Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG QUẬN SƠN TRÀ VỀ BẢO TỒN VOỌC CHÀ VÁ CHÂN NÂU (PYGATHRIX NEMAEUS) Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH-MÔI TRƢỜNG

HỒ HẢI SƠN

NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CỦA CỘNG
ĐỒNG QUẬN SƠN TRÀ VỀ BẢO TỒN VOỌC
CHÀ VÁ CHÂN NÂU (PYGATHRIX NEMAEUS)
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng, tháng 5/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH-MÔI TRƢỜNG

HỒ HẢI SƠN

NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CỦA CỘNG
ĐỒNG QUẬN SƠN TRÀ VỀ BẢO TỒN VOỌC
CHÀ VÁ CHÂN NÂU (PYGATHRIX NEMAEUS)
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Sƣ phạm sinh

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Ngọc Sơn

Đà Nẵng, tháng 5/2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được xuất phát từ yêu cầu
phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn
gốc rõ ràng tuân thủ đúng theo nguyên tắc và trung thực, chưa được công bố trong
một công trình nào khác.

Tác giả

Hồ Hải Sơn


LỜI CẢM ƠN
-----Bằng tấm lòng sâu sắc nhất, tôi xin gởi lời cảm ơn đến Th.S Trần Ngọc SơnGiảng viên Khoa Sinh Môi Trƣờng, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm - Đại Học Đà Nẵng
ngƣời đã vạch ra cho tôi những ý tƣởng, trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Tịnh và hội động vật học Frankfurt đã
tạo điều kiện, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu cùng lời khuyên quý giá. Xin trân
trọng cám ơn bạn Ly (11ctm), Thạnh (11ctm), Hƣơng (11ss), Vy (12ss) trong nhóm
đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Sinh
Môi Trƣờng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này. Cám ơn các
bạn sinh viên trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ và góp ý cho khóa luận của tôi.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Hồ Hải Sơn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. SƠ LƢỢC NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO TỒN
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ...................................... 3
1.1.1. Lí thuyết về cộng đồng ........................................................................................... 3
1.1.2. Tầm quan trọng của quan điể m cộng đồng trong bảo tồ n ...................................... 4
1.2. HIỆN TRẠNG VỀ BẢO TỒN LINH TRƢỞNG Ở VIỆT NAM ............................ 6
1.3. GIỚI THIỆU VỀ LOÀI VCVCN ............................................................................. 8
1.3.1. Hiện trạng và vùng phân bố ................................................................................... 8
1.3.2. Đặc điểm sinh thái của loài VCVCN ..................................................................... 8
1.3.3. Các mối đe dọa ....................................................................................................... 9
1.3.4. Tình hình bảo tồn và các nghiên cứu về VCVCN ................................................. 9
1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẬN SƠN TRÀ ..................................................................... 10
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................ 10
1.4.2. Dân số - Văn hóa – Xã hội ................................................................................... 11
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 13
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 13
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 13
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 13
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 14
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................................ 14
2.4.2. Phƣơng pháp khảo sát .......................................................................................... 14
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 15
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................... 16
3.1. HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN VỀ LOÀI VCVCN Ở BÁN ĐẢO SƠN TRÀ ... 16
3.1.1. Hiểu biết của ngƣời dân về sự tồn tại của loài. .................................................... 16
3.1.2. Hiểu biết của ngƣời dân về số lƣợng loài ............................................................ 20
3.1.3. Hiể u biế t của ngƣời dân về pháp luâ ̣t bảo vê ̣ loài ................................................ 22



3.1.4. Hiểu biết của ngƣời dân về các hoạt động bảo tồn loài ....................................... 24
3.1.5. Hiể u biế t của ngƣời dân về các hoa ̣t đô ̣ng tác đô ̣ng đế n loài ............................... 26
3.2. NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ VCVCN Ở BÁN ĐẢO SƠN TRÀ ......... 28
3.2.1. Nhận thức của ngƣời dân về các hoạt động gây hại cho loài ............................... 28
3.2.2 Nhận thức của ngƣời dân về hoạt động bảo tồn loài ............................................. 29
3.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BẢO TỒN LOÀI VCVCN THEO QUAN
ĐIỂM CỦA NGƢỜI DÂN ............................................................................................ 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 38
1. Kết luận ...................................................................................................................... 38
2. Kiến nghị .................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 40


