Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tội mua bán trái phép chất ma tuý trong bộ luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.09 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CẦM HỒNG HÀ

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO THỊ OANH

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả luận văn

Cầm Hồng Hà



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các thầy, cô giáo
trong Trường Đại học Luật Hà Nội; các thầy, cô giáo khoa Sau đại học, Tiểu
ban chuyên ngành luật hình sự, tố tụng hình sự và tội phạm học đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình tôi học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Cao
Thị Oanh đã định hướng, chỉ bảo tôi trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ công an cùng với các cơ quan, banh ngành các địa
phương đã cung cấp số liệu khách quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi cũng mong muốn được gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới gia đình, bạn bè và các cô chú cán bộ của thư viện trường Đại học Luật Hà
Nội đã ủng hộ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu đề tài, giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt luận văn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn

Cầm Hồng Hà


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật hình sự

: BLHSVN


Tòa án nhân dân tối cao

: TANDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

: VKSTDTC

Hội đồng xét xử

: HĐXX

Trách nhiệm hình sự

: TNHS

Năng lực trách nhiệm hình sự

: NLTNHS

Cấu thành tội phạm

: CTTP

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc

:UNODC

Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS


:UNAIDS


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TÚY ................................................................................. 6
1.1. Khái quát về chất ma túy .................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm chất ma túy .................................................................... 6
1.1.2. Phân loại chất ma túy ..................................................................... 7
1.2. Cơ sở để tội phạm hóa hành vi mua bán trái phép chất ma túy ở
Việt Nam ..................................................................................................... 8
1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mua bán trái phép chất ma
túy ............................................................................................................ 9
1.2.2.Mức độ phổ biến của hành vi mua bán trái phép chất ma túy ở Việt
Nam ....................................................................................................... 11
1.2.3. Khả năng chứng minh về mặt tố tụng đối với hành vi mua bán trái
phép chất ma tuý ở Việt Nam ................................................................. 13
1.3. Lịch sử lập pháp tội mua bán trái phép chất ma túy ở Việt Nam .. 15
1.3.1. Quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy giai đoạn từ năm
1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ........................ 15
1.3.2. Quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình
sự năm 1985 ........................................................................................... 16
1.3.3. Quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của
Bộ luật hình sự năm 1999....................................................................... 17
1.4. Pháp luật quốc tế và quy định của pháp luật hình sự một số nước về
hành vi mua bán trái phép chất ma túy .................................................. 19
1.4.1. Pháp luật quốc tế về hành vi mua bán trái phép chất ma túy ........ 19
1.4.2. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về hành vi mua bán
trái phép chất ma túy ............................................................................. 22

CHƯƠNG 2 TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 ............................................ 26


2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma tuý ............... 26
2.1.1.Các dấu hiệu định tội .................................................................... 26
2.1.2. Các dấu hiệu định khung tăng nặng. ............................................ 36
2.2. Hình phạt ........................................................................................... 45
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ....................................................... 49
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội
mua bán trái phép chất ma túy ............................................................... 49
3.1.1. Những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng quy định của Bộ
luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma túy .................. 49
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng quy định của
BLHS Việt Nam về tội mua bán trái phép chất ma túy............................ 51
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tội
mua bán trái phép chất ma túy ............................................................... 55
3.2.1. Kiến nghị bổ sung khái niệm “chất ma túy” là đối tượng điều chỉnh
của luật hình sự trong Bộ luật hình sự ................................................... 55
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện liên quan đến việc định tội danh ................. 57
3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện liên quan đến một số tình tiết định khung tăng
nặng ....................................................................................................... 61
3.2.4. Kiến nghị hoàn thiện liên quan đến định lượng chất ma túy ......... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và trong y học, nhưng sự tăng
nhanh của các loại ma túy và lạm dụng ma túy đã gây ra tác hại vô cùng lớn trên các
mặt của đời sống xã hội và đã trở thành hiểm họa chung của cả nhân loại. Hiện nay,
theo báo cáo UNODC, năm 2013 có khoảng 167 - 315 triệu người, chiếm khoảng 3.6
- 6.9 % trong tổng số người ở độ tuổi từ 15 - 64 trên thế giới lạm dụng ma túy [51].
Không nằm ngoài quy luật chung, Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng nặng
nề từ ma túy. Là quốc gia ở Đông Nam Á, gần với khu vực “tam giác vàng” – điểm
nóng ma túy của thế giới, Việt Nam đã được dư luận quốc tế chú ý đến như một mắt
xích quan trọng của tuyến đường vận chuyển, tiêu thụ ma túy quốc tế. Bên cạnh đó,
Việt Nam còn được coi là một thị trường tiêu thụ ma túy tiềm năng, số người nghiện
ma túy ở nước ta luôn cao, năm 2007 cả nước có 133.594 trường hợp nghiện ma túy
có hồ sơ quản lý thì đến năm 2013 đã tăng lên 180.000 người [55],[54]. Để đáp ứng
được nhu cầu sử dụng ma túy thường xuyên cho các đối tượng nghiện, việc sản xuất,
vận chuyển hay mua bán, nhập lậu ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam đã biến nước
ta trở thành một thị trường ngầm ma túy hết sức sôi động.
Thực tế cho thấy, tình hình mua bán trái phép chất ma túy ngày càng diễn ra
hết sức phức tạp. Hoạt động của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, có sự cấu kết chặt
chẽ giữa tội phạm ma túy trong nước và tội phạm ma túy quốc tế, hình thành những
đường dây ma tuý lớn có tính chất xuyên quốc gia. Các hoạt động mua bán trái phép
các chất ma túy diễn ra chủ yếu trên các tuyến biên giới đường bộ. Phương thức thủ
đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội ngày càng xảo quyệt và vô cùng manh
động, sẵn sàng liều lĩnh chống trả quyết liệt khi bị phát hiện.
Với lợi nhuận mà ma túy mang lại, các đối tượng phạm tội về ma túy thường
không từ thủ đoạn nào, lợi dụng quan hệ họ hàng, lôi kéo các thành viên trong gia
đình cùng tham gia mua bán trái phép chất ma túy tạo thành các ổ nhóm có cấu kết
chặt chẽ. Đối tượng nghiện ma túy cũng câu kết, móc nối với nhau hoạt động có tổ

chức, nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Nhận thức được hiểm họa khôn lường từ ma túy, công tác đấu tranh, phòng
chống ma túy được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh. Điều 61


