BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THANH MAI
CÁC BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ THI HÀNH
NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Anh Tuấn
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực. Những kiến nghị, đề xuất
trong Luận văn không sao chép của bất kỳ tác giả nào.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thanh Mai
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đang công tác và giảng
dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội, những người đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt khóa học và quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo, TS. Trần
Anh Tuấn đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, các anh chị, bạn bè đã tạo quan tâm, giúp đỡ, động viên,
khuyến khích tôi trong quá trình học tập nghiên cứu!
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Tố tụng dân sự
:
BLTTDS
Chấp hành viên
:
CHV
Luật Thi hành án dân sự năm 2008
:
LTHADS
Pháp lệnh Thi hành án dân sự
:
PLTHADS
Tòa án nhân dân
:
TAND
Thi hành án dân sự
:
THADS
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ THI
HÀNH NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN………………………………………………………..1
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
...................................................................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền............................... 1
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.......................... 4
1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền ............................ 7
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về biện pháp cƣỡng chế thi hành
nghĩa vụ trả tiền ............................................................................................................ 8
1.3. Lƣợc sử pháp luật Thi hành án dân sự Việt Nam về biện pháp cƣỡng chế thi hành
nghĩa vụ trả tiền .......................................................................................................... 12
1.3.1. Giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ......................................... 12
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 ........................................................... 13
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1989 ........................................................... 14
1.3.4. Giai đoạn từ năm 1989 đến nay ..................................................................... 17
1.4. Kinh nghiệm lập pháp một số nƣớc về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền .............................................................................................................................. 19
1.4.1. Biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật Đức............... 19
1.4.2. Biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật Pháp.............. 20
1.4.3. Biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật Nhật Bản....... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 25
CHƢƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN
THEO PHÁP LUẬT THADS HIỆN HÀNH………………………………………...26
2.1. Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý giấy tờ có giá của ngƣời
phải thi hành án ........................................................................................................... 26
2.1.1. Về điều kiện áp dụng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý
giấy tờ có giá .......................................................................................................... 26
2.1.2. Về trình tự, thủ tục tiến hành biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi,
xử lý giấy tờ có giá ................................................................................................. 28
2.1.3. Về mức khấu trừ tài khoản, thu tiền, giấy tờ có giá........................................ 31
2.2. Biện pháp trừ vào thu nhập của ngƣời phải thi hành án......................................... 31
2.2.1. Về điều kiện áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của ngƣời phải thi hành án ..... 31
2.2.2. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của ngƣời phải thi hành án
............................................................................................................................... 33
2.2.3. Mức khấu trừ thu nhập của ngƣời phải thi hành án ........................................ 36
2.3. Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi hành án .................................. 37
2.3.1. Về điều kiện áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi hành
án ............................................................................................................................ 37
2.3.2. Các quy định về nguyên tắc kê biên tài sản ................................................... 38
2.3.3. Tài sản không đƣợc kê biên ........................................................................... 40
2.3.4. Thủ tục kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi hành án............................... 42
2.3.5. Kê biên tài sản trong một số trƣờng hợp cụ thể.............................................. 44
2.4. Biện pháp cƣỡng chế khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án ........................ 48
2.4.1. Về điều kiện áp dụng biện pháp cƣỡng chế khai thác tài sản của ngƣời phải thi
hành án ................................................................................................................... 48
2.4.2. Thủ tục áp dụng biện pháp cƣỡng chế khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án
............................................................................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 51
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ THI
HÀNH NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………52
3.1. Thực tiễn thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền ................ 52
3.1.1. Một số kết quả đạt đƣợc trong thực tiễn thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi
hành nghĩa vụ trả tiền .............................................................................................. 52
3.1.2. Những vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện các biện pháp cƣỡng chế
thi hành nghĩa vụ trả tiền......................................................................................... 54
3.1.3. Nguyên nhân của bất cập, hạn chế trong thực tiễn thực hiện các biện pháp
cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền........................................................................ 66
3.2. Một số kiến nghị về các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền ............... 67
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ
trả tiền..................................................................................................................... 67
3.2.2. Một số kiến nghị về thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền.......................................................................................................................... 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 75
KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thi hành án dân sự là hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời
sống xã hội, trực tiếp ảnh hƣởng đến quyền về tài sản và quyền về nhân thân của các bên
đƣơng sự và những ngƣời có liên quan. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa
án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ, đặc biệt là quyền và
nghĩa vụ về tài sản của các bên đƣơng sự nên ngƣời phải thi hành án thƣờng không tự
nguyện thi hành án, tìm cách trốn tránh, thậm chí chống đối quyết liệt nhằm trì hoãn việc
thi hành án. Do vậy, để bảo đảm hiệu quả của công tác thi hành án thì bên cạnh việc giáo
dục, thuyết phục đƣơng sự tự giác thi hành án, trong nhiều trƣờng hợp cần phải sử dụng
các biện pháp cƣỡng chế cần thiết để buộc họ thi hành các bản án, quyết định mà Tòa án
đã tuyên.
Các biện pháp cƣỡng chế thi hành án đƣợc nhà lập pháp quy định tƣơng đối đa
dạng, phù hợp với tính chất của từng nghĩa vụ phải thi hành. Cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ
trả tiền là một nhóm biện pháp chủ yếu trong số các biện pháp cƣỡng chế thi hành án dân
sự (THADS). Nghiên cứu số liệu thống kê cho thấy, số vụ án dân sự liên quan đến cƣỡng
chế thi hành nghĩa vụ trả tiền chiếm tới 80% các vụ án đƣợc tuyên. Các biện pháp cƣỡng
chế thi hành nghĩa vụ trả tiền đƣợc pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện
trên thực tế. Trƣớc đây, trong các Pháp lệnh Thi hành án dân sự (PLTHADS) năm 1993,
PLTHADS năm 2004 đều có qui định về các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền. Tuy nhiên, qui định tại các pháp lệnh này còn chƣa đầy đủ, thiếu tính cụ thể và hệ
thống.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về các biện pháp cƣỡng chế thi hành
nghĩa vụ trả tiền trong các văn bản pháp luật trƣớc đây, Luật Thi hành án dân sự Việt
Nam năm 2008 (LTHADS) đã có những quy định khá chi tiết, cụ thể và có nhiều điểm
mới tiến bộ về các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền trong THADS. Tuy
nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định của Luật này về biện pháp cƣỡng chế thi hành
nghĩa vụ trả tiền cho thấy đã bộc lộ những khó khăn, vƣớng mắc nhất định, hạn chế của
pháp luật và việc áp dụng pháp luật dẫn tới tình trạng án tồn đọng, chƣa đáp ứng đƣợc
yêu cầu bảo vệ một cách kịp thời và có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc
thi hành án và quyền lợi hợp pháp của các đƣơng sự khác trong thi hành án dân sự.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền” nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực
hiện nhằm đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của
các chủ thể trong thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự
là cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý về
THADS, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đề cập đến các biện pháp cƣỡng chế thi
hành nghĩa vụ trả tiền trong THADS chƣa nhiều. Cụ thể là về luận văn có Luận văn Thạc
sỹ Luật học của Nguyễn Công Long năm 2000, đề tài “Các biện pháp cưỡng chế thi
hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sỹ Luật học của
Nguyễn Thanh Phong năm 2011, đề tài “Biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản trong thi
hành án dân sự”.
