Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.49 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THANH TUẤN

NHIỆM VỤ , QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ Á N DÂN SỰ
TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

Chuyên ngành: L UẬT DÂN SỰ
M ã số: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬ T HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ HUYỀN

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn là trung thực. Các kết luận khoa
học trong Luận văn chưa từng được ai công bố trong các công trình khác.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NH IỆM VỤ, QUYỀN HẠ N


VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN TRONG VIỆ C GIẢ I
QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM ......................... 6

1.1 Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong việc
giải quyết vụ án dân sự tại T oà án cấp sơ thẩm ................................................ 6
1.1.1 Nhiệm vụ của Thẩm phán ..................................................................................... 7
1.1.2 Quyền hạn của Thẩm phán ................................................................................... 8
1.1.3 Trách nhiệm của Thẩm phán ..............................................................................10
1.2 Cơ sở quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong
việc giải quyết vụ án dân sự tại T oà án cấp sơ thẩm ......................................12
1.2.1 Vị trí, vai trò của Thẩm phán trong tổ chức bộ máy Nhà nước và trong hoạt
động tố tụng dân sự ............................................................................................12
1.2.2 C ơ sở pháp lý .......................................................................................................14
1.2.3 C ơ sở thực tế ........................................................................................................16
1.3 M ối liên hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán với
các chủ thể khác trong tố tụng dân sự khi giải quyết vụ án dân s ự sơ
thẩm .....................................................................................................................17
1.3.1 M ối liên hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán với việc
bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự ........................................17
1.3.2 M ối liên hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán với
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên ..........18
1.3.3 M ối liên hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán với việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của H ội thẩm nhân dân .........19
1.4 Sơ lƣợc hình thành, phát triển nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự tại T oà án cấp sơ thẩm trong tố
tụng dân sự Việt Nam ......................................................................................20
1.4.1 Giai đoạn từ 1945 đến 1959 ................................................................................20
1.4.2 Giai đoạn từ 1960 đến 1989 ................................................................................21
1.4.3 Giai đoạn từ 1989 đến 01/01/2005 .....................................................................21
1.4.4 Giai đoạn ngày từ 01/01/2005 đến nay ..............................................................22



1.5 Một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự nƣớc ngoài về nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự tại
Tòa án cấp sơ thẩm .............................................................................................23
1.5.1 Pháp luật tố tụng dân sự nước Liên bang Nga ...................................................23
1.5.2 Pháp luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa Pháp ..................................................24
1.5.3 Pháp luật tố tụng dân sự Hoa K ỳ ........................................................................26
1.5.4 Pháp luật tố tụng dân sự Anh ..............................................................................27

CHƢƠNG II: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠ N VÀ TRÁCH NH IỆM CỦA THẨM
PHÁN TRONG

VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI

TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .............. 29

2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự
tại T oà án cấp sơ thẩm ........................................................................................29
2.1.1 Tiến hành lập hồ sơ vụ án ...................................................................................29
2.1.2 Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ
án; ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự ...........................35
2.1.3 Ban hành các quyết định tố tụng ........................................................................37
2.1.4 Tham gia phiên tòa xét xử các vụ án dân sự ......................................................41
2.1.5 Tiến hành các hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ dân sự theo quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự ..................................................................................43
2.2 Trách nhiệm của thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Toà án
cấp sơ thẩm ........................................................................................................44
2.2.1 Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ, quy ền hạn khi giải quyết vụ án dân sự sơ
thẩm ....................................................................................................................44

2.2.2 Trách nhiệm pháp lý của T hẩm phán .................................................................47

CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH
NHIỆM CỦA THẨM PHÁN KHI GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............ 49

3.1 Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán 49
3.1.1 Những kết quả đã đạt được .................................................................................49
3.1.2 Những tồn tại .......................................................................................................52


3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiệ n nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp
sơ thẩm .................................................................................................................63
3.2.1 Hoàn thiện các quy định liên quan đến xác định vị trí, vai trò của T hẩm phán 63
3.2.2 Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của Thẩm phán khi tiến hành tố tụng ....64
3.2.3 Hoàn thiện thủ tục TTDS liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
khi giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm ....................................65
3.2.4 Hoàn thiện các quy định về cung cấp chứng cứ ................................................66
3.2.5 Quy định Thẩm phán ủy quyền cho Thư ký lấy lời khai của những người tham
gia tố tụng .......................................................................................................... 67
3.2.6 Hoàn thiện các quy định về sự tham gia giải quyết vụ án dân sự của HTND và
Kiểm sát viên .......................................................................................................67
3.2.7 Quy định tham gia bắt buộc của người bảo vệ quyền và lợi ích hợ p phá p
đương sự trong vụ án dân sự ........................................................................................68
3.2.8 Quy định cho Thẩm phán hoặc HĐXX có quyền về sửa chữa bổ sung bản án
theo hướng mở rộng hơn ..............................................................................................69


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾ T TẮT


STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

2

BPKCTT

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

3

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

4

LSĐBS

Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự


5

HĐXX

Hội đồng xét xử

6

HTND

Hội thẩm nhân dân

7

PLTP&HTND

Pháp lệnh Thẩm phán và H ội thẩm nhân dân

8

TAND

Tòa án nhân dân

9

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao


10

TTDS

Tố tụng dân sự

11

TTGQCVADS

Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

12

TTGQCVAKT

Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

13

TTGQCTCLĐ

Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

14

TNBT

Trách nhiệm bồi thường


15

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

16

UBTVQH

Uỷ ban thường vụ Quốc hội

17

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập
trung quyền lực, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước
trong thực hiện ba quyền: L ập pháp – hành pháp – tư pháp. Trong hoạt động tư
pháp, Tòa án giữ vai trò trung tâm và là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh N hà
nước tiến hành xét xử các vụ án. Thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, Nhà nước
bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ pháp chế

