Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.65 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN NGUYÊN PHÚC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỘI AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN NGUYÊN PHÚC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỘI AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HOÀI HƯƠNG

Đà Nẵng - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Nguyên Phúc


MỤC LỤC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT..........................................................................1
CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI.......................................................1
THÀNH PHỐ HỘI AN............................................................................................................1
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT..........................................................................2
CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI.......................................................2
THÀNH PHỐ HỘI AN............................................................................................................2
MỤC LỤC.................................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1.1.1. Kiểm soát và mục tiêu kiểm soát.................................................................................7
Theo COSO (2013), kiểm soát nội bộ được định nghĩa như sau:..........................................7
Kiểm soát nội bộ là một tiến trình được thiết lập và vận hành bởi hội đồng quản trị, ban
quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đem lại một sự bảo đảm hợp lý đối với việc
đạt được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và sự tuân thủ với các luật và quy định
liên quan. (9, tr.45).................................................................................................................7
Mỗi đơn vị thường có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được, để từ đó xác định các chiến
lược cần thực hiện, có thể là mục tiêu chung của toàn đơn vị hay là mục tiêu cụ thể nào đó
cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị. Có thể chia các mục tiêu kiểm soát của đơn
vị cần thiết lập thành 3 nhóm:................................................................................................7
1.1.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát.....................................................................8
CHƯƠNG 2.........................................................................................................................32

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH THÀNH PHỐ HỘI
AN
32
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHXH TP HỘI AN...........................................................32
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Thành phố Hội An.............................32
BHXH TP Hội An được thành lập từ ngày 11 tháng 04 năm 2008 theo Quyết định số
2904/QĐ-BHXH của Giám đốc BHXH Việt Nam, là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh
Quảng Nam, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam và
chịu sự quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn TP Hội An, có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT gồm: chế độ ốm đau thai sản - nghỉ dưỡng sức, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, BHXH tự
nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết các chế độ trợ cấp hưu trí, tử tuất một lần, mai
táng phí... cho người lao động và nhân dân trên địa bàn TP Hội An...................................32


Hiện nay Ngành BHXH ngày càng phát triển, từ khi thành lập BHXH TP Hội An chỉ có 05
cán bộ. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn, tập thể cán bộ, viên chức
BHXH TP Hội An luôn nổ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đến
nay, đội ngũ cán bộ ở đơn vị đã tăng về mặt số lượng lẫn chất lượng; Cụ thể, số lượng cán
bộ công chức viên chức hiện nay là 16 người và 06 bộ phận chuyên môn, bên cạnh đó số
cán bộ công chức viên chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ là 81,25%..............................32
Những năm qua, số thu BHXH,BHYT của BHXH TP Hội An đều đạt và vượt kế hoạch
được giao, năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2016, BHXH TP Hội An thu được hơn
235 tỷ đồng vượt kế hoạch được giao 1,5 %, có khoảng 94 ngàn người tham gia BHYT
chiếm 85% dân số toàn thành phố, hơn 15 ngàn người tham gia BHXH, BHTN chiếm
khoảng 30% số người trong độ tuổi lao động......................................................................32
Với kết quả này BHXH TP Hội An phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 90% tổng dân số
tham gia BHYTvà có khoảng 31% số người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH,
BHTN. 33
Từ khi thành lập 11/04/2008 cho đến nay, khoảng thời gian đó cũng chưa lâu, được sự
quan tâm và lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND-UBND Thành phố Hội An, sự chỉ đạo toàn

diện của BHXH tỉnh Quảng Nam, sự phối hợp của các Phòng, Ban, Hội Đoàn thể và cùng
với sự đoàn kết, phấn đấu nổ lực hết mình của tập thể cán bộ công chức viên chức BHXH
TP Hội An nên hàng hàng năm đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kết quả
năm sau cao hơn năm trước góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hội
An và ổn định cuộc sống cho người tham gia và hưởng thụ chính sách BHXH, BHYT.
Trong năm 2013, BHXH TP Hội An vinh dự được nhận huân chương lao động hạng ba của
chính phủ trao tặng...............................................................................................................33
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH TP Hội An............................................................33
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BHXH TP Hội An.......................................................................36
Thực hiện các quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định quản lý
hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân TP Hội An.......................................................37
2.2.HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BHXH TP HỘI AN......................................39
2.2.1.Môi trường kiểm soát của BHXH TP Hội An.............................................................39
2.2.2. Đánh giá rủi ro...........................................................................................................41
2.3.THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI BHXH TẠI BHXH TP HỘI AN...........................48
2.3.1.Chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng..............................................................48
CHƯƠNG 3.........................................................................................................................74


