Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Dấu hiệu thi hành công vụ trong bộ luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.26 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MAI THỊ THANH NHUNG

DẤU HIỆU THI HÀNH CÔNG VỤ
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN NGỌC HÒA

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu, nhận được sự hướng dẫn, giảng dạy
tận tình của các thầy giáo, cô giáo; sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà
trường và sự động viên, hỗ trợ của gia đình, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc
sỹ Luật học của mình.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo
đang công tác tại Khoa pháp luật hình sự nói riêng, Trường Đại học Luật Hà
Nội nói chung đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và công tác tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. NGUYỄN NGỌC


HÒA, người thầy đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong trong suốt quá
trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Cuối cùng, con xin tỏ lòng biết ơn tới ba mẹ, những người luôn bên
con, là nguồn động lực lớn lao nhất để con hoàn thành luận văn này!
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực
hiện. Nội dung luận văn là do bản thân phân tích từ những quy định của pháp
luật, có tiếp thu và sử dụng những ý tưởng khoa học của các tác giả khác,
được trích dẫn rõ ràng, trung thực.
Tác giả luận văn

Mai Thị Thanh Nhung


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BLHS

:

Bộ luật hình sự

TANDTC

:

Tòa án nhân dân tối cao


UBND

:

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẤU HIỆU THI HÀNH
CÔNG VỤ ........................................................................................................ 6
1.1. Những quan điểm khác nhau về dấu hiệu thi hành công vụ ............ 6
1.1.1. Các quan điểm về “công vụ”............................................................ 6
1.1.2. Các quan điểm về người thi hành công vụ ..................................... 12
1.2. Quan điểm cá nhân về dấu hiệu thi hành công vụ trong luật hình sự
Việt Nam ..................................................................................................... 15
1.2.1. Quan điểm về “công vụ” và “người thi hành công vụ” ................ 15
1.2.2. Quan điểm về “thi hành công vụ” .................................................. 18
1.2.3. Khái quát về dấu hiệu thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam 20
1.3. Lịch sử quy định dấu hiệu thi hành công vụ trong luật hình sự Việt
Nam.............................................................................................................. 21
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 .......................................... 21
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 .......................................... 22
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi BLHS 1985 có hiệu lực ...... 25
1.3.4. Giai đoạn từ khi BLHS 1985 có hiệu lực đến trước khi BLHS 1999
có hiệu lực ................................................................................................. 27
1.3.5. Giai đoạn từ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực đến nay .................. 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 32
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN QUY ĐỊNH DẤU HIỆU THI HÀNH CÔNG
VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ MỘT

SỐ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN DẤU HIỆU THI HÀNH CÔNG VỤ ..................................... 34


2.1. Thực tiễn quy định dấu hiệu thi hành công vụ trong BLHS Việt
Nam hiện hành ........................................................................................... 34
2.1.1. Dấu hiệu “người thi hành công vụ” ............................................... 34
2.1.2. Dấu hiệu “trong khi thi hành công vụ”.......................................... 39
2.1.3. Dấu hiệu “vì lí do công vụ” ........................................................... 41
2.1.4. Dấu hiệu “làm trái công vụ” .......................................................... 44
2.2. Một số vấn đề hoàn thiện quy định BLHS có liên quan đến dấu
hiệu thi hành công vụ ................................................................................. 48
2.2.1. Một số hạn chế từ thực tiễn quy định đến nhận thức và áp dụng các
quy định BLHS có liên quan đến dấu hiệu thi hành công vụ ................... 48
2.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định BLHS có liên quan đến
dấu hiệu thi hành công vụ ......................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu BLHS cho thấy, dấu hiệu “thi hành công vụ” là dấu hiệu
được qui định trong nhiều điều luật, dưới những biểu hiện cụ thể khác nhau.
Dấu hiệu này liên quan đến khái niệm “công vụ” là khái niệm cơ bản của
ngành luật hành chính cũng như của khoa học về quản lý nhà nước. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu khái niêm “công vụ” cũng như dấu hiệu “thi hành
công vụ” trong BLHS đến nay chưa được nhiều. Trong khi nhận thức cũng
như áp dụng dấu hiệu này đang có sự không thống nhất. Dấu hiệu “thi hành