2

Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán,
tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác” [15]. Đến năm
2000, Luật phòng chống ma tuý đã được ban hành, góp phần tích cực vào công tác
đấu tranh phòng, chống ma tuý. Năm 2013, Hiến pháp năm 1992 một lần nữa được
sửa đổi bổ sung, do đã có Luật phòng chống ma tuý được ban hành nên quy định về
tội phạm ma tuý không còn được quy định trực tiếp trong Hiến pháp. Dưới góc độ
lập pháp hình sự, nhiều hành vi bất hợp pháp liên quan đến ma túy đã được quy định
là tội phạm và xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc. Trong các tội về
ma túy như: tội sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy thì tỷ
lệ phạm tội mua bán trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất, thường từ 80% 90% so với các tội về ma túy còn lại.
Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định trong BLHS cho đến nay đã
thực sự phát huy được hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy. Tuy
nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình mua bán trái phép ma túy trong
nước cũng như thế giới, cùng với những hình thức biến tướng của hành vi mua bán
trái phép chất ma túy, quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy trong BLHS
Việt Nam đã bộc lộ những bất cập và hạn chế, gây ra một số khó khăn, vướng mắc
cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm
này. Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần phải hoàn thiện hơn nữa tội mua bán trái
phép chất ma túy trong BLHS Việt Nam. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Tội
mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự Việt Nam” làm nội dung nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm có tính nguy hiểm cao, được

nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.Về mặt lý luận, đã có một số công trình
liên quan tội phạm này được công bố như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II
của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2010; Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, năm 2002; “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm,
Tập IV- Các tội phạm về ma túy” của Th.S Đinh Văn Quế, Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2000; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - sửa đổi, bổ sung năm 2009


3

của TS Trần Minh Hưởng, Học viện cảnh sát nhân dân, Nxb. Lao động, Hà Nội, năm
2009.
Ngoài ra, còn có các công trình khoa học khác cũng đã nghiên cứu đến Tội
mua bán trái phép chất ma túy như: Luận án “Trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm về ma túy trong luật hình sự Việt Nam” của TS Phạm Minh Tuyên - Luận án
nghiên cứu và đánh giá về đặc điểm, tình hình các tội phạm về ma túy, phân tích một
cách hệ thống các chính sách hình sự đối với các tội phạm về ma túy, nguyên tắc xử
lý và các hình thức trách nhiệm hình sự đối với tội về ma túy, nghiên cứu cấu thành
tội phạm ma túy và thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự về ma túy, qua đó kiến
nghị hoàn thiện các quy định trong luật hình sự; Luận án “Đấu tranh phòng chống
tội phạm về ma túy ở Việt Nam” của TS Nguyễn Tuyết Mai - Luận án nghiên cứu
chuyên sâu tình hình, nguyên nhân, điều kiện của các tội phạm về ma túy qua đó đưa
ra những giải pháp nhằm góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm về ma
túy ở Việt Nam…
Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ
luật học, như: Luận văn Th.S “Đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy ở Việt
Nam” của TS Nguyễn Tuyết Mai, công bố năm 2002; Luận văn “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn trong hoạt động định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất
ma túy” của Th.S Trần Mạnh Hà, năm 2013. Một số bài viết có liên quan được đăng

trên các báo, tạp chí: “Các tội phạm về ma túy – So sánh giữa BLHS năm 1985 và
BLHS năm 1999” của tác giả Lê Thị Sơn (tạp chí luật học số 3/2000); “Một số vấn
đề liên quan đến hướng dẫn áp dụng điều 194 BLHS” của tác giả Cao Thị Oanh (tạp
chí luật học số 9/2012)…
Các công trình nêu trên trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu của
tội mua bán trái phép chất ma túy, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện và có hệ thống cơ sở hình thành, lịch sử phát triển cũng như từng
hành vi hay hình phạt được áp dụng đối với tội mua bán trái phép chất ma túy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Tội mua bán trái phép chất ma túy trong BLHS Việt
Nam và trong thực tiễn xét xử.


4

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội mua bán trái phép
chất ma túy.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp
luật về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Để đạt được mục đích trên, tác giả đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở để hình sự hóa hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tội mua bán trái phép chất ma
túy trong pháp luật Việt Nam.
- Phân tích quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự một số nước
trên thế giới về tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội mua bán trái phép chất ma
túy trong BLHS Việt Nam hiện hành.
- Phân tích quy định về hình phạt và một số tình tiết định khung tăng nặng

hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma túy trong BLHS Việt Nam hiện hành
- Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội mua bán
trái phép chất ma túy, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của
pháp luật về tội mua bán trái phép chất ma túy
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
- Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước, pháp luật và lịch sử phòng chống
tội phạm, lý luận về luật hình sự.
- Phương pháp luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và
phương pháp duy vật lịch sử của Mác – Lê nin. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh…
6. Ý nghĩa của luận văn
Đây là công trình khoa học nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ tiếp cận một cách toàn
diện và tương đối đầy đủ các vấn đề về tội mua bán trái phép chất ma túy. Kết quả
nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn góp phần


5

hoàn thiện BLHS và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội mua bán trái phép
chất ma tuý ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo luận văn
còn gồm có 3 chương:
- Chương 1. Một số vấn đề chung về tội mua bán trái phép chất ma túy
- Chương 2. Tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự
năm 1999
- Chương 3. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội mua
bán trái phép chất ma túy và một số kiến nghị hoàn thiện.