XHCN.
Trong những năm gần đây, các tranh chấp dân sự tăng cả về số lượng và sự
phức tạp. Thống kê hàng năm của ngành Tòa án cho thấy, số lượng các vụ án dân
sự tăng nhanh, không chỉ các vụ án dân sự theo nghĩa hẹp mà còn cả các vụ án kinh
doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động. Ngoài việc tăng về số lượng thì các
vụ án dân sự phức tạp về nội dung, các tranh chấp dân sự không chỉ đơn thuần trong
một lĩnh vực nhất định mà ở trong các lĩnh vực khác nhau , đặc biệt các tranh chấp
liên quan đến quyền sử dụng đất, hoạt động kinh doanh... đã gây ra không ít khó
khăn, vướng mắc cho Tòa án. M ặc dù có những khó khăn, nhưng ngành Tòa án đã
thụ lý, giải quyết có hiệu quả các tranh chấp dân sự, đáp ứng được yêu cầu của pháp
luật và nguyện vọng của nhân dân.
Bên cạnh những thành quả đạt mà ngành Tòa án đã được thì vẫn còn những
khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chức năng xét xử của Tòa án, trong đó
có các nguyên nhân từ quy định pháp luật, cơ cấu, tổ chức của Tòa án, quyền hạn và
năng lực xét xử của cán bộ Tòa án… . dẫn đến hoạt động xét xử của Tòa án chưa
thực sự hiệu quả, chưa bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của nhân dân và chưa đáp
ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế . Đảng cộng sản Việt Nam thấy được sự cần thiết
phải hoàn thiện các cơ quan tư pháp, vì vậy nhiệm vụ “cải cách tổ chức, hoạt động
của các cơ quan tư pháp” đã được thể hiện tại Đại hội VIII, IX của Đảng. C ụ thể
hóa nhiệm vụ trên, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hư ớng đến năm 2020; Nghị quyết số


2

49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của B ộ C hính trị, Ban C hấp hành Trung ương Đảng
khóa IX về Chiến lược cải cách tư phá p đến năm 2020 và Kết luận số 79-KL/TW
ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa
án, Viện kiểm sát và C ơ quan điều tra” [7]. Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của cải

cách tư pháp là đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ qu an tư pháp, nhất là tổ
chức và hoạt động của TAND.
Thực hiện tinh thần của những Nghị quyết nêu trên, nhiều văn bản Luật và
dưới Luật đã được ban hành, là hành lang pháp lý quan trọng để TAND thực hiện
chức năng xét xử. Hoạt động của Tòa án được thông qua chủ yếu là hoạt động xét
xử của Thẩm phán. Khi giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm, Thẩm phán
tham gia vào tất cả các giai đoạn tố tụng, kể cả khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm
(nếu có), trong đó xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có vai trò và ý nghĩa quan trọng.
Quá trình giải quyết các vụ án dân sự sơ thẩm có nhiều tình huống, vướng mắc và
bất cập, gây không ít khó khăn cho Thẩm phán khi tiến hành tố tụng. Trong khi đó
các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán chưa đầy đủ
hoặc chưa được Thẩm phán áp dụng đúng. Vì vậy, Thẩm phán giải quyết các vụ án
dân sự vẫn còn có những sai sót, vi phạm, quá hạn. Khi giải quyết các vụ án dân sự,
tính chủ động, sáng tạo của Thẩm phán còn hạn chế; sự phối hợp giữa Thẩm phán
với HTND, Thư ký chưa thực sự hiệu quả; cơ chế bảo đảm hoạt động TTDS của
Thẩm phán chưa thực sự được quan tâm. Những nguyên nhân trên trực tiếp ảnh
hưởng đến hoạt động xét xử của Tòa án, đến quyền lợi ích của Nhà nước và nhân
dân. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự tại T òa án cấp sơ thẩm phù hợp với thực
tiễn, vừa để bảo đảm nguyên tắc pháp chế, vừa để xem xét xây dự ng thủ tục giải
quyết vụ án dân sự đơn giản về thủ tục, chính xác về nội dung, gó p phần thực hiện
mục tiêu cải cách tư pháp của Đảng và N hà nước là hết sức cần thiết.
Để làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm và đề ra những giải pháp để
TAND – trong đó có Thẩm phán thực hiện có hiệu quả tinh thần cải cách tư pháp
của Đảng và Nhà nước, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Nhiệm vụ, quyền hạn và


3


trách nhiệm của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự tại T oà án cấp sơ
thẩm” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây có nhiều đề tài, bài viết, nghiên cứu, luận văn liên
quan đến việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán nói
chung và trong TTDS nói riêng. Các nghiên cứu đó nhằm góp phần thực h iện yêu
cầu cải cách tư pháp, xây dựng ngành Tòa án phát triển, vững mạnh, đội ngũ Thẩm
phán có đủ năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp. C ó thể chia làm hai nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu bài viết liên quan đến quá trình
giải quyết các vụ án dân sự nói chung. M ặc dù không trực tiếp xác định nhiệm vụ
quyền hạn của Thẩm phán, tuy nhiên hoạt động giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án
được thể hiện qua hoạt động của Thẩm phán là chủ yếu. Vì vậy, các bài viết, nghiên
cứu đó cũng góp phần quan trọng làm sáng rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của Thẩm phán trong hoạt động TTDS, điển hình như: Kỷ yếu toạ đàm (2004), Qui
chế độc lập và cơ chế trách nhiệm của Thẩm phán- Nhà Pháp luật Việt - Pháp, Hà
Nội; Lê Thu Hà (2010), Tổ chức xét xử vụ án dân sự đáp ứng yêu cải cách tư pháp ,
Nxb chính trị quốc gia, Hà N ội. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), H oàn thiện
pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư
pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội…
Nhóm thứ hai: Các đề tài nghiên cứu trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của Thẩm phán theo thủ tục TTDS như: Đề tài khoa học cấp Bộ “M ột
số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng BLTTDS”, mã số 95 – 98
– 046/ĐT của TANDTC đã có những bài viết “Xác định nhiệm vụ, quyền hạn của
Thẩm phán, vấn đề thực tiễn và yêu cầu trong việc xây dựng qui trình và thủ tục
TTDS” của tiến sĩ Đinh N gọc Hiện; Bùi Thị Huyền (2001) “Về nhiệm vụ, quyền hạn
của Thẩm phán trong TTD S”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội; Lê Thị Thúy Nga (2012),
“Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong TTDS”, Khóa luận tốt
nghiệp, Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được cơ sở lý luận về nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán, đồng thời phản ánh được thực trạng đội



