Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn công tác đội “lựa chọn và bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta biết rằng, Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức cho thiếu niên, nhi
đồng làm theo năm điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân
tốt, Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Đội TNTP Hồ Chí Minh còn là tổ chức nòng cốt trong phong trào thiếu nhi, là lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh Niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh.Đội đoàn kết hợp tác với các tổ chức và phong trào thiếu nhi ở
khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của dân tộc.
Hiện nay qua nhiều phương pháp, hình thức và mô hình tổ chức các hoạt động vui
chơi cho các em thiếu niên nhi đồng đã được đưa vào trong các trường học. Nhưng nó
có hạn chế của các trường ở vùng sâu vùng xa nói chung và đặc thù của trường THPT
Tân Bình nói riêng đó là độ tuổi và đặc điểm tâm sinh lý về ý thức, về lực lượng kế thừa
và tiếp thu kiến thức.
Đây chính là điều bức xúc trăn trở của một giáo viên TPT Đội có tâm huyết. Học
sinh THCS đang trong thời kỳ phát triển tâm sinh lý, các em chưa làm chủ được bản
thân, chưa có ý thức cao về trách nhiệm, tính tự nguyện tự giác trong quá trình tham gia
hoạt động vì vậy mà đòi hỏi giáo viên phụ trách Đội phải thường xuyên quan tâm, động
viên, nhắc nhở các em, Tổng phụ trách phải vừa hướng dẫn, bồi dưỡng các em đạt thành
tích cao để tham gia hoạt động cấp huyện bên cạnh đó phải tham gia tập huấn, hội họp…
Chính vì thế chúng ta cần phải có một lực lượng kế thừa cộng sự hỗ trợ đắc lực
cho mọi hoạt động mà các em đó chính là đội viên năng động có tính sáng tạo xuất sắc
của trường.
Mục đích của hoạt động là nhằm tạo cho các em tính năng động sáng tạo để các
em tự thể hiện khả năng của mình dưới sự hướng dẫn của tổng phụ trách.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó cộng với thời gian làm công tác vừa học hỏi vừa
rút kinh nghiệm tích luỹ nghiệp vụ, tôi nhận thấy: Các em học sinh THCS nhiệt tình,
năng nổ cùng với sự yêu nghề của tổng phụ trách cần phải có một lực lượng hỗ trợ đắc
Đinh Thị Xuân



Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

lực thì hoạt động của Liên đội mới tạo được khí thế sôi nổi thành công trong mọi hoạt
động. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Lựa chọn và bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt”.
2- Việc lựa chọn Đội nhóm nòng cốt:
Như chúng ta đã biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với
các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các
em”.
Qua câu nói đó của Bác cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của công tác giáo
dục bồi dưỡng chăm sóc thiếu niên nhi đồng, đồng thời chúng ta càng thấu hiểu tình cảm
của Bác dành cho thiếu niên nhi đồng vì đây là lớp người kế thừa, người chủ tương lai
của đất nước. Bác Hồ nhấn mạnh “… Phải bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau…”
Như vậy: Giáo dục bồi dưỡng nhân cách, tri thức, đạo đức phải được thực hiện
từ buổi ban đầu. Chính vì thế đòi hỏi chúng ta những người làm công tác thiếu nhi bên
cạnh việc giáo dục văn hoá còn phải giáo dục về đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ,
tham gia các hoạt động vui chơi giải trí… mục đích là giáo dục các em toàn diện “Đức,
trí, thể, mỹ”. Hỗ trợ đắc lực cho công tác này chính là việc giáo dục thông qua các hoạt
động Đội dưới sự hướng dẫn của anh, chị, thầy cô, tổng phụ trách và giữa các em với
nhau, đó là hình thức tổ chức các hoạt động Đội thông qua các Đội nhóm nòng cốt dưới
sự chỉ đạo, hướng dẫn và phụ trách chung của đồng chí phụ trách Đội.
Vậy đội nhóm nòng cốt các em là ai? Đó là các em được tập thể chi đội , liên đội
tín nhiệm bầu đề cử hay thông qua các hội thi, toạ đàm… Và thông qua quá trình hoạt
động hè, cũng như trong năm học mà đồng chí TPT tuyển chọn ra để phục vụ cho các
hoạt động của liên đội cũng như chi đội. Hoặc cũng thông qua các Đội nhóm nòng cốt

này phục vụ cho công tác kết nghĩa, giao lưu với các liên đội bạn, hay tham gia các
cuộc thi cấp trên tổ chức, tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm, hội trại hoặc các hoạt động
lớn ...vv