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Số hiệu

Trang

bảng
3.1

Khác biệt hiểu biết về sự tồn tại của loài VCVCN theo giới tính

16

3.2


Khác biệt hiểu biết về sự tồn của loài VCVCN giữa các Phƣờng

17

3.3

Tỉ lệ ngƣời biết đến sự tồn tại của loài VCVCN

19

3.4

Hiểu biết về số lƣợng loài VCVCN theo phƣờng

21

3.5

Thống kê hiểu biết của ngƣời dân về pháp luật bảo vệ loài VCVCN

23

3.6

Hiểu biết của ngƣời dân về các hoạt động bảo tồn loài VCVCN

25

3.7


Hiểu biết của ngƣời dân về mức độ tác động tới loài VCVCN của

26

các hoạt động tại bán đảo Sơn Trà
3.8

Nhận thức của ngƣời dân khi thấy hoạt động nuôi nhốt loài

28

VCVCN trái phép
3.9

Nhận thức của ngƣời dân về các buổi tuyên truyền bảo vệ loài

29

3.10

Thống kê ngƣời dân đã tham gia các buổi tuyên truyền bảo vệ loài

31

VCVCN
3.11

Khác biệt mong muốn về tham gia các hoạt động bảo tồn loài


32

VCVCN giữa các Phƣờng
3.12

Thống kê mong muốn tham gia các hoạt động bảo vệ loài VCVCN

34

3.13

Thống kê định hƣớng phát triển bán đảo Sơn Trà của ngƣời dân

35

3.14

Thống kê các định hƣớng của ngƣời dân trong công tác bảo tồn loài

35


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ

Số hiệu

Trang

2.1


Bản đồ vị trí địa lý các phƣờng trong quận Sơn Trà

13

3.1

Khác biệt hiểu biết về sự tồn tại của loài VCVCN theo giới tính

16

3.2

Khác biệt hiểu biết về sự tồn của loài VCVCN theo các phƣờng

18

3.3

Hiểu biết về số lƣợng loài VCVCN theo giới tính

20

3.4

Hiểu biết về số lƣợng loài VCVCN theo Phƣờng

20

3.5


Hiểu biết ngƣời dân về sự thay đổi số lƣợng loài VCVCN

21

3.6

Hiểu biết về nguyên nhân thay đổi số lƣợng VCVCN

22

3.7

Hiểu biết về pháp luật bảo vệ loài VCVCN theo giới tính

23

3.8

Hiểu biết về pháp luật bảo vệ loài VCVCN theo phƣờng

23

3.9

Hiểu biết về các hoạt động bảo vệ loài VCVCN theo giới tính

25

3.10


Hiểu biết về hoạt động bảo vệ loài VCVCN theo Phƣờng

25

3.11

Hiểu biết về mƣ́c tác đô ̣ng của các hoạt động lên loài VCVCN

27

3.12

Hành động của ngƣời dân khi phát hiện ra các hoạt động nuôi

29

nhốt loài VCVCN trái phép
3.13

Nhận thức của ngƣời dân về các buổi tuyên truyền bảo vệ loài

30

VCVCN
3.14

Tỉ lệ ngƣời đã tham gia các buổi tuyên truyền theo giới tính

30


3.15

Tỉ lệ ngƣời đã tham gia các hoạt động tuyên truyền theo địa bàn

31

3.16

Khác biệt mong muốn tham gia các hoạt động bảo tồn loài

33

VCVCN giữa các Phƣờng


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằ m trong vùng khí hâ ̣u

nhiê ̣t đới gió mùa , Việt Nam là một nƣớc có hê ̣

đô ̣ng thƣ̣c vâ ̣t đa da ̣ng và phong phú với nhiề u loài quý hiế m và đă ̣c hƣ̃u . Bên cạnh
đó, Việt Nam còn đƣợc xem là nƣớc có khu hệ thú Linh trƣởng đa dạng, hiện đã ghi
nhận đƣợc 26 loài và phân loài Linh trƣởng, trong đó có 6 loài, phân loài đặc hữu và
5 loài và phân loài là đặc hữu Đông Dƣơng [9] [14].
Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, có diện tích tự nhiên 59,32
km2, dân số 140,741 ngƣời (năm 2012). Quận Sơn Trà có 07 phƣờng: An Hải Đông,

An Hải Tây, Phƣớc Mỹ, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang
[20]. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà diện tích là 4.439 ha [20]. Đây là nơi có hệ
động thực vật đa dạng và phong phú đặc biệt nơi đây còn có sự tồn tại quần thể
Voọc chà vá chân nâu (VCVCN). Trong cuộc khảo sát của Vũ Ngọc Thành (2007)
đã xác định tại Sơn Trà có 12 nhóm với số lƣợng có thể từ 171 đến 198 cá thể và sơ
bộ xác định về các khu vực phân bố của loài. VCVCN đƣợc các nhà khoa học xem
là một trong những sinh vật chỉ thị cho chất lƣợng rừng giàu hoặc trung bình, nó
còn là một thành viên quan trọng trong chuỗi, lƣới thức ăn, là một trong những nhân
tố đảm bảo sự ổn định và cân bằng trong hệ sinh thái. Chính vì vậy, việc bảo tồn
loài VCVCN là một điều quan trọng, rất cần thiết.
Trong xu thế bảo tồn các loài quý hiếm nói chung và loài VCVCN ở bán đảo
Sơn Trà nói riêng, ngƣời dân địa phƣơng có vai trò hết sức quan trọng. Cộng đồng
nơi đây chính là ngƣời có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến công tác bảo
tồn, là một trong những nhân tố quan trọng đến thành công trong bảo tồn. Chính vì
thế việc nghiên cứu, phân tích những quan điểm của cộng đồng nhằm đề ra những
định hƣớng trong công tác tuyên truyền, giáo dục trong bảo tồn là hết sức cấp thiết.
Nhƣng hiện nay việc tìm hiểu những quan điểm, nhận thức của ngƣời dân quận Sơn
Trà vẫn chƣa có nghiên cứu nào thực hiện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu quan điểm của cộng đồng quận Sơn Trà về bảo tồn Voọc
chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) ở thành phố Đà Nẵng.”


2

2. Mục tiêu đề tài
Phân tích quan điểm của cộng đồng địa phƣơng về bảo tồn loài VCVCN và
tham vấn ngƣời dân về định hƣớng phát triển bền vững cho bán đảo Sơn Trà.

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp những dẫn liệu ban đầu về hiểu biết và nhận thức của ngƣời dân

quận Sơn Trà về bảo tồn loài VCVCN (Pygathrix nemaeus).
Xác định đƣợc các định hƣớng phát triển quận Sơn Trà của ngƣời dân phù
hợp với việc bảo tồn loài VCVCN.


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CỘNG ĐỒNG TRONG
BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Lí thuyết về cộng đồng
Cộng đồng (community) là một khái niệm đƣợc xuất hiện vào năm 1940 tại các
thuộc địa Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm cộng đồng và
khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này nhƣ một công cụ để thực hiện các
công trình viện trợ quy mô lớn về kỹ thuật, phƣơng pháp và tài chính trong thập kỉ
50-60 [23].
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng trong đó chủ yếu đƣợc hiể u là
tâ ̣p hơ ̣p nhƣ̃ng ngƣời có chung lich
̣ sƣ̉ hin
̀ h thành , có chung địa bàn sinh sống , có
cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những ngƣời có cùng những đặc điểm tƣơng tự
về kinh tế , xã hội và văn hóa . Cũng có khái ni ệm khác , cô ̣ng đồ ng là mô ̣t nhóm
ngƣời có chung sở thić h và lơ ̣i ić h , có chung địa bàn sinh sống , có chung ngôn ngữ
(hoă ̣c loa ̣i ngôn ngƣ̃ ) và có những đặc điểm tƣơng đồng. Tùy theo lịch sử hình thành
hay đă ̣c điể m của cô ̣ng đồng, có các loại cộng đồng sau :
- Cô ̣ng đồ ng ngƣời điạ phƣơng, là những ngƣời có quan hệ gần gũi với nhau ,
thƣờng xuyên gă ̣p mă ̣t ở điạ bàn sinh số ng.
- Cô ̣ng đồ ng nhƣ̃ng ngƣời có chung quan tâm đă ̣c điể m , tính chất (cô ̣ng đồng
các nhà nghiên cứu khoa học, cô ̣ng đồ ng doanh nhân…)
- Cộng đồ ng nhƣ̃ng ngƣời có chung nhƣ̃ng quan tâm đă ̣c điể m