Về giáo trình, sách chuyên ngành tham khảo, chuyên khảo đã xuất bản gồm cũng
đã có một số tài liệu đề cập đến vấn đề này nhƣ cuốn Luật Thi hành án dân sự Việt Nam –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn do TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên) do Nhà xuất bản
CAND xuất bản năm 2007; Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam của Trƣờng
Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự (phần nghiệp vụ) của Học
viện tƣ pháp do Nhà xuất bản Tƣ pháp ban hành năm 2012; Một số vấn đề hoàn thiện
pháp luật Thi hành án dân sự Việt Nam của TS. Lê Thu Hà do Nhà xuất bản CTQG xuất
bản năm 2011.v.v... Bên cạnh đó, vấn đề cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền cũng đƣợc
đề cập ở những khía cạnh nhất định thể hiện trong các đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trƣờng nhƣ đề tài Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự của Trƣờng Đại học Luật do
TS. Nguyễn Công Bình làm chủ nhiệm năm 2004; Những điểm mới của Luật Thi hành án
dân sự năm 2008 của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội do TS. Bùi Thị Huyền làm chủ nhiệm
năm 2011.
Ngoài ra, một số bài viết đăng trên các tạp chí cũng có đề cập tới vấn đề này nhƣ
bài viết “Các biện pháp cưỡng chế Thi hành án dân sự”, Tạp chí luật học, số 07/2007 của
tác giả Trần Phƣơng Thảo; bài viết “Quy định về cưỡng chế thi hành án – Những vấn đề
vướng mắc trong thực hiện”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 04/2008 của tác
giả Trần Danh Ẩn; “Những trường hợp đặc thù trong thi hành biện pháp cưỡng chế thi
hành án, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 09/2011.v.v.... Các công trình trên
đã đề cập ở những khía cạnh nhất định về cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu một cách có
hệ thống, chuyên sâu và toàn diện về các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
trong THADS từ quy định của LTHADS năm 2008 tới những hƣớng dẫn chi tiết trong Nghị
định số 58/2009/NĐ-CP.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về biện pháp
cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền, nội dung các quy định của pháp luật THADS Việt
Nam về nhóm các biện pháp cƣỡng chế này và thực tiễn thực hiện chúng.
Tuy vậy, do thời gian nghiên cứu của đề tài có hạn nên việc nghiên cứu đề tài chỉ
giới hạn trong phạm vi sau đây:
- Khái niệm, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền trong THADS; nguyên tắc áp dụng và sự hình thành và phát triển của các quy phạm
về nhóm các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền từ trƣớc năm 1945 đến nay.
Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu quy định của pháp luật một số nƣớc về vấn đề này nhằm
so sánh, tham khảo.
- Nội dung cụ thể của các quy định hiện hành về các biện pháp cƣỡng chế thi hành
nghĩa vụ trả tiền trong THADS Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện. Từ đó đề xuất
những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật THADS và nâng cao hiệu
quả của việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền trên thực tế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật. Quá trình nghiên cứu đề tài
còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phân tích, tổng hợp và so
sánh.v.v.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận cũng nhƣ nội dung
các quy định của pháp luật THADS hiện hành và thực tiễn thực hiện các biện pháp cƣỡng
chế thi hành nghĩa vụ trả tiền. Từ đó, tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật THADS về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền và nâng cao hiệu
quả thực hiện chúng trên thực tế.
Với mục đích nghiên cứu nhƣ vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đƣợc xác định
nhƣ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
trong THADS;
- Phân tích làm rõ nội dung các quy định của pháp luật THADS Việt Nam hiện
hành về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền;
- Nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa
vụ trả tiền và từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả áp dụng biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền trên thực tế.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu một cách toàn diện và có hệ thống về các
biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền trong THADS và đạt đƣợc những kết quả
sau đây:
Thứ nhất: Luận văn đã xây dựng một cách đầy đủ và hoàn chỉnh khái niệm về
biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền trong THADS; từ đó, đƣa ra các đặc điểm
của biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền để thấy đƣợc tính chất đặc biệt của nó
so với các biện pháp cƣỡng chế THADS khác cũng nhƣ so với các biện pháp bảo đảm
trong THADS. Những vấn đề lý luận đó là cơ sở cho việc đánh giá, nghiên cứu qui định
của pháp luật THADS hiện hành về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền và
định hƣớng cho những đề xuất, kiến nghị của luận văn.
Thứ hai: Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khoa học những qui định của
pháp luật THADS Việt Nam hiện hành về các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền
Thứ ba: Luận văn đã đi vào nghiên cứu thực tiễn thực hiện các biện pháp cƣỡng
chế thi hành nghĩa vụ trả tiền trong thời gian gần đây. Từ đó, chỉ ra một số kết quả đạt
đƣợc cũng nhƣ phân tích đƣợc những vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện các
biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu,
luận văn đã đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định về biện pháp
cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền và một số kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả
của việc thực hiện biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 phần: Phần mở đầu, nội dung và kết luận. Trong
đó, phần nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ
trả tiền
Chƣơng 2: Các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật
THADS hiện hành
Chƣơng 3: Thực tiễn thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền và kiến nghị
1
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ
THI HÀNH NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ
trả tiền
1.1.1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt thì khái niệm cƣỡng chế đƣợc hiểu nhƣ sau: “Cưỡng
chế là dùng quyền lực Nhà nước để bắt phải tuân theo” [41, tr.302]. Còn theo cuốn Từ điển
bách khoa Việt Nam thì giải thích: cƣỡng chế là “Dùng quyền lực Nhà nước để bắt buộc
người khác thực hiện những việc làm trái với ý muốn của họ. Cưỡng chế là một trong những
phương pháp chủ yếu của hoạt động quản lý Nhà nước”. Theo giải thích ở Từ điển Luật học
thì “cưỡng chế là buộc cá nhân hay tổ chức phải phục tùng một mệnh lệnh, thực hiện một
nghĩa vụ, trách nhiệm theo quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
[10, tr.204].
Nhƣ vậy, cƣỡng chế là một khái niệm thuộc phạm trù Nhà nƣớc, là hiện tƣợng gắn
liền với Nhà nƣớc và là một phƣơng thức sử dụng bảo đảm cho quyền lực Nhà nƣớc. Tại mỗi
nƣớc, tùy theo từng chế độ chính trị, tùy từng trình độ phát triển kinh tế, xã hội khác nhau mà
sử dụng các phƣơng pháp cƣỡng chế theo phƣơng thức và mức độ khác nhau. Trong hoạt
động tƣ pháp, để đảm bảo tính hiệu lực của các bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên, Nhà
nƣớc đã phải định ra các biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc khi các chủ thể có nghĩa vụ thi
hành không tự nguyện thi hành. Ở nƣớc ta, thi hành án đƣợc chia làm hai lĩnh vực: THADS
và thi hành án hình sự. Các quy định của pháp luật đối với các biện pháp cƣỡng chế trong hai
lĩnh vực này là khác nhau.
Theo Điều 26 Bộ luật hình sự thì “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội”. Có thể
thấy, trong bản án, quyết định hình sự, bản thân chúng đã là cƣỡng chế. Việc thi hành các hình
phạt cũng đồng nghĩa với việc cơ quan có thẩm quyền cƣỡng chế ngƣời bị kết án thi hành hình
phạt và cƣỡng chế thi hành án hình sự mang tính tuyệt đối, đối tƣợng của hình phạt đó là tài sản,
quyền tự do thân thể và có thể là cả tính mạng.
Ngƣợc lại, cƣỡng chế THADS lại có những điểm khác. Đặc trƣng của THADS là việc
tổ chức thi hành phần quyết định của Tòa án về tài sản hoặc một công việc nhất định khi các
đƣơng sự không tự nguyện thi hành. Đối tƣợng của nghĩa vụ là tài sản hoặc một công việc
nhất định, theo đó, nó cũng chính là đối tƣợng của cƣỡng chế THADS. Việc áp dụng biện
pháp cƣỡng chế phải tƣơng ứng với nghĩa vụ của ngƣời phải thi hành án.
