Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

LOẠI TỪ TRONG TIẾNG MẠ (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.84 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

NIÊN LUẬN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
Đề tài:

LOẠI TỪ TRONG TIẾNG MẠ
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

CBHD: TS. DƢƠNG THỊ MY SA
SVTH: SV.
LỚP: NGÔN NGỮ K12
MSSV: 1256010093

TP.HCM, ngày tháng năm 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 1
A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .............................................. 3
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 3
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 6
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................... 7
6. Kết cấu niên luận ...................................................................................... 7


B. NỘI DUNG .................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 9
1.1. Đặc điểm tộc ngƣời và ngôn ngữ Mạ .................................................... 9
1.1.1. Về tên gọi tộc ngƣời........................................................................ 9
1.1.2. Về ngôn ngữ .................................................................................... 9
1.1.3. Về dân số và địa bàn cƣ trú........................................................... 11
1.1.4. Về văn hóa - xã hội ....................................................................... 12
1.2. Về loại từ và loại từ trong tiếng Việt .................................................. 13
1.2.1. Định nghĩa loại từ ......................................................................... 13
1.2.2. Phân loại loại từ ............................................................................ 14
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC NHÓM LOẠI TỪ TRONG TIẾNG MẠ
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT ) ............................................................ 16
2.1. Nhóm loại từ chỉ động vật ................................................................... 16
1


2.2. Nhóm loại từ chỉ ngƣời ....................................................................... 17
2.3. Nhóm loại từ chỉ thực vật .................................................................... 18
2.4. Nhóm loại từ chỉ đồ vật ....................................................................... 19
CHƢƠNG 3: KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA LOẠI TỪ TIẾNG MẠ
TRONG DANH NGỮ .................................................................................... 23
3.1. TRƢỜNG HỢP CÓ THỂ KẾT HỢP .................................................. 23
3.1.1. Loại đi + danh từ ........................................................................... 23
3.1.2. Loại từ + số từ ( một, hai, ba, bốn .v.v..) + danh từ ...................... 24
3.2. TRƢỜNG HỢP KHÔNG THỂ KẾT HỢP ......................................... 25
3.2.1. Những, các + loại từ + danh từ ..................................................... 25
C. KẾT LUẬN.................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 29
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 30


2


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1.

Lý do chọn đề tài

Loại từ là thuật ngữ ngôn ngữ học tiếng Việt thƣờng vẫn đƣợc sử dụng trong lời
ăn tiếng nói hàng ngày. Loại từ có một số lƣợng tƣơng đối trong vốn từ vựng và bản
chất ngữ pháp cũng nhƣ ranh giới của chúng đƣợc giới Việt ngữ học quan tâm nghiên
cứu. Việc đề cập đến loại từ tức là đề cấp đến mối quan hệ giữ sự hiện diện của lớp từ
này với đối lập cá thể/phi cá thể, biệt loại/không biệt loại, đếm đƣợc trực tiếp và
không trực tiếp…Ngoài ra, việc miêu tả loại từ trong một ngôn ngữ cụ thể còn phần
nào giúp ta hình dung đƣợc sự nhận thức hiện thực khách quan của ngƣời bản ngữ, thể
hiện ở sự đánh giá bản chất và quy luật của đối tƣợng ở những khía cạnh nhất định,
theo những cách thức khác nhau, đồng thời tìm ra những chất liệu ngôn ngữ phù hợp
để biểu thị bản chất, quy luật ấy.
Mạ là một dân tộc thiểu số bản địa phần đông sống ở tỉnh Lâm Đồng nhƣ huyện
Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Teh… Tỉnh Đăk Nông, dân tộc Mạ chủ yếu sinh sống ở
huyện Đăk Glong, Đăk Nia, gồm các xã: Đăk Plao, Đăk Som, Quảng Khê, một số
ngƣời sống ở xã Đăk Ha, Đăk Rơ Măng.
Tiếng nói của khoảng 20 nghìn ngƣời Mạ ở Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đức Trọng và bắc
Di Linh, thuộc phía tây tỉnh Lâm Đồng, một phần ở Đắc Lắc, Đăk Nông và Đồng Nai
có thể là một phƣơng ngữ của tiếng Cơ Ho, thuộc tiểu nhóm Ba Na Nam, nhóm ngôn
ngữ Ba Na, họ ngôn ngữ Nam Á. Chữ viết dựa theo hệ chữ cái Latinh.
Ngôn ngữ là một đặc trƣng của dân tộc: “Trong một chừng mực khá quan trọng
chính ngôn ngữ làm nên dân tộc” (F. de. Saussure).
Với đề tài “loại từ trong tiếng Mạ (có so sánh với tiếng Việt)” chúng tôi sẽtìm

