Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cho lúa nếp cạn đặc sản tại tỉnh hà giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.17 KB, 27 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

ĐÀO THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC
CHO LÚA NẾP CẠN ĐẶC SẢN TẠI TỈNH HÀ GIANG

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN – 2018


2
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền

Phản biện 1:..........................................................
Phản biện 2:..........................................................

Luận án sẽ được bảo việ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học,
họp tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Vào hồi………giờ……, ngày …….tháng……..năm……...



Có thể tìm luận án tại
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


3
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NCS
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đào Thị Thu Hương, Trần Văn Điền, Dương Thị Nguyên (2016).
“Nghiên cứu phương thức bón và khoảng cách gieo hạt
trong canh tác giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng tại Hà
Giang”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt
Nam, (6) pp. 90 -95.
2. Đào Thị Thu Hương, Trần Văn Điền, Dương Thị Nguyên (2016).
“Nghiên cứu các phương thức phòng trừ cỏ dại trong canh tác
giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng tại tỉnh Hà Giang”. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, (6) pp. 96 – 99.
Pp 3 – 8.
3. Đào Thị Thu Hương, Trần Văn Điền, Dương Thị Nguyên (2016).
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số
giống lúa nếp cạn tại Hà Giang”. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Đại học Thái Nguyên, chuyên san Nông – Sinh Y, (11).
4. Hoàng Thị Bích Thảo, Trần Văn Điền, Đào Thị Thu Hương
(2016). “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác
đối với giống lúa nếp cạn đặc sản Khẩu Nua Trạng tại Hà
Giang”. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (23)
pp.52-58.



4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập hiện nay, phát triển lúa gạo không chỉ đảm
bảo an ninh lương thực mà còn đi sâu vào chất lượng và phát triển bền
vững. Lúa cạn (lúa nương) là loại lúa gieo trên đất trồng cạn như các
loại hoa màu không tích nước trong ruộng. Bên cạnh khả năng thích
nghi tốt trong điều kiện canh tác nhờ nước trời, lúa cạn còn được biết
đến bởi chất lượng thơm ngon mang đặc trưng vùng miền bởi các sản
phẩm được làm từ gạo nương. Hà Giang là một trong các tỉnh miền
núi phía Bắc của Việt Nam có nhiều cây trồng đặc sản trong đó phải
kể đến là các giống lúa cạn (lúa nương). Tại đây, các giống lúa nếp
cạn và tẻ cạn đều được gieo trồng chính trong vụ mùa, chiếm khoảng
3% tổng diện tích lúa mùa. Giống có nhiều đặc điểm tốt như sinh
trưởng phát triển trong điều kiện hoàn toàn nhờ nước trời, chịu được
nóng, được hạn, và đặc biệt bởi chất lượng gạo cao, hạt gạo trong,
cơm và xôi dẻo. Tuy nhiên hạn chế trong canh tác lúa cạn và lúa nếp
cạn tại địa phương năng suất vẫn thấp chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha (Cục
thống kê tỉnh Hà Giang năm 2016). Nguyên nhân chủ yếu là do
giống, biện pháp kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch và điều kiện thời tiết
ảnh hưởng đến năng suất. Do vậy, bên cạnh việc bảo tồn cần phải tìm
các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống vừa tạo điều kiện
để giống phát huy được tiềm năng sinh học và nâng cao năng suất.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc “Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cho
lúa nếp cạn đặc sản tại tỉnh Hà Giang” phục vụ cho công tác bảo
tồn nguồn gen lúa cạn và sản xuất lúa chất lượng cao tại địa phương,
cây lương thực bản địa thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu rất
cấp thiết.



5
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng sản xuất và xác định được hạn chế trong
canh tác lúa cạn, lúa nếp cạn của tỉnh Hà Giang.
- Xác định được giống lúa nếp cạn có thời gian sinh trưởng phù
hợp, năng suất cao, chất lượng tốt, chịu hạn để phát triển sản xuất.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất giống
lúa nếp cạn có triển vọng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của
tỉnh Hà Giang.
3. Những đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá được thực trạng sản xuất lúa và lúa cạn của tỉnh
Hà Giang: Tỉnh Hà Giang có diện tích gieo trồng lúa cạn chiếm
khoảng 3% tổng diện tích lúa mùa với cơ cấu giống lúa nếp, tẻ địa
phương còn khá đa dạng. Tuy nhiên năng suất lúa cạn còn thấp chỉ từ
1,9 – 2,2 tấn/ha do nhiều giống địa phương chưa được phục tráng và
biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu theo kinh nghiệm chưa thật phù
hợp với môi trường đã thay đổi.
- Xác định được giống lúa nếp cạn có triển vọng tại tỉnh Hà
Giang làm cơ sở cho bảo tồn và sử dụng nguồn gen cho chọn tạo
giống lúa nếp mới: Từ đánh giá, so sánh 06 giống lúa nếp cạn địa
phương, đã xác định được giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng có thời
gian sinh trưởng ngắn (126 ngày), cao cây trung bình (126,5cm), đẻ
nhánh khá, chịu hạn tốt (điểm 3), năng suất thực thu cao (3,63
tấn/ha), hàm lượng amylose 5,85%, chất lượng xôi dẻo, thơm.
- Xác định được một số các biện pháp kỹ thuật phù hợp làm
tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp cạn
Khẩu Nua Trạng, cụ thể: Xác định được một số các biện pháp kỹ
thuật phù hợp làm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế của
giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng, cụ thể: Thời vụ gieo hạt từ ngày

