Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.36 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN QUANG TUYẾN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢI CỦA LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ HƢƠNG




BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GCNQSDĐ

:

Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất

QSDĐ

:

Quyền sử dung đất

SDĐ

:

Sử dụng đất

BLDS

:

Bô luật dân sự

BLTTDS

:


Bộ luật tố tụng dân sự

TAND tp.Hà Nội

:

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

VKSND

:

Việ kiếm sát nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT .................................... 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ........................ 6
1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chế định thừa kế quyền
sử dụng đất ..................................................................................................... 6
1.1.1.1. Đường lối, chính sách của Đảng về giao đất cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài và được để thừa kế quyền sử dụng đất........... 6
1.1.1.2. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai .................................................... 8

1.1.1.3. Nhận thức về quyền sử dụng đất trong điều kiện chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường ..................................................................................... 9
1.1.1.4. Cơ sở thực tiễn của việc xác lập quyền thừa kế quyền sử dụng đất 11
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất ..................... 12
1.1.2.1. Quan niệm về thừa kế quyền sử đất ................................................ 12
1.1.2.2.. Đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất ...................................... 14
1.2. TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT .............................................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ............ 16
1.2.1.1. Khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất .......................... 16
1.2.1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ......... 18
1.2.2. Vai trò của giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ........... 19
1.3. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA
KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ......................................................................... 21


1.3.1. Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất ................................................................................................................. 21
1.3.1.1. Quan niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất ........................................................................................................ 21
1.3.1.2. Đặc điểm của pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất ........................................................................................................ 22
1.3.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất......................................................................................... 23
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 24
2.1. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ............................................................................... 24
2.1.1. Nội dung các quy định của pháp luật đất đai về giải quyết tranh chấp
thừa kế quyền sử dụng đất ............................................................................ 24

2.1.1.1.Quy định của pháp luật đất đai về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
thừa kế quyền sử dụng đất ............................................................................ 24
2.1.1.2. Quy định của pháp luật về hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp
về đất đai (trong đó có tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất) .................. 26
2.1.2. Nội dung các quy định của pháp luật dân sự về giải quyết tranh chấp
thừa kế quyền sử dụng đất ............................................................................ 27
2.1.2.1. Quy định của pháp luật về nội dung về giải quyết tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất .................................................................................... 27
2.1.2.2.Quy định của pháp luật về các tranh chấp dân sự liên quan tới
quyền sử dụng đất có bắt buộc phải khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động
sản................................................................................................................. 28
2.1.3. Nội dung các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
Tối cao hướng dẫn về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất .... 30
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .. 32


2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội và ảnh hưởng của nó
tới việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất ................................................................................................................. 32
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiện ........................................................................... 33
2.2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tới việc áp dụng
pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại thành phố
Hà Nội .......................................................................................................... 38
2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất tại thành phố Hà Nội ........................................................................ 39
2.2.2.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 39
2.2.2.2. Những hạn chế, yếu kém ................................................................. 40
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUA THỰC TIỄN

THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................... 51
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUA THỰC TIỄN
THI HÀNH TẠI HÀ NỘI ................................................................................ 51
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUA
THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI Hà Nội ........................................................... 56
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, theo Luật
bảo vệ môi trƣờng năm 2005 đất là thành phần rất quan trọng của môi trƣờng
sống. Mặt khác, đất đai còn là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế
đƣợc trong nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng
cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng… Đối với bất cứ quốc gia
nào, đất đai là một trong những dấu hiệu quan trọng để xác định chủ quyền, Pháp
luật công pháp quốc tế hiện đại khẳng định không thể có sự tồn tại của một quốc
gia nếu thiếu đi yếu tố đất đai - lãnh thổ . Chính bởi ý nghĩa quan trọng này mà
ngay từ xa xƣa, đất đai luôn là đối tƣợng của những cuộc xâm lƣợc lãnh thổ, các
cuộc tranh chấp giữa các giai cấp đối kháng.
Tranh chấp đất đai là một hiện tƣợng xã hội tồn tại trong bất kỳ một hình
thái kinh tế - xã hội nào. Ở nƣớc ta, khi các mâu thuẫn giai cấp đối kháng không
còn tồn tại thì tranh chấp đất đai chỉ là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và
nghĩa vụ giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp về thừa kế
quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của tranh chấp đất đai ra đời kể từ khi

Luật đất đai năm 1993 đƣợc ban hành với các quy định về chuyển đổi, chuyển
nhƣợng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. Loại tranh chấp này
xuất hiện ngày càng phổ biến tại khu vực đô thị, tại những thành phố, thị xã và
khu vực ven đô - nơi mà đất đai có giá trị ngày càng lớn. Thủ đô Hà Nội là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thƣơng mại và du lịch của cả nƣớc; nơi
đặt trụ sở các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội, Chính phủ và
các Bộ, Ban, ngành Trung ƣơng. Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại vào loại bậc nhất nƣớc ta và là địa điểm hấp dẫn
thu hút đầu tƣ. Cùng với sự phát triển năng động và tốc độ tăng trƣởng kinh tế
cao, Hà nội có sự gia tăng dân số nhanh chóng trong vài thập kỷ gần đây. Sự
mất cân đối giữa “cung” và “cầu” đã góp phần tác động làm cho đất đai của Hà
Nội ngày càng có giá; giá trị đất tại khu vực trung tâm có giá khoảng vài trăm