hiểu về loại từ và loại từ trong tiếng Việt, xác định các nhóm loại từ trong tiếng
Mạ,bƣớc đầu xây dựng các khả năng kết hợp có thể và không thể của tiếng Mạ. Bên
cạnh đó, nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu,
điều tra ngôn ngữ dân tộc thiểu số về mặt hệ thống cấu trúc cũng nhƣ về mặt chức
năng xã hội, góp phần soạn những bộ sách công cụ, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục,
bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa của dân tộc Mạ.
3


Mục đích nghiên cứu

1.2.

Trên cơ sở một số lý thuyết về nghiên cứu ngôn ngữ học, cũng nhƣ tham
khảo một số tài liệu, mục đích nghiên cứu là mô tả các đặc điểm môi trƣờng sống,
đặc điểm cộng đồng, đặc điểm ngôn ngữ học, qua đó mở ra cái nhìn tổng quát về
việc sử dụng loại từ trong ngôn ngữ giao tiếp nói chung cũng nhƣ khái quát đƣợc
loại từ trong tiếng Mạ có so sánh với tiếng Việt, chỉ ra những đặc điểm cũng nhƣ
phân loại chúng trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Từ đó cung cấp những
luận cứ khoa học, ngữ liệu cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ
dân tộc sau này, cũng nhƣ hoạch định các chính sách bảo tồn, chính sách giáo dục
ngôn ngữ cho cộng đồng Mạ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm từ rất
sớm. Trong cuốn Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ những năm
90 của Viện Thông tin Khoa học Xã hội, đã liệt kê thƣ mục nghiên cứu về ngôn ngữ
dân tộc từ những năm 1990 đến 2002, trong đó có 58 công trình về vấn đề chung và
235 công trình về các ngôn ngữ dân tộc khác nhau.
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở
Việt Nam nhƣ: Đinh Lƣ Giang (song ngữ Khmer – Việt), Lê Khắc Cƣờng (tiếng

Stiêng), Trần Trí Dõi (về tộc Chứt), Tạ Văn Thông (về tộc Kơ ho), Đoàn Văn Phúc
(về tộc Êđê), Phú Văn Hẳn, Brunelle M. (tiếng Chăm), Nguyễn Văn Huệ (tiếng
Raglai)…
Đối với vấn đề loại từ trong tiếng Việt, trong Ngôn ngữ học đã có những công
trình nghiên cứu về vấn đề này nhƣ:
- M.B. Emeneau (1953) trong cuốn Studies in Vietnamese grammar, University
of Californha, là ngƣời đầu tiên đề xuất ý kiến chia danh từ làm hai loại lớn là : danh
từ biệt loại ( Classified nouns ) và danh từ không biệt loại (Nonclassified nouns) trên
cơ sở khả năng kết hợp của chúng với loại từ đi trƣớc; so sánh: (hai con) gà với. (hai)
tỉnh. Ông cũng đƣa ra một sơ đồ về cấu trúc của cái mà ông gọi là “phức cấu thực thể
từ” trong đó ông chỉ ra sự phân bố của hai loại danh từ.

