Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.35 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ SỸ THIỆN

TỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƢỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Mã số: 60380104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRƢƠNG QUANG VINH

HÀ NỘI - 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY ĐỊNH TỘI TUYÊN TRUYỀN
CHỐNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ...............8
1.1. Khái niệm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong luật hình sự Việt Nam............................................................................8
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quy định tội tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ năm 1945 đến nay) .....................10
1.2.1. Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi Bộ luật


hình sự năm 1985 được ban hành ......................................................................10
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến nay ...............12
1.3. Quy định về tội tuyên truyền chống nhà nước trong luật hình sự của một số
nước trên thế giới ...................................................................................................15
1.3.1. Hành vi tuyên truyền chống Nhà nước trong Bộ luật hình sự của nước
Vương quốc Thụy Điển .......................................................................................16
1.3.2. Tội vận động nhằm lật đổ chính quyền trong Bộ luật hình sự của nước
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ....................................................................................16
1.3.3. Hành vi tuyên truyền nhằm chống Nhà nước trong Bộ luật hình sự của
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ................................................................18
1.3.4. Tội công khai kêu gọi thay đổi chế độ Hiến pháp bằng bạo lực trong Bộ
luật hình sự Liên bang Nga ................................................................................19
1.3.5. Tội làm ra và chiếm giữ các tài liệu có nội dung bạo loạn, lật đổ trong
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Singapore .................................................20
Chương 2: DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG .......................................................................................................................23
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ......................................................................................................23
2.1.1. khách thể của tội phạm .............................................................................23


2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm ..................................................................24
2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm ......................................................................28
2.1.4. Chủ thể của tội phạm................................................................................29
2.1.5. Hình phạt áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .....................................30
2.2. Sự phù hợp giữa quy định về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN
Việt Nam với việc tôn trọng các quyền con người trong các Công ước của Liên
Hợp quốc về quyền dân sự và chính trị cũng như các điều ước quốc tế mà Việt

Nam ký kết hoặc tham gia về quyền con người ....................................................31
2.3. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ...................................................32
2.3.1. Tình hình tội phạm tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ...................................................................................................32
2.3.2. Những vấn đề bất cập từ lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng những
quy định của luật hình sự về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ............................................................................................38
Chương 3: DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG
CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM .................................................................................................48
3.1. Dự báo về hoạt động của tội phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .............................................................................48
3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội tuyên
truyền chống Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .......................50
3.2.1. Hoàn thiện quy định của điều luật về tội tuyên truyền chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ................................................................51
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan chức năng trong việc hướng dẫn,
giải thích thuật ngữ cũng như áp dụng pháp luật hình sự nói riêng và các luật
khác nói chung....................................................................................................56


3.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .............................57
3.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong
việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử ...............................................................57
3.3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho cán bộ trong
công tác điều tra, truy tố, xét xử.........................................................................59
3.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động trưng cầu giám định ..............................60

3.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ................61
KẾT LUẬN ...............................................................................................................65


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc đã giành được thắng lợi vẻ vang, từ cách mạng tháng Tám năm 1945
đến chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và giải phóng miền Nam năm 1975
thống nhất đất nước. Sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng, từng bước đưa Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc
hậu, kiệt quệ trong chiến tranh thành một nước đang phát triển, đời sống nhân
dân ngày càng được nâng lên, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày
càng được mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được,
quá trình cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nảy sinh không ít vấn đề
tiêu cực, khó khăn thách thức, gây tâm lý bức xúc trong các giai tầng xã hội.
Kể từ khi hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô tan rã và sụp
đổ, CNXH lâm vào thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm
vào khủng hoảng; các thế lực phản động trong và ngoài nước cho rằng đây là
thời cơ chín muồi để xóa bỏ Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bên cạnh đó,
Mỹ và các thế lực thù địch đang ráo riết tiến hành “diễn biến hòa bình” nhằm
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thiết lập một Nhà nước
thân phương Tây, trong đó chúng xác định hoạt động phá hoại tư tưởng là
khâu đột phá. Chúng đã tập trung hậu thuẫn, khích lệ, hỗ trợ về tinh thần, tài
chính cho số đối tượng trong nước hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước
CHXHCN Việt Nam.
Chúng ra sức phê phán, phủ định, vu cáo, bôi nhọ Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mặc khác, lợi dụng các vấn đề dân
tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền chống Nhà nước
CHXHCN Việt Nam. Từ năm 2004 đến nay, hoạt động tuyên truyền chống