2
Trong cuốn Luật thi hành án dân sự Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn
năm 2007 do TS. Nguyễn Công Bình chủ biên thì biện pháp cƣỡng chế THADS đƣợc coi là
biện pháp bảo đảm thi hành án do pháp luật quy định [4, tr.199]. Vấn đề này đã đƣợc tiếp tục
kế thừa và phát triển trong Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam năm 2011 của
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội với sự nhấn mạnh tính chất cƣỡng bức khi ngƣời phải thi hành
án không tự nguyện thi hành án. Theo đó, “biện pháp cưỡng chế THADS là biện pháp thi
hành án dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ
THADS của họ, do CHV áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi
hành án mà không tự nguyện thi hành án”. [36, tr.195]
Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự (phần nghiệp vụ) do Nhà xuất bản Tƣ pháp
phát hành năm 2012 đƣa ra khái niệm cƣỡng chế THADS là “biện pháp cưỡng bức bắt buộc
của cơ quan THADS, do CHV quyết định theo thẩm quyền nhằm buộc người phải thi hành án
phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định. Cưỡng chế
thi hành án được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án
mà không tự nguyện thi hành, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án
có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án” [17, tr.215]. Khái niệm
này đã mô tả đƣợc bản chất và đặc điểm cơ bản của biện pháp cƣỡng chế THADS đồng thời
mở rộng việc áp dụng đối với cả trƣờng hợp cần ngăn chặn ngƣời phải thi hành án có hành vi
tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án.
Xét theo luật thực định thì LTHADS năm 2008 đƣợc xây dựng dựa trên tính chất của
loại biện pháp cƣỡng chế thi hành để xác định 6 biện pháp cƣỡng chế THADS tƣơng ứng tại
Điều 71 LTHADS. Đó là, các biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền,
giấy tờ có giá của ngƣời phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của ngƣời phải thi hành án; Kê
biên xử lý tài sản của ngƣời phải thi hành án, kể cả tài sản đang do ngƣời thứ ba giữ; Khai
thác tài sản của ngƣời phải thi hành án; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản,
giấy tờ; Buộc ngƣời phải thi hành án thực hiện hoặc không đƣợc thực hiện công việc nhất
định. Mặc dù LTHADS không phân chia các biện pháp cƣỡng chế THADS theo các nhóm
nhƣng căn cứ vào tính chất của loại nghĩa vụ phải thi hành của ngƣời phải thi hành án có thể
phân chia các biện pháp cƣỡng chế THADS thành ba nhóm nhƣ sau:
- Nhóm các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền, bao gồm: biện pháp khấu
trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của ngƣời phải thi hành án; Trừ vào
thu nhập của ngƣời phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi hành án, kể cả
tài sản đang do ngƣời thứ ba giữ; Khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án.
- Nhóm biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ giao tài sản gồm có các biện pháp
cƣỡng chế buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
3
- Nhóm biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc phải làm hoặc không đƣợc làm
công việc nhất định, gồm có các biện pháp cƣỡng chế buộc phải làm công việc nhất định,
cƣỡng chế không đƣợc làm công việc nhất định.
Kết quả nghiên cứu trên là tiền đề cần thiết để có thể tìm hiểu sâu hơn về các biện
pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng do NXB Giáo
dục phát hành năm 1996 thì “nghĩa vụ” là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc một ngƣời
phải làm đối với xã hội, đối với ngƣời khác [41, tr.707]; “trả” là đƣa lại cho ngƣời khác cái
đã vay, đã mƣợn của ngƣời ấy [41, tr.1160]. Còn “tiền” là vật đúc bằng kim loại hay in bằng
giấy do ngân hàng phát hành, dùng chi tiêu, trao đổi hàng hóa [41, tr.1126]. Nhƣ vậy, nếu lắp
ghép một cách cơ học thì “nghĩa vụ trả tiền” là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc một
ngƣời phải đƣa lại cho ngƣời khác vật đúc bằng kim loại hay in bằng giấy do ngân hàng phát
hành mà đã vay, đã mƣợn của ngƣời ấy... “Nghĩa vụ trả tiền” đƣợc giải thích trong Từ điển
Luật học là nghĩa vụ có đối tƣợng là một khoản tiền nhất định mà ngƣời có nghĩa vụ phải
chuyển giao cho ngƣời có quyền đầy đủ số tiền, đúng thời hạn, địa điểm và theo phƣơng thức
do các bên thỏa thuận hoặc theo qui định của pháp luật [10, tr.562]. Theo logic hình thức, nếu
hiểu theo nghĩa rộng thì có thể hiểu nghĩa vụ trả tiền không chỉ bó hẹp trong phạm vi của đối
tƣợng là tiền đúc bằng kim loại hay in bằng giấy mà đƣợc mở rộng gồm cả tài khoản, giấy tờ
có giá, quyền sở hữu trí tuệ và nghĩa vụ trả tiền cũng không chỉ phát sinh từ việc vay, mƣợn
mà còn phát sinh từ bồi thƣờng thiệt hại, phân chia di sản thừa kế, thanh toán tiền chênh lệch
giá trị tài sản, án phí...
Các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền là nhóm các biện pháp thuộc các
biện pháp cƣỡng chế thi hành án. Cho nên, cũng giống nhƣ các biện pháp cƣỡng chế thi hành
án khác, để áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền, CHV căn cứ theo
bản án, quyết định của Tòa án và xác định ngƣời phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa
vụ trả tiền đó. Do đó, trƣớc khi áp dụng biện pháp này cần phải xác minh điều kiện thi hành
án, tài sản có thể là tài sản riêng hoặc tài sản chung với ngƣời khác.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nhóm các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
với các nhóm biện pháp cƣỡng chế khác là đối tƣợng để thi hành nghĩa vụ trả tiền chỉ có thể
là tài sản mà không bao gồm cả hành vi dân sự của ngƣời phải thi hành án nhƣ nhóm các biện
pháp cƣỡng chế khác.
Ngoài ra, theo cách hiểu về cƣỡng chế thi hành án nhƣ đã phân tích ở trên thì việc
cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền đƣợc tiến hành khi ngƣời phải thi hành nghĩa vụ trả tiền
không tự nguyện thi hành trong thời gian tự nguyện thi hành hoặc chƣa hết thời gian tự
nguyện thi hành mà xét thấy cần ngăn chặn ngƣời phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy
hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành nghĩa vụ trả tiền.
4
Nếu xét theo các biện pháp cần phải áp dụng để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì biện
pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền bao gồm các biện pháp khấu trừ tiền trong tài
khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của ngƣời phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của
ngƣời phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi hành án, kể cả tài sản đang
do ngƣời thứ ba giữ; Khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án. Theo đó, khấu trừ tiền
trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của ngƣời phải thi hành án là biện pháp
cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền do CHV áp dụng trong trƣờng hợp ngƣời phải thi hành
án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án có tài khoản, tiền hoặc
giấy tờ có giá nhƣng không tự nguyện thi hành án hoặc cần ngăn chặn ngƣời phải thi hành án
có hành vi tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án. Trừ vào thu nhập của ngƣời phải
thi hành án là biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền do CHV áp dụng trong trƣờng
hợp ngƣời phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án
có thu nhập để thi hành nhƣng không tự nguyện thi hành án hoặc cần ngăn chặn ngƣời phải
thi hành án trốn tránh việc thi hành án. Kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi hành án là
một biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền, đƣợc CHV áp dụng khi ngƣời phải thi
hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án nhƣng không tự nguyện thi
hành án mặc dù có điều kiện thi hành án hoặc cần ngăn chặn ngƣời phải thi hành án có hành
vi tẩu tán tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Cƣỡng chế khai thác tài sản của ngƣời phải thi
hành án là biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền do CHV áp dụng trong trƣờng hợp
ngƣời phải thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án không tự nguyện thi
hành án mặc dù có tài sản có thể khai thác để thi hành án.
