Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG THỊ KIM THANH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Hồng Trình


Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, kết quả do trực tiếp tác giả thu thập, thống kê và xử lý. Các
nguồn dữ liệu khác được tác giả sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn
trích dẫn và xuất xứ.
Tác giả luận văn

Đặng Thị Kim Thanh



MỤC LỤ


PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................4
7. Bố cục đề tài..................................................................................................4
8. Tổng quan những nghiên cứu trước đây.......................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................11
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. .11
1.1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả tài chính của doanh nghiệp...............11
1.1.2. Những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.............15
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP...........................................................................................21
1.2.1. Cấu trúc vốn..........................................................................................21
1.2.2. Quy mô doanh nghiệp...........................................................................23
1.2.3. Tăng trưởng...........................................................................................23
1.2.4. Hiệu suất sử dụng tài sản.......................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................26
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...................................................27
2.1. TỔNG QUAN VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG
SẢN VIỆT NAM.............................................................................................27
2.1.1. Bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản............................27
2.1.2. Thị trường bất động sản Việt Nam........................................................30
2.1.3. Các đặc thù của ngành bất động sản.....................................................32
2.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU........................................................................33



2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu.............................................33
2.2.2. Kiểm tra tính phân phối chuẩn của các biến.........................................34
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU........................................................35
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................35
2.5. GIẢ THIẾT VỀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG..............................................................36
2.6. MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
LƯỜNG...........................................................................................................40
2.6.1. Biến phụ thuộc – Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp........................40
2.6.2. Biến độc lập...........................................................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................47
3.1. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM......................................................................................................47
3.1.1. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE............................................47
3.1.2. Chỉ số Tobin’s Q....................................................................................49
3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP....................................................................50
3.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập...........................................................50
3.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình........................53
3.2.3. Mô hình hồi quy bội và phân tích kết quả.............................................55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................71
CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH......72
4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ........................................................................72
4.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM........................................74



4.2.1. Xây dựng và thực thi chiến lược tài trợ hiệu quả..................................75
4.2.2. Các giải pháp khác................................................................................78
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................81
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN(Bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

bảng

Tran
g

Bảng 1.1.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây

9

Bảng 2.1.

Bảng tóm tắt các giả thiết nghiên cứu


40

Bảng 2.2.

Tóm tắt nghiên cứu các biến ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp và cách đo lường

45

Bảng 3.1.

Thống kê mô tả Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

47

Bảng 3.2.

Thống kê mô tả Chỉ số Tobin’s Q

49

Bảng 3.3.

Thống kê mô tả các biến độc lập

50

Bảng 3.4.


Hệ số tương quan Pearson

54

Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.

Mô hình hồi quy theo phương pháp Enter với biến
phụ thuộc ROE
Kết quả hồi quy mô hình 1 với biến phụ thuộc ROE
Kết quả thực hiện hồi mô hình 2 với biến phụ thuộc
ROE
Kết quả thực hiện hồi mô hình 3 với biến phụ thuộc
ROE
Kết quả phân tích thực nghiệm khi đo lường Hiệu quả
tài chính bằng ROE

Bảng

Mô hình hồi quy theo phương pháp Enter với biến

3.10.

phụ thuộc TOBINSQ

Bảng 3.11.


Kết quả thực hiện hồi mô hình 1 với biến phụ thuộc
TOBINSQ

Bảng

Kết quả thực hiện hồi mô hình 2 với biến phụ thuộc

3.12.

TOBINSQ

Bảng

Kết quả thực hiện hồi mô hình 3 với biến phụ thuộc

3.13.