công vụ” đã được thể hiện khá sớm trong các quy định pháp luật hình sự
nhưng đến nay, BLHS vẫn chưa có điều luật về định nghĩa khái niệm công
vụ. Điều này dẫn đến những trở ngại cho việc nhận thức, áp dụng các quy
định của BLHS có dấu hiệu “thi hành công vụ”.
Trong khi đó, các tội danh liên quan đến dấu hiệu này là những tội
thuộc các chương xảy ra tương đối phổ biến và phức tạp. Việc đấu tranh
chống và phòng ngừa các tội phạm này đặt ra yêu cầu có tính cấp thiết là cần
sớm hoàn thiện các quy định của BLHS có liên quan đến dấu hiệu thi hành
công vụ.
Những vấn đề nêu trên đã nói lên tính cấp thiết của đề tài “Dấu hiệu thi
hành công vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam” và do vậy, tác giả lựa chọn đề
tài này là đề tài viết luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến dấu hiệu thi hành công vụ
trong thời gian gần đây bao gồm các bài báo, các sách bình luận và các luận
văn thạc sỹ. Cụ thể:
- Luận văn thạc sỹ (1996) của tác giả Hoàng Yến với đề tài Tội chống
người thi hành công vụ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.; Luận văn thạc


2
sĩ (2006) của tác giả Vũ Văn Kiệm với đề tài Tội chống người thi hành công vụ
trong Luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Hai luận văn này đều nghiên cứu về tội chống người thi hành công vụ
dưới góc độ luật hình sự và tội phạm học. Trong đó, có phần đề cập đến khái
niệm người thi hành công vụ.
- Luận văn thạc sỹ (2012) của tác giả Nguyễn Anh Thu với đề tài Dấu
hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam. Đây là đề tài
có tên khá gần với tên đề tài của tác giả. Tuy nhiên, về nội dung, luận văn này
khác với luận văn của tác giả. Cụ thể: Luận văn của Nguyễn Anh Thu nghiên

cứu dưới 2 góc độ là luật hình sự và tội phạm học, trong khi luận văn của tác
giả chỉ nghiên cứu về luật hình sự. Dưới góc độ luật hình sự, luận văn của
Nguyễn Anh Thu tập trung làm rõ dấu hiệu “chống” để qua đó phân tích sự
khác nhau giữa Tội chống người thi hành công vụ (Điều 257 BLHS) với các
tội phạm khác có dấu hiệu này, trong khi luận văn của tác giả nghiên cứu dấu
hiệu thi hành công vụ và khái niệm công vụ trong BLHS nói chung mà không
nghiên cứu cụ thể về Tội chống người thi hành công vụ trong sự so sánh với
các tội phạm khác.
- Trong tuyển tập sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội
phạm, nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đinh Văn
Quế có Tập 1 – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (2002); Tập 5 – Các tội phạm về chức vụ (2006); Tập 8 – Các tội
xâm phạm trật tự quản lý hành chính (2005), trong đó có nội dung bình luận
một số điều luật liên quan đến dấu hiệu thi hành công vụ nhưng chỉ mang tính
chất giải thích đơn giản, phục vụ cho việc bình luận các cấu thành tội phạm.
- Bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ của tác giả Nguyễn Duy Giảng trong
Tạp chí Kiểm sát số 11, tháng 11//2006 đề cập đến nội dung “làm trái công


3
vụ” trong hành vi khách quan của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ (Điều 281 BLHS) nhưng chủ yếu để phân biệt với hành vi
làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế của Tội làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS).
- Bài viết Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật
hình sự để xử lý hành vi chống người thi hành công vụ của tác gia Trần Vi
Dân, Đào Anh Tới trong Tạp chí Kiểm sát số 14, tháng 7/2011 đề cập đến dấu
hiệu “chống người thi hành công vụ”. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu là vấn đề
định tội đối với hành vi chống người thi hành công vụ.

- Bài viết Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công vụ
hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân của tác giả Mai Bộ trong Tạp chí Tòa án
nhân dân số 12 năm 2012 tập trung vào hành vi “chống” người thi hành công
vụ trong các tội danh để phân biệt giữa các trường hợp phạm tội với nhau.
Trong các bài viết, tác giả đặc biệt quan tâm bài viết Vấn đề thi hành
công vụ và chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS Việt Nam của GS. TS.
Nguyễn Ngọc Hòa trong tạp chí Luật học số 2 năm 2012. Một trong hai nội
dung của bài viết là trình bày một cách trực tiếp dấu hiệu “thi hành công vụ”
trên cơ sở phân tích nội dung của khái niệm “công vụ.
Như vậy, các công trình nghiên cứu đã được thực hiện chủ yếu viết về tội
phạm cụ thể có dấu hiệu liên quan đến khái niệm công vụ chứ không trực tiếp viết
về dấu hiệu thi hành công vụ. Đến thời điểm này chưa có luận văn thạc sỹ, luận án
tiến sỹ nghiên cứu về “dấu hiệu thi hành công vụ trong BLHS Việt Nam”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu mà luận văn hướng tới là góp phần hoàn thiện cơ
sở pháp luật cho việc nhận thức cũng như áp dụng các quy định của BLHS có
nội dung liên quan đến dấu hiệu thi hành công vụ cũng như khái niệm công vụ.