Nhƣ vậy, về phương diện lý luận có thể khái quát như sau: Biện pháp cưỡng chế thi
hành nghĩa vụ trả tiền là tổng hợp các biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với
người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, quyết định của Trọng tài thương mại, được CHV áp dụng nhằm buộc người
phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình trong trường hợp người phải thi
hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do CHV ấn
định hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn các hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
Các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền là một nhóm biện pháp trong các
biện pháp cƣỡng chế THADS nên chúng có đầy đủ các đặc điểm của các biện pháp cƣỡng
chế THADS nói chung. Bên cạnh đó, các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
cũng mang những điểm đặc trƣng riêng biệt để phân biệt với các nhóm biện pháp cƣỡng chế
THADS khác, nhƣ sau:
5
- Thứ nhất, người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định về dân
sự, có điều kiện thi hành án mà hết thời gian tự nguyện thi hành án vẫn không tự nguyện thi
hành án.
Nghĩa vụ trả tiền của ngƣời phải thi hành án là nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định
của Tòa án thì ngƣời phải thi hành án phải trả, phải thanh toán, phải bồi thƣờng, thanh toán
tiền chênh lệch giá trị tài sản, án phí... cho ngƣời đƣợc thi hành án. Nhƣ vậy, ngƣời phải thi
hành án có nghĩa vụ trả tiền thì CHV mới có thể áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành
nghĩa vụ trả tiền nhƣ: khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi xử lý tiền, giấy tờ có giá của ngƣời
phải thi hành án; trừ vào thu nhập của ngƣời phải thi hành án; kê biên tài sản của ngƣời phải thi
hành án; cƣỡng chế khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án. Nghĩa vụ này chủ yếu đƣợc xác
định trong các bản án hay quyết định của Tòa án.
Thời gian tự nguyện THADS do pháp luật quy định, đƣợc tính từ khi ngƣời phải thi
hành án nhận đƣợc hoặc đƣợc thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Trong trƣờng hợp xét
thấy cần ngăn chặn ngƣời phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh
việc thi hành án thì CHV không cần xem xét đến điều kiện đã hết thời gian tự nguyện hay chƣa
mà khi phát hiện ngƣời phải thi hành án có điều kiện thi hành nghĩa vụ trả tiền có thể áp dụng
ngay các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.
- Thứ hai, đối tượng của cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền chỉ là tài sản của người
phải thi hành án
Khác với thi hành án hình sự, các quy định và việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế
THADS nói chung và cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nói riêng không nhằm mục đích
trừng trị ngƣời phải thi hành nghĩa vụ. Việc tƣớc bỏ các lợi ích vật chất của bản thân ngƣời
phải thi hành án là nhằm khôi phục những lợi ích về tài sản và các quyền dân sự của ngƣời
khác đã bị ngƣời phải thi hành án gây tổn hại. Ngƣời phải thi hành án trong cƣỡng chế
THADS nói chung phải thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hoặc hành vi dân sự của bản thân họ,
do đó, đối tƣợng cƣỡng chế cũng chính là đối tƣợng nghĩa vụ dân sự. Tài sản theo quy định
tại Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005, bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”
Tuy nhiên, đối với nhóm các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền thì đối
tƣợng cƣỡng chế thi hành án phải là tài sản. Cụ thể, đối tƣợng của biện pháp cƣỡng chế khấu
trừ tiền trong tài khoản; thu hồi xử lý tiền, giấy tờ có giá của ngƣời phải thi hành án đƣợc xác
định là tiền trong tài khoản của ngƣời phải thi hành án có thể có ở ngân hàng, tổ chức tín
dụng hoặc kho bạc nhà nƣớc; có thể là tiền, giấy tờ có giá của ngƣời phải thi hành án đang do
ngƣời thứ ba giữ (ngƣời đó là một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó mà ngƣời phải thi hành
án đã xác lập quan hệ pháp luật gửi, giữ, cho thuê, cho mƣợn tài sản của mình) hoặc đang do
ngƣời phải thi hành án giữ. Còn đối với cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền bằng biện pháp
trừ vào thu nhập của ngƣời phải thi hành án thì đối tƣợng của cƣỡng chế là tiền lƣơng, tiền
6
công, tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác của ngƣời
phải thi hành án. Đối tƣợng của biện pháp cƣỡng chế kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi
hành án là động sản, bất động sản hoặc quyền sở hữu trí tuệ. Cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền bằng biện pháp khai thác tài sản của ngƣời phải thi hành án cũng có đối tƣợng là tài sản.
Nhƣ vậy, có thể thấy, đối tƣợng của các biện pháp thuộc nhóm cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ
trả tiền chung qui lại đều là tài sản.
Ngƣợc lại, các biện pháp cƣỡng chế THADS trong nhóm biện pháp thực hiện một
hành vi nhất định luôn có đối tƣợng là hành vi dân sự của ngƣời phải thi hành án. Theo đó,
ngƣời phải thi hành án phải thực hiện một số hành vi nhất định nhƣ cải chính tin tức sai sự
thật; công khai xin lỗi ngƣời bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; ngƣời phải thi hành án không
đƣợc tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật...
Do vậy, đặc điểm về đối tƣợng của cƣỡng chế chính là điểm khác biệt để phân biệt
giữa nhóm biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền với nhóm các biện pháp cƣỡng chế
nhằm thực hiện nghĩa vụ buộc phải làm hoặc không đƣợc làm một công việc nhất định của
ngƣời phải thi hành án.
- Thứ ba, tài sản là đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án
Tài sản là đối tƣợng của biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền thuộc quyền
sở hữu của ngƣời phải thi hành án nhƣ tài khoản ở ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc
nhà nƣớc; tiền lƣơng, tiền công, tiền lƣơng hƣu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập
hợp pháp khác của ngƣời phải thi hành án... Tài sản đó thuộc quyền sử dụng của ngƣời phải
thi hành án là quyền sử dụng đất của ngƣời phải thi hành án.
Đây chính là đặc điểm để phân biệt nhóm biện pháp này với nhóm biện pháp cƣỡng
chế thi hành nghĩa vụ giao tài sản bao gồm buộc phải trả vật, giấy tờ, chuyển giao quyền sử
dụng đất có đối tƣợng cƣỡng chế tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ngƣời đƣợc thi
hành án nhƣng tài sản đó lại đang do ngƣời phải thi hành án hoặc ngƣời thứ ba giữ. Mục đích
của việc áp dụng nhóm biện pháp đó nhằm buộc ngƣời phải thi hành án hoặc ngƣời thứ ba
đang nắm giữ tài sản của ngƣời phải thi hành án trả lại tài sản cho ngƣời đƣợc thi hành án.
Do vậy, việc xác minh tài sản là đối tƣợng cƣỡng chế thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ngƣời
phải thi hành án hay của ngƣời đƣợc thi hành án để lựa chọn biện pháp cƣỡng chế phù hợp là
rất cần thiết.
- Thứ tư, biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền thường được áp dụng sau
biện pháp bảo đảm thi hành án với mục đích chủ yếu là buộc người phải thi hành án thực
hiện nghĩa vụ trả tiền đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án
7
Đây là dấu hiệu đặc thù để phân biệt biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
với biện pháp bảo đảm THADS. Biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền thƣờng đƣợc
áp dụng sau khi đã áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án mà ngƣời phải thi nghĩa vụ trả
tiền không tự nguyện thi hành mặc dù có điều kiện thi hành. Còn biện pháp bảo đảm thi hành
nghĩa vụ trả tiền là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa
vụ trả tiền, thƣờng đƣợc tiến hành trƣớc biện pháp cƣỡng chế nếu ngƣời phải thi hành án có
dấu hiệu tẩu tán, định đoạt tài sản, trốn tránh việc thi hành án nhằm đảm bảo hiệu quả của
việc THADS. Chẳng hạn, phong tỏa tài khoản là tiền đề cho việc thực hiện biện pháp khấu
trừ tiền trong tài khoản; tạm giữ giấy tờ, tài sản là tiền đề cho việc thực hiện biện pháp cƣỡng
chế kê biên, xử lý tài sản; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản là
cơ sở cho việc thực hiện biện pháp cƣỡng chế kê biên, cƣỡng chế khai thác tài sản của ngƣời
phải thi hành án.
Biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nhằm thực thi bản án, quyết định của
Tòa án trên thực tế, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trƣớc thái độ không chấp hành
án của ngƣời phải thi hành án. Bên cạnh đó, có thể coi mục đích thứ yếu của việc áp dụng
biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền cũng là nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy
hoại tài sản. Trong khi đó, biện pháp bảo đảm thi hành án đƣợc áp dụng chủ yếu nhằm ngăn
chặn hành vi tẩu tán, định đoạt tài sản, trốn tránh việc thi hành án của ngƣời phải thi hành án;
bảo toàn tình trạng tài sản, đôn đốc ngƣời phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ theo
bản án, quyết định của Tòa án.
1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
Cƣỡng chế THADS nói chung, cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nói riêng với mục
đích làm cho bản án, quyết định của Tòa án đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh trên thực tế nên có
nhiều ý nghĩa:
Biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền có ý nghĩa quan trọng trong việc góp
phần bảo vệ quyền lợi của ngƣời đƣợc thi hành án, đảm bảo công tác thi hành án đạt hiệu quả
cao. Việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế thi hành án nói chung và cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ
trả tiền nói riêng một mặt đƣợc coi là một trong những giải pháp có hiệu quả nhằm đảm bảo
hiệu lực của bản án, quyết định. Mặt khác, cũng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trƣớc
thái độ không chấp hành án của ngƣời phải thi hành án.
Việc cơ quan thi hành án tiến hành các biện pháp cƣỡng chế thi hành án nói chung và
cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nói riêng song song với tiến hành các biện pháp giáo
dục, thuyết phục đã góp phần làm cho mọi ngƣời thấy đƣợc rõ hơn các quy định của pháp
luật, thái độ của Nhà nƣớc đối với việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó để nâng
cao hiệu quả giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân trong xã hội.
8
Bên cạnh đó, việc cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền đặt ra khi ngƣời phải thi hành
án không tự nguyện thi hành án. Trên thực tế, có nhiều trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án
chống đối việc thi hành án vì các quyết định dân sự của Tòa án, cơ quan thi hành án giải
quyết các vụ án chƣa thấu tình đạt lý. Do vậy, thông qua việc cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền cũng có thể kiểm tra, phát hiện đƣợc những thiếu sót của cơ quan có thẩm quyền trong
giải quyết vụ án và từ đó tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm để nâng cao chất lƣợng giải quyết
vụ án của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, trong nhiều trƣờng hợp, cơ quan THADS khi áp dụng các biện pháp cƣỡng
chế thi hành nghĩa vụ trả tiền ngoài việc căn cứ pháp luật THADS còn phải áp dụng nhiều
quy phạm pháp luật liên quan mới tổ chức thi hành án đƣợc. Từ đó, phát hiện đƣợc những
khiếm khuyết trong các qui định của pháp luật THADS cũng nhƣ pháp luật có liên quan để
trên cơ sở đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chúng nhằm kiện toàn hệ
thống pháp luật nói chung.
Nhƣ vậy, việc cƣỡng chế thi hành án nói chung và cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả
tiền nói riêng nhằm góp phần để việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án đƣợc nghiêm
minh. Do đó, sẽ tác động trực tiếp đến việc củng cố lòng tin của nhân dân đối với pháp luật
và Nhà nƣớc, giữ gìn đƣợc kỉ cƣơng phép nƣớc, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo
đảm cho quyền lực tƣ pháp đƣợc thực thi trên thực tế.
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về biện pháp cƣỡng chế thi
hành nghĩa vụ trả tiền
- Việc xây dựng các quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền phải
xuất phát từ đường lối của Đảng về cải cách tư pháp
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị khẳng định một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới là: “Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
trong công tác THADS, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình
trạng án tồn đọng”. Theo định hƣớng này, việc xây dựng các qui định của pháp luật THADS
phải đáp ứng yêu cầu cơ bản là nâng cao đƣợc hiệu quả thi hành án, khắc phục tình trạng án
tồn đọng hiện nay. Do vậy, các quy định về cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền thiếu tính
hợp lý, không bảo đảm hiệu quả cần đƣợc sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Ngoài ra, để khắc
phục tình trạng án tồn đọng cũng nhƣ để cho hoạt động thi hành án đƣợc tiến hành hiệu quả
và đảm bảo trên thực tế thì các quy định về cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền phải có sự
linh hoạt, kịp thời, có tính hệ thống và tạo đƣợc sự kết hợp giữa các biện pháp, có khả năng
hạn chế và loại bỏ sự thiếu trung thực và trốn tránh việc thi hành án của ngƣời phải thi hành
án.
- Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự
9
Các quy định về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền đƣợc xây dựng dựa
trên cơ sở giải quyết hài hòa giữa quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong THADS.
Các quy định về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền đƣợc xây dựng hƣớng tới
việc bảo đảm hiệu lực của bản án, bảo đảm quyền lợi của ngƣời đƣợc thi hành án đƣợc thực
thi trên thực tế. Do vậy, các quy định này phải có khả năng hạn chế, khắc phục đƣợc tình
trạng ngƣời phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, tìm cách trốn tránh việc thi hành
án.
Tuy nhiên, không có nghĩa là các quy định về cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền chỉ
hƣớng tới việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời đƣợc thi hành án và đƣa ngƣời phải thi hành án
vào thế bất lợi. Các quy định này phải minh bạch, rõ ràng và chi tiết, hạn chế tình trạng lạm
quyền, tiêu cực từ phía cơ quan thi hành án nhƣ sự thiếu chính xác, minh bạch trong kê biên,
định giá tài sản hoặc áp dụng vƣợt quá các biện pháp cần thiết.
Bên cạnh đó, các quy định về cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền cũng cần phải bảo
đảm quyền và lợi ích của những ngƣời liên quan đến việc thi hành án. Chẳng hạn nhƣ khi
cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền bằng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của ngƣời phải thi
hành án, trong trƣờng hợp bán tài sản kê biên của ngƣời phải thi hành án thuộc sở hữu chung
của họ với ngƣời thứ ba thì ngƣời thứ ba cần đƣợc ƣu tiên mua tài sản đó trƣớc. Nếu ngƣời sở
hữu tài sản chung với ngƣời phải thi hành án không mua thì việc bán tài sản đó cho ngƣời
khác cũng phải tiến hành công khai nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi của ngƣời phải thi hành
án và ngƣời có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan. Nhƣ vậy, nhà làm luật khi xây dựng các
qui định về cƣỡng chế thi hành án nói chung, cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nói riêng
cần chú ý cân bằng hài hòa để làm sao đảm bảo quyền lợi cho các bên đƣơng sự, đồng thời, còn
phải tính đến khả năng đáp ứng của cơ quan Thi hành án, hạn chế tiêu cực hay lạm quyền trong
công tác cƣỡng chế.