TOBINSQ

Bảng 3.14

Kết quả phân tích thực nghiệm khi đo lường Hiệu quả

56
57
58
59
60
63
65

66
67
69


tài chính bằng Tobin’s Q


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả tài chính cao là một trong những mục tiêu kinh doanh quan
trọng nhất của doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính chịu tác động của nhiều nhân
tố khác nhau, bao gồm cả nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô thuộc về doanh
nghiệp. Để có thể nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, nhà quản trị
tài chính phải thiết kế được hệ thống các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu
quả tài chính, am hiểu cơ chế tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các giải pháp đúng để cải thiện hiệu quả tài
chínhcủa doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp bất động sản là một bộ phận không nhỏ trong thị
trường, sự phát triển của các doanh nghiệp này có tác động rất lớn đến sự phát
triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc quản lý tốt hiệu quả
tài chính của nhóm doanh nghiệp bất động sản là nhu cầu cấp thiết của bản
thân doanh nghiệp và của cả thị trường.
Việc xem xét, đánh giá hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp không
chỉ là mối quan tâm của mỗi doanh nghiệp đó mà nó còn tác động rất lớn tới
quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các thông tin, số liệu
cung cấp trên sàn chứng khoán chủ yếu là các chỉ số tài chính thông qua việc
công bố báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc sử dụng các chỉ số tài chính

để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành có vẻ như thuyết phục được các
nhà đầu tư hơn, giúp nhà đầu tư đọc số liệu dự báo tương lai của doanh
nghiệp đơn giản và dễ hiểu hơn.


2

Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu trong phạm vi
luận văn này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả tài chính và xác
định mô hình cho phép nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp;
- Vận dụng mô hình đã xây dựng trong nhận diện, đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
- Tiến hành đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới
hiệu quả tài chính, từ đó rút ra một số kết luận và hàm ý chính sách đối với
các doanh nghiệp bất động sản và các chủ thể liên quan.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam hiện
nay như thế nào?
- Có những nhân tố nào tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán?
- Những nhân tố đó tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp bất động sản?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.


3

- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu với 55 doanh nghiệp bất
động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời
gian 5 năm từ 2012 - 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Trình tự nghiên cứu
Đầu tiên, tác giả tìm hiểu và tổng hợp các lý thuyết có liên quan và các
nghiên cứu đã được thực hiện trước đó cả ở trong nước và trên thế giới. Tiếp
theo, tác giả tiến hành lựa chọn các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu,
thu thập BCTC của các công ty trong mẫu. Sau đó, xác định các nhân tố tác
động đến hiệu quả tài chính, đặt giả thuyết nghiên cứu. Cuối cùng, tiến hành
hồi quy, kiểm định các giả thuyết, rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chọn mẫu
Các công ty được chọn nghiên cứu phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Công ty thuộc nhóm ngành bất động sản.
+ Niêm yết trên thị trường chứng khoán từ trước năm 2012, và hoạt động
liên tục từ năm 2011 đến hết năm 2016.
+ Báo cáo tài chính các năm từ 2012 đến 2016 có sẵn trên các website về

thông tin chứng khoán như cophieu68.com; vietstock.com; cafef.com.
- Phương pháp phân tích
+ Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích,
đánh giá hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam.


4

+ Đề tài sử dụng hồi quy bội nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Từ bộ dữ liệu thu thập được, đề tài đã sử dụng phần
mềm phân tích dữ liệu SPSS 20.0 để xây dựng mô hình hồi quy phân tích các
nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước
về hiệu quả tài chính làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài này.
Xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố: cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ
ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn), quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và hiệu
suất sử dụng tài sản đến hiệu quả tài chỉnh của các doanh nghiệp bất động sản
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp để các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam có
định hướng trong việc xây dựng chiến lược nhằm đạt được mục tiêu tài chính
ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp mình.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn nghiên cứu được trình bày với
kết cấu gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Ở chương này, tác giả đưa ra các lý thuyết cơ bản về hiệu quả tài chính
của doan nghiệp, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Tác giả xác định, đo lường các biến của mô hình, đặt các giả thiết nghiên
cứu, làm cơ sở cho phần kết quả mô hình hồi quy ở chương 3.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính OLS với phần mềm
SPSS để đưa ra mô hình hồi quy tối ưu, kết luận vấn đề nghiên cứu.