4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những nội
dung sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những quan điểm khác nhau về dấu hiệu thi hành
công vụ, từ đó, đưa ra quan điểm cá nhân về dấu hiệu này. Đồng thời, luận
văn cũng nghiên cứu khái quát về lịch sử các qui định của pháp luật hình sự
Việt Nam từ năm 1945 đến nay có liên quan đến dấu hiệu này.
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá các qui định có nội dung liên quan đến

khái niệm công vụ cũng như dấu hiệu thi hành công vụ trong BLHS và đề
xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn nghiên cứu các qui
định pháp luật hình sự Việt Nam (bao gồm các văn bản luật và dưới luật) từ
năm 1945 đến nay và một số quy định của ngành luật khác có nội dung liên
quan đến dấu hiệu thi hành công vụ. Luận văn cũng nghiên cứu một số vụ án
điển hình trong thực tiễn áp dụng các quy định BLHS Việt Nam hiện hành có
nội dung liên quan đến dấu hiệu thi hành công vụ.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Phƣơng pháp luận
Luân văn được tác giả thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa
học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn để
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu là phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh, …
6. Cơ cấu đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 2 chương như sau:


5
Chương 1: Những vấn đề chung về dấu hiệu thi hành công vụ
Chương 2: Thực tiễn quy định dấu hiệu thi hành công vụ trong Bộ luật
hình sự Việt Nam hiện hành và một số vấn đề hoàn thiện các quy định của Bộ
luật hình sự có liên quan đến dấu hiệu thi hành công vụ.


6

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẤU HIỆU
THI HÀNH CÔNG VỤ
1.1. Những quan điểm khác nhau về dấu hiệu thi hành công vụ
Dấu hiệu “thi hành công vụ” nói chung thể hiện qua hai nội dung của hai
khái niệm “công vụ” và “người thi hành công vụ”. Tuy nhiên, xung quanh hai
khái niệm này còn rất nhiều quan điểm khác nhau. Việc hiểu thống nhất và rõ
ràng về công vụ và người thi hành công vụ là điều kiện cần thiết để áp dụng
đúng và thống nhất dấu hiệu này trong thực tiễn các ngành luật khác nhau.
1.1.1. Các quan điểm về “công vụ”
Trước hết, theo cách giải thích trong Từ điển “Từ và ngữ Việt Nam”
của GS. Nguyễn Lân, “công vụ” là một từ Hán - Việt, theo đó, công là chung;
vụ là việc. Công vụ là việc chung. Việc chung có thể diễn ra trong các tổ chức
có tính chất và phạm vi hoạt động khác nhau [11, tr427].
Trong tiếng Anh, từ “công vụ” được gọi là “public service”. “Public
service” được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng của “public service” hoạt động
phục vụ lợi ích công; nghĩa hẹp hơn, “public service” được hiểu hẹp hơn là
công vụ nhà nước. [10, tr11-12].
Như vậy, về từ ngữ, công vụ có thể là dịch vụ công, cũng có thể là hoạt
động của mọi cơ quan, tổ chức với những phạm vi và lĩnh vực nhất định.
Để hiểu rõ hơn khái niệm “công vụ”, tác giả sẽ trình bày các quan điểm
trong khoa học cũng như trong các văn bản pháp luật về khái niệm “công vụ”.
Trong khoa học, quan niệm “công vụ” chưa đạt được sự thống nhất
chung và chia thành những cấp độ khác nhau.
Thứ nhất, các quan điểm về “công vụ” theo nghĩa rộng:
Từ góc nhìn của khoa học Luật hành chính, “công vụ nhà nước là công
việc hay hoạt động nhà nước mang tính tổ chức quyền lực – pháp lý nhằm


7
thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước”[8, tr147]. Điều đáng chú ý