- Tôn trọng hợp lý quyền tự định đoạt của đương sự
Việc cƣỡng chế THADS nhằm bảo đảm thi hành nghĩa vụ của ngƣời phải thi hành án
nhƣng cũng rất dễ xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của họ và những ngƣời liên quan đến
tài sản bị cƣỡng chế thi hành án. Do đó, để tránh sự lạm quyền của các chủ thể đƣợc trao
quyền trong việc cƣỡng chế THADS, khi áp dụng cũng nhƣ xây dựng các qui định về biện
pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền cần thiết phải tôn trọng quyền tự định đoạt của
đƣơng sự nhƣng trên cơ sở tính toán đến tính hợp lý của sự tự định đoạt đó. Quyền đề xuất
tài sản kê biên của ngƣời phải thi hành án cần đƣợc tôn trọng nhƣng không gây cản trở hoặc
phƣơng hại đến quyền lợi của bên đƣợc thi hành án. Ngƣợc lại, các quy định cũng phải đƣợc
xây dựng theo hƣớng bên đƣợc thi hành án có thể đề xuất biện pháp cƣỡng chế cần thiết hoặc
tài sản cần phải cƣỡng chế nhƣng đề xuất này chỉ đƣợc chấp nhận nếu không thái quá, gây
tổn hại tới quyền lợi hợp pháp của ngƣời phải thi hành án. Ngoài ra, quy định về cƣỡng chế
10
thi hành nghĩa vụ trả tiền cần đƣợc xây dựng theo hƣớng tôn trọng quyền thỏa thuận của các
bên trong lựa chọn biện pháp thi hành nghĩa vụ trả tiền nhƣng sự thỏa thuận đó phải trên cơ
sở tự nguyện, không trái pháp luật và gây tổn hại tới quyền lợi của ngƣời khác. Pháp luật
cũng cần có sự dự phòng và điều chỉnh cần thiết trong trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án
không chịu thi hành theo biện pháp mà các bên đã thỏa thuận.
- Bảo đảm tính hiệu quả của việc cưỡng chế để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự
Việc xây dựng các qui định về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền phải
hƣớng tới việc bảo đảm tính hiệu quả của việc cƣỡng chế để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích
hợp pháp của đƣơng sự. Quyền tự nguyện thi hành án của ngƣời phải thi hành án đƣợc tôn
trọng nhƣng nếu ngƣời phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi
hành thì cần phải bị cƣỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp cần ngăn
chặn ngƣời phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành
án thì pháp luật cần phải cho phép CHV có quyền áp dụng kịp thời các biện pháp cƣỡng chế
để bảo đảm tính hiệu quả của việc cƣỡng chế, cũng nhƣ để nâng cao hiệu quả công tác thi
hành án. Khi xây dựng các qui định về cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền cũng cần chú ý
đến cách sắp xếp thứ tự các biện pháp cƣỡng chế nhƣ thế nào cho hợp lý, biện pháp nào cần
thiết áp dụng trƣớc và biện pháp nào áp dụng sau khi đã áp dụng biện pháp trƣớc cũng nhằm
mục đích bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự.
- Việc xây dựng các quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền phải
dựa trên các nguyên tắc cơ bản của THADS
Cƣỡng chế THADS là biện pháp nghiêm khắc nhất mà Nhà nƣớc sử dụng quyền lực
của mình buộc ngƣời phải thi hành án thực hiện bản án, quyết định của Tòa án cho nên các
quy định về biện pháp cƣỡng chế cụ thể phải thống nhất và phù hợp với các nguyên tắc cơ
bản trong THADS.
Do đó, việc xây dựng quy định về các biện pháp cƣỡng chế thi hành án nghĩa vụ trả
tiền trong THADS phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung trong THADS và các nguyên tắc
áp dụng các biện pháp cƣỡng chế THADS nói chung nhƣ nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của
bản án, quyết định; bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án; bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của
các đƣơng sự và ngƣời liên quan; trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại; kết hợp tự nguyện và
cƣỡng chế; về thỏa thuận; về tiếng nói chữ viết; về kiểm sát trong thi hành án; nguyên tắc chỉ
CHV mới có quyền áp dụng biện pháp cƣỡng chế; nguyên tắc chỉ áp dụng các biện pháp
cƣỡng chế do pháp luật quy định; nguyên tắc không tổ chức cƣỡng chế thi hành án trong
những thời gian mà pháp luật quy định không đƣợc cƣỡng chế.
11
Tuy nhiên, ngoài việc tuân theo các nguyên tắc chung trên thì các quy định về biện
pháp cƣỡng chế thi hành án nghĩa vụ trả tiền còn phải tuân thủ các nguyên tắc riêng biệt sau
đây:
Thứ nhất, chỉ cƣỡng chế đối với tài sản của ngƣời phải thi hành án tƣơng ứng với
nghĩa vụ phải thanh toán đƣợc quyết định trong bản án, quyết định của Tòa án và chi phí
cƣỡng chế. Mục đích của cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền là buộc ngƣời phải thi hành án
thực hiện nghĩa vụ trả tiền của họ để bảo đảm quyền lợi của ngƣời đƣợc thi hành án, đảm bảo
tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, việc cƣỡng chế thi hành án phải bảo đảm cả
quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời phải thi hành án. Do đó, các quy định về biện pháp cƣỡng
chế thi hành nghĩa vụ trả tiền phải bảo đảm tính tƣơng xứng của biện pháp và nghĩa vụ phải
thực hiện theo hƣớng thì CHV không đƣợc cƣỡng chế tài sản vƣợt quá nghĩa vụ trả tiền đƣợc
qui định trong bản án, quyết định của Tòa án và chi phí cƣỡng chế. Theo nguyên tắc này các
quy định của pháp luật phải thể hiện trách nhiệm của CHV theo hƣớng xác định đƣợc biện
pháp cƣỡng chế tƣơng ứng với nghĩa vụ mà ngƣời phải thi hành nghĩa vụ trả tiền phải thi
hành để tránh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời phải thi hành án.
Tuy nhiên, pháp luật cũng cần ghi nhận trong trƣờng hợp ngƣời phải thi hành án chỉ
có một tài sản duy nhất lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành án mà không thể phân chia đƣợc hoặc
việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì CHV vẫn có quyền áp dụng biện
pháp cƣỡng chế đối với tài sản đó để đảm bảo thi hành nghĩa vụ trả tiền.
Thứ hai, các quy định về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền cần đƣợc xây
dựng theo hƣớng khi cƣỡng chế thi hành án, CHV có thể áp dụng kế tiếp các biện pháp
cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nếu việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế đầu không đủ để
thi hành nghĩa vụ thanh toán và chi phí cƣỡng chế. Trên thực tế, tài sản của ngƣời phải thi
hành án rất đa dạng, không chỉ là tiền trong tài khoản, tiền mặt, giấy tờ có giá mà tài sản có
thể cƣỡng chế thi hành còn là tài sản khác nhƣ là bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ... Do vậy,
các quy định về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền cần đƣợc xây dựng theo
hƣớng đa dạng hóa các biện pháp.
Ngoài ra, trong nhiều trƣờng hợp, nghĩa vụ phải thi hành của ngƣời phải thi hành án là
rất lớn. Cũng có trƣờng hợp, tài sản của ngƣời phải thi hành án là đối tƣợng cƣỡng chế của
một biện pháp cƣỡng chế không đủ để thi hành nghĩa vụ trả tiền. Trong những trƣờng hợp
này, nhằm mục đích bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của ngƣời đƣợc thi hành án thì các
quy định về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền cần đƣợc xây dựng theo nguyên
tắc có thể áp dụng nhiều biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nếu việc áp dụng
biện pháp cƣỡng chế đầu không đủ để thi hành nghĩa vụ thanh toán và chi phí cƣỡng chế.