4

ngũ Thẩm phán trong hoạt động TTDS, những khó khăn bất cập khi giải quyết các
loại vụ - việc theo quy định của BLTTDS. Thông qua đó đưa ra những giải pháp về
lý luận, thực tiễn là cơ sở để các cơ quan Nhà nước xem xét đưa ra những quy định
phù hợp, tạo điều kiện xây dựng đội ngũ Thẩm phán có đủ năng lực. Tuy nhiên, để
làm rõ hơn quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của Thẩm phán trong TTDS, đặc
biệt khi giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm thì chưa có công trình nào
nghiên cứu cụ thể.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
khi giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của pháp luật
TTDS Việt Nam qua các thời kì; nghiên cứu pháp luật TTDS của một số quốc gia
về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán.
Luận văn nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
khi giải quyết các vụ án dân sự tại T òa án cấp sơ thẩm theo quy định của pháp luật
hiện hành. Cụ thể, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm xác định sau khi thụ lý và
được lãnh đạo Tòa án phân công giải quyết vụ án theo quy định . Đồng thời xem xét
thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của T hẩm phán trong việc
giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học M ác – Lênin và tư tưởng H ồ
Chí M inh.
Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được sử dụng như phương
pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp và phương pháp xã hội học
như lấy số liệu sử dụng các kết quả thống kê để hoàn thành luận văn.
5. Mục đích, nhiệm vụ

M ục đích của luận văn là nghiên cứu m ột cách có hệ thống về mặt lý luận và
thực tiễn nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong TTDS khi giải
quyết vụ án dân sự sơ thẩm . Trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện tổng thể quy định
pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán. M ục đích xây


5

dựng đội ngũ Thẩm phán có năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp khi giải quyết các loại
vụ án.
Từ mục đích đó, nhiệm vụ của Luận văn là: Làm rõ khái niệm nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; phân
tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của Thẩm phán; tìm hiểu, so sánh với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của Thẩm phán m ột số quốc gia khác khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm; từ việc
nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
Thẩm phán, luận văn đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm
cho Thẩm phán thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trên thực tế.
6. Cơ cấu của luận văn
Chương I: M ột số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong việc
giải quyết vụ án dân sự tại T òa án cấp sơ thẩm theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Chương III: Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm tại T òa án cấp sơ thẩm và m ột số
kiến nghị.


6


CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NH IỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ
TRÁCH NHIỆ M CỦA THẨ M PHÁN TR ONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ Á N
DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤ P SƠ T HẨM
1.1 Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
trong việc giải quyết vụ án dân sự tại T oà án cấp sơ thẩm
Quan hệ pháp luật dân sự đa dạng về nội dung, hình thức và chủ thể tham
gia. Khi tham gia các quan hệ dân sự, các chủ thể thự c hiện quyền và nghĩa vụ theo
đúng những nội dung đã cam kết và quy định pháp luật. Tuy nhiên, khi một trong
các bên không tuân thủ các quy định pháp luật hoặc không tuân thủ thỏa thuận đã
cam kết, xâm phạm đến lợi ích của bên kia thì bên bị vi phạm có quyền tự bảo vệ
hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. M ột trong những biện pháp
bảo vệ quyền dân sự của chủ thể trong quan hệ dân sự là quyền khởi kiện. “Cá
nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình” [ 28]. K hởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân và
các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, là cơ sở pháp lý làm phát
sinh quan hệ pháp luật TTDS [45]. Thực hiện quyền khởi kiện, chủ thể phải có đơn
khởi kiện gửi Tòa án có thẩm quyền. Tòa án chỉ giải quyết k hi có đơn của chủ thể
có quyền khởi kiện.
Việc xem xét đơn khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm được thực
hiện bởi các chủ thể khác nhau, có thể lãnh đạo Tòa án trực tiếp xem xét đơn khởi
kiện, nếu đủ điều kiện thì thụ lý vụ án và giao vụ án cho Thẩm phán giải quyết.
Cũng có Tòa án, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và quyết định
có thụ lý vụ án hay không. Tuy nhiên, dù lãnh đạo Tòa án hoặc Thẩm phán quyết
định việc thụ lý vụ án thì nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán chỉ
phát sinh khi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều
41 BLTTDS, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán không bao gồm việc xem xét thụ
lý vụ án. Vì vậy, trong nội dung luận văn chỉ xem xét nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của Thẩm phán tính từ thời điểm được lãnh đạo Tòa án phân công giải quyết



7

vụ án dân sự sơ thẩm – khi vụ án đã được thụ lý .
BLTTDS quy định trình tự giải quyết vụ án dân sự tại T òa án cấp sơ thẩm ,
cấp phúc thẩm và thủ tục xét lại các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp
luật. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm là trình tự khởi kiện,
thụ lý, thu thập tài liệu, chứng cứ và xét xử giải quyết vụ án tại T òa án cấp sơ thẩm.
Trình tự thủ tục đó được thực hiện bởi những người tiến hành tố tụng, quan trọng
nhất là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.
1.1.1 K hái niệm nhiệm vụ của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân
sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền, nhiệm vụ và nghĩa vụ là các khái niệm
khác nhau. Thẩm quyền là “tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định
của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy Nhà nước do luật pháp quy định ” [50, tr.459].
Khái niệm “thẩm quyền” bao hàm hai nội dung chính là quyền hành động và quyền
quyết định của cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước. Quyền hành động là quyền
được làm những công việc nhất định, còn quyền quyết định là quyền hạn giải quyết
công việc đó trong phạm vi pháp luật cho phép (thẩm quyền hành động). Nghĩa vụ là
việc mà theo đó một chủ thể (cá nhân, cơ quan, tổ chức) phải thực hiện hoặc không
được thực hiện khi tham gia vào một quan hệ pháp luật. Còn nhiệm vụ là công việc
phải làm , phải gánh vác [55, tr.1251]. Theo cách giải nghĩa này thì nhiệm vụ nói
chung là công việc mang tính chất bắt buộc đối với chủ thể phải thực hiện. T uy
nhiên, khi nói đến nhiệm vụ người ta thường nói đến công việc phải thực hiện của
người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước khi thực hiện
thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó. N hiệm vụ của một chủ thể xuất phát từ tư cách
chủ thể trong quan hệ xã hội mà chủ thể đó tham gia và được pháp luật quy định.
Cùng một chủ thể, như ng mỗi quan hệ xã hội khác nhau thì quy định pháp luật xác
định nhiệm vụ khác nhau.

