Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại thực tiễn giải quyết tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.45 KB, 79 trang )

BỘ G IÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B Ộ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TƢỞNG THỊ LAN

THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠNG M ẠI
– THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN ỨNG HÕA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
M ã số: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚN G DẪN K HOA HỌC: TS. NGUYỄN CÔN G BÌN H

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM Đ OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch ưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Tưởng Thị Lan


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLTTDS

:

Bộ luật Tố tụng dân sự

BPKCTT

:

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

HĐXX

:

Hội đồng xét xử

HĐTP

:

Hội đồng Thẩm phán

HĐTPTANDTC


:

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

KDTM

:

Kinh doanh thương mại

LTM

:

Luật Thương M ại

LSĐBSBLTTDS

:

Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự

NXB

:

Nhà xuất bản

VKS


:

Viện kiểm sát


M ỤC LỤC
Trang
LỜI N ÓI ĐẦU

1

Chƣơng 1: THỦ TỤC SƠ THẨ M VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠN G

6

MẠI

1.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh thương

6

mại
1.2. Thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh thương m ại theo pháp luật Việt

12

Nam hiện hành
Chƣơng 2: THỰC TIỄN G IẢI QUYẾT VỤ ÁN KIN H DOANH


36

THƢƠN G MẠI TẠI TÕA ÁN N HÂN DÂN HUYỆN ỨN G H ÕA
THÀNH PH Ố HÀ NỘI

2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và đội ngũ cán bộ Tòa án nhân

36

dân huyện Ứng Hòa ảnh hưởng đến giải quyết vụ án kinh doanh thương
mại tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa thàn h phố Hà nội
2.2. Kết quả giải quyết vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân

41

huyện Ứng Hòa thành phố Hà nội
2.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong giải quyết vụ án kinh doanh thương

43

mại tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa thành phố Hà nội
Chƣơng 3: M ỘT SỐ K IẾN NG HỊ RÖT RA TỪ THỰC TIỄN G IẢI

55

QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH THƢ ƠNG MẠI TẠI T ÕA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN ỨNG H ÕA T HÀNH PH Ố HÀ NỘI

3.1. M ột số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật thủ tục sơ thẩm vụ án kinh


55

doanh thương mại
3.2. M ột số kiến nghị về thực hiện pháp luật thủ tục sơ thẩm vụ án kinh

62

doanh thương mại
KẾT LUẬN

69


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍN H CẤP TH IẾT CỦA VIỆC NGH IÊN CỨU ĐỀ TÀI

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thủ tục giải quyết
vụ án kinh doanh thương mại (KDTM ) tại Tòa án thực hiện theo các quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
của Bộ luật Tố tụng dân sự (LSĐBSBLTTDS) về thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự nói chung. Trong đó, thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM bao gồm các thủ tục
như xem xét điều kiện thụ lý vụ án, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
và xét xử sơ thẩm vụ án.
Nếu như trước đây, số lượng các vụ án KDTM phát sinh tại Tòa án không
nhiều thì trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, các quan hệ KDTM nảy sinh ngày càng đa dạng, theo đó những vụ án
KDTM Tòa án phải thụ lý, giải quyết ngày càng nhiều và phức tạp. R iêng ở
huyện Ứng Hòa thì loại vụ án này Tòa án phải thụ lý giải quyết lại càng nhiều và

phức tạp bởi Ứng Hòa trướ c đây là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ nhưng kể từ
năm 2008 đã được sáp nhập vào thành phố Hà Nội, trở thành một huyện ngoại
thành thành phố Hà Nội nên tốc độ đô thị hóa nhanh, trình độ dân trí không đồng
đều, công tác quản lý nhiều bất cập... Thực tế việc giải quyết các vụ án KDTM
của các Tòa án cho thấy các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành còn
nhiều bất cập, các tranh chấp KDTM có nhiều điểm khác với tranh chấp dân sự
nhưng được giải quyết theo các quy định chung về thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự nói chung mà không có các quy định riêng là chưa phù hợp. Vì vậy,
BLTTDS tuy đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 nhưng vẫn cần tiếp tục được
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Xuất phát từ những lý do trên, Tác giả đã lựa chọn
đề tài “Thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại - Thực tiễn giải quyết tại
Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ luật
học của mình.


2

2. TÌNH HÌNH NGH IÊN CỨU ĐỀ TÀI

Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nói chung và thủ tục sơ thẩm vụ án
KDTM nói riêng đã được giới khoa học pháp lý và nhất là những người trực tiếp
làm công tác xét xử của ngành Tòa án quan tâm nghiên cứu. Nh iều vấn đề còn
vướng mắc khi áp dụng BLTTDS và LSĐBSBLTTDS trong thực tiễn giải quyết
các vụ án KDTM đã được các bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý đề cập,
trao đổi như bài "Áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh
chấp về kinh doanh, thương mại tại Tòa án - Những vấn đề đặt ra cho việc hoàn
thiện BLTTDS” của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương đăng trên tạp chí Nhà nước
và pháp luật số 3/2010; bài "Một số khó khăn khi áp dụng các Biện pháp khẩn
cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án ” của
tác giả Vũ Đức Hoàng đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 19/2010; bài "Một số