Điều cần lƣu ý khi áp dụng nguyên tắc này trong xây dựng pháp luật là phải xem xét đáp ứng
12
những điều kiện nhất định nhƣ biện pháp cƣỡng chế sau chỉ đƣợc áp dụng khi số tiền thu
đƣợc từ biện pháp cƣỡng chế trƣớc không đủ để thi hành án.
1.3. Lƣợc sử pháp luật Thi hành án dân sự Việt Nam về biện pháp cƣỡng chế thi
hành nghĩa vụ trả tiền
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trƣớc cách mạng tháng Tám (1945) Việt Nam là một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến.
Tìm hiểu các qui định của pháp luật từ năm 1945 trở về trƣớc, các biện pháp cƣỡng chế thi
hành án nói chung và các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nói riêng chƣa đƣợc
quy định một cách trực tiếp và cụ thể. Ở giai đoạn này, trƣớc hết phải kể đến Quốc Triều
Hình Luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) và Hoàng Việt Luật lệ (Luật Gia Long). Mặc dù
cách đây hàng nhiều thế kỷ nhƣng trong các văn bản pháp luật của nƣớc ta trƣớc đây để lại
cũng đã có những quy định về việc cƣỡng bức thực hiện nghĩa vụ. Điều 134 Luật Gia Long
cấm các chủ nợ không tự tiện bắt gia súc hay tài sản của con nợ để trừ nợ. Hay Điều 591 Bộ
luật Hồng Đức có qui định: “không thưa quan mà tự bắt đồ đạc của người mắc nợ quá số tiền
trong văn tự thì phải phạt 80 trượng”.
Vào thời gian này, triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp bản “Hiệp ước hòa bình”
(25/08/1933), theo đó nƣớc ta đƣợc chia làm 3 miền: Nam Kì là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ
và Trung Kỳ là xứ bảo hộ của Pháp. Dựa theo Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp (1804),
thực dân Pháp đã cho ban hành ba Bộ luật dân sự, cụ thể, tại Bắc Kỳ (Bộ dân luật năm
1931); tại Trung Kỳ (Bộ dân luật năm 1936) và tại Nam Kỳ (Tập dân luật giản yếu năm
1883). Mặc dù mỗi bộ dân luật đƣợc ban hành và áp dụng ở từng miền (vùng) nhƣng tựu
chung lại trong các bộ luật trên đều có những qui định về việc bảo đảm thi hành nghĩa vụ dân
sự. Điều 815 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 qui định: ngƣời nào mắc nợ không thể giả đƣợc
nợ thì phải nhƣợng lại tất cả tài sản của mình cho chủ nợ (di nhƣợng); việc di nhƣợng có thể
là tự ý của ngƣời mắc nợ hay do Tòa án xử định. Và tại Điều 818 Bộ dân luật này cũng qui
định về phƣơng thức thi hành, theo đó, việc di nhƣợng do Tòa án xử định, không trao quyền
sở hữu cho các chủ nợ, chỉ cho chủ nợ đƣợc bán tài sản của ngƣời mắc nợ để lấy nợ và đƣợc
hƣởng hoa lợi cho đến ngày phát mại. Cũng nhƣ vậy, Bộ dân luật năm 1936 tại Trung Kỳ
quy định việc di nhƣợng do luật pháp xử cho hay bắt buộc chỉ miễn cho ngƣời mắc nợ một số
tiền ngang với giá các tài sản đã di nhƣợng, khi các tài sản đó không đủ trả nợ mà sau này
ngƣời mắc nợ lại có của cải khác thì cũng phải nhƣợng cho đến khi hết nợ; nếu ngƣời mắc nợ
tẩu tán tài sản của mình thì sẽ bị phạt theo Điều 365 luật hình hoặc có thể bị câu thúc thân
thể. Nhìn chung, các biện pháp bảo đảm cho việc thi hành án đƣợc ghi nhận trong ba Bộ luật
thời này chủ yếu là sai áp bảo toàn (bây giờ gọi là kê biên tài sản) và sai áp một tài sản hoặc
số tiền của con nợ đang do ngƣời thứ ba giữ.
13
Nhƣ vậy, mặc dù không có các quy phạm đƣợc quy định một cách trực tiếp và cụ thể
về cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nhƣng các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đều
đã thừa nhận việc áp dụng các hình thức cƣỡng bức thực hiện nghĩa vụ dân sự mà chỉ các cơ
quan công quyền mới có quyền áp dụng.
Đặc điểm của pháp luật thời kỳ trƣớc năm 1945 là có rất ít các văn bản pháp luật tố
tụng riêng biệt, đáng chú ý ở giai đoạn này phải kể đến ba Bộ luật sau: Bộ luật dân sự tố tụng
Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định ngày 16 tháng 3 năm 1910 áp dụng tại Nam Kỳ; Bộ
hộ sự - thƣơng sự tố tụng Trung Việt (1942) áp dụng tại Trung Kỳ và Bộ luật dân sự - thƣơng
sự - tố tụng thi hành trong các Tòa Nam án Bắc Kỳ đƣợc ban hành theo Nghị định ngày 02
tháng 12 năm 1921 và có hiệu lực thi hành tƣ ngày 1 tháng 1 năm 1923 trong phạm vi Bắc
Kỳ. Quy định về biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền đã đƣợc quy định rải rác
trong các văn bản trên. Theo đó, các biện pháp bảo đảm thi hành án đƣợc ghi nhận trong ba
bộ luật này chủ yếu là sai áp bảo toàn và sai áp chế chỉ. Sai áp bảo toàn đƣợc hiểu là kê biên
tài sản của đƣơng sự theo lệnh của Toà án để bảo đảm số nợ mà đƣơng sự có trách nhiệm
thanh toán. Còn sai áp chế chỉ (hay còn gọi là sai áp chi phó), tức là sai áp một tài sản hoặc
số tiền của con nợ đang do ngƣời thứ ba giữ nhằm ngăn cản ngƣời này trao tài sản, số tiền
cho con nợ mà phải giữ lại để đảm bảo số nợ mà con nợ sẽ trả chủ nợ về sau này.
Các văn bản pháp luật này cũng quy định, ngoài các hành vi tố tụng khác, Thừa phát
lại có nhiệm vụ thi hành các bản án. Do đó, nếu hai bên không tự giải quyết đƣợc với nhau
hoặc theo lệnh của Tòa án, Thừa phát lại phải giải trừ các sai áp này. Về cách thức thi hành
án, Dụ số 31 ngày 23 tháng 7 năm 1934 qui định: Tòa án nào đã cho phép xử di nhƣợng thì
cử ra một ngƣời thanh toán để quản trị tài sản của ngƣời mắc nợ để lấy hoa lợi và phân phát
tiền phát mại tài sản. Khi phát mại, nếu không có ai trả giá đã đặt thì ngƣời thanh toán tùy
theo tình hình xin Tòa án cho hạ giá.
