Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Pháp luật với người khuyết tật vận động từ quy định đến thực tiễn thực hiện và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.78 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐOÀN MẠNH LINH

PHÁP LUẬT VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
TỪ QUY ĐỊNH ĐẾN THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .........................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
Chương 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI

KHUYẾT TẬT ............................................................................................. 5
1.1. Khái niệm người khuyết tật, người khuyết tật vận động và vai trò


người khuyết tật vận động ........................................................................ 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm ............................................................................ 5
1.1.2. Người khuyết tật vận động .................................................................... 13
1.1.3. Vai trò của người khuyết tật vận động đối với xã hội ............................ 14

1.2 Nội dung của pháp luật về người khuyết tật vận động ................... 15
1.2.1 Khái niệm pháp luật với người khuyết tật vận động ............................... 15
1.2.2 Nội dung pháp luật với người khuyết vận động dưới góc độ quyền của
người khuyết tật.............................................................................................. 17
1.2.3 Nội dung pháp luật với người khuyết tật vận động dưới góc độ dạng tật
....................................................................................................................... 23

Chương 2. THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH ........... 28
2.1. Tổng quan về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về
người khuyết tật vận động ...................................................................... 28
2.2 Quy định chung của pháp luật với người khuyết tật....................... 29
2.2.1 Quy định về chăm sóc sức khỏe ............................................................. 29
2.2.2 Quy định về giáo dục, học nghề, việc làm cho người khuyết tật vận động
....................................................................................................................... 36
2.2.3 Quy định về các hoạt động xã hội .......................................................... 44
2.2.4 Quy định về chế độ bảo trợ xã hội ......................................................... 46
2.2.5 Quy định về trách nhiệm đối với người khuyết tật vận động ................... 47

2.3 Quy định của pháp luật đặc thù cho người khuyết tật vận động ... 48
2.3.1 Quy định của pháp luật về giao thông.................................................... 48
2.3.2 Quy định của pháp luật về công trình công cộng ................................... 52
2.3.3 Quy định pháp luật về công nghệ, thông tin và truyền thông .................. 56


Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG

CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT
TẬT VẬN ĐỘNG ....................................................................................... 59
3.1 Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật vận
động.......................................................................................................... 59
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật vận động .... 59
3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật vận động............ 60
3.1.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật vận động ..... 61

3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với
NKT vận động ......................................................................................... 63
KẾT LUẬN ................................................................................................. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 68


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

LĐTB&XH

: Lao động, Thương binh và Xã hội

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

UNDP

: Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp quốc

WB


: Ngân hàng thế giới

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

UBND

: Ủy ban nhân dân

NKT

: Người khuyết tật


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nick Vujicic được cả thế giới biết đến với sự nỗ lực vươn lên của bản
thân mình. Là NKT vận động bị teo chân, teo tay nhưng anh làm được mọi
việc như những người bình thường khác. Anh là tấm gương cho những NKT
vận động nói riêng và những NKT nói chung trên toàn thế giới học hỏi, noi
theo. NKT vận động là những người khó khăn trong việc di chuyển như đi lại,
nằm, vận động…, họ là những NKT được xem xét dưới góc độ dạng tật. Là
NKT họ cũng là những thành viên của xã hội, có những quyền riêng của
mình. Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội phải có những quy định
bảo đảm quyền của NKT nói chung, của NKT vận động nói riêng. Sự quan
tâm, giúp đỡ của Nhà nước giúp NKT phần nào ổn định cuộc sống, vượt qua
mặc cảm tự ti để vươn lên trong xã hội, và tự nhận thức được vai trò của mình

trong tiến trình chung của đất nước. Trong thời gian qua các chính sách của
Nhà nước đối với NKT vận động, tuy đã mang lại nhiều hiệu quả trên thực tế,
góp phần hỗ trợ phần nào cuộc sống của bản thân NKT và gia đình họ, nhưng
một số chính sách chưa thực sự mang lại kết quả như những nhà làm luật
mong muốn. Nhiều đối tượng khuyết tật vận động còn bị bỏ sót, chưa được
hưởng sự quan tâm của Nhà nước, một số đối tượng tuy được hưởng sự quan
tâm đó nhưng họ luôn tồn tại suy nghĩ đó là sự ban ơn, chiếu cố của Nhà
nước… Chính những thực trạng đó đã chứng tỏ rằng các quyền của NKT vận
động còn chưa thực sự khả thi trên thực tế và việc tiếp tục hoàn thiện pháp
luật về vấn đề này là nhu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ quyền đối với NKT nói chung và thực trạng áp dụng pháp
luật quyền của NKT vận động trong thời gian vừa qua còn nhiều vướng mắc,
người viết đã lựa chọn đề tài “Pháp luật với người khuyết tật vận động từ