kiến nghị liên quan đến quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại tại Tòa án theo Điều 29 BLTTDS ” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh
đăng trên tạp chí Nghề luật số 3/2010. Và gần đây nhất là bài viết "Thực tiễn áp
dụng pháp luật trong việc giả i quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại
Tòa án” của tác giả Triệu Thị Quỳnh Hoa đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số
19/2012. Tuy vậy, các bài viết này mới chỉ đề cập, giải quyết được một số vấn đề
riêng lẻ của thủ tục giải quyết vụ án KDTM . Cho đến nay vẫn chưa có công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về " Thủ
tục sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại”.
3. ĐỐI TƢỢN G VÀ PHẠM V I NG HIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu đề tài gồm các vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận về thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM ;
- Đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước
pháp quyền và hệ thống Tòa án ở Việt Nam;
- Các quy định của pháp luật về thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM ;


3

- Thực tiễn thực hiện thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Phạm vi nghiên cứu đề tài gồm những vấn đề cơ bản sau:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM như k hái
niệm, đặc điểm thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM ;
- Đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp ở
Việt Nam trong những năm gần đây;
- Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục sơ thẩm vụ án
KDTM ;
- Thực tiễn thực hiện thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM tại Tòa án nhân dân
huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội trong năm năm gần đây;

- Các giải pháp hoàn thiện và thực hiện pháp luật về thủ tục sơ thẩm vụ án
KDTM .
4. MỤC ĐÍC H VÀ NHIỆM VỤ NG HIÊN CỨU Đ Ề TÀI

Việc nghiên cứu đề tài nhằm các mục đích sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM ;
- Đánh giá đúng thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục sơ
thẩm vụ án KDTM ;
- Nhận diện được những vướng mắc, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện
hành về thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM và thực tiễn thực hiện để từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả việc giải quyết sơ thẩm vụ án KDTM của Tòa
án nhân dân huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội.
Để đạt được các mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục sơ thẩm vụ án
KDTM như khái niệm, đặc điểm thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM ;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục sơ
thẩm vụ án KDTM ;


4

- Khảo sát và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa
thành phố Hà Nội để nhận diện những vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện và thực hiện.
5. PHƢƠN G PHÁP NG HIÊN CỨU

Đề tài Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa M ác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư
tưởng Hồ Chí M inh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và

pháp luật.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp lịch sử, phân tích,
thống kê, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic và thực tiễn để làm sáng tỏ
những vấn đề nghiên cứu.
6. NHỮN G ĐIỂM MỚ I CỦA LUẬN VĂN

Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống, đầy đủ và
toàn diện về vấn đề liên quan đến thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM theo quy định
của LSĐBSBLTTDS nên có một số điểm mới sau:
- Xây dựng khái niệm thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM ; chỉ rõ đặc điểm của
thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM ;
- Làm rõ những nội dung cơ bản của thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ;
- Tìm ra được những điểm bất cập của pháp luật về thủ tục sơ thẩm vụ án
KDTM và thực tiễn thực hiện, từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn
thiện và thực hiện pháp luật về thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM góp phần nâng cao
chất lượng xét xử các vụ án KDTM của Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa thành
phố Hà Nội.


5

7. K ẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm: Lời nói đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại.
Chƣơng 2: Thực tiễn giải quyết vụ án kinh doanh thương m ại tại Tòa án
nhân dân huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội.

Chƣơng 3: M ột số kiến nghị rút ra từ thực tiễn giải quyết vụ án kinh doanh
thương mại tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội.


6

Chƣơng 1:
THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠNG MẠI
1.1. K H ÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TH Ủ TỤC SƠ TH ẨM VỤ ÁN
K INH DO ANH TH ƢƠ NG MẠI

1.1.1. Khái niệm thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh thƣơng mại
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chưa có điều luật n ào quy
định cụ thể về khái niệm tranh chấp KDTM cũng như khái niệm về thủ tục sơ
thẩm vụ án KDTM . Thuật ngữ KDTM còn được hiểu nhầm lẫn với các thuật ngữ
khác như thương mại, kinh tế... dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về vụ án
KDTM . Vì vậy, việc xây dựng hoàn chỉnh khái niệm tranh chấp KDTM cũng
như khái niệm thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM là điều cần thiết để làm cơ sở pháp
lý cho việc xác định ranh giới thẩm quyền cũng như trình tự thủ tục trong quá
trình giải quyết các vụ án KDTM.
Ở góc độ ngôn ngữ phổ thông, "kinh doanh" là tổ chức, sản xuất, buôn bán
sao cho sinh lời, "kinh tế" là tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định, "thương mại" là thực hiện lưu thông hàng hóa
bằng mua bán [51].
Theo cách hiểu này, nội hàm tranh chấp kinh tế rộng hơn, bao gồm cả
tranh chấp kinh doanh, thương m ại. Có thể bao quát tranh chấp kinh tế gồm các
tranh chấp kinh doanh, thương mại: Tranh chấp phát sinh trong các khoản đầu tư,
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu
tư, tranh chấp giữa quốc gia trong việc thực hiện điều ước quốc tế về thương m ại

song phương và đa phương, tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế
quốc tế trong việc thực hiện điều ước quốc tế về thương mại đa phương. Kinh tế
có sự bao hàm yếu tố quản lý và yếu tố chính trị khác.
Ở góc độ pháp lý, hiện nay hầu hết quan điểm lại đồng nhất "tranh chấp
kinh tế" với "tranh chấp KDTM".