5 đến 20 tháng 6 dương lịch, gieo hạt với mật độ 30 cây/m 2, khoảng
cách gieo cây cách cây 17 cm, hàng cách hàng 20 cm, hoặc khoảng
cách cây cách cây 17 cm, hàng rộng 30 cm, hàng hẹp 10 cm; bón


6
phân cho 1 ha với lượng 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 60 kg N + 60 kg
P2O5 + 45 kg K2O/ha + 300 kg vôi bột, bón bằng phân NPK rời theo
phương thức rạch hàng sâu 6 – 8 cm, hoặc phân NPK được nén thành
viên bón vùi sâu 6 – 8 cm; làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày kết hợp
phun Mizin 80WP sau khi cỏ mọc lại được 1 - 3 lá. Hoặc xử lý cỏ
trước gieo 15 ngày bằng Lyphoxim và sau khi lúa mọc 45 ngày tiếp
tục làm cỏ bằng tay. Thử nghiệm biện pháp kỹ thuật mới của đề tài
qua mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình đề tài vượt so
với mô hình thực tế của địa phương là 35,7% đến 42,7% tại hai
huyện thử nghiệm.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung thông tin khoa học về đặc điểm hình thái, sinh trưởng
phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chịu hạn của một số giống
lúa nếp cạn địa phương được gieo trồng tại tỉnh Hà Giang.
- Cung cấp thêm cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật
canh tác giống lúa nếp cạn được gieo trồng tại Hà Giang nói riêng và
ở miền núi phía Bắc nói chung.
- Kết quả nghiên cứu có giá trị về khoa học cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và phát triển nguồn gen lúa cạn, lúa chịu hạn, lúa nếp cạn
địa phương chất lượng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu hạn hán
tăng cao.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng có thời gian

sinh trưởng phù hợp, chịu hạn tốt, năng suất cao, chất lượng xôi dẻo
và thơm phục vụ cho công tác sản xuất lúa chất lượng cao tại tỉnh Hà
Giang.
- Xác định được thời vụ gieo hạt, tổ hợp mật độ phân bón, kỹ
thuật bón phân và khoảng cách gieo hạt, biện pháp phòng trừ cỏ dại
đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng giúp tăng năng suất của
giống.


7
- Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật
canh tác phù hợp cho giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng đạt năng
suất, tăng hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người dân
trồng lúa cạn tại tỉnh Hà Giang và góp phần đẩy mạnh chuỗi sản xuất
hàng hoá nông sản chất lượng.
5. Bố cục của luận án
Luận án được trình bày trong 145 trang không kể phần phụ
lục, gồm 3 chương, 37 bảng số liệu, 3 hình, 8 phụ lục, 142 tài liệu
tham khảo được sử dụng, trong đó 63 tài liệu tiếng việt, 76 tài liệu
tiếng nước ngoài, 02 tài liệu từ trang web.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
- Lúa cạn được trồng chủ yếu tại các vùng trên thế giới như châu
Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh, năng suất và sản lượng lúa cạn hầu
hết ở các khu vực này đều thấp. Tại Việt Nam lúa cạn được gieo
trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực miền Trung và
Tây Nguyên. Hà Giang có diện tích trồng lúa cạn rải rác tại 9 trên 11
huyện của tỉnh, tuy nhiên các biện pháp kỹ thuật giúp cải tiến năng
suất đối với giống tại địa phương chưa có và hầu như ít được đề cập
đến tại vùng. Do vậy nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nâng cao

năng suất cho giống là một khoảng trống cần được nghiên cứu.
- Lúa cạn nói chung và lúa nếp cạn nói riêng mang những đặc
điểm hình thái thích nghi với môi trường cạn, bộ lá to khoẻ có khả
năng cuộn lại và phục hồi sau hạn, bộ rễ hình ống giúp cho cây có
khả năng dễ dàng hút nước tại các tầng đất sâu. Tuy nhiên hạn chế
lớn của lúa cạn và lúa nếp cạn nhiều sâu bệnh hại, cỏ dại dẫn đến
năng suất thấp. Để giải quyết vấn đề trên, một số nghiên cứu đã tập
trung nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật như lựa chọn giống, mật
độ phân bón, thời vụ, phòng trừ cỏ dại… nhằm cải thiện năng suất.
- Cụ thể trong chọn tạo giống, các nghiên cứu tập trung vào
chọn lọc tạo ra các giống lúa cạn và lúa nếp cạn cải tiến, thu thập,


8
tuyển chọn các giống phù hợp với điều kiện sinh thái, ứng dụng các
chỉ thị phân tử trong chọn tạo… Bước đầu đã đưa ra được một số
giống lúa cạn và lúa nếp cạn cải tiến có khả năng chịu thâm canh,
năng suất cao hơn. Tuy nhiên việc tuyển chọn những giống lúa cạn
bản địa phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng chưa được nghiên
cứu sâu.
- Bên cạnh đó các nghiên cứu về mật độ và phân bón cho lúa cạn
cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Những nghiên cứu này tập
trung nghiên cứu về liều lượng bón và mật độ gieo trồng hợp lý nhằm
đưa ra được tổ hợp lượng bón phân và mật độ tối ưu cho từng giống.
Tuy nhiên những nghiên cứu trên chưa được tập trung nhiều tại các
tỉnh, các huyện miền núi phía Bắc đặc biệt là tỉnh Hà Giang. Các
nghiên cứu ứng dụng cải tiến trong canh tác lúa cạn như phương thức
bón phân, bón tiết kiệm hiệu quả và khoảng cách gieo hạt phát huy
tối đa hiệu quả của ánh sáng, tăng hiệu ứng đường biên, cũng là
những vấn đề ít được đề cập đến trong các nghiên cứu về kỹ thuật