Đinh Thị Xuân

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

Có thể nói đội nhóm nồng cốt là tập hợp của những đội viên năng động, nhiệt
tình, có năng lực, có khả năng văn nghệ, hội hoạ giải trí, thể dục, thể thao v v… Và đặc
biệt phải có nổ lực trong học học tập, đạo đức tốt đi đầu trong các hoạt động và chúng
ta có thể nói rằng đội nhóm nồng cốt chính là bộ mặt của Đội.
Chính vì thế việc bồi dưỡng đội nhóm nồng cốt rất quan trọng nó có thể hiện năng
lực của Tổng phụ trách và nhìn vào đó chúng ta có thể thấy được phong trào Đội của
liên đội đó có vững mạnh, có hiệu quả không?
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của đội nhóm nồng cốt chúng ta cần có kế hoạch
tuyển chọn bồi dưỡng một cách khoa học với các phương pháp đơn giản mà đạt hiệu quả
cao nhất.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
A- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trường THPT Tân Bình là một trong những trường không thuộc diện thuận
lợi của huyện và đặc biệt còn là vẫn còn chung cấp 2 và cấp 3 nên sự quản lý các em ở
khối cấp 2 chưa được chặt chẽ .Hiện nay trường có tổng số lớp là 41 trong đó có 20 chi
đội, 21 lớp khối cấp 3, tổng số đội viên là 674.
Hiện tại Liên đội có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
a- Thuận lợi:
Hoạt động Đội được sự quan tâm giúp đỡ của Sở Giáo Dục và Đào Tạo, phòng

Giáo dục Đào tạo Huyện Tân Uyên, Hội Đồng Đội Huyện Tân Uyên.
Được sự quan tâm chăm lo của Đảng, nhà nước, của các cấp, các ngành, trực tiếp
là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng như chính quyền địa phương đã tạo
điều kiện tốt cho hoạt động Đội, hơn thế nữa đội ngũ phụ trách chi trẻ, khoẻ, năng nổ,
nhiệt tình và nhất là các em Đội viên chăm ngoan, tích cực tham gia hoạt động Đội.
Một số em đã ý thức được tầm quan trọng trong sinh hoạt đội nên các em tham
gia sinh hoạt đội tích cực hơn.
b- Khó khăn:

Đinh Thị Xuân

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Trường tuy đóng ở trung tâm xã nhưng do xã rộng có nhiều em đi học cách trường
10 - 12 km Vĩnh Tân, Phước hòa, Chánh Phú Hòa… nên các em đội viên trường khó
khăn trong hoạt động sinh hoạt Đội.
Đa số các em là con em làm công nhân nên ngoài việc học tập các em còn phải
phụ giúp gia đình, một số gia đình các em còn nghèo, nên chưa tham gia tích cực vào
hoạt động Đội.
Do các em sống vùng nông thôn nên còn nhút nhát khi tham gia sinh hoạt và đặc
biệt khi tham gia các hội thi các hoạt động lớn.
Một số ít phụ trách chi thực sự không quan tâm nhiều tới những phong trào của
chi đội mình và của Liên đội tổ chức.
B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1- Lựa chọn đội nhóm nòng cốt
Việc lựa chọn đội nhóm nòng cốt ở liên đội phải mang tính phổ biến vừa đảm
bảo tính đặc thù của liên đội song cũng cần có sự định hướng theo sự chỉ đạo của Tổng