6

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA
TÚY
1.1. Khái quát về chất ma túy
1.1.1. Khái niệm chất ma túy
Theo Đại từ điển tiếng Việt, ma túy được hiểu là “chất kích thích lấy từ cây
cần sa, dùng nhiều thành nghiện” [14, tr.1081]. Tuy nhiên, đây là một khái niệm
chưa đầy đủ, ma túy không chỉ được phát hiện có nguồn ngốc từ cây cần sa mà còn
có nguồn gốc từ nhiều loại cây khác như cây thuốc phiện, cây côca…
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân năm 2005 thì ma túy được hiểu là
“hợp chất khi đưa vào cơ thể sống có tác dụng làm thay đổi một hay nhiều chức
năng của cơ thể” [28]. Đây là một khái niệm rất chung chung và không thực sự hợp
lý bởi không chỉ riêng ma túy, có rất nhiều chất khác khi đưa vào cơ thể cũng có tác
dụng làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể, chẳng hạn như hợp chất
organophosphates có trong thuốc trừ sâu khi xâm phậm vào cơ thể sẽ làm thay đổi,
phá hủy chức năng của hệ thần kinh và tim mạch dẫn tới tử vong.
Theo Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961: “Ma túy là bất kỳ
chất liệu nào trong bảng I và bảng II dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp” [8].
Tương tự như vậy, theo BLHS 1985, Thông tư liên tịch số 01/1998 và Thông tư số
02/1998 thì ma túy được định nghĩa là “những chất đã được xác định và có tên gọi
riêng trong khoa học”. Các chất ma túy thường gặp được liệt kê như: hêrôin, côcain,
thuốc phiện, nhựa cần sa…Như vậy, Công ước của Liên hợp quốc và BLHS năm
1985 chỉ liệt kê các chất ma túy mà không đưa ra khái niệm chung về ma túy.
Cho tới nay, để nêu lên khái niệm thế nào là ma túy thì có hai văn bản chính
thức là Luật phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi năm 2008) và Thông tư liên tịch
số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007
của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư

pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của Chương XVIII-Các tội phạm về ma
túy của BLHS năm 1999 (gọi tắt là thông tư 17). Theo quy định của Luật phòng
chống ma túy năm 2000 thì ma túy (chất ma túy) được định nghĩa:“Chất ma túy là
các chất gây nghiện và các chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính


7

phủ ban hành”. Luật cũng giải thích: “chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức
chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là
các chất kích thích ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể
dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng” [16].
Thông tư số 17/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của Chương
XVIII- Các tội phạm về ma túy của BLHS năm 1999 cũng đưa ra khái niệm chất ma
túy tương tự như theo Luật phòng chống ma túy năm 2000.
Từ những phân tích trên, có thể thấy hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác
nhau về khái niệm chất ma túy. Tác giả mạnh dạn đưa ra một cách hiểu khái quát về
chất ma túy như sau: “Ma túy là các chất dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp có thể gây
kích thích, ức chế thần kinh, làm thay đổi sinh lý, ý thức bình thường của con người
và dễ gây nghiện đối với người sử dụng”.
1.1.2. Phân loại chất ma túy
Có nhiều cách phân loại chất ma túy khác nhau, nhưng nhìn chung có một số
dạng phân loại cơ bản sau:
Thứ nhất, căn cứ vào nguồn gốc của ma túy, ma túy được chia làm ba nhóm:
ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp
Ma túy tự nhiên là các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên, có được bằng cách
thu hái từ các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng; từ các sản phẩm tách chiết, tinh
chế từ các sản phẩm thu hái đó. Ví dụ: Thuốc phiện và các sản phẩm của thuốc phiện
(moócphin, côdein, narcôtin…); côca và các hoạt chất của nó như côcain; cần sa và

các sản phẩm của cần sa. Ngoài ra còn có các loại nấm như: Amaniata nusscaria…
Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ các chất là sản phẩm
tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hóa chất để thu được chất ma túy có tác
dụng nạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Hêrôin là chất ma túy bán tổng hợp từ
moócphin bằng cách axetyl hóa moócphin…
Ma túy tổng hợp là các chất ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng
hợp hóa học thành phần từ các hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là các chất
amphetamin như: Methadon (dolophin), dolargan (pethidin)… Các chất ma túy tổng
hợp có tác dụng mạnh và nhanh hơn các chất ma túy bán tổng hợp [47, tr.28].


8

Việc phân loại này không chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu lý luận mà
còn giúp cho thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma túy, biết được ma túy có nguồn
gốc từ đâu để truy tìm đến tận nguồn sản xuất ma túy, nhằm giải quyết triệt để tội
phạm và tệ nạn ma túy.
Thứ hai, căn cứ vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng, ma túy
được chia ra hai nhóm: ma túy có hiệu lực cao và ma túy có hiệu lực thấp.
Ma túy có hiệu lực cao là các chất ma túy chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ là
có thể tạo ra sự thay đổi trạng thái tâm sinh lý của con người (mức độ kích thích
mạnh) và vài lần sử dụng là có thể gây nghiện. Điển hình là ma túy tổng hợp dạng
kích thích thần kinh như Amphetamin…
Ma túy có hiệu lực thấp là các chất ma túy khi sử dụng một lượng lớn và
nhiều lần thì mới thay đổi rõ nét trạng thái tâm sinh lý và gây ra nghiện như: Nhựa
thuốc phiện, lá cây cần sa…[47, tr.29].
Việc phân chia này giúp cho các cơ quan chức năng quy định các chất ma túy
cần cấm nghiêm ngặt, các chất ma túy được sử dụng hạn chế trong y học và nghiên
cứu khoa học, một số cho phép sử dụng trong y học và nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các

chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm sau:
-

Nhóm 1: Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates);

-

Nhóm 2: Ma túy là các chất từ cây cần sa (canabis);

-

Nhóm 3: Ma túy là các chất kích thích (stimulants);