2

triệu hoặc thậm chí lên đến cả tỷ đồng/m2. Hậu quả là tranh chấp về thừa kế
quyền sử dụng đất ngày càng khó khăn, phức tạp. Nó không chỉ phá vỡ mối
quan hệ đoàn kết trong gia đình mà còn làm băng hoại những giá trị đạo đức,
văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã
hội. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp đất đai nói
chung và tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng, các cơ quan chức
năng của Hà Nội đã có nhiều cố gắng tích cực để giải quyết vấn đề này. Tuy
nhiên, hiệu quả của công tác này chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn trong đó có
nguyên nhân từ những mâu thuẫn, bất cập của pháp luật về thừa kế quyền sử
dụng đất. Đây là điều khó tránh khỏi do các quy định về thừa kế quyền sử dụng
đất “nằm” rải rác ở các đạo luật khác nhau nhƣ Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật
đất đai năm 2003 … Để khắc phục những yếu kém này thì không thể không có
sự nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử
dụng đất trên cả phƣơng diện lý luận và phƣơng diện thực tiễn. Sự nhận diện,

đánh giá lĩnh vực pháp luật này sẽ càng rõ nét hơn khi đƣợc quy chiếu, xem xét
từ thực tế thi hành tại thành phố Hà Nội. Có nhƣ vậy, chúng ta mới mong đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền
sử dụng đất có giá trị. Với những lý do cơ bản trên, tôi lựa chọn đề tài “Pháp
luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Thành phố Hà Nội”
làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, Luận văn hƣớng tới các mục đích nghiên cứu chủ
yếu sau:
- Hệ thống hóa và góp phần bổ sung hệ thống cơ sở lý luận về pháp luật
giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết
tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở nƣớc ta thông qua việc tìm hiểu thực
tiễn thi hành tại Hà Nội.


3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu của đề tài, Luận văn đề ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
- Phân tích và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của một số khái niệm nhƣ
quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và pháp luật giải
quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
- Phân tích mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất nói chung và giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Hà Nội
nói riêng.
- Lý giải cơ sở ra đời quy định về thừa kế quyền sử dụng đất và giải quyết
tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; sự hình thành và phát triển của chế định

giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; các yếu tố tác động đến pháp
luật giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
- Phân tích nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất.
- Tìm hiểu thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
và đƣa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp
thừa kế quyền sử dụng đất ở nƣớc ta thông qua việc tìm hiểu thực tiễn thi hành
tại Hà Nội …
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Pháp luật giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Thành phố
Hà Nội là đề tài có nội hàm nghiên cứu rộng, liên quan đến nội dung của nhiều
đạo luật khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ
luật học, tác giả tập trung tìm hiểu trong giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu nội dung các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về thừa
kế quyền sử dụng đất.


4

- Nghiên cứu nội dung các quy định của Luật đất đai năm 2003 và Luật đất
đai năm 2013 về thừa kế quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất.
- Nghiên cứu nội dung các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án
Nhân dân Tối cao hƣớng dẫn về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất trên địa bàn Hà Nội.
Những nghiên cứu này giới hạn thời gian từ năm 2003 (thời điểm ban hành
Luật đất đai năm 2003) đến nay.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu của đề tài, Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
sau:
i) Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp diễn giải, phƣơng pháp lịch sử …
đƣợc sử dụng trong Chƣơng 1 khi nghiên cứu tổng quan về giải quyết tranh chấp
thừa kế quyền sử dụng đất và pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng đất.
ii) Phƣơng pháp đánh giá, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (phƣơng pháp
SWOT), phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, phƣơng pháp nghiên cứu đa chiều …
đƣợc sử dụng trong Chƣơng 2 khi nghiên cứu Thực trạng pháp luật về giải quyết
tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội
iii) Phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp bình luận, phƣơng pháp đối chiếu
… đƣợc sử dụng trong Chƣơng 3 khi nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật
về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất qua thực tiễn thi hành tại
thành phố Hà Nội.


5

6. úng gúp mi ca Lun vn
Cỏc kt qu nghiờn cu ti cú nhng úng gúp nht nh i vi khoa
hc phỏp lý trờn cỏc khớa cnh c bn sau:
- H thng hoỏ v b sung gúp phn hon thin h thng c s lý lun v
gii quyt tranh chp tha k quyn s dng t v phỏp lut v gii quyt tha
k quyn s dng t nc ta.