2

quy định đến thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị” làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề về NKT là vấn đề khá mới mẻ trong giới nghiên cứu thời gian
gần đây, nhưng bài viết liên quan đến người khuyết tật lại luôn được đề cập
qua nhiều bài viết, công trình nghiên cứu như: Ths. Nguyễn Thị Báo với bài
luận án “Hoàn thiện pháp luật về quyền của NKT ở Việt nam hiện nay”. Phó
Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ LĐTBXH – Hà Đình Bốn đã biên soạn “Đặc san
Tuyền truyền pháp luật, chủ đề NKT”. Như vậy có thể nói việc nghiên cứu
pháp luật về NKT vận động vẫn là mang tính mới của một công trình nghiên
cứu khoa học vì vậy thông qua luận văn tác giả muốn đề cập chi tiết các quy
định của pháp luật về người khuyết tật vận động và qua đó đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện các quy định đối với việc thực hiện các quy định của

pháp luật nói chung vầ người khuyết tật nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi bài nghiên cứu luật học ở trình độ thạc sỹ, tác giả tập
trung phân tích đánh giá các quy định pháp luật hiện hành đối với NKT vận
động trên cơ sở tiếp cận quyền của NKT vận động. Luận văn sẽ tập trung vào
các vấn đề chủ yếu sau đây: một số vấn đề lý luận NKT và NKT vận động;
những quy định pháp luật hiện hành đối với NKT vận động và thực tiễn áp
dụng; một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật đối với NKT vận động.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn hướng tới mục đích phân tích và đánh giá các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành đối với NKT vận động cũng như thực tiễn áp
dụng pháp luật trên thực tế. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định pháp
luật và thực tiễn thi hành, tác giả chỉ ra những bất cập từ các quy định pháp
luật và trong quá trình thực thi pháp luật đối với NKT vận động. Từ những


3

bất cập đã được phân tích, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật
cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với NKT
vận động.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác- Lenin, cụ thể phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Ngoài ra tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm pháp luật, đường lối,
chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền của cho NKT cũng là
cơ sở lý luận cho việc phân tích và nghiên cứu đề tài.
Để nghiên cứu vấn đề pháp luật về NKT vận động được nêu tại bài viết
này, tác giải sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,

phương pháp logic, lịch sử……
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Với tính chất là một công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đã đáp
ứng được một số tính mới trong nghiên cứu khoa học như sau
Luận văn là một công trình khoa học trình bày một cách toàn diện và
tương đối đầy đủ những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật đối với NKT
vận động trên cơ sở quyền của NKT.
Luận văn đã đánh giá một cách tương đối toàn diện thực trạng quy định
pháp luật và áp dụng pháp luật đối với NKT vận động. Trên cơ sở đó, tác giả
cũng đã chỉ ra những điểm bất cập trong bản thân các các quy định hiện hành
ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở những phân tích, đánh giá về quy định pháp luật cũng như
thực tiễn áp dụng tác giả đã đưa ra những đề xuất, biện pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với NKT vận động để
đảm bảo hơn nữa quyền, lợi ích của họ.
7. Kết cấu của Luận văn


4

Ngoài “phần mở đầu”, “kết luận”, “phụ lục đính kèm” và “danh mục
tài liệu tham khảo”, luận văn bao gồm ba phần:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về người khuyết tật và pháp
luật đối với người khuyết tật vận động.
Chương 2. Thực tiễn việc thực hiện các quy định pháp luật về người
khuyết tật vận động
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
điều chỉnh pháp luật về người khuyết tật vận động



5

Chương 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
VÀ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG

1.1. Khái niệm người khuyết tật, người khuyết tật vận động và vai trò
người khuyết tật vận động
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ người khuyết tật đã được đề cập và định nghĩa từ rất sớm
trên thế giới. Tuy nhiên, tùy từng quan điểm, cách nhìn nhận và các quốc gia
khác nhau thuật ngữ này cũng đề cập không giống nhau và hiện nay tồn tại
hai quan điểm chính về NKT, đó là quan điểm khuyết tật cá nhân và quan
điểm khuyết tật xã hội.
Quan điểm khuyết tật cá nhân hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ
y tế thì cho rằng khuyết tật là do hạn chế cá nhân, tức là ở chính con người
đó, chú trọng rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố môi trường xã hội và
môi trường vật thể xung quanh NKT. Nghĩa là, khi bị khuyết tật, những
người này cần phải thay đổi chứ không phải xã hội hay môi trường xung
quanh phải thay đổi.
Ngược lại, quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội lại cho rằng
nhiều người bị khiếm khuyết ở các cách khác nhau nhưng chính xã hội biến
họ thành khuyết tật; con người bị khiếm khuyết, nhưng xã hội bị khuyết tật.
Nói cách khác, mô hình xã hội coi khuyết tật là xã hội là vấn đề, giải pháp
là phải thay đổi xã hội. Chính xã hội và chính sách cần phải cải tổ chứ
không phải NKT.
Mỗi quan điểm đều có những lập luận bảo vệ riêng, cũng như đều có
những điểm mạnh và hạn chế nhất định: Quan điểm khuyết tật cá nhân hoặc y
tế có tác dụng tốt trong một số lĩnh vực cụ thể như y tế phục hồi chức năng và



