Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Khúc khắc (Smilax glabra Roxb.) ở xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.54 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NINH KHẮC BẨY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY KHÚC KHẮC
(SMILAX GLABRA ROXB.) Ở XÃ THƯỢNG CỬU,
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NINH KHẮC BẨY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY KHÚC KHẮC
(SMILAX GLABRA ROXB.) Ở XÃ THƯỢNG CỬU,
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành : Lâm Học
Mã số : 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Kim Vui


Thái Nguyên - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.

Tác giả

Ninh Văn Bẩy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban giám hiệu nhà trường, phòng QLĐT SĐH và khoa Lâm nghiệp –
trường Đại Học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn.
GS.TS. Đặng Kim Vui, người thầy đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo, động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Các cán bộ UBND xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành điều tra, nghiên

cứu ngoài thực địa.
Lãnh đạo Viện nghiên cứu Khoa học Tây Bắc, nay là Trung Tâm Phát
triển công nghệ Tây Bắc – Trung tâm Phát triển công nghệ cao – Viện Hàn
lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
yên tâm học tập và công tác.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn, bạn
bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ anh chị em và người vợ yêu quý đã luôn
ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi học tập, làm việc để hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Tác giả

Ninh Khắc Bẩy


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu......................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................... 3
Chương 1 .......................................................................................................... 4
TỔNG QUAN .................................................................................................. 4
1.1. Nhân giống và kỹ thuật gây trồng .............................................................. 4
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 8
1.2. Một số nghiên cứu về cây Khúc khắc ...................................................... 12
1.2.1. Giới thiệu về cây Khúc khắc ................................................................. 12

1.2.2. Nghiên cứu về cây Khúc khắc .............................................................. 14
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 17
1.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 17
1.3.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 18
1.3.3. Hiện trạng kinh tế .................................................................................. 20
Chương 2 ........................................................................................................ 28
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 28
2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 29
2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 29
2.2.3. Phương pháp kế thừa............................................................................. 31
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31


iv

Chương 3 ........................................................................................................ 37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 37
3.1. Ảnh hưởng của chất kích thích đến sự ra rễ, ra chồi, tỷ lệ sống của hom
Khúc khắc ........................................................................................................ 37
3.1.1. Thời gian ra rễ của cây Khúc khắc sau 64 ngày giâm hom .................. 37
3.1.2. Các chỉ tiêu ra rễ của cây Khúc khắc sau 64 ngày giâm hom............... 39
3.1.3. Tỷ lệ ra chồi của hom giâm cây Khúc khắc .......................................... 40
3.1.4. Xác định chất kích thích và nồng độ thích hợp cho hom giâm Khúc khắc.... 42
3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ, ra chồi, tỷ lệ sống của hom
Khúc khắc ........................................................................................................ 44
3.2.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng ra rễ .............................. 44
3.2.3. Số lượng cây sống ................................................................................. 47
3.3. Ảnh hưởng phân bón NPK đến sự phát triển chiều cao, khả năng nảy chồi

của cây Khúc khắc........................................................................................... 49
3.3.1. Ảnh hưởng phân bón NPK đến sự phát triển chiều cao........................ 49
3.4. Khả năng nảy mầm hạt Khúc khắc .......................................................... 51
3.4.1. Đặc điểm hình thái hạt và quả Khúc khắc ............................................ 51
3.4.2. Khả năng nhân giống bằng hạt Khúc khắc ........................................... 52
3.4.3. Khả năng sinh trưởng của cây Khúc khắc trong giai đoạn vườn ươm . 53
3.5. Đề xuất kỹ thuật nhân giống cây Khúc khắc ........................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 58
1. Kết luận ....................................................................................................... 58
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ABT

: Aminobenzotriazole

CT

: Công thức

DSKHHGD : Dân số kế hoạch hóa gia đình
HĐND

: Hội đồng nhân dân


IBA

: Axit indol butylic

IUCN

: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union
for Conservation of Nature and Natural Resources)

KTXH

: Kinh tế xã hội

NAA

: Axit napthilen axetic

N/ha

: Mật độ cây trên ha

ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

P


: Xác suất

S.