là các tác giả sử dụng khái niệm “công vụ nhà nước”. Trong quan niệm, các
tác giả đã khẳng định tính quyền lực của hoạt động cộng vụ, coi hoạt động
công vụ là hoạt động gắn với việc thực hiện các chức năng của nhà nước.
Theo quan niệm này, việc thực hiện mọi hoạt động nhà nước, không giới hạn
về chủ thể của hoạt động và về lĩnh vực hoạt động. Mọi hoạt động trong các
lĩnh vực hành pháp, lập pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng của nhà
nước đều là hoạt động công vụ.
Tác giả Phạm Hồng Thái cũng đưa ra quan điểm về công vụ nhà nước
đó là “các hoạt động của mọi cơ quan nhà nước, mọi cán bộ, công chức, viên
chức, những người làm hợp đồng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, kể cả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp (bệnh viên, trường học, viên nghiên cứu
của nhà nước, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình…) và các cơ quan,
đơn vị quân đội nhân dân, các cơ quan, đơn vị công an nhân dân”. Điều này
có nghĩa hoạt động của mọi thiết chế, tổ chức nhà nước từ những tổ chức
quyền lực đến tổ chức sự nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước đều là thực
hiện công vụ [13, tr37].
Đây là cách hiểu rất rộng và gần giống với quan niệm về “dịch vụ
công” của các nước khu vực Anh – Mỹ, theo đó, cả hoạt động lập pháp, hoạt
động an ninh quốc phòng cũng là dịch vụ công. Những quan niệm này cũng
có yếu tố hợp lý khi xem xét từ bản chất xã hội của nhà nước, mọi hoạt động
nhà nước trong một chừng mực nhất định đều mang tính chất phục vụ nhân
dân. Tuy nhiên, quan niệm như vậy sẽ dẫn đến sự đồng nhất những hoạt động
nhà nước gắn với quyền lực và những hoạt động có tính phục vụ có thể do
nhà nước cung ứng hoặc cá nhân cũng có thể cung ứng. Trong khi đó, hoạt
động gắn với quyền lực công được gọi là “công vụ”, còn những hoạt động của


8
các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước như y tế, giáo dục và các tổ chức kinh tế
của nhà nước được thành lập không vì tìm kiếm lợi nhuận mà nhằm mục đích

phục vụ công cộng thì gọi là “dịch vụ công” [6, tr17].
Theo quan điểm của TS. Nguyễn Cửu Việt thì “khái niệm công vụ cần
được hiểu là hoạt động của mọi người “làm việc công”; nghĩa là hoạt động
của mọi cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong mọi tổ chức cấu thành
của hệ thống chính trị nước ta phục vụ các công việc chung của xã hội”. “Ở
nước ta, hoạt động do các cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước, Đảng,
các tổ chức chính trị - xã hội và nhiều tổ chức xã hội khác thực chất đều là
hoạt động phục vụ lợi ích công, đa phần số đó đều có tính chuyên nghiệp,
thường xuyên và được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước” [4, tr195]. Với
cách hiểu này, khái niệm “công vụ” có phạm vi rộng hơn khái niệm “công vụ
nhà nước”. Quan điểm này cho rằng công vụ không bị rằng buộc bởi tính chất
pháp lý của nhà nước; công vụ cũng có thể là công việc chung của xã hội.
Nhưng việc đồng nhất công vụ với hoạt động của cán bộ, công chức, viên
chức là không chính xác. Mặc dù công vụ chủ yếu do công chức thực hiện,
nhưng ngoài ra công vụ có thể do cả những người ngoài công chức nhà nước
thực hiện theo sự ủy nhiệm của nhà nước bằng quyết định hành chính hoặc
hình thức giao kết hợp đồng hành chính.
Ngoài ra, công vụ còn được hiểu là hoạt động của cán bộ, công chức,
những người làm hợp đồng trong mọi cơ quan, đơn vị của nhà nước và tất cả
các sỹ quan, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị quân đội, các sỹ
quan, hạ sỹ quan trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân. Đây là cách
hiểu khá đầy đủ về phạm vi chủ thể của công vụ dưới góc độ nhà nước và
pháp luật trong cả lĩnh vực luật hành chính và luật hình sự ở nước ta hiện nay
nhưng quan điểm này chưa nhận thấy các đặc thù của từng loại hoạt động nhà


9
nước: hoạt động lập pháp – hoạt động có tính chính trị của các cơ quan quyền
lực nhà nước, hoạt động hành chính – hoạt động có tính chất quản lý và phục
vụ của các cơ quan hành chính, hoạt động tư pháp – hoạt động bảo đảm công