canh tác đối với lúa cạn.
Từ những nhận xét trên chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu bổ
sung các biện pháp kỹ thuật đối với giống lúa nếp cạn phù hợp với
điều kiện sinh thái của tỉnh Hà Giang là việc làm cần thiết trong việc
thúc đẩy quá trình phát triển hàng hoá nông sản chất lượng cao của
vùng và bảo tồn tại chỗ sự đa dạng của nguồn gen lúa cạn tại địa
phương thích ứng với biến đổi khí hậu.


9
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu giống
Sáu giống lúa nếp cạn được thu thập tại các xã huyện thuộc tỉnh Hà
Giang (Đổng Đẹo Bụt, Khẩu Nua Trạng, Khẩu Nua Đeng, Lổng Râu,
Khẩu Nua Cồ, Nếp Nương).
2.1.1. Nguyên, vật liệu khác
+ Phân viên nén nhả chậm do Công ty cổ phần Phát triển Phân bón
Nông nghiệp I, nhãn hiệu Lục Thần Nông sản xuất. Thành phần đạm
(N2) 10%; Lân (P2O5) 10%; Kali (K2O) 7,5%, bổ sung các nguyên tố
dinh dưỡng trung và vi lượng dạng vết (phần triệu), trọng lượng viên
phân nén 0,8 gam.
+ Phân đạm Urê Phú Mỹ có hàm lượng đạm (N) là 46,3%; Phân
supe lân Lâm Thao có hàm lượng lân (P2O5) là 16,5%; Phân kaliclorua
có hàm lượng K2O là 60%. Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh dùng bón
lót có thành phần độ ẩm 30% hữu cơ: 15%, P 2O5 hữu hiệu: 1,5%, Acid
Humic; 2,5%, trung lượng: Ca: 1,0%, Mg: 0,5%, S: 0,3%, các chủng vi
sinh vật hữu ích Bacilus: 1 × 10 6 CFU/g, Azotobacter: 1x 106 CFU/g,

Aspergillus sp: 1x106 CFU/g.
- Các loại thuốc trừ cỏ
+ Thuốc trừ cỏ không chọn lọc, hậu nảy mầm (Pre-emergency):
Lyphoxim 41 SL hoạt chất Glyphosate isopropylamine salt 480 gr/l của
công ty Bảo vệ thực vật Sài Gòn;


10
+ Thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm và hậu nẩy mầm sớm (Post emergency): Mizin 80WP gồm có hoạt chất Atrazine 80% và chất phụ
gia 20%.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
- Điều tra, đánh giá thực trạng các biện pháp canh tác lúa cạn tại 4
khu vực thuộc tỉnh Hà Giang bao gồm huyện Bắc Quang, huyện Bắc
Mê, huyện Xín Mần, huyện Vị Xuyên.
- Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống lúa nếp
cạn Khẩu Nua Trạng được thực hiện tại: Trung tâm Khoa học kỹ thuật
giống cây trồng Đạo Đức thuộc xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà
Giang (22044’04’’B, 104058’21’’Đ).
- Xây dựng mô hình trình diễn và đánh giá hiệu quả sản xuất giống
lúa Khẩu Nua Trạng được thực hiện tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
và huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
2.2.2. Thời gian: Các nội dung thí nghiệm được thực hiện từ tháng
5/2013 - 12/2016 (Thời gian cụ thể được trình bày chi tiết trong mỗi thí
nghiệm được đưa ra).
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Điều tra tình hình sản xuất lúa và lúa cạn tỉnh Hà
Giang
- Nội dung 2: Xác định giống lúa nếp cạn có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, chịu hạn để phát triển sản xuất.

- Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất
giống lúa nếp cạn có triển vọng tại tỉnh Hà Giang.


11
- Nội dung 4: Thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất
và đánh giá hiệu quả sản xuất của giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng có
triển vọng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa cạn tỉnh Hà Giang
- Địa điểm điều tra: Tiến hành điều tra tại 4 huyện có diện tích
trồng nhiều lúa cạn của cả vùng gồm huyện Bắc Mê, huyện Bắc Quang,
huyện Xín Mần, huyện Vị Xuyên.
- Phương pháp điều tra: Thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
2.4.2. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm 1, 2, 5 được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
(RCBD), nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm hai nhân tố (3,4) được bố trí theo
ô chính ô phụ, nhắc lại 3 lần.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số
giống lúa nếp cạn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các thời vụ gieo hạt đến sinh
trưởng và năng suất của giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng (Vụ sớm
gieo 5/6; Chính vụ gieo 20/6; Vụ muộn gieo 5/7).
- Nghiên cứu tổ hợp của mật độ gieo và liều lượng phân bón
thích hợp cho giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Nhân tố phụ (ô lớn) là phân bón (P) gồm 4 mức bón phân:
+) P1: 20 kg N + 20 kg P2O5 + 15 kg K2O
+) P2: 40 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O
+) P3: 60 kg N + 60 kg P2O5 + 45 kg K2O
+) P4: 80 kg N + 80 kg P2O5 + 60 kg K2O

