Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 29, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.46 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM

GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
HEO GIỐNG 2/9, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên : HỒ NGỌC TRÂM
Ngành:

Thú y

Lớp:

DH07TY

Niên khóa:

2007 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y



********

Tác giả
HỒ NGỌC TRÂM

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM

GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO
GIỐNG 2/9, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 08/2012
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Hồ Ngọc Trâm
Tên khóa luận: “KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT
SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO
GIỐNG 2/9, TỈNH BÌNH DƯƠNG”.
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn
Nuôi Thú Y ngày …. tháng…. Năm 2012.


Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Văn Chính

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn
Công cha, nghĩa mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng, dạy dỗ con khôn lớn
thành người, công ơn đó con nhớ sẽ mãi mãi không bao giờ con quên.
Trân trọng cảm ơn sâu sắc đến
TS. Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ con trong suốt thời
gian thực tập cũng như hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Di Truyền
Giống Động Vật đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trân trọng cảm tạ
Ban giám đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9.
Chú Phạm Xuân Phúc và toàn thể anh chị em công nhân đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại xí nghiệp.
Cảm ơn
Các bạn trong và ngoài lớp đã luôn bên tôi, động viên và chia sẻ những
khó khăn trong suốt thời gian qua.

Hồ Ngọc Trâm

iii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9, tỉnh Bình Dương” được tiến hành tại Xí
Nghiệp Chăn nuôi Heo Giống 2/9, thời gian từ ngày 02/02/2012 đến ngày
15/05/2012. Với mục đích đánh giá về một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm
giống nái hiện có, làm cơ sở dữ liệu cho công tác giống để cải thiện và nâng
cao hơn nữa năng suất của đàn heo nái tai trại.
Qua 261 nái sinh sản với 777 ổ đẻ của sáu nhóm giống LL (38 nái), YY
(56 nái), DD (19 nái), LY (86 nái), YL (35 nái), DP (27 nái) được khảo sát.
Kết quả về trung bình quần thể một số chỉ tiêu sinh sản được ghi nhận như sau:
tuổi đẻ lứa đầu (396,79 ngày), số heo con đẻ ra trên ổ (9,81 con/ổ), số heo con
sơ sinh còn sống (9,7 con/ổ), số heo con chọn nuôi (8,97 con/ổ), số heo con
giao nuôi (9,82 con/ổ), trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh con sống (14,58
kg/ổ), trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống (1,57 kg/con), tuổi cai
sữa heo con (23,66 ngày), số heo con cai sữa (9,12 con/ổ), trọng lượng toàn ổ
heo con cai sữa (61,37 kg/ổ), trọng lượng bình quân heo con cai sữa (6,73
kg/con), số lứa đẻ của nái trên năm (2,29 lứa/năm), số heo con cai sữa của nái
trên năm (20,86 con/năm).
Dựa vào chỉ số sinh sản heo nái (SPI) theo NSIF (2004), các nhóm
giống heo được xếp hạng khả năng sinh sản như sau:
+Hạng I: nhóm giống LY (107,70 điểm)
+Hạng II: nhóm giống YY (103,21 điểm)
+Hạng III: nhóm giống LL (100,44 điểm)
+Hạng IV: nhóm giống YL (99,16 điểm)
+Hạng V: nhóm giống DP (91,25 điểm)
+Hạng VI: nhóm giống DD (69,11 điểm).

iv



MỤC LỤC
TRANG TỰA ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. x
DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ....................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN................................................................................... 3
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9 3
2.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................ 3
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 3
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng ............................................................................ 3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất ............................................................... 4
2.1.5 Cơ cấu đàn heo ......................................................................................... 4
2.1.6 Công tác giống và các bước chọn giống................................................... 5
2.1.6.1 Công tác giống ....................................................................................... 5
2.1.6.2 Các bước tiến hành chọn giống ............................................................. 5
2.2 ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO THUẦN .................................................. 6
2.2.1 Giống heo Yorkshire ................................................................................ 6
2.2.2 Giống heo Landrace ................................................................................ 6
2.2.3 Giống heo Duroc ..................................................................................... 7
2.2.4 Giống heo Pietrain ................................................................................... 7
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI .. 7

v


2.3.1 Tuổi thành thục ......................................................................................... 7
2.3.2 Tuổi phối giống lần đầu ............................................................................ 8
2.3.3 Tuổi đẻ lứa đầu ......................................................................................... 9
2.3.4 Số heo con đẻ ra trên ổ ............................................................................. 9
2.3.5 Số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ sống đến cai sữa ............................ 9
2.3.6 Số lứa đẻ của nái trên năm...................................................................... 10
2.3.7 Số heo con cai sữa của nái trên năm....................................................... 10
2.3.8 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm ............................ 11
2.4 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI .. 11