- ỏnh giỏ mt cỏch ton din v cú h thng thc trng phỏp lut v gii
quyt tranh chp tha k quyn s dng t t trong mi quan h tham chiu
vi thc tin thi hnh ti thnh ph H Ni.
- Kin ngh mt s gii phỏp da trờn c s khoa hc nhm gúp phn hon
thin phỏp lut v gii quyt tranh chp tha k quyn s dng t t trong mi
quan h tham chiu vi thc tin thi hnh ti thnh ph H Ni
7. B cc ca Lun vn
Ngoi trang ph bỡa, li cam oan, Bng ch cỏi vit tt, Mc lc, Mở đầu,
Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo v ph lc, Luận văn có kt cu gm 3
chng:
- Chng 1. Nhng vn lý lun v gii quyt tranh chp tha k quyn
s dng t v phỏp lut v gii quyt tranh chp tha k quyn s dng t.
- Chng 2. Thc trng phỏp lut v gii quyt tranh chp tha k quyn
s dng t ti thnh ph H Ni
- Chng 3. Gii phỏp hon thin phỏp lut v gii quyt tranh chp tha
k quyn s dng t qua thc tin thi hnh ti thnh ph H Ni.


6

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chế định thừa kế
quyền sử dụng đất
1.1.1.1. Đường lối, chính sách của Đảng về giao đất cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài và được để thừa kế quyền sử dụng đất
Nhận thức rõ việc duy trì cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sẽ cản

trở sự phát triển của đất nƣớc khi cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn
mới: Giai đoạn thống nhất đất nƣớc, xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc; Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã khởi xƣớng công cuộc đổi mới toàn
diện đất nƣớc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trƣờng. Công cuộc đổi
mới đất nƣớc đƣợc tiến hành với khâu đột phá là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
trong nông nghiệp, từng bƣớc xác lập địa vị làm chủ của hộ gia đình, cá nhân
đối với ruộng đất. Hàng loạt đƣờng lối, chính sách của Đảng về đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế trong nông nghiệp nói chung và xác lập vai trò của hộ gia đình,
cá nhân là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm nghiệp nói riêng đã lần
lƣợt đƣợc ra đời với việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài; đồng thời mở rộng các quyền năng của ngƣời sử dụng đất (SDĐ) (trong đó
có quyền thừa kế quyền sử dụng đất (QSDĐ). Quan điểm xác lập và mở rộng
các quyền của hộ gia đình, cá nhân đối với đất đai (trong đó có quyền thừa kế
QSDĐ) đƣợc ghi nhận trong các văn kiện sau đây của Đảng:
- Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/10/1981 của Ban Bí Thƣ Trung Ƣơng Đảng
về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm và
ngƣời lao động trong Hợp tác xã Nông nghiệp”, trong đó xác định: “…tổ chức
tốt việc giao diện tích đất cho đội sản xuất, nhóm ngƣời lao động… khi diện tích


7

giao khoán hợp lý thì có thể ổn định để xã viên yên tâm thâm canh trên diện tích
đất đó”. Chính sách khoán và giao đất sử dụng ổn định đã bƣớc đầu động viên
nông dân hăng hái lao động, sản xuất và “bƣớc đầu quá trình xác lập địa vị làm
chủ ruộng đất thực sự của ngƣời lao động” (72. tr 53);
- Tiếp đó, ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10 NQ/TW về
đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đã khẳng định hộ gia đình là đơn vị kinh tế
tự chủ trong sản xuất nông nghiệp và giao khoán ruộng đất ổn định, lâu dài cho
hộ gia đình nông dân;

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) đã ghi
nhận: “Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, ruộng đất đƣợc giao cho
nông dân sử dụng lâu dài. Nhà nƣớc quy định bằng luật pháp các vấn đề thừa kế,
chuyển quyền sử dụng ruộng đất”1. Quan điểm này tiếp tục đƣợc khẳng định tại
Nghị quyết các hội nghị TW tiếp theo, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung
ƣơng lần thứ 2 (khóa VII tháng 12 năm 1991) và Nghị quyết Hội nghị Trung
ƣơng lần thứ 5 (khóa VII, tháng 6/1992): “ruộng đất đƣợc trao cho nông dân sử
dụng lâu dài. Nhà nƣớc quy định bằng pháp luật việc thừa kế, chuyển quyền sử
dụng đất” (10, tr 68);
- Vấn đề SDĐ ổn định lâu dài nói chung và thừa kế QSDĐ nói riêng của hộ
gia đình, cá nhân còn đƣợc ghi nhận trong Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2000: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Các hộ nông dân
đƣợc Nhà nƣớc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy chứng nhận.
Luật pháp quy định cụ thể việc thừa kế và chuyển quyền sử dụng ruộng đất” 2;
- Ngày 12/03/2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng
Khóa IX ra Nghị quyết về Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã chỉ rõ:
“Ngƣời đƣợc giao quyền sử dụng đối với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng
1

. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội - 2005, tr. 275.
2
Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Sdd, tr. 343.