Nhân tố chính (ô nhỏ) là mật độ (M) gồm 3 mức mật độ:
+ M1: 20 khóm/m2
+ M2: 30 khóm/m2


12
+ M3: 40 khóm/m2
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức bón phân và
khoảng cách gieo hạt đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa nếp
cạn Khẩu Nua Trạng
Nhân tố phụ (ô lớn) là phương thức bón (P) gồm 3 phương thức:
+) P1: NPK rời được vãi trên mặt luống theo phương thức
truyền thống
+) P2: NPK rời được bón theo rạch hàng sâu 6 - 8 cm
+) P3: NPK được nén thành viên bón vùi sâu 6 - 8 cm
Nhân tố chính (ô nhỏ) khoảng cách gieo hạt (A) gồm 3 mức:
A1 : Mật độ 30 khóm/m2, khoảng cách cây cách cây 17 cm hàng
cách hàng 20 cm
A2 : Mật độ 30 khóm/m2, khoảng cách cây cách cây 17 cm, hàng
rộng 30 cm, hàng hẹp 10 cm.
A3 : Mật độ 30 khóm/m2, khoảng cách cây cách cây 13 cm,
hàng rộng 40 cm, hàng hẹp 10 cm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức phòng trừ cỏ dại đối
với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng.
+ Công thức 1: Làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày (đối chứng)
+ Công thức 2: Làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày và 45 ngày
+ Công thức 3: Xử lý cỏ trước gieo 15 ngày bằng Lyphoxim và
làm cỏ bằng tay sau 45 ngày gieo.
+ Công thức 4: Xử lý cỏ sau gieo bằng Mizin 80WP khi cỏ mọc
được 1 - 3 lá

+ Công thức 5: Làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày + Phun Mizin
80WP sau khi cỏ mọc lại được 1 -3 lá.


13
- Thử nghiệm biện pháp kỹ thuật mới của đề tài và đánh giá hiệu
quả sản xuất giống lúa nếp cạn có triển vọng qua hai mô hình trình
diễn tại hai điểm (điểm 1: xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà
Giang và điểm 2: xã Quang Minh huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang).
Quy mô trình diễn: Diện tích xây dựng một mô hình là 10.000m 2
(1ha)
2.4.2. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
(*) Một số đặc điểm nông sinh học: Ngày đẻ nhánh, ngày kết thúc đẻ
nhánh, ngày trỗ, ngày kết thúc trỗ, độ dài giai đoạn trỗ, chiều cao cây,
thời gian sinh trưởng.
(*) Chỉ tiêu cấu thành năng suất: số bông hữu hiệu, số hạt/bông, tỷ lệ
hạt lép, khối lượng 1.000 hạt (gam), năng suất hạt (tạ/ha).
(*) Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh hại: Sâu đục thân, rầy nâu,
bệnh Đạo ôn lá, bệnh Bạc lá.
(*) Phương pháp nghiên cứu phẩm chất hạt: Kích thước hạt và dạng
hạt, hương thơm, phân loài phụ Indica, Japonica, phương pháp phân
tích hàm lượng, bạc bụng, tỷ lệ gạo lật và gạo xát, tỷ lệ thu hồi gạo
nguyên, phân tích hàm lượng protein, phương pháp nghiên cứu chất
lượng cơm/xôi.
(*) Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm.
+ Lãi thuần = Tổng thu – tổng chi
+ Tổng thu = Năng suất (tạ/ha) x giá bán/tạ
+ Tổng chi: Chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
công lao động.
+ Tỷ suất lợi nhuận (VCR): VCR = V/C

Trong đó: V: Lãi tăng do biện pháp kỹ thuật tác động
(V = Thu nhập tăng do bón phân – Chi phí tăng do bón phân)
C: Chi phí tăng do áp dụng biện pháp kỹ thuật


14
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Nhập và xử lý các số liệu thông thường bằng phần mềm Excel.
- Xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA)
để so sánh số trung bình của các chỉ tiêu trong thí nghiệm bằng phần
mềm SAS 9.0 (Lê Quang Hưng, 2010).
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa và lúa cạn của tỉnh Hà Giang
Canh tác lúa cạn của tỉnh Hà Giang chủ yếu theo hình thức
quảng canh, tận dụng những diện tích đất mới khai phá màu mỡ để
gieo trồng và ít được đầu tư về phân bón và các biện pháp kỹ thuật
canh tác khác. Giải pháp khắc phục đó là áp dụng một số biện pháp
kỹ thuật trong canh tác lúa cạn như mật độ, phân bón, phương thức
bón phân, biện pháp phòng trừ cỏ dại giúp nâng cao năng suất giải
quyết sinh kế và góp phần tích cực trong việc bảo tồn tại chỗ sự đa
dạng của nguồn gen lúa cạn tại vùng.
3.2. Xác định giống lúa nếp cạn có thời gian sinh trưởng ngắn,
năng suất cao, chất lượng tốt, chịu hạn để phát triển sản xuất
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các giống lúa nếp cạn trong vụ Mùa 2014
Giống
Lổng Râu
Khẩu Nua Đeng
Khẩu Nua Cồ

