêu kinh tế của các vụ trong năm (mô hình 2 lúa – 1đậu)…...44
Bảng 18: Kết quả sản xuất của mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ đậu………...45
Bảng 19: So sánh các chỉ tiêu kinh tế của hai mô hình…………………….…...46
Bảng 20: So sánh các tỷ số tài chính của hai mô hình………………………….47

ix


DANH MỤC HÌNH
--------

Trang
Hình 1: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Đông xuân..................................................24
Hình 2: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Hè thu…………………………………….27
Hình 3: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ Thu đông………………………………....30
Hình 4: Các chỉ tiêu kinh tế của 3 vụ sản xuất trong năm (mô hình lúa 3 vụ)...32
Hình 5: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Đông xuân……………………………36
Hình 6: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ đậu Xuân hè………………………………40
Hình 7: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Hè thu………………………………....43
Hình 8: Các chỉ tiêu kinh tế của 3 vụ sản xuất trong năm (2 lúa – 1 đậu)…….. 45

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là một trong những yếu tố quan trọng

nhất, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai có màu mỡ thì cây cối
mới tốt tươi. Thế nhưng trong quá trình canh tác, con người đã có những tác
động làm mất đi độ màu mỡ vốn có của đất. Thêm vào đó đất đai lại là nguồn tài
nguyên có hạn, diện tích đất nông nghiệp trong những năm gần đây đã giảm đáng
kể do Nhà nước chuyển sang sử dụng cho mục đích kinh tế khác. Vấn đề đặt ra
hiện nay cho ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung là làm thế
nào để giữ được độ màu mỡ của đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu
nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích đất canh tác và đảm bảo tính
bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Và một trong những giải pháp mà ngành nông nghiệp đưa ra để giải quyết
vấn đề trên là kêu gọi nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
tức không nên độc canh sản xuất một loại cây trồng, vật nuôi mà phải biết luân
canh để đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Chẳng
hạn như hạn chế trồng 3 vụ lúa trong năm, thay vào đó bằng cơ cấu thích hợp: 2
lúa – 1 màu hoặc 2 lúa – 1 tôm cá. Ngoài ra, Bộ nông nghiệp còn đề xuất các tỉnh
sản xuất lúa năng suất thấp nên chuyển hẳn sang nuôi trồng cây, con khác có hiệu
quả kinh tế cao hơn. Từ đó ổn định quỹ đất để đầu tư thâm canh, tăng năng suất,
hạ giá thành, tăng chất lượng gạo.
Huyện Trà Ôn, một trong số các huyện của tỉnh Vĩnh Long nơi có phần
lớn đất đai là đất nông nghiệp, người dân đa số sống bằng nghề nông, và chủ yếu
là trồng lúa. Có nhiều hộ sản xuất từ 3 – 4 vụ lúa trong năm làm cho đất đai trở
nên cằn cỏi. Mặt khác việc thâm canh lúa 3 vụ cũng góp phần làm cho sâu bệnh
phát triển liên tục, khiến cho vụ mùa sau dễ bị sâu rầy, dịch bệnh phá hoại. Nhận
thức được nguy cơ đó, một số hộ đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ
việc độc canh 3 vụ lúa trong năm sang luân canh 2 vụ lúa kết hợp 1 vụ màu. Để
đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kết hợp 2 vụ lúa – 1 vụ màu so với độc canh
lúa 3 vụ, tìm hiểu những yếu tố tác động đến thu nhập ròng của các nông hộ sản
1