2.4.1 Yếu tố di truyền ...................................................................................... 11
2.4.2 Yếu tố ngoại cảnh ................................................................................... 11
2.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO
NÁI .................................................................................................................. 13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................... 15
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................... 15
3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................................................. 15
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ........................................................................ 15 .
3.4 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO KHẢO SÁT .... 16

3.4.1 Chuồng trại ............................................................................................. 16
3.4.2 Thức ăn ................................................................................................... 17
3.4.3 Nước uống .............................................................................................. 19
3.4.4 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................. 19
3.4.4.1 Heo nái mang thai ................................................................................ 19
3.4.4.2 Heo nái đẻ và đang nuôi con ............................................................... 19
3.4.4.3 Heo con theo mẹ .................................................................................. 19

3.4.4.4 Heo cai sữa .......................................................................................... 20
3.4.4.5 Heo đực giống ..................................................................................... 20
3.4.5 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng ................................................... 20
3.4.5.1 Quy trình vệ sinh thú y ....................................................................... 20

vi


3.4.5.2 Quy trình tiêm phòng........................................................................... 21
3.5 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .................................................................... 22
3.5.1 Tuổi phối giống lần đầu .......................................................................... 22
3.5.2 Tuổi đẻ lứa đầu ....................................................................................... 22
3.5.3 Số heo con đẻ ra trên ổ ........................................................................... 22
3.5.4 Số heo con sơ sinh còn sống ................................................................... 22
3.5.5 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh ............................................ 22
3.5.6 Số heo con chọn nuôi ............................................................................. 23
3.5.7 Số heo con giao nuôi .............................................................................. 23
3.5.8 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống ........................................ 23
3.5.9 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh ................................................. 23
3.5.10 Tuổi cai sữa heo con ............................................................................. 23
3.5.11 Số heo con cai sữa ................................................................................ 23
3.5.12 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ..................................................... 23
3.5.13 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ............................................... 23
3.5.14 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh ............................... 23
3.5.15 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ................................................................ 24
3.5.16 Số lứa đẻ của nái trên năm.................................................................... 25
3.5.17 Số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm ..................................... 25
3.5.18 Số heo con cai sữa của nái trên năm..................................................... 25
3.5.19 Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản ....................... 25
3.6 XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA HAI CHỈ TIÊU SINH SẢN .. 26


3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 27
4.1 TUỔI PHỐI GIỐNG LẦN ĐẦU .............................................................. 27
4.2 TUỔI ĐẺ LỨA ĐẦU ................................................................................ 28
4.3 SỐ HEO CON ĐẺ RA TRÊN Ổ ............................................................... 29
4.3.1 So sánh giữa các nhóm giống ................................................................. 30
4.3.2 So sánh giữa các lứa đẻ .......................................................................... 31

vii


4.4 SỐ HEO CON SƠ SINHCÒN SỐNG...................................................... 32
4.4.1 So sánh giữa các nhóm giống ................................................................ 32
4.4.2 So sánh giữa các lứa đẻ ......................................................................... 33
4.5 SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ĐÃ ĐIỀU CHỈNH ..................... 34
4.6 SỐ HEO CON CHỌN NUÔI ................................................................... 35
4.6.1 So sánh giữa các nhóm giống ................................................................ 35
4.6.2 So sánh giữa các lứa đẻ ......................................................................... 37
4.7 SỐ HEO CON GIAO NUÔI .................................................................... 38
4.7.1 So sánh giữa các nhóm giống ................................................................ 38
4.7.2 So sánh giữacác lứa đẻ .......................................................................... 39
4.8.TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG............. 40
4.8.1 So sánh giữa các nhóm giống ................................................................ 40
4.8.2 So sánh giữa các lứa đẻ ......................................................................... 42
4.9 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG ..... 43
4.9.1 So sánh giữa các nhóm giống ................................................................ 43
4.9.2 So sánh giữa các lứa đẻ ......................................................................... 44
4.10 SỐ HEO CON CAI SỮA ....................................................................... 45
4.10.1 So sánh giữa các nhóm giống .............................................................. 45

4.10.2 So sánh giữa các lứa đẻ ....................................................................... 46
4.11 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ............................... 47
4.11.1 So sánh giữa các nhóm giống .............................................................. 47
4.11.2 So sánh giữa các lứa đẻ ....................................................................... 48
4.12 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN HEO CON CAI SỮA ........................ 49
4.12.1 So sánh giữa các nhóm giống .............................................................. 50
4.12.2 So sánh giữa các lứa đẻ ....................................................................... 51
4.13 TUỔI CAI SỮA HEO CON ................................................................... 52
4.13.2 So sánh giữa các lứa đẻ ....................................................................... 52
4.13.1 So sánh giữa các nhóm giống .............................................................. 53
4.14 TRỌNG LƯỢNG TOÀN Ổ HEO CON CAI SỮA ĐÃ ĐIỀU CHỈNH ..... 54

viii


4.15 KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI LỨA ĐẺ.................................................. 55
4.16 SỐ LỨA ĐẺ CỦA NÁI TRÊN NĂM ...................................................... 57
4.17 SỐ HEO CON SƠ SINH CÒN SỐNG CỦA NÁI TRÊN NĂM ............. 58
4.18 SỐ HEO CON CAI SỮA CỦA NÁI TRÊN NĂM .................................. 59