lý cho xã hội, hoạt động có tính vũ lực nhằm bảo vệ chế độ chính trị xã hội,
lực lượng vũ trang và hoạt động có tính nghề nghiệp của những người làm
việc tại các đơn vị sự nghiệp [13, tr38].
Thứ hai, quan điểm về “công vụ” theo nghĩa hẹp:
Theo Giáo trình Hành chính công (2006) của Học viên hành chính quốc
gia: “Công vụ là một hoạt động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi
bởi đội ngũ công chức nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trong
quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội” [9, tr247]. Theo đó,
công vụ được hiểu là hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước và do
chủ thể là đội ngũ công chức thực hiện.
Đồng quan điểm trên về chủ thể thực hiện công vụ, Điều 2 Dự thảo
Luật công vụ năm 2008 có đề xuất qui định: “Công vụ ở nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; hoạt động của bộ máy lãnh đạo,
quản lý tổ chức sự nghiệp dịch vụ công, được thực hiện bởi đội ngũ công
chức nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội”.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan - Hoa Kỳ quan niệm công
vụ là một khái niệm chung miêu tả về các nhân viên do Chính phủ tuyển
dụng, những người cấu thành nên công vụ theo chức nghiệp. Tiến sĩ JeanneMariecol của Hoa kỳ cũng cho rằng, nói tới công vụ là nói tới công chức,
những người làm việc theo chức nghiệp và do luật hay các quy định về công
chức điều chỉnh.[37]


10
Nhìn chung, các quan niệm về công vụ theo nghĩa hẹp đều cho rằng
công vụ là hoạt động do công chức thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước.
Theo đó, chỉ công chức mới là chủ thể thực hiện công vụ.
Trong các văn bản pháp luật Việt Nam, công vụ cũng chưa được
hiểu thống nhất.
Thứ nhất, quan điểm về “công vụ” theo nghĩa hẹp:

Luật cán bộ, công chức năm 2008 xác định: “Hoạt động công vụ của
cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công
chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.”(Điều 2)
Theo đó, công vụ về bản chất là hoạt động được tiến hành trên cơ sở
pháp luật nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi
ích nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và cá nhân [14, tr215]. Quy định
trên đã xác định đặc điểm quan trọng nhất của “công vụ” đó là đúng pháp
luật. Hoạt động công vụ của những chủ thể nhất định phải theo quy định của
pháp luật. Cách xác định hoạt động công vụ theo trên đã giới hạn phạm vi chủ
thể được giao công vụ chỉ trong phạm vi đối tượng là cán bộ, công chức.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, tuy không có quy
định trực tiếp về khái niệm “công vụ” nhưng có nội dung xác định khái niệm
“người thi hành công vụ”. Theo đó “Người thi hành công vụ là người được bầu
cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà
nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc
người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có
liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.”
Từ quy định trên, GS.TS.Nguyễn Ngọc Hòa có đưa ra cách hiểu về
công vụ như sau:“Công vụ là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể
được cơ quan nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bao


11
gồm quản lí hành chính, tố tụng hoặc thi hành án”[7, tr26]. So sánh với cách
hiểu về khái niệm công vụ tại Điều 2 Luật cán bộ công chức 2008 thì cách
hiểu này đặt ra hai vấn đề:
Một là, về phạm vi của chủ thể của công vụ: Theo quy định của Luật
Trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009 thì chủ thể của công vụ là những
người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong
cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ… hoặc được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ…. Trong khi đó, theo Luật cán bộ, công
chức 2008 thì chủ thể của công vụ là cán bộ, công chức nhà nước. Như vậy,
về phạm vi chủ thể được giao công vụ đã có sự khác biệt giữa hai văn bản.
Hai là, về phạm vi lĩnh vực công vụ: Theo Luật Trách nhiệm bồi thường
Nhà nước 2009 thì phạm vi lĩnh vực công vụ giới hạn trong hoạt động quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Trong
khi đó, Luật cán bộ công chức 2008 không giới hạn ở lĩnh vực cụ thể nào.
Như vậy, ngoài đặc điểm chung của công vụ là tính đúng pháp luật,
cách hiểu về công vụ theo hai quy định trên, đều được giới hạn trong phạm vi
nhất định, có thể là sự giới hạn về phạm vi chủ thể của công vụ hoặc giới hạn
về phạm vi lĩnh vực công vụ.
Thứ hai, quy định về “công vụ” theo nghĩa rộng:
Theo Nghị quyết số 04/HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANHDTC
ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội
phạm của BLHS năm 1985 thì: “Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà
nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện.”
Có thể nói rằng, đây là quan niệm về “công vụ” rộng nhất trong các
quan niệm đã trình bày. Cách giải thích công vụ như vậy không có sự giới hạn
về mặt nội dung hay nói cách khác về đặc điểm của công vụ; không giới hạn
phạm vi lĩnh vực công vụ; không giới hạn về phạm vi chủ thể của công vụ.