xuất theo mô hình 2 lúa – 1 đậu, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế của mô hình luân canh 2 lúa – 1 đậu ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nên
em quyết định chọn đề tài: “So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh
2 lúa – 1 đậu với mô hình lúa 3 vụ ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của các nông hộ sản xuất theo mô
hình luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ đậu xanh với các nông hộ sản xuất theo mô hình
độc canh lúa 3 vụ ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong năm 2009. Bên cạnh đó
đề tài còn nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của
mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ đậu xanh. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao tính hiệu quả kinh tế cho mô hình sản xuất này ở huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu chung trên thì nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn trong những
năm gần đây
- Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình độc canh lúa 3 vụ
- Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh 2 lúa - 1 đậu xanh
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng của các nông hộ sản
xuất theo mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ đậu xanh
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất luân canh
2 vụ lúa – 1 vụ đậu xanh ở xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình luân
canh 2 vụ lúa – 1 vụ đậu xanh ở xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
1.3. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Giả thuyết cần kiểm định:

Giữa hai mô hình sản xuất: độc canh lúa 3 vụ và luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ
đậu xanh thì giả thuyết cần kiểm định là:
2


H0: Không có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa 2 mô hình sản xuất
H1: Có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình sản xuất
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Mô hình sản xuất lúa 3 vụ mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
- Mô hình sản xuất 2 vụ lúa – 1 vụ đậu mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
- Chi phí sản xuất, thu nhập, thu nhập ròng giữa hai mô hình có giống nhau
không?
- Có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình sản xuất luân canh 2 vụ
lúa – 1 vụ đậu xanh?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về không gian:
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các nông hộ sản xuất theo 2 mô hình: độc
canh lúa 3 vụ và luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ đậu xanh ở 2 xã Thiện Mỹ và Tích
Thiện thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2. Phạm vi về thời gian:
Đề tài tập trung phân tích và so sánh các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ
ngày 13/03/2010 đến 28/03/2010 về hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất:
lúa 3 vụ và 2 vụ lúa - 1 vụ đậu.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những hộ nông dân sản xuất theo mô
hình 3 vụ lúa và mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ đậu xanh ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO
- “So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh 2 lúa – 1 cá với mô
hình độc canh lúa 3 vụ ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” (2008) của Lê Anh

Tuấn. Đề tài tìm hiểu thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại
huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mô
hình 2 lúa – 1 cá với mô hình lúa 3 vụ. Đề tài đã đánh giá một cách tổng quát
hiệu quả đạt được từ sản xuất theo mô hình 3 vụ lúa chuyển sang sản xuất theo
mô hình 2 lúa – 1 cá, giúp nông dân huyện Cờ Đỏ lựa chọn mô hình sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với năng lực và mạnh dạng chuyển
dịch cơ cấu, phá thế độc canh cây lúa góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
3


- “Ước lượng hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng cây đậu nành ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long” (2004) của Phạm Hải Bửu. Mục tiêu nghiên cứu của đề
tài này là tìm hiểu về tình hình sản xuất đậu nành ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,
ước lượng hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng đậu nành và đưa ra những biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động trồng cây đậu nành ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
- “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cây cam
sành Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” (2008) của Phan Thị Cẩm Tú. Đề tài đi vào
phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam sành, những khó khăn của hộ nông
dân trồng cam sành, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao khả năng cạnh
tranh của cây cam sành trên thị trường nông sản.

4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

Vai trò của sản xuất nông nghiệp thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người
- Sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp
- Cung cấp lao động cho phát triển các ngành phi nông nghiệp trong quá
trình công nghiệp hóa
- Cung cấp một phần vốn tích lũy cho phát triển kinh tế
- Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp
- Góp phần tăng thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu nông sản.
2.1.2. Các yếu tố nguồn lực được sử dụng trong nông nghiệp:
- Sử dụng yếu tố nguồn lực ruộng đất trong nông nghiệp. Trong nông
nghiệp, ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Sự kết hợp
của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành tư liệu
sản xuất trong nông nghiệp. Không những thế, ruộng đất còn là tư liệu sản xuất
chủ yếu, không thể thay thế được.
- Sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Nguồn nhân lực
trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động.
- Sử dụng nguồn lực vốn trong nông nghiệp. Vốn là nguồn lực hạn chế đối
với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động
không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và lại trở về sản xuất.
Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư
liệu sản xuất và tiền lương cho nhân công đến sản phẩm hàng hóa và trở lại hình
thức tiền tệ. Như vậy vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