4.19 CHỈ SỐ SINH SẢN HEO NÁI VÀ XẾP HẠNG KHẢ NĂNG SINH
SẢN ...................................................................................................................60
4.20 HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA HAI CHỈ TIÊU SINH SẢN .................. 62
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 70
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 70
5.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 74

ix



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA: bảng phân tích phương sai
CV: hệ số biến dị
LL: nái có cha và mẹ đều là giống Landrace
YY: nái có cha và mẹ đều là giống Yorkshire
DD: nái có cha và mẹ đều là giống Duroc
LY: nái có cha là giống Landrace và mẹ là giống Yorkshire
YL: nái có cha là giống Yorkshire và mẹ là giống Landrace
DP: nái có cha là giống Duroc (hoặc Pietrain) và mẹ là giống Pietrain (hoặc
Duroc)
NSIF: Liên Đoàn Cải Thiện Giống Heo của Mỹ (National Swine Improvement
Federation)
N: số nái khảo sát
SD: độ lệch chuẩn (Standard deviation)
SPI: chỉ số sinh sản của heo nái (Sow Productivity Index)
TSTK: tham số thống kê
TAHH: thức ăn hỗn hợp
X : trung bình

SHCDRTO: số heo con đẻ ra trên ổ
SHCSSCS: số heo con sơ sinh còn sống
SHCCN: số heo con chọn nuôi
TLTOHCSSCS: trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống
TLBQHCSSCS: trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
SHCCS: số heo con cai sữa
TLTOHCCS: trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa
TLBQHCCS: trọng lượng bình quân heo con cai sữa
SLĐN/N: số lứa đẻ của nái trên năm

SHCSSCSN/N: Số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm
SHCCSN/N: Số heo con cai sữa của nái trên năm
x


DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Xí Nghiệp .................................4
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn đàn heo của Xí Nghiệp......................................................4
Bảng 3.1 Phân bố số lượng và ổ đẻ khảo sát theo nhóm giống và lứa đẻ ........ 16
Bảng 3.2 Các loại TAHH được sử dụng ở Xí Nghiệp...................................... 18
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của các loại TAHH sử dụng ở Xí Nghiệp . 18
Bảng 3.4 Quy trình tiêm phòng cho đàn heo của Xí Nghiệp ........................... 21
Bảng 3.5 Hệ số điều chỉnh số heo con còn sống theo lứa đẻ theo NSIF (2004)
của Mỹ .............................................................................................................. 22
Bảng 3.6 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi
theo NSIF (2004) của Mỹ ................................................................................. 24
Bảng 3.7 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi
về cùng số heo con giao nuôi chuẩn theo NSIF (2004).................................... 24
Bảng 3.8 Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa 21 ngày tuổi,
cùng số heo con giao nuôi chuẩn về cùng lứa chuẩn theo NSIF (2004) .......... 24
Bảng 4.1 Tuổi phối giống lần đầu .................................................................... 27
Bảng 4.2 Tuổi đẻ lứa đầu.................................................................................. 29
Bảng 4.3 Số heo con đẻ ra trên ổ giữa các nhóm giống ................................... 30
Bảng 4.4 Số heo con đẻ ra trên ổ giữa các lứa đẻ............................................. 31
Bảng 4.5 Số heo con sơ sinh còn sống giữa các nhóm giống .......................... 32
Bảng 4.6 Số heo con sơ sinh còn sống giữa các lứa đẻ .................................... 34
Bảng 4.7 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh (theo NSIF, 2004) ........ 34
Bảng 4.8 Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống ............................................ 36
Bảng 4.9 Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ..................................................... 37
Bảng 4.10 Số heo con giao nuôi theo nhóm giống ........................................... 38

Bảng 4.11 Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ .................................................... 39
Bảng 4.12 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống .... 41
Bảng 4.13 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ.............. 42
xi


Bảng 4.14 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ... 43

Bảng 4.15 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ....... 44
Bảng 4.16 Số heo con cai sữa theo nhóm giống............................................... 45
Bảng 4.17 Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ........................................................ 46
Bảng 4.18 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống .................... 48
Bảng 4.19 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ ............................. 49
Bảng 4.20 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống .............. 50
Bảng 4.21 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ ....................... 51
Bảng 4.22 Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống ........................................... 52
Bảng4.23 Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ ...................................................... 53
Bảng 4.24.Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (theo NSIF, 2004) 54

