Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Thuyết trình đánh giá nhận định để thu hút FDI thành công vào các khu công nghiệp tại việt nam cần só sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 19 trang )

BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ NHẬN ĐỊNH: ĐỂ THU HÚT FDI THÀNH CÔNG
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM CẦN CÓ SỰ
HOÀN THIỆN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG MỘT CÁCH ĐỒNG BỘ

Trần Thị Thu Hà
Trần Trung Hiếu
Nguyễn Thu Trang
Hà Trọng Thăng
Nguyễn Khánh Vân
Phanit Silavy


1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC
THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm FDI
1.1.2. Khái niệm KCN


1.1.1. Khái niệm FDI
Theo IMF:
Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới

(WTO):
FDI có những ưu điểm như sau:

• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển KT-XH







trong nước.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công.
Nguồn thu ngân sách lớn.
FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư


1.1.2. Khái niệm KCN
Định nghĩa:

Khu công nghiệp hay còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát
triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo
được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã
hội - môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép
đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng
Theo Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng
03 năm 2008 quy định về KCN, KCX và KKT:
“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của
Chính phủ”.


1.1.2. Khái niệm KCN
Đặc điểm pháp lí của KCN

Về chức năng hoạt động.
Về không gian.
Về thủ tục thành lập.
 Về đầu tư cho xuất khẩu.


1.1.2. Khái niệm KCN
Phân loại các khu công nghiệp:
 Căn cứ vào mục đích sản xuất:
khu công nghiệp: Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công

nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
khu chế xuất: Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng
xuất khẩu.

 Theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:
Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ
trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v...
Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang
hoạt động.
Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20).


1.1.2. Khái niệm KCN
Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng:
KCN đã hoàn thành
• KCN chưa hoàn thành


Theo tình trạng cho thuê: có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới


50%, trên 50% và 100%.
Theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp:
Lớn
• Vừa
• Nhỏ


Theo trình độ kỹ thuật:
Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều.
Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v... làm

đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn

Theo chủ đầu tư:
Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.
Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.
Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội :
Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, không có khu vực dân cư.
Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp.

Theo tính chất ngành công nghiệp
Theo lãnh thổ địa lý


1.1.2. Khái niệm KCN
Vai trò của các khu công nghiệp:
Thu hút vốn đầu tư công nghiệp.

Sử dụng có hiệu quả tài nguyên.
Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


1.2. Tầm quan trọng của việc thu hút FDI vào các
KCN
Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, thành tựu của các khu công
nghiệp đã được minh chứng sống động bằng những đóng góp quan trọng
trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế, môi
trường và xã hội như:
 Khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
 Đăc biêt, khu công nghiệp có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng
ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh
tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa
phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa


2.THỰC TRẠNG (ĐIỀU KIỆN THU HÚT FDI ĐẾN KHU
CÔNG NGHIỆP)
2.1.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Thực trạng CSHTKT ở Việt Nam
2.1.3. Giải pháp cải thiện và nâng cấp CSHTKT


2.2.

Cơ sở hạ tầng xã hội

2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.

Khái niệm
Thực trạng CSHTXH ở Việt Nam
Giải pháp cải thiện và nâng cấp CSHTXH


2.THỰC TRẠNG (ĐIỀU KIỆN THU HÚT FDI ĐẾN KHU
CÔNG NGHIỆP)
2.1.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Thực trạng CSHTKT ở Việt Nam
Kể từ khi áp dụng chính sách “mở cửa” nền kinh tế vào cuối thập niên trước đến nay,

Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế nổi bật. Chẳng hạn, từ một nước
nghèo, nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào viện trợ nước ngoài, Việt nam đã vươn
lên trở thành một trong số ít các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Những
thành tựu kinh tế đáng ghi nhận này ta nhờ một phần đóng góp không nhỏ của FDI. Có
thể coi FDI là một trong các nguồn năng lượng quan trọng khởi động cho cỗ máy kinh
tế Việt Nam đi vào quỹ đạo của sự tăng trởng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây xu
thế FDI vào Việt nam đang chững lại và có phần giảm sút.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt nam nhìn chung còn yếu kém trên nhiều phương diện
cả về số lượng và chất lượng, lại chưa được xây dựng theo một quy hoạch thống nhất
dẫn đến tình trạng khập khiễng, chắp vá và cha đồng bộ đang là vấn đề lớn ảnh hưởng
đến nhịp độ thu hút FDI.


Thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở Hà Nội

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến
năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, TP. Hà Nội sẽ có 33 khu
công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao với diện tích khoảng
6.693 ha. Có 05 KCN trong danh mục quy hoạch phát triển các
KCN cả nước đến năm 2020, nhưng đang trong giai đoạn lập
quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích khoảng
1.749,5 ha (KCN Đông Anh, KCN Nam Phú Cát, KCN Thanh Mỹ Xuân Sơn, KCN Kim Hoa - phần diện tích thuộc địa bàn Hà Nội).
Đến nay, Hà Nội đã và đang phát triển 19 KCN, khu công nghệ
cao với tổng diện tích gần 4.121,2 ha


Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Bắc Ninh:
 Đối với KCN Tiên Sơn
Đối với KCN Quế Võ

Giải pháp cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020
làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân
sách nhà nước
Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia
phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy

điện độc lập.
Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt
dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam
Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông
tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.
Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không)
đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết
đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.