phụ trách để đảm bảo tính chính xác cao.
Việc lựa chọn đội nhóm nòng cốt nhất thiết phải căn cứ vào khả năng, năng lực
của Đội viên và phù hợp với tình hình của liên đội ta có thể căn cứ một số tiêu chuẩn
sau:
Học lực: Từ khá giỏi trở lên, đạo đức tốt có thể điều hành các hoạt động về quản
trò, năng khiếu văn nghệ, thể dục thể thao, có hiểu biết cơ bản về Đội thiếu niên Tiền
Phong Hồ Chí Minh nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ, hoà đồng nhiệt tình với phong trào.
Việc lựa chọn đội nhóm nòng cốt cũng có thể được tiến hành thông qua kết quả
hoạt động đội, trong chương trình rèn luyện đội viên.
Hình thức lựa chọn đội nhóm nòng cốt có thể thông qua các hoạt động, người
tổng phụ trách theo dõi tuyển chọn, chọn lọc cân nhắc, sắp xếp tuỳ theo năng lực, phù
hợp với từng nội dung hoạt động của đồng chí tổng phụ trách cần tuyển chọn để phân
công nhiệm vụ theo từng khả năng của từng em.
2- Bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt
Đinh Thị Xuân

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

Để hoạt động tốt các phong trào của Đội công tác bồi dưỡng Đội nhóm nòng cốt
là một việc làm thường xuyên, cần thiết, và rất quan trọng đối với người phụ trách Đội.
Đội nhóm nòng cốt ngoài công việc đối ngoại, là bộ mặt của liên đội và còn là yếu tố
quyết định cho chất lượng hoạt động của Liên đội.
Nên việc bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt thực chất là nhằm phát huy tính tích cực
những năng lực sẵn có trong các em giúp cho các em phát huy tốt năng lực và phẩm chất
cần có của người chỉ huy, người thủ lĩnh trong các hoạt động Đội.
Công việc bồi dưỡng và phát huy năng lực của Đội nhóm nòng cốt cần phải được
tiến hành một cách thường xuyên có kế hoạch cụ thể, rõ ràng khoa học. Phải đi từ dễ đến

khó, từ thấp đến cao để phù hợp với năng lực và trình độ của từng em theo từng hoạt
động.
3- Một số nội dung cần bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt.
Trước hết chúng ta cần trang bị cho các em một số kỹ năng phương pháp biện
pháp công tác của người chỉ huy, người thủ lĩnh. Đây là một việc làm thiết thực và có
tầm quan trọng trong bước đầu.
Nội dung bồi dưỡng đó là hướng dẫn các em cách quản lý và ghi chép sổ sách.
Viết văn bản của chi đội, đội nhóm do mình phụ trách, bồ dưỡng về phương pháp tổ
chức hội họp, triển khai các nội dung công việc do thầy cô phụ trách yêu cầu.
Bồi dưỡng về việc lập một kế hoạch hoạt động tổ chức điều hành đánh giá rút
kinh nghiệm qua các hoạt động bồi dưỡng cho đội nhóm nòng cốt về một số thủ tục nghi
lễ của đội về một số thủ thuật kỹ năng sinh hoạt đội như : Cách tập hợp đội hình, đội
ngũ, điều khiển sinh hoạt sao nhi đồng, hướng dẫn các hoạt động vui chơi văn nghệ,
điều khiển các buổi lễ, múa hát, các cuộc hội họp và các cuộc báo cáo trước thầy cô
Tổng phụ trách.
Điều chú ý khi bồi dưỡng cho hội nhóm nòng cốt về tư thế tác phong của người
chỉ huy khi đứng trước đám đông, các bạn đó là tư thế chững chạc, nghiêm túc, động tác
dứt khoát, khẩu lệnh rõ ràng, mẫu mực trong các hoạt động.

Đinh Thị Xuân

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm

Tư thế của người chỉ huy, người thủ lĩnh còn được thể hiện qua kỹ năng, nghiệp
vụ, qua ứng xử giao tiếp với thầy cô, bạn bè …
Việc bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt đòi hỏi người Tổng phụ trách đội, người phụ
trách thiếu nhi cần phải chú trọng bồi dưỡng cho các em về kỹ năng nghiệp vụ, công tác