6

bảo đảm xã hội. Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội là công cụ quan
trọng để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của NKT bị tách biệt khỏi cuộc
sống chung.
Khái niệm NKT, cơ sở pháp lý để công nhận ai là NKT và từ đó được
bảo vệ bởi hệ thống pháp luật liên quan, phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà
luật hoặc chính sách cụ thể theo đuổi. Do vậy, không có khái niệm chung về
NKT áp dụng cho các nước.
Ủng hộ quan điểm khuyết tật cá nhân, tại Điều 2 Luật của Trung Quốc
về bảo vệ NKT năm 1990 ghi nhận: “NKT là một trong những người bị bất
thường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm lý hay sinh
lý, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc một
phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình thường. “NKT” là
những người có thính giác, thị giác, lời nói hoặc khuyết tật về thể chất, chậm
phát triển tâm thần, rối loạn tâm thần, khuyết tật nhiều và/hoặc khuyết tật
khác”
Luật về NKT của Ấn Độ năm 1995 định nghĩa khuyết tật bao gồm
những tình trạng bị mù, nghe kém, lành bệnh phong; thị lực kém; suy giảm
khả năng vận động; chậm phát triển trí óc và mắc bệnh về tâm thần “một
người bị bât kì một khuyết tật nào không dưới 40% theo xác nhận của cơ
quan y tế có thẩm quyền”.
Đạo Luật số 7277 của Philipines năm 1991 định nghĩa “NKT- là người
có sự khác biệt về khả năng và hạn chế do khiếm khuyết về giác quan, vận
động, và tâm thần để thực hiện một hoạt động được coi là bình thường”.
Bộ luật xã hội Đức định nghĩa “NKT là người có các chức năng về thể
lực, trí lực hoặc tâm lý tiến triển không bình thường so với người có cùng độ
tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự không bình thường này là nguyên nhân

dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào cuộc sống xã hội”


7

Đạo luật về NKT của Hoa Kỳ năm 1990 định nghĩa “NKT là người có
sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay
nhiều hoạt động quan trọng của cuộc sống”
Trái với quan điểm y tế về NKT- tập trung vào sự khiếm khuyết về thể
trạng, tinh thần, thính giác, thị giác và sức khỏe tâm thần…, định nghĩa NKT
theo quan điểm xã hội là sự kết hợp giữa sự khiếm khuyết và các yếu tố môi
trường và tiếp cận dưới góc độ quyền của NKT.
Khoản 1 Điều 1 Công ước số 159 của ILO về phục hồi chức năng lao
động và việc làm của NKT năm 1983 quy định “NKT dùng để chỉ một cá
nhân mà khả năng có một việc làm phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và
thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể
chất và tâm thần được thừa nhận”.
Điều 1, Công ước về quyền của NKT của Liên hợp quốc năm 2006,
quy định “NKT bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí
tuệ hay giác quan trọng một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt
những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ với hiệu quả của NKT vào
xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”
Ở Việt Nam, thuật ngữ NKT mới được sử dụng gần đây khi Quốc hội
ban hành Luật NKT năm 2010. Trước đây, trong pháp lệnh về người tàn tật
năm 1998 thì “người tàn tật theo quy định của pháp lệnh này không phân biệt
nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ
thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm
khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó
khăn” (Điều 1, Pháp lệnh về người tàn tật). Tại khoản 1 Điều 2, Luật NKT
2010 chính thức sử dụng thuật ngữ NKT thay thế người tàn tật trước đây, theo

đó NKT được hiểu là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.


8

Như vậy, theo định nghĩa này thì NKT bao gồm cả những người bị
khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do bệnh tật, tai nạn, thương binh,
bệnh binh… Những nhà lập pháp Việt Nam tuy tiếp cận khái niệm NKT dựa
trên quan điểm xã hội với lập luận cho rằng khuyết tật không phải là do hạn
chế cá nhân và cũng không phải là người có vấn đề về thể chất, cần chữa trị
theo các giải pháp như cung cấp giáo dục đặc biệt, giao thông đặc biệt, người
trị liệu, vật lí trị liệu… mà khuyết tật ở đây chính là hệ quả bị xã hội loại trừ
và phân biệt. Bởi vì xã hội là tổ chức không tốt nên những NKT mới phải đối
mặt với một số sự phân biệt đối xử (thái độ, môi trường, thể chế…). Quan
điểm NKT theo quan điểm xã hội là công cụ quan trọng và hữu ích để giải
quyết gốc rễ các vấn đề về phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại trong xã hội. Tuy
vậy, khái niệm NKT theo quy định của pháp luật Việt Nam vẫn còn chung
chung, chưa thực sự tương đồng với khái niệm trong Công ước về quyền của
NKT.
Nói tóm lại, tùy thuộc từng quan điểm về người khuyêt tật mà mỗi quốc
gia có cách định nghĩa riêng về NKT. Nhưng cũng phải khẳng định rằng khi
định nghĩa về NKT, dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ nào, nhất thiết cũng phải
phản ánh thực tế là NKT có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trường
hoặc con người khi họ tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.
Họ phải được đảm bảo rằng họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi
hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyền của
con người. Theo đó “NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài

trong việc tham gia của NKT vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với
những chủ thể khác”.
1.1.1.2. Đặc điểm NKT
NKT trước hết là những con người nên họ mang những đặc điểm chung
về mặt kinh tế- xã hội, đặc điểm tâm sinh lí như mọi người khác trong xã hội.


9

Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên nhóm NKT
nói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm người không khuyết tật và
mỗi nhóm NKT dạng này lại có nét đặc thù tương đối so với nhóm NKT dạng
khác. Việc làm rõ đặc điểm của NKT dưới phương diện pháp lý là một trong
những cơ sở, căn cứ khoa học tác động đến việc quy định, ban hành, thực thi,
áp dụng pháp luật và chính sách với NKT. Do vậy, đặc điểm của NKT được
tác giả tìm hiểu dưới hai góc độ đó là dưới góc độ xã hội và dưới góc độ dạng
tật và mức độ khuyết tật.
Dưới góc độ kinh tế- xã hội
Về mặt kinh tế, NKT là một nhóm dân cư đặc biệt do họ chịu nhiều
thiệt thòi về mặt kinh tế- xã hội và nhân khẩu học: khuyết tật có thể nói là
một phần nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho NKT trong việc
thực hiện các công việc hàng ngày, trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các
dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội. Bên cạnh
đó những kỳ thị, những sự phân biệt đối xử đâu đó vẫn còn trong xã hội đã
trở thành những rào cản vô hình đẩy NKT dần xa lánh với cộng đồng. Sự
thiệt thòi của NKT so với những người khác thể hiện trên các phương diện
của đời sống xã hội như sau:
Về xã hội: khoảng 70- 80% NKT sống ở thành thị và 65% đến 70%
NKT sống ở nông thôn phải sống phụ thuộc vào gia đình và trợ cấp xã hội
thông qua Chính phủ và cộng đồng địa phương. Theo kết quả khảo sát NKT