12
Hiện nay, do BLHS chưa có quy định định nghĩa về “công vụ”. Việc áp
dụng những qui định gắn với khái niệm này vẫn dựa trên giải thích của Nghị
quyết số 04/HĐTP. Với nội dung định nghĩa như vậy, việc nhận thức và áp
dụng các qui định gắn với khái niệm công vụ có thể theo nhiều hướng rất
khác nhau.
1.1.2. Các quan điểm về người thi hành công vụ
Với những quan niệm về công vụ khác nhau như đã phân tích tại mục

1.1.1., tương ứng với đó sẽ có những quan niệm khác nhau về người thi hành
công vụ. Tuy nhiên, khái niệm “người thi hành công vụ” khác với “công vụ”
đã được định nghĩa tại một số văn bản pháp luật mặc dù chưa có sự thống
nhất. Vì vậy, trong phần này, tác giả tập trung vào các quan điểm khác nhau
thể hiện qua các quy định định nghĩa về “người thi hành công vụ” trong các
văn bản pháp luật.
- Nghị quyết số 04/HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANHDTC ngày
29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1985 đã giải
thích: “Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan
nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và
cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như : tuần tra,
canh gác…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung
của nhà nước, của xã hội”.
- Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009 quy định: “Người thi
hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm
vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành
chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành
chính, tố tụng, thi hành án.”(Điều 3 khoản 1)


13
- Nghị định số 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ xác định: “Người
thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ
lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm
quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và
được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã
hội.”(Điều 3 khoản 1)
Từ các định nghĩa về người thi hành công vụ tại các văn bản pháp luật

nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy một đặc điểm chung của người thi hành
công vụ là đều được phân thành hai nhóm:
- Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009 xác định hai nhóm người
thi hành công vụ đó là:
+ Người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị
trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh
vực quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Ví dụ: cán bộ, công chức trong
UBND các cấp, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên… ; hoặc
+ Người tuy không được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm
vào làm việc trong các cơ quan nhà nước nhưng được các cơ quan nhà nước
hay người có chức vụ quyền hạn giao thực hiện một nhiệm vụ quản lý nhà
nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án nhất định
như: tuần tra, bảo vệ an ninh xã, phường, giữ trật tự công cộng, hướng dẫn
giao thông,…
- Nghị định số 208/2013/NĐ-CP quy định vấn đề này cụ thể hơn so với
Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước; theo đó, người thi hành công vụ là:
+ Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng
vũ trang nhân dân; hoặc


14
+ “Người khác” (ngoài các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức,
sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân) nhưng được cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật.
Tuy nhiên, phạm vi người thi hành công vụ theo Nghị định số
208/2013/NĐ-CP rộng hơn so với Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009
do không có sự giới hạn về phạm vi lĩnh vực công vụ và chủ thể có thẩm quyền
giao công vụ cũng được mở rộng hơn bao gồm cả các tổ chức xã hội.
- Nghị quyết số 04/HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANHDTC ngày

29/11/1986 cũng định nghĩa người thi hành công vụ khác so với hai văn bản
trên. Nghị quyết xác định người thi hành công vụ có thể là:
+ Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Và “người có chức vụ”
được định nghĩa là người do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do
một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao
thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực
hiện công vụ;
+ Những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như: tuần tra, canh
gác…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
Theo cách giải thích của Nghị quyết số 04/HĐTP, phạm vi người thi
hành công vụ gần giống như phạm vi người thi hành công vụ theo Nghi định
số 208/2013/NĐ-CP do không giới hạn phạm vi lĩnh vực công vụ cũng như
không có sự giới hạn về phạm vi chủ thể có thẩm quyền giao công vụ. Do đó,
cách hiểu “người thi hành công vụ” theo Nghị quyết số 04/HĐTP cũng rộng
hơn so với cách định nghĩa tại Luật cán bộ công chức 2008 và Luật Trách
nhiệm bồi thường Nhà nước 2009.


15
1.2. Quan điểm cá nhân về dấu hiệu thi hành công vụ trong luật
hình sự Việt Nam
1.2.1. Quan điểm về “công vụ” và “người thi hành công vụ”
Nghiên cứu về dấu hiệu “thi hành công vụ” bao giờ cũng bắt đầu từ
quan niệm về “công vụ”. Theo quan điểm cá nhân, tác giả đồng tình với quan
điểm về “công vụ” của GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa. Theo đó, công vụ là hoạt
động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước giao nhằm
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bao gồm quản lí hành chính, tố tụng
hoặc thi hành án” bởi:
Thứ nhất, công vụ phải là hoạt động quản lý nhà nước và đúng pháp