HOÀN THIỆN KIỀM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỘI AN........................................................................................................74
3.1.PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI BHXH TẠI
BHXH TP HỘI AN..............................................................................................................74
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI BHXH TẠI BHXH
TP HỘI AN...........................................................................................................................76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung chữ viết tắt
Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm y tế
Bệnh nghề nghiệp
Đơn vị sử dụng lao động
Kế hoạch tài chính
Kiểm soát nộ bộ
Mất sức lao động
Ngân sách nhà nước
Người sử dụng lao động
Người lao động
Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành

Chữ viết tắt
BHXH
BHTN
BHYT
BNN
ĐVSDLĐ
KHTC
KSNB
MSLĐ
NSNN
NSDLĐ
NLĐ
NDS-PHSK
TN&TKQTTHC

chính
Tai nạn lao động

Thành phố Hội An
Sở Lao động & Thương binh – Xã hội
Uỷ ban nhân dân

TNLĐ
TP Hội An
Sở LĐ&TB-XH
UBND


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
2.1

Tên sơ đồ
Cơ cấu tổ chức bộ máy tại BHXH thành phố Hội An

Trang
Error:
Refere
nce
source
not

2.2

Chi trợ cấp BHXH hàng tháng tại BHXH thành phố Hội An

found

Error:
Refere
nce
source
not

2.3

Chi trợ cấp BHXH một lần tại BHXH thành phố Hội An

found
Error:
Refere
nce
source
not

2.4

found
Chi chế độ ốm đau, thai sản, NDS-PHSK tại BHXH TP Hội An Error:
Refere
nce
source
not

2.5

Chi trợ cấp Thất nghiệp tại BHXH thành phố Hội An


found
Error:


Refere
nce
source
not
found


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời, phát
triển hàng trăm năm nay cùng với nền kinh tế thị trường và có mặt hầu hết ở
các nước trên thế giới. Quỹ BHXH, BHYT, BHTN (bảo hiểm thất nghiệp) là
quỹ tài chính độc lập ngoài ngân sách nhà nước do các bên tham gia đóng góp
theo Luật BHXH, luật BHYT với nguyên tắc “lấy số đông bù số ít”. Vì vậy,
chính sách BHXH, BHYT là một trong những chính sách quan trọng không
thể thiếu của mỗi quốc gia, chính sách BHXH là nền tảng cơ bản cho an sinh
xã hội của mỗi quốc gia. Chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay được mở rộng
đến mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Vì thế, số người lao
động tham gia BHXH ngày càng gia tăng, tạo nên một lượng quỹ BHXH rất
lớn. Đồng thời để đảm bảo việc chi trả kịp thời, chính xác, đúng đối tượng,
tận tay cho người được hưởng cũng là một việc không mấy giản đơn. Trong

khi đó quá trình giải quyết chế độ chính sách của hệ thống BHXH còn quá
lỏng lẻo, tạo nhiều khe hở để người sử dụng lao động và người lao động có cơ
hội chiếm dụng một lượng quỹ khá lớn như là người lao động đã nghỉ việc ở
công ty cũ và đã có việc làm mới nhưng vẫn đăng ký hưởng trợ cấp thất
nghiệp, còn có những trường hợp người lao động cố tình làm giả hồ sơ để
hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng như những chế độ khác. Cho nên việc kiểm
soát chi BHXH là một quy trình không thể thiếu trong hoạt động BHXH
nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động chi
BHXH.
BHXH TP Hội An là đơn vị BHXH cấp Huyện, trực thuộc BHXH tỉnh
Quảng Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam thực hiện
các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN và quản lý quỹ BHXH, BHYT
và BHTN trên địa bàn TP Hội An. Toàn bộ kinh phí hoạt động đều do BHXH