do Bộ lao động- thương binh và xã hội tiến hành năm 2005, phần lớn các gia
đình có NKT đều có mức sống thấp: có 32,5 % số hộ gia đình thuộc loại
nghèo, 58% số hộ có mức sống trung bình [9]. Chính điều kiện sống không
đảm bảo ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống không những
của bản thân NKT mà còn của gia đình họ.
Về giáo dục: Học vấn của NKT thường không cao, tỷ lệ NKT đến
trường còn khá thấp. Theo Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên


10

hiệp quốc 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đưa
đến trường. Về trình độ học vấn, theo nghiên cứu của Chương trình hỗ trợ
phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) thực hiện năm 1998 tỉ lệ biết đọc, biết
viết ở người trưởng thành bị khuyết tật trên toàn cầu là dưới 3%, người chưa
trưởng thành bị khuyết tật chỉ 1%
Theo Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam, trình độ học vấn
của NKT ở Việt Nam rất thấp: 41% số khuyết tật chỉ biết đọc biết viết; 19,5%
học hết cấp một, 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ
học nghề và ít hơn 0,1% có bằng đại học hoặc cao đẳng.
Về việc làm, khuyết tật là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất
nghiệp của những đối tượng này. Những NKT từ 15 tuổi trở lên rất khó có
việc làm, hầu hết NKT hoặc chưa bao giờ đi làm hoặc đã từng đi làm nhưng
lại bị thất nghiệp. Theo số liệu năm 2005, có khoảng 58% NKT tham gia làm
việc, 30% chưa có việc làm. Tuy có việc làm nhưng thu nhập của những NKT
lại rất thấp, theo kết quả thu được từ điều tra chọn mẫu tại thành phố Hà Nội
và Đà Nẵng thì mức thu nhập trung bình của NKT là 300.000 VNĐ/tháng
(trong khi mức lương tối thiểu là 830.000 VNĐ/tháng). Rõ ràng không có
việc làm hay có việc làm mà thu nhập thấp đã ảnh hưởng đến cuộc sống của
những NKT.

Về hôn nhân, gia đình, những mặc cảm trong cuộc sống, những sự phân
biệt đối xử với NKT, những tâm lý tự ti luôn là những rào cản đối với NKT
khi họ đi tìm hạnh phúc của mình.
Về các hoạt động xã hội, do tâm lý mặc cảm, tự ti, tự đánh giá thấp bản
thân mình so với những người khác nên đa số NKT thường sống khép kín, ít
tham gia các hoạt động xã hội. Một nguyên nhân khác khiến NKT ngại tham
gia các hoạt động xã hội, xa lánh với cộng đồng đó chính là sự kỳ thị và phân
biệt đối xử của những người xung quanh. Thực tế, trong cộng đồng dân cư
hiện nay đâu đó vẫn còn tư tưởng xem những NKT là “đáng thương” là


11

“gánh nặng cho xã hội”, họ tỏ thái độ thương hại những NKT. Về nhận thức
pháp lý, nhiều người không hề biết đến các quy định pháp luật về NKT. Tất
cả những điều đó dẫn đến sự kì thị, phân biệt đối xử và nó diễn ra ở nhiều nơi,
nhiều lĩnh vực: gia đình, nơi làm việc, giáo dục, hôn nhân gia đình, tham gia
hoạt động xã hội, thậm chí sự kì thị từ chính NKT (hầu hết NKT cho rằng
mình kém cỏi hơn, mặc cảm, thấy khó hòa nhập với cộng đồng).
Dưới góc độ dạng tật và mức độ khuyết tật.
Về dạng tật, trên thế giới, ở mỗi quốc gia có thể có các quy định khác
nhau về một số dạng tật song nhìn chung hầu hết và phổ biến là các dạng
khuyết tật như: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn;
khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Mỗi dạng tật
có những đặc điểm riêng, chung về tâm, sinh lí, về khả năng qua đó tác động
đến các nhu cầu của bản thân và có ảnh hưởng qua lại, tác động đáng kể tới
môi trường xung quanh làm xuất hiện những hệ quả pháp lí trong quá trình
hòa nhập cộng đồng.
Khuyết tật vận động là những người có cơ quan vận động bị tổn
thương, biểu hiện là khó khăn trong khi di chuyển (nằm, ngồi, cầm, nắm…).