, tính chất ,

màu da (cô ̣ng đồ ng ngƣời dân tô ̣c thiể u số , cô ̣ng đồ ng ngƣời da màu…)
- Cô ̣ng đồ ng có quan niê ̣m chung về các vấ n đề quan hê ̣ xã hô ̣i , có chung
mục tiêu , quan điể m chung về giá tri ̣ , cùng tham gia vào quá trình ra quyết định
(cô ̣ng đồ ng ASEAN, các nƣớc Pháp ngữ…)
Trong các nghiên cứu bên xã hội học thì cộng đồng là khái niệm đã có từ cuối
thế kỷ 19, nhƣng đến năm 1915 mới bắt đầu đƣợc khảo sát một cách khoa học qua
nghiên cứu của C.J.Galpin về mối quan hệ giữa các làng thôn với môi trƣờng chung
quanh [9]. Thuật ngữ “cộng đồng” bắt nguồn từ tiếng gốc Latin là “cummunitas”,


4

trong tiếng Pháp là “communite” và tiếng Đức là “Gemeinchaft” [24]. Ngày nay,
khái niệm này đƣợc sử dụng khá là rộng rãi trong các diễn đàn khoa học và nhiều
lĩnh vực khác nhƣ sử học, sinh học, nghiên cứu phát triển,…
Khái niệm cộng đồng trong đề tài đƣợc dùng để chỉ những ngƣời dân, nhà
quản lý đang sinh sống và làm việc tại 7 phƣờng của quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng.

1.1.2. Tầm quan trọng của quan điể m cộng đồng trong bảo tồ n
Quan điể m của cô ̣ng đồ ng là mô ̣t nguồ n thông tin tƣ̀ chin
́ h ngƣời dân đ

ịa

phƣơng cảm nhâ ̣n và nói ra suy nghi ̃ của chin
́ h bản thân min

̀ h về mô ̣t vấ n đề nào đó
dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm. Mỗi ngƣời sẽ có cách nhìn nhâ ̣n riêng về sƣ̣
viê ̣c, hiê ̣n tƣ ợng, nhờ đó giúp cho các nhà chức năng hiểu đƣợ c nhâ ̣n thƣ́c của
ngƣời dân để có các biê ̣n pháp phù hơ ̣p , nhanh chóng nhằ m phu ̣c vu ̣ công tác bảo
tồ n tố t hơn.
Mô ̣t vài ý tƣởng hoă ̣c các đề xuấ t tích cực có thể sử dụng để phục vụ công tác
bảo tồn , ngƣơ ̣c la ̣i cũng có nhƣ̃ng ý kiến tiêu cực, hay chƣa đúng là cơ sở để cơ
quan quản lý đƣa ra các biện pháp giáo dục và tuyên truyền nhằm thay đổi nhận
thức của họ. Vì vậy việc tìm hiểu quan điểm của cộng đồng là một yếu tố đóng góp
rấ t lớn cho công tác bảo tồ n .
Bảo tồn dựa vào cộng đồng là một phong trào nổi lên vào những năm

1980

thông qua các cuô ̣c biể u tình leo thang và đố i thoa ̣i tiế p theo với các c ộng đồ ng điạ
phƣơng bi ̣ảnh hƣởng bởi nhƣ̃ng nỗ lực quố c tế để bảo vê ̣ sƣ̣ đa da ̣ng sinh ho ̣c trên
trái đất. Bảo tồn dựa vào c ộng đồ ng là kế t hơ ̣p cải thiê ̣n cho cuô ̣c số ng của ngƣời
dân điạ phƣơng trong khi bảo tồ n các khu vƣ̣c

lại thông qua viê ̣c ta ̣o ra các Vƣờn

Quố c gia, nơi trú ẩn của động vâ ̣t hoang dã [16].
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các khu bảo
tồn và vƣờn quốc gia khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô hình
quản lý gắn bảo tồn đa dạng sinh học với nền văn hoá, quan điểm, lối sống của cộng
đồng địa phƣơng. Nhƣ ở vƣờn quốc gia Kakadu (Australia), những ngƣời thổ dân
không những đƣợc sống trong vƣờn quốc gia một cách hợp pháp mà họ còn đƣợc
tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển vƣờn quốc gia thông qua các đại diện của họ