7

Ở Việt Nam, quan niệm về tranh chấp kinh tế có những điểm khác nhau
qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, nền kinh tế đượ c quản lý bằng m ệnh lệnh hành chính là chủ yếu, với
hệ thống chi tiêu, kế hoạch do nhà nước giao. Hợp đồng kinh tế thời kỳ này
không chỉ là một hình thức pháp lý để triển khai các hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các đơn vị kinh tế, mà còn được sử dụng như một công cụ quản lý
kinh tế của Nhà nước. Do vậy, việc ký kết và thực hiện hợp đồn g kinh tế là một
kỷ luật bắt buộc chứ không hoàn toàn từ lợi ích kinh tế của các bên tham gia hợp
đồng. Vì vậy, trách nhiệm thực hiện hợp đồng giữa các bên tham gia quan hệ với
nhau bị coi nhẹ hơn so với trách nhiệm của các bên đối với cơ quan chủ quản.
Trách nhiệm phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế nhẹ về yếu tố vật chất mà
nặng về tính chất hành chính.
Có thể nói trong giai đoạn này, các quan hệ kinh tế vốn khá đơn giản về
nội dung và thành phần chủ thể, lại được điều chỉnh bởi kinh tế Nhà nước. Vì
vậy, các tranh chấp kinh tế phát sinh không nhiều và chủ yếu là các tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các đơn vị kinh tế xã hội chủ
nghĩa với nhau để triển khai kế hoạch kinh doanh đã được Nhà nước phê duyệt từ
trước. Các tranh chấp kinh tế trong giai đoạn này không thể hiện rõ bản chất của
tranh chấp kinh doanh, thương m ại, tranh chấp phát sinh do xung đột lợi ích của
các bên và việc giải quyết tranh chấp cũng không xuất phát từ quyền lợi thiết
thực của các bên mà chủ yếu vì sự ổn địn h, hài hòa chung cho cả nền kinh tế.

Trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng nền
kinh tế thế giớ i, với việc nước ta trở thành thành viên thứ 150 của W T O năm
2007, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các chủ thể kinh doanh, bên cạnh các
Doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty và hộ kinh doanh
cá thể. Các quan hệ kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều với hình thức phong phú
và tính chất phức tạp. Trong điều kiện đó, Nhà nước phải tạo ra một môi trường


8

kinh doanh lành mạnh, để các quan hệ kinh tế được xây dựng và thực hiện trên
cơ sở nguyên tắc tự do, bình đẳng, cùng có lợi và tự chịu trách nhiệm về hoạt
động kinh doanh của m ình. Trong giai đoạn này, kinh doanh đúng pháp luật để
đạt lợi nhuận tối đa là mục tiêu của các doanh nghiệp. M ôi trường đó phát sinh
ngày càng nhiều các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền và n ghĩa vụ
của các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cần
phải nghiên cứu, mở rộng nội hàm của khái niệm tranh chấp kinh tế.
Trong Luật Thương mại năm 2005 (LTM ) không đưa ra khái niệm về
tranh chấp thương m ại, m à đưa ra khái niệm hoạt động thương m ại, theo đó hoạt
động thương mại là "hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác" (Khoản 1 Điều 3 LTM ). Theo khái niệm này, quan niệm về
hoạt động thương mại cũng đã được mở rộng, bao gồm mọi hoạt động có mục
đích sinh lợ i. Hướng tiếp cận này của LTM cho thấy, khái niệm về hoạt động
thương mại đã được mở rộng tương đồng với khái niệm kinh doanh trong Luật
Doanh nghiệp 2005: "Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất
cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (Khoản 2 Điều 4 Luật

Doanh nghiệp).
Theo Điều 29 BLTTDS thì tranh chấp KDTM được hiểu là những tranh
chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Theo quy định của B LTTDS có
thể hiểu rằng, tranh chấp KDTM thực chất là tranh chấp kinh tế đã được m ở rộng
nội hàm cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế. Nội dung của tranh chấp KDTM được liệt kê tại Điều 29 B LTTDS, thực
chất cũng là những tranh chấp thươn g mại theo hướng tiếp cận của LTM . Tuy có
nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau và có sự thay đổi trong thuật ngữ
pháp lý, nhưng thực tế đều nhìn nhận những xung đột về lợi ích kinh tế trong
quan hệ KDTM là tranh chấp KDTM . Nhìn chung quan niệm về hoạt động