Do đó, NKT vận động gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui
chơi, học tập và lao động. NKT vận động cần được hỗ trợ về phương tiên đi
lại (xe lăn, gậy chống…) và đặc biệt là không gian thuận tiện để di chuyển.
Khuyết tật nghe, nói là người có khó khăn đáng kể về nói, nghe, dẫn
đến hạn chế về đọc, viết, từ đố dẫn đến những khó khăn trong sinh hoạt, làm
việc, học tập, hòa nhập cộng đồng. “Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy”, đối với
những NKT nghe, nói thì kênh giao tiếp thực sự rất khó khăn. Việc sử dụng
chữ viết thông thường đối với những người này cũng là điều không dễ vì quá
trình hướng dẫn dùng chữ viết thông thường cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ
của những hạn chế bởi ngôn ngữ kí hiệu.


12

Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị), là những người có tật
về mắt làm cho họ không nhìn thấy hoặc nhìn không rõ ràng.
Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ,
cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành
động bất thường.
Khuyết tật trí tuệ, là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư
duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật,
hiện tượng, giải quyết sự việc.
Về mức độ khuyết tật được chia làm ba loại: NKT đặc biệt nặng, NKT
nặng và NKT nhẹ. Theo đó:
NKT đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn
toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt
động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu
cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm
sóc hoàn toàn.
NKT nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc

suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số
hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp,
chăm sóc.
NKT nhẹ là NKT không thuộc hai trường hợp kể trên.
Theo Điều 3, Luật NKT Việt Nam 2010 thì ở Việt Nam cũng phân loại
NKT theo tiêu chuẩn dạng tật gồm khuyết tật vận động, khuyết tật nghe, nói;
khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ và khuyết tật
khác. Nếu theo tiêu chí mức độ khuyết tật thì có NKT đặc biệt nặng, NKT
nặng và NKT nhẹ. Về cơ bản, tiêu chí phân loại NKT ở Việt Nam khá tương
đồng với tiêu chí của các nước trên thế giới. Theo số liệu khảo sát thống kê,
cả nước có khoảng 5,3 triệu NKT (chiếm khoảng 6,34% dân số), trong đó có


13

1,1 triệu NKT nặng (chiếm 21,5% tổng số NKT). Trong số 5,3 triệu NKT thì
có 29,41% khuyết tật vận động, 16,83% thần kinh, 13,84% thị giác, 9,32%
thính giác, 7,08% ngôn ngữ, 6,52% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Nguyên
nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% do bẩm sinh, 32,34% do bệnh tật,
25,56% do hậu quả chiến tranh, 3,49% do tai nạn lao động và 2,81% do các
nguyên nhân khác. Dự báo trong nhiều năm tới, số lượng NKT ở Việt Nam
chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa
học trong chiến tranh, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả chiến
tranh… [tr 23]
1.1.2. Người khuyết tật vận động
Như đã phân tích ở trên, NKT được phân loại theo các tiêu chí khác
nhau. Nếu phân loại dựa trên tiêu chí dạng tật thì NKT có thể phân loại thành
NKT vận động, NKT nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật trí tuệ. Như vậy,
có thể hiểu NKT vận động là NKT được xem xét dưới góc độ dạng tật, theo

đó họ là những người có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện dễ nhận
thấy là khó khăn trong việc ngồi, nằm, di chuyển, cầm, nắm…
Là một dạng cụ thể của NKT nên NKT vận động mang những đặc điểm
chung của NKT. Dù bị khiếm khuyết một phần cơ thể nhưng những NKT vận
động, khuyết tật nghe nói, nhìn đều có bộ não phát triển bình thường. Nếu họ
được quan tâm tạo môi trường thuận lợi tập luyện từ sớm và thường xuyên thì
họ vẫn có thể tiếp thu được các chương trình học tập, làm việc, tham gia vào
các hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng, trở thành người có ích cho người
thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế về thể chất hoặc giác quan nên
họ dễ có tâm lý tự ti, mặc cảm về khuyết điểm của mình, thường gặp khó
khăn trong giao tiếp và trên một số lĩnh vực thì hiệu quả làm việc không cao.
Do hoàn cảnh khuyết tật và các yếu tố của môi trường xung quanh nên nhiều
NKT không có sự luyện tập từ sớm, khiến họ lúng túng, vụng về trong một số
kỹ năng. Tuy nhiên, đại đa số NKT trong chính bản thân họ đều có khao khát


14

được vươn lên, được khẳng định mình, đều hi vọng mình là người có ích cho
xã hội.
Là những người có cơ quan vận động bị tổn thương nên những NKT
vận động gặp khó khăn trong việc đi lại, di chuyển. Nếu khắc phục được vấn
đề này bằng các phương tiện, công cụ hỗ trợ (xe lăn, nạng…) thì NKT vận
động hoàn toàn có thể làm bất cứ mọi việc như người bình thường.
1.1.3. Vai trò của người khuyết tật vận động đối với xã hội
NKT là những người suy giảm về thể chất, trí tuệ, tâm thần hoặc giác
quan được biểu thị dưới những dạng khác nhau khiến cho việc lao động, học
tập, sinh hoạt gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, họ cũng là bộ phận cấu thành
nên xã hội, có đóng góp nhất định vào sự phát triển của xã hội. Bản thân
những NKT nếu tự mình vươn lên bên cạnh sự tạo điều kiện của xã hội thì