2.1.3. Ý nghĩa kinh tế của sản xuất cây lương thực
Cây lương thực chính là những cây có hạt, có tác dụng nuôi sống con
người và gia súc. Ở nước ta, cây lương thực chính gồm: lúa, ngô, đậu…trong đó
5



lúa là cây lương thực quan trọng nhất. Sản xuất lương thực là ngành chủ yếu của
sản xuất nông nghiệp, điều quan trọng bậc nhất đảm bảo sự hùng cường về mặt
kinh tế của đất nước. Vì vậy phát triển mạnh sản xuất lương thực, giải quyết tốt
vấn đề lương thực có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế cũng như đối với nông
nghiệp.
Lương thực là bộ phận chủ yếu cấu thành trong nguồn thức ăn hằng ngày
của con người. Nó thỏa mãn nhu cầu về năng lương cho cơ thể con người với giá
tương đối rẻ. Nó là loại sản phẩm thiết yếu của đời sống con người và không thể
thay thế được.
Sản xuất lương thực là cơ sở để sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế
quốc dân khác. Tốc độ phát triển và quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất vật
chất trong đó có nông nghiệp, trong chừng mực nhất định phụ thuộc vào sự phát
triển và năng suất lao động của ngành sản xuất lương thực.
Phát triển sản xuất lương thực có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố và
tăng cường khả năng quốc phòng, tăng nguồn dự trữ lương thực quốc gia để
phòng chống thiên tai.
2.1.4. Một số lý thuyết về độc canh và luân canh
2.1.4.1. Độc canh:
Độc canh là chỉ trồng một hoặc rất ít loại cây trên một khu đất. Những
hậu quả chủ yếu của việc trồng độc canh:
- Sâu bệnh dễ xâm hại khi chỉ gieo trồng một loại cây.
- Rủi ro kinh tế lớn vì khi chỉ trồng một loại cây nếu sâu bệnh, thiên tai
phá hoại sẽ thất bại hoàn toàn. Ngay cả khi được mùa, loại cây trồng đó thường
mất giá do cung thường lớn hơn cầu. Độc canh làm cho kinh tế hộ bấp bênh.
2.1.4.2. Luân canh:
a. Khái niệm:
Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời
gian trong cùng một chu kỳ nhất định.
- Sự thay đổi cây trồng theo thời gian: Trên cùng một khu đất, thời vụ

khác nhau trồng các loại cây khác nhau.
- Thay đổi cây trồng theo không gian: Cùng một loài cây trồng, cùng thời
vụ nhưng các năm khác nhau trồng trên mảnh đất khác nhau.
6