8

thủy sản và đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, đƣợc
thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật về thừa kế nhƣ các tài

sản khác”3 v.v;
Nhƣ vậy, quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng về giao ruộng đất sử
dụng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân và trao cho họ quyền thừa kế
QSDĐ đƣợc ghi nhận trong các văn kiện trên đây là những định hƣớng rất quan
trọng để Nhà nƣớc thể chế hóa thành các quy định của pháp luật. Các quy định
này khi đi vào cuộc sống đã làm cho ngƣời nông dân yên tâm gắn bó lâu dài với
đất đai và tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.2. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Đất đai ở nƣớc ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu.
Các hình thức sở hữu khác về đất đai không đƣợc pháp luật thừa nhận. Chính sự
đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã chi phối mạnh mẽ đến quyền
thừa kế QSDĐ của ngƣời sử dụng. Sự chi phối này thể hiện:
Thứ nhất, ngƣời SDĐ muốn để lại thừa kế QSDĐ thì trƣớc tiên họ phải có
đƣợc QSDĐ. Tuy nhiên, do đất đai không thuộc sở hữu của ngƣời SDĐ mà
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu; nên việc họ có đƣợc
QSDĐ hay không phụ thuộc vào ý chí của Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu;
Ở khía cạnh khác, do đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Điều 4 Luật đất đai năm 2013); song Nhà
nƣớc lại không trực tiếp chiếm hữu và SDĐ mà giao đất, cho thuê đất cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc công nhận QSDĐ đối
với đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng. Đi liền với đó, ngƣời
SDĐ đƣợc Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối
với diện tích đất đƣợc giao, cho thuê … Nhƣ vậy, ngƣời SDĐ chỉ có thể để thừa
kế QSDĐ khi chết chứ họ không đƣợc để thừa kế đất đai. Trong trƣờng hợp
ngƣời SDĐ để thừa kế đất đai; họ đã vi phạm quyền sở hữu toàn dân về đất đai
3

. Đảng Cộng sản Việt Nam: Các Nghị quyết của trung ƣơng Đảng 2001 - 2004 (sách phục vụ thảo luận các Dự
thảo Văn kiện Đại hội Đảng X) Lƣu hành nội bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004, tr.175.



9

đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo hộ (xâm phạm quy định của Điều 53 Hiến pháp
năm 2013; xâm phạm quy định của Điều 4 Luật đất đai năm 2013);
Thứ hai, do đất đai là tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc
đại diện chủ sở hữu; nên khi ngƣời SDĐ thực hiện quyền thừa kế QSDĐ, họ
không chỉ tuân thủ các quy định chung về thừa kế tài sản của BLDS năm 2005
mà còn phải thỏa mãn các điều kiện về chuyển QSDĐ nói chung và thừa kế
QSDĐ nói riêng do pháp luật đất đai quy định; cụ thể:
“1. Ngƣời sử dụng đất đƣợc thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển
nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a. Có giấy chứng nhận, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và
trƣờng hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b. Đất không có tranh chấp;
c. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d. Trong thời hạn sử dụng đất; (khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013);
Tƣơng tự ngƣời thuộc đối tƣợng thừa kế QSDĐ không những phải thỏa
mãn các điều kiện về thừa kế tài sản do BLDS năm 2005 quy định mà còn đáp
ứng đƣợc các quy định về thừa kế QSDĐ của pháp luật đất đai; theo đó:
“Trƣờng hợp ngƣời đƣợc thừa kế là ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thuộc
đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì đƣợc nhận thừa kế
quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều 186
của Luật này thì đƣợc hƣởng giá trị của phần thừa kế đó” (điểm đ khoản 1 Điều
179 Luật đất đai năm 2013).
1.1.1.3. Nhận thức về quyền sử dụng đất trong điều kiện chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường
Tài sản do con ngƣời tạo ra đƣợc chia thành 2 loại: tài sản vật chất và tài
sản phi vật chất. Tài sản vật chất là tài sản tồn tại trong thế giới khách quan dƣới