Bảng 4.25.Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ........................................................... 56
Bảng 4.26 Số lứa đẻ của nái trên năm .............................................................. 57
Bảng 4.27.Số heo con sơ sinh còn sống của nái trên năm................................ 59
Bảng 4.28 Số heo con cai sữa nái trên năm ...................................................... 60
Bảng 4.29 Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản .................. 61
Bảng 4.30 Hệ số tương quan giữa tuổi đẻ lứa đầu và tuổi phối giống lần đầu ...... 62

Bảng 4.31 Ma trận hệ số tương quan giữa heo con đẻ ra trên ổ số heo con sơ
sinh còn sống và số heo con chon nuôi ........................................................... 63
Bảng 4.32 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con sơ sinh còn sống, trọng
lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo con sơ

sinh còn sống .................................................................................................... 65
Bảng 4.33 Ma trận hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa, trọng lượng toàn
ổ heo con cai sữa và trọng lượng bình quân heo con cai sữa ........................... 67
Bảng 4.34 Hệ số tương quan giữa số heo con cai sữa và số heo con giao nuôi.... 68

Bảng 4.35 Hệ số tương quan giữa trọng lượng bình quân heo con cai sữa và
tuổi cai sữa heo con .......................................................................................... 69
Bảng 5.1 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống .................... 70

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát
triển khá nhanh. Đặc biệt là ngành chăn nuôi heo đã mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho nhà chăn nuôi cũng như cung cấp nguồn thực phẩm đạm động vật với số
lượng lớn, chất lượng tốt có giá trị dinh dưỡng cao trong bữa ăn hằng ngày của
người dân. Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng trong nước, thịt heo còn có tiềm năng lớn
cho xuất khẩu. Để đáp ứng được yêu cầu này và tăng năng lực cạnh tranh, các nhà
chăn nuôi phải liên tục nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong chăn nuôi heo, con nái có vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự
thành bại của cả một quá trình chăn nuôi. Làm sao để có những con nái đẻ nhiều
con, số heo con sơ sinh còn sống cao, số heo con cai sữa cao, số lứa đẻ của nái
trên năm cao? Có nhiều yếu tố cần giải quyết để đạt các yêu cầu trên như chuồng
trại, thức ăn, thú y, quy trình chăm sóc quản lý… đặc biệt là con giống và công tác
giống. Qua công tác giống chúng ta sẽ chọn lọc, lai tạo và nhân giống cho ra được
đàn heo nái có khả năng sinh sản tốt, thích nghi với điều kiện chăn nuôi nước ta và

đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Bộ môn Di
Truyền Giống, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Chính và sự giúp đỡ của
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo 2/9, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại Xí Nghiệp
Chăn Nuôi Heo Giống 2/9, tỉnh Bình Dương”

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá và so sánh một số chỉ tiêu sinh sản của các heo nái đẻ và đang
nuôi con, heo con theo mẹ đến cai sữa hiện có tại xí nghiệp. Từ đó đề nghị
những biện pháp cải thiện chọn lọc để nâng cao năng suất của đàn heo nái đang
được nuôi dưỡng tại xí nghiệp.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập số liệu, so sánh các chỉ tiêu và xếp hạng khả năng
sinh sản của các nhóm giống nái: LL, YY, DD, LY, YL, DP đang được nuôi
dưỡng tại xí nghiệp trong thời gian thực tập.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GIỐNG 2/9


2.1.1 Vị trí địa lý
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 nằm trên địa bàn thuộc ấp Tây, xã
Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Xí nghiệp nằm cách trục lộ giao
thông chính khoảng 500m, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 30km, giáp ranh
với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 được xây dựng trên nền đất cao
ráo có độ dốc tương đối dễ dàng thoát nước, xung quanh trại có hàng rào cao,
cách biệt với bên ngoài.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 trước đây do một tư nhân người
Hoa thành lập năm 1967 có tên là Trại Heo Phát Ngân.
Sau ngày giải phóng miền Nam đến năm 1976, Trại được nhà nước tiếp
quản và đổi tên thành Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9
Tháng 4 năm 1992, Xí Nghiệp được sát nhập vào Công Ty Chăn Nuôi
VIFACO trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình
Dương cho đến nay.
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng
Cung cấp heo con giống nuôi thịt.
Cung cấp số lượng nhỏ heo thịt thương phẩm.
Cung cấp tinh heo cho người chăn nuôi heo nái.
Cung cấp heo giống đực, cái hậu bị thuần chủng và các nhóm giống lai.