2

Tỉnh Quảng Nam cấp, với nhiệm vụ kiểm soát chi các đối tượng hưởng chế
độ BHXH. Với quy mô ngày càng mở rộng, hoạt động chi BHXH của đơn vị
diễn ra nhiều hơn với các nội dung ngày càng đa dạng. Bên cạnh đó công tác
kiểm tra, kiểm soát hoạt động chi BHXH đã được đặt ra tại BHXH TP Hội
An. Tuy nhiên, việc thực hiện còn một số hạn chế, cụ thể như có sự gian lận
trong việc chi trả BHXH, công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm soát chi
BHXH tại BHXH TP Hội An đã có sự quan tâm và tổ chức triển khai nhưng
vẫn chưa thường xuyên, công tác tự kiểm tra đôi khi còn xem nhẹ dẫn đến
việc chấp hành một số quy chế, quy trình nghiệp vụ chưa tốt.
Chính vì vậy, việc thiết lập và luôn luôn hoàn thiện hệ thống kiểm soát
trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động là yếu tố cần thiết đối với cơ
quan BHXH. Đề tài nghiên cứu hoàn thiện kiểm soát chi BHXH tại BHXH
TP Hội An nhằm phân tích những tồn tại trong công tác quản lý chi của

BHXH TP Hội An để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
kiểm soát chi BHXH, đáp ứng kịp thời và làm giảm nguy cơ gây thất thoát
quỹ BHXH, thực hiện chi đúng đối tượng và chi đủ số tiền được nhận. Trước
tình hình đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm
xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hội An” làm đề tài nghiên cứu nhằm
tìm ra những mặt hạn chế trong quy trình kiểm soát chi BHXH, để từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý chi BHXH. Đề tài có ý
nghĩa quan trọng, mang tính thực tiễn cao đối với công tác kiểm soát chi
BHXH tại BHXH TP Hội An, đồng thời có thể mở rộng ra áp dụng vào trong
thực tiễn hoàn thiện kiểm soát chi BHXH ở BHXH cấp huyện trên toàn quốc.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi BHXH tại
BHXH TP Hội An
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi


3

BHXH tại BHXH TP Hội An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác kiểm soát chi
BHXH, bao gồm chi ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp.
*Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu kiểm soát chi BHXH tại BHXH TP
Hội An . Trong đó, chú trọng đến các vấn đề: quy trình kiểm soát các khoản
chi BHXH và phục vụ kiểm soát chi BHXH.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp - so sánh, đối chiếu giữa thực
tiễn kiểm soát ở đơn vị với lý luận kiểm soát trong các đơn vị BHXH. Từ đó,
phân tích những hạn chế trong công tác chi BHXH tại BHXH Thành phố Hội

An và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương,
bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm soát chi
BHXH
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi BHXH tại BHXH TP Hội An
Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi
BHXH tại BHXH TP Hội An
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động BHXH ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Sau đây là một số đề tài nghiên cứu về kiểm soát chi
BHXH đã được thực hiện:
- Luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo hiểm
xã hội tỉnh Phú Thọ”, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, tác giả


4

Th.s.Nguyễn Thị Phương Liên (2011). Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về hệ thống kiểm soát nội bộ ở các đơn vị sự nghiệp nói chung; về Bảo
hiểm xã hội và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu chi Bảo hiểm xã
hội. Ngoài ra đề tài còn đánh giá thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ đối
với hoạt động thu chi Bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú
Thọ, những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình thực thi nhiệm vụ; từ đó
đề xuất biện pháp triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên đề tài giới
hạn phạm vi nghiên cứu trong công tác quản lý thu chi BHXH bắt buộc tại
BHXH Phú Thọ.
- Luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội

thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, tác giả Th.s
Tiêu Thị Thu Hiền (2014). Đề tài đã dựa trên cơ sở lý luận của kiểm soát nội
bộ theo báo cáo COSO 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của
INTOSAI 1992 đang áp dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ,
Canada... để vận dụng và áp dụng vào hoạt động kiểm soát các rủi ro cho hệ
thống ngành Bảo hiểm xã hội nói chung và cho Bảo hiểm xã hội thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng. Đặc biệt đề tài đã sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá,
khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động Bảo hiểm xã hội tại cơ
quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ
Chí Minh; trong đó hoạt động được chú trọng nhất là quản lý thu - quản lý chi quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội.
Luận văn “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại Bảo
hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng” của Đoàn Thị Lệ Hoa (2012) đã hệ thống
những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm soát chi BHXH, quy trình kiểm
soát, nhằm tìm ra những tồn tại trong công tác quản lý chi của BHXH TP Đà