những NKT có thể sống, hoạt động và đóng góp cho xã hội theo sức khỏe
và năng lực như những người bình thường. Vì vậy, NKT cũng sẽ là lực
lượng lao động cho xã hội. Giải quyết việc làm cho NKT cũng sẽ góp phần
giải phóng và phát huy nguồn nhân lực cho xã hội. Hiện tại có tới 75%
NKT có khả năng lao động tham gia vào hoạt động kinh tế, trong đó có tới
42,22% tự tạo việc làm. Những NKT vẫn tham gia hoạt động kinh tế- xã
hội và họ đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của nhân
loại điển hình như nhạc sĩ thiên tài như Beethoven bị khiếm thính nhưng
vẫn để lại cho đời những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời. Giáo sư Stephen
Hawking bị khuyết tật mắc bệnh thần kinh khiến ông gần như mất hết khả
năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện
bình thường. Ông phải ngồi xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị
tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Hawing hiện
là Giáo sư Lucasian, chức danh giành cho Giáo sư Toán học trường đại học
Cambrigde [tr 22]. Hoặc trường hợp Chritine Hà- Cô gái gốc Việt bị khiếm
thị trở thành “Vua đầu bếp” vào ngày 10/9/2012 vừa qua. Đó chỉ là một


15

trong những ví dụ điển hình cho sự nỗ lực vươn lên và sự đóng góp của
những NKT đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
NKT vận động những người có cơ quan vận động bị tổn thương chứ
suy nghĩ, đầu óc cũng như các cơ quan thần kinh của họ hoàn toàn bình
thường như những người khác. Việc hỗ trợ các phương tiện như xe lăn, nạng
chống, phẫu thuật chỉnh hình hay sự rèn luyện các kỹ năng cho họ từ sớm thì
họ hoàn toàn có thể làm bất cứ việc gì như những người bình thường khác,
hoàn toàn có thể hòa nhập với cộng đồng.
1.2 Nội dung của pháp luật về người khuyết tật vận động
1.2.1 Khái niệm pháp luật với người khuyết tật vận động

Pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong đời sống. Theo đó, pháp luật đối với NKT vận động được
hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các
quan hệ xã hội điều chỉnh các mối quan hệ của NKT vận động với các chủ thể
khác có liên quan. Sự ra đời của pháp luật đối với NKT vận động tương đồng
với sự ra đời pháp luật đối với NKT và điều đó mang tính tất yếu bởi các lý
do sau:
Thứ nhất, Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội. Căn cứ vào
tính tất yếu phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội, Nhà
nước sẽ ban hành các quy phạm pháp luật tương ứng. NKT là đối tượng yếu
thế của xã hội, cần sự bảo vệ, quan tâm của Nhà nước. Hơn thế nữa, họ là
thành viên của xã hội, Nhà nước có trách nhiệm phải bảo vệ họ. Sự điều chỉnh
bằng pháp luật đối với NKT trong đó có NKT vận động được thiết lập trên cơ
sở đảm bảo quyền cơ bản của con người. Thông qua pháp luật, các quyền cơ
bản của NKT nói chung, NKT vận động nói riêng được thể chế hóa thành các
quy định pháp lý có tính bắt buộc thực hiện.
Với chức năng xã hội của Nhà nước, thì bảo trợ xã hội đối với NKT là
trách nhiệm của Nhà nước, chứ không đơn thuần là mục đích nhân đạo, ban


16

ơn, chiếu cố đến những người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Sự đảm
bảo quyền của NKT là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội, của cộng đồng,
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong tương quan phát
triển kinh tế - xã hội chung của cộng đồng.
Thứ hai, do yêu cầu của quá trình hội nhập nên việc ban hành pháp luật
đối với NKT trong đó có bộ phận là NKT vận động là nhu cầu tất yếu. Ngày
22/10/2007, Việt Nam đã ký cam kết tham gia Công ước về quyền của NKT.
Với tư cách là thành viên, Việt Nam phải có trách nhiệm rà soát, nội luật hóa

các quy định của Công ước trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt
Nam nhằm tạo ra sự thống nhất quy định pháp luật trong nước với Công ước
quốc tế.
Thứ ba, sự quan tâm của Nhà nước thể hiện qua các chế định pháp luật,
góp phần bảo vệ quyền của những NKT trong đó có NKT vận động sẽ góp
phần xóa đi tâm lý tự ti, mặc cảm của NKT, giúp họ vươn lên trong cuộc
sống, hòa nhập cộng đồng. Đa số những NKT đều có tâm lý tự ti, mặc cảm,
cho rằng mình là người thừa của xã hội. Chính sự quan tâm của cộng đồng,
của Nhà nước thông qua những quy phạm mang tính bắt buộc của pháp luật
giúp cho những NKT hiểu được vai trò, vị trí của họ trong cộng đồng, trong
xã hội.
Thứ tư, xuất phát từ thực trạng của nước ta. Do hậu quả của chiến
tranh, của tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường nên số lượng NKT vận
động nước ta chiếm tỷ lệ tương đối cao trong xã hội. Với tư cách là người
quản lý xã hội, Nhà nước phải có chế định để bảo vệ họ trong cuộc sống.
Trong các công cụ quản lý xã hội của Nhà nước, sự ban hành pháp luật được
đánh giá là công cụ quản lý hiệu quả nhất. Do vậy, việc Nhà nước ban hành
pháp luật đối với NKT vận động là nhu cầu tất yếu khách quan.
Chính những phân tích trên có thể thấy được rằng sự ra đời của pháp
luật đối với NKT trong đó có NKT vận động là nhu cầu tất yếu của xã hội.