: Smilax

SX

: Sản xuất

TB

: Trung bình

TN

: Thí nghiệm

UBND

: Ủy ban nhân dân

VQG

: Vườn Quốc gia

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


WWF

: Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund For
Nature)

2,4-D

: Axit 2,4-Dichlorophenoxyacetic

[…]

: Trích dẫn tài liệu


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Thượng Cửu năm 2013 ........................ 18
Bảng 1.2: Thống kê các chỉ tiêu KTXH xã Thượng Cửu 2013 ...................... 21
Bảng 1.3: Tình hình SX một số loại cây trồng xã Thượng Cửu 2013 ............ 23
Bảng 1.4: Tình hình chăn nuôi xã Thượng Cửu 2013 .................................... 24
Bảng 3.1: Tỷ lệ ra rễ của các các công thức (ĐV:%) .................................... 37
Bảng 3.2: Khả năng ra rễ của các công thức ................................................... 40
Bảng 3.3: Khả năng ra chồi của các công thức thí nghiệm............................. 41
Bảng 3.4: Số lượng và tỷ lệ hom đủ chỉ tiêu xuất vườn ................................. 43
Bảng 3.5: Số hom ra rễ trung bình của các công thức giá thể ........................ 44
Bảng 3.6: Tỷ lệ hom ra rễ của các công thức giá thể theo thời gian............... 45
Bảng 3.7: Chỉ tiêu ra chồi của công thức giá thể ............................................ 46
Bảng 3.8: Tỷ lệ ra chồi của các công thức giá thể .......................................... 46

Bảng 3.9: Số lượng cây sống trung bình trên công thức thí nghiệm giá thể........ 48
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến sinh trưởng
chiều cao cây Khúc khắc ................................................................. 49
Bảng 3.11: Ảnh hưởng phân bón NPK đến khả năng ..................................... 50
ra chồi cây Khúc khắc ..................................................................................... 50
Bảng 3.12: Một số đặc điểm hình thái hạt và quả Khúc khắc ........................ 51
Bảng 3.13: Tỷ lệ nảy mầm của hạt Khúc khắc ............................................... 53
Bảng 3.14: Tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao cây Khúc khắc .................... 53


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Cây Khúc khắc ................................................................................ 12
Hình 3.1: Biểu đồ ra rễ sau 22 ngày giâm hom .............................................. 38
Hình 3.2: Biểu đồ ra rễ sau 64 ngày giâm hom .............................................. 39
Hình 3.3: Ảnh hưởng của chất kích thích đến hom giâm cây Khúc khắc ...... 42
Hình 3.4: Biểu đồ số cây trung bình xuất vườn trên một công thức............... 43
Hình 3.5: Biểu đồ ra rễ của các công thức giá thể theo thời gian ................... 45
Hình 3.6: Tỷ lệ ra chồi của các công thức giá thể.......................................... 47
Hình 3.7: Ảnh hưởng của giá thể đến hom giâm cây Khúc khắc ................... 48
Hình 3.8: Bón phân NPK sau 1 tháng ............................................................. 50
Hình 3.9: Bón phân NPK sau 2 tháng ............................................................. 52
Hình 3.10: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian bón phân NPK đến sinh
trưởng chiều cao cây Khúc khắc ........................................................ 50
Hình 3.11: Quả và hạt cây Khúc khắc ............................................................ 52