5

Chương 4: Hàm ý chính sách
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương 3, tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bất động sản
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
8. Tổng quan những nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu thực chứng của Kinsman và Newman (1998) cho thấy, kết
quả tổng thể cho thấy mối tương quan nghịch giữa nợ và hiệu suất công ty
(được đo lường bằng ROE và ROA). Kết quả này phù hợp với những phát
hiện của Majumdar và Chhibber (1999) khi kết quả hồi quy cho thấy tỉ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực và có liên quan đáng kể đến hiệu quả
tài chính. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng phát hiện ra Quy mô doanh nghiệp
có tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Agarwal và cộng sự (2001) cũng chỉ ra rằng nợ có ảnh
hưởng tiêu cực lên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp khi đo lường bằng
ROE. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty có ảnh hưởng tích cực bởi doanh thu
và tăng trưởng doanh số. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Hammes và
Chen (2004), tỷ lệ nợ liên quan đến ROE. Tuy nhiên, Quy mô ảnh hưởng tích
cực liên quan đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Nghiên cứu của Mesquita và Lara (2003), nhóm tác giả đã tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ cấu trúc tài chính và khả năng sinh
lời của 70 công ty niêm yết tại Brazil trong giai đoạn 1995 – 2000 đã phát

hiện thấy nợ ngắn hạn có mối quan hệ dương và có ý nghĩa thống kê với hiệu
quả đo lường bằng ROE, và nợ dài hạn có mối quan hệ âm có ý nghĩa thống
kê với ROE.


6

Nghiên cứu của Weixu (2005), Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1,130 công
ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Kết quả nghiên cứu
cho thấy Hiệu quả tài chính (ROE) bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. Hiệu
quả tài chính có mối tương quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ <
100%. Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến hiệu quả tài chính khi ở mức tỷ lệ
nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao. Hiệu quả tài chính không
có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn, lý do là các công ty ở Trung Quốc
thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là sử dụng nợ dài hạn. Trong nghiên cứu này
cũng chỉ ra Quy mô có tương quan dương khá mạnh với Hiệu quả tài chính
ROE nhưng Tốc độ tăng trưởng tài sản Growth lại không tác động đến ROE.
Nghiên cứu của Huang và Song (2006) cũng cho ra kết quả tương tự.
Min Tsung Cheng (2009) đã chỉ ra mối tương quan giữa việc huy động
nợ và vốn chủ sở hữu đối với hoạt động kinh doanh. Các phát hiện trong
nghiên cứu này cho thấy công ty dòng tiền mặt cao, đòn bẩy nợ cũng có
những tác động tiêu cực đáng kể đối với hiệu quả kinh doanh (đo lường bằng
ROA và ROE). Do đó, những phát hiện này gợi ý rằng nguy cơ các doanh
nghiệp phải dựa vào hoặc phải phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay hoặc vốn cổ
phần tự có, việc kết hợp 2 nguồn vốn này mang lại hiệu quả tài chính tốt hơn.
Wang và cộng sự (2010) nghiên cứu về 60 công ty bất động sản Trung
Quốc đã chứng minh rằng kết quả đòn bẩy nợ của doanh nghiệp có tác động
tiêu cực đến cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên
cứu, các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng thấp và cơ hội tăng trưởng cao
có quan hệ tiêu cực giữa việc vay nợ và hiệu suất; trong khi các doanh nghiệp

có cơ hội tăng trưởng trung bình có mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ nợ với
ROE. Các phát hiện của Saeedi và Mahmoodi (2011) cho thấy Tỷ lệ nợ, Tỷ lệ
nợ dài hạn và Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động đến ROE.