4


- Nguyễn Tài Cẩn nêu trong cuốn hiện Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại
và Ngữ pháp tiếng Việt - Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữđi theo con đƣờng riêng có phần
khác với mọi ngƣời, có một số điểm lƣu ý nhƣ sau:
Ông chia ra một loại lớn danh từ gọi chung là “từ chỉ đơn vị”, bao gồm hai
nhóm nhỏ là “từ chỉ đơn vị tự nhiên” ( tức là “loại từ” hiểu hẹp) và “từ chỉ đơn vị qui
ƣớc” ( nhƣ cân, đoàn, miếng,…).
 Từ chỉ đợn vị đƣợc xếp vào danh từ “không biệt loại”.
Từ chỉ đơn vị cũng đƣợc xếp vào loại “danh từ đếm đƣợc” (đối lập với các
“danh từ không đếm đƣợc”).
 Loại từ chỉ là những từ chỉ đơn vị tự nhiên nhƣ: con, cái, cuốn, bức; mà theo
ông trong tiếng Việt có khoảng 40 từ thƣờng dùng nhƣ thế ( không tính những loại từ
chỉ ngƣời).
 Loại từ không kếp hợp với những danh từ chỉ chất; những danh từ này chỉ kết
hợp với từ chỉ đơn vị quy ƣớc: (hai cân) thịt, (ba miếng) đất…
- Cao Xuân Hạo (1992) trong cuốn Về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việtcho

rằng: “Khái niệm và thuật ngữ loại từ sinh ra từ một sự ngộ nhận rất tiêu biểu cho
ngƣời nói tiếng Âu Châu hoặc đã quen với ngữ pháp Âu Châu khi phân tích các cấu
trúc danh ngữ tiếng Việt”, ông còn căn cứ vào cả những thuộc tính ngữ nghĩa và cú
pháp của danh từ nhƣ:
 Khả năng tham gia vào một cấu trúc tham tố của động từ,
 Khả năng tham gia thế đối lập “đơn vị”/ khối”,
 Có thể kết hợp với giới từ làm thành giới ngữ,
Có thể kết hợp với lƣợng từ.
- Trong Văn phạm Việt Nam của Trần Trọng Kim ( và các đồng tác giả của ông)
đã nhận ra đƣợc một đặc điểm từ loại hết sức quan trọng của loại từ tiếng Việt: đó là ý
nghĩa khái quát chỉ loại của chúng.
- Bên cạnh đó còn một số quyển nói về loại từ nhƣNgữ pháp tiếng Việt của Ủy
ban Khoa học xã hội, Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại ( bao gồm quyển I và II ) của
Nguyễn Kim Thản, Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban, Cơ sở ngôn ngữ học
tiếng Việt của Vũ Đức Hiệu – Mai Ngọc Chừ - Hoàng Trọng Phiến. Bên cạnh đó, về
vấn đề này cũng đƣợc đề cập khá nhiều trong Tạp chí ngôn ngữ. Nổi bật là Danh từ và
5


loại từ (đăng ở tạp chí khoa học tại Liên Xô ) của Nguyễn Tài Cẩn, Nghĩa của loại từ
của Cao Xuân Hạo đăng ở Tạp chí ngôn ngữ số 2 và 3 năm 1999, Một số vấn đề về
loại từ trong tiếng Việt của Lƣu Văn Lâng trong Tạp chí ngôn ngữ số 2 năm 1997,
Một cách xác định loại từ trong tiếng Việt của Trần Đại Nghĩa trong Tạp chí ngôn ngữ
số 4 1998.
- Nhƣ vậy, đãcó nhiều công trình nghiên cứu vềloại từ trong tiếng Việt mặc dù
có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Nhƣng thật sự chƣa có một đề tài nào
mô tả cấu trúc và đặc điểm loại từ trong tiếng Mạ một cách đầy đủ và chi tiết.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là tiếng Việt và tiếng Mạ.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu giới hạn trong việc nghiên cứu về khả