2.2.Cơ sở hạ tầng xã hội
Khái niệm
Thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội ở các Khu Công Nghiệp (phân tích tại Bắc

Ninh)

Hình 1: Ảnh minh họa cho hệ thống ký túc xá công nhận tại KCN


2.2.3.Giải pháp cải thiện và nâng cấp CSHTXH
Quy hoạch nói chung và HTXH nói riêng đang diễn ra trong một bối cảnh mới, cần phải liên kết chặt

chẽ các hoạt động nghiên cứu – lập quy hoạch – quản lý đầu tư – khai thác.
Quy hoạch công trình hạ tầng xã hội cần xác định được mô hình liên kết giữa hạ tầng xã hội với các
chức năng khác trong vùng.
Dự báo quy mô công trình hạ tầng xã hội trên cơ sở chiến lược phát triển hạ tầng xã hội, xác định các
công trình đầu mối, mạng lưới, vị trí và quy mô mang tính chất vùng hoặc liên vùng.
Việc phân cấp, phân nhóm công trình HTXH, xác định bán kính phục vụ là cơ sở cho việc quy hoạch hệ
thống HTXH với các giải pháp cấu trúc.
Thay đổi trong nhận thức của từ các nhà quản lý, các cán bộ làm quy hoạch về vai trò của công trình

HTXH trong cấu trúc kinh tế bền vững, coi các công trình HTXH là quyết định đến cấu trúc, chất lượng,
là tiền đề nâng cao đời sống công nhân viên, qua đó nâng cao chất lượng lao động, mang lại sự tăng
trưởng về chất lượng và số lượng sản phẩm tại các khu công nghiệp. Hạ tầng kỹ thuật là công trình
bảo đảm cho cấu trúc HTXH hoạt động thông suốt.
Cần đổi mới nội dung quy hoạch HTXH cụ thể hơn cho việc thực hiện thuận lợi không bị thay đổi điều
chỉnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc đô thị. Đổi mới phương pháp quy hoạch HTXH theo hướng tiếp cận
chiến lược nhằm nâng cao tính khả thi của đồ án quy hoạch HTXH.


3. ĐỊNH HƯỚNG
Từ những thực tế nêu trên, ta có thể nhận thấy việc thu hút FDI vào khu công nghiệp của Việt Nam vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, mà nguyên nhân là:
Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, biến động của thị trường quốc tế và trong nước gây khó khăn
cho các nhà đầu tư hoạt động đầu tư kinh doanh.
Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN đã được quan tâm đầu tư nhưng về cơ bản chưa đáp ứng được
nhu cầu của các nhà đầu tư. Một số KKT, KCN, KCX chậm triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc xây
dựng kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ
Mặc dù nước ta có nguồn lao động dồi dào, lợi thế về giá nhân công thấp, tuy nhiên lợi thế này đang
giảm dần; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu
Chính sách về ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư hạ tầng, dự án sản xuất kinh doanh trong các KCN,
KCX không ổn định, giảm sút
Các chương trình xúc tiến đầu tư chưa được xây dựng đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút
đầu tư ưu tiên gắn với lợi thế so sánh và điều kiện phát triển thực tế của các địa phương; sự thống
nhất, đồng bộ trong các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư giữa các cơ quan Trung ương và địa
phương còn hạn chế
Một số nhà đầu tư hạn chế về năng lực tài chính, đăng ký đầu tư với mục tiêu giữ đất chờ cơ hội,
trong khi công tác thẩm tra cấp phép và quản lý đầu tư chưa thực sự chặt chẽ, nên các dự án chậm
triển khai, không có khả năng triển khai



3. ĐỊNH HƯỚNG
Giải pháp:
Một là: hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án

FDI hoạt động. Nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây
dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với hệ thống tiện nghi, tiện ích công
cộng phục vụ cho KCN
Hai là: tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên
tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn
phát triển và có lợi thế của Việt Nam.
Ba là: hợp tác với các đối tác chiến lược có trình độ phát triển công nghệ tiên tiến, thí
điểm xây dựng một số KCN chuyên sâu để thu hút vốn đầu tư, công nghệ phát triển
một số ngành công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam có thể mạnh.
Bốn là: xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN thống nhất trên phạm
vi cả nước, tập trung xúc tiến đầu tư theo vùng để tăng cường hiệu quả, tránh chồng
chéo.
Năm là: hoàn thiện cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư để thu hút FDI.


3. KẾT LUẬN
Khu công nghiệp, khu chế xuất đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong

và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả
nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80%. khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đã tạo ra một hệ
thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng
trên cả nước. Đăc biêt, khu công nghiệp, khu chế xuất có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản
xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cũng đưa ra 10 định

hướng lớn xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trong đó có định hướng phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp, khu kinh tế. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu
kinh tế. Không lấy đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp mới. Đến năm 2015, giải quyết cơ bản tình
trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, cơ sở khám chữa
bệnh... cho lao động các khu công nghiệp. Đến năm 2020, hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong
các khu công nghiệp, khu kinh tế, đặc biệt là các công trình hạ tầng xã hội và xử lý nước thải, rác thải.”
Vì vậy, có thể nói, việc phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện tại các khu công nghiệp là một
việc quan trọng để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà, thu hút FDI, phát triển
nền kinh tế của đất nước.




×