luật. Như vậy, công vụ phải là những hoạt động thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước khác với dịch vụ công cũng như những công việc chung trong xã
hội. Hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực bao giờ cũng dựa trên cơ
sở quy định của pháp luật, có nghĩa phải đảm bảo tính đúng pháp luật.
Thứ hai, về phạm vi lĩnh vực của hoạt động công vụ, tác giả cho rằng
việc giới hạn trong ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án là
phù hợp. Hoạt động quản lý nhà nước trong những lĩnh vực này hầu hết thông
qua các quyết định cá biệt, có tính chất mệnh lệnh – phục tùng và tác động tới
từng cá nhân cụ thể. Cũng chính vì vậy, chủ thể của các hoạt động này dễ bị
các cá nhân bị tác động của công vụ chống lại, gây thiệt hại. Từ đó, yêu cầu
được đặt ra là phải qui định dấu hiệu thi hành công vụ trong luật hình sự để
tạo điều kiện cho việc thi hành công vụ, cụ thể để bảo vệ người thi hành công
vụ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Đồng thời, việc qui định này cũng nhằm
đảm bảo chính sách xử lý đối với những trường hợp phạm tội trong khi thi
hành công vụ.
Thứ ba, chủ thể của công vụ chỉ nên giới hạn là người thuộc các cơ
quan nhà nước hoặc được cơ quan nhà nước giao vì đây là hoạt động quản lý


16
nhà nước. Tổ chức xã hội chỉ tham gia hoạt động quản lý nhà nước nhưng
không phải chủ thể của quản lý nhà nước. Do đó, thành viên của tổ chức xã
hội không thể là chủ thể của công vụ.
Từ việc đồng tình với quan niệm về công vụ như vậy, tác giả đồng tình
với hướng xây dựng định nghĩa người thi hành công vụ là người được bầu cử,
phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước
hoặc người khác đang tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh
vực quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án theo đúng pháp luật và đúng
thẩm quyền do cơ quan nhà nước giao.
Theo đó, người thi hành công vụ là người có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, người thi hành công vụ có thẩm quyền thực hiện công vụ
nhất định, họ là người có tư cách pháp lý và có quyền hạn nhất định trong
việc thực hiện công vụ.
Một là, về tư cách pháp lý hay nói cách khác là điều kiện tiên quyết để
cá nhân trở thành người thi hành công vụ:
+Người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị
trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh
vực quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Theo đó, đây là nhóm người
thường xuyên thực hiện các hoạt động công vụ có tính quyền lực nhà nước để
thực hiện chức năng chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước,
chức năng xét xử của Tòa án, chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân,
các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hay hoạt động thi hành án của cơ
quan thi hành án [18, tr55]; hoặc
+ Người tuy không được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm
vào làm việc trong các cơ quan nhà nước nhưng được các cơ quan nhà nước
hay người có chức vụ quyền hạn giao thực hiện một nhiệm vụ quản lý nhà
nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án nhất định.


17
Hai là, về quyền hạn của người thi hành công vụ:
Quyền hạn là cơ sở, điều kiện để thực hiện công vụ nhất định. Quyền
hạn được hiểu là quyền trong một phạm vi nhất định. Nói cách khác, đó là
quyền đã được xác định về nội dung và mức độ.
Quyền hạn này có thể phát sinh từ vị trí công tác thường xuyên của
người thi hành công vụ và trên cơ sở phù hợp với công vụ cụ thể được giao
thực hiện. Đó là trường hợp người thi hành công vụ là cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước… Quyền hạn này cũng có thể phát sinh từ việc được giao
thực hiện công vụ nhất định. Đó là trường hợp “người khác” được cơ quan
nhà nước giao thực hiện công vụ nhất đinh.

Thứ hai, người thi hành công vụ phải đang thực hiện một công vụ
nhất định.
Một người được xác định là người thi hành công vụ không chỉ vì
người đó có thẩm quyền trong việc thực hiện công vụ nhất định. Nội dung
này chỉ khẳng định một người có thể là người thi hành công vụ vì họ có vị trí
công tác có thẩm quyền tiến hành công vụ. Họ chỉ thực sự là người thi hành
công vụ khi đang thực hiện công vụ (hoạt động đúng pháp luật) theo đúng
thẩm quyền [7, tr27]. Nội dung thứ hai này thường bị bỏ qua ngay cả trong
các quy định của các văn bản pháp luật nêu trên.
“Đang thực hiện công vụ” được hiểu là người có thẩm quyền đã bắt đầu
thực hiện công vụ nhưng chưa kết thúc. Nếu việc thực hiện công vụ chưa bắt
đầu hoặc đã kết thúc thì không còn là “đang thực hiện công vụ”. Như vậy,
người thi hành công vụ luôn gắn liền với công vụ cụ thể; việc xác định người
thi hành công vụ đặt ra yêu cầu cần xác định sự tồn tại của một công vụ thực
tế và công vụ đó đang được thực hiện một cách đúng pháp luật bởi một chủ
thể theo đúng thẩm quyền được giao.