năng sử dụng loại từ của ngƣời Mạ tại địa bàn đi thực tế xã Đăk Som, huyện Đăk
Glong, tỉnh Đắk Nông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập thông tin:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Mặc dù là một đề tài phải dựa trên những
thu thập dữ liệu thực tế thông qua chuyến điền dã tại địa phƣơng nhƣng chúng tôi đã
có những bƣớc tiếp cận với đề tài thông qua việc tìm hiểu các sách, báo, tạp chí, luận
văn,…về các vấn đề liên quan đến ngƣời Mạ cũng nhƣ ngôn ngữ của họ.
Phƣơng pháp điền dã:Tận dụng chuyến đi thực tế vừa rồi, sau khi đã làm bài
nhóm lớn xong, chúng tôi đã dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu thêm
về đề tài niên luận, nhất là việc đƣa ra một bảng từ riêng về vấn đề loại từ để tiến hành
điều tra, phỏng vấn.
Phƣơng pháp mô tả:Mô tả loại từ việc làm đầu tiên để có thể nắm bắt và hệ
thống hóa loại từ. Muốn so sánh đối chiếu loại từ tiếng Việt với loại từ tiếng Mạ
nhiệm vụ trƣớc tiên đó là phải miêu tả chúng. Để từ đó dƣa ra cơ sở, nguyên tắc để so
sánh.
Phƣơng pháp so sánh:Dùng biện pháp so sánh đối chiếu để từ đó có thể tìm
ra những điểm khác nhau trong loại từ tiếng Mạ và tiếng Việt.

6


5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Niên luận sẽ đƣa ra những quan điểm có tính chất lý luận
của các nhà khoa học đi trƣớc nghiên cứu về loại từ nhƣ: M.B. Emeneau. Nguyễn Tài
Cẩn, Cao Xuân Hạo, Hồ Lê, Diệp Quang Ban, Lƣu Vân Lăng… Sau đó đi phân tích,
mô tả, so sánh các vấn đề có liên quan về loại từ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này
giúp ích cho xác định bản chất ngữ pháp cũng nhƣ ranh giới của chúng từ đó nhận
thức đƣợc hiện thực khách quan của ngƣời bản ngữ về ngôn ngữ mà mình đang sử
dụng.

Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu so sánh tìm hiểu về loại từ tiếng Mạ (có so
sánh với tiếng Việt) sẽ giúp ích cho công việc biên soạn sách công cụ, sách giáo khoa
học tiếng Mạ, phục vụ cho ngƣời Mạ học tiếng Mạ và những ngƣời của dân tộc khác
công tác ở đây. Điều này chứng tỏ rằng sản phẩm của công việc biên soạn và nghiên
cứu không chỉ nhằm cho công tác giảng dạy chƣơng trình song ngữ mà còn phục vụ
cho việc phổ biến song ngữ trong đời sống xã hội, giáo dục năng lực ngôn ngữ trong
xã hội.
6. Kết cấu niên luận
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết Luận, nội dung của niên luận tập trung vào ba
chƣơng:
-

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Ở chƣơng này, niên luận trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản, có thể kể đến
nhƣ: đặc điểm tộc ngƣời và ngôn ngữ, về loại từ và loại từ trong tiếng Mạ, phân loại
tiếng Mạ, v.v.. Đây là những tiền đề giúp cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài.
-

Chương 2: Các nhóm loại từ trong tiếng Mạ ( có so sánh với tiếng Việt)

Chƣơng 2 tập trung chỉ ra các nhóm loại từ trong tiếng Mạ, có sự biểu hiện nhƣ
thế nào và có điểm gì giống và khác với tiếng Việt.
-