Nhiệm vụ của Thẩm phán xuất phát từ tư cách của Thẩm phán trong hệ
thống bộ máy Nhà nước. Thẩm phán là m ột chức danh tư pháp, được tuyển chọn và
bổ nhiệm theo một quy trình nghiêm ngặt. Xuất phát từ tính chất “công việc” của
Thẩm phán là nhân danh Nhà nước phán quyết, phân định quyền và nghĩa vụ của


8

các chủ thể trong vụ án dân sự . Vì vậy, quy định nhiệm vụ của T hẩm phán càng cụ
thể, đẩy đủ sẽ là điều kiện quan trọng để Thẩm phán có thể giải quyết vụ án được
nhanh chóng, đúng đắn. Vị trí, vai trò của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ việc
dân sự và được quy định tại Điều 41 BLTTDS. Nhiệm vụ của T hẩm phán khi giải
quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm được xác định căn cứ vào thẩm quyền
của Tòa án cấp sơ thẩm. Thẩm phán thực hiện công việc từ khi thụ lý vụ án dân sự
cho đến khi kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm. Song trên thực tế, Thẩm phán cấp sơ
thẩm thực hiện nhiệm vụ của mình từ khi được phân công giải quyết vụ án cho đến
khi ra bản án, quyết định sơ thẩ m và các công việc sau khi ra bản án, quyết định sơ
thẩm như sửa chữa, bổ sung, giải thích bản án, quyết định, hoàn thiện hồ sơ vụ án
có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm ...
Như vậy, nhiệm vụ của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự tại
Toà án cấp sơ thẩm là công việc Thẩm phán phải thực hiện từ khi được Chánh án
Tòa án phân công giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm cho đến ban hành
bản án, quyết định sơ thẩm và các công việc khác có liên quan đến bản án, quyết
định sơ thẩm theo quy định của tố tụng dân sự.
Nhiệm vụ của Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự tại T òa án cấp sơ thẩm
được thực hiện trên cơ sở sự phân công của lãnh đạo Tòa án. Đây là cơ sở để phát
sinh nhiệm vụ của Thẩm phán. Nhiệm vụ đó chỉ kết thúc khi vụ án được giải quyết
xong hoặc Thẩm phán thuộc trường hợp phải từ chối tiế n hành tố tụng hoặc bị thay
thế. Khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán giải quyết chính xác nội dung vụ án - giải
quyết được tranh chấp phát sinh giữa các bên đương sự .

1.1.2 K hái niệm quyền hạn của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân
sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
Cũng giống như nhiệm vụ của Thẩm phán, quyền hạn của Thẩm phán cũng
xuất phát từ tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật. Pháp luật trao cho chủ thể có
quyền như thế nào trên cơ sở cương vụ, chức vụ mà c hủ thể đó đảm nhiệm . Thông
thường, quyền hạn được hiểu là quyền theo cương vị, chức vụ cho phép [55,
tr.1384]. Dưới góc độ pháp lý, quyền hạn của m ột cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
được xác định theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp và chức vụ, vị trí


9

công tác và trong phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp
luật [50, tr.651].
Quyền hạn thường gắn chủ thể với m ột cương vị, tư cách cụ thể. Trong khoa
học pháp lý, quyền hạn được gắn liền với cơ quan, tổ chức trong bộ máy N hà nước
hoặc của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó. Quyền hạn của cơ quan, tổ
chức là quyền quyết định giải quyết công việc trong phạm vi thẩ m quyền của cơ
quan, tổ chức. Quyền hạn của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức là quyền
quyết định giải quyết công việc trong phạm vi nhiệm vụ của cá nhân người có thẩm
quyền của cơ quan tổ chức đó. Đối với quyền của chủ thể khi tham gia vào quan hệ
pháp luật dân sự xuất phát từ sự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Quyền hạn và nhiệm vụ là hai khái niệm khác nhau, song lại có mối liên hệ
chặt chẽ. Nhiệm vụ của Thẩm phán là việc phải thực hiện các thủ tục tố tụng mà
BLTTDS quy định, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ thì
tùy theo tính chất và mức độ việc giải quyết vụ án dân sự sẽ khôn g chính xác và có
thể phải thực hiện lại. Nhiệm vụ của Thẩm phán được xác định mang tính bắt buộc
khi giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm, trong đó Thẩm phán phải thực hiện chính xác
về thủ tục tố tụng và nội dung vụ án. Để Thẩm phán có thể thực hiện tốt nhiệm vụ
xét xử vụ án dân sự sơ thẩm, pháp luật cần trao cho Thẩm phán những quyền hạn

đầy đủ. Quyền hạn của Thẩm phán là quyền quyết định trong việc thực hiện thủ tục
tố tụng và ra các quyết định tố tụng do pháp luật TTDS quy định. Quyền hạn của
Thẩm phán mang tính chất chủ động nhằm thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán. Khi
giải quyết vụ án dân sự, trên cơ sở nhiệm vụ mà pháp luật TTDS quy định, Thẩm
phán có quyền hạn lựa chọn cách thức, thời gian, biện pháp và ra các quyết định tố
tụng để thực hiện nhiệm vụ nhằm giải quyết vụ án dân sự chính xác.
Tuy nhiên, khái niệm quyền hạn và nhiệm vụ đặt trong m ột điều kiện với
một chủ thể xác định thì quyền hạn và nhiệm vụ là tương đối thống nhất. Pháp luật
quy định nhiệm vụ của Thẩm phán phải thực hiện những công việc gì, đ ồng nghĩa là
pháp luật phải trao cho Thẩm phán những quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ đó.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán nói chung được quy định chủ yếu trong
PLTP&HTND như: Xét xử nhữ ng vụ án và giải quyết những côn g việc khác theo sự