5

Nẵng từ đó đánh giá những mặt được và những mặt còn tồn tại cần khắc phục
đối với công tác kiểm soát tại đơn vị. Trên cơ sở lý luận và thực trạng công
tác kiểm soát chi BHXH tại TP Đà Nẵng đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống kiểm soát chi BHXH, hoàn thiện công tác lập dự toán, công tác
kiểm tra đánh giá thực hiện so với dự toán, nâng cao chất lượng hệ thống thông
tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát,đáp ứng kịp thời và làm giảm những
thất thoát quỹ BHXH cho quá trình quản lý quỹ BHXH tại BHXH TP Đà
Nẵng trong giai đoạn kinh tế phát triển hiện nay.
Luận văn “Hoàn thiện kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Phú Yên”
của Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2012) đã nghiên cứu và phân tích thực trạng
kiểm soát chi BHXH tỉnh Phú Yên từ môi trường kiểm soát, quy trình lập kế

hoạch và hoạt động kiểm soát chi trong quá trình hoạt động của đơn vị. Luận
văn đã đánh giá được những hạn chế của thực trạng và từ đó đưa ra được
những đề xuất giải pháp: sự nhận thức và quan điểm quản lý của lãnh đạo, sự
hỗ trợ của BHXH Việt Nam, cần hệ thống hóa công nghệ thông tin trên toàn
quốc để kết nối dữ liệu tránh những trường hợp gian lận, cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành có liên quan, các văn bản chỉ đạo về
công tác chuyên môn cho chặt chẽ thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc
kiểm soát chi BHXH mang lại hiệu quả hữu hiệu. Tuy nhiên, luận văn chưa đề
cập đến môi trường pháp lý hỗ trợ cho công tác kiểm soát chi BHXH được tốt
hơn, chưa đi sâu nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra ở các cơ quan liên quan
đến công tác chi BHXH.
Luận văn “Kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
Quảng Nam” của Trần Thị Thu Hà (2014) đã nghiên cứu và phân tích thực
trạng kiểm soát chi BHXH tỉnh Quảng Nam từ môi trường kiểm soát, quy
trình lập kế hoạch và hoạt động kiểm soát chi trong quá trình hoạt động của
BHXH tỉnh Quảng Nam. Trong luận văn, đã nêu ra những rủi ro mà BHXH


6

tỉnh Quảng Nam phải đối mặt như về năng lực chuyên môn của nhân viên
BHXH, không có hệ thống kiểm soát đại lý chi trả BHXH, đối tượng cố tình
làm sai thông tin, giả mạo giấy tờ để hưởng trợ cấp BHXH, hệ thống thủ tục
rườm rà, công tác kiểm tra chưa thực hiện một cách thường xuyên. Từ đó, đưa
ra những đề xuất giải pháp và hoàn thiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho
công tác quản lý, kiểm soát chi BHXH chặt chẽ và hiệu quả hơn.
BHXH là chính sách lớn trong hệ thống chính sách an sinh xã hội nhằm
mục đích mang đến cuộc sống ổn định cho tất cả mọi người. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động BHXH với nhiều khía cạnh khác
nhau ở phạm vi lớn trên quy mô cả nước trước khi Luật BHXH 2014 có hiệu

lực từ ngày 01/01/2016. Trên cơ sở những quy định của Luật BHXH hiện
hành, kết hợp với khảo sát thực tiễn kiểm soát chi BHXH tại BHXH TP Hội
An, luận văn phân tích thực trạng kiểm soát từng nội dung chi BHXH và tổng
hợp đánh giá những kết quả, tồn tại trong kiểm soát chi BHXH tại BHXH TP
Hội An và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, xử lý gian lận, sai sót xảy ra trong
quá trình chi BHXH tại đơn vị.