-

Nhóm 4: Ma túy là các chất ức chế (depresants);

-

Nhóm 5: Ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens)
Việc phân chia theo nhóm như vậy vừa ngắn gọn, chặt chẽ, dễ dàng trong

thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ma tuý.
1.2. Cơ sở để tội phạm hóa hành vi mua bán trái phép chất ma túy ở Việt Nam
Theo từ điển Luật học, “tội phạm hóa” là hoạt động thuộc thẩm quyền của cơ
quan lập pháp. Cơ quan này có trách nhiệm xác định những hành vi bị coi là có tính
nguy hiểm cho xã hội đáng kể và quy định hành vi đó trong luật hình sự là tội phạm
[7, tr.789]. Nói cách khác, có thể hiểu tội phạm hóa là việc ghi nhận trong BLHS một
hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó là tội phạm mà trước đây chưa được BLHS coi
là tội phạm.



9

Việc tội phạm hóa đối với hành vi mua bán trái phép chất ma được dựa trên
một số cơ sở quan trọng sau:
1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mua bán trái phép chất ma túy
Hành vi mua bán trái phép chất ma túy đã làm cho ma túy - một loại độc dược
nguy hiểm dưới sự quản lý độc quyền của nhà nước, được phát tán rộng rãi gây ra
những tác hại to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển của quốc gia.
Thiệt hại về kinh tế do ma túy gây ra là một con số không hề nhỏ. Tại Việt
Nam, số tiền mà Nhà nước ta đầu tư cho các cơ quan chức năng trong công tác
phòng, chống ma túy cũng là một khoản chi rất lớn. Giai đoạn 1993 – 2000, Nhà
nước ta đã đầu tư thực hiện Chương trình quốc gia 06/CP năm 1993 – 2000 là hơn
300 tỷ đồng. Gần đây nhất, Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 – 2015 với tổng mức đầu tư thực
hiện chương trình là 2.522 tỷ đồng (830 tỷ đồng vốn đầu tư và 1.692 tỷ đồng vốn sự
nghiệp) [12].
Mua bán trái phép chất ma túy làm gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội. Sản
xuất và buôn bán ma túy thúc đẩy nhiều người lao vào con đường tội lỗi, bất chấp
pháp luật. Khi dùng ma túy kích thích hoạt động hoặc gây ảo giác làm cho nhận thức
và hành động của người nghiện không đúng đắn, dễ dẫn tới hành vi phạm tội để thỏa
mãn nhu cầu sử dụng ma túy. Thực tế cho thấy, người nghiện ma túy còn sẵn sàng
sát hại chính người thân của mình để có tiền mua ma túy. Qua thống kê được biết,
70% số vụ phạm tội hàng năm là do người nghiện ma túy gây ra hoặc có liên quan
đến ma túy [29, tr.79]. Tội phạm và tệ nạn ma túy gắn bó chặt chẽ với nhau và là tác
nhân để các tệ nạn như cờ bạc, mại dâm… phát triển.
Không chỉ có vậy, do tính chất siêu lợi nhuận của ma túy mà cùng với tội
phạm về mua bán trái phép chất ma túy, một loạt các tội phạm nguy hiểm khác cũng

được thực hiện và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là tội phạm về tham nhũng
và rửa tiền. Ở Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng với
xu thế hội nhập kinh tế thì tội phạm về ma túy cũng có chiều hướng gia tăng với tính
chất, mức độ ngày càng tinh vi hơn. Bọn tội phạm ma túy thường tìm cách mua
chuộc các cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, thao túng và câu kết
với họ trong các đường dây ma túy. Vì tư lợi, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của


10

Nhà nước, của tập thể nên những người có chức quyền này đã nhận hối lộ, lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để giúp đỡ bọn tội phạm ma túy, thậm chí còn tham gia vào mua
bán trái phép. Chính điều này làm cho tội phạm tham nhũng diễn biến ngày càng
phức tạp.
Bên cạnh đó, các hoạt động mua bán trái phép chất ma túy và tham nhũng đã
mang lại cho bọn tội phạm một lượng tiền bất chính khổng lồ. Hoạt động tẩy rửa tiền
thường được phát hiện sau khi khởi tố và điều tra các vụ án khác, thông qua các biện
pháp điều tra nghiệp vụ, cán bộ điều tra đã phát hiện ra hoạt động tẩy rửa tiền của
bọn tội phạm. Để có được vỏ bọc hợp pháp cho đồng tiền bất chính, bọn tội phạm
phải trải qua một quá trình chuyển đổi và đưa vào lưu thông trong đời sống kinh tế
xã hội mà không gây ra sự nghi ngờ cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc không làm
lộ tội phạm gốc. Với các vụ án tham nhũng, trong quá trình điều tra, cán bộ điều tra
đã phát hiện những người có chức vụ quyền hạn phạm tội về ma túy thường những
tài sản trị giá lên đến hàng triệu USD và có nguồn gốc là những đồng tiền bất hợp
pháp của hoạt động mua bán trái phép chất ma túy [57]. Như vậy, có thể thấy mua
bán trái phép chất ma túy, tham nhũng và rửa tiền có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
tiềm ẩn mối nguy hại lớn đến trật tự, an ninh của đất nước.
Nguy hiểm hơn, mua bán trái phép chất ma túy làm gia tăng tỷ lệ người
nghiện. Khối lượng ma túy lưu thông trên thị trường thế giới mỗi năm trên 500 tỷ
USD, “phục vụ” cho trên 200 triệu con nghiện, làm cho tình hình tệ nạn ma túy diễn

ra ngày càng khó kiểm soát. Đây còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm
lây lan căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS thông qua con đường tiêm chích ma túy. Theo
báo cáo của UNAIDS tới cuối năm 2012 ước tính có khoảng 35,3 triệu người đang
sống chung với HIV trên thế giới [50].
Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của Bộ y tế, tính đến hết ngày
30/11/2013, số trường hợp hiện nhiễm HIV là 216.254 trường hợp. Kết quả giám sát
hiện thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu,
đang có xu hướng giảm dần từ năm 2008 đến năm 2012. Tuy nhiên trong năm 2013,
tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo là người nghiện chích ma túy tăng
nhẹ, chiếm 39,2% [52].
Mua bán trái phép chất ma túy làm cho ma túy dễ dàng xâm nhập vào đời
sống nhân dân gây mất trật tự an toàn, xã hội, một quốc gia có tỷ lệ người nghiện và