b. Tác dụng của luân canh:
- Luân canh có tác dụng điều hòa các chất dinh dưỡng trong đất. Mỗi loại
cây trồng yêu cầu lượng dinh dưỡng khác nhau. Trồng độc canh một loại cây dẫn
đến kiệt quệ một loại chất dinh dưỡng nào đó trong đất, còn luân canh các loại
cây khác nhau sử dụng dinh dưỡng khác nhau thì chất dinh dưỡng trong đất sẽ
được điều hòa.
- Luân canh có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất. Mỗi loại cây do đặc
điểm sinh học của rễ, do yêu cầu về môi trường sống và các biện pháp kỹ thuật
khác nhau (bón phân, tưới nước, làm đất…), nên trong quá trình sinh trưởng đã
tác động đến đất làm cho môi trường đất chặt, xốp, tốt, xấu không giống nhau.
Sự thay đổi giữa cây trồng cạn với cây trồng nước làm thay đổi môi trường đất,
thay đổi tính chất lý hóa trong đất và có tác dụng cải tạo tính chất của đất.
- Luân canh chống xói mòn đất. Ở những vùng đất dốc, hằng năm đất bị
xói mòn khá nhiều, độ phì trong đất giảm mạnh, năng suất cây trồng thấp. Luân
canh là biện pháp chống xói mòn có hiệu quả bởi nếu càng độc canh thì đất càng
bị xói mòn và năng suất cây trồng giảm.
- Luân canh giúp phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại. Sâu bệnh hại cây trồng có
tính chuyên tính, tức là chỉ hại một hoặc một số loại cây này nhưng lại không gây
hại đối với các loại cây trồng khác. Khi luân canh, môi trường thay đổi, cây trồng
thay đổi, sâu bệnh giảm. Cùng với cây trồng còn có cỏ dại chung sống, trên đồng
ruộng cỏ dại hại cây trồng nào thì chúng có những đặc điểm giống cây trồng đó.
Vì vậy khi thay đổi cây trồng, thay đổi môi trường đất, cỏ dại sẽ hạn chế hay bị
tiêu diệt.
- Luân canh giúp tăng năng suất cây trồng. Vì luân canh có tác dụng

nhiều mặt nên trong luân canh cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng
suất cao.
- Điều hòa lao động và vật tư nông nghiệp. Một trong những đặc điểm của
ngành trồng trọt là tính thời vụ cao. Mỗi loại cây trồng đòi hỏi phải được gieo
trồng đúng thời vụ và thu hoạch kịp thời. Vì vậy, độc canh một loại cây trồng thì
đến khi gieo trồng hoặc thu hoạch nhu cầu về lao động tăng nhanh, gây căng
thẳng về lao động. Trong thời gian luân canh, nếu biết cách bố trí nhịp nhàng
giữa tăng vụ và chuyển vụ sẽ có tác dụng điều hòa lao động và điều hòa vật tư
7


nông nghiệp tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất lao động và hiệu
quả sử dụng vật tư nông nghiệp.
2.1.5. Hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả kinh tế
2.1.5.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế:
Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là mối
quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ có thể
được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí gọi là hiệu
quả kinh tế.
Tiêu chí về hiệu quả thực ra là giá trị. Có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng
giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì sẽ không có hiệu quả. Hay
hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sản phẩm
sản xuất được với lượng vốn bỏ ra.
2.1.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả kinh tế:
a. Các chỉ tiêu kinh tế:
- Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố đầu vào phục vụ
cho quá trình sản xuất của nông hộ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất
bao gồm chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi.
+ Chi phí sản xuất cố định: là chi phí không thay đổi theo mức sản
lượng, là khoản phải chi ngay cả khi không sản xuất sản phẩm.

+ Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi theo sản lượng đầu ra.
- Doanh thu: là toàn bộ thu nhập có được của nông hộ từ hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu được tính như sau:
Doanh thu = Sản lượng x Giá bán x Diện tích đất gieo trồng
- Lợi nhuận (thu nhập ròng): là khoản tiền dôi ra sau khi trừ đi các khoản
chi phí.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
b. Các tỷ số tài chính:
- Thu nhập /Chi phí: là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia
tổng chi phí. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí có thể tạo ra bao nhiêu đồng
thu nhập.
- Thu nhập ròng /Chi phí: là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập
ròng chia tổng chi phí. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu
8


đồng thu nhập ròng.
- Thu nhập ròng / Ngày công lao động: là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng
thu nhập ròng chia tổng số ngày công lao động. Chỉ tiêu này cho biết một ngày
công lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập ròng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài nghiên cứu sử dụng cả hai loại số liệu: thứ cấp và sơ cấp.
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo hằng năm, tài liệu do cơ
quan thực tập cung cấp; từ báo, tạp chí, internet và các tài liệu có liên quan.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập bằng cách điều tra chọn mẫu, phỏng vấn
trực tiếp người nông dân ở xã Thiện Mỹ và xã Tích Thiện (huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long) thông qua bảng câu hỏi được thiết lập sẵn. Thông tin được thu thập
bao gồm thông tin về tình hình sản xuất của nông hộ, chi phí sản xuất, hình thức
tiêu thụ, năng suất, sản lượng…