10

phân công; được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử; không được làm những việc
mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm ... [36]; không được tiếp
đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền
giải quyết ngoài nơi quy định… [51]. D o đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
trong TTDS được quy định thống nhất tại Điều 41 BLTTDS, không quy định tách
biệt nhiệm vụ và quyền hạn.
Quyền hạn của Thẩm phán k hi giải quyết vụ án dân sự tại T òa án cấp sơ
thẩm, khác với quyền hạn của Thẩm phán tại T òa án cấp phúc thẩm hoặc khi xét xử
giám đốc thẩm , tái thẩm và được pháp luật TTDS quy định căn cứ vào các công
việc mà Tòa án cấp sơ thẩm phải thực hiện .
Như vậy, quyền hạn của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự tại
Tòa án cấp sơ thẩm là quyền quyết định thực hiện các hoạt động tố tụng và ra các
quyết định tố tụng của Thẩm phán từ khi được C hánh án Tòa án phân công giải
quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm cho đến ra bản án, quyết định sơ thẩm và

các quyền khác có liên quan đến bản án, quyết định sơ thẩm theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự.
1.1.3 Khái niệm trách nhiệm của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án
dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
Theo Đại từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1999, trách nhiệm là điều phải
làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình [55, tr.1678]. Còn theo Từ điển
tiếng Việt xuất bản năm 2001, trách nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như
được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu
phần hậu quả (trách nhiệm làm cha mẹ, giám đố c xí nghiệp, ý thức trách nhiệm … ).
Trách nhiệm thường gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phải chịu hậu
quả trong trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ , quyền hạn của
mình. Trách nhiệm của Thẩm phán nói chung được quy định tại PLTP&HTND, B ộ
luật Hình sự, B ộ luật D ân sự, Luật trách nhiệm bồi thường của N hà nước và nhiều
văn bản pháp luật có liên quan. BLTTDS không quy định cụ thể trách nhiệm của
Thẩm phán, tuy nhiên thông qua tinh thần các điều luật và các quy định về trách
nhiệm chung của Thẩm phán trong các văn bản pháp luật có liên quan, có thể khái


11

quát trách nhiệm của Thẩm phán khi tiến hành giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm như
sau: Trách nhiệm của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Toà án cấp
sơ thẩm là việc Thẩm phán tuân thủ các quy định của tố tụng dân sự và các quy
định pháp luật về nội dung để giải quyết nội dung vụ án dân sự sơ thẩm chính xác
và hậu quả pháp lý mà Thẩm phán phải gánh chịu do không thực hiện đúng nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, trách nhiệm của Thẩm phán có hai loại, thứ nhất, trách nhiệm của
Thẩm phán phải hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật giao khi giải quyết
vụ án dân sự. T hứ hai, trách nhiệm pháp lý của Thẩm phán phải gánh chịu do không
thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn. V iệc thực hiện không đúng nhiệm vụ, quyền

hạn của Thẩm phán là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhà
nước, của đương sự. Vì vậy, căn cứ vào hành vi và mức độ vi phạm , Thẩm phán có
thể bị áp dụng m ột hoặc các chế tài hành chính, dân sự ho ặc hình sự.
Trách nhiệm của Thẩm phán có mối liên hệ mật thiết với nhiệm vụ và quyền
hạn. Trách nhiệm của Thẩm phán chỉ xác định được khi gắn với nhiệm vụ và quyền
hạn nhất định. Ngược lại, khi Thẩm phán được pháp luật giao những quyền hạn
nhất định để thực hiện nhiệm vụ thì cần có một cơ chế xác định việc thực hiện đó
đúng, chính xác không. Việc quy định và xác định trách nhiệm của Thẩm phán có ý
nghĩa quan trọng nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền và những hành vi trái pháp luật ,
hạn chế sự chủ quan, thiếu thận trọng của Thẩm phán khi tiến hành tố tụng . Đặc
điểm của vụ án dân sự sơ thẩm là luôn tồn tại mâu thuẫn giữa các bên đương sự nên
để giải quyết yêu cầu, tranh chấp của đương sự, trách nhiệm của Thẩm phán phải áp
dụng đúng các quy định để giải quyết các mâu thuẫn đó. Thẩm phán phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ , quyền hạn của mình.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân
sự tại Toà án cấp sơ thẩm là việc Thẩm phán tiến hành các thủ tục tố tụng, áp dụng
các quy định pháp luật nội dung nhằm giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp s ơ thẩm
chính xác, đúng pháp luật. Đồng thời xác định hậu quả pháp lý khi Thẩm phán không
thực hiện đúng các quy định đó. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi giải quyết
vụ án dân sự sơ thẩm được pháp luật TTDS quy định cụ thể, cho phép Thẩm phán


12

được thực hiện một cách độc lập những hành vi tố tụng cần thiết nhằm giải quyết vụ
án dân sự. Sự độc lập khi tiến hành tố tụng của Thẩm phán được Hiến pháp và pháp
luật khẳng định và được thực hiện trên thực tế. Sự độc lập càng được khẳng định thì
trách nhiệm của Thẩm phán càng được đề cao. Để Thẩm phán thực hiện đúng nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm, cần phải có một hành la ng pháp lý đầy đủ và phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước.