đội đó là nghi thức và phương pháp tổ chức, hướng dẫn thực hành các nghi lễ, các
phương pháp quản trò, dạy múa hát, tổ chức cắm trại, trò chơi lớn …
Nói chung các hoạt động dã ngoại, tham gia du khảo, bồi dưỡng thực hành. Kỹ
năng nghi thức đội, nút dây, mật thư, dấu đường, morse, semapho các hoạt động cá nhân
di động và tại chỗ. Công tác đội nhóm nòng cốt là nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ
chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn, theo năng lực của bản thân. Giúp cho các
em biết tổ chức và quản lý hoạt động đội một cách toàn diện, khoa học, bản lĩnh để trở
thành một cán bộ đội mẫu mực, gương mẫu và là một trợ thủ đắc lực cho Tổng phụ trách
trong việc tổ chức và điều hành các hoạt động của liên đội.

Hình ảnh đội nhóm nòng cốt tập NTĐ cho chi đội

Hình ảnh tập huấn thắt tháo nút dây

4- Hình thức bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt
Có rất nhiều hình thức bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt theo tình hình thực tế và
điều kiện của đơn vị mình mà chúng ta lên kế hoạch bồi dưỡng theo các hình thức sau :
4.1 Bồi dưỡng định kỳ
Về việc bồi dưỡng định kỳ yêu cầu và đòi hỏi đồng chí Tổng phụ trách có kế
hoạch định kỳ bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt theo định kỳ đầu năm, giữa năm và cuối
năm, hoặc kế hoạch bồi dưỡng định kỳ cần căn cứ theo kế hoạch hoạt động của hội đồng
đội huyện, kế hoạch nhà trường, kế hoạch liên đội mà điều chỉnh cho hợp lý.
Đinh Thị Xuân

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

Việc bồi dưỡng kế hoạch định kỳ có thể thực hiện như sau : Đầu năm bồi dưỡng

điều khiển tổ chức các cuộc họp báo cáo, nghi lễ xây dựng kế hoạch hoạt động và ghi
chép sổ sách … giữa năm tiến hành bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác đội như :
Nghi thức đội, múa, hát, trò chơi, sinh hoạt sao nhi đồng, các phương pháp tổ chức điều
khiển sinh hoạt tập thể … còn cuối năm chúng ta tiến hành bồi dưỡng về cách thức tổ
chức cắm trại, các trò chơi lớn, các hoạt động xã hội, tham quan, du khảo, mật thư, dấu
đường, nút dây, morse, semapho …

Hình ảnh tập huấn thắt tháo nút dây

Hình ảnh tập huấn sinh hoạt tập thể

4.2 Bồi dưỡng thường xuyên
Đòi hỏi Tổng phụ trách phải có kế hoạch và lên lịch bồi dưỡng thường xuyên cho
đội nhóm nòng cốt. Tuỳ theo chức năng, nghiệp vụ năng lực của từng em, từng đội
nhóm mà Tổng phụ trách phải có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.
4.3 Bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt theo chuyên đề
Đây là một hoạt động mang tính thường xuyên nhưng tuỳ thuộc vào nội dung
công việc, kế hoạch hoạt động, chủ đề hoạt động của từng tháng, học kỳ riêng biệt.
Ví dụ 1: Hoạt động trong tháng 11 có ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng phụ
trách hướng dẫn cho các em tìm hiểu lịch sử về ngày nhà giáo Việt Nam, tìm hiểu nền
giáo dục nước nhà xưa và nay tổ chức cho thi làm báo ảnh, báo tường tìm hiểu các bài
thơ bài văn về giáo dục Việt Nam .
Ví dụ 2: Hoạt động trong tháng 2 có ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tổng phụ trách sẽ tiến hành bồi dưỡng cho đội nòng cốt về ý nghĩa lịch sử ngày 3/2 về
Đinh Thị Xuân

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm


các gương anh hùng đã hy sinh về các bài hát ca ngợi Đảng ca ngợi Bác Hồ để từ đó đội
nhóm nòng cốt sẽ triển khai tuyên truyền lại cho các bạn trong Chi đội và các em nhi
đồng.
Ví dụ 3: Hoạt động trong tháng 3 có ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
phải tìm hiểu ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Đoàn 26/3 về các gương anh hùng tuổi đoàn
đã hy sinh. Gương sáng đoàn viên quanh em, các bài hát ca ngợi về đoàn …