2

Nhà nước CHXHCN Việt Nam diễn ra rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh
vi, xảo quyệt. Mặc dù công tác đấu tranh, điều tra và xử lý đối với loại tội
phạm này đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định
chính trị, song cũng đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc trong việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này như: áp dụng các biện
pháp ngăn chặn, thu thập chứng cứ để chứng minh mục đích phạm tội… Mặt
khác, sự mô tả hành vi khách quan trong điều luật cũng gây không ít khó khăn
cho cơ quan tiến hành tố tụng, nảy sinh những quan điểm không thống nhất
giữa cơ quan tiến hành tố tụng, quá trình chứng minh tội phạm gặp nhiều trở
ngại. Đặc biệt là quá trình khởi tố thường bị các thế lực thù địch lợi dụng can
thiệp, vu khống Nhà nước ta đáp áp những “người bất đồng chính kiến”, “vi
phạm dân chủ, nhân quyền” và tìm cách can thiệp gây sức ép buộc Việt Nam
trả tự do cho số đối tượng này. Nhiều vụ án khi kết thúc điều tra không truy tố
và xét xử được kẻ phạm tội với tội danh Tuyên truyền chống Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, thậm chí nhiều trường hợp truy tố theo tội danh khác.
Chính vì vậy, công tác điều tra và xử lý loại vụ án, bị can thời gian qua chưa
thực sự mang lại hiệu quả cao.
Từ thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài
“Tội tuyên truyền chống Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, đã có một số công trình nghiên cứu
quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và tội tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở những khía cạnh

khác nhau. Cụ thể:
- Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự với các tội đặc biệt
nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. PGS.TS. Kiều Đình Thụ, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 03 - 1995;


3

- Về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. PGS.TS
Kiều Đình Thụ, Tạp chí Khoa học Công an, số 03 - 1995;
- Hoàn thiện chính sách hình sự đối với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm
phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Bùi Quốc Huy, Luận án Phó
Tiến sỹ luật học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1997;
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong luật hình sự Việt Nam. Bạch
Thành Định, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tây, Luật án Tiến sỹ luật học,
2001;
- Những vấn đề lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia bằng pháp luật hình
sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. PGS.TS
Lê Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 04 - 2007;
- Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong luật hình sự Việt Nam. Hồ Đại Thức, Luận văn Thạc sỹ, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
Mặc dù đã có một công trình nghiên cứu, song các công trình đều tiếp
cận vấn đề dưới những góc độ, khía cạnh khác nhau, như nghiên cứu tội tuyên
truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam một cách khái quát cùng với các
tội khác trong chương xâm phạm an ninh quốc gia, hay chỉ dừng lại ở việc so
sánh các dấu hiệu pháp lý của tội này với một vụ án cụ thể và thời gian nghiên
cứu cũng đã lâu, nên chưa đi sâu phân tích những tồn tại, hạn chế cả về mặt
nội dung pháp lý của điều luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, như vấn
đề độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, vấn đề đối tượng tác động của tội phạm,

vấn đề chứng minh tội phạm... Mặt khác, tình hình chính trị thế giới, đất nước
hiện nay đã có nhiều thay đổi, yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với việc nghiên
cứu, hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và
tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói
riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới là yêu cầu cấp thiết.


4

Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” có ý nghĩa thiết
thực cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của tác giả trong việc nghiên cứu luận văn góp phần hoàn
thiện quy định tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam và nâng
cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật về tội tuyên truyền chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển của quy định tội tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ sau cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
- Phân tích, làm rõ khái niệm cũng như các dấu hiệu pháp lý đặc trưng
của quy định tội tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong luật hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu, so sánh tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong luật hình sự Việt Nam với quy định trong luật
hình sự của một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá, chỉ ra những vấn đề bất cập cả về mặt lý luận

cũng như thực tiễn áp dụng quy định của luật hình sự Việt Nam về tội tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp
dụng các quy định thuộc quy định này.


5

Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam tự góc độ luật hình sự trong thời gian 10 năm (từ năm
2004 đến 2013).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng ta về xây dựng
Nhà nước và pháp luật, về chính sách hình sự, về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020, cũng như các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đấu tranh với
các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong tình hình mới.
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, hệ thống và tham khảo ý kiến…
5. Những đóng góp mới của luận văn
Đây là một công trình khoa học đi sâu nghiên cứu quy định tội tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cả về mặt lý
luận cũng như thực tiễn công tác áp dụng pháp luật. Qua đó, luận văn đưa ra
những đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, khái quát sự hình thành và phát triển của tội tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ sau cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến nay; ý nghĩa thực tiễn của việc quy định tội tuyên

truyền Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công
cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị trước hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Thứ hai, đi sâu phân tích, so sánh quy định tội tuyên truyền chống Nhà
nước CHXHCN Việt Nam trong luật hình sự Việt Nam với luật hình sự của
một số nước trên thế giới để chỉ ra được luận cứ khoa học của việc quy định