Chương 3: Khả năng kết hợp của loại từ

7



Ở chƣơng 3 chúng tôi trình bày khả năng kết hợp của loại từ tiếng Mạ, trƣờng
hợp nào có thể kết hợp đƣợc, trƣờng hợp nào không đƣợc trong danh ngữ.
Cuối niên luận còn có Bảng khảo sát, Tài liệu tham khảo và Phụ lục

8


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Đặc điểm tộc ngƣời và ngôn ngữ Mạ

1.1.1. Về tên gọi tộc ngƣời
Dân tộc Mạ là một dân tộc đang phát triển về dân số. Số liệu của chính quyền
Ngụy Sài Gòn trƣớc l975, cho thấy ngƣời Mạ có 15.000 ngƣời (Nguyễn Trắc Dĩ,
Đồng bào sắc tộc thiểu số Việt Nam, Bộ phát triển sắc tộc ấn hành, 1972, trang 53 ).
Đến nay, dân số ngƣời Mạ trên 25.059 ngƣời.
Ngƣời Mạ thuộc loại hình nhân chủng Anhđônêdiên. Chiều cao trung bình
khoảng 1,57m đến 1,6m đối với nam giới và 1,5m đến 1,56m đối với nữ giới. Tuy
nhiên, cũng có những ngƣời Mạ cao tới 1.7m hoặc hơn. Thân hình vạm vỡ, phát triển
cân đối. Màu da ngăm đen, mặt tƣơng đối rộng, gò má hơi dô, mũi bè, môi dày, mặt
đen hoặc nâu sẫm. Tóc cứng và phần nhiều là tóc thẳng.
Tộc danh “Mạ” thực sự có ý nghĩa gì là điều còn cần đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng
hơn nữa. Nhƣng theo đa số ngƣời Mạ và phần lớn dân cƣ các dân tộc láng giềng cùng
nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ me thì tộc danh “Mạ” đồng nhất với tên gọi phƣơng thức
sinh hoạt kinh tế của những ngƣời làm rẫy, “mir” (nghĩa là rẫy ) phân biê ̣t với “xrê”
(nghĩa là ruộng nƣớc ) của ngƣời Kơ Ho . Ngƣời Mạ có nghĩa là những ngƣời làm rẫy
và trở thành tên gọi của dân tộc.
Dân tộc Mạ là một cộng đồng ngƣời thống nhất, có một tên gọi chung, một ngôn

ngữ chung và ý mức chung về tộc ngƣời Mạ, tự phân biệt mình với các dân tộc láng
giềng. Nhƣng trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng dân tộc Mạ đã chia các
nhóm địa phƣơng nhƣ: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung.
1.1.2. Về ngôn ngữ
Tiếng nói của ngƣời Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme
miền núi phía Nam, rất gần gũi với tiếng nói của ngƣời M'nông, Chu ru, Xtiêng, đă ̣c
biê ̣t là Kơ Ho , là những dân tộc láng giềng gần gũi với họ. Mặc dù ngôn ngữ là một
chỉ báo rất quan trọng trong sự phân biệt thành phần dân tộc, không phải lúc nào nó
cũng là một chỉ báo tộc ngƣời. Có nhiều trƣờng hợp các bộ phận dân cƣ khác nhau nói
cùng một ngôn ngữ nhƣng không thuộc về cùng một dân tộc. Tại tỉnh Lâm Đồng,
9