Hình ảnh tập huấn đội nhóm nòng cốt chuẩn bị cho hội thi “Em yêu văn học “
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

4.4 Bồi dưỡng thông qua các hoạt động lớn
Đó là các hoạt động mang tính tập thể có quy mô cấp liên đội như hội khoẻ phù
đổng, hội thi chỉ huy đội giỏi, thi chương trình rèn luyện đội viên. Ngày hội tuổi thơ, hội
trại … Qua quá trình tham gia hoạt động và nhiệm vụ được phân công và những kỹ năng
tham gia nghiệp vụ được cô Tổng phụ trách tập huấn và đặc biệt là vận dụng những kỹ
năng, nghiệp vụ đó vào thực tế khi tham gia các hoạt động lớn sẽ tạo điều kiện giúp các
em rút ra được nhiều bài học thực tế quý giá.

Đinh Thị Xuân

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh tập huấn chơi trò chơi tập thể

5- Các phương pháp bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt
Công tác bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt là một quá trình tổ chức khép kín giữa

việc học lý thuyết và vận dụng vào thực tiễn do đó trong quá trình bồi dưỡng đội nhóm
nòng cốt người phụ trách đội phải biết phối hợp nhiều hình thức nhiều phương pháp bồi
dưỡng khác để đạt được mục đích chất lượng và kế hoạch đề ra.
Công tác bồi dưỡng đào tạo rèn luyện và kết quả chất lượng đào tạo đội nhóm
nòng cốt có mối quan hệ khăng khít với nhau nó phản ánh thực chất công tác bồi dưỡng
đào tạo một cách khách quan.
Theo quan điểm của tôi triết học Mác – Lê nin coi đây là một mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết qủa, giữa chúng có sự chuyển hoá, tác động qua lại lẫn
nhau.
Chính vì những lý do đó mà việc lựa chọn và bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt là một
việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa giáo dục cao, bởi vì đào tạo bồi dưỡng có tập trung
chuyên sâu và có chất lượng thì kết quả đào tạo đội nhóm nòng cốt mới đem lại hiệu quả
cao. Nó được phản ánh rõ nét qua chất lượng hoạt động và kết quả hoạt động của liên
đội trong phương pháp bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt người ta thường áp dụng các
phương pháp sau đây:
Đinh Thị Xuân

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

- Lên kế hoạch thật cụ thể về chương trình cho từng lớp học (Nội dung, thời gian,
người dạy …)
- Chuẩn bị thật kỹ về tài liệu để hướng dẫn, cần có phương pháp bồi dưỡng giảng
dạy đơn giản dể hiểu phù hợp với trình độ tiếp thu của các em.
- Việc truyền thụ kiến thức về lý thuyết phải kết hợp với thực tế và thực hành để
giúp các em dễ hình dung ra, dễ nhớ để tiếp thu về việc truyền thụ các bài hát múa, các
trò chơi và thực hành 7 kỹ năng đội viên.


Hình ảnh tập huấn 7 kỹ năng đội viên

Một phương pháp nữa mà chúng ta cần áp dụng đó là phương pháp bồi dưỡng đội
nhóm nòng cốt qua thực tiễn và thực tế cuộc sống. Phương pháp này được áp dụng
thông qua cuộc họp, sinh hoạt đội, qua các đợt hoạt động vừa áp dụng vừa thực hành,
vừa sửa sai vừa rút kinh nghiệm có như thế thì các em mới dễ hiểu bài để tiếp thu và ghi
được dấu ấn khó quên vào tâm trí.
Phối hợp với các lực lượng xã hội tham gia giáo dục các em như phối hợp với hội
cựu chiến binh , hội phụ nữ, đoàn thanh niên, ban truyền thanh của xã tham gia giao lưu,
tọa đàm, trao đổi . Tham gia thăm hỏi các bà mẹ việt nam anh hùng, gia đình có công
với cách mạng …vv
Cũng có thể thông qua các buổi giao lưu, tham quan du khảo … mà Tổng phụ
trách lồng vào đó các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, về truyền thống hay nghi thức, trò chơi
lớn thì sẽ dễ lôi cuốn được các em tự nguyện tham gia. Cũng qua các việc trả lời và giải
đáp thắc mắc hay trả lời đáp án của Tổng phụ trách sẽ giúp các em tích luỹ được vô số
những điều bổ ích về kiến thức, kỹ năng bản lĩnh cũng như năng lực khi áp dụng vào
thực tiễn của đơn vị mình.
Đinh Thị Xuân