6

quy định này trong luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, cũng chỉ ra những vấn
đề còn bỏ ngỏ trong quy định của luật hình sự Việt Nam để đề xuất hướng
hoàn thiện cho phù hợp với xu thế chung của thế giới trong bối cảnh toàn cầu
hóa, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào các thiết chế song phương, đa
phương của khu vực và thế giới.
Thứ ba, đã tập trung phân tích thực tiễn công tác đấu tranh, truy tố, xét
xử tội tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ
năm 2004 đến nay; chỉ ra những vẫn đề còn tồn tại, còn tranh luận cả về mặt
lý luận cũng như thực tiễn áp dụng đặt ra. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện quy định này trong thời gian tới.
Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của
luật hình sự Việt Nam, luật hình sự một số nước trên thế giới, những tồn tại
trong quy định của luật và áp dụng pháp luật, luận văn đã đề xuất được các
nhóm giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả công
tác xây dựng hoàn thiện quy định tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN
Việt Nam cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xã hội phát triển, quyền con người đặc
biệt được coi trọng, vấn đề nhân quyền luôn là điều kiện tiên quyết trong ký

kết các hiệp định song phương, đa phương về kinh tế, thương mại, đặc biệt là
trong hợp tác với các nước phương Tây luôn đề cao “nhân quyền cao hơn chủ
quyền”, luôn luôn gây sức ép, can thiệp vào quá trình điều tra, truy tố, xét xử
của Việt Nam, thì việc điều tra, truy tố, xét xử một con người phạm tội không
còn chỉ đơn thuần là việc “nội bộ” của quốc gia. Do đó, việc nghiên cứu hệ
thống, phân tích, đánh giá và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia nói
chung, tội tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


7

nói riêng có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Vừa góp phần đảm
bảo an ninh quốc gia, vừa không để các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng
can thiệp, chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền.
Luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công
tác nghiên cứu, giảng dạy và xây dựng hoàn thiện quy định pháp luật.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn có 70 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung gồm 3 chương.


8

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY ĐỊNH TỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG
NHÀ NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1. Khái niệm tội tuyên truyền chống Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong luật hình sự Việt Nam

Hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước ra đời và phát triển gắn liền
với sự hình thành của Nhà nước. Nguyên nhân sâu xa của hoạt động này là do
sự mâu thuẫn gay gắt giữa hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội với
các hệ tư tưởng khác cùng tồn tại trong xã hội đó.
Tuyên truyền theo quan điểm phổ thông là “tác động vào suy nghĩ, dư
luận của quần chúng nhằm lôi cuốn được nhiều người vào việc tán thành một
đường lối, ủng hộ một chính phủ, phổ biến một học thuyết …” [1, tr.879]. Sự
tác động có thể bằng lời nói hoặc việc làm (viết, vẽ, gửi thông tin trên trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, mạng điện tử…) để truyền đạt những
thông tin đến đối tượng tuyên truyền.
“Tuyên truyền” là “giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán
thành, ủng hộ, làm theo” [2, tr.1365].
Tuyên truyền chống Nhà nước hiểu theo nghĩa chung nhất là hành vi
truyền bá những thông tin tác động vào suy nghĩ, nhận thức người khác nhằm
xâm hại đến uy tín và sự vững mạnh của chính quyền nhà nước đó.
Theo quan điểm của PGS.TSKH Lê Cảm “tội tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể được hiểu là bất kỳ hành vi
nào (được liệt kê tại Điều luật đã nêu) xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến
sự vững mạnh của chế độ chính trị XHCN Việt Nam theo quan điểm của các
nhà làm luật. Đặc điểm cần chú ý là: Nếu hành vi phao tin, bịa đặt, gây hoang
mang trong nhân dân; v.v… nhưng không nhằm mục đích chống chính quyền
nhân dân, thì không cấu thành tội phạm này” [3, tr.8].


9

Theo quan điểm của Trường đại học Luật Hà Nội, “Tội tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi nhằm chống
Nhà nước mà tuyên truyền, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc, tuyên
truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong

nhân dân, làm ra, tàng trữ, lưu hành các văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm mục đích chống chính
quyền nhân dân [4, tr.355]. Định nghĩa này có điểm hạn chế đó là, “mục đích
chống Nhà nước” được đề cập ngay vế đầu của khái niệm, nhằm nhấn mạnh
đến mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội
phạm này, song kết thúc của định nghĩa là tiếp tục đề cập đến “mục đích
chống chính quyền nhân dân”. Điều này là trùng lặp, không hợp lý.
Từ hai định nghĩa trên cho thấy, cả hai định nghĩa đều nhắc lại hay mô
tả lại hành vi khách quan trong Điều 88 BLHS, song nhấn mạnh đến mục đích
chống chính quyền nhân dân. Do đó, nếu xảy ra hành vi tuyên truyền, phỉ
báng chính quyền nhân dân; ..v..v.. như đã nêu trong điều luật mà không
nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì không phạm tội này. Việc
chứng minh mục đích chống chính quyền nhân dân có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với quá trình làm sáng tỏ vụ án.
Trên cơ sở những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm tội tuyên
truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam như sau: “Tội tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi truyền bá,
phỉ báng hoặc làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội
dung chống chính quyền nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