11

bệnh nhân nhiễm AIDS cao, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của đất nước,
bởi nhân tố con người là yếu tố rất quan trọng quyết định sự tồn vong, hưng thịnh
của một quốc gia.
1.2.2.Mức độ phổ biến của hành vi mua bán trái phép chất ma túy ở Việt Nam
Chịu ảnh hưởng nặng nề dưới thời Pháp thuộc, khi thực dân Pháp thực hiện
chính sách khuyến khích kinh doanh thuốc phiện nhằm thu lợi nhuận một cách tối
đa, đã làm nặng nề thêm thói quen sử dụng thuốc phiện của đồng bào các tỉnh miền
núi phía Bắc, đồng thời lan ra nhiều thành phố, thị xã ở các tỉnh đồng bằng. Điều đó,
đã biến Việt Nam trong những năm 1930 – 1940 thành thị trường thuốc phiện huốc
phiện nổi tiếng.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã
thực hiện rất nhiều chủ trương, chính sách quyết tâm bài trừ ma túy về cơ bản đã làm
giảm đáng để việc buôn bán thuốc phiện ở nhiều nơi của các tỉnh phía Bắc. Tuy
nhiên, tới những năm 1954 – 1975, đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, đất

nước bị chia cắt thành hai miền. Khi miền Bắc đã giảm thiểu đáng kể hoạt động mua
bán trái phép chất ma túy thì ở miền Nam, hoạt động mua bán thuốc phiện và các
chất ma túy khác như cần sa, côcain lại phát triển mạnh mẽ.
Cho đến nay mặc dù đã được kiểm soát chặt chẽ nhưng nước ta vẫn là nơi sản
xuất và phân phối chất ma tuý lớn trong khu vực. Tính đến hết năm 2013, diện tích
cây có chứa chất ma túy được phát hiện và phá bỏ là 25,8ha, nằm trên địa bàn 19
tỉnh, thành phố, trong đó có 24,8ha cây thuốc phiện và 01ha cây cần sa. Tình trạng
trồng cây cần sa đang có nguy cơ bùng phát trong những năm gần đây, khi từ 5 tỉnh
năm 2010, đến nay đã có 27 tỉnh/thành phố phát hiện có cây cần sa với diện tích
11.567m2 [58]. Chính điều này đã tạo điều kiện cho bọn tội phạm mua bán trái phép
chất ma tuý được diễn ra thuận lợi, mở rộng mạng lưới khắp trong cả nước.
Ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều tuyến trọng điểm về tội mua bán trái phép
chất ma túy (hướng hoạt động thường xuyên là nơi giao dịch, tiêu thụ). Tuyến trọng
điểm thường gắn với địa bàn trọng điểm (nơi tập trung hoạt động mua bán trái phép
chất ma túy). Có thể kể đến một số tuyến và địa bàn trọng điểm như:
+ Tuyến biên giới Việt – Lào, trong đó tập trung các khu vực từ Lai Châu đến
Quảng Trị và từ biên giới vào nội địa.


12

+ Tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc; đặc biệt khu vực Quảng Ninh
(Móng Cái); Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai.
+ Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, nhất là khu vực từ Kiên Giang đến
Bình Phước.
+ Tuyến từ các cảng lớn (cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Hòn Gai, Đà Nẵng, Quy
Nhơn, Vũng Tàu, Cửa Lò) đi các nước: Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Trung
Quốc và ngược lại.
+ Tuyến hàng không, trọng điểm là hướng từ Băng Cốc – Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội; từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Australia, Hồng

Kông, Nhật Bản, Mỹ, Canada.
+Các tuyến trong nội địa. Phức tạp nhất là tuyến Quốc lộ 6 (Sơn La, Hòa
Bình, Hà Tây, Hà Nội); tuyến Hà Nội – Quảng trị; tuyến 6 tỉnh Đông Bắc (Quảng
Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên); tuyến Nghệ An,
Hà Tĩnh và các tỉnh Tây Nguyên…[41, tr.914].
Qua những tuyến đường và địa bàn trọng điểm có thể thấy, hành vi mua bán
trái phép chất ma túy đã và đang trở nên phổ biến và rộng khắp trong cả nước.
Theo báo cáo thống kê của tòa án các cấp, từ năm 1997 đến năm 2006, toàn
ngành TAND đã xét xử sơ thẩm 80.204 vụ án về ma túy với 108.301 bị cáo. Trong 5
năm (2003-2007) TAND các cấp đã đưa ra xét xử 48.401 vụ tội phạm về ma túy với
64.173 bị cáo trên tổng số 52.207 vụ, 70.821 bị can được thụ lý. Tới giai đoạn 20092013, do tình hình tội phạm về ma túy gia tăng và diễn biến phức tạp nên số lượng
các vụ án về ma túy mà ngành Tòa án phải thụ lý, giải quyết cũng tăng nhiều so với
những năm trước đây. Năm 2009, thụ lý và giải quyết 10750 vụ án về ma tuý với
13956 bị cáo, thì tới năm 2013 đã thụ lý và giải quyết 15786 vụ án với 19287 bị cáo
.Điều này cho thấy, trong những năm qua số người tham gia vào hoạt động phạm tội
về ma tuý, trong đó có mua bán trái phép chất ma tuý ngày càng đông đảo.
Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự cho thấy, trong các tội
phạm về ma túy theo Điều 194, tội mua bán trái phép chất ma túy luôn chiếm tỷ lệ
cao nhất. Điều này thể hiện trong thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ
thẩm năm 2013 của một số địa phương như sau:


13

Địa phương

Tổng số vụ án

Số vụ án về tội


Tỷ lệ (%)

phạm tội về ma

mua bán trái phép

túy theo Điều 194

chất ma túy

Cao Bằng

222

166

75%

Điện Biên

543

434

80%

Hải Dương

174


106

61%

Thanh Hóa

455

295

65%

Sơn La

728

655

90%

Hà Nội

1920

1344

70%

Nguồn: Cục thống kê Tòa án nhân dân tối cao
Với lợi nhuận khổng lồ mà ma túy mang lại đã làm cho đối tượng tham gia

vào mua bán ma túy trở nên rất đa dạng về thành phần, lứa tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, thậm chí ngay cả những Đảng viên nhận được sự tín nhiệm của nhân dân
cũng đã trở thành tội phạm ma tuý, như vụ Hoàng Trọng Thuỷ là Đảng viên, Phó
giám đốc bảo hiểm xã hội huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, bị kết án 07 năm tù về
tội mua bán trái phép chất ma tuý. (Bản án số 16/2010/HSST, ngày 25/02/2010,
TAND tỉnh Tuyên Quang).
Ma túy, đã và đang đe dọa trực tiếp đến trật tự, an toàn xã hội, nòi giống, sức
khỏe của nhân dân. Chính bởi vậy, hơn bao giờ hết Nhà nước ta cần phải có chế tài
thật nghiêm khắc đối với những hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
1.2.3. Khả năng chứng minh về mặt tố tụng đối với hành vi mua bán trái phép
chất ma tuý ở Việt Nam
Một trong những yêu cầu để một hành vi được coi là tội phạm thì hành vi đó
phải có khả năng chứng minh về mặt tố tụng trên thực tiễn. Trong một vụ án hình sự,
những vấn đề quan trọng nhất cần phải chứng minh là hành vi phạm tội đã xảy ra và
người phạm tội (người thực hiện hành vi đó). Đối với tội mua bán trái phép chất ma
túy, vấn đề chứng minh về mặt tố tụng hoàn toàn có thể thực hiện được bởi những lý
do sau:
Trước hết là khả năng chứng minh về hành vi phạm tội.
Khoa học luật hình sự đã nhận định, hành vi là những “biểu hiện” của con
người ra bên ngoài thế giới khách quan mà mặ thực tế của nó được ý thức kiểm soát
và ý chí điều khiển, dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích có chủ


14

định và mong muốn [31, tr.64]. Xuất phát từ thực tiễn, liên ngành tư pháp Trung
ương đã tổng kết được những “biểu hiện” cụ thể của hành vi mua bán trái phép chất
ma túy như: bán trái phép chất ma túy cho người khác, mua chất ma túy nhằm bán
trái phép cho người khác, xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác. Chính
bởi hành vi là những “biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới khách quan

dưới những hình thức cụ thể mà con người lại có khả năng nhận thức được thế giới
khách quan, do vậy đối với những “biểu hiện” của hành vi mua bán trái phép chất ma
túy như trên, các nhà áp dụng pháp luật có thể dễ dàng nhận thức được một hành vi
phạm tội có phải là hành vi mua bán trái phép chất ma túy hay không. Khi đã xác
định được hành vi phạm tội là hành vi mua bán trái phép chất ma túy chỉ cần căn cứ
vào lý luận của khoa học luật hình sự cùng với hướng dẫn của cơ quan tư pháp có thể
xác định được hành vi phạm tội đó thuộc trường hợp định khung cụ thể nào như:
phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần. Bên cạnh đó, định lượng chất ma túy cũng
là căn cứ quan trọng để giúp cơ quan tiến hành tố tụng có thể định tội danh và quyết
định hình phạt được chính xác, vấn đề này cũng được đã được liên ngành tư pháp
tổng kết và hướng dẫn cụ thể.
Vấn đề tiếp theo là chứng minh người phạm tội.
Các vụ án mua bán trái phép chất ma túy đa phần là những đối tượng bị bắt
quả tang, thu giữ được ngay chất ma túy tại hiện trường do vậy việc chứng minh một
người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy trong trường hợp này không quá
phức tạp. Đối với những vụ án chỉ qua lời khai của các đương sự, cơ quan tiến hành
tố tụng có thể chứng minh bằng nghiệp vụ điều tra của mình như khám xét chỗ ở,
chỗ làm việc; kiểm tra thông tin liên lạc... của những đối tượng tình nghi, qua đó xác
minh được những người này có giao dịch, trao đổi mua bán trái phép chất ma túy với
nhau hay không. Chủ thể của tội phạm phải là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
và có năng lực trách nhiệm hình sự, việc chứng minh này cũng tương đối thuận lợi
bởi BLHS đã quy định và có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể.
Qua quá trình phân tích cơ sở của việc tội phạm hóa hành vi mua bán trái
phép chất ma túy trên đây, có thể nhận thấy rằng việc hình sự hóa hành vi này cần
thiết phải được hình sự hóa. Việc quy định hành vi này trong BLHS mang tính khả
thi cao, có khả năng chứng minh trong thực tiễn tố tụng, đáp ứng được yêu cầu,