dạng một hình thái vật chất nhất định và con ngƣời bằng các giác quan của mình


10

có thể nhận biết đƣợc. Ví dụ: nhà cửa, ô tô, tiền, vàng, nhà máy v.v. Tài sản phi
vật chất là tài sản tồn tại trong thế giới khách quan không dƣới dạng một hình
thái vật chất. Con ngƣời nhận biết đƣợc nó thông qua tri thức, sự cảm nhận của
trí óc, suy nghĩ. Tài sản phi vật chất bao gồm uy tín, bí quyết, nhãn hiệu, thƣơng
hiệu, phát minh, sáng chế, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, mối quan hệ quen
biết, kinh nghiệm, kỹ năng v.v. Đặc biệt khi nền kinh tế tri thức ra đời, loài
ngƣời ngày càng nhận thức sâu sắc đƣợc giá trị và tầm quan trọng của loại tài
sản này;
Trong lĩnh vực đất đai, đất đai đƣợc xác định là tài sản đặc biệt; bởi lẽ nó
không do con ngƣời làm ra mà do tự nhiên tạo ra. Đất đai là tặng vật của thiên
nhiên ban tặng cho con ngƣời. Xét trên phƣơng diện đó, đất đai không thuộc về
của riêng bất cứ ai mà thuộc về của chung cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình
sử dụng con ngƣời đã tác động, đầu tƣ thông qua các hình thức nhƣ xác định
mục đích sử dụng cụ thể, quy hoạch, kế hoạch SDĐ; bồi bổ, cải tạo … đã biến
đất đai từ dạng tài nguyên trở thành tài sản. Nhƣ vậy, giá trị tăng thêm của đất
đai do sự đầu tƣ của con ngƣời chính là kết tinh sức lao động của ngƣời SDĐ.
Vì vậy, nó phải đƣợc coi là tài sản. Ở nƣớc ta do tính đặc thù của chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai, ngƣời SDĐ không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có QSDĐ
thông qua việc đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất và đƣợc cấp GCNQSDĐ.
QSDĐ đƣợc coi là một loại quyền về tài sản (vật quyền), có thể chuyển giao
đƣợc và trị giá đƣợc bằng tiền (tài sản phi vật chất). Việc pháp luật thừa nhận
QSDĐ là một loại quyền về tài sản xuất phát từ những lý lẽ sau đây:
Thứ nhất, ngƣời có QSDĐ sẽ có điều kiện và cơ hội tiếp cận, khai thác các
thuộc tính có ích của đất đai để mang lại một lợi ích vật chất nhất định cho
mình;

Thứ hai, QSDĐ là quyền liên quan đến việc khai thác, sử dụng một loại tài
sản đặc biệt là đất đai;


11

Thứ ba, ngƣời SDĐ cũng có một số quyền năng nhất định đối với đất đai.Ví
dụ: quyền chuyển nhƣợng, quyền cho thuê, quyền để thừa kế QSDĐ v.v;
Nhƣ vậy từ những phân tích trên đây cho thấy rằng đất đai mặc dù không
do con ngƣời tạo ra mà do tự nhiên tạo ra; song trong quá trình sử dụng con
ngƣời bằng tác động của mình đã làm tăng giá trị của đất đai: (i) Do sự đầu tƣ
của Nhà nƣớc, của xã hội thông qua công tác quy hoạch SDĐ, xác định mục
đích sử dụng của từng loại đất, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng…; (ii) Do sự đầu
tƣ, bồi bổ, cải tạo của ngƣời SDĐ. Vì vậy nhƣ một lẽ tự nhiên, ngƣời SDĐ phải
đƣợc hƣởng các lợi ích đƣợc tạo ra từ chính sự đầu tƣ của mình đã làm tăng giá
trị của đất đai. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trƣờng, QSDĐ đƣợc coi là một
loại tài sản; nó trở thành hàng hóa có thể chuyển nhƣợng trên thị trƣờng. Việc
phát hiện và thừa nhận vai trò này của đất đai đã biến đất đai từ dạng tài nguyên
trở thành tài sản, trở thành nguồn vốn to lớn để phát triển đất nƣớc; góp phần
xác lập sự ra đời của thị trƣờng bất động sản (trong đó có thị trƣờng QSDĐ) ở
nƣớc ta. Nhận thức về QSDĐ trong điều kiện kinh tế thị trƣờng đã đƣợc Đảng ta
chỉ rõ: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nƣớc; quyền sử dụng đất là
hàng hóa đặc biệt”4. Với việc nhìn nhận vai trò của QSDĐ nhƣ vậy thì khi ngƣời
SDĐ chết; họ có quyền để lại thừa kế QSDĐ cho ngƣời khác tiếp tục sử dụng.
1.1.1.4. Cơ sở thực tiễn của việc xác lập quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Điểm khác biệt căn bản nhất giữa phƣơng thức sản xuất nông nghiệp và
phƣơng thức sản xuất công nghiệp là ở chỗ: Trong sản xuất nông nghiệp, con
ngƣời trực tiếp tiến hành các thao tác lao động trên đất đai nhằm tạo ra của cải
vật chất. Hay nói cách khác, đất đai đóng vai trò là tƣ liệu sản xuất đặc biệt

trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, kỹ năng lao động, tình yêu lao động v.v
đƣợc hình thành bởi các yếu tố phi vật chất và ra đời trên chính mảnh đất mà
ngƣời nông dân canh tác. Hơn nữa, nghiên cứu mô hình kinh tế hộ gia đình - mô
4

Các Nghị quyết của trung ƣơng Đảng 2001 - 2004 (sách phục vụ thảo luận các Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng
X) Lƣu hành nội bộ, Sdd, tr.164.