7

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1.1.1. Kiểm soát và mục tiêu kiểm soát
a. Kiểm soát
Theo các tác giả Jones và George cho rằng kiểm soát là quá trình nhà
quản lý giám sát và điều tiết tính hiệu quả và hiệu lực của một tổ chức và các
thành viên trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức.
Kiểm soát trong quản lý là việc thực hiện đối chiếu kết quả đạt được với
những quy phạm, quy định chung, với kế hoạch để từ đó đánh giá, điều chỉnh
làm cho quá trình tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý có hiệu
quả, hiệu lực hơn nhằm đạt được mục tiêu được lập từ trước.
Theo COSO (2013), kiểm soát nội bộ được định nghĩa như sau:
Kiểm soát nội bộ là một tiến trình được thiết lập và vận hành bởi hội
đồng quản trị, ban quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đem lại một
sự bảo đảm hợp lý đối với việc đạt được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo

cáo và sự tuân thủ với các luật và quy định liên quan. (9, tr.45)
b. Mục tiêu của kiểm soát
Mỗi đơn vị thường có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được, để từ đó xác
định các chiến lược cần thực hiện, có thể là mục tiêu chung của toàn đơn vị
hay là mục tiêu cụ thể nào đó cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị.
Có thể chia các mục tiêu kiểm soát của đơn vị cần thiết lập thành 3 nhóm:
-

Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả


8

của các hoạt động của cơ quan tổ chức bao gồm việc sử dụng nguồn lực, lập
dự toán.
-

Nhóm mục tiêu về báo cáo: nhấn mạnh đến tính trung thực, kịp thời và

đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà đơn vị, tổ chức cung cấp. Mục tiêu này
dựa trên những yêu cầu, kỳ vọng của đơn vị, tổ chức.
-

Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật

và các quy định. Cho nên, mục tiêu này phụ thuộc chủ yếu cách thức tổ chức
các hoạt động nằm trong sự kiểm soát của đơn vị, tổ chức.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát
Theo COSO (2013) hệ thống kiểm soát bao gồm 5 yếu tố và chúng có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

a. Môi trường kiểm soát: Phản ánh “sắc thái” chung của một tổ chức tác
động đến ý thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận
khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Môi trường kiểm soát chịu sự ảnh
hưởng của văn hóa và lịch sử của tổ chức và ngược lại nó ảnh hưởng đến ý
thức của tất cả nhân viên trong tổ chức đó. Các đơn vị có hệ thống kiểm soát
nội bộ hữu hiệu thường có các nhân viên đủ năng lực, được huấn luyện, đào
tạo quan điểm về tính trung thực và ý thức về việc kiểm soát. Quan điểm này
do cấp quản lý thiết lập thông qua việc xây dựng và ban hành các chính sách
hoạt động. Các nhân tố của môi trường kiểm soát bao gồm:
- Tính trung thực, giá trị đạo đức và năng lực làm việc của nhân viên
trong tổ chức: Sự phát triển của một tổ chức luôn gắn liền với đội ngũ nhân
viên. Mỗi nhân viên là một chi tiết cấu thành nên bộ máy của tổ chức đó. Vì
vậy, tính trung thực và giá trị đạo đức của nhân viên cao sẽ tạo môi trường
thuận lợi để liên kết và phát huy sức mạnh tập thể giúp tổ chức hoàn thành kế
hoạch và đạt được mục tiêu của mình. Đội ngũ nhân viên là chủ thể trực tiếp
thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của tổ chức. Nếu nhân viên


9

có năng lực, tin cậy, học vấn cao, đáng tin cậy nhiều quá trình kiểm soát có
thể không được thực hiện thì vẫn đảm bảo được các mục tiêu và chính sách đề
ra. Bên cạnh đó, mặc dù tổ chức có thiết kế và vận dụng các chính sách, thủ
tục kiểm soát chặt chẽ nhưng với đội ngũ nhân viên kém năng lực trong công
việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì hệ thống kiểm soát nội bộ
không thể phát huy được hiệu quả. Để có được một đội ngũ nhân viên tốt, các
nhà quản lý cần có những chính sách cụ thể và rõ ràng về tuyển dụng, đào tạo,
sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên. Một chính sách nhân sự tốt là
một nhân tố đảm bảo cho môi trường kiểm soát mạnh.
- Triết lí quản lí và phong cách điều hành, tư cách đạo đức, hành vi ứng