5

trong ban quản lý. Điều này đƣợc thực hiện theo đạo luật EPBC (Đạo luật bảo vệ
môi trƣờng và bảo tồn đa dạng sinh học) [17]. Tại vƣờn quốc gia Wasur (Indonesia)
vẫn tồn tại bốn nhóm ngƣời bản địa thuộc các bộ tộc Kanume, Marind , Marori và
Yei với dân số ƣớc tính là 2500 sống trong 14 bản làng. Họ dựa vào vƣờn quốc gia
để sinh sống đồng thời cũng ra sức bảo vệ đa dạng sinh học nơi đây trƣớc các tác
động tiêu cực [18].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức của ngƣời dân bản địa cũng đã bắt đầu
đƣợc quan tâm, trong đó có một số liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng.
Các nhóm cộng đồng đƣợc nghiên cứu chủ yếu là các nhóm dân tộc Dao, Mƣờng,
H’mong (Mèo), Tày, Nùng, Thái (ở vùng núi phía Bắc) và J’rai, M’nông ở Tây
Nguyên hay Cơ Tu ở Thừa Thiên - Huế. Các công trình nghiên cứu của các tác giả
Nguyễn Văn Thƣờng (2003), Lê Thị Diên (2002), Hoàng Xuân Tý (2000), Lê
Trọng Cúc (1998), Hoàng Cầm (1998), Vƣơng Xuân Tình (1998), Nguyễn Thị Quỳ
(1998) và của nhiều tác giả khác là những nghiên cứu cụ thể về kinh nghiệm và
thực hành bản địa, nghiên cứu về luật tục. Những nghiên cứu này cho thấy kiến
thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo tồn và phát triển nếu chúng đƣợc
phát huy và kết hợp sử dụng với các kiến thức khoa học tiên tiến, phù hợp (Hàn
Tuyết Mai, 2004).
Cho đến nay ở Việt Nam cũng có không ít các nghiên cứu bảo tồn Linh trƣởng
dựa vào cộng đồng. Điển hình là luâ ̣n văn “Bƣớc đầ u nghiên cƣ́u mô hin
̀ h quản lý
bảo tồn loài Vọoc dựa vào cộng đồng ở Vƣờn Quố c gia Cát Bà” của Bùi Thi ̣Huê ̣ –
kinh tế môi trƣờng 45. Hay tác giả Hoàng Văn Chƣơng đã có luận văn thạc sĩ
“Nghiên cƣ́u, đánh giá đa da ̣ng thành phầ n loài và ảnh hƣởng của cô ̣ng đồ ng nhằ m
đề xuất giải pháp bảo tồ n, phát triể n bề n vƣ̃ng Khu bảo tồ n thiên nhiên sông Thanh ,
tỉnh Quảng Nam” . Lauren Wright với nghiên cứu khoa học: “Khám phá vai trò
quan điểm địa phƣơng trong việc bảo tồn Voọc chà vá chân xám (Pygathrix
cinerea) ở Tỉnh Quảng Nam”

Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm tới việc nâng cao
hiệu quả của các khu bảo tồn thiên nhiên và vƣờn quốc gia theo quan điểm bảo tồn


6

đi đôi với phát triển xã hội. Đó là làm sao dung hoà mối quan hệ giữa bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên với cộng đồng dân cƣ.

1.2. HIỆN TRẠNG VỀ BẢO TỒN LINH TRƢỞNG Ở VIỆT NAM
Khu hệ thú Linh trƣởng Việt Nam hiện đã ghi nhận đƣợc 26 taxon (loài và phân
loài) thuộc 3 trong số 5 họ Linh trƣởng của châu Á: họ Vƣợn (Hylobatidae), họ
Khỉ và Vọoc (Cercopithecidae) và họ Cu li (Loridae) [13]. Hai họ còn lại ở châu Á
không phân bố ở Việt Nam là Vƣợn nhảy nhỏ (Tarsiidae) và Đƣời ƣơi (Hominidae)
phân bố hẹp tại các đảo của thềm lục địa Sunda [13]. Trong 26 loài và phân loài,
trong đó có 6 loài và phân loài đặc hữu (Voọc cát bà, Voọc mông trắng, Voọc mũi
hếch, Voọc chà vá chân xám, Voọc đen phía đông, Khỉ đuôi dài Côn Đảo), 6 loài và
phân loài đặc hữu Đông Dƣơng (Voọc chà vá chân nâu, Voọc chà vá chân đen,
Vƣợn đen tuyền, Vƣợn Ski và Vƣợn má hung Bắc và Vƣợn đen má hung Nam), và
hiện Việt Nam là nƣớc dẫn đầu với 5 loài trong danh sách, chiếm 20% tổng số loài
Linh trƣởng cực kì nguy cấp nhất thế giới [13].
Ở Việt Nam, họ Cu li (Loridae) chỉ có 1 giống (Nycticebus) với hai loài Cu li là:
Cu li lớn (Nycticebus bengalensis) và Cu li nhỏ (N. pygmaeus). Có thể có loài thứ
ba nhƣng taxon này chƣa đƣợc mô tả. Họ Khỉ (Cercopithecidae) có hai phân họ:
phân họ Khỉ (Cercopithecinae) và phân họ Voọc (Colobinae) với 4 giống: Macaca,
Trachypithecus, Pygathrix và Rhinopithecus. Đây là họ có số loài và phân loài
phong phú nhất, với 18 loài và phân loài. Phân họ Khỉ (Cercopithecinae) chỉ có 1
giống (Macaca) gồm 6 loài và phân loài: Khỉ mặt đỏ (M. arctoides), Khỉ mốc (M.
assamensis), Khỉ đuôi dài (M. fascicularis fascicularis), Khỉ đuôi lợn (M. leonina),
Khỉ vàng (M. mulatta) và một phân loài Khỉ (M. fascicularis) chỉ phân bố hẹp ở

vƣờn quốc gia Côn Đảo. Phân họ Voọc (Colobinae) với 12 loài và phân loài, chiếm
48% tổng số taxon của Linh trƣởng tại Việt Nam, thuộc 3 giống: giống
Trachypithecus (8 loài và phân loài), giống Pygathrix (3 loài: Chà vá chân đỏ (P.
nemaeus), Chà vá chân xám (P. cinerea) và Chà vá chân đen (P. nigripes), giống
Rhinopithecus chỉ có 1 loài - Voọc mũi hếch (R. avunculus) [9] [13]. Họ Vƣợn
(Hylobatidae), ở Việt Nam chỉ có 1 giống (Nomascus) với 6 loài và phân loài: Vƣợn
đen má hung Bắc (Nomascus concolor), Vƣợn đen má hung Nam (Nomascus


7

annamensis) Vƣợn đen má trắng (N. leucogenys), Vƣợn đen má trắng siki (N. siki),
Vƣợn đen tuyền phía Tây (N. concolor), và Vƣợn đen tuyền phía Đông (N. nasutus)
[13]
Theo Danh mục đỏ của Tổ chức bảo tồn thế giới (IUCN), ở Việt Nam có 7 loài
Linh trƣởng rất nguy cấp, 9 loài nguy cấp và 7 loài sẽ nguy cấp trong thời gian tới.
Điều đó có nghĩa là 90% các loài Linh trƣởng của Việt Nam đang đe dọa tuyệt
chủng. Điều này thực sự tạo ra những thách thức về vấn đề bảo tồn. Nhiều năm
qua, chính quyền và nhà nƣớc Việt Nam đã và luôn quan tâm công tác bảo tồn
động vật hoang dã, thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách (Nghị định
32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm . Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ…), nhà nƣớc cũng yêu cầu các Bộ, ngành địa
phƣơng tăng cƣờng chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loại
động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh đó các nhà khoa học quốc tế và
trong nƣớc cũng hết sức quan tâm đến nguồn động vật hoang dã của Việt Nam.
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều chƣơng trình hành động nhằm bảo tồn các
loài Linh trƣởng. Ở Việt Nam, hội nghị Linh trƣởng Việt Nam tại Hà Nội (4 6/11/1998) đã kết luận rằng các loài Linh trƣởng Việt Nam đều bị đe dọa ở các mức
độ khác nhau, trong đó loài Voọc chà vá (Pygathrix) đƣợc xếp vào nhóm nguy cấp.