9

thương mại và tranh chấp KDTM được thể hiện qua cá c quy định trong văn bản
pháp luật thời gian gần đây là khá nhất quán. Như vậy, tranh chấp KDTM là sự
bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể kinh
doanh liên quan đến lợi ích kinh tế trong quá trình hoạt động KDTM.
Trong lĩnh vực dân sự, khi các tranh chấp dân sự xảy ra, đương sự khởi
kiện và được Tòa án thụ lý giải quyết thì được gọi là vụ án dân sự. Theo đó,
những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ quan hệ pháp
luật dân sự, hôn nhân và gia đình, KDTM và lao động, được quy định tại các
Điều 25, Điều 27, Điều 29 và Điều 31 BLTTDS do cá nhân, cơ quan, tổ chức
khởi kiện m à được Tòa án thụ lý giải quyết được gọi là vụ án dân sự. Trong đó,
các tranh chấp về KDTM được quy định tại Điều 29 BLTTDS được Tòa án thụ
lý giải quyết được gọi là vụ án KDTM .
BLTTDS bao gồm 418 điều và được cơ cấu thành 9 phần, trong đó bao
gồm cả những quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự và thủ tục giải quyết vụ
án dân sự. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự nói chung và vụ án KDTM nói riêng

được thực hiện theo các quy định từ Điều 161 đến Điều 310 BLTTDS 2004. Còn
những vấn đề chung về thủ tục giải quyết vụ án dân sự nói chung và vụ án
KDTM nói riêng được quy định tại Phần thứ nhất của B LTTDS (từ Điều 1 đến
Điều 160) bao gồm những quy định về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án nhân
dân, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng, chứng minh và chứng cứ, biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấp, thông báo, tống
đạt các văn bản tố tụng, thời hạn tố tụng, thời hiệu khởi kiện, án phí. Các quy
định này quy định về nguyên tắc, trình tự thủ tục giải quyết vụ án KDTM , quyền
và nghĩa vụ của những ngườ i tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng khi giải quyết
vụ án KDTM.
Theo Từ điển Tiếng Việt 1997 của Viện Ngôn ngữ học thì “thủ tục là
những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc
có tính chất chính thức” [51, tr 927]. Thủ tục bảo đảm việc giải quyết công việc
có hiệu quả. Khi giải quyết các công việc đều phải theo thủ tục nhất định. Theo


10

quy định của B LTTDS, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, KDTM và lao
động đều được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do đó, thủ tục giải quyết vụ
án KDTM là một trong những thủ tục của thủ tục tố tụng dân sự (TTDS).
Theo quy định tại Điều 17 BLTTDS, Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét
xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Do vậy, các vụ án K DTM cũng có thể được xét xử ở
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vụ
án KDTM nào cũng phải trải qua xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm và Tò a án cấp
phúc thẩm. Tùy vào kết quả việc giải quyết vụ án K DTM ở Tòa án cấp sơ thẩm
và tùy thuộc vào việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự mà việc giải
quyết vụ án KDTM ở cấp sơ thẩm có thể kết thúc ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm hoặc phiên tòa sơ thẩm.
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà

Nội thì "sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án dân sự" [49, tr 225]. Thủ tục tố tụng lần
đầu giải quyết vụ án được gọi là thủ tục sơ thẩm.
Từ những điều phân tích ở trên, có thể rút ra kết luận: “Thủ tục sơ thẩm vụ
án KDTM là thủ tục TTDS xét xử lần đầu vụ án KDTM , được Tòa án có thẩm
quyền áp dụng để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi và
nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh liên quan đến lợi ích kin h tế phát sinh trong
hoạt động KDTM, bao gồm thủ tục khởi kiện và thụ lý, chuẩn bị xét xử sơ thẩm
và xét xử sơ thẩm vụ án KDTM ”.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh thƣơng mại
Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện tại không có quy định riêng
về trình tự thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án KDTM m à Tòa án cấp sơ thẩm sẽ áp
dụng các quy định về trình tự thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự nói chung
để giải quyết các tranh chấp KDTM phát sinh. Do đó, thủ tục sơ thẩm vụ án
KDTM cũng mang những đặc điểm chung của thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự như
sau:


11

- Là thủ tục cơ bản của tố tụng dân sự được tiến hành theo một trình tự, thủ
tục nhất định quy định trong BLTTDS bao gồm các việc như khởi kiện và thụ lý vụ
án, chuẩn bị xét xử sơ thẩm và phiên tòa sơ thẩm vụ án.
- Là thủ tục tố tụng đầu tiên giải quyết tranh chấp của các bên đương sự
nên phán quyết của Tòa án trong bản án, quyết định không phải là phán quyết
cuối cùng, đương sự vẫn có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát vẫn có quyền kháng
nghị bản án, quyết định.
Tuy vậy, bên cạnh những đặc điểm chung của thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự,
thủ tục sơ thẩm vụ án KDTM cũng có một số đặc điểm riêng sau:
- Về chủ thể khởi kiện vụ án KDTM , đối với vụ án KDTM chủ thể khởi
kiện chỉ có thể là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (trừ một số trường hợp