12

hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp hiện nay ở nƣớc ta cho thấy mối
quan hệ lao động giữa các thành viên trong hộ gia đình không chỉ đƣợc thiết lập
trên cơ sở tình đồng nghiệp mà còn gắn kết với nhau rất chặt chẽ bởi yếu tố
huyết thống, quan hệ họ hàng. Ông bà, cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy
con cái; lớn lên, con cái có bổn phận, trách nhiệm phụng dƣỡng ông bà, cha mẹ
cũng chính từ mảnh đất mà họ canh tác. Vì vậy để duy trì sự ổn định của sản
xuất kinh tế hộ gia đình; duy trì tính liên tục giữa các thế hệ trong hộ gia đình
đối với việc SDĐ thì không thể không thừa nhận việc ngƣời SDĐ có quyền thừa
kế QSDĐ. Ở một khía cạnh khác, một khi pháp luật đã cho phép hộ gia đình, cá
nhân đƣợc chuyển quyền SDĐ mà không thừa nhận cho họ có quyền thừa kế
QSDĐ là một sự vô lý và không phù hợp với thực tiễn. Xét cả trên phƣơng diện
kinh tế và phƣơng diện xã hội, việc pháp luật cho phép hộ gia đình, cá nhân có
quyền thừa kế QSDĐ không chỉ khuyến khích họ đầu tƣ, bồi bổ, cải tạo nâng
cao hiệu quả SDĐ mà còn đáp ứng nguyện vọng của hàng triệu hộ gia đình nông
dân; đồng thời góp phần củng cố tính bền vững của gia đình với tƣ cách vừa là
tế bào của xã hội, vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngƣ
nghiệp ở nƣớc ta hiện nay.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất
1.1.2.1. Quan niệm về thừa kế quyền sử đất

Trong đời sống thực tiễn, tài sản do cá nhân làm ra thuộc sở hữu của riêng
họ. Pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tƣ nhân đối với tài sản. Điều này
có nghĩa là chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
của mình; thậm chí trong trƣờng hợp chết, họ cũng có toàn quyền quyết định
việc để lại tài sản của mình cho những ngƣời còn sống tiếp tục chiếm hữu, sử
dụng. Pháp luật gọi việc làm này là thừa kế;
- Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tƣ pháp) biên
soạn: “Thừa kế: Sự chuyển dịch tài sản của ngƣời chết cho ngƣời còn sống;


13

Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa
kế là phƣơng tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu. Pháp luật quy định hai
hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật”5;
- Theo Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1) của Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội xuất bản năm 2008: “Thừa kế với tƣ cách là một quan hệ pháp luật dân
sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ
này, ngƣời có tài sản, trƣớc khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho
ngƣời khác. Những ngƣời có quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc không nhận
di sản (trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác)”6;
Trong lĩnh vực đất đai, vấn đề thừa kế QSDĐ đƣợc đặt ra khi Luật đất đai
năm 1993 đƣợc ban hành và tiếp tục đƣợc kế thừa trong Luật đất đai năm 2003
và Luật đất đai năm 2013. Việc ra đời chế định thừa kế QSDĐ nhằm đảm bảo
tính ổn định, lâu dài trong việc SDĐ của hộ gia đình, cá nhân và gắn kết chặt
chẽ ngƣời lao động với đất đai - tƣ liệu sản xuất quan trọng nhất. Vậy thừa kế
QSDĐ là gì?; Câu hỏi này đã đƣợc BLDS năm 2005 và các công trình nghiên
cứu khoa học pháp lý khác trả lời cụ thể:
- Theo Điều 733 - BLDS năm 2005: “Thừa kế quyền sử dụng đất là việc
chuyển quyền sử dụng đất của ngƣời chết sang cho ngƣời thừa kế theo quy định

của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”;
- Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tƣ pháp) biên
soạn: “Thừa kế quyền sử dụng đất: Sự chuyển dịch quyền sử dụng đất của ngƣời
chết cho ngƣời còn sống. Ở Việt Nam, với đặc thù đất đai thuộc sở hữu toàn dân
mà Nhà nƣớc là ngƣời đại diện chủ sở hữu, Nhà nƣớc giao quyền sử dụng đất
cho các hộ gia đình, cá nhân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản chung của hộ
gia đình hoặc quyền tài sản riêng của cá nhân. Bởi vậy, khi cá nhân hoặc thành

5

Từ điển Luật học, Sdd, Hà Nội - 2006, tr.754.
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội - 2008,
tr.299.
6


14

viên trong hộ gia đình chết thì quyền sử dụng đất của họ đƣợc để thừa kế theo di
chúc hoặc theo pháp luật”7;
- Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội: “Thừa kế quyền sử dụng đất: Chuyển quyền sử dụng đất của ngƣời chết
sang cho ngƣời thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với các quy
định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai”8;
Nhƣ vậy, thừa kế QSDĐ là việc chuyển QSDĐ của ngƣời chết cho ngƣời
thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật tuân theo các quy định của Bộ luật Dân
sự và pháp luật đất đai.
1.1.2.2.. Đặc điểm của thừa kế quyền sử dụng đất
Tìm hiểu về thừa kế QSDĐ cho thấy dạng thừa kế này mang một số đặc
điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cũng giống nhƣ thừa kế các tài sản khác, thừa kế QSDĐ bao giờ
cũng gắn liền với một sự kiện pháp lý, đó là ngƣời SDĐ chết. Điều này có nghĩa
là thừa kế QSDĐ chỉ đặt ra khi ngƣời có QSDĐ chết;
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nƣớc ta: Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu. Nhà nƣớc giao đất cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và họ đƣợc cấp giấy chứng nhận
QSDĐ. Vì vậy trong trƣờng hợp này, di sản để lại thừa kế không phải là đất đai
(vật) mà là QSDĐ (quyền sử dụng vật hay còn gọi là vật quyền). Hơn nữa, do
tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên việc để lại thừa kế
QSDĐ không chỉ tuân theo các quy định về thừa kế của BLDS năm 2005 mà
còn phải phù hợp với các quy định của pháp luật đất đai đƣợc đề cập tại khoản 1
Điều 188 Luật đất đai năm 2013;
Thứ hai, thừa kế QSDĐ là trƣờng hợp đặc biệt của chuyển QSDĐ. Tính
đặc biệt này thể hiện ở các khía cạnh sau:
7