xử và hiệu quả công việc của lãnh đạo.
Bộ máy của tổ chức hoạt động tùy thuộc vào phong cách, triết lí quản lý,
điều hành của ban Giám đốc, nó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kiểm soát
của tổ chức, bao gồm khả năng nhận thức và giám sát được rủi ro trong trong
hoạt động của đơn vị.
Đặc thù về quản lý là quan điểm khác nhau của nhà quản lý đơn vị đối
với báo cáo tài chính cũng như đối với rủi ro trong hoạt động của tổ chức.
Nếu nhà quản lý có quan điểm coi trọng tính trung thực của báo cáo tài chính
đồng thời có những biện pháp để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Môi
trường kiểm soát sẽ mạnh do ý muốn thiết lập các thủ tục kiểm soát chặt chẽ
để thực hiện các mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý. Ngược lại nếu nhà quản lý
có tư tưởng gian lận, không lành mạnh thì rất có thể báo cáo tài chính sẽ ẩn
chứa các sai phạm và từ đó môi trường kiểm soát sẽ không mạnh và có thể
yếu kém.
Nhận thức của ban giám đốc về tầm quan trọng của việc liêm chính và
đạo đức nghề nghiệp, về việc cần tổ chức bộ máy hợp lý, về việc phải phân
công, ủy nhiệm, giao việc rõ ràng, về việc phải ban hành bằng văn bản các nội


10

quy, quy chế, quy trình … Tất cả tạo ra một môi trường mà trong đó toàn bộ
thành viên trong tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm
soát nội bộ tốt hơn, tạo sự phát triển bền vững cho hoạt động của tổ chức, đơn
vị.
- Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm.
Mỗi người phải nhận thức được công việc của mình có ảnh hưởng như
thế nào trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu của đơn vị. Cơ cấu tổ chức
của một đơn vị thực chất là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các
thành viên trong đơn vị. Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong công ty

sẽ góp phần tạo ra môi trường kiểm soát tốt. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo
một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết
định, triển khai các quyết định đó cũng như việc giám sát thực hiện các quyết
định đó trong toàn bộ đơn vị. Một cơ cấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn
ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế
toán của đơn vị đó.
- Sự quan tâm và chỉ đạo của cấp quản lý.
Các nhà quản lý luôn muốn thiết lập môi trường kiểm soát hiệu quả và
cách thức điều hành đúng theo các chính sách của tổ chức đặt ra. Cụ thể,
những chỉ đạo và hướng dẫn của ban giám đốc về hệ thống kế hoạch và dự
toán. Đặc biệt, kế hoạch tài chính là những nhân tố quan trọng của quá trình
kiểm soát. Nếu công tác kế hoạch được tiến hành một cách khoa học và
nghiêm túc, nó sẽ trở thành một công cụ kiểm soát hữu hiệu. Vì vậy, trong
thực tế các nhà quản lý thường quân tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch,
theo dõi những nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch đã lập nhằm phát hiện kịp
thời những vấn đề bất thường và từ đó xử lý, điều chỉnh kế hoạch.
Các nhân tố này trong môi trường kiểm soát đều rất quan trọng nhưng
mức độ quan trọng của mỗi nhân tố còn tùy thuộc vào từng đơn vị.


11

Tóm lại, môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của
các thủ tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát mạnh sẽ là nền tảng cho sự hoạt
động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên môi trường kiểm soát
mạnh không đồng nghĩa là hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh. Môi trường kiểm
soát mạnh tự nó chưa đủ đảm bảo tính hiệu quả của toàn hệ thống kiểm soát
nội bộ.
b. Đánh giá rủi ro: là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh
hưởng đến việc đạt được các mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro.

Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên
ngoài. Điều kiện đầu tiên để đánh giá rủi ro là thiết lập các mục tiêu. Các mục
tiêu được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán với nhau. Dựa
trên các mục tiêu đã thiết lập, người quản lý cần nhận dạng và phân tích rủi ro
để đưa ra những biện pháp để quản trị chúng một cách hiệu quả. Quá trình
nhận dạng và phân tích rủi ro là một quá trình được lặp đi lặp lại nhiều lần và
không ngừng đây là nhân tố quan trọng để kiểm soát hữu hiệu.
Để thiết lập đầy đủ thành phần đánh giá rủi ro, tổ chức cần thực hiện 04
nguyên tắc sau:
- Tổ chức xác định các mục tiêu một cách rõ ràng để đảm bảo thực hiện
nhận diện và đánh giá các rủi ro đối với việc thực hiện các mục tiêu.
- Tổ chức nhận diện các rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu và
phân tích các rủi ro để làm cơ sở cho việc đối phó với rủi ro.
- Tổ chức xem xét khả năng của gian lận trong quá trình đánh giá rủi ro
đối với việc đạt được các mục tiêu.
- Tổ chức nhận diện và đánh giá các thay đổi từ môi trường bên ngoài và
bên trong tổ chức mà có thể ảnh hưởng đáng kể đến các rủi ro đối với việc đạt
được các mục tiêu.