3


2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất
Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Xí Nghiệp được trình bày qua sơ
đồ 2.1

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Xí Nghiệp

2.1.5 Cơ cấu đàn heo
Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2012 cơ cấu đàn đàn heo của Xí Nghiệp
được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn đàn heo của Xí Nghiệp
Loại heo

Số lượng (con)

Tổng số heo
6410
Đực giống
57
Đực hậu bị
146
Nái hậu bị
1100
Nái sinh sản
846
Heo con theo mẹ
1582
Heo con cai sữa
2021
Heo thịt
658
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Xí nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9, 2012)

4


2.1.6 Công tác giống và các bước chọn giống

2.1.6.1 Công tác giống
Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 cung cấp những con giống tốt,
heo thịt heo hậu bị đực và cái cho cơ sở chăn nuôi nên vấn đề công tác giống
được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ. Mỗi cá thể đều có gia phả đến đời
ông bà, nhóm máu được chia rõ ràng và chính xác.
Giống heo của Xí Nghiệp được nhập từ rất nhiều nơi như: Mỹ, Canada,
Anh, Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I, Trại Heo Giống Kim Long.
Năm 2008, Xí Nghiệp nhập tinh heo từ Mỹ như Pietrain, Duroc,
Landrace, Yorkshire về gieo tinh với những heo giống tốt ở Xí Nghiệp để cải
tạo lại đàn heo nhằm tạo ra con lai đạt năng suất cao, tránh đồng huyết.
Năm 2009, Xí Nghiệp nhập heo Duroc thuần từ Canada gồm một con
đực giống và một con cái giống giúp tăng năng suất đàn heo của Xí Nghiệp.
Xí Nghiệp nhập con giống từ Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I gồm con nái
và con con, tạo con lai có phẩm chất tốt, nâng cao năng suất đàn heo của Xí
Nghiệp.
2.1.6.2 Các bước tiến hành chọn giống
Chọn heo lúc sơ sinh: từ quần thể heo cha mẹ có thành tích cao, trọng
lượng heo sơ sinh phải đạt 1,2 kg trở lên, heo có ngoại hình đẹp, không bệnh,
không dị tật, lông da bóng mượt, có 12 vú trở lên, các núm vú cách đều nhau,
bộ phận sinh dục bình thường. Sau đó bấm số tai, tiến hành đăng bộ vào sổ.
Những con không đạt tiêu chuẩn thì không bấm tai.
Chọn heo lúc cai sữa: heo con được chọn lại lần thứ hai, chọn heo có
trọng lượng đạt 4 kg trở lên, không bệnh tật.
Chọn heo lúc 60 – 70 ngày tuổi: heo có ngoại hình đẹp, thân hình tròn,
chắc, lông da bóng mượt, không dị tật, heo cái có từ 12 vú trở lên, các núm vú
lộ rõ và cách đều nhau, heo đực có dịch hoàn to và tương đối đều nhau. Tiến
hành cân và chuyển qua khu nuôi heo hậu bị để kiểm tra năng suất sinh trưởng.

5



Chọn heo lúc 150 – 180 ngày tuổi: tiến hành giám định ngoại hình thể
chất, chấm điểm và phân cấp theo tiêu chuẩn của Nhà Nước Việt Nam TCVN
3667 – 89. Các heo được chọn làm giống có da lông bóng mượt, vai ngực
mông nở, bốn chân vững chắc, bộ phận sinh dục phát triển tốt và tương đối
đồng đều, không bệnh tật, linh hoạt, heo đực giống phải thể hiện tính hăng,
biểu hiện rõ đặc điểm của giống.
Heo đực và heo cái hậu bị thay đàn: được chọn lọc theo kết quả chỉ số
sinh trưởng, chỉ số dòng mẹ hoặc chỉ số dòng cha tùy theo nhóm giống. Đối
với con đực giống trước khi đưa vào khai thác hoặc bán ra thị trường đều được
tập nhảy giá và kiệm tra chất lượng tinh dịch.
Những heo sau khi chọn làm giống được lập phiếu theo dõi, quan sát kỹ
luỡng, có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt.
Phương thức phối giống ở Xí Nghiệp dùng phương thức gieo tinh nhân
tạo.
2.2 ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO THUẦN
2.2.1 Giống heo Yorkshire
Đặc điểm: lông trắng, thưa, tầm vóc to lớn, tai đứng và hơi nghiêng về
phía trước, mõm ngắn, mặt cong, cổ ngắn có nọng, nhìn ngang thân có dạng
hình chữ nhật, bốn chân khá to, đi trên ngón, cơ thể nhanh nhẹn và cân đối.
Heo 6 tháng tuổi đạt thể trọng 90 - 100 kg. Khi trưởng thành nọc nái có
thể trọng 250 - 300 kg. Heo nái đẻ 1,8 - 2,2 lứa/năm, trung bình 8 - 10 con/lứa,
nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao nhất so với các nhóm giống heo ngoại
nhập khác.
2.2.2 Giống heo Landrace
Đặc điểm: lông trắng tuyền, đầu nhỏ, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt,
chân nhỏ, đi trên móng, nhìn ngang thân có dạng hình tam giác.
Heo 6 tháng tuổi đạt thể trọng 80 - 90 kg. Khi trưởng thành nọc nái có
thể trọng 200 - 250 kg. Đây là nhóm giống cho nhiều nạc. Heo nái đẻ 1,8 - 2,2
lứa, trung bình 8 - 10 con/lứa, nuôi con rất giỏi.