7

Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2010) về cấu trúc vốn và hiệu quả tài
chính (ROE) ở Trung Quốc: phân tích hồi quy ngưỡng. Mẫu dữ liệu nghiên
cứu của 650 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Trung Quốc, bao
gồm 12 ngành nghề, giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006. Thông qua
phương pháp hồi quy ngưỡng, Cheng và cộng sự (2010) đã tìm ra được: ROE
có mối tương quan dương với cấu trúc vốn ở mức dưới 53,97%. Tốc độ tăng
trưởng tác động cùng chiều lên hiệu quả của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng
của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả. Còn
quy mô công ty có tác động ngược chiều lên hiệu suất hoạt động.
Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) chỉ nghiên cứu biến hiệu quả
kinh doanh dưới góc độ tài chính, được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE. Dữ
liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
nợ tác động âm (-) với Hiệu quả tài chính.
Nghiên cứu của Gill và cộng sự (2011), Sử dụng dữ liệu của 272 công ty
hoạt động ở ngành dịch vụ và sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán
New York giai đoạn 2005 – 2007 để khảo sát tác động của cấu trúc vốn đến
khả năng sinh lời của doanh nghiệp Mỹ. Kết quả cho thấy, tồn tại mối quan hệ
thuận chiều giữa nợ ngắn hạn và tổng nợ đến khả năng sinh lời ROE đối với
doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực dịch vụ, mối quan hệ thuận chiều giữa nợ
ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ đến ROE đối với doanh nghiệp hoạt động
lĩnh vực sản xuất.



8

Mahdi và cộng sự (2014) Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô và tuổi
doanh nghiệp với hiệu quả tài chính được đo lường bằng Tobin’s Q. Mẫu
nghiên cứu 96 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tehran giai
đoạn 2008-2011, phân tích hồi quy tuyến tính với phần mềm SPSS. Kết quả
mô hình cho thấy, quy mô và tuổi doanh nghiệp có tác động cùng tích cực đến
chỉ số Tobin’s Q.
Nghiên cứu khác của Hoque và cộng sự vào năm 2014, nghiên cứu dữ
liệu của 117 công ty sản xuất được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở
Dhaka của Bangladesh, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Thông
qua phương pháp hồi quy bằng phần mềm SPSS, Hoque và cộng sự đã tìm
thấy được: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số trả lãi vay, tỷ số tài sản cố định
trên tổng tài sản, tỷ số tài sản trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tác động cùng
chiều đến Tỷ suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu (ROE).
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) về các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính bằng phương pháp đường dẫn để
phân tích số liệu của 428 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam đã chỉ ra tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính. Kết
quả cho thấy hiệu quả kinh doanh (ROA), cấu trúc tài chính có quan hệ tỉ lệ
thuận với hiệu quả tài chính (ROE).
Trong nghiên cứu của Chu Thị Thu Thủy và cộng sự (2015), Nghiên cứu
sử dụng số liệu của 230 công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn năm 2011-2013
trong 14 ngành. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả tài chính của các
công ty bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ vốn nhà nước, đòn bẩy tài chính, năng
lực quản lý, quy mô công ty, khả năng thanh toán nhanh và chu kỳ sản xuất
kinh doanh của công ty. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra tác động dương (+)
của ROA lên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).



9

Bảng 1.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây


10

STT

Nghiên cứu

Nhân tố
Tỷ lệ nợ ngắn hạn

1

2

Kinsman
và Tỷ lệ nợ dài hạn
Newman (1998) Tỷ lệ nợ

4

Tác động cùng chiều
Tác động ngược chiều
Tác động ngược chiều


Quy mô

Tác động ngược chiều

Nợ

Tác động ngược chiều

Agarwal
và Doanh thu và tăng
Tác động cùng chiều
cộng sự (2001) trưởng doanh thu
Quy mô

3

Kết quả tác động đến
hiệu quả tài chính

Mesquita
và Tỷ lệ nợ ngắn hạn
Lara (2003)
Tỷ lệ nợ dài hạn

Weixu (2005)