Từ điển Luật học, Sdd, Hà Nội - 2006, tr.754.
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (Luật đất đai, Luật lao động, Tƣ pháp quốc
tế), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội - 1999, tr.69.
8


15

- Việc chuyển giao QSDĐ cho ngƣời khác luôn gắn liền với một sự kiện
pháp lý là ngƣời có QSDĐ chết;
- Ngƣời nhận QSDĐ trong trƣờng hợp thừa kế QSDĐ không phải nộp bất
kỳ một khoản tiền nào cho ngƣời có QSDĐ chuyển giao cho mình;
- Sự chuyển dịch QSDĐ trong trƣờng hợp thừa kế QSDĐ chỉ đƣợc thực
hiện trong phạm vi và đối tƣợng hẹp; đó là những ngƣời có quan hệ huyết thống,

quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dƣỡng hoặc có nghĩa vụ kinh tế trực tiếp với
nhau;
Thứ ba, không phải bất cứ chủ thể SDĐ nào cũng có quyền để thừa kế
QSDĐ mà chỉ các chủ thể sau đây mới đƣợc pháp luật cho hƣởng quyền năng
này:
- Hộ gia đình, cá nhân SDĐ không phải là đất thuê;
- Hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trƣớc ngày 01/07/2004
(ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) mà đã trả tiền thuê đất cho cả
thời gian thuê hoặc đã trả trƣớc tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất
đã đƣợc trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm;
- Hộ gia đình, cá nhân SDĐ đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho
phép chuyển mục đích SDĐ từ đất không thu tiền SDĐ sang đất có thu tiền
SDĐ;
- Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc mua nhà ở gắn liền với
QSDĐ ở tại Việt Nam;
Thứ tư, bên cạnh việc tuân thủ các quy định về thừa kế của BLDS năm
2005, thừa kế QSDĐ còn phải thực hiện đúng các quy định tại khoản 1 Điều
188, Luật đất đai năm 2013. Hơn nữa, ngƣời đƣợc thừa kế QSDĐ không đƣợc tự
ý thay đổi mục đích SDĐ sau khi nhận thừa kế QSDĐ.


16

1.2. KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
1.2.1.1. Khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của tranh
chấp đất đai. Vì vậy, trƣớc khi nghiên cứu khái niệm tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng đất thì chúng ta hãy tìm hiểu tranh chấp đất đai là gì?.

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Tranh chấp: Bất đồng, trái ngƣợc
nhau”9.
Theo Luật đất đai năm 2003: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai”10. Khái niệm này đƣợc Luật đất đai năm 2013 tiếp tục ghi nhận tại
khoản 24 Điều 3.
Theo Giaó trình Luật đất đai của Đại học Huế: “Tranh chấp đất đai: Đó là
các mâu thuẫn, xung đột giữa các chủ thể sử dụng đất khi họ cho rằng các quyền
và lợi ích hợp pháp về quyền sử dụng đất của mình bị xâm hại”11.
Theo Giaó trình Luật đất đai của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: “Tranh
chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và
nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai”12.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu
thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất phát sinh giữa hai
hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ra đời khi Luật đất đai
năm 1993 có các quy định về quyền thừa kế quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân. Mặc dù khái niệm này đƣợc sử dụng phổ biến trong các văn bản quy
9

Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên): Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giaó dục, Hà Nội - 2001, tr.808
Khoản 26 Điều 4 Luật đất đai năm 2003
11
TS.Trần Quang Huy (chủ biên): Giaó trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội - 2013, tr. 341 - 342
12
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: Giaó trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội - 2010, tr. 455
10