Đồng thời tại hội nghị này cũng đề ra “Chƣơng trình hành động bảo tồn Linh trƣởng
ở Việt Nam’’ nhằm bảo tồn các loài Linh trƣởng tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng,
duy trì số lƣợng và chất lƣợng các loài Linh trƣởng ở Việt Nam [4]. Tại Việt Nam
các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đƣợc thành lập nhằm bảo tồn các loài
Linh trƣởng đang có nguy cơ tuyệt chủng [20] Việt Nam hiện có Trung tâm bảo tồn
loài Linh trƣởng lớn nhất Đông Nam Á về quy mô, kỹ thuật và tổ chức, mang tên
Trung tâm cứu hộ Linh trƣởng Cúc Phƣơng. Đƣợc thành lập tại vƣờn quốc gia Cúc
Phƣơng từ năm 1993, với sự giúp đỡ của Hội Bảo tồn động vật Frankfurt (Đức).
Mặc dù tất cả các loài Linh trƣởng đƣợc bảo vệ bởi Luật bảo vệ động vật hoang
dã, và các nhà khoa học ra sức bảo tồn, bảo vệ, các hành lang pháp lý đƣợc công bố


8

cũng nhƣ các hoạt động thiết thực của các bộ ngành cùng toàn thể ngƣời dân thì
thực tế các mối hiểm hoạ nhƣ: săn bắt trái phép, sử dụng Linh trƣởng làm thuốc,
thức ăn và buôn bán sinh vật cảnh vẫn phổ biến. Ngoài ra, môi trƣờng sống của
Linh trƣởng bị phá hoại bởi các hoạt động khai thác gỗ, chặt củi và khai thác đất
nông nghiệp cũng đang làm suy giảm quần thể các loài Linh trƣởng. Hầu hết các
quần thể đang trong tình trạng bị phân tán mạnh. Sự phá hủy môi trƣờng sống, săn
bắn và buôn bán thƣơng mại bất hợp pháp là mối đe dọa tới loài Linh trƣởng.

1.3. GIỚI THIỆU VỀ LOÀI VCVCN
1.3.1. Hiện trạng và vùng phân bố
Loài VCVCN, thuộc chi Pygathrix, là phân loài nguy cấp (EN). Loài
VCVCN đƣợc danh lục đỏ của IUCN xếp vào danh sách loài đang bị đe dọa tuyệt
chủng và đƣợc liệt kê trong phụ lục I của công ƣớc CITES.
Theo tổ chức WWF và IUCN đã tìm thấy sự xuất hiện của giống Voọc chà
vá (Pygathrix) ở các nƣớc Đông Nam Á của Campuchia, Lào và Việt Nam. Riêng
loài màu đỏ VCVCN đẹp chỉ đƣợc tìm thấy ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam và

Lào. Điều này chứng minh khẳng định loài VCVCN là loài thú Linh trƣởng đặc hữu
cho khu vực Đông Nam Á. Trƣớc 1967, VCVCN đã bắt đầu đƣợc nghiên cứu. Quần
thể đƣợc tìm thấy trong nhiều môi trƣờng sống: Từ thấp lên địa hình đồi núi cao đến
2.000 m, rừng rụng lá và trung khu rừng nhiệt đới. Ở Lào, tổ chức WWF tìm thấy
quần thể lớn loài VCVCN trên phạm vi 3000km2 ở thủy vực Nam Thiên và khu bảo
tồn đa dạng sinh học Hinnammo, đây là quần thể loài VCVCN lớn nhất trên thế
giới, phân bố từ 14o25’N đến 18o38’N, nơi sống của loài trong các khu rừng nguyên
sinh và thứ sinh. Tuy nhiên, tại Lào loài Voọc này cũng trong tình trạng nguy cấp
do hoạt động săn bắt, du lịch, tình trạng phá rừng ngày một tăng.

1.3.2. Đặc điểm sinh thái của loài VCVCN
VCVCN dành hầu hết thời gian của mình cho việc ăn lá trên các ngọn cây
cao. Để vƣợt qua các tán cây, chúng di chuyển với một dáng đi đặc biệt trên tất cả
bốn chi rất linh hoạt. VCVCN thích ăn lá non, lá thầu, các thức ăn này có thể chiếm
đến ba phần tƣ của chế độ ăn uống của chúng, nhƣng bên cạnh đó những cá thể loài
này cũng sẽ ăn thêm chồi cây, trái cây, hạt và hoa [13]. Chế độ ăn uống toàn lá cây