Tác động cùng chiều
Tác động cùng chiều
Tác động ngược chiều


Tỷ lệ nợ

Có tương quan mạnh
phi tuyến tính bậc 2,3

Tỷ lệ nợ dài hạn

Có tương quan

Quy mô

Tác động cùng chiều

Tốc độ tăng trưởng tài
Không có tác động
sản
5

Min
Tsung
Dòng tiền, đòn bẩy nợ
Cheng (2009)
Đòn bẩy nợ

6

Tác động ngược chiều
Tác động ngược chiều

Tỷ lệ nợ (doanh nghiệp

Wang và cộng có cơ hội tăng trưởng Tác động cùng chiều
sự (2010)
trung bình)
Tỷ lệ nợ (nhóm còn
Tác động ngược chiều
lại)


11

7

Cheng và cộng Cấu trúc vốn
sự (2010)
Tốc độ tăng trưởng

Có tác động mạnh

8

Onaolapo
&
Tỷ lệ nợ
Kajola (2010)

Tác động ngược chiều

9

Gill và cộng sự

Nợ ngắn hạn, Tổng nợ
(2011)

Tác động cùng chiều

10

Mahdi và cộng Quy mô
sự (2014)
Tuổi doanh nghiệp

11

Tỷ số nợ trên Vốn chủ
sở hữu, tỷ số trả lãi
Hoque và cộng vay, tỷ số tài sản cố
Tác động cùng chiều
sự (2014)
định trên tổng tài sản,
tỷ số tài sản cố định
trên vốn chủ sở hữu

12

Đoàn Ngọc Phi Cấu trúc tài chính,
Tác động cùng chiều
Anh (2010)
ROA

13


Tỷ lệ vốn nhà nước,
đòn bẩy tài chính, năng
Chu Thị Thu
lực quản lý, quy mô
Thủy và cộng
Có ảnh hưởng đáng kể
công ty, khả năng
sự (2015)
thanh toán nhanh, chu
kỳ sản xuất kinh doanh

Tác động cùng chiều

Tác động cùng chiều
Tác động cùng chiều


12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
a. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là phạm trù kinh tế hiện nay còn nhiều quan điểm chưa đồng
nhất, các nhà nghiên cứu đứng dưới góc độ, phạm vi khác nhau lại đưa ra một
quan điểm khác nhau về phạm trù này. Theo Paul A Samuemlson viết trong
cuốn Kinh tế học chỉ ra: “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các

nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con người”.
Theo cách tiếp cận này, đã chỉ rõ được hai đặc tính của phạm trù hiệu quả đó
là sử dụng tối ưu các nguồn lực và mục đích của hoạt động. Tuy nhiên, cách
tiếp cận này chưa đưa đến cách thức xác định hiệu quả nói chung, hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Theo quan điểm của nhà kinh tế học
người Anh, Adam Smith, cho rằng: “Hiệu quả - Kết quả đạt được trong hoạt
động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Với cách tiếp cận này, việc xác
định hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp thuần túy dựa vào có tiêu thụ
được sản phẩm hay không. Quan điểm này chưa phân định rõ hiệu quả và kết
quả kinh doanh khi chưa tính đến yếu tố chi phí để đạt được hiệu quả kinh
doanh đó.


13

Cần có sự phân biệt rạch ròi giữa hiệu quả và kết quả kinh doanh. Kết
quả kinh doanh mới chỉ là biểu hiện về mặt hình thức mà hoạt động kinh tế
thu được, nhưng kết quả đó tạo ra bằng cách nào, với giá nào mới là mối quan
tâm của các nhà kinh tế học, nó thể hiện chất lượng của hoạt động. Như vậy,
hiệu quả kinh tế phải là một đại lượng kinh tế so sánh giữa kết quả thu được
và chi phí bỏ ra. Cụ thể, kết quả kinh doanh là những gì doanh nghiệp đạt
được sau một kỳ nhất định được lượng hóa bằng các chỉ tiêu như sản lượng
tiêu thụ, doanh thu, thị phần tiêu thụ...., còn hiệu quả kinh doanh phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực, được tính bằng tỷ số giữa kết quả và hao phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm của tác giả cho rằng, “Hiệu quả không chỉ là sự so sánh
giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả được hiểu trước
tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không hoàn thành mục tiêu thì không thể
có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta phải sử dụng nguồn lực như thế
nào”. Như vậy, theo quan điểm này thì hiệu quả được gắn với một mục tiêu