10

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quy định tội tuyên
truyền chống Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ năm
1945 đến nay)
Việc quy định những hành vi nào là phạm tội tuyên truyền chống nhà
nước còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của xã hội và có sự khác
nhau ở các quốc gia, xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội,

của lực lượng cầm quyền và thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc của tội phạm
này. Ở Việt Nam, ở mỗi giai đoạn cách mạng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp
luật hình sự để điều chỉnh cách hành vi trong xã hội, bảo vệ thành quả cách
mạng.
1.2.1. Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi
Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời,
để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ mới thành lập, bảo vệ thành quả
cách mạng, bảo vệ các quan hệ xã hội mới, đấu tranh chống lại mọi âm mưu
và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, Nhà nước ta đã ban hành các
văn bản pháp luật hình sự trừng trị các đối tượng phạm tội phản quốc.
- Sắc lệnh 21-SL, ngày 10/02/1946 về trừng trị các tội phản cách mạng.
Đây là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của Nhà nước ta nhằm trừng trị bọn
phản cách mạng. Tuy nhiên, trong sắc lệnh này, tội tuyên truyền chống Nhà
nước chưa được quy định cụ thể.
- Sắc lệnh 133-SL, ngày 20/01/1953 được ban hành trên cơ sở của Sắc
lệnh 21-SL. Tại Điều 11 của Sắc lệnh này đã quy định các hành vi tuyên
truyền chống Nhà nước như sau:
+ Phao tin đồn nhảm làm cho nhân dân hoang mang;


11

+ Bất cứ dùng cách gì để tuyên truyền cho chính sách áp bức, bóc lột,
lừa phỉnh của địch;
+ Đầu độc, trụy lạc nhân dân bằng văn hóa nô dịch;
+ Tuyển mộ ngụy binh hay mộ phụ cho địch;
+ Dụ dỗ bộ đội, cán bộ, nhân dân bỏ hàng ngũ kháng chiến đi theo

địch.
Như vậy, đây là lần đầu tiên trong luật hình sự Việt Nam, các hành vi
được coi là phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước được mô tả trong điều luật
nhằm trừng trị các đối tượng phản cách mạng. Hành vi khách quan được mô
tả khá chi tiết, rõ ràng, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng.
- Sắc lệnh 151-SL, ngày 12/4/1953 được ban hành khi miền Bắc tiến
hành cải cách ruộng đất nhằm trừng trị những hoạt động phá hoại của bọn địa
chủ phản động, tại khoản 1, Điều 5 quy định: “Địa chủ nào phạm tội bịa đặt,
tin bậy, gây dư luận chống Chính phủ, chống pháp luật sẽ bị phạt tù từ 3 năm
đến 10 năm”.
- Tại Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó quy định những hành vi tuyên truyền
chống Nhà nước như sau:
+ Tuyên truyền, cổ động chống lại chính quyền dân chủ nhân dân,
xuyên tạc chế độ XHCN;
+ Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch; xuyên tạc
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc và thống nhất
nước nhà, phao tin đồn nhảm, gây hoang mang trong nhân dân;
+ Tuyên truyền cho chính sách nô dịch và văn hóa trụy lạc của chủ
nghĩa đế quốc;


12

+ Viết, in, lưu hành, cất giấu sách, báo, phim, tranh, ảnh hoặc tìm mọi
tài liệu khác có nội dung và mục đích phản cách mạng.
Sau gần 20 năm áp dụng trên thực tiễn, việc ghi nhận tội tuyên truyền
chống Nhà nước trong Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng đã góp
phần quan trọng trong cuộc đấu tranh với cuộc chiến tranh phá hoại tư tưởng,
chiến tranh tâm lý của địch. Đồng thời, thể hiện được trình độ pháp điển hóa

ngày càng cao của các nhà lập pháp Việt Nam. Làm cơ sở quan trọng cho việc
hoàn thiện quy định tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 1985.
Năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất
nhưng các thế lực thù địch, nhất là đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu và
hành động chống phá nhà nước ta, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam; thiết lập một chính phủ mới thân Mỹ. Chế độ miền Nam Việt Nam
sụp đổ, song số ngụy quân, ngụy quyền chế độ cũ được sự hậu thuẫn của Mỹ
không ngừng hoạt động chống phá nhằm lấy lại những gì đã mất. Tình hình
đất nước, thế giới có nhiều biến động, công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm có nhiều vấn đề mới, cần phải được hình sự hóa vào trong luật, yêu cầu
đặt ra là phải có một bộ luật hình sự thống nhất điều chỉnh các lĩnh vực trong
xã hội, là công cụ sắc bén để bảo vệ Đảng, Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân.
Điểm nổi bật của giai đoạn này là luật hình sự Việt Nam mang tính đơn
hành, các văn bản luật hình sự ra đời nhằm điều chỉnh một lĩnh vực nhất định,
đơn lẻ, bảo vệ một loại khách thể nhất định, trình độ pháp điển hóa chưa cao.
Để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nhiều Pháp
lệnh đã được ra đời (Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng 30/10/1967,
Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ năm 1980…).
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến nay
Trước năm 1985, những hành vi tuyên truyền chống Nhà nước được
qui định trong các Sắc lệnh hoặc Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