Khẩu Nua Trạng
Đổng Đẹo Bụt
Nếp Nương

Bông/m2
(bông)
153d
177c
174b
207a
183b
159cd

Hạt
chắc/bông
(hạt)
70,1b
79,5a
80,9a
78,8ab
80,3a
75,2ab

P1000
hạt
(gr)
26,1
28,2
30,3
33,8

36,1
27,2

NSLT NSTT
(tấn/ha) (tấn/ha)
2,88d
3,97b
4,26b
5,51a
5,31a
3,25c

2,13b
3,59a
3,42a
3,63a
3,58a
2,51b


15
P

<0,01

<0,05

>0,05

<0,01


<0,01

CV%
14,4
14,2
13,7
14,2
9,8
(Trong cùng một cột các công thức có kí tự giống nhau không sai
khác ở mức độ tin cậy 95%)
Từ kết quả trên các giống nếp cạn Đổng Đẹo Bụt, Khẩu Nua Trạng,
Khẩu Nua Đeng, Lổng Râu, Khẩu Nua Cồ, Nếp Nương, đã chọn ra được
giống Khẩu Nua Trạng có nhiều đặc điểm vượt trội hơn cả về khả năng
đẻ nhánh, số bông/khóm, số hạt chắc/bông và có năng suất thực thu cao
nhất (3,63 tấn/ha), dạng hạt bán thon, hạt gạo có mùi thơm nhẹ. Chất
lương xôi rất ngon, rất dẻo, độ dính tốt, xôi trắng bóng có mùi hương rất
thơm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
3.3. Hoàn thiện quy trình canh tác giống lúa nếp cạn có triển
vọng tại tỉnh Hà Giang
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Số
Tổng số
Hạt
NSLT
KL1000
bông/khóm hạt/bông chắc/bông
(tấn/ha
hạt (gr)

(dảnh)
(hạt)
(hạt)
)
Năm 2015
Vụ sớm (5/6)
5,0b
123,6
80,8
34,0
4,12b
Vụ chính
6,1a
129,5
86,0
33,8
5,32a
(20/6)
Vụ muộn
4,2c
121,3
77,5
33,9
3,31b
(5/7)
P
<0,01
>0,05
>0,05
>0,05

<0,01
Năm 2016
Vụ sớm (5/6)
5,9b
122,6
81,6
33,0
4,31b
Vụ chính
6,9a
125,9
88,1
35,9
5,23a
(20/6)
Vụ muộn
4,8c
123,5
78,6
34,6
3,26b
(5/7)
P
<0,01
>0,05
>0,05
>0,05
<0,01
Thời vụ


NSTT
(tấn/ha)
2,97ab
3,73a
23,7b
<0,01
2,91ab
3,72a
2,35b
<0,01

(Trong cùng một cột, các công thức có kí tự giống nhau không sai khác
ở mức tin cậy 95%; TGST: Thời gian sinh trưởng; KL1000 hạt: Khối
lượng 1000 hạt; NSLT: Năng suất lý thuyết; NSTT: Năng suất thực thu).


16
Thời vụ gieo trồng phù hợp nhất đối với giống Khẩu Nua Trạng là
20 tháng 6 dương lịch. Không nên gieo hạt vào vụ muộn (mùng 5/7
dương lịch) làm giảm đáng kể đến sinh trưởng và năng suất lúa.
3.3.2. Ảnh hưởng tổ hợp mật độ phân bón sinh trưởng và phát
triển của giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến
năng suất lý thuyết, năng suất thực thu Khẩu Nua Trạng
Mật độ
Chỉ tiêu

Phân bón

M1


M2

P(M*P)

NSLT
(tấn/ha)

NSTT
(tấn/ha)

M3

Trung bình
(P)

>0,05

P1

2,90

3,67

3,01

3,19c

P2


3,54

4,51

3,81

3,95b

P3

4,38

5,94

3,77

4,70a

P4
Trung bình
(M)
P (M)

4,70

5,02

4,53

4,75a


3,88A 4,78B 3,78C
<0,01

P (P)

<0,01

P(M*P)

>0,05

P1

2,06

2,66

1,92

2,21c

P2

2,70

3,13

2,92


2,92b

P3

3,35

3,83

2,76

3,31a

P4
Trung bình
(M)
P (M)

2,93

3,51

3,11

3,18ab

2,76A 3,28B 2,68C
<0,01

P (P)


<0,01

P(M*P)

>0,05


17
Tổ hợp M2 (30 khóm/m2) với lượng phân bón P3 (1 tấn phân vi
sinh+ 60 kg N + 60 kg P 2O5 +45 kg K20 ha + 300 kg vôi bột) là tổ
hợp phát huy được tốt nhất tiềm năng của giống.
3.3.3. Ảnh hưởng của phương thức bón phân và khoảng cách gieo hạt
trong canh tác giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của phương thức bón phân và khoảng
cách gieo hạt đến các yếu tố cấu thành năng suất
Chỉ
tiêu

Hạt
chắc/bô
ng (hạt)

NSLT
(tấn/ha)

NSTT
(tấn/ha)

Khoảng cách
Phân bón

P1
P2
P3
Trung bình
(A)
P (A)
P (P)
P(A*P)
P1
P2
P3
Trung bình
(A)
P (A)
P (P)
P(A*P)
P1
P2
P3
Trung bình
(A)
P (A)
P (P)
P(A*P)

A1

A2

A3


75,9
88,1
89,9

73,5
88,8
89,6

69,6
85,8
83,6

84,6

83,9

79,7

3,90
5,86
5,50
5,09A

2,92
3,93
3,99
3,61A

>0,05

<0,05
>0,05
3,79
3,42
5,69
4,71
5,89
4,10
4,07
5,12A
A
<0,05
<0,05
>0,05
2,83
2,51
3,90
3,69
3,92
3,59
3,26
A
3,55
A
<0,05
<0,05
>0,05