12

c.

Hoạt động kiểm soát: là tập hợp các chính sách và thủ tục đảm bảo

cho các quyết định của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết
thực hiện để đối phó với các rủi ro đe dọa đến việc đạt hoàn thành mục tiêu
của tổ chức, đơn vị. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ
trong một tổ chức, đơn vị.

Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm
soát. Chính sách kiểm soát là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc
thực hiện các thủ tục kiểm soát. Còn thủ tục kiểm soát là những quy định cụ
thể để thực thi các chính sách kiểm soát.
d. Thông tin và truyền thông: là những thông tin cung cấp cho nhà quản
lý để phục vụ chức năng kiểm soát nội bộ và đáp ứng các mục tiêu của đơn vị.
Mọi bộ phận và cá nhân trong đơn vị đều phải có những thông tin cần thiết
giúp thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Một thông tin có thể được
dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau như lập báo cáo tài chính, xem xét việc
tuân thủ pháp luật và các quy định… Hệ thống thông tin cần cung cấp các
thông tin thích hợp để người thực hiện có thể thực hiện chức năng tài chính và
tuân thủ.
Truyền thông là việc trao đổi và truyền đạt các thông tin cần thiết tới các
bên có liên quan ở trong hay ở ngoài đơn vị.
e. Hoạt động giám sát các kiểm soát: là quá trình đánh giá chất lượng
của hệ thống kiểm soát nội bộ theo thời gian. Giám sát bao gồm: giám sát
thường xuyên và giám sát định kỳ.
Việc giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt
động hàng ngày của đơn vị. Phạm vi và mức độ thường xuyên của việc giám
sát định kỳ phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro và sự hữu hiệu của các hoạt
động giám sát thường xuyên.


13

Mục tiêu chính của việc giám sát là nhằm bảo đảm hệ thống kiểm soát
nội bộ luôn hoạt động hữu hiệu. Do vậy, cần giám sát tất cả các hoạt động ở
bên trong đơn vị và cả bên ngoài đơn vị.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội và chi Bảo hiểm xã hội

a. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết…trên cơ
sở đóng góp quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện và sử dụng quỹ đó
nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và an toàn xã hội. [1,tr2]
*Các loại hình Bảo hiểm xã hội:
-

BHXH bắt buộc là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập

của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội.
-

BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà

người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
-

BH thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những

người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định, dựa trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội
* Vai trò của Bảo hiểm xã hội
Có thể nói rằng BHXH, BHTN giữ vai trò trụ cột, bền vững trong hệ
thống an sinh xã hội, dựa trên những nguyên tắc sau:
Một là, người lao động khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một

phần tiền lương, thu nhập để hỗ trợ bản thân hoặc người khác khi ốm đau, tai


14

nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc tuổi già để duy
trì và ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình. Cho nên, hoạt động BHXH,
BHTN một mặt đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với
bản thân mình, gia đình và cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình vì mọi
người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ, mặt khác nó thể
hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, tạo thành một
khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị - xã hội bền
vững. Thông qua đó người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đóng góp
BHXH, BHTN cho người lao động, góp phần trách nhiệm bảo vệ nguời lao
động khi gặp phải rủi ro.
Hai là, thực hiện chính sách BHXH, BHTN đảm bảo sự bình đẳng về vị
trí xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc
đẩy sản xuất phát triển. Xóa bỏ nhận thức trước đây cho rằng chỉ có làm việc
trong khu vực nhà nước, là công nhân viên chức nhà nước mới được gọi là có
việc làm và được hưởng các chính sách BHXH, BHTN.
Ba là, thực hiện chính sách BHXH, BHTN nhằm ổn định cuộc sống
người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro. Người lao động tham
gia BHXH, BHTN, BHYT khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh và được quỹ
BHYT chi trả chi phí và được trợ cấp ốm đau, được nghỉ chăm con khi con
ốm; khi thai sản được nghỉ khám thai, được nghỉ sinh đẻ và nuôi con, được
nhận trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp sẽ nhận được phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do
tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra; được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe
sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật; được hưởng trợ cấp thất
nghiệp và được giới thiệu việc làm hoặc được học nghề để có cơ hội tìm kiếm

việc làm mới. Với tâm lý của mọi người, luôn tin tưởng vào các chế độ, chính
sách của Đảng, Nhà nước, vì vậy khi làm việc được tham gia BHXH, BHTN,