18
Thứ ba, việc thực hiện công vụ của cá nhân phải đúng pháp luật. Đặc
điểm đúng pháp luật này xuất phát từ bản chất của công vụ. Người thi hành
công vụ theo đúng nghĩa phải là người thực hiện hoạt động đúng pháp luật cả
về nội dung, hình thức và thẩm quyền. Vấn đề này, tác giả sẽ trình bày rõ hơn
trong mục 1.2.2..
1.2.2. Quan điểm về “thi hành công vụ”
Dựa trên những nội dung đã trình bày về khái niệm công vụ, có thể
thấy rằng, việc hiểu thống nhất và rõ ràng vấn đề “công vụ” là điều kiện tiên
quyết và cần thiết để hiểu về “thi hành công vụ”.
“Thi hành công vụ” theo cách hiểu đơn giản nhất là làm đúng công vụ.
Bắt đầu từ đặc điểm quan trọng nhất của công vụ là đúng pháp luật, một hoạt

động để được xem là công vụ phải tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật [14,
tr. 215] Những hoạt động không đúng pháp luật thì không phải là công vụ. Do
đó, về bản chất “thi hành công vụ” cũng phải là hoạt động đúng pháp luật.
Đặc điểm đúng pháp luật của công vụ phải được hiểu theo nghĩa: Nội
dung hoạt động phải đúng pháp luật; trình tự, thủ tục thực hiện phải đúng
pháp luật và người thực hiện phải có thẩm quyền theo đúng pháp luật. Theo
đó, “thi hành công vụ” đúng nghĩa phải đảm bảo chủ thể thực hiện đúng nội
dung công vụ (hoạt động đúng pháp luật); trình tự, thủ tục đúng pháp luật và
theo đúng thẩm quyền được giao.
Như vậy, về nguyên tắc đặc điểm đúng pháp luật của “công vụ” và “thi
hành công vụ” là sự tổng hợp của một chuỗi các yếu tố đúng pháp luật. Vấn
đề thực tế đặt ra là không phải ở bất cứ trường hợp nào, tất cả những yếu tố
nói trên đều đồng thời đảm bảo được tính đúng pháp luật. Vậy, những trường
hợp đó có được xem là “thi hành công vụ” không?
Thứ nhất, nếu công vụ được giao là đúng pháp luật nhưng chủ thể thực
hiện đã không tiến hành đúng trình tự, thủ tục của pháp luật; hoặc chủ thể


19
không phải là người được giao nhiệm vụ thực hiện công vụ đó (tức không có
thẩm quyền thực hiện công vụ) thì đều không được coi là thi hành công vụ
theo đúng nghĩa.
Thứ hai, nếu hoạt động được giao là không đúng pháp luật (thực hiện
một quyết định không đúng pháp luật) và chủ thể được giao thực hiện hoạt
động này (có thể nhận thức được tính trái pháp luật của hoạt động đó hoặc có
thể không biết hoặc hiểu nhầm là hoạt động đúng pháp luật) đã tiến hành theo
đúng các trình tự, thủ tục và thẩm quyền được giao thì trường hợp này cũng
không được coi là “thi hành công vụ” theo đúng nghĩa.
Hoạt động công vụ có thể là hoạt động ban hành quyết định áp dụng
quy phạm pháp luật (quyết định cá biệt); hoạt động thi hành quyết định cá biệt

hoặc hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật không cần ban hành văn bản.
Đối với trường hợp thi hành quyết định cá biệt, đặc điểm đúng pháp luật đòi
hỏi trước hết quyết định đã được ban hành phải đúng pháp luật và tiếp theo,
quyết định đó phải được thực hiện đúng. “Quyết định trái pháp luật không thể
là cơ sở pháp lí cho hoạt động đúng pháp luật hay nói cách khác công vụ
không thể dựa trên quyết định trái pháp luật và bản thân việc ra quyết định
trái pháp luật cũng không phải là công vụ mà là làm trái công vụ” [7, tr. 27].
Như vậy, việc thi hành tuy đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền nhưng
do quyết định được thi hành lại trái pháp luật nên việc thi hành này không
phải là thi hành công vụ. Nói theo cách khác, trường hợp này là trường hợp
thi hành công vụ “trái pháp luật”.
Vấn đề phân định rõ sự khác nhau giữa các trường hợp thi hành công
vụ, làm trái công vụ và thi hành công vụ “trái pháp luật” có ý nghĩa quan
trọng đối với việc xác định đúng dấu hiệu thi hành công vụ và việc xác định
TNHS đối với người có hành vi chống lại việc thi hành công vụ “trái pháp
luật” hoặc làm trái công vụ.


×