1.2 Cơ sở quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
trong việc giải quyết vụ án dân sự tại T oà án cấp sơ thẩm
1.2.1. Vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án cấp sơ thẩm trong tổ chức bộ
máy Nhà nước và trong hoạt động tố tụng dân sự
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức [32]. Trong đó, quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công,
phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Quyền hạn của m ột cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được xác định
theo phạm vi nội dung, lĩnh vực hoạt động, cấp, chức vụ, vị trí công tác và trong
phạm vi không gian, thời gian nhất định theo quy định của pháp luật [50, tr.651].
TAND với chức năng xét xử - m ột hoạt động cơ bản của quyền tư pháp, là cơ quan
có vị trí độc lập và là bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong bộ máy Nhà nước.
Trong các cơ quan tư pháp, Tòa án là cơ quan xét xử và là cơ quan có vị trí, vai trò
quan trọng nhất.
Nhiệm vụ của Tòa án là thực hiện việc xét xử, giải quyết các vụ việc phát
sinh từ các quan hệ pháp luật hình sự, hôn nhân gia đình, dân sự, lao động, kinh
doanh thương mại, hành chính. Trong phạm vi chức năng của mình là bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân ; bảo vệ tài sản của N hà
nước; của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công
dân [33]. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, pháp luật xác định và trao cho Thẩm
phán vai trò quan trọng trong việc xét xử các loại vụ án. Khi xét xử các vụ án, bắt
buộc phải do Thẩm phán tiến hành và có vị trí, vai trò không thể thay thế. Khi xét


13

xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Thẩm phán cùng với HTND nhân
danh Nhà nước để đưa ra phán quyết, giải quyết vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của nhân dân và pháp chế XHCN.
Khi xét xử các loại việc khác nhau, Thẩm phán tuân thủ các thủ tục tố tụng
tương ứng với loại việc đó, phụ thuộc vào phạm vi xét xử và giới hạn xét xử của từng
loại quan hệ tố tụng mà pháp luật quy định. Trong thủ tục tố tụng hình sự, Thẩm phán
tuân thủ các quy định tố tụng của Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó Thẩm phán tiến
hành xét xử trên cơ sở hồ sơ do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát kết luận và truy tố.
Thẩm phán không tiến hành điều tra vụ án hình sự. Trong thủ tục TTDS, vai trò của
Thẩm phán được thể hiện rõ nét hơn, Thẩm phán trực tiếp thu thập chứng cứ theo quy
định của pháp luật, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, hòa giải, chuẩn bị hồ sơ
vụ án và trực tiếp xét xử. Chính vì vậy, Thẩm phán tiến hành giải quyết các vụ án dân
sự sơ thẩm đòi hỏi phải có kiến thức, nă ng lực để xác định và thu thập các tài liệu
chứng cứ. Xuất phát từ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán được
quy định tại Điều 13, Điều 41, Điều 173 BLTTDS thấy được vị trí, vai trò quan trọng
của Thẩm phán trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Như vậy, trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước thì Thẩm phán là công
chức, làm việc trong TAND, trực tiếp tiến hành tố tụng xét xử các loại vụ án. Pháp
luật quy định “Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định
của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc
thẩm quyền của Tòa án”[51]. T ại Điều 39 BLTTDS xác định những người tiến hành
TTDS gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, HTND, Thư ký Tòa án, Viện trưởng
VKS, Kiểm sát viên [28]. Với tư cách là người được giao thực hiện chức năng xét
xử của Tòa án, Thẩm phán có vị trí quan trọng và có vai trò không thể thay thế
trong việc thực hiện m ột trong những quyền lực Nhà nước – quyền tư pháp.
Để được bổ nhiệm làm Thẩm phán, cá nhân phải hội tụ các điều kiện theo quy
định của pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 37 Luật tổ chức TAND và Điều 5
PLTP&HTND. Trên cơ sở các điều kiện đó, cá nhân được bổ nhiệm Thẩm phán
trong một thời hạn nhất định. Thẩm phán được Nhà nước quy định rõ những nhiệm
vụ, quyền hạn nhằm thực hiện xét xử các loại vụ án. Đồng thời, Thẩm phán phải chịu



14

trách nhiệm đối với hành vi của mình trong suốt quá trình tiến hành tố tụng.
Trên thế giới hiện tồn tại nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, trong đó hai h ệ
thống pháp luật là chủ yếu, hệ thống pháp luật án lệ (com mon law) và hệ thống
pháp luật châu Âu lục địa (continental law). Tương ứng với hai hệ thống pháp luật
trên là hai loại hình thủ tục tố tụng, thủ tục tố tụng tranh tụng và thủ tục tố tụng xét
hỏi [47, tr.97]. Hình thức tố tụng xét hỏi xác định việc chứng minh đúng sai do các
cơ quan Nhà nước thực hiện, đề cao vị trí, vai trò của người tiến hành tố tụng, đặc
biệt là Thẩm phán. Hình thức tố tụng thứ hai là tố tụng tranh tụng, đề cao vai trò
chứng minh của các đương sự, T hẩm phán chỉ căn cứ vào việc cung cấp chứng cứ
do các bên cung cấp để xác định đúng sai. Nội dung tranh tụng được thể hiện suốt
trong quá trình thu thập chứng cứ và tại phiên tòa. Ngoài ra, m ột số nước trên thế
giới còn áp dụng hình thức tố tụng “pha trộn” – hỗn hợp giữa tố tụng xét hỏi và tố
tụng tranh tụng, theo đó, việc chứng minh đúng sai do cả người tiến hành tố tụng và
đương sự cùng thực hiện. T uy nhiên, dù ở hình thức tố tụng nào thì vai trò quan
trọng của Thẩm phán vẫn luôn được đề cao, Thẩm phán tham gia và o các hoạt động
tố tụng mà sản phẩm cuối cùng là bản án, quyết định đúng pháp luật.
Như vậy, vai trò của Thẩm phán trong m ỗi hình thức tố tụng khác nhau dẫn
đến việc quy định khác nhau nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán .
Ở Việt Nam, về cơ bản, BLTTDS được xây dựng trên cơ sở thủ tục xét hỏi nhưng
có kết hợp các yếu tố c ủa thủ tục tố tụng tranh tụng [10]. Theo đó các đương sự có
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mìn h là có căn cứ và
hợp pháp, bên cạnh đó Tòa án vẫn xác minh , thu thập chứng cứ trong một số trường
hợp do pháp luật quy định . Do đó, khi xây dự ng các quy định về nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của T hẩm phán cần căn cứ vào vai trò của Thẩm phán đối với
hoạt động TTDS.
1.2.2 C ơ sở pháp lý
Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang coi việc cải cách tư pháp là một nội
dung quan trọng, để hoàn thiện bộ máy Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân

dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ đã chỉ
rõ, vấn đề cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật là những vấn đề cấp bách trong