Số mẫu điều tra là 60 mẫu. Trong đó, 30 mẫu điều tra về mô hình sản xuất
độc canh lúa 3 vụ ở xã Thiện Mỹ và 30 mẫu điều tra về mô hình sản xuất luân
canh 2 vụ lúa – 1 vụ đậu xanh ở xã Tích Thiện (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa
trên số liệu và thông tin được thu thập.
Cụ thể trong bài nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng
để thống kê, định lượng các yếu tố đầu vào ở mỗi mô hình sản xuất (diện tích sản
xuất, vốn sản xuất, số năm kinh nghiệm, số lao động gia đình). Bên cạnh đó em
cũng sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền để xác định được các chỉ
tiêu trung bình như: chi phí, thu nhập, năng suất,… của các mẫu điều tra.
b. Phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được sự
biến động của các số liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Trà Ôn.
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng
quy mô của các hiện tượng kinh tế.
9


- So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
T=

T2  T1
* 100%
T1

Trong đó:

-

T1: số liệu năm trước

-

T2: số liệu năm sau

-

T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%)

c. Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm Stata để xử lý và phân tích số
liệu. Trong đó, phần mềm Excel để xử lí số liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích
thống kê mô tả; phần mềm Stata để chạy mô hình hồi qui tương quan. Trong bài
nghiên cứu này phương pháp để chạy mô hình và xác định các biến sẽ được liệt
kê trước. Mô hình hồi qui tương quan sẽ được dùng để khảo sát sự tác động của
các biến độc lập lên thu nhập của các nông hộ sản xuất theo mô hình 2 vụ lúa – 1
vụ đậu xanh.
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi qui tuyến tính là để tìm ra các
nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó. Chọn những nhân tố ảnh
hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh
hưởng xấu.
Phương trình hồi qui tuyến tính có dạng:
Y= ß0 + ß 1x1 + ß2 x2 + ß3 x3 + ß4 x4
Trong đó:
Y: Thu nhập ròng của hộ nông dân sản xuất theo mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ
đậu xanh, đơn vị tính cho biến này là nghìn đồng.
ß0: Hệ số chặn
x1: Chi phí giống, bao gồm chi phí mua lúa giống và đậu giống, đơn vị

tính cho biến này là nghìn đồng.
ß1: Tham số cho biết mức độ ảnh hưởng của chi phí mua giống đến thu
nhập ròng của nông hộ.
x2: Chi phí nông dược, đơn vị tính cho biến này là nghìn đồng.
ß2: Tham số cho biết mức độ ảnh hưởng của chi phí nông dược đến thu
nhập ròng của nông hộ.
10


x3: Chi phí lao động thuê ngoài, đơn vị tính cho biến này là nghìn đồng.
ß3: Tham số cho biết mức độ ảnh hưởng của chi phí lao động đến thu
nhập ròng của nông hộ.
x4: Chi phí nhiên liệu, đơn vị tính cho biến này là nghìn đồng.
ß4: Tham số cho biết mức độ ảnh hưởng của chi phí nhiên liệu đến thu
nhập ròng của nông hộ.
Các tham số ß0, ß1, ß2, ß3, ß4 sẽ được ước lượng bằng phần mềm Stata.
Phải chọn biến đưa vào mô hình sao cho phù hợp vì rất dễ có sự tương quan
giữa các biến, phương sai sai số thay đổi xảy ra sẽ làm cho mô hình không có ý
nghĩa trong thực tế. Vì vậy mà sau khi chạy mô hình hồi qui tương quan em sẽ
kiểm tra đa cộng tuyến trong mô hình, dùng kiểm định White để kiểm tra mô
hình có phương sai sai số thay đổi hay không, và kiểm định d của Durbin –
Watson để kiểm tra mô hình có tự tương quan hay không.