15

BHYT và nhất là sau này sẽ được hưởng lương hưu đã tạo sự phấn khởi, tâm
lý ổn định, an tâm làm việc. Và thực tế nhiều doanh nghiệp, khi tuyển dụng
lao động, thì tiêu thức được tham gia BHXH, BHTN, BHYT cũng là một
quyền lợi quan trọng để thu hút được nhiều lao động.
Bốn là, BHXH, BHTN, BHYT là một công cụ đắc lực của Nhà nước,
góp phần vào việc phân phối lại thu nhập một cách công bằng, hợp lý giữa
các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm an
sinh xã hội bền vững.
Năm là, quyền lợi của các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không ngừng
được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và mức sống chung toàn xã hội tại
từng thời điểm, đảm bảo cuộc sống của người tham gia BHXH, BHTN,
BHYT và đặc biệt là người hưởng lương hưu sau cả cuộc đời lao động cực
nhọc.
b. Chi Bảo hiểm xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đóng
vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH. Chi BHXH được
hiểu là việc cơ quan Nhà nước sử dụng số tiền từ nguồn NSNN và nguồn quỹ
BHXH để chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng thụ hưởng theo quy
định nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt
động của hệ thống BHXH.
Nguồn tài chính dùng để chi trả BHXH cho người lao động được lấy từ
NSNN và quỹ BHXH. Chi BHXH chủ yếu bao gồm các khoản chi cho các
đối tượng thuộc diện được hưởng các chế độ BHXH như: hưu trí, ốm đau,
thai sản, NDS-PHSK sau ốm đau hoặc sau thai sản, TNLĐ-BNN, tử tuất, thất
nghiệp.

1.2.2. Đặc điểm chi Bảo hiểm xã hội
Mục tiêu cơ bản của BHXH là đảm bảo đời sống kinh tế cho người lao
động và gia đình của họ khi bản thân người lao động bị giảm hoặc mất khả


16

năng lao động. Ngoài ra khi NLĐ hết tuổi lao động về hưu mà có đủ các điều
kiện được hưởng chế độ hưu trí thì sẽ được hưởng lương hưu để ổn định cuộc
sống khi về già. Gắn lợi ích giữa ĐVSDLĐ, NLĐ với Nhà Nước.
Hoạt động của BHXH không vì mục đích lợi nhuận, BHXH hoạt động vì
chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Hoạt động chi BHXH được coi là
trọng tâm và có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH, tác
động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia BHXH. Việc chi trả được
dựa trên các văn bản qui định của Nhà nước, thực hiện theo quy trình thống
nhất qua các khâu và được thống nhất bởi BHXH Việt Nam. Hiện nay, việc
chi trả BHXH được thực hiện theo Quyết định 828/QĐ-BHXH ngày 27 tháng
5 năm 2016 về Ban hành Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng hưởng chế độ BHXH rất đa dạng và biến động theo thời gian
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhất là đối tượng hưởng chế độ BHXH
ngắn hạn: ốm đau, thai sản, NDS-PHSK … rất khó dự báo và gây khó khăn
trong việc lập kế hoạch về đối tượng và số tiền thụ hưởng hàng năm.
Hoạt động BHXH được coi là trọng tâm và có vai trò quan trọng trong
hoạt động của ngành BHXH, vì nó tác động trực tiếp đến quyền lợi của người
tham gia BHXH. Việc chi trả được tuân thủ theo các văn bản quy định của
Nhà nước, thực hiện theo quy trình thông nhất từ BHXH Việt Nam.
Đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH thường rất đông, sinh sống và
làm việc ở tất cả các vùng miền lãnh thổ của đất nước. Để thực hiện chi trả
kịp thời, đầy đủ, chính xác cho đối tượng và quản lý chặt chẽ, an toàn tiền chi

BHXH là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của ngành BHXH.
BHXH các cấp tổ chức quản lý và thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ đúng
chế độ, chính sách cho người tham gia BHXH. Tổ chức việc chi trả các chế độ
bảo hiểm do cơ quan BHXH các cấp trực tiếp thực hiện hoặc hợp đồng với Bưu


×