13

Năm 1985, Bộ luật hình sự ra đời qui định “Tội tuyên truyền chống chế độ
XHCN” tại điều 82 của Mục A, Chương 1 – phần các tội phạm. Sau 15 năm
đi vào cuộc sống, Bộ luật hình sự 1985 nói chung, Qui phạm về tội “Tuyên
truyền chống chế độ XHCN” nói riêng đã có những đóng góp hết sức quan

trọng trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và trật tự an toàn xã hội.
Điều 82 BLHS năm 1985 quy định: Tội tuyên truyền chống chế độ xã
hội chủ nghĩa
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính
quyền nhân dân thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền, xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung
chống chế độ xã hội chủ nghĩa;
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm.
So với các Sắc lệnh, Pháp lệnh Trừng trị các tội phản cách mạng nhằm
bảo vệ an ninh quốc gia, Điều 82 BLHS năm 1985 quy định về Tội tuyên
truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa là một bước phát triển mới của kinh
nghiệm lập pháp hình sự Việt Nam. Sự ra đời của Điều 82 BLHS năm 1985 đã
góp phần quan trong trong công tác đấu tranh với các hoạt động tuyên truyền,
chiến tranh tâm lý nhằm đánh vào hệ tư tưởng của Đảng, gây mất lòng tin của
quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; góp phần giữ vững ổn định
chính trị, sự lãnh đạo của Đảng và sự thống nhất tư tưởng trong toàn xã hội.
Bộ luật hình sự năm 1985 là Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, nó đã kế thừa và phát triển những thành tựu của luật
hình sự Việt Nam, nhất là từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tổng kết


14

kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm. Pháp luật hình sự trước năm
1985 là hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật đơn hành, thì Bộ luật hình
sự năm 1985 là việc pháp điển về hình sự cao, đánh dấu bước tiến vượt bậc về

kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta. Lần đầu tiên Việt Nam có một bộ luật hình
sự thống nhất, đưa ra hệ thống quy tắc xử sự cho hầu hết các lĩnh vực trong đời
sống xã hội trong một văn bản pháp luật.
Bộ luật hình sự 1985 gồm hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm,
với 20 chương và 280 điều. Trong đó, phần chung gồm 08 chương với 71 điều;
phần các tội phạm gồm 12 chương với 209 điều, quy định 12 nhóm tội xâm
phạm 12 nhóm khách thể loại tương ứng. “Và điều đầu tiên trong luật hình sự
Việt Nam, nguyên tắc hành vi được khẳng định; luật hình sự Việt Nam không
những không đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tư tưởng của con
người mà còn không đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả những
biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan nhưng không phải là
hành vi” [6, tr.38-39]. Qua đấy cho thấy được, Đảng và Nhà nước luôn tôn
trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do ngôn luận của công dân, tuân
thủ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia về quyền con người.
Tội tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa được quy định tại Mục
A - Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (từ Điều 72 đến
Điều 86). Mục A phản ánh hầu hết các tội trong Pháp lệnh trừng trị các tội
phản cách mạng ngày 30/10/1967. Mục B - Các tội xâm phạm an ninh quốc
gia khác, gồm 13 điều (tư Điều 87 đến 99), tuy cũng xâm phạm an ninh quốc
gia, nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân.
Tuy nhiên, qua bốn lần sửa đổi, Bộ luật hình sự năm 1985 không còn là
một chỉnh thế thống nhất. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế, mặt trái của cơ
chế thị trường làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, tội phạm diễn biến ngày
một phức tạp hơn. Xuất hiện nhiều vấn đề mới, nhiều vấn đề đặt ra cần phải
được hình sự hóa vào trong luật hình sự, bản thân tên tội danh cũng không
còn phù hợp. Bộ luật hình sự 1999 ra đời, tội tuyên truyền chống chế độ