pháp luật có quy định khác) – đó là các cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có
thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn một yêu cầu nữa đối với chủ thể khởi kiện
vụ án KDTM đó là khi tham gia quan hệ KDTM đòi hỏi các bên chủ thể của
quan hệ đó đều có mục đích lợi nhuận.
- Về các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện, đối với vụ án
KDTM do chủ thể khởi kiện chỉ có thể là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh
nên khi nộp đơn khởi kiện, để được Tòa án chấp nhận thụ lý và giải quyết theo
trình tự, thủ tục giải quyết vụ án KDTM thì người nộp đơn khởi kiện phải nộp
kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Điều lệ hoạt động của pháp
nhân… để chứng minh tư cách chủ thể của mình.
- Về hình thức đơn khởi kiện, đối với các vụ án KDTM cần lưu ý đến
người đứng tên trong đơn khởi kiện. Đương sự trong các tranh chấp KDTM
thường là các chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân như Côn g ty nhà nướ c,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã hay
hộ kinh doanh cá thể, do đó, người ký đơn khởi kiện trong trường hợp này là
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của


12

pháp nhân cũng có thể ủy quyền cho người khác ký đơn khởi kiện và tham gia tố
tụng tại Tòa án. Khi đó, Tòa án cần kiểm tra việc ủy quyền ký đơn khởi kiện và
tham gia tố tụng đó có đúng quy định pháp luật hay không. Ngoài ra, đương sự là
công ty thì đơn khởi kiện phải có dấu của công ty vào cuối đơn.
- Về sự tham gia của Kiểm sát viên , trên thực tế đối với các vụ án KDTM
thường rất phức tạp, để giải quyết đúng vụ án thì Tòa án đều phải tiến hành thu
thập chứng cứ nên hầu hết đều có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và sự có m ặt
của Kiểm sát viên tại phiên tòa là bắt buộc. Nếu vắng m ặt Kiểm sát viên thì
HĐXX phải hoãn phiên tòa.

- Về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án KDTM , do yêu cầu của phát triển sản
xuất, kinh doanh, thời hạn việc giải quyết vụ án KDTM được pháp luật quy định
ngắn hơn thờ i hạn giải quyết các vụ án dân sự, vụ án hôn nhân và gia đình và vụ
án lao động.
- Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT), đối với vụ án
KDTM Tòa án không thể tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT. Trong quá
trình giải quy ết vụ án KDTM nếu đương sự có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng
BPKCTT thì Tòa án mới xem xét có ra quyết định áp dụng BPKCTT hay không.
- Về án phí, việc giải quyết vụ án KDTM không có trường hợp nào được
miễn án phí và mức án phí phải nộp trong các vụ án KDTM thường là rất lớn.
1.2. TH Ủ TỤC SƠ TH ẨM VỤ ÁN K INH DO ANH TH ƢƠ NG MẠI THEO
PH ÁP LUẬT VIỆT NAM H IỆN H ÀNH

1.2.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thƣơng mại
1.2.1.1. Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại
Thủ tục giải quyết vụ án KDTM là thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng
cho trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên chủ thể tham gia quan hệ KDTM ,
khi đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì một hoặc các bên chủ
thể sẽ nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để thực hiện quyền khởi kiện vụ
án KDTM của mình. M ặc dù quyền khở i kiện vụ án KDTM là quyền của công
dân được pháp luật Việt Nam ghi nhận, song theo quy định tại các Điều 161, 162,


13

168 v.v...của BLTTDS, muốn khởi kiện vụ án KDTM phải đáp ứng các điều kiện
sau:
Một là, đáp ứng điều kiện về chủ thể khởi kiện vụ án KDTM.
Chủ thể khởi kiện trong vụ án KDTM nói riêng và vụ án dân sự nói chung
phải có năng lực chủ thể tố tụng dân sự, bao gồm năng lực pháp luật tố tụng dân

sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự l à khả
năng pháp luật quy định cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân
sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
Đối với vụ án KDTM , chủ thể khởi kiện chỉ có thể là cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh (trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác) - đó là
các cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều đó có
nghĩa là khi nộp đơn khởi kiện, để được Tòa án chấp nhận thụ lý và giải quyết
theo trình tự, thủ tục giải quyết vụ án KDTM thì người nộp đơn khởi kiện phải
nộp kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Điều lệ hoạt động của pháp
nhân để chứng minh tư cách chủ thể của mình.
Đương sự trong các tranh chấp KDTM thường là các chủ thể kinh doanh
có tư cách pháp nhân. Đó là công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy,
cần lưu ý đến người đứng tên trong đơn kiện các vụ án KDTM . Người ký đơn
khởi kiện trong trường hợ p này là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Riêng đối vớ i công ty hợp danh, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện
theo pháp luật của công ty nhưng C hủ tịch H ội đồng thành viên kiêm G iám đốc
là đại diện cho công ty vớ i tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trước Toà án. Do
đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền kí đơn khởi kiện. Đối với doanh
nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp là người kí đơn khởi kiện. Người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, cũng có thể uỷ quyền
cho ngườ i khác kí đơ n kiện và tham gia tố tụng tại Toà án. Ngoài ra, đương sự
là công ty thì đơn kiện phải có dấu của công ty vào cuối đơn.