Có thể thấy, điều đáng chú ý là cách đây hàng nhiều thế kỷ trong các văn bản pháp
luật của nƣớc ta trƣớc đây để lại đã có những qui định về việc cƣỡng bức thực hiện nghĩa vụ
và có ảnh hƣởng không nhỏ trong việc xây dựng các quy phạm về cƣỡng chế thi hành nghĩa
vụ trả tiền về sau.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954
Sau khi nƣớc ta giành độc lập tháng 8 năm 1945, trong bối cảnh đất nƣớc ta trải qua
hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp với một xã hội nửa phong kiến nửa thực dân. Để ổn
định xã hội trong thời kỳ đầu xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 10 tháng 10 năm
1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh số 90/SL giữ tạm thời các luật lệ hiện hành
ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật mới áp dụng cho toàn quốc. Phù
hợp với quy định của Sắc lệnh này, Bộ luật Giản yếu Nam kỳ năm 1883, Bộ dân luật Bắc kỳ
14
ban hành năm 1931, Bộ dân luật Trung kỳ ban hành năm 1936 vẫn có hiệu lực thi hành ở
Việt Nam sau ngày thành lập chính quyền nhân dân. Cho nên, lúc bấy giờ, ở các thành phố
lớn nƣớc ta, việc THADS và thƣơng mại vẫn đƣợc giao cho Thừa phát lại giống nhƣ trƣớc
đây. Theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Toàn án và các ngạch Thẩm
phán; Sắc lệnh số 130/SL ngày 19/07/1946 về thể thức THADS; Thông tƣ của Bộ Tƣ pháp số
24/BK ngày 26/04/1949 về việc thi hành án hình và hộ thì ban tƣ pháp xã có nhiệm vụ, quyền
hạn thi hành những lệnh, mệnh lệnh hoặc án của các Tòa án; ở những nơi nào đã có thừa phát
lại thì đƣơng sự có quyền nhờ thừa phát lại thi hành; thẩm phán Tòa án cấp huyện dƣới sự
kiểm soát của biện lí có nhiệm vụ đem chấp hành các án hình về khoản bồi thƣờng hay bồi
hoàn... Việc cƣỡng chế thi hành án đã đƣợc ghi nhận trên cơ sở có sự phối hợp với lực lƣợng
quân sự khi cần thiết (theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946).
Trong Thiên VI Nghị định ngày 16 tháng 03 năm 1910 áp dụng tại Nam kỳ có quy
định về “phương cách chấp hành” từ Điều 164 đến Điều 220, trong đó có quy định về sai áp,
là một trong những biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.
Ngày 22 tháng 05 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 97/SL vẫn
cho phép áp dụng các luật lệ cũ nhƣng với điều kiện không đƣợc trái với các nguyên tắc do
chính Sắc lệnh này quy định. Cùng thời gian này, Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tƣ
pháp và luật tố tụng đã quy định việc thi hành án hộ đƣợc giao cho Thẩm phán huyện phụ
trách. Điều thứ 19 Sắc lệnh đã quy định: Thẩm phán huyện dƣới sự kiểm soát của Biện lý, có
nhiệm vụ đem chấp hành các án hình về khoản bồi thƣờng hay bồi hoàn và các án hộ mà
chính các Tòa án huyện hay Tòa án cấp trên đã tuyên. Việc phát mại bất động sản và phân
phối tiền bán đƣợc cũng do Thẩm phán huyện phụ trách. Trong trƣờng hợp có nhiều bất động
sản rải rác trong nhiều huyện khác nhau, thì Biện lý sẽ chỉ định một Thẩm phán huyện để
việc phát mại vừa có lợi cho chủ nợ lẫn ngƣời mắc nợ. Nhƣ vậy, việc THADS đƣợc giao cho
Tòa án. Có thể nói, cải cách này đã bắt đầu cho một thời kỳ mà việc thi hành án đƣợc chuyển
cho chính cơ quan tƣ pháp trong nhiều năm.
Việc thi hành án nói chung và cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nói riêng giai đoạn
này chủ yếu vẫn áp dụng các quy phạm trong luật lệ cũ.
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1989
Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bộ Tƣ pháp đã ra Thông tƣ số 19 - VHH
ngày 30 tháng 06 năm 1955 và Thông tƣ số 2140-TT- VHH/HS ngày 06 tháng 12 năm 1955;
TAND tối cao ra Chỉ thị số 772/CT-TATC ngày 10 tháng 07 năm 1959 đình chỉ việc áp dụng
luật lệ cũ của đế quốc, phong kiến mà Sắc lệnh số 97/SL quy định vẫn cho tạm giữ. Đồng thời
với việc các cơ quan nhà nƣớc ban hành những văn bản pháp luật quy định về tổ chức Tòa án;
Bộ tƣ pháp, TAND tối cao cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về nguyên tắc,
15
trình tự và thủ tục THADS nhƣ Thông tƣ của Bộ Tƣ pháp số 4176/HCTP ngày 28/11/1957 quy
định về cƣỡng chế thi hành án, Thông tƣ của Bộ Tƣ pháp số 4296/DS ngày 09/12/1957 quy
định về thứ tự ƣu tiên trong chia tiền thi hành án.v.v...
Đến năm 1960, quy định về THADS đã có bƣớc thay đổi mới. Điều 24 Luật tổ chức
TAND năm 1960 tiếp tục khẳng định nhiệm vụ thi hành án thuộc Tòa án. Đến năm 1972, các
nhân viên chấp hành làm nhiệm vụ thi hành án ở các Tòa án, lần đầu tiên đƣợc gọi là CHV.
Trong Quyết định số 186-TC ngày 13/10/1972 của Chánh án TAND tối cao về tổ chức và
nhiệm vụ, quyền hạn của CHV có quy định: CHV có nhiệm vụ thi hành những bản án và
quyết định dân sự, những khoản xử phạt tiền, xử về bồi thƣờng hoặc trả lại tài sản trong bản
án và quyết định về hình sự; giúp Chánh án TAND đôn đốc kiểm tra công tác thi hành án tại
các TAND cấp dƣới. Nếu việc thi hành bản án hoặc quyết định có tính chất khó khăn, phức
tạp hoặc nếu việc thi hành tại cấp huyện không thuận tiện thì Chánh án TAND cấp tỉnh giao
cho CHV tại TAND cấp tỉnh thi hành. Ở thời kỳ này không có cơ quan thi hành án riêng mà
chỉ đặt ra CHV tại các Tòa án để chuyên trách việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa
án.[18, tr.13-14]
Điều đáng chú ý là trong giai đoạn này, Ban Tƣ pháp xã vẫn có trách nhiệm trong việc
thi hành án, thể hiện chủ yếu là việc trợ giúp nhân viên chấp hành án ở các Tòa án. Thông tƣ
số 442-TC ngày 04/07/1968 của TAND tối cao về việc đẩy mạnh công tác thi hành án đã chỉ
rõ hơn chức năng của Ủy ban hành chính xã trong thi hành án. Ủy ban hành chính xã không
có quyền quyết định những biện pháp cƣỡng chế thi hành án. Việc thi hành những biện pháp
cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền nhƣ kê biên tài sản, định giá phát mại... phải do Thẩm
phán phụ trách công tác thi hành án cấp huyện trực tiếp làm mà không đƣợc ủy nhiệm cho
Ủy ban hành chính xã.
Pháp luật thi hành án trong giai đoạn này còn phát triển thêm một bƣớc khi TAND tối
cao ban hành Đề án năm 1968 về một số vấn đề cần đƣợc chú ý để đẩy mạnh công tác thi
hành án. Trong Đề án này, các biện pháp cƣỡng chế thi hành án nghĩa vụ trả tiền đƣợc quy
định tƣơng đối chi tiết. Thông tƣ số 4176-HCTP ngày 28/11/1957 của Bộ Tƣ pháp đã hƣớng
dẫn: cần phải thi hành biện pháp cƣỡng chế đối với những ngƣời có khả năng nhƣng ngang
bƣớng chây ỳ để buộc họ phải xuất một phần tài sản bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại do họ
gây ra. Tùy từng trƣờng hợp, có thể áp dụng những biện pháp cƣỡng chế thi hành án nhƣ:
Khấu trừ tài sản của công dân; Khấu trừ lƣơng; Khấu trừ tiền gửi quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng;
Buộc ngƣời mắc nợ phải dọn nhà đi nơi khác. [18, tr.15-21]
Nhƣ vậy, thời kỳ này, các quy phạm hƣớng dẫn về biện pháp cƣỡng chế thi hành
nghĩa vụ trả tiền cũng đƣợc quy định khá rõ. Cụ thể, đối với biện pháp cƣỡng chế khấu trừ tài
sản của công dân thì việc khấu trừ vào tài sản của ngƣời mắc nợ có thể đƣợc thực hiện đối