6


2.2.3 Giống heo Duroc
Đặc điểm: thân hình vững chắc, lông từ hung nhạc đến đỏ nâu, bốn chân
khỏe, đi lại vững vàng, tai to ngắn, một nữa tai gập về phía trước, đầu to, mõm
thẳng và dài vừa phải, đầu, mũi và bốn móng chân đều có màu đen, lưng cong.
Ở 6 tháng tuổi heo đạt thể trọng 80 - 85 kg. Khi nọc nái trưởng thành
có thể trọng 200 - 250 kg. Heo nái đẻ 1,8 - 2 lứa/năm, mỗi lứa trung bình 8
con.
2.2.4 Giống heo Pietrain
Đặc điểm: lông da trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng đứng, đầu to
vừa phải, mõm thẳng, bốn chân ngắn, mông nở, lưng rộng, nhiều nạc, nhưng
tăng trọng chậm và dễ bị stress nên khó nuôi.
Heo 6 tháng đạt trọng lượng 80 kg, khi trưởng thành đạt 200 - 250 kg,
tỷ lệ nạc 68%. Heo nái đẻ 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 7 - 9 con.
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.3.1 Tuổi thành thục
Tuổi thành thục là một trong những mốc quan trọng để đánh giá khả
năng sinh sản của nái, vì thành thục sớm thì phối giống sớm và tuổi đẻ lứa đầu
giảm. Do đó nhà chăn nuôi sẽ giảm được chi phí thức ăn, tiết kiệm công chăm
sóc và thời gian nuôi dưỡng, nâng cao hiệu quả kinh tế mà không ảnh hưởng
đến năng suất sinh sản của nái.
Tuổi thành thục của heo hậu bị khoảng 4 – 9 tháng tuổi nhưng sớm hay
muộn còn phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu,
chế độ chăm sóc quản lý…
Heo giống nội có tuổi thành thục sớm hơn heo giống ngoại. Heo lai có
tuổi thành thục sớm hơn heo thuần từ 1 – 4 tuần. Christenson và ctv (1979),
(trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) cho rằng giữa các giống heo Yorkshire,

Landrace, Duroc, thì Landrace có tuổi thành thục sớm nhất, kế đến là
Yorkshire và muộn nhất là heo Duroc.

7


Heo hậu bị cái với chế độ dinh dưỡng kém sẽ chậm đạt tuổi thành thục,
nhưng nếu cung cấp quá mức nhu cầu dinh dưỡng sẽ gây nên tình trạng là heo
bị nâng cũng làm cho tuổi thành thành thục chậm lại.
Theo Faiersson (1992), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), mùa và thời
gian chiếu sáng trong ngày có ảnh hưởng đến tuổi thành thục.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) thì nhiệt độ môi
trường cao (lớn hơn 280C) thường kéo dài tuổi thành thục.
Theo Trần Thị Dân (2004), dời heo hậu bị sang chuồng khác và cho gần nọc
(20 – 30 phút/ngày) hay cho tiếp xúc với heo nái đang lên giống (thường xuyên
hoặc 20 phút/ngày) cũng làm heo nái hậu bị lên giống sớm.
Tuy nhiên, theo Mai Thuần Lương ( 1998), việc định thời gian tiếp xúc
hoặc tuổi cái hậu bị tiếp xúc có ý nghĩa quan trọng đến sự đáp ứng thu nhận
được. Nếu cái hậu bị tiếp xúc với heo đực quá sớm trong thời kỳ phát triển
(125 ngày tuổi) thường chậm đạt được sự thành thục, trong khi heo cái hậu bị
lúc 135 – 165 ngày tuổi được tiếp xúc với heo đực sẽ đạt được thành thục tính
dục vào lúc sớm nhất của độ tuổi. Sau 165 ngày tuổi mới cho tiếp xúc vớ heo
đực sẽ làm chậm hơn khi tiếp xúc ở 135 – 165 ngày nhưng sự đáp ứng động
dục sẽ nhanh hơn (3 – 7 ngày trong 30 – 90% cái hậu bị) và đồng loạt hơn.
2.3.2 Tuổi phối giống lần đầu
Heo hậu bị cái có tuổi phối giống lần đầu sớm và sự phối giống có kết
quả sẽ dẫn đến tuổi đẻ lứa đầu sớm và quay vòng nhanh, gia tăng thời gian sử
dụng nái.
Theo Trần Thị Dân (2004), heo cái hậu bị thường được phối giống ở
khoảng 200 – 220 ngày tuổi (7 tháng tuổi) khi đạt trọng lượng 104 – 110 kg.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003), thường bỏ qua một chu kỳ
động dục mới phối giống. Tuy nhiên cũng không phối giống muộn sau 8 tháng
tuổi vì sẽ lãng phí thức ăn và công chăm sóc thêm 1 chu kỳ 21 ngày ảnh hưởng
đến lợi ích của người chăn nuôi.