15


XHCN qui định ở Bộ luật hình sự 1985 cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với
tình hình và yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong thời kỳ
đổi mới.
Theo đó, tội tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa cũng được thay
đổi, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Trong Bộ luật hình sự
1999, Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam được qui định
tại Điều 88 với nội dung như sau:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà
nước CHXHCN Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây
hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung
chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
mười năm đến hai mươi năm”.
So với Điều 82 BLHS năm 1985, Điều 88 BLHS năm 1999 không có sự
thay đổi lớn, chỉ là sự thay đổi nhất định về mặt thuật ngữ cho phù hợp với
thực tiễn phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào các
thiết thế song phương và đa phương, cũng như cho phù hợp với tên tội danh.
Cụ thể: chống “chế độ xã hội chủ nghĩa” được sửa thành chống “Nhà nước
CHXHCN Việt Nam”; “chống chính quyền nhân dân” thành “chống Nhà
nước CHXHCN Việt Nam”…
1.3. Quy định về tội tuyên truyền chống nhà nƣớc trong luật hình
sự của một số nƣớc trên thế giới
Để có cơ sở đánh giá khách quan, sự tất yếu của việc ghi nhập tội
truyên truyền chống Nhà nước trong luật hình sự Việt Nam, đồng thời làm cơ
sở để so sánh, đối chiếu với quy định của luật hình sự một số nước trên thế



16

giới, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên nghiên cứu pháp luật hình sự của một số
nước có trình độ pháp điển cao, là cái nôi của nền dân chủ, đề cao việc tôn
trọng nhân quyền trên thế giới (như Thụy Điển, Hoa Kỳ), ở khu vực (như
Singapore), đồng thời cũng lựa chọn pháp luật hình sự một số nước cùng hệ
thống xã hội chủ nghĩa trước đây (như Liên Bang Nga, Trung Quốc). Cụ thể:
1.3.1. Hành vi tuyên truyền chống Nhà nước trong Bộ luật hình sự
của nước Vương quốc Thụy Điển
Bộ luật hình sự của nước Vương Quốc Thụy Điển tại chương 19, điều
13 quy định:
“Người nào nhận tiền, tài sản khác từ một nước ngoài hoặc bất kỳ
người nào ở nước ngoài đang hoạt động với sự giúp đỡ của một nước ngoài
mà xuất bản hoặc phổ biến sách báo hoặc dưới các hình thức khác nhằm gây
ảnh hưởng đối với công luận về một vấn đề liên quan đến các nguyên tắc tổ
chức Nhà nước của Vương quốc thuộc thẩm quyền quyết định của Nghị viện
hoặc Chính phủ, thì bị phạt tù từ đến hai năm về tội nhận sự giúp đỡ của nước
ngoài”. [32, tr.184]
So với quy định của BLHS Việt Nam, quy định của BLHS Vương quốc
Thụy Điển không quy định thành một điều luật riêng biệt về tội tuyên truyền
chống Nhà nước, mà hành vi tuyên truyền gây “ảnh hưởng đối với công luận”
về “nguyên tắc tổ chức nhà nước” gắn với việc nhận sự giúp đỡ của nước
ngoài. Và đây là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm này.
Mục đích chống nhà nước Vương quốc Thụy Điển không phải là dấu
hiệu bắt buộc, mà chỉ nêu hậu quả của việc thực hiện hành vi khách quan.
1.3.2. Tội vận động nhằm lật đổ chính quyền trong Bộ luật hình sự
của nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Trong Bộ luật Hình sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định: “Bất kỳ ai
cố ý tuyên truyền, khiêu khích, khuyên bảo hoặc chỉ dẫn cần thiết, ý muốn



17

hoặc chỉ dẫn cách lật đổ chính phủ Hợp Chủng Quốc, chính phủ của một
bang, hoặc một vùng lãnh thổ hoặc chính quyền đơn vị hành chính;
Xuất bản, in ấn, phát hành, truyền bá, bán, phân phát hoặc công khai
trưng bày tài liệu viết tay hoặc in nhằm tuyên truyền lật đổ chính phủ; hoặc
giúp đỡ hoặc cố ý tổ chức một hiệp hội, một nhóm người hoặc tập hợp nhiều
người lại để dạy dỗ, tuyên truyền, khiêu khích việc lật đổ hoặc tiêu diệt chính
phủ bằng bạo lực điều bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000 USD hoặc phải ngồi
tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được chính phủ và các tổ
chức khác tin dùng” [7, tr 145].
Như vậy, Bộ luật hình sự Mỹ mô tả rất chi tiết hành vi phạm Tội vận
động nhằm lật đổ chính quyền (Điều 18 USC Sec. 2385 Advocating
overthrow of Government). Theo đó, người nào “cố ý tuyên truyền, khiêu
khích, khuyên bảo hoặc chỉ dẫn cần thiết, ý muốn hoặc chỉ dẫn”, “Xuất bản,
in ấn, phát hành, truyền bá, bán, phân phát hoặc công khai trưng bày tài liệu
viết tay hoặc in”… để kích động, tụ tập, lôi kéo người khác nhằm “lật đổ
chính phủ Hợp Chủng Quốc, chính phủ của một bang, hoặc một vùng lãnh
thổ hoặc chính quyền đơn vị hành chính” hoặc “tiêu diệt chính phủ bằng bạo
lực”. Tức là Bộ luật Hình sự Mỹ cấm tuyệt đối tất cả các hành vi tuyên truyền
nhằm lật đổ chính quyền nhà nước dưới mọi hình thức bằng bạo lực hay
không bằng bạo lực (bất bạo động).
Luật Hình sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thể hiện tính nghiêm khắc đối
với loại hành vi này, theo đó người phạm tội có thể bị phạt tiền “cao nhất tới
20.000 USD” hoặc “phải ngồi tù 20 năm”. Bên cạnh hình phạt chính, người
phạm tội còn chịu hình phạt bổ sung sau khi mãn hạn tù 5 năm không được
“chính phủ và các tổ chức tin dùng”.