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm

Nếu kết hợp được với các phương pháp trên thì coi như chúng ta đã thành công
trong công tác bồi dưỡng và đào tạo đội nhóm nòng cốt bởi vì qua phương pháp mở lớp
và thực tiễn chúng ta đã dần hình thành cho các em một số kiến thức thực tế, điều này có
tác dụng lớn với vai trò chỉ huy, thủ lĩnh thì các em không ngỡ ngàng trong giáo dục các
em mạnh dạn hơn khi đứng trước tập thể đứng trước các bạn. Cách giáo dục như vậy
chính là phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” hoặc nói cách khác là “Vừa học

vừa chơi”.
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Áp dụng mô hình bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt ngoài mục đích tạo ra một lực
lượng cán bộ Đội, thủ lĩnh hùng hậu cho phong trào Đội còn đem lại một số kết quả khả
quan trong các hoạt động phong trào như :
Có 674/674 em tham gia “ Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” bằng hình thức “Kể chuyện về Bác ”, “Kể chuyện làm theo lời Bác”
và viết bài thi “Em thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” Do liên đội tổ chức 97% các em tham
gia.
Tham gia ngày hội “Kể chuyện Bác Hồ” đạt giải nhất, giải khuyến khích “Sinh hoạt
sao”, giải khuyến khích hội thi “Lật trang sử vàng”, Giải nhất hội thi “An toàn giao
thông” do Hội Đồng Đội và Phòng Giáo Dục Đào Tạo huyện Tân Uyên phối hợp tổ
chức.
Liên đội kết hợp với nhà trường tổ chức “Hội Khỏe Phù Đổng” vòng trường kết
hợp với thi công nhận chuyên hiệu vân động viên nhỏ tuổi cho 674.
Liên đội kết hợp với tổ Văn- Nhạc tổ chức ngày hội thi“ Em yêu văn học” chào
mừng 20/11 có 20/20 chi đội tham gia có 85 tiết mục văn nghệ 16 câu truyện, kinh phí tổ
chức và phát thưởng 2.700.000 đ

Đinh Thị Xuân

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh thi văn nghệ

Hình ảnh thi kể chuyện
Hình ảnh hội thi “Em yêu văn học”


Tham gia phong trào “Tiếp sức đến trường” do Hội Đồng Đội tổ chức có 20/20
chi đội tham gia thu được 25 áo trắng 30 bộ sách gio khoa cũ tặng cho bạn học sinh
nghèo ở miền trung.
Liên đội cùng nhà trường vận động quyên góp ủng hộ các bạn nhỏ ở miền trung
gặp thiên tai tổng trị giá thu được 2.325.000 đồng
Tham gia phong trào “Chủ nhật xanh” “Thứ 7 tình nguyện” được 3 buổi có 1950 lượt
em tham gia
Tham gia hội thi “Nghi thức Đội” cấp trường có 20/20 chi đội tham gia và chọn 1
giải xuất sắc, một giải I, một giải II, một giải III và 3 giải khuyến khích .Kết hợp lấy
điểm chuyên hiệu cho đội viên.
Đội nòng cốt hỗ trợ trong việc tuyên truyền cho đội viên về các ngày chủ điểm,
về an toàn giao thông và tệ nạn xã hội bằng các hình thức viết bài cho chương trình phát
thanh măng non, tập các tiểu phẩm…..
Tổ chức hội thi chuyên hiệu cho các bạn đội viên trong toàn Liên đội như :
chuyên hiệu an toàn giao thông, chăm học, thầy thuốc nhỏ tuổi.
Trong năm học 2010-2011, đội nòng cốt hỗ trợ triển khai mô hình nâng cao chất
lượng giáo dục nề nếp học sinh thông qua các tiểu phẩm tình huống.