15

điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến đổi, quá trình hội nhập với khu vực và thế
giới đang ngày một sâu rộng. Vấn đề cải cách tư pháp đã được cụ thể hóa tại các
Nghị quyết của Bộ chính trị, trong đó có Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày
02.01.2002, N ghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. M ột trong
những nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 49-NQ/TW là việc xác định vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, bảo đảm tính công khai, dân
chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử. Như
vậy, một phần quan trọng để cải cách tư pháp là nâng cao hơn nữa chất lượng xét
xử. Vì vậy, việc xác định cụ thể, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của
Thẩm phán là vấn đề quan trọng. Thẩm phán là người được Nhà nước giao cho
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể để thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh – thương mại, lao động. Thông qua đó
cho phép phân biệt cụ thể thẩm quyền của Tòa án và nhiệm vụ của Thẩm phán.
Đồng thời sẽ là cơ sở tiến tới xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của
HTND và các cán bộ khác của Tòa án. Điều đó thực sự giải quyết tổng thể những
yêu cầu về đổi mới trong tổ chức, hoạt động TTDS của Tòa án; thực hiện những
bước đi cơ bản trong cải cách tổ chức, hoạt động TTDS của Tòa án trong giai đoạn
hiện nay [10].
Để cụ thể hóa định hướng của Đảng cộng sản Việt Nam, trên cơ sở mục tiêu
xây dựng Nhà nước pháp quyền, m ọi tổ chức, cá nhân đều phải chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật, đặc biệt Thẩm phán - người tiến hành tố tụng “đặc biệt”, nhân danh
Nhà nước phán quyết đúng - sai của các quan hệ pháp luật. C hính vì vậy, cần cụ thể
hóa việc bổ nhiệm, hoạt động của Thẩm phán và hậu quả của việc Thẩm phán thực
hiện không đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật là đòi hỏi cần thiết. Theo quy

định của pháp luật hiện hành nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Những quyền và nghĩa vụ
chung được thể hiện tại Luật cán bộ công chức, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung m ột số
điều của PLTP&HTND . Trong lĩnh vực TTDS, ngoài việc tuân thủ các quy định
chung, Thẩm phán phải thực hiện những hoạt động tố tụng theo đúng quy định của
BLTTDS trong việc lập hồ sơ, xét xử vụ án.


16

Việc quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán sẽ
nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán trong hoạt động TTDS, ngoài ra còn là cơ sở để
xác định trách nhiệm của Thẩm phán khi tiến hành tố tụng không đúng. Quá trình
thực hiện tố tụng, nếu người tiến hành tố tụng vi phạm các quy định của pháp luật,
ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Việc
thực hiện bồi thường được quy định cụ thể trong Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước. Nếu hành vi của Thẩm phán hoặc bất kỳ người tiến hành tố tụng nào khác
có cấu thành tội phạm thì ngoài trách nhiệm về hành chính (công vụ), bồi thường
thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự.
1.2.3 C ơ sở thực tế
Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động gi ải quyết vụ án dân sự sơ
thẩm tương đối đầy đủ, góp phần quan trọng để Thẩm phán thực hiện tốt nhiệm vụ
quyền hạn của mình. T uy nhiên, trên thực tế việc giải quyết vụ án và các phán quyết
của Thẩm phán nhiều lúc, nhiều nơi chưa thực sự độc lập, ảnh hưởng đ ến chất
lượng xét xử, niềm tin của người tham gia tố tụng bị giảm sút, từ đó ảnh hưởng đến
“vị thế” của Thẩm phán. N goài ra, các vấn đề khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng
xét xử của Thẩm phán, đó là trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, sự lạm
quyền của Thẩm phán...cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.
Hàng năm, ngành Tòa án tiến hành thống kê chất lượng xét xử, còn nhiều vụ án bị
sửa, hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán nói riêng và của HĐXX nói chung còn

nhiều. M ột số Thẩm phán bị xử lý về hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì
hành vi nhận hối lộ để làm sai lệch hồ sơ vụ án. Vì vậy, ngoài việc hoàn thiện thủ
tục tố tụng để giải quyết các vụ án dân sự, thì cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn việc
tuyển chọn, bổ nhiệm , cũng như quy định quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán.
Thực tế, phần lớn các Thẩm phán thực hiện việc giải quyết sơ thẩm các vụ án
dân sự, so với số ít các Thẩm phán giải quyết phúc thẩm, giám đốc thẩm , tái thẩm.
Khi giải quyết sơ thẩm các vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm, Thẩm phán là người
lập hồ sơ để giải quyết vụ án, vì vậy, Thẩm phán có vai trò quan trọng. Tuy nhiên
các cơ chế đãi ngộ, bảo vệ Thẩm phán cấp sơ thẩm chưa thực sự bảo đảm. Điều đó
là một trong nhữ ng nguyên nhân trong vài năm gần đây, các Thẩm phán chuy ển