Trung bình
(P)

73,0b
87,5a
87,7a

3,70b
5,42a
5,16a

2,75b
3,83a
3,89a


18
Hai tổ hợp A1P3 (cây cách cây 17 cm, hàng cách hàng 20 cm
kết hợp với phương thức bón NPK nén thành viên bón vùi sâu);
A2P3 (cây cách cây 17 cm, hàng rộng 30 cm và hàng hẹp 10 cm kết
hợp với phương thức bón phân NPK nén thành viên), giống đạt
NSLT và NSTT cao hơn các tổ hợp còn lại.
3.3.4. Ảnh hưởng của các phương thức phòng trừ cỏ dại trong
canh tác giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
3.3.4.1. Thành phần và mức độ xuất hiện của các loài cỏ dại trên khu
đất trồng lúa nếp cạn thí nghiệm
Bảng 3.32. Thành phần và mức độ xuất hiện của các loài cỏ dại
trên khu đất trồng lúa nếp cạn thí nghiệm

TT

1


Tên Việt
Nam

Tên Khoa học

Cỏ mần trầu

Elusine indica (L.) Gaertn
Dighitaria timorensis Pest
2 Cỏ chân nhện
Miq
Rotboallia compressa
3 Cỏ giầy
Linn.f.
4 Cỏ bông lau Saccharum spontaneum L.
5 Cỏ mía
Saccharum officianarum L.
6 Cỏ gừng bò Panicumrepens Linn
7 Cỏ lông công Sparobolus elonggatusR. Br
Imperata cyfindrica(L)
8 Cỏ tranh
Beauv
9 Cỏ gấu
Cyperus rontundus Linn
10 Cỏ lác xoà
Cyperus serotinus Rott
11 Vừng ráp
Leucas aspera (Wirld) Link
Leucas zeylanica (Wirld)
12 Vừng đất

Link
13 Cứt lợn
Agaratum conyjoides L.
Cyanotisaxillaris (L) Roemat
14 Thài lài
Schult
Altemathera sessilis (L) R.
15 Rau dệu
Br.ex Roem&Schult
16 Dền cơm

Amranthus viridis L.

Mức độ
xuất hiện
Họ thực vật
trên khu
đất trồng
lúa nếp cạn
Poaceae
++
++
Poaceae
Poaceae
Poaceae
Poaceae
Poaceae
Poaceae
Poaceae
Cyperaceae

Cyperaceae
Lamiaceae
Lamiaceae
Astaraceae
Commalinace
ae
Amaranthacea
e
Amaranthacea
e

+
++
+
++
++
+
+++
++
+++
+++
++
+
+
+


19

TT


Tên Việt
Nam

Tên Khoa học

17 Cây trinh nữ

Mimosa invisa Mart.ex
Colla

18 Rau sam

Portulacacleraceae L

Mức độ
xuất hiện
Họ thực vật
trên khu
đất trồng
lúa nếp cạn
+++
Leguminosae
Portulacacea
e

+

Ghi chú:+ = Ít phổ biến (hiếm); ++ = Phổ biến; +++= Rất phổ
biến

Thành phần cỏ dại chính được điều tra tại khu thí nghiệm về lúa
nếp cạn đều là các loài nằm trong mục các loài cỏ dại đối với cây
trồng cạn thuộc họ lá rộng, họ hoà thảo, cỏ năn, cỏ lác. Kết quả thí
nghiệm cho thấy mức độ xuất hiện các loại cỏ như vừng ráp, vừng
đất, trinh nữ, cỏ gấu ở mức độ rất phổ biến (loài chiếm > 70%), tiếp
theo là các loại cỏ xuất hiện ở mức độ phổ biến như cỏ mần trầu, cỏ
chân nhện, cỏ bông lau, cỏ gừng bò, cỏ lông công, có lác xoà, cỏ cứt
lợn (loài chiếm 50 - 60%), xuất hiện ở mức độ ít phổ biến (hiếm) là
các loài cỏ giày, cỏ tranh, thài lài, rau dệu, dền cơm, rau sam (loài
chiếm <10%). Nguyễn Thị Tân và cs. (2000), cũng đã có kết luận
tương tự khi nghiên cứu về thành phần cỏ dại trên đất trồng lúa cạn
có tới 35 loài và đều thuộc vào các loài cỏ lá rộng, cỏ năn, cỏ lắc, cỏ
thuộc họ hoà thảo.
3.3.4.2. Khối lượng cỏ tươi sau khi tiến hành thực hiện các phương
thức phòng trừ cỏ dại trên giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Khối lượng cỏ tươi thu được khác nhau ở mỗi công thức và
được chia làm 3 nhóm a, b và c, trong đó biện pháp làm cỏ bằng tay
sau gieo 25 ngày (CT1) có hiệu lực phòng trừ cỏ dại chắc chắn thấp
nhất được xếp vào nhóm a (112,2g/m 2), tiếp theo là công thức phun