9

nhƣ vậy khiến giá trị dinh dƣỡng thu vào thấp, chính vì thế bụng VCVCN liên tục
đƣợc cung cấp thức ăn và phình to, giữ khối lƣợng lớn thực vật, và dạ dày có thể
chiếm đến một phần tƣ trọng lƣợng cơ thể ở con trƣởng thành [13].
Vào ban đêm, VCVCN ngủ trên cây lớn, chúng lựa chọn cẩn thận một tán
cây dày để trú ẩn. Cách kiếm ăn của loài này thƣờng theo nhóm, kích thƣớc của
nhóm thay đổi tỷ lệ với chất lƣợng môi trƣờng sống. VCVCN là một loài Linh
trƣởng có đời sống xã hội, giữa các cá thể trong một đàn có mối liên hệ rất mật thiết
với nhau. Liên kết xã hội của chúng là cực kỳ quan trọng, các cá thể giao tiếp với
nhau thông qua một loạt các tiếng kêu và cử chỉ.
Trong một đàn VCVCN số lƣợng con cái nhiều hơn con đực và có một hệ

thống phân cấp thống trị rõ rệt, với tất cả con đực nắm quyền cai trị đàn. Con đực
thƣờng có kích thƣớc lớn hơn con cái, nặng trên 7kg trong khi con cái nặng khoảng
5kg. Quá trình sinh trƣởng của chúng tốt nhất vào giữa tháng hai và tháng sáu, nhờ
vào sự phong phú của trái cây theo mùa. Mùa sinh sản của chúng là mùa xuân, đến
mùa động dục, những con đực trƣởng thành đi tìm con cái riêng cho mình. Nhiều
khi, những con đực phải đánh nhau để giành lấy con cái. Một con VCVCN sơ sinh
đƣợc sinh ra sau thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 210 ngày. Con non có lông màu
vàng nhạt, ống chân màu đỏ nhạt. Đuôi và ống tay có màu trắng, chúng luôn di
chuyển bên cạnh con mẹ, bám chặt dƣới bụng mẹ khi di chuyển.

1.3.3. Các mối đe dọa
VCVCN bị săn bắn nhiều cho mục đích làm thực phẩm, sử dụng để làm
thuốc, cũng nhƣ phục vụ cho nhu cầu làm vật nuôi. Loài Linh trƣởng quý hiếm này
rất dễ bị bắt, khi nghe tiếng súng hay phát hiện ngƣời lạ chúng không chạy trốn mà
sợ hãi núp yên một chỗ trên cây. Một mối nguy khác cũng tác động xấu tới số lƣợng
của VCVCN chính là môi trƣờng sống ngày một thu hẹp, do các hoạt động của con
ngƣời.

1.3.4. Tình hình bảo tồn và các nghiên cứu về VCVCN
VCVCN dành đƣợc nhiều sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn trong và
ngoài nƣớc. Chúng đƣợc đƣa vào danh sách loài có mức độ bảo vệ cao nhất tại Việt
Nam theo Luật Bảo vệ động vật hoang dã, và đƣợc tổ chức thƣơng mại quốc tế


10

nghiêm cấm buôn bán, điều này đƣợc quy định trong Công ƣớc về buôn bán quốc tế
các loài nguy cấp (CITES) năm 2010. VCVCN còn đƣợc bảo vệ tại các vƣờn quốc
gia và khu bảo tồn mà chúng có mặt. Trong đó phải kể đến vƣờn quốc gia ở lƣu vực
Nam Theum tại Lào, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Ngoài ra còn có một chƣơng

trình cứu hộ nguy cấp, chăm sóc đặc biệt cho VCVCN tại trung tâm cứu hộ Linh
trƣởng tại vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng ở Việt Nam. Không những thế, nhiều nhà
khoa học đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu VCVCN để hiểu thêm về sự phân bố
của chúng, các đặc điểm sinh học, sinh thái và đó là điều quan trọng để các chƣơng
trình bảo tồn đƣợc tổ chức thành công.
Một số nghiên cứu về loài VCVCN ở bán đảo Sơn Trà:
Từ lâu loài VCVCN tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã đƣợc sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà khoa học nƣớc ngoài. Đại diện: Eydoux (1837), Phạm
Nhật (1994), Van Peneen (1969), Lippold (1977, 1995).
Theo TS. Đinh Thị Phƣơng Anh trong tài liệu: “Điều tra khu hệ động thực
vật và nhân tố ảnh hƣởng. Đề xuất phƣơng án sử dụng hợp lý khu BTTN Sơn Trà”
năm 1997 đã phát hiện loài VCVCN xuất hiện trong khu vực này là loài Linh
trƣởng đặc trƣng của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
Trong cuộc khảo sát của Vũ Ngọc Thành (2007) đã xác định tại Sơn Trà có
12 nhóm với số lƣợng cá thể từ 171 đến 198 cá thể và sơ bộ xác định về các khu
vực phân bố của loài.

1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẬN SƠN TRÀ
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên
Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lƣu phía hữu
ngạn sông Hàn, có toạ độ địa lý từ 16o04'51''đến 16o09'13'' vĩ độ Bắc, 108o15'34''
đến 108o18'42'' kinh độ Đông. Quận Sơn Trà có vị trí khá đặc biệt trên bản đồ thành
phố Đà Nẵng.
• Phía Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và ngăn cách với quận Hải
Châu bằng một con sông (sông Hàn).
• Phía Nam giáp Quận Ngũ Hành Sơn.
• Phía Đông và Bắc giáp biển Đông.


11


Quận Sơn Trà có diện tích: 59,32km2, chiếm 4,62% diện tích toàn thành
phố. (Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2012).

1.4.2. Dân số - Văn hóa – Xã hội
Dân số trung bình : 140,741 ngƣời. Mật độ dân số: 2,373 ngƣời/km2. (Theo
niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2012).
Độ tuổi lao động có 68.168 ngƣời, trong đó có việc làm 64.003 ngƣời, điều
này cho thấy tình trạng thất nghiệp ít (chiếm 6,1%), điều này cũng đồng nghĩa với
việc điều kiện kinh tế ổn định, giảm áp lực của ngƣời dân đối với khu bảo tồn thiên
nhiên Sơn Trà và loài VCVCN.
Quận Sơn Trà gồm 7 đơn vị hành chính cấp phƣờng: Thọ Quang (do Nam
Thọ và Mân Quang sát nhập), Mân Thái (do Cổ Mân và Tân Thái sát nhập), Phƣớc
Mỹ (do Phƣớc Trƣờng và Mỹ Khê sát nhập), An Hải Bắc (do 5 thôn của đại xã An
Hải tách ra là An Nhơn, An Đồn, An Tân, An Hoà và An Cƣ), An Hải Đông (do 6
thôn của đại xã An Hải chia tách ra là An Hiệp, An Thành, An Cƣ 1, An Cƣ 2, An
Cƣ 3 và An Cƣ 4), An Hải Tây (do 5 thôn của đại xã An Hải chia tách ra là: An
Trung, An Vĩnh, An Thuần, An Mỹ và An Thị). Riêng thôn An Thƣợng của đại xã
An Hải, chia cắt sát nhập cùng với làng Mỹ Thị thành phƣờng Mỹ An, thuộc quận
Ngũ Hành Sơn. [20]
Quận Sơn Trà cả 3 mặt giáp biển và sông, có nhiều bãi tắm đẹp dọc bờ biển,
kết hợp với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị đƣợc nâng lên nhiều lần
bởi các bãi tắm và các cảnh quan này không xa trung tâm thành phố, cách nội thành
Đà Nẵng chƣa đầy 2km, có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển du lịch và nghỉ dƣỡng.
Những điều này đã tạo cho Sơn Trà lợi thế so sánh rất lớn về phát triển kinh tế biển
cũng nhƣ phát triển các loại hình du lịch biển trong chiến lƣợc phát triển kinh tế
biển và tổng thể phát triển du lịch của của thành phố Đà Nẵng, miền Trung và của
cả nƣớc. Thêm vào đó Quận Sơn Trà có khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà cùng với
một dãy bờ biển đẹp với nhiều bãi san hô lớn tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao
lƣu kinh tế và phát triển du lịch dựa trên du lịch sinh thái và du lịch biển.