14

Ngoài ra, còn một yêu cầu nữa đối với chủ thể khởi kiện vụ án KDTM đó

là khi tham gia quan hệ KDTM đòi hỏi các bên chủ thể của quan hệ đó đều có
mục đích lợi nhuận. "M ục đích lợi nhuận" của cá nhân, tổ chức trong hoạt động
KDTM là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không
phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động KDTM đó
(Khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 03/2012/NQ - HĐTP).
Hai là, vụ án KDTM được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án.
Tòa án chỉ thụ lý vụ án KDTM để giải quyết khi vụ án đúng thẩm quyền
xét xử của m ình. Do đó, để đơn khởi kiện vụ án KDTM được thụ lý thì yêu cầu
đầu tiên pháp luật đặt ra là trong hợp đồng KDTM giữa các bên chủ thể không có
thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài giữa các bên b ị vô hiệu. Yêu cầu
tiếp theo là việc khởi kiện phải đúng thẩm quyền xét xử về dân sự của Tòa án,
được thể hiện ở ba phương diện: Thứ nhất, vụ án KDTM mà chủ thể nộp đơn
khởi kiện phải thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại
Điều 29 B LTTDS. Thứ hai, vụ án KDTM được khởi kiện phải đúng với cấp Tòa
án có thẩm quyền giải quyết quy định tại Điều 33, Điều 34 BLTTDS. Thứ ba, vụ
án KDTM được khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy
định tại Điều 35 BLTTDS. Nếu Tòa án nhận đượ c đơn khởi kiện là Tòa án do
các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì ngoài việc gửi đơn khởi kiện
còn phải kèm theo văn bản thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết vụ án KDTM
giữa các bên.
Ba là, việc yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án KDTM phải chưa được giải
quyết bằng một bản án, quyết định của Tòa án; phán quyết của Trọng tài thương
mại hay quyết định của cơ quan nhà nước đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường
hợp có quy định khác của pháp luật. Vì để bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết
định của Tòa án; phán quyết của Trọng tài thương mại hay quyết định của cơ
quan nhà nước thì phải thi hành khi chúng có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp
pháp luật quy định được khởi kiện lại.



15

Ngoài ra, việc khở i kiện phải được thực hiện bằng đơn khởi kiện gửi cho
Tòa án có thẩm quyền. Nội dung đơn khởi kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều
164 BLTTDS và m ẫu đơn ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ -HĐTP
ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(HĐTPTANTC) hướng dẫn thi hành một số quy định tron g Phần thứ hai “Thủ
tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của B LTTDS đã được sửa đổi, bổ
sung theo LSĐBSBLTTDS.
1.2.1.2. Thụ lý vụ án kinh doanh thương mại
Thụ lý vụ án KDTM là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện vụ án KDTM của
người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết. Cũng như các vụ án dân sự
nói chung, theo Điều 167 và Điều 168 BLTTDS, thụ lý vụ án KDTM thuộc trách
nhiệm của Tòa án nơi nhận được đơn khởi kiện vụ án KDTM . Sau khi nhận được
đơn khởi kiện vụ án KDTM của đương sự, Tòa án phải tiến hành các quy trình tố
tụng trong thời hạn nhất định bao gồm:
Thứ nhất, Tòa án tiến hành nhận đơn khởi kiện và nghiên cứu trong thời
hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn để ra một trong các quyết định sau:
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu v ụ án thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện nếu
vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác hoặc trả lại đơn khởi kiện.
Nếu thấy nội dung đơn khởi kiện không đáp ứng các nội dung cơ b ản phải có
được quy định tại Khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì Tòa án phải thông báo cho
người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do Tòa án ấn định
nhưng không quá 30 ngày, trong trường hợp đặc biệt Tòa án có thể gia hạn
nhưng không quá 15 ngày [18]. Sau khi người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn
khởi kiện theo đúng quy định thì Tòa án tiếp tục làm thủ tục thụ lý vụ án. Nếu họ
không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện
và tài liệu chứng cứ kèm theo cho n gười khởi kiện.
Thứ hai, Tòa án sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo,

nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết thì Tòa án cần dự tính tiền tạm
ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện để họ làm thủ tục nộp tiền tạm


16

ứng án phí. Về mức đóng án phí sơ thẩm của vụ án KDTM có hai loại: một là,
đối với các vụ án KDTM không có giá ngạch mức án phí là 2.000.000 đồng (hai
triệu đồng chẵn); hai là, đối với các vụ án KDTM có giá ngạch thì có 6 (sáu) mức
án phí theo bảng sau:

Giá trị tranh chấp
a) từ 40.000.000 đồng trở xuống
b) Từ trên 40.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng

Mức án phí
2.000.000 đồng
5% của giá trị tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị

800.000.000 đồng

tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến


36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị

2.000.000.000 đồng

tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị

4.000.000.000 đồng

tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị
tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc
nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải n ộp tiền tạm ứng án phí.
Thứ ba, khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án
phí, Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án.
Quy định về việc thụ lý vụ án có ý nghĩa quan trọng vì nó đặt ra trách
nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Việc thụ lý vụ
án còn nhằm bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể,
giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân.
1.2.2. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thƣơ ng mại
Chuẩn bị xét xử vụ án KDTM là một giai đoạn độc lập trong thủ tục giải
quyết vụ án KDTM tại Tòa án bao gồm các ho ạt động từ sau khi thụ lý như phân



17

công thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lý vụ án; lập hồ sơ vụ án;
tiến hành hòa giải; áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thờ i; ra các quyết định
tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Có
thể thấy, đây là giai đoạn tố tụng rất quan trọng, trong giai đo ạn này Tòa án sẽ
nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ án để xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp,
xác định đầy đủ nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan, thu thập chứng cứ phục vụ cho việc ra một phán quyết, quyết định đúng
đắn về vụ án trong phiên tòa sơ thẩm. Nhìn chung, giai đo ạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án KDTM là giai đoạn rất quan trọng, làm tiền đề, cơ sở pháp lý vững
chắc đảm bảo cho việc xét x ử và ra các phán quyết của Tòa án được khách quan,
toàn diện và đúng pháp luât.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179, thời hạn c huẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án KDTM là 2 (hai) tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính
chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định
gia hạn thêm 1 (một) tháng [18]. Quy định này của pháp luật tố tụng dân sự là
không hợp lý bởi lẽ rất nhiều các vụ án KDTM có tính chất phức tạp, số lượng
đương sự nhiều, nhiều vụ án không chỉ đơn giản là giải quyết mâu thuẫn giữa các
bên đương sự trong quan hệ kinh doanh mà còn phải giải quyết m âu thuẫn về
việc xử lý tài sản thế chấp là các bất động sản, hàng hóa lưu kho ... Khi đó, các
Thẩm phán giải quyết vụ án KDTM cũng phải tiến hành đầy đủ các hoạt động tố
tụng như các vụ án dân sự thông thường khác. Vì lẽ đó, việc B LTTDS quy định
thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án KDTM ngắn hơn thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ
án dân sự khác hay các vụ án về hôn nhân và gia đình là hoàn toàn bất hợp lý,
khiến cho việc giải quyết các vụ án KDTM trong nhiều trường hợp phải tiến
hành gấp gáp, gây áp lực cho các Thẩm phán giải quyết nên dễ dẫn đến nhiề u sai
sót.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án KDTM , các công việc chuẩn
bị xét xử chủ yếu được tiến hành bao gồm:
Thứ nhất, phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.


18

Vì Thẩm phán có vai trò đặc biệt quan trọng nên trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử, sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải
quyết vụ án. Việc phân công này là cơ sở để Thẩm phán toàn tâm toàn ý với vụ
án đã được giao, đồng thời để Thẩm phán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn
được quy định tại Điều 41 BLTTDS, đ ảm bảo giải quyết vụ án nhanh chóng,
khách quan, đúng pháp luật.
Theo quy định tại Điều 172 B LTTDS thì: “Trong thời hạn ba ngày làm
việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải
quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án, nế u Thẩm phán được phân công
không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công
Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ, trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm
phán dự khuyết thì vụ án được xét xử lại từ đầu ”[18].
Thứ hai, thông báo việc thụ lý vụ án.
Sau khi đã tiến hành các công việc thụ lý, Tòa án phải thông báo bằng văn
bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
việc giải quyết vụ án để họ biết được vụ án đã được thụ lý. Tòa án cũng phải thông
báo cho Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án
để VKS thực hiện chức năng kiểm sát của mình đối với việc giải quyết vụ án của
Tòa án.
Theo quy định tại Điều 174 BLTTDS: "trong thời hạn 3 ngày làm việc kể
từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải gửi thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho VKS cùng cấp về
việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Văn bản thông báo phải có các nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
- Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
- Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
- Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
- Thời hạn người được thông báo phải có ý kiến bằng v ăn bản nộp cho Tòa
án đối vớ i yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có.


19

Thời hạn này được pháp luật quy định là 15 ngày kể từ ngày nhận được thông
báo. Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia
hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn có căn cứ thì Tòa án phải
gia hạn nhưng không quá 15 ngày nữa.
- Hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho Tòa án
văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu" [18].
Pháp luật quy định về việc thông báo việc thụ lý cho bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nhằm bảo đảm quyền lợi cho đương sự. Thông
báo thụ lý để bị đơn biết được nguyên đơn khởi kiện những vấn đề gì, biết được
những tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp từ đó m à bị đơn sẽ chuẩn bị
những tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo
quy định của pháp luật một số nước trên thế giới, khi nguyên đơn nộp đơn khởi
kiện kèm theo các tài liệu chứng cứ ra Tòa án thì họ sẽ phải chuyển một bộ hồ sơ
đó cho bị đơn, sau đó Tòa án mới tiến hành thụ lý giải quyết vụ án.
Thứ ba, lập hồ sơ vụ án.
Để lập hồ sơ vụ án, căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, Tòa
án xác định các tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu của đương sự khởi kiện
vụ án KDTM . Khi nhận được các chứng cứ, tài liệu kèm theo Tòa án phải đưa
chúng vào hồ sơ vụ án. Thủ tục giao nhận chứng cứ tài liệu được thực hiện theo