8


Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) thời điểm phối giống
quy định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ. Đối với heo hậu bị nên phối
giống vào khoảng 12 – 30 giờ khi có biểu hiện động dục và 18 – 36 giờ với heo
nái rạ. Để tăng tỷ lệ đậu thai người ta thường phối 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau
12 – 24 giờ.
2.3.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Heo nái có tuổi đẻ lứa đầu sớm chứng tỏ tuổi thành thục sớm, phối
giống đậu thai sớm. Điều này giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm được thời gian, heo
đưa vào sử dụng sớm sẽ làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ và các chi phí khác.
Đây là chỉ tiêu thệ hiện năng lực sản xuất của trại heo. Thông qua chỉ
tiêu này ta có thể đánh giá được trình độ quản lý của trại chăn nuôi đó.
2.3.4 Số heo con đẻ ra trên ổ
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của heo nái. Số
heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào các yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, chăm
sóc quản lý, nhiệt độ chuồng nuôi, thời điểm phối giống, số trứng rụng, tỷ lệ
trứng thụ tinh, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai…
Theo Claus và ctv (1985), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) thì thời điểm
phối giống, kỹ thuật phối giống, số lần phối, chế độ quản lý chăm sóc nuôi
dưỡng sau khi phối, mang thai, nhiệt độ chuồng nuôi, tuổi của heo mẹ ảnh
hưởng lớn đến số con đẻ ra trên ổ. Tuy nhiên, yếu tố giống là yếu tố quan trọng
để đánh giá năng suất sinh sản của nái.
Vì thế, cải thiện con giống là vấn đề hang đầu nhăm nâng cao tính đẻ sai

của nái (Whitte more, 1993), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996).
2.3.5 Số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ sống đến cai sữa
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu này như thời gian đẻ, tuổi
của nái, trọng lượng heo con sơ sinh, khả năng nuôi con của nái, nhiệt độ môi
trường, ẩm độ không khí…

9


Theo English và Smith (1975), Glastobery (1970), Edwards và ctv
(1986), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) thì trên 50% số heo con chết nằm trong
khoảng 2 – 3 ngày sau khi sinh là do bi lạnh, mẹ đè, tiêu chảy, thiếu sữa.
Theo Fajersson (1992), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) số heo con hao
hụt khoảng 10% trong lúc đẻ (trước và sau khi đẻ) và 18,5% hao hụt trong giai
đoạn sơ sinh đến cai sữa.
Như vậy để nâng cao số heo con còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
chúng ta phải chú ý nhiều đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nái trong thời
gian mang thai, lúc sinh đẻ và giai đoạn nái nuôi con đến cai sữa.
2.3.6 Số lứa đẻ của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh gía khả năng sinh sản của nái.
Để gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm ta phải rút ngắn khoảng cách
giữa hai lứa đẻ. Người ta chỉ có thể rút ngắn thời gian cho sữa, thời gian từ khi
cai sữa đến khi phối, thời gian mang thai là đặc tính sinh học của mỗi loài
không thể rút ngắn được (Lê Xuân Cương, 1980).
Bên cạnh đó, nhà chăn nuôi cần tập cho heo ăn sớm và cai sữa cho heo
con ở 3 – 4 tuần tuổi. Ngoài ra, khâu nuôi dưỡng chăm sóc tốt giúp heo nái lên
giống lại sau khi cai sữa sớm. Nhưng nếu cai sữa sớm trước 3 tuần tuổi có thể
dẫn đến giảm số trứng rụng ở lần phối lại và gia tăng tỷ lệ chết phôi ở lần mang
thai tiếp theo.
2.3.7 Số heo con cai sữa của nái trên năm

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng nuôi con của nái và
trình độ chăm sóc quản lý của nhà chăn nuôi. Để đánh giá chỉ tiêu này cần phải
nói đến hai chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là số lứa đẻ của nái
trên năm và số heo con cai sữa của nái trên năm.
Để đạt tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao thì yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng là
yếu tố quan trọng nhất. Thông thường heo con chết trong tuần đầu là do chết vì
lạnh, mẹ đè, thiếu sữa, tiêu chảy…