11


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TRÀ ÔN
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY


3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Trà Ôn là một huyện của Tỉnh Vĩnh Long, nằm về hướng đông, cách
thành phố Vĩnh Long khoảng 40 km. Diện tích tự nhiên là 265,3 km². Phía đông
giáp huyện Vũng Liêm, tây giáp huyện Bình Minh, nam giáp huyện Cầu Kè và
tỉnh Sóc Trăng, bắc giáp huyện Tam Bình qua sông Măng Thít.
Trà Ôn nằm cặp sông Hậu, cách Cần Thơ 17 km, trải dài theo sông Măng
Thít (sông Măng Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu) nằm trên thủy lộ quốc gia
huyết mạch giữa đồng bằng nối với Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.
3.1.1. Tổ chức hành chính
Huyện Trà Ôn có 14 xã, thị trấn đó là thị trấn Trà Ôn và các xã: Thiện Mỹ,
Tân Mỹ, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hoà, Trà Côn,
Nhơn Bình, Hoà Bình, Xuân Hiệp và hai xã cù lao Lục Sĩ Thành, Phú Thành.
3.1.2. Địa hình
Trà Ôn có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình cao từ sông Hậu và
sông Trà Ôn - Mang Thít thấp dần về phía đông bắc, cao trình biến thiên từ 1,25 0,5 m. Vùng có cao trình từ 1 - 1,25 m gồm các xã ven sông Hậu và sông Trà Ôn
- Mang Thít như Tích Thiện, Thiện Mỹ, thị trấn Trà Ôn và Tân Mỹ. Vùng có cao
trình từ 0,75 - 1 m gồm các xã Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Trà Côn.
Vùng có cao trình từ 0,5 - 0,75 m gồm các xã Hòa Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình,
Thới Hòa.
Tổng diện tích đất sản xuất toàn huyện là 25.839,12 ha (chiếm 17,52%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh), chia ra:


Đất sản xuất nông nghiệp 21.657,06 ha, chiếm 83,82% diện tích đất sản

xuất toàn huyện; trong đó, cây hàng năm chiếm 70%, chủ yếu là trồng lúa, còn
lại là cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày chiếm 30%,
không có đất lâm nghiệp.



Đất chuyên dùng 812,83 ha, chiếm 3,15%.
12




Đất thổ cư 730,01 ha, chiếm 2,82% và đất chưa sử dụng 2.639,22 ha,
chiếm 10,21% diện tích đất tự nhiên.

Về tính chất cơ hóa, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính: đất phèn,
phù sa và cát giồng:


Nhóm đất phèn có 8.512 ha, chiếm 32,9% diện tích đất sản xuất, phân bố

chủ yếu ở các vùng trũng như Hòa Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hòa và 1
phần của Thuận Thới, Hựu Thành. Tuy đất phèn, nhưng tầng sinh phèn ở rất sâu
(đất phèn nông chỉ chiếm 34%), được cải tạo và canh tác khá thuần thục, bố trí 2,
3 vụ lúa trong năm cho năng suất khá cao.


Nhóm đất phù sa: 17.140 ha, chiếm 66,3% diện tích đất sản xuất, phân bố

tập trung ở các xã vùng cao ven sông Hậu và sông Măng Thít. Đây là vùng đất
phì nhiêu, vùng đất cao thuận tiện cho trồng cây ăn quả, những vùng đất thấp hơn
trồng lúa cho năng suất cao và luân canh lúa màu.