20
Mizin 80WP khi cỏ mọc được 1 - 3 lá (CT4) được xếp vào nhóm b
(65,6 g/m2). Các công thức trừ cỏ còn lại là công thức làm cỏ bằng
tay sau gieo 25 ngày và 45 ngày (CT2); công thức xử lý cỏ trước gieo
15 ngày bằng thuốc Lyphoxim 41SL kết hợp làm cỏ tay sau gieo 45
ngày (CT3); công thức làm cỏ tay sau gieo 25 ngày và phun Mizin
80WP khi cỏ mọc lại được 1-3 lá (CT5) được xếp vào nhóm c, là
nhóm những công thức có hiệu lực trừ cỏ tương đương nhau và tốt
hơn so với hai CT1 và CT4. Hiệu quả phòng trừ cỏ dại tại công thức

CT5 đạt (80,8%), CT2 đạt (70,7%), CT3 đạt (68,1%) so với CT1.
Như vậy việc kết hợp giữa làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày và phun
Mizin 80 WP sau khi cỏ mọc lại được 1 -3 lá có hiệu lực phòng trừ cỏ
dại tốt nhất. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Ismaila U et
al., (2011) khi theo dõi hiệu lực của các công thức trừ cỏ cho lúa cạn
tại Badeggi, Nigeria đã nhận xét việc kết hợp công thức làm cỏ bằng
tay sau gieo 25 ngày và kết hợp phun thuốc thảo dược Orizo plus cho
hiệu quả phòng trừ cỏ dại tốt.
Bảng 3.33. Khối lượng cỏ (g/m2) sau khi tiến hành thực hiện các
biện pháp xử lý cỏ dại đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Công thức
làm cỏ
CT1: Làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày (đối
chứng)
CT2: Làm cỏ tay sau gieo 25 ngày và 45 ngày
CT3: Xử lý cỏ trước gieo 15 ngày bằng Lyphoxim
và làm cỏ bằng tay sau 45 ngày gieo

Khối lượng Hiệu
cỏ (g/m2) quả (%)
112,2a

-

32,9c

70,7

35,8c


68,1


21
CT4: Xử lý cỏ sau gieo bằng Mizin 80WP khi cỏ
mọc được 1-3 lá
CT5: Làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày + Phun
Mizin 80WP sau khi cỏ mọc lại được 1 -3 lá.
P

65,6b

41,5

21,5c

80,8

<0,01

Ghi chú: Trong cùng một cột, các công thức có kí tự giống nhau
không sai khác ở mức tin cậy 95%, P: Mức xác suất
3.3.4.4. Ảnh hưởng của các phương thức trừ cỏ đến số nhánh tối đa,
số bông/ khóm, năng suất thực thu của giống lúa nếp cạn thí nghiệm
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của các phương thức trừ cỏ đến số nhánh
tối đa, số bông/ khóm, năng suất thực thu của giống lúa nếp cạn
thí nghiệm

Công thức làm cỏ


Số
Số
nhánh bông/khó NSTT
tối đa
m
(tấn/ha)
(nhánh) (bông)
3,9b

3,26c

CT2: Làm cỏ tay sau gieo 25 ngày và 10,1ab
45 ngày

7,9a

3,91ab

CT3: Xử lý cỏ trước gieo 15 ngày 10,9a
bằng Lyphoxim và làm cỏ bằng tay
sau 45 ngày gieo

7,6a

3,89ab

8,1abc

6,1ab


3,68b

CT5: Làm cỏ bằng tay sau gieo 25 10,2ab
ngày + Phun Mizin 80WP sau khi cỏ
mọc lại được 1 -3 lá.

8,1a

3,99a

<0,01

<0,01

CT1: Làm cỏ bằng tay sau gieo 25 ngày
(đối chứng)

CT4: Xử lý cỏ sau gieo bằng Mizin
80WP khi cỏ mọc được 1-3 lá

P

6,8c

<0,01


22
Ghi chú: Trong cùng một cột, các công thức có kí tự giống nhau
không sai khác ở mức tin cậy 95%, P: Mức xác suất

Các công thức xử lý cỏ có hiệu quả trên giống lúa nếp cạn Khẩu
Nua Trạng là CT5, CT2, CT3.
3.4. Xây dựng mô hình trình diễn và đánh giá hiệu quả sản xuất
giống lúa cạn có triển vọng
Bảng 3.36. Một số tính trạng và tình hình sâu bệnh của giống lúa
nếp cạn Khẩu Nua Trạng tại mô hình 2016
Địa
điểm

Xã Đạo
Đức,
huyện
Vị
Xuyên


Quang
Minh,
huyện
Bắc

Mô hình
Chỉ tiêu theo dõi

Đơn vị

Số bông/khóm

Bông/khó
m


Số hạt chắc/bông

Hạt/bông

Năng suất thực thu

Thực tế

trình
diễn

sản xuất

5,8

4,7

Tấn/ha

78,3
3,26

55,3
1,98

Đạo ôn lá

Điểm


1

2

Bạc lá

Điểm

1

1

Khô vằn

Điểm

1

3

Đục thân

Điểm

3

7

Cuốn lá


Điểm

0

1

Số bông/khóm

Bông/khó
m

5,2

4,3

Số hạt/bông

Hạt/bông

112,9

101,3

Năng suất thực thu

Tấn/ha

2,98

1,82


Mức độ nhiễm sâu
bệnh

Mức độ nhiễm sâu


23
bệnh

Quang

Đạo ôn lá

Điểm

1

2

Bạc lá

Điểm

1

1

Khô vằn


Điểm

1

3

Đục thân

Điểm

1

7

Cuốn lá

Điểm

0

1

Mô hình canh tác giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng được tiến
hành tại hai điểm xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang và xã
Quang Minh huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang với diện tích tại mỗi
một điểm là 1 ha. Quy trình kỹ thuật canh tác mới được áp dụng cùng
với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng nên năng suất và các các yếu
tố cấu thành năng suất trong mô hình đều tốt và cao hơn so với ngoài
sản xuất (Bảng 3.37). Năng suất mô hình tại xã Quang Minh đạt 3,26
tấn/ha vượt so với sản xuất thực tế là 65,0%, tại xã Đạo Đức năng