17

1.2.2 Nội dung pháp luật với người khuyết vận động dưới góc độ quyền của
người khuyết tật
NKT vận động là một dạng NKT dưới góc độ dạng tật. Là một bộ phận
của NKT nên NKT vận động có tất cả các quyền như một NKT. Về quyền
của NKT được ghi nhận khá đầy đủ trong Công ước quốc tế về quyền của
NKT của Liên hiệp quốc năm 2006. Về việc nội luật hóa các quy định trong

Công ước của các quốc gia thành viên, Khoản 1 Điều 4 Công ước ghi nhận
“Các quốc gia thành viên cam kết sẽ bảo đảm và thúc đẩy sự công nhận đầy
đủ tất cả các quyền con người và tự do của tất cả NKT mà không có bất cứ
hình thức phân biệt đối xử nào do bị khuyết tật”.
Ở nước ta, tại điều 67 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung 2001 quy định
về sự cam kết của Nhà nước và xã hội về những đảm bảo cho NKT. Với sự
khiếm khuyết thể chất hoặc tinh thần không phải là lý do mà NKT bị đối xử
phân biệt. Mặt khác, ngoài những quyền dân sự, quyền chính trị mà một công
dân được hưởng, những NKT còn có những quyền được pháp luật ghi nhận
mang tính đặc thù. Đó là quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được giáo
dục, học nghề; quyền có cơ hội việc làm; quyền được hưởng và tham gia hoạt
động xã hội; quyền được hưởng bảo trợ xã hội…
Nhóm quyền được chăm sóc sức khỏe.
Sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi con người trong đó có NKT. Nhu
cầu chăm sóc sức khỏe là nhu cầu tất yếu của mỗi con người, do vậy pháp luật
cần ghi nhận những biện pháp bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho những đối
tượng là NKT - bộ phận yếu thế trong xã hội. Những biện pháp chăm sóc sức
khỏe được ghi nhận trong pháp luật các quốc gia thường là quy định hoạt
động của phòng bệnh, khám chữa bệnh, các trung tâm chỉnh hình, phục hồi
chức năng, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…Mục đích của các
biện pháp đó đều hướng đến việc giúp đỡ NKT phần nào ổn định sức khỏe,
vượt qua những khó khăn của bệnh tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng.


18

Nhóm quyền được giáo dục, học nghề.
Giáo dục luôn được coi là quốc sách quan trọng, hàng đầu của mỗi
quốc gia. Đối với NKT, giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giáo dục
không chỉ đưa đến cho NKT sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà còn giúp họ

phát triển trí tuệ, phần nào xóa đi mặc cảm tự ti trong bản thân mỗi NKT.
Mục đích giáo dục đối với NKT là hướng tới sự phát triển tinh thần, thể chất
của NKT giúp họ có được kiến thức, tri thức, phẩm chất đạo đức đồng thời
hình thành và phát triển nhân cách. Mọi NKT đều có quyền được tham gia
giáo dục, được đối xử bình đẳng khi tham gia giáo dục. Thêm vào đó, quyền
được hưởng hệ thống giáo dục của NKT còn được phần ưu đãi hơn so với
những người bình thường. Cụ thể: những NKT được nhập học ở độ tuổi cao
hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong
tuyển sinh; được miễn, giám một số môn học hoặc nội dung và hoạt động
giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học
phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ
phương tiện, đồ dùng học tập. Ngoài ra, NKT còn được cung cấp phương tiện,
tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết, NKT nghe, nói
được học bằng ngôn ngữ kí hiệu, NKT nhìn được học bằng chữ nổi Braille
theo tiêu chuẩn quốc gia.
Quyền được học nghề là quyền phái sinh khi ghi nhận NKT có quyền
có cơ hội việc làm. Việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ bản
thân NKT mà còn đối với gia đình NKT. Do vậy, việc ghi nhận quyền có cơ
hội có việc làm của NKT đóng vai trò quan trọng. Nội dung cũng như ý nghĩa
quyền có cơ hội có việc làm của NKT sẽ được phân tích ở phần sau. Để đảm
bảo quyền có cơ hội việc làm của NKT pháp luật Việt Nam cũng như pháp
luật các nước trên thế giới đều ghi nhận quyền được tham gia học nghề của
NKT. Được học nghề tỉ lệ thuận với khả năng có cơ hội việc làm của NKT.
Nhà nước bảo đảm để NKT được tư vấn miễn phí, lựa chọn và học nghề theo


19

khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác. Ngoài ra, tùy thuộc vào
chính sách mỗi quốc gia, khi tham gia học nghề NKT còn được hưởng học

bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính
sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên.
Quyền có cơ hội việc làm.
Như trên phân tích, việc làm đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống
của NKT: vừa tăng thêm thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống, hòa nhập
cộng đồng. Trên thế giới, việc làm đối với NKT được ghi nhận trong Công
ước số 159 về Phục hồi chức năng lao động và việc làm, Khuyến nghị số 168
về Phục hồi chức năng lao động và việc làm và Công ước về quyền của NKT
năm 2006. Điều 27 Công ước về quyền của NKT ghi nhận “Các quốc gia
thành viên công nhận NKT có quyền làm việc, trên cơ sở với những người
khác bao gồm quyền được có cơ hội kiếm sống bằng công việc tự do lựa chọn
hoặc được chấp nhận trên thị trường lao động trong môi trường việc làm mở,
hòa nhập mà NKT có cơ hội tiếp cận. Các quốc gia thành viên bảo vệ và thúc
đẩy việc thực hiện quyền làm việc, kể cả đối với người trở thành khuyết tật
trong quá trình làm việc”.
Dựa trên quan niệm về việc làm của ILO trong Công ước só 111 - Công
ước về phân biệt đối xử trong việc làm nghề nghiệp, quyền của NKT trong
việc làm được thể hiện thông qua việc ghi nhận nguyên tắc không phân biệt
đối xử. Sự bình đẳng trong trường hợp này được hiểu là bình đẳng trong cơ
hội, nghĩa là NKT cũng như bất cứ cá nhân nào đều phải được đối xử bình
đẳng về việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm và quá trình duy trì, bảo đảm việc
làm đó. Tuy nhiên, khái niệm bình đẳng không nên đồng nhất với khái niệm
công bằng. Để đảm bảo sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần của NKT,
pháp luật có những quy định riêng, đặc thù cho những đối tượng lao động đặc
biệt này. Chẳng hạn như việc ưu tiên nhận NKT nếu đáp ứng các điều kiện
mà nhà tuyển dụng đưa ra, doanh nghiệp phải đảm bảo số lượng lao động