Đinh Thị Xuân

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm

Liên đội tổ chức cho đội viên đến làm đẹp bia tưởng niệm của xã và thăm hỏi
chăm sóc gia đình có công với cách mạng( Gia đình liệt sỹ Nguyễn Văn Bảy của xã Tân
Bình).
Đội nòng cốt hỗ trợ tổ chức tốt Đại Hội Liên đội năm học 2010- 2011.

Đội nòng cốt hỗ trợ tổ chức lớp rèn luyện kỹ năng sống và định hướng nghề trong
tương lai.

Hình ảnh hướng dẫn cắm bông của lớp học kỹ năng sống

Kết hợp với đội ngũ phụ trách sao, phụ trách chi, đội nhóm nòng cốt đã hỗ trợ đắc
lực cho Tổng phụ trách trong công tác Đội như điều hành các hoạt động, hướng dẫn sinh
hoạt sao nhi đồng tham gia tốt các hoạt động giao lưu đối ngoại và tham gia các hoạt
động lớn cấp huyện .
Đội nhóm nòng cốt là lực lượng đi đầu trong các hoạt động và là đội quân tiên
phong trong các lĩnh vực chính. Các em những chỉ huy đội, những thủ lĩnh xông xáo tích
cực là trợ thủ đắc lực cho Tổng phụ trách trong công việc tổ chức điều hành giáo dục đội
viên thiếu niên nhi đồng thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Đội nhóm nòng cốt đã tham gia góp phầm cùng liên đội THPT Tân Bình đạt được
thành tích xuất sắc trong năm học qua.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đinh Thị Xuân

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm

Qua việc lựa chọn và bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt tôi đã rút ra một số bài học
như sau :
1. Người làm công tác đội phải nhiệt tình năng nổ có tâm huyết say mê công việc và
hiểu đối tượng mà mình được phân công phụ trách.
2. Người làm công tác đội phải nắm vững yêu cầu và nhiệm vụ trọng tâm hàng năm,
thuần phục kỹ năng và nghi thức đội, biết khai thác chủ đề và cụ thể hoá thành các
chủ điểm hoạt động tháng để kịp thời hướng dẫn đội nhóm nòng cốt cùng cộng tác

thực hiện nhiệm vụ chung
3. Luôn luôn sư tầm những thông tin, mô hình hoạt động và tài liệu hỗ trợ kịp thời
cho đội nhóm nòng cốt nhằm giúp các em tham gia sinh hoạt
4. Tổng phụ trách phải gương mẫu, nhiệt tình, phải tham mưu công việc để BGH
phân công giáo viên giúp đỡ, tạo điều kiện. Có được những sự ủng hộ đó thì công
tác Đội của Tổng phụ trách mới thành công được.
5. Tích cực tham mưu với Ban giám hiệu nhằm được BCH quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ
đối với đội nhóm nòng cốt về việc sắp xếp thời gian và các điều kiện sinh hoạt để
tham gia tốt hơn các hoạt động phong trào. Đối với các em trong đội nhóm nòng
cốt tích cực, cần quan hệ tốt với chính quyền địa phương, BGH nhà trường, hội
cha mẹ học sinh để đề xuất các hình thức khen thưởng mang tính thiết thực có
như vậy mới khích lệ động viên tinh thần nhiệt tình của đội nhóm nòng cốt.
6. Phải biết lắng nghe những ý kiến của giáo viên phụ trách chi và của tập thể đội
viên để cùng nhau tìm biện pháp tổ chức các hoạt động tốt hơn. Đây chính là
những yếu tố không thể thiếu góp phần không nhỏ trong việc đoàn kết, tập hợp
đội nhóm nòng cốt đem lại sự thành công trong công tác đội.
Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân rút ra được qua hoạt động ở liên đội. Tuy
nhiên mỗi anh, chị phụ trách đều có phương pháp và sáng kiến khác nhau. Vì vậy, rất
mong được sự đóng góp ý kiến để cho đề tài hoàn chỉnh hơn.
V. KIẾN NGHỊ
A. Đối với BGH
Đinh Thị Xuân