10


Nếu trọng lượng sơ sinh càng lớn thì tỷ lệ nuôi sống càng cao, số heo
con cai sữa của nái trên năm cao.
2.3.8 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của nái cung như hiệu quả
kinh tế của nhà chăn nuôi. Để đạt được chỉ tiêu này, người chăn nuôi phải có
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chế độ dinh dưỡng cho heo nái trong thời gian
mang thai và nuôi con hợp lý.
2.4 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI

2.4.1 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là khả năng truyền cho con cháu những đặc tính chung
mà cha mẹ tổ tiên đã có, được đánh giá bằng hệ số di truyền. Trong cùng một
giống, các dòng khác nhau sẽ cho năng suất sinh sản khác nhau vì đó là đặc
tính di truyền của chúng, (Phạm Trọng Nghĩa, 2007).
Theo Christerson va ctv (1993), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), khả
năng sinh sản của một số giống được đánh giá theo thứ tự từ tốt đến xấu:
Landrace, Yorkshire, Duroc.
Theo Galvil và ctv (1993), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), cho rằng tính
mắn đẻ của heo nái phần lớn là do di truyền của nó, đặc tính này không thể

thay đổi được mặc dù đã có những biện pháp khác như dinh dưỡng tốt và kỹ
thuật phối giống tốt.
Theo Trần Thị Dân (2004), thì sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm
đến 50% của số phôi chết.
Theo Cleveland (1996), (trích dẫn Mai Thuần Lương, 1998) hệ số di
truyền của một số tính trạng sinh sản của heo nái biến thiên từ 0,1 – 0,35.
2.4.2 Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng sinh sản của gia súc, gia cầm (Phạm Trọng Nghĩa, 2007). Bao gồm các
yếu tố như: tiểu khí hậu chuồng nuôi, bệnh tật, dinh dưỡng, chăm sóc quản lý,
chuồng trại…

11


Tiểu khí hậu chuồng nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống chăn
nuôi tập trung. Người ta cần quan tâm đến các yếu tố như: nhiệt độ, ẩm độ, độ
thông thoáng, ánh sáng, bụi, các chất độc và vi sinh vật.
Theo Trần Thị Dân (2004), nhiệt độ cao trên 300C với ẩm độ tương đối
của không khí trên 70% làm tăng số phôi chết.
Theo Hồ Thị Kim Hoa (2004) ẩm độ chuồng nuôi nên trong khoảng 50
– 70%, ẩm độ quá cao (trên 90%) sẽ làm vật nuôi khó chịu, mất cảm giác ngon
miệng và giảm khả năng tiêu hóa.
Độ thông thoáng: nếu chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt sẽ làm tăng
khả năng sinh sản của nái. Theo Nguyễn Ngọc Tuân Và Trần Thị Dân (2000),
nền chuồng nuôi tốt, độ thông thoáng tốt, không ẩm thấp… sẽ đưa năng suất
sinh sản của heo nái lên 10 – 15% và ngược lại sẽ giảm 15 – 30%.
Ánh sáng giữ vai trò kích thích lên giống, giúp quan sát và phát hiện rõ
nái lên giống. Tác động của ánh sáng với thời gian dài hơn và với cường độ
cao hơn sẽ giúp thú thành thục sớm hơn so với những nơi có số giờ chiếu nắng

trên ngày thấp hơn hay cường độ thấp hơn (Phạm Trọng Nghĩa, 2007).
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển đàn nái, ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của heo nái. Khẩu phần cân đối, hợp lý,
đầy đủ dinh dưỡng sẽ đảm bảo đủ năng lượng cho nhu cầu duy trì và mang thai
của nái. Nếu khẩu phần không cân đối về dưỡng chất và lượng thức ăn sẽ làm
cho nái suy nhược, chậm lên giống, heo con đẻ ra không đạt tiêu chuẩn.
Theo Nguyễn Thị Kim Loan (2006), chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất
lớn đến sự thành thục sinh dục của heo. Heo cái được nuôi với dinh dưỡng
kém, hay heo quá mập mỡ đều chậm trưởng thành sinh dục.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000)thức ăn thiếu protein
và vitamin hay thức ăn ẩm mốc, kém phẩm chất làm phôi ngừng phát triển.
Bệnh tật: ảnh hưởng đến năng suất sinh sản một cách rõ rệt, tuy nhiên
còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và vào loại bệnh lý. Theo Nguyễn Như Pho
(2004), nhiều nguyên nhân làm giảm sút thành tích sinh sản của heo nái và sứ

12


×