15


nguyện vọng của nhân dân, góp phần đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống
ma túy của đất nước.
1.3. Lịch sử lập pháp tội mua bán trái phép chất ma túy ở Việt Nam
1.3.1. Quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy giai đoạn từ năm 1945 đến
trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Tháng 8 năm 1851 Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, ban hành hệ
thống pháp luật trên toàn cõi Đông Dương. Thực hiện chính sách ngu dân và vơ vét
tài nguyên, nhà cầm quyền Pháp cho công khai phát triển trồng cây thuốc phiện,
thành lập các cửa hàng bán thuốc phiện tự do dưới sự quản lý của “Công quản pha
phiến”. Vì vậy, việc trồng, buôn bán và sử dụng thuốc phiện phát triển rất mạnh.
Chỉ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập (ngày 02 tháng
09 năm 1945) thì Đảng và Nhà nước ta mới thực sự quan tâm và đầu tư cho công tác
phòng, chống ma túy, kế thừa, học hỏi kinh nghiệm chống ma túy của ông cha ta
trong lịch sử [47, tr.472].
Đầu tiên phải kể đến Nghị định 150/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05
tháng 02 năm 1952 quy định việc xử lý những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc
phiện. Ngày 22/12/1952 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số
225/TTg quy định cụ thể những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện như:
“Tịch thu thuốc phiện tàng trữ, vận chuyển trái phép, phạt tiền từ một đến năm lần
giá trị thuốc phiện lậu, người vi phạm có thể bị truy tố trước Tòa án”. Ngày
15/09/1955, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 580/TTg quy định các
trường hợp phải đưa ra truy tố trước Tòa như: buôn lậu thuốc phiện có nhiều người
tham gia, thủ đoạn gian dối, có giá trị hàng phạm pháp trên 1 triệu đồng; người buôn
bán thuốc phiện nhỏ hoặc làm môi giới có tính chất thường xuyên chuyên nghiệp sau
khi đã bị phạt tiền nhiều lần mà còn vi phạm.
Như vậy, tới thời kỳ này các tội phạm về ma túy đã được Nhà nước ta quy
định cụ thể hơn, đặc biệt đã có một số quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Tuy vậy, các văn bản thời kỳ này còn nằm rải rác, quy định tương đối đơn giản, chất
ma túy được quy định mới chỉ là thuốc phiện và hình phạt được áp dụng đối với hành
vi phạm tội chủ yếu là hình phạt tiền bởi vậy chưa có sự phân hóa trách nhiệm hình

sự cao


16

1.3.2. Quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự năm
1985
Đến những năm 1980, tình hình tái trồng cây thuốc phiện, hút và tiêm chích
thuốc phiện ngày càng gia tăng đồng thời cũng xuất hiện thêm một số chất ma túy
mới như hêrôin. Buôn bán thuốc phiện và các chất ma túy khác phát triển mạnh, đặc
biệt là buôn bán qua biên giới.
BLHS năm 1985 được ban hành là một bước ngoặt to lớn trong lịch sử lập
pháp, góp phần vào công cuộc chống tội phạm nói chung cũng như tội phạm về ma
túy nói riêng. Khi BLHS năm 1985 được ban hành, chỉ có một điều luật duy nhất quy
định trực tiếp về ma túy đó là tội tổ chức dùng chất ma túy (Điều 203) và hai điều có
liên quan đến ma túy là tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới (Điều 97) và tội buôn bán hàng cấm (Điều 166). Điều 166 quy định tội mua
bán hàng cấm và trong đó ma túy được coi là một loại hàng cấm. Nếu hành vi buôn
bán ma túy trong nước thì bị áp dụng Điều 166 BLHS, còn nếu buôn bán, vận
chuyển ma túy qua biên giới thì bị áp dụng Điều 97 BLHS. Cùng một hành vi phạm
tội mua bán trái phép chất ma túy, chỉ khác nhau ở địa điểm thực hiện tội phạm lại bị
truy tố về hai tội khác nhau là thiếu chặt chẽ trong khoa học luật hình sự. Do đó, việc
sửa đổi BLHS là một đòi hỏi khách quan.
BLHS năm 1985 đã có bốn lần sửa đổi bổ sung, lần thứ nhất vào tháng 12
năm 1989, lần hai vào tháng 8 năm 1991, lần thứ ba vào tháng 12 năm 1992 và lần
cuối cùng nào năm 1997. Lần sửa đổi vào tháng 8 năm 1991, BLHS năm 1985 đã bổ
sung thêm Điều 96a quy định về tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái
phép chất ma túy. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng điều luật này cho thấy, việc quy định
như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống các tội
phạm về ma túy nói chung cũng như tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Để

khắc phục tình trạng này, cũng như để đảm bảo sự thống nhất giữa pháp luật quốc
gia với luật quốc tế khi Việt Nam tham gia ba công ước quốc tế về ma túy, Nhà nước
ta đã tiến hành sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985.
Ngày 10/05/1997, “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS” đã được
Quốc Hội khóa IX thông qua. Lần sửa đổi này, các nhà làm luật đã bổ sung Chương
VIIA – chương độc lập về các tội phạm về ma túy, từ Điều 185a đến Điều 185o.


17

Trong các điều luật đó, tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều
185đ.
Với quy định của BLHS năm 1985 sửa đổi bổ sung năm 1997, tội mua bán
trái phép chất ma túy đã được tách ra thành một tội riêng. Chất ma túy được đề cập
đến trong điều luật không chỉ đơn thuần là thuốc phiện nữa mà phong phú hơn như:
cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy đã phần nào đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn khi các chất ma túy đang phát triển đa dạng ở trong nước.
Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy cũng
được phân hóa cao hơn hẳn so với những thời kỳ trước. Các khung hình phạt được
quy định cụ thể hơn, ngoài khung cơ bản còn có khung hình phạt tăng nặng. Quy
định tại Điều 185đ đã tạo ra một cơ sở pháp lý khá toàn diện về tội mua bán trái phép
chất ma túy.
Ngay khi BLHS năm 1985 bổ sung thêm chương VIIA – các tội phạm về ma
túy, Thông tư liên tịch số 01/1998 TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02 tháng
01 năm 1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ
(gọi tắt là Thông tư 01/1998) được ban hành. Thông tư hướng dẫn chi tiết về việc thi
hành một số điều luật của BLHS năm 1985 trong đó có các tội phạm về ma túy tại
chương VIIA. Quy định này được cụ thể tại Mục II, Phần B của thông tư quy định
một số vấn đề cơ bản của tội phạm về ma túy như: các chất ma túy, các hành vi mua
bán trái phép chất ma túy và hướng dẫn về các tình tiết định khung tăng nặng. Tiếp

đó, ngày 05 tháng 08 năm 1998, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ công an lại ban hành Thông tư liên tịch số 02/1998 TTLT-TANDTCVKSNDTC-BCA (gọi tắt là Thông tư 02/1998) hướng dẫn chi tiết hơn các quy định
tại Chương VIIA, góp phần hoàn thiện hơn các quy định của BLHS năm 1985 về các
tội phạm ma túy [23],[24].
1.3.3. Quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999
Trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hội
nhập với khu vực và quốc tế, BLHS năm 1985 đã bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi cần
phải sửa đổi toàn diện cả Phần chung và Phần các tội phạm. Chính vì vậy BLHS năm
1999 đã ra đời, trong đó tội phạm về ma túy cũng được sửa đổi.