20


khuyết tật tối thiểu...Những quy định đó không được coi là sự phân biệt đối
xử mà sự đối xử bình đẳng giữa người lao động khuyết tật và người lao động
không khuyết tật.
Nhóm quyền được hưởng và tham gia hoạt động xã hội.
Nhu cầu về tinh thần là nhu cầu tất yếu của mỗi con người nói chung,
của NKT nói riêng bên cạnh nhu cầu về vật chất. Một khi đời sống vật chất
được cải thiện thì nhu cầu về đời sống tinh thần được đòi hỏi cao hơn. Hoạt
động xã hội bao gồm hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch.
Việc hưởng thụ các giá trị tinh thần của nhân loại cũng như tham gia trực tiếp
và các hoạt động xã hội là một cách thức giúp NKT cải thiện đời sống tinh
thần, tăng cường sức khỏe, phát triển năng khiếu, khả năng sáng tạo của bản
thân từ đó góp phần giúp họ hòa nhập với cộng đồng. Việc tham gia các hoạt
động văn hóa, thể dục, thể thao giúp những NKT có cơ hội được tiếp xúc,
giao lưu, trao đổi với những người cùng hoàn cảnh hoặc các thành viên khác
trong xã hội. Qua đó phần nào giúp họ cải thiện được mối quan hệ với cộng
đồng, giảm sự cách li, xa lánh NKT.
Vai trò của hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đối với NKT được
Công ước quốc tế về quyền của NKT năm 2006 xác định “Các quốc gia
thành viên của Công ước cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm
khuyến khích và thúc đẩy NKT tham gia một cách đầy đủ nhất vào các hoạt
động thể thao, đảm bảo rằng NKT tham gia một cách đầy đủ nhất vào các
hoạt động thể thao, đảm bảo rằng NKT tiếp cận được đối với các địa điểm du
lịch, thể thao và giải trí, tiếp cận được tới các dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân tham gia vào việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao, du
lịch” (Điều 30 khoản 5 Công ước).
Nhóm quyền được sử dụng nhà chung cư, công trình công cộng, công
trình giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông.


21


NKT trong đó có NKT vận động cũng là con người, họ đều có những
quyền cơ bản của một con người trong đó có quyền sống, quyền ở, quyền đi
lại. Pháp luật các quốc gia trong đó có Việt Nam đều có những quy định về
quyền được sử dụng nhà chung cư, công trình công cộng, công trình giao
thông, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông của đối tượng là NKT.
Nhà ở, nhà chung cư, công trình công cộng cần có những thiết kế đặc
biệt dành riêng cho đối tượng là NKT phù hợp với đặc điểm của từng đối
tượng khuyết tật. Đối với NKT, nhu cầu đi lại và việc tham gia giao thông là
hết sức bức thiết. Bởi đó là một trong những phương tiện để họ tiếp cận với
các cơ hội thông tin, việc làm, vui chơi, giải trí, đáp ứng nhu cầu hòa nhập xã
hội và phục hồi chức năng. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng dạng khuyết tật,
từng loại hình phương tiên, pháp luật lại có những quy định đảm bảo sự tiếp
cận của từng đối tượng NKT.
Việc ghi nhận quyền được truy cập thông tin và sử dụng công nghệ
thông tin của đối tượng là NKT cũng có ý nghĩa nhất định, góp phần phát huy
khả năng của mỗi NKT vào sự phát triển cho xã hội. NKT ở một số dạng tật
nhất định như khiếm thính, khiếm thị thường khó khăn hơn trong việc học tập
và trao đổi thông tin với xã hội bên ngoài. Tuy nhiên, công nghệ thông tin và
truyền thông có thể giúp họ tháo gỡ, khắc phục được những khó khăn này,
thậm chí họ có thể tìm kiếm được việc làm bằng những hình thức này để kiếm
thêm thu nhập. Thông qua các phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin
NKT có thể tiếp cận được thông tin từ cộng đồng từ đó khiến họ bớt đi phần
nào cảm giác bị lạc lõng, bị cộng đồng xa lánh, giúp họ hòa nhập cộng đồng,
nâng cao đời sống tinh thần.
Nhóm quyền được bảo trợ xã hội
Theo quan điểm của ILO và ở nước ta thì bảo trợ xã hội có thể hiểu là
sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội và cộng đồng bằng những biện pháp và các
hình thức khác nhau đối với các đối tượng gặp phải rủi ro, bất hạnh, nghèo



×