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm

Tiếng nói của BGH là yếu tố quan trọng kết nối tổ chức đội với phụ trách chi, đem
đến kết quả của hoạt động đội nói riêng và nhà trường nói chung. Vì vậy BGH cần quan

tâm, giúp đỡ để không những riêng TPT đội và lực lượng phụ trách chi hoạt động mà chỉ
đạo cho Chi đoàn, Công đoàn trường đều chăm lo tới công tác Đội.
B. Đối với Hội Đồng Đội
Hiện nay trình độ nghiệp vụ, kỹ năng công tác đội của một số đồng chí tổng phụ
trách còn hạn chế theo tôi có các nguyên nhân sau đây :
1. Không được đào tạo chính quy, không qua trường lớp do sự hoán chuyển công tác
liên tục do đó kiến nghị hội đồng đội cấp trên cần có kế hoạch ký liên tịch với các
ban ngành có liên quan về thời gian làm Tổng phụ trách và quyền lợi nghĩa vụ cụ
thể thì Tổng phụ trách mới an tâm công tác.
2. Một số giáo viên yếu về chuyên môn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt cũng được phân
công làm công tác đội vì vậy mà nó ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào cũng
như công tác đội huyện nhà.
- Hội đồng đội, phòng giáo dục xem xét nếu thấy khả thi thì phổ biến rộng rãi để
ngày càng đưa phong trào đội huyện nhà ngày càng đi lên xứng đáng là ngọn cờ đầu của
hội đồng đội tỉnh
Trước khi dứt lời một lần nữa Tôi chân thành cảm ơn ban giám hiệu, hội đồng đội
cấp trên, phòng giáo dục huyện Tân Uyên, Sở Giáo Dụcvà Đào Tạo tỉnh Bình Dương đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua. Rất mong được sự đóng
góp chân thành của hội đồng đội cấp trên và quý sở, phòng giáo dục để giúp tôi hoàn
thiện thêm về đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Xin chân thành cảm ơn .
VI. KẾT LUẬN
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của quần chúng nhỏ tuổi, đội
cần có sinh hoạt và hoạt động thường xuyên gắn liền với thực tiễn xã hội để củng cố xây
dựng tổ chức vững mạnh, làm cơ sở cho việc phát huy quyền làm chủ tập thể của các em
đồng thời đẩy mạnh việc học tập rèn luyện của thế hệ trẻ.

Đinh Thị Xuân

Trang 15



Sáng kiến kinh nghiệm

Việc bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt giúp cho các em thạo việc, biết tổ chức và
quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết và quan trọng. Cần thường xuyên chăm lo đội ngũ
cán bộ thì phong trào mới có chất lượng và mới đảm bảo tính bền vững. Bên cạnh đó,
phải có tài liệu hướng dẫn cho công tác quản lý, phải có sự chỉ đạo và cơ sở vật chất
phục vụ cho hoạt động đội thì công tác bồi dưỡng đội nhóm nòng cốt mói đạt hiệu quả
cao.
Tân Bình, ngày 20 tháng 2 năm 2011
Người viết

Đinh Thị Xuân

Đinh Thị Xuân

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm

VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội Đồng Đội Trung Ương- Sách Điều lệ đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
2008- NXB Kim Đồng.
2. Hội Đồng Đội Trung Ương, sổ tay phụ trách đội 2008- NXB Kim Đồng.
3. GVC: Trịnh Anh Tuấn- 49 trò chơi dân gian- 2007- NXB Giao thông vận tải.
4. Tập thể - 10 cách thức rèn luyện kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên 2008-NXB
trẻ.
5. Hội Đồng Đội Trung Ương- Mô hình hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh- 2008 –
NXB Hà Nội.


Đinh Thị Xuân

Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm

VIII. PHẦN ĐÁNH GIÁ
1. Hội đồng nghiên cứu khoa học giáo dục nhà trường
…….
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………...................
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
2. Phần chấm sáng kiến kinh nghiệm của Hội đồng NCKHGD cấp Huyện, Tỉnh.
…….
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………...................
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Đinh Thị Xuân

Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

…….
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………...................
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…….
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………...................
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Đinh Thị Xuân

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm

………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….

Đinh Thị Xuân

Trang 20




×