17


phạm pháp luật đất đai song lại không đƣợc giải mã về mặt ngữ nghĩa. Hay nói
cách khác, pháp luật đất đai sử dụng khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất những lại không giải thích hiểu nhƣ thế nào về khái niệm này. Dựa trên
các quan niệm chung về tranh chấp đất nêu trên, chúng ta có thể đƣa ra một cách
giải thích về khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nhƣ sau: Tranh
chấp thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất.
Bên cạnh các đặc điểm của tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất có một số đặc trƣng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đối tƣợng của tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không phải
là đất đai mà là quyền sử dụng đất (vật quyền). Do đất đai ở nƣớc ta thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; pháp luật
nghiêm cấm việc chuyển nhƣợng, mua bán đất đai. Ngƣời sử dụng đất hợp pháp
đƣợc chuyển nhƣợng, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất.
Thứ hai, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp dân
sự. Nó phát sinh giữa những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với nhau hoặc
giữa những chủ thể này với hộ gia đình, cá nhân khác theo mối quan hệ “chiều
ngang” (Các bên bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ thế
chấp).
Thứ ba, do đất đai là tài sản có giá trị lớn nên tranh chấp đất đai nói chung
và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng mang tính chất phức tạp, gay
gắt; đồng thời liên quan đến quyền lợi của nhiều ngƣời trong xã hội.
Thứ tư, đất đai là bất động sản mà sự ra đời làm phát sinh và tồn tại cho các
bất động sản khác nhƣ nhà ở, công trình xây dựng, cây cối v.v. Do đó, tranh
chấp thừa kế quyền sử dụng đất kéo theo các tranh chấp thừa kế đối với các tài
sản khác gắn liền với đất đai nhƣ tranh chấp về thừa kế nhà ở, tranh chấp về
thừa kế đối với các công trình xây dựng và tranh chấp về thừa kế cây cối, tài sản
khác trên đất ….



18

1.2.1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Giaỉ quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng đất nói riêng là phƣơng thức nhằm hoá giải bất đồng, mâu thuẫn giữa
các bên và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngƣời hƣởng thừa kế. Tuy nhiên, xét
về mặt học thuật, khái niệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất lại
không đƣợc giải mã một cách chính thức và đầy đủ trong các văn bản pháp luật
đất đai. Tìm hiểu khái niệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất,
trƣớc tiên chúng ta cần xem xét thế nào là giải quyết tranh chấp đất đai; bởi lẽ,
giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của giải
quyết tranh chấp đất đai?.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Giaỉ quyết: Làm cho trở nên tốt đẹp,
cho thuận lợi, thoả đáng hơn”13.
Theo Giaó trình Luật đất đai của Đại học Huế: “Giaỉ quyết tranh chấp đất
đai trƣớc hết là một nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai, là hoạt động của các
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với tổ chức và giữa các tổ chức sử
dụng đất với nhau để qua đó phục hồi các quyền lợi bị xâm phạm; đồng thời truy
cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai”14.
Từ khái niệm về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, chúng ta có thể
đƣa ra quan niệm về giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất nhƣ
sau: Giaỉ quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là hoạt động của các cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu
thuẫn giữa những ngƣời sử dụng đất với nhau hoặc giữa những ngƣời sử dụng
đất với hộ gia đình, cá nhân khác trong việc xác định ngƣời có quyền thừa kế và
xác định kỷ phần thừa kế quyền sử dụng đất đƣợc hƣởng, bảo hộ quyền và lợi
ích hợp pháp của ngƣời đƣợc hƣởng thừa kế quyền sử dụng đất; đồng thời, truy


13
14

Từ điển tiếng Việt thông dụng, Sdd, tr.298
Đại học Huế: Giaó trình Luật đất đai, Sdd, tr.343


19

cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thừa kế quyền sử
dụng đất.
Bên cạnh các đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, giải
quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất còn có một số đặc điểm riêng cơ
bản sau:
- Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất có phạm vi hẹp và cụ
thể hơn so với giải quyết tranh chấp đất đai nói chung. Đối tƣợng của hoạt động
này là các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất.
- Giaỉ quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất đòi hỏi ngƣời giải
quyết phải nắm bắt và am hiểu không chỉ các quy định về thừa kế nói chung và
các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng mà còn nắm vững các quy
định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nguyên tắc … giải quyết tranh chấp về
thừa kế quyền sử dụng đất.
- Do tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là một dạng tranh chấp dân
sự cụ thể nên việc giải quyết loại tranh chấp này chủ yếu đƣợc thực hiện thông
qua con đƣờng tố tụng toà án (do cơ quan toà án giải quyết).
- Trên thực tế các tài sản khác nhƣ nhà ở, công trình xây dựng, cây cối v.v
tồn tại gắn liền với đất đai. Vì vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa
kế quyền sử dụng đất, cơ quan toà án ra phán quyết giải quyết cả tranh chấp về
thừa kế tài sản gắn liền với đất …
1.2.2. Vai trò của giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Nghiên cứu, tìm hiểu về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
cho thấy hoạt động này đem lại một số ý nghĩa chủ yếu sau đây:
- Giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về
đất đai. Bởi lẽ, thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất, các cơ quan nhà nƣớc nắm đƣợc nguồn gốc quá trình sử dụng mảnh đất, thu
thập hồ sơ, giấy tờ, chứng cứ pháp lý về quyền sử dụng đất nhằm xác định ngƣời


×