Thiên nhiên đã dành cho Sơn Trà nhiều địa điểm lý tƣởng để tổ chức các
hoạt động du lịch, nghỉ dƣỡng nhƣ: suối Đá, bãi Bụt, bãi Xếp, bãi Trẹm, bãi Rạng,


12

bãi Nam, bãi Bắc, bãi Tiên Sa, bãi Đá Đen, dải cát ven biển từ Thọ Quang đến Mỹ
Khê, ven biển có nhiều bãi cát đẹp, nhiều vũng nƣớc sâu,... Sơn Trà có các làng cá
truyền thống lâu đời, bán đảo Sơn Trà có cảnh quan đẹp với suối Tiên, bãi biển Sơn
Trà là nơi đang có nhiều dự án khu nghỉ mát đang đƣợc xây dựng, đang còn lƣu trữ
một nền văn hoá dân gian mang đầy bản sắc dân tộc, độc đáo của vùng ven biển
miền Trung. Đó là những lễ hội Nghinh ông, Cầu Ngƣ, lễ hội Đình làng An Hải với
các hoạt động thể thao đầy thú vị, hấp dẫn, mang dáng vẻ riêng biệt của ngƣ dân
nhƣ đua ghe, lắc thúng đã và đang thu hút hàng triệu lƣợt khách du lịch đến với
Quận Sơn Trà.


13

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Quan điểm của cộng đồng ngƣời dân quận Sơn Trà về bảo tồn loài VCVCN

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu sƣ̣ hiể u biế t của ngƣời dân về công tác bảo tồ n loài VCVCN: Sự
tồn tại, số lƣợng, quy định pháp luật, tác động, sự khác nhau hiểu biết theo giới tính
và địa bàn.
- Tìm hiểu nhận thức của ngƣời dân về các tác đô ̣ng tích cực và tiêu cực đến
VCVCN.

- Tham vấn ngƣời dân về định hƣớng phát triển và bảo tồn VCVCN.

2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực hiện tại 7 phƣờng của quận Sơn Trà: An Hải Đông, An Hải
Bắc, An Hải Tây, Mân Thái, Phƣớc Mỹ, Nại Hiên Đông và Thọ Quang.

Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý các phƣờng trong quận Sơn Trà
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 11/2013 đến tháng 5/2014
Tháng 12/2013: Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu


14

6/1/2014 - 10/1/2014: Tiền khảo sát, thực tập phỏng vấn và kiểm tra bảng hỏi
16/2/2014 - 20/4/2014: Phỏng vấn và thu thập số liệu
21/04/2014 - 30/5/2014: Thống kê, phân tích dữ liệu và viết báo cáo

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa
Kế thƣ̀a các nghiên cƣ́u trƣớc đó về loài

Voọc chà vá chân nâu ở bán đảo

Sơn Trà và các nghiên cứu về cộng đồng ở trong và ngoài nƣớc .

2.4.2. Phƣơng pháp khảo sát
 Lấy mẫu
Mẫu điều tra: Gồm 420 ngƣời dân thuộc quận Sơn Trà. Cấu trúc của mẫu
phân đều theo các tiêu chí: Giới tính (số lƣợng 210 ngƣời nam, 210 ngƣời nữ), địa
bàn (7 Phƣờng, mỗi phƣờng 60 ngƣời, bằng nhau về tỷ lệ nam, nữ ở mỗi phƣờng (

mỗi phƣờng 30 nam, 30 nữ: An Hải Đông, An Hải Bắc, An Hải Tây, Mân Thái,
Phƣớc Mỹ, Nại Hiên Đông và Thọ Quang), nghề nghiệp (cán bộ công chức, học
sinh - sinh viên, công nhân, các ngành nghề khác). Phiếu điều tra có ba nội dung
chính:
1. Sự hiểu biết của ngƣời dân: Về VCVCN ở Sơn Trà, các hoạt động tích cực
và tiêu cực ảnh hƣởng đến loài VCVCN: Câu 1, 2, 3, 4, 5, 8.
2. Nhận thức của ngƣời dân: Về các hoạt động bảo tồn VCVCN: Câu 6, 7, 9,
10, 11, 12.
3. Tham vấn định hƣớng của ngƣời dân về phát triển bán đảo Sơn Trà và bảo
tồn VCVCN: Câu 13.
 Phỏng vấn:
Các kỹ thuật phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn sâu không cấu trúc đã đƣợc
thực hiện. Trong đó, chỉ số liệu phỏng vấn cấu trúc đƣợc sử dụng phân tích thống
kê, các số liệu phỏng vấn khác đƣợc dùng để kiểm tra thông tin hoặc có cái nhìn
tổng quan về nghiên cứu.
Đối tượng phỏng vấn: Cộng đồng dân cƣ 7 phƣờng thuộc quân Sơn Trà: An
Hải Tây, An Hải Bắc, An Hải Đông, Nại Hiên Đông, Mân Thái, Thọ Quang, Phƣớc
Mỹ


15

Thời gian phỏng vấn: Phỏng vấn đƣợc tiến hành từ 22/2/2014 đến 23/3/2014
Phương pháp tiếp cận với đối tượng phỏng vấn: Mục tiêu nghiên cứu đƣợc
giới thiệu ngay khi tiếp xúc với đối tƣợng phỏng vấn. Tác giả giới thiệu là sinh viên
cần tìm hiểu về quan điểm của cộng đồng dân cƣ Quận Sơn Trà trong vấn đề bảo
tồn loài VCVCN nhằm mục đích nghiên cứu khoa học.