đúng quy định tại Điều 84 BLTTDS. Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án phải sắp
xếp theo thứ tự nhất định để thuận t iện cho việc nghiên cứu, sử dụng và phải có
danh mục ghi lại các tài liệu có trong hồ sơ vụ án.
Trong tố tụng dân sự, các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng
minh cho yêu cầu của m ình. Tòa án có trách nhiệm xem xét mọi tình tiết của vụ
án, căn cứ vào pháp luật để giải quyết yêu cầu của đương sự. Khoản 1 và Khoản
2 Điều 85 BLTTDS quy định : “Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có
trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu
đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Trong các trường hợp do Bộ luật
này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để
thu thập tài liệu, chứng cứ: lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Đối


20

chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với ngư ời làm chứng; trưng
cầu giám định; quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản; Xem
xét, thẩm định tại chỗ; Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; Yêu cầu cá
nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặ c
hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự ” [18].
Thứ tư, hòa giải và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Theo Điều 10 BLTTDS quy định: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa
giải và tạo điều kiện thuận lợi để đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS” [18] và khoản 1 Điều 180
BLTTDS quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến
hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ
những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy
định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ Luật này”[18]. Như vậy, hòa giải trong
giải quyết vu án KDTM là một thủ tục bắt buộc trừ trường hợp tranh chấp phát
sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội (Khoản 2 Điều 181

BLTTDS). Nếu vụ án KDTM thuộc trường hợp phải tiến hành hòa giải song đã
được Tòa án giải quyết bằng một bản án, quyết định mà không có thủ tục hòa giải
thì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và bản án, quyết đị nh đó có thể bị
hủy.
Trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa án phải thông báo cho các đương
sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần
hòa giải ( Điều 183 BLTTDS).
Thành phần tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 184 BLTTDS bao
gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải; Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải; các
đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ; Người phiên dịch nếu đương sự
không biết tiếng việt; Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá
nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải. Trình tự tiến hành
hòa giải được quy định tại Điều 185a BLTTDS.
Việc quy định bắt buộc hòa giải trong giải quyết vụ án KDTM tại Tòa án
là xuất phát từ nguyên tắc chung được quy định tại Điều 5 BLTTDS về quyền


21

quyết định và tự định đoạt của đương sự, trong đó quy định các đương sự có
quyền thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức
xã hội nên trong quá trình giải quyết vụ án KDTM , trước khi đưa vụ án ra xét xử
Toà án phải tiến hành hoà giải để các đương sự tự thoả thuận với nhau về việc
giải quyết vụ án.
Trong quá trình hòa giải vụ án KDTM , ngoài việc là người đứng ra chủ trì
pháp lý, Thẩm phán còn có vai trò như một nhà phân tích tâm lý học am hiểu về
tâm lý con người. Ngoài việc phân tích những khía cạnh thuận lợi nếu hòa giải
thành như: giảm 50% án phí, không phải đưa vụ án ra xét xử sẽ giảm được chi
phí và thời gian tham gia tố tụng, duy trì được mối quan hệ đoàn kết, hợp tác
kinh doanh, thuận lợi về thi hành án, Thẩm ph án cũng cần xoa dịu sự bất đồng

giữa các bên đương sự bằng việc đề cập đến vấn đề tình hình kinh tế trong nước
và thế giới gặp nhiều khó khăn, diễn biến bất lợi của thị trường tài chính, thị
trường bất động sản, giá cả một số mặt hàng tăng đã tác động lớn đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên vấn đề thanh toán không đúng
cam kết như trong hợp đồng hay việc thực hiện không đúng tiến độ của hợp
đồng... là việc khó tránh khỏi. Từ đó, các bên đương sự hiểu và có sự thông cảm,
chia sẻ hơn với nhau nên hòa giải thành và Tòa án không phải đưa vụ án ra xét
xử.
Việc hòa giải thành có ý nghĩa về nhiều mặt, vì nó không những góp phần
bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đang có tranh chấp, của
những người có quyền lợ i, nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp m à còn bảo đảm cả
lợi ích của Nhà nước và của xã hội. Bên cạnh đó, Hòa giải thành có tác dụng làm
cho các bên tranh chấp tự nguyện, tự giác thi hành quyết định công nhận sự thỏa
thuận của họ, tránh việc phải sử dụng những biện pháp c ưỡng chế của Nhà nước
trong quá trình thi hành án. Đồng thời, vụ việc tranh chấp cũng không phải xử đi
xử lại nhiều lần, giảm bớt tốn kém về nhiều mặt của các bên đương sự cũng như
của Nhà nước. Được coi là hòa giải thành khi các bên đương sự thỏa thuận đư ợc
với nhau về toàn bộ các vấn đề phải giải quyết trong vụ án.
Thứ năm , các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.


×