18

Trong BLHS năm 1985 sửa đổi năm 1997, các hành vi tàng trữ trái phép chất
ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy và mua bán trái phép chất ma túy và chiếm
đoạt chất ma túy đều có cấu trúc bốn khoản với các hình phạt tương tự như nhau, đều
có hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. Bên cạnh đó, tội phạm về ma túy
là một hệ thống từ khâu trồng trọt, sản xuất đến các đầu mối bán buôn lớn, đến người
bán buôn trung gian, người bán lẻ và sau cùng là người sử dụng ma túy. Các hành vi
tàng trữ, vận chuyển hay mua bán trái phép chất ma túy thường gắn liền với nhau.
Trong mua bán có hoạt động vận chuyển, tàng trữ; trước khi tàng trữ thường là hành
vi mua bán ma túy và tàng trữ ma túy có mục đích để mua bán; vận chuyển là để
mua bán, tàng trữ. Vì vậy, trong nhiều vụ án khó bóc tách vụ nào là tàng trữ, vụ nào
là mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Ngoài ra, hành vi chiếm đoạt chất ma
túy cũng có cấu trúc điều luật và hình phạt tương tự như ba tội này. Do vậy, BLHS
năm 1999 đã nhập chung các tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c), tội vận
chuyển trái phép chất ma túy (Điều 185d), tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều
185đ), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 185e) thành tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194).

Việc áp dụng quy định về trọng lượng ma túy để xét xử bị cáo theo Điều 194
BLHS năm 1999 có nhiều thuận lợi hơn. Điều 194 đã quy định cụ thể trọng lượng
ma túy áp dụng cho từng khoản tương ứng với mỗi hành vi phạm tội, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc định tội, định khung hình phạt được khách quan, công bằng hơn.
Để hướng dẫn áp dụng thống nhất Điều 194 BLHS năm 1999, Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày
15 tháng 3 năm 2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Điều 194 BLHS (gọi
tắt là Nghị quyết số 01/2001).
Tuy BLHS năm 1999 ra đời thay thế BLHS năm 1985 nhưng Thông tư liên
tịch số 01/1998 và 02/1998 vẫn có hiệu lực thi hành. Đến tháng 12 năm 2007 Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an mới ban hành Thông tư
liên tịch số 17/2007/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA (gọi tắt là Thông tư số
17/2007) hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương VIII - Các tội phạm về ma
túy của BLHS năm 1999 thay thế Thông tư 01/1998 và Thông tư số 02/1998. Hiện
nay, thông tư này vẫn có hiệu lực và góp phần hiệu quả vào công cuộc đấu tranh


19

chống tội phạm về ma túy nói chung cũng như tội mua bán trái phép chất ma túy nói
riêng.
Trải qua một chặng đường dài, công cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy của
Đảng và Nhà nước ta đã và đang được tiếp tục đẩy mạnh. Tội mua bán trái phép chất
ma túy ban đầu chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật đơn giản, sau đó được
bổ sung vào BLHS. Cho đến nay, những quy định về tội mua bán trái phép chất ma
túy ngày càng được hoàn thiện và đang dần đáp ứng được thực tiễn đấu tranh phòng
chống loại tội phạm này.
1.4. Pháp luật quốc tế và quy định của pháp luật hình sự một số nước về hành vi
mua bán trái phép chất ma túy
1.4.1. Pháp luật quốc tế về hành vi mua bán trái phép chất ma túy

Mua bán trái phép chất ma túy đã và đang trở thành một vấn nạn to lớn, đòi
hỏi cộng đồng quốc tế phải chung sức đấu tranh phòng, chống. Nhận thức rõ được
tầm quan trọng của vấn đề này, từ lâu trên thế giới đã hình thành các tổ chức với các
quy định để làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh chống việc mua bán trái phép chất
ma túy. Trong đó, có ba Công ước quốc tế quan trọng nhất của Liên hợp quốc về
kiểm soát ma túy được cả thế giới đồng lòng, là nền tảng cơ sở cho chính sách hình
sự của các quốc gia về các tội phạm ma túy, bao gồm: Công ước thống nhất về các
chất ma túy năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971, Công ước về
chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988.
Thứ nhất, Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961.
Công ước có hiệu lực từ năm 1964 là do tình hình buôn bán và sử dụng các
chất ma túy trong những năm 1960 đã trở nên phức tạp, đây là một trong những mốc
quan trọng nhất trong lịch sử đấu tranh chống ma túy quốc tế. Một điểm rất quan
trọng của Công ước là nghĩa vụ hình sự hóa hành vi phạm tội theo yêu cầu của Công
ước đối với các quốc gia thành viên, trong đó có hành vi mua bán trái phép chất ma
túy.
Điểm a khoản 1 Điều 36 của Công ước quy định: “1.a) Tùy theo hạn chế do
Hiến pháp đặt ra, các bên áp dụng các biện pháp để bảo đảm rằng việc trồng trọt,
sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, cất giữ, biếu tặng, chào hàng, phân phối,
mua, bán, giao hàng theo bất kỳ điều kiện nào: môi giới, gửi hàng, quá cảnh, vận
chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý trái với các quy định của Công ước này và


×