2.4.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu
Tất cả dữ liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20, xác định tần suất sử

dụng lệnh Frequencies, xác định sự khác nhau về nhận thức giữa các yếu tố giới
tính và địa bàn sử dụng lệnh kiểm định Chi-Square (Chi bình phƣơng) trong đó với
độ tin cậy là  = 0,05.
Ví dụ: Đặt giả thuyết H0: “Không có sực khác biệt có ý nghĩa theo yếu tố địa
bàn, giới tính về sự hiểu biết hay nhận thức của ngƣời dân về vấn đề bảo tồn
VCVCN ở Sơn Trà”. Và giả thuyết H1: “Có sự khác biệt có ý nghĩa theo yếu tố địa
bàn, giới tính về sự hiểu biết hay nhận thức của ngƣời dân”. Thực hiện kiểm định
Chi-bình phƣơng ta có kết quả p-value rồi So sánh giá trị p-value với giá trị  =
0,05.
+ Chấp nhận H0 nếu p-value > (không có khác biệt theo yếu tố địa
bàn, giới tính tới sự hiểu biết, nhận thức của ngƣời dân) và bác bỏ H1.
+ Bác bỏ H0 nếu p-value  (có khác biệt theo yếu tố địa bàn, giới tính
về sự hiểu biết, nhận thức của ngƣời dân) và chấp nhận H1.


16

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN VỀ LOÀI VCVCN Ở BÁN ĐẢO
SƠN TRÀ
3.1.1. Hiểu biết của ngƣời dân về sự tồn tại của loài.
Có sự khác biệt có ý nghĩa về hiểu biết sự tồn tại của loài theo yếu tố giới
tính (có p-value (sig.) = 0,006 < 0,05). Trong đó số lƣợng ngƣời nam trả lời có biết
VCVCN ở Sơn Trà chiếm 60,5%, cao hơn số lƣợng ngƣời nữ chỉ chiếm 47,1%. Kết
quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.1: Khác biệt hiểu biết về sự tồn tại của loài VCVCN theo giới tính
Trả lời có hay không
Có biết
Giới tính


Không biết

Số lƣợng

Tỉ lệ

Số lƣợng

Tỉ lệ

(ngƣời)

(%)

(ngƣời)

(%)

Nam

127

60,5%

83

39,5%

Nữ


99

47,1%

111

52,9%

Tỉ lệ phần trăm (%)

70
60
50

40
30
20

60.5
47.1

52.9
39.5

Nam
Nữ

10
0


Có biết

Không biết

Biết về sự tồn tại của loài

Biểu đồ 3.1: Khác biệt hiểu biết về sự tồn tại của loài VCVCN theo giới tính
Nguyên nhân có sự khác biệt nhƣ trên đƣợc nhóm nghiên cứu ghi nhận là do
đa phần ngƣời nữ tham gia phỏng vấn trả lời là không thích theo dõi các chƣơng


17

trình thời sự, đọc báo, đặc biệt rất ít quan tâm với lĩnh vực bảo tồn hay đa dạng sinh
học. Mặt khác, phần đông nữ giới ở Quận Sơn Trà làm những công việc lao động
chân tay, buôn bán nên ít có thời gian tiếp xúc với thông tin đại chúng. Sau giờ làm
việc họ tiếp tục dành thời gian cho việc chăm sóc gia đình nhiều hơn nam giới nên
quỹ thời gian còn lại rất ít nên chủ yếu dùng để giải trí chứ không phải để tìm hiểu
các kiến thức tự nhiên. Một số phụ nữ tham gia phỏng vấn thẳng thắn nói rằng các
thông tin về động vật, bảo tồn rất nhàm chán, khô khan, kém hấp dẫn, đôi khi còn
làm họ mệt mỏi khi theo dõi. Ngƣợc lại, nhiều nam giới đƣợc phỏng vấn có thói
quen theo dõi các chƣơng trình thời sự, đọc báo, thích tìm hiểu các chủ đề thời sự
của xã hội trong đó có bảo tồn động vật hoang dã. Theo họ, đàn ông thì phải biết
nhiều thứ để thể hiện bản thân trong công việc cũng nhƣ đời sống thƣờng ngày.
Nam giới ở đây cũng có nhiều cơ hội hơn nữ giới trong công việc, nhiều ngƣời có
đƣợc nghề nghiệp ổn định và đòi hỏi họ phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng và kiến
thức. Chính vì vậy, ngoài giờ làm việc nam giới dành nhiều thời gian để tham gia
các hoạt động xã hội, tìm hiểu thêm kiến thức nên có vốn hiểu biết về bảo tồn động
vật hoang dã, về loài VCVCN cao hơn nữ giới.
Có sự khác nhau có ý nghĩa về hiểu biết sự tồn tại của loài theo yếu tố địa

bàn (có p-valvue (sig.) =0,001 < 0,05), thể hiện ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2:
Bảng 3.2: Khác biệt hiểu biết về sự tồn của loài VCVCN giữa các phƣờng
Trả lời có hay không
Có biết
Địa bàn

Không biết

Số lƣợng

Tỉ lệ

Số lƣợng

Tỉ lệ

(ngƣời)

(%)

(ngƣời)

(%)

An Hải Đông

22

36,7


38

63,3

An Hải Bắc

25

41,7

35

58,3

An Hải Tây

35

58,3

25

41,7

Mân Thái

38

63,3


22

36,7

Phƣớc Mỹ

37

61,7

23

38,3

Nại Hiên Đông

27

45

33

55


×