ngƣời Kơho và ngƣời Mạ nói cùng một ngôn ngữ nhƣng thuộc hai dân tộc khác nhau.
Dù trong thực tế có những dị biệt giữa tiếng nói của ngƣời Mạ và tiếng nói của ngƣời
Kơ Ho, sự tƣơng đồng giữa hai ngôn ngữ, theo Tạ Văn Thông, "Lớn đến mức phải coi
người Mạ và Kơ ho đang nói cùng một ngôn ngữ …" (2002:219)
Trong từ vựng của ngôn ngữ Mạ, yếu tố Môn - Khơme trội hơn hẳn so với các
dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ này cƣ trú ở Bắc Tây nguyên nhƣ Ba Na, Xơ đăng...
Trƣớc đây, do ít có điều kiện tiếp xúc với ngƣời Kinh, lại cƣ trú ở một khu vực
đóng kín, nên ngƣời Mạ ít biết tiếng phổ thông, nhất là nữ giới và lứa tuổi 60 trở lên.
Nhƣng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quê hƣơng của ngƣời Mạ
phần lớn là vùng căn cứ địa cách mạng, một số nơi khác là vùng tạm bị chiếm nên
việc tiếp xúc với ngƣời Kinh đƣợc thƣờng xuyên hơn, ngày càng mở rộng và trở thành
một nhu cầu trong cuộc sống. Cho đến nay, đa số ngƣời Mạ đã biết tiếng phổ thông và
chữ quốc ngữ. Qua hơn 20 năm sau ngày giải phóng, nhiều ngƣời Mạ đã sử dụng tiếng
phổ thông và chữ quốc ngữ một cách thuần thục hơn trƣớc, nhất là giới trẻ.
* Cấu trúc chung:

C1 – S – V – C2

- Phụ âm đầu:
 Nhóm 1: b, b, m, p, ph, v [b phát âm giống b (trầm hơn, nặng hơn), ph phát âm
giống p nhƣng có bật hơi]
 Nhóm 2: d, đ, n, t, th, s, l, r (đầu lƣỡi)
 Nhóm 3: j. dj, n, c, ch, y (mặt lƣỡi, j không có trong Tiếng Việt, c là ch)
 Nhóm 4: g, ng, k, ich (gốc lƣỡi)
 Nhóm 5: h, ʔ.
- Phụ âm cuối:
P, t, c, k, m, n, nh, ng, l, r, h.
- Phần vần:
 Âm đệm: u, i.
 Âm chính:  a, ă, â, e, ê, i, o, u, ƣ (dài)
 ě, ễ, ĩ, õ, ỗ, ũ, ữ (ngắn)
- Âm cuối:
10


 Một phụ âm: c, l, n, p, t, k, m, n, ng, r, h.
 Tổ hợp phụ âm: ih, iuh.
- Bảng chữ cái:
Aa

Cc

Ee

Gh

Jj


Nn

Ơơ

Ss

Ƣƣ

Ăă

Č (ch) Ĕě

Hh

Kk



Ỡỡ

Jt

Ữữ

Ââ

Dd

Êê


Ii

Ll

Oo

Pp

Uu

Vv

Bb

Đđ

Ễễ

Ĩĩ

Mm

Ôô

Rr

Ũũ

Yy


 Lưu ý: - Không có thanh điệu.
- Bb tạm ghi là b'.
- ČČ tạm ghi là ch'.
- Dấu phụ (') : ngăn cách đối với một số tổ hợp phụ âm.
- Dấu phụ (˜) : đặc trƣng ngắn của nguyên âm
1.1.3. Về dân số và địa bàn cƣ trú
Hiện nay, ngƣời Mạ sinh sống chủ yếu và chiếm số lƣợng đông đảo tại tỉnh Lâm
Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai. Theo báo cáo chính thức tổng điều tra dân số và nhà ở
1/4/2009 (tóm tắt) của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ƣơng, dân số
Mạ ở Việt Nam hiện nay là có 41.405 ngƣời trong đó, nữ là 21.316 ngƣời, nam là
20.087 ngƣời. Cƣ trú tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Ngƣời Mạ cƣ trú tập trung
tại các tỉnh: Lâm Đồng (31.869 ngƣời, chiếm 77,0% tổng số ngƣời Mạ tại Việt
Nam), Đắk

Nông (6.456

ngƣời), Đồng

Nai (2.436

ngƣời), Bình

Phƣớc (432

ngƣời), thành phố Hồ Chí Minh (72 ngƣời).
Về các nhóm địa phƣơng phân bố nhƣ sau:
- Mạ Ngăn, đƣợc