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú
và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai, khí hậu phù hợp
với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các
nguồn khác nhau. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày
một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu
nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự
giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên nhân như chiến tranh, khai thác
tràn lan, canh tác nông nghiệp, diện tích cây công nghiệp được mở rộng...
Hơn nữa, trước yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội, chúng ta đang phải đối
mặt với mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thác. Do đó, cây dược
liệu ngày càng cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng.
Theo kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn
2001 – 2005 của Viện Dược liệu có tới 3.948 loài thực vật có công dụng làm
thuốc. Trong đó, nhóm thực vật bậc cao có mạch là 3.870 loài, nhưng có
khoảng 90% là mọc ngoài tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng,
chỉ có khoảng 10% là được gây trồng. Theo số liệu thống kê của ngành Y tế,
mỗi năm nước ta tiêu thụ từ 30 – 50 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau để
sử dụng trong y học cổ truyền, làm nguyên liệu cho công nghiệp Dược và
xuất khẩu. Trong đó, trên 2/3 khối lượng này được khai thác từ nguồn cây
thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Riêng từ nguồn cây thuốc tự
nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm, khối lượng dược liệu này trên
thực tế chỉ bao gồm từ hơn 200 loài thực vật.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cửa ngõ phía Tây Bắc của
thủ đô Hà Nội, có địa thế khá thuận lợi về giao thông, vị trí hết sức thuận lợi


2


cho việc thông thương, trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và
các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
3528 km², với diện tích rừng là 144.256 ha, trong đó 69.547 ha rừng tự nhiên,
74.704 ha rừng trồng, riêng VQG Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn với diện
tích vùng đệm là 18.369 ha, diện tích vùng lõi 15.048 ha và khu vực bảo vệ
nghiêm ngặt là 11.148 ha. Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia
duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha), được đánh giá là
rừng có giá trị đa dạng sinh học cao. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc nhân
giống, gây trồng và phát triển cây dược liệu, để phục vụ phát triển kinh tế xã
hội của địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn được nguồn gen cây dược
liệu và bảo tồn đa dạng sinh học.
Khúc khắc hay có tên gọi khác là cây Thổ phục linh, tên khoa học
Smilax glabra Roxb., Họ Khúc khắc (Smilacaceae Vent.). Là cây dược liệu có
mặt rất nhiều trong các bài thuốc, vị thuốc nam, được sử dụng để tẩy độc cơ
thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương, chữa
tiêu hoá không bình thường, đau bụng tiêu chảy, viêm thận, viêm bàng quang,
phong thấp, viêm khớp, đòn ngã tổn thương, tràng nhạc, mụn nhọt độc, lở
ngứa, viêm mủ da, giang mai, giải độc thuỷ ngân và bạc... tại Mỹ củ được làm
nguyên liệu chế biến nước ngọt giải khát [23]. Cây Khúc khắc có phân bố
rộng hầu như trên cả nước nhưng quá trình khai thác, thu hái tràn lan đã dẫn
đến số lượng bị suy giảm nghiêm trọng. Nên cần phải nhân giống, gây trồng
và phát triển, vừa để bảo tồn được nguồn gen, bảo tồn được đa dạng sinh học,
đồng thời cung cấp được sản phẩm đang khan hiếm cho thị trường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Khúc khắc (Smilax glabra
Roxb.) ở xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”


3


2. Mục tiêu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây Khúc khắc,
qua đó tạo tiền đề cho việc phát triển nguồn giống dược liệu tại địa phương,
đồng thời bảo tồn được nguồn gen cây dược liệu và bảo tồn đa dạng
sinh học.
Mục tiêu cụ thể
Xác định được một số chỉ tiêu nhân giống bằng phương pháp
giâm hom và gieo hạt cây Khúc khắc. Góp phần bảo tồn và phát triển cây
dược liệu đang bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hom và hạt cây Khúc khắc lấy giống tại xã
Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống
bằng phương pháp giâm hom trong điều kiện vườn ươm và bước đầu thử
nghiệm khả năng nảy mầm của hạt Khúc khắc.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
+ Ý nghĩa khoa học: Đã cung cấp và bổ sung thêm một số dẫn liệu về thí
nghiệm nhân giống.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần phát triển cây Khúc khắc trở thành loại
cây hàng hóa, đáp ứng nhu cầu khan hiếm của thị trường.
Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho:
nghiên cứu, giảng dạy, các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh viên,
nông dân.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×