Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bai tap chuyen dong co chuyen dong thang deu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.66 KB, 4 trang )

Học để khẳng định mình!

CHỦ ĐỀ 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Chuyển động cơ: Chuyển động cơ của một vật ( gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị
trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm: Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với
những khoảng cách mà ta đề cập đến).
3. Quỹ đạo: Khi chuyển động, chất điểm vạch ra một đường trong không gian gọi là quỹ
đạo.
4. Vật làm mốc.
5. Hệ toạ độ.
6. Mốc thời gian, thời điểm và thời gian.
- Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian.
7. Hệ quy chiếu gồm:
- Vật làm mốc
- Hệ toạ độ gắn với vật làm mốc
- Mốc thời gian và đồng hồ
8. Chuyển động thẳng đều: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung
bình như nhau trên mọi quãng đường.
9.Tốc độ trung bình:

s 𝑆1 +𝑆2 +⋯+ 𝑆𝑛
v tb  =
t 𝑡1+ 𝑡2+⋯+ 𝑡𝑛

10. Đường đi trong chuyển động thẳng đều: s = vtb.t = v.t
x

11. Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = x0 + v.t
O


A
M
x
x0
0

x0 : toạ độ lúc đầu; x : toạ độ lúc sau.
12. Đồ thị tọa độ - thời gian: hướng lên nếu vật chuyển
động cùng chiều dương, hướng xuống nếu vật chuyển động
1

t


Học để khẳng định mình!
ngược chiều dương.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. "Lúc 15 giờ 10 phút ngày hôm qua, xe chúng tôi chạy trên quốc lộ 1, cách
Quãng Ngãi 45km". Việc xác định vị trí của xe như trên còn thiếu yếu tố gì ?
A. Chiều dương trên đường đi.

B. Mốc thời gian.

C. Vật làm mốc.

D. Thước đo và đồng hồ.


Câu 2. Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm ?
A. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó.
B. Viên bi trong sự rơi tư tầng thứ tư của một tòa nhà xuống đất.
C. Trái đất trong chuyển động xung quanh mặt trời.
D. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm ?
A. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm.
B. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
C. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi Tp Hồ Chí Minh.
D. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay.
Câu 4. Để xác định vị trí của chất điểm theo thời gian, ta cần
A. một hệ tọa độ vuông góc.
B. một vật làm mốc và một đồng hồ.
C. một hệ quy chiếu.
D. đường biểu diễn quỹ đạo chuyển động của chất điểm.
Câu 5. Chuyển động thẳng đều không có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Quỹ đạo là một đường thẳng.
B. Vật đi được những quãng đường như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.
2


Học để khẳng định mình!
C. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
D. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
Câu 6. Phương trình chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox, trong trường hợp vật
không xuất phát từ điểm O là
A. x = vt.

B. s = x + vt.


C. s = vt.

D. x = x0 + vt.

Câu 7. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng :
x = 10 - 50 t ( x đo bằng km, t đo bằng giờ)
Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ?
A. Từ điểm M, cách O là 10km, với vận tốc 50km/h.
B. Từ điểm M, cách O là 10km, với vận tốc 10km/h.
C. Từ điểm O, với vận tốc 50km/h.
D. Từ điểm O, với vận tốc 10km/h.
Câu 8. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng đều ?
A. x = -t2.

B. x = 5t + 2.

C. x = -3t2 - t.

Câu 9. Đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động
thẳng của chất điểm có dạng như sau :
Trong khoảng thời gian nào chất điểm chuyển động
thẳng đều ?

D. x = t2 - 3t.

v

0

t1


t2 t

A. Từ 0 đến t1.

B. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.

C. Từ t1 đến t2.

D. Từ t0 đến t2.

Câu 10. Trong chuyển động thẳng đều
A. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với tốc độ v
B. toạ độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v
C. toạ độ x tỉ lệ thuận với thòi gian chuyển động t
D. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

II. TỰ LUẬN

3


Học để khẳng định mình!
Bài 1. Một ôtô đi từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ôtô đi với tốc độ 50 km/h, trong
3 giờ sau ôtô đi với tốc độ 30 km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên đoạn đường
AB.
ĐS: 38km/h
Bài 2. Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của
xe đạp trên nữa quãng đường đầu là 12km/h và trên nửa quãng đường sau là 18km/h.
Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB.

ĐS: 14,4 km/h
Bài 3. Một xe chạy trong 5h, 2h đầu xe chạy với tốc độ 60 km/h, 3h sau xe chạy với
tốc độ 40 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.
ĐS: 48 km/h
Bài 4. Hai ô tô xuất phát cùng lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km trên cùng một
đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô xuất
phát tại A là 40km/h, của ô tô xuất phát tại B là 25km/h. Chọn gốc toạ độ tại A, gốc
thời gian lúc xuất phát. Viết phương trình chuyển động của hai xe.

4



×