nhất định và việc sử dụng nguồn lực một cách thông minh.
Cùng theo quan điểm trên, Trần Thị Thu Phong (2013) đưa quan điểm:
“Biểu hiện cao nhất, tập trung nhấp của hiệu quả kinh doanh là khả năng sinh
lời (sức sinh lời), nên việc phân tích hiệu quả kinh doanh phải tập trung phân
tích khả năng sinh lời của các nguồn lực sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, khả năng sinh lời chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có năng
lực hoạt động tốt, thể hiện thông qua việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đánh giá được đầy đủ hiệu quả
kinh doanh theo đó sẽ bao gồm phân tích 2 nội dung là phân tích hiệu quả
hoạt động và phân tích khả năng sinh lời”.


14

Tác giả Đoàn Thục Quyên (2015) cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh
doanh mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp thu được với chi phí hoặc nguồn
lực bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh được xác định bằng
các chỉ tiêu kinh tế đặc trưng, phản ánh mối quan hệ tỷ lệ so sánh giữa chỉ tiêu
phản ánh kết quả kinh doanh đạt được với các chỉ tiêu phản ánh chi phí hoặc
nguồn lực đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của
doanh nghiệp”.
Như vậy, có thể thấy rằng có nhiều quan điểm về phạm trù hiệu quả
kinh doanh và cách thức xác định hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, theo
quan điểm của tác giả, tác giả đồng thuận với cách thức tiếp cận khái niệm
hiệu quả tài chính của các nhà khoa học Nguyễn Văn Tạo, Trần Thị Thu
Phong, Đoàn Thục Quyên. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
khái niệm hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh
mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp thu
được với chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó, được thể hiện

thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Xét dưới góc
độ tài chính, mục tiêu tối đa của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp trên cơ sở tôn trọng pháp luật và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Do
đó, một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao sẽ tạo ra sự gia tăng giá trị
doanh nghiệp trong dài hạn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, thì các
doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện hiệu quả tài chính. Do vậy, hiệu quả
hoạt đông kinh doanh còn thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
trong tương quan với chi phí sử dụng vốn: Điều này có nghĩa là trên một đồng
vốn bỏ ra, doanh nghiệp cố gắng thu được lợi nhuận cao nhất trên cơ sở đã
tính đến các rủi ro có thể chấp nhận.


15

b. Khái niệm hiệu quả tài chính
Tài chính doanh nghiệp là toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp liên quan
đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp. Xuất phát từ khái niệm của tài chính doanh nghiệp
thì hiệu quả tài chính doanh nghiệp có thể được hiểu là hiệu quả gắn liền đến
việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp.
Trên thực tế hiện nay, khi hiểu về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có hai
quan điểm: Quan điểm thứ nhất: hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc huy
động, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh; quan điểm thứ hai:
hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc huy động vốn, còn hiệu quả của việc
quản lý và sử dụng vốn là hiệu quả kinh doanh.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tác giả nhìn nhận hiệu quả tài
chính doanh nghiệp trên quan điểm thứ nhất.
c. Phân loại hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Hiệu quả tài chính là chỉ tiêu quan trọng sử dụng để phân tích, đánh giá,
rút kinh nghiệp đặc biệt trong việc phục vụ đưa ra các quyết định, lựa chọn
phương án kinh doanh. Do hiệu quả tài chính là phạm trù tổng hợp, do vậy
cần nhìn nhận hiệu quả tài chính theo nhiều tiêu chí, khía cạnh, phạm vi khác
nhau để có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả tài chính.


×