suất thực thu đạt 2,98 tấn/ha vượt so sản xuất thực tế là 63,7 %.
- So sánh hiệu quả kinh tế của giống Khẩu Nua Trạng trong mô hình
và ngoài sản xuất năm 2016
Hiệu quả kinh tế: Giống Khẩu Nua Trạng tại mô hình trình diễn
tại xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên đạt lãi thuần 23.040.000 đ cao hơn
so với sản xuất thực tế là 35,7%, tại xã Quang Minh huyện Bắc
Quang lãi thuần tại mô hình đạt 29.266.000 đ và cũng cao hơn là
42,7%.
Kết quả mô hình trên đã khẳng định: Giống lúa nếp cạn Khẩu
Nua Trạng sau khi được áp dụng gói các biện pháp kỹ thuật canh tác


24
đều cho thấy cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao và ổn
định hơn so với sản xuất thực tế.
3.5. Một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cho giống lúa nếp
cạn Khẩu Nua Trạng canh tác trong điều kiện nhờ nước trời tại
tỉnh Hà Giang
3.5.1. Thời vụ gieo trồng
Căn cứ vào quy luật mưa để bố trí thời vụ, cụ thể các tỉnh phía
Bắc cần gieo hạt từ ngày mùng 5 đến ngày 20 tháng 6 dương lịch vì
đây là khoảng thời gian mà cung cấp đủ lượng mưa thuận lợi cho hạt
lúa nẩy mầm, không nên gieo muộn quá ngày 20/6 dương lịch để
tránh hạn vào thời kỳ cuối vụ.
3.5.2. Mật độ, khoảng cách gieo trồng và bón phân
- Gieo hạt: Gieo 2 hạt/hốc sau khi mọc tiến hành tỉa để 1 cây/hốc và
tiến hành trồng dặm những hốc không mọc.
- Mật độ: Gieo hạt với mật độ 30 cây/m 2 (khoảng cách cây cách cây
17 cm, hàng cách hàng 20 cm).
- Phân bón: Áp dụng với những chân đất có độ dinh dưỡng trung

bình sử dụng mức phân bón tính cho 1ha là: 1 tấn phân hữu cơ vi
sinh + 60 kg N + 60 kg P 2O5 + 45 kg K2O + 300 kg vôi bột. Với
những chân đất chua thì trước khi làm đất phải bón vôi với lượng 300
- 500 kg/ha. Để đảm bảo chất lượng gạo cần bón phân cân đối tập
trung, bón phân sớm, lượng bón tùy theo loại đất, chân đất. Mức
phân này áp dụng trên chân đất có độ dinh dưỡng trung bình, với
những chân đất tốt hơn nên giảm mức đầu tư phân bón xuống
(khoảng 15 – 20%).


25
- Cách bón phân:
+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh, 100% lân khi bừa đất lần cuối
trước tra hạt.
+ Nếu sử dụng phân NPK rời bón theo rạch hàng sâu 6 - 8 cm: Bón
thúc lần 1 sau khi lúa mọc 15 - 20 ngày, 60% lượng đạm urê và 40%
lượng kali clorua. Bón thúc lần 2 sau khi lúa mọc 50 - 60 ngày, 40%
lượng đạm urê, 60% lượng kali clorua.
+ Nếu sử dụng phân NPK được nén thành viên bón vùi sâu: Phân
NPK được nén theo tỷ lệ (N 10%; P 2O5 10%; K2O 7,5%) bổ sung các
nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng dạng vết (ppm), lượng bón
600 kg phân viên nén bón cho 1 ha. Toàn bộ lượng phân viên nén
được bón khi gieo hạt, rạch hàng cách gốc 5 - 7 cm, sâu 6 - 8 cm.
3.5.4. Phòng trừ cỏ dại
a. Phòng trừ cỏ theo phương pháp thủ công truyền thống
+ Loại bỏ sạch cỏ trước khi làm đất, giai đoạn trước khi gieo hạt, khi
cây đẻ nhánh và trước thu hoạch, đặc biệt là các loại cỏ gấu. Khi lúa
bắt đầu vào giai đoạn đẻ nhánh cần phải làm cỏ sạch.
+ Thời gian làm cỏ: Vào đầu thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu. Tuỳ theo
tình hình sinh trưởng của lúa mà có thể làm cỏ 1-3 lần, cần kết thúc

trước khi lúa làm đòng. Giai đoạn cây lúa được 3 lá thật tránh xới cỏ
nhầm vào lúa.
b. Phòng trừ cỏ dại bằng thuốc hoá học: Loại bỏ sạch cỏ đặc biệt là
các loại cỏ gấu khi làm đất trước khi gieo hạt, khi cây đẻ nhánh. Sau
25 ngày gieo hạt tiến hành làm cỏ bằng tay và phun Mizin 80 WP khi
cỏ mọc lại được 1 – 3 lá. Hoặc xử lý cỏ trước gieo 15 ngày bằng
Lyphoxim và sau khi lúa mọc 45 ngày tiếp tục làm cỏ bằng tay.


×