Nhóm đất cát giồng: 185 ha, chiếm 0,7% diện tích đất sản xuất, phân bố


tập trung ở 3 giồng cát: giồng Thanh bạch (xã Thiện Mỹ), giồng La Ghì (xã Vĩnh
Xuân) và giồng Gòn (xã Thuận Thới), chủ yếu là đất thổ cư, trồng cây lâu năm
và rau màu.
3.1.3. Khí hậu - Thủy văn
Cũng như các vùng Nam Bộ khác, Trà Ôn cũng mang tính chất khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 31-320C (tháng 4 thời tiết oi bức, nhiệt
độ cao nhất: 36°C; tháng giêng thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thấp nhất: 29°C), bình
quân hàng năm có 2.600 giờ nắng, ẩm độ trung bình 80-83% (độ ẩm tối đa
khoảng 92% và tối thiểu khoảng 62%). Một năm có 2 mùa rõ rệt:


Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây là mùa nắng gay

gắt, thường gây ra hạn hán, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.


Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình có khoảng 115 ngày mưa,

với lượng mưa khoảng 1400 - 1500 mm. Lũ thường xảy ra vào mùa này.
Trà Ôn có hệ thống sông ngòi chằng chịt, hoạt động theo chế độ bán nhật
triều, có nguồn nước ngọt quanh năm, chất lượng nước tốt (trừ một số xã như
Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Hựu Thành bị ảnh hưởng nhẹ do nước mặn xâm nhập
vào mùa khô), kết hợp với thời tiết mưa thuận gió hòa là các điều kiện hết sức
thuận lợi và, cần đầu tư khai thác phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
13


3.1.4. Kinh tế - Nông sản
Trà Ôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn

diện, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ. Trà Ôn có 2 xã cù lao
Lục Sỹ Thành và Phú Thành thuận lợi cho trồng cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản,
đặc biệt hiện nay phong trào nuôi cá tra xuất khẩu đang phát triển mạnh. Chợ nổi
Trà Ôn nằm trên sông Hậu là đầu mối tiêu thụ, trao đổi hàng hoá nông sản. Hệ
thống giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ là điều kiện để phát triển
kinh tế xã hội và phát triển du lịch sinh thái.
Các loại nông sản đặc trưng: Lúa, cam, bưởi, chôm chôm. Ngành truyền
thống : nông nghiệp, mộc, hồ, đánh bắt thuỷ sản .v.v.
3.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TRÀ ÔN TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn trong năm 2007:
1/ Về Cây lúa:
- Diện tích: 31.726 ha giảm 4420 ha so với năm 2006.
- Năng suất: 5,28 tấn/ha tăng 0,5 tấn/ha so với 2006.
- Sản lượng: 167.764 tấn giảm 5230 tấn so với 2006.
Mặc dù thời tiết bất lợi, dịch bệnh phát triển như rầy nâu, bệnh vàng lùn,
lùn xoắn lá, bệnh vàng lá vi khuẩn, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn… nhưng nhìn
chung năng suất lúa ổn định. Do giá vật biến động tăng làm ảnh hưởng đến sản
xuất, tuy nhiên giá lúa ổn định tương đối cao giá lúa thường trung bình từ 2.8003.000 đồng/kg, giá lúa thơm Jasmine 3.600-3.800 đồng/kg.
Về cơ cấu giống lúa sản xuất giống lúa chất lượng cao đạt 90% bao gồm
giống M3536, OMCS2000, OM2717, OM2718, OM2517, IR64, TN128,
VNĐ95-20 và 400 ha Jasmine 85 ở xã Thiện Mỹ.
2/ Sản xuất rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày:
Tổng diện tích 1964,7 ha tăng 52,5 ha so với năm 2006. Trong đó cây
công nghiệp 234 ha, rau màu 1622,7 ha, màu xuống ruộng 108 ha.
Rau màu xuống ruộng chuyển biến chậm tuy nhiên cũng góp phần tăng
thu nhập cho nông dân, từng bước hình thành cơ cấu 2 lúa – 1 màu tập trung ở
các xã Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Trà
Côn. Mô hình có hiệu quả kinh tế cao như 2 lúa 1đậu nành ở xã Thiện Mỹ, mô
14



×