17

công tác, xin miễn nhiệm để làm công việc khác đã diễn ra, ảnh hưởng đến tâm lý
của nhiều Thẩm phán và cán bộ Tòa án khác.
M ột vấn đề khác mà hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân đang quan tâm
đối với ngành Tòa án là vấn đề giải quyết tranh chấp các vụ á n dân sự kéo dài – chủ
yếu là các vụ án dân sự sơ thẩm; n hiều vụ án bị sửa, hủy, ảnh hưởng đến niềm tin
của nhân dân, không bảo đảm quyền lợi ích của đương sự… . Như vậy, cần thiết
phải có quy định cụ thể hơn nữa đối với Thẩm phán, đặc biệt là Thẩm phán giả i
quyết sơ thẩm các vụ án, trong đó có các vụ án dân sự.
1.3 M ối liên hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm
phán với các chủ thể khác trong tố tụng dân sự khi giải quyết vụ án dân sự sơ
thẩm
1.3.1 M ối liên hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm
phán với việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự
Khi tiến hành giải quyết các vụ án dân sự sơ thẩm, Thẩm phán thực hiện rất
nhiều các hành vi tố tụng khác nhau, hành vi tố tụng của Thẩm phán ảnh hưởng đến
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự. Bản chất của vụ án dân sự là sự

mâu thuẫn giữa các bên đương sự, việc Thẩm phán thực hiện quyền và nghĩa vụ
đúng sẽ giúp cho quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS được bảo đảm, các
đương sự thông qua Thẩm phán bảo vệ được quyền lợi của mình. Hơn nữa, việc
thực hiện chính xác nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán giải quyết vụ án
dân sự nhanh chóng, chính xác.
Từ khi Tòa án thụ lý vụ án cho đến khi Thẩm phán hoặc HĐXX ban hành
quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật, mối liên hệ giữa Thẩm phán và đương sự
luôn tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau. Tại giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán
bảo đảm cho đương sự quyền cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu hoặc phản
đối của mình; Thẩm phán xem xét việc yêu cầu đương sự , cá nhân, cơ quan, tổ chức
cung cấp chứng cứ hoặc tự mình thu thập các chứng cứ là căn cứ để giải quyết vụ án;
thực hiện việc hòa giải để các đương sự thỏa thuận việc giải quyết vụ án; Thẩm phán
xem xét yêu cầu khởi kiện và chứng cứ để quyết định việc giải quyết vụ án như đình
chỉ, tạm đình chỉ, chuyển vụ án hoặc ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử …


18

Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự , việc thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của
Thẩm phán, tạo điều kiện cho các bên đương sự có thể trực tiếp trình bày, tranh luận
để bảo vệ quyền lợi của mình, cùng với HTND , Thẩm phán ra bản án, quyết định.
Do đó, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán có ý
nghĩa quan trọng, Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đúng pháp luật thì vụ
án được giải quyết chính xác về nội dung và tố tụng – quyền lợi của đương sự được
bảo đảm. N gược lại, Thẩm phán thực hiện không đúng nhiệm vụ, quyền hạn làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, dẫn
đến vụ án giải quyết không chính xác . Thẩm phán vi phạm pháp luật tùy theo mức
độ vi phạm và hậu quả, Thẩm phán phải chịu trách nhiệm về dân sự, hành chính
hoặc hình sự.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đòi hỏi các đương sự

cũng phải thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để việc giải quyết vụ á n
được nhanh chóng và chính xác. Đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm
chính là điều kiện thuận lợi để Thẩm phán thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm.
1.3.2 M ối liên hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm
phán với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
So với quy định của BLTTDS năm 2004, LSĐBS một số điều của BLTTDS
mở rộng quy định kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS. Căn cứ vào khoản
3 Điều 1 LSĐBS, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giải quyết hầu hết các vụ án dân
sự sơ thẩm, vì thực tế gần như toàn bộ các vụ án, Thẩm phán phải thực hiện việc thu
thập chứng cứ theo khoản 18 Điều 1 LSĐBS.
BLTTDS quy định những vụ án có sự tham gia của Kiểm sát viên, sau khi
Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải gửi quyết định và hồ
sơ vụ án cho VKS cùng cấp, để Kiểm sát viên thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ, kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong việc thu thập chứng cứ và chuẩn bị xét xử của
Thẩm phán. Do đó, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử có ý nghĩa quan trọng, nếu thực hiện không chính xác, vi phạm
tố tụng thì sẽ bị Kiểm sát viên xem xét, kiến nghị. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên thực


19

hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình bằng cách kiểm sát việc tuân theo pháp luật
TTDS của HĐXX, trong đó có Thẩm phán. Thông qua việc kiểm sát tuân theo TTDS,
là cơ sở để Kiểm sát viên thực hiện việc kiến nghị, kháng nghị nếu có sai sót, nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ pháp chế XHCN.
Việc quy định Kiểm sát viên tham gia tố tụng khi giải quyết các loại vụ án
theo quy định tại khoản 3 Điều 1 LSĐBS có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện
nay, tạo cho Thẩm phán khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phải luôn thận trọng
trong việc thu thập chứng cứ và giải quyết vụ án một cách chính xác, tuân thủ triệt

để các quy định về tố tụng, là điều kiện để giải quyết nhanh chóng các vụ án, bảo
đảm quyền và lợi ích của đương sự.
1.3.3 M ối liên hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm
phán với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của HTND
BLTTDS quy định HTND tham gia vụ án dân sự từ khi có quyết định đưa vụ
án ra xét xử. HTND không có quyền thu thập chứng cứ và phụ thuộc hoàn toàn và o
việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán. Do đó, việc chuẩn bị xét xử của
Thẩm phá n có ý nghĩa quan trọng, nếu Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình một cách chính xác trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tạo điều kiện cho
HTND có thể xem xét vụ án một cách toàn diện, chính xác. Ngược lại, Thẩm phán
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm của HTND khi xét xử và quyết định giải quyết vụ án .
BLTTDS chưa quy định về việc HTND đề xuất việc thu thập chứng cứ sau khi có
Quyết định đưa vụ án ra xét xử, đồng thời cũng chưa có quy định về việc HTND từ
chối tiến hành tố tụng vì lý do Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không
chính xác khi chuẩn bị xét xử. Do vậy, pháp luật cần thiết phải phân định cụ thể hơn
nữa trách nhiệm của Thẩm phán và HTND khi tiến hành tố tụng. Nếu xác định
HTND phải chịu trách nhiệm cùng với Thẩm phán trong hoạt động tố tụng thì cần
phải có những quy định về sự tham gia của HTND trong quá trình chuẩn bị xét xử,
thu thập chứng cứ. Ngược lại, nếu xác định ý kiến của HTND thực chất là ý kiến xã
hội và họ chỉ có quyền đưa ra ý kiến chứ không có quyền đưa ra phán quyết, Thẩm
phán phải tự chịu trách nhiệm cá nhân về phán quyết của mình [4 3].


×