18

1.3.3. Hành vi tuyên truyền nhằm chống Nhà nước trong Bộ luật
hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Bộ luật hình sự đầu tiên của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông
qua ngày 01/7/1979 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1980, gồm hai phần. Phần
chung và Phân các tội phạm, với 12 chương và 192 điều. Sau gần 20 năm tồn
tại, đến kỳ hợp thứ 5, Đại hội đại biểu nhân quân toàn quốc nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoan Khóa 8 đã thảo luận và sửa đổi Bộ luật Hình sự 1979
cho phù hợp với yêu cầu công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình
hình mới. Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 1997 có hiệu lực từ ngày 01/10/1997,
với 452 điều (tăng 260 điều so với Bộ luật năm 1979). Trong đó, đã tách các
tội xâm phạm an ninh quốc gia thành một nhóm tội bên cạnh các tội phản
cách mạng. Xét về khía cạnh lập pháp, Bộ luật Hình sự nhân dân Trung Hoa
năm 1979 hay 1997 đều không nêu tên tội danh, mà trực tiếp nêu hành vi bị
coi là phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nghiên cứu Bộ luật hình sự Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa, tội tuyên truyền chống Nhà nước không được quy
định thành điều riêng, mà quy định cùng với hành vi “chủ mưu hoặc có hành
vi phạm tội nghiêm trọng trong việc tổ chức, lập kế hoạch hành động thực
hiện cướp chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa” trong cùng
một điều luật. Cụ thể, tại đoạn 2 điều 105 BLHS Trung Quốc quy định:
“Người nào có hành vi dùng lời lẽ bịa đặt, phỉ báng hoặc bằng những
hình thức khác nhằm kích động cướp chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ xã
hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 5 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc bị tước
quyền lợi chính trị. Người chủ mưu hoặc có hành vi phạm tội nghiêm trọng
thì bị phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở lên” [8, tr.35].
Qua phân tích hành vi mô tả trong điều luật cho thấy, để tránh bỏ sót,
lọt tội phạm, nhà làm luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bên cạnh quy
định hành vi “dùng lời lẽ bịa đặt, phỉ báng” thì kèm theo đó là “hình thức
khác” nhằm kích động cướp chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ xã hội chủ



19

nghĩa. Việc quy định như thế này sẽ tạo điều kiện xem xét trách nhiệm hình
sự đối với những hành vi khác chưa được quy định cụ thể trong luật mà nhà
làm luật chưa tiên liệu hết. Song, nó cũng có mặt hạn chế, đó là có thể dẫn
đến tình trạng tùy tiện trong áp dụng pháp luật, nếu cơ quan thi hành pháp luật
không công tâm, thiếu khách quan. So với Điều 88 của Bộ luật hình sự Việt
Nam, thì mục đích phạm tội được quy định một cách rõ ràng vụ cụ thể hơn,
chỉ ra được bản chất của loại tội phạm này đó là “nhằm kích động” để “cướp
chính quyền”, “lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, nếu hành vi “dùng
lời lẽ bịa đặt” hoặc “hình thức khác” mà không nhằm mục đích “nhằm kích
động” để “cướp chính quyền” thì không phạm tội này. Xét ở mức độ nào đó,
thì hành vi “dùng lợi lẽ bịa đặt” làm suy yếu chính quyền thì không được coi
là tội phạm.
Xét về hình phạt, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
quy định cụ thể ngay tại điều luật, gồm phạt tù từ 5 năm, cải tạo lao động,
quản chế hoặc bị tước quyền lợi chính trị.
1.3.4. Tội công khai kêu gọi thay đổi chế độ Hiến pháp bằng bạo lực
trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga
Quy định về hành vi tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa liên bang
Nga, Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 275 “Công khai kêu gọi thay đổi chế
độ theo Hiến pháp bằng bạo lực” như sau:
“Công khai kêu gọi chiếm chính quyền bằng bạo lực, giữ chính quyền
bằng bạo lực hoặc thay đổi chế độ Hiến pháp Liên Bang Nga bằng bạo lực thì
bị phạt tiền từ 500 lần đến 700 lần mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay
mức thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian từ 5 tháng đến 7 tháng,
hoặc bị phạt tù giam từ 4 tháng đến 6 tháng hoặc bị phạt tù đến 3 năm.
Cũng hành vi đó, nếu lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng thì

bị phạt tiền từ 700 đến 1000 lần mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay


20

thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian từ 7 tháng đến 10 tháng,
hoặc bị phạt tù đến 5 năm” [9, tr.123].
Hành vi tuyên truyền chống Nhà nước trong Bộ luật hình sự Liên bang
Nga quy định rất rõ, mọi hành vi “công khai kêu gọi” nhằm “chiếm” hoặc
“giữ” chính quyền hoặc “thay đổi” Hiến pháp bằng “bạo lực” đều bị xử lý
theo pháp luật hình sự. Như vậy, so với quy định trong luật hình sự Việt Nam,
thì khách thể được bảo vệ ở đây bên cạnh sự tồn tại của chính quyền thì còn
có sự tồn tại của Hiến pháp Liên bang Nga. Xét về việc quy định hình phạt
được áp dụng cũng cho thấy sự đa dạng, linh hoạt trong quy định hình phạt
của luật hình sự Liên bang Nga, bên cạnh hình phạt tù có thời hạn thì còn có
hình phạt tiền, hình phạt tiền được xác định từ “500 đến 700 lần” hay từ “700
đến 1000” mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay mức thu nhập khác. Do
đó, hình phạt tiền sẽ tự được thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã
hội, mức thu nhập của người phạm tội ở mỗi giai đoạn nhất định.
1.3.5. Tội làm ra và chiếm giữ các tài liệu có nội dung bạo loạn, lật
đổ trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Singapore
Tại Điều 4 BLHS của nước Cộng hòa Singapore quy định: Tội làm ra
và chiếm giữ các tài liệu có nội dung bạo loạn, lật đổ.
“Tài liệu có nội dung lật đổ bao gồm: những tài liệu dùng cho việc
tuyên truyền ủng hộ, loan truyền những thông tin về các hoạt động xâm hại
cho sự an toàn công cộng tại Singapore. Các tài liệu tham khảo, các bộ sưu
tập, các đơn yêu cầu, các tài liệu có nội dung về sự liên kết, đồng minh, liên
lạc với những tổ chức bất hợp pháp. Nếu không có lí do hợp pháp thì bất cứ
người nào làm ra, chiếm giữ hoặc vận chuyển, kiểm soát các tài liệu có nội
dung lật đổ sẽ bị coi là có tội và bị phạt tù không quá 10 năm…” [10, tr.29].

Qua phân tích các quy định về hành vi tuyên truyền chống nhà nước
của một số nước trên cho thấy, các nước ở các mức độ khác nhau đều nghiêm
cấm hành vi tuyên truyền chống nhà nước, nhất là hành vi kích động bạo lực


21

hoặc bất bạo lực nhằm lật đổ chính quyền và qui định hình phạt rất nghiêm
khắc. Do đặc điểm riêng của mỗi quốc gia và lịch sử quá trình lập pháp hình
sự khác nhau, nên về tên tội danh, hình thức, cấu trúc, nội dung, văn phạm và
loại, mức hình phạt có những điểm khác nhau như không đặt tên cho điều luật
mà chỉ quy định bằng hành vi và hình phạt; hoặc các hành vi của tội tuyên
truyền chống nhà nước lồng ghép vào các hành vi phạm tội khác; hoặc xem
hành vi tuyên truyền là một trong những hành vi của tội phạm lật đổ chính
quyền nhân dân. Hình phạt bên cạnh quy định hình phạt tù có thời hạn, thì
còn áp dụng hình phạt tiền đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
Bên cạnh một số điểm tương đồng, thì so với luật hình sự Việt Nam
quy định về loại tội này, pháp luật một số nước mà tác giả đã nghiên cứu trên
trong quy định về hành vi phạm tội gắn với yếu tố “bạo lực” như “lật đổ hoặc
tiêu diệt chính phủ bằng bạo lực”(Hợp chủng quốc Hoa Kỳ), “kích động cướp
chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa” (Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa), “chiếm chính quyền bằng bạo lực, giữ chính quyền bằng bạo lực
hoặc thay đổi chế độ Hiến pháp Liên Bang Nga bằng bạo lực” (Liên bang
Nga). Đây cùng là điểm mà các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng, vu cáo
Việt Nam đàn áp “những người bất đồng chính kiến, thể hiện quan điểm một
cách ôn hòa”. Qua việc nghiên cứu, phân tích chính sách hình sự của một số
nước trên cho thấy, Việt Nam có đủ cơ sở khoa học cũng như thực tiễn cho
việc ghi nhận tội tuyên truyền chống Nhà nước vào trong luật hình sự, việc
quy định này là đúng đắn, phù hợp với xu thế của pháp luật hình sự thế giới.
Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở phân tích làm rõ thế nào là hành vi tuyên truyền theo cách
hiểu chung nhất, phân tích một số khái niệm của các học giả trước đây nghiên
cứu về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, chỉ ra những điểm đạt được cũng như mặt tồn tại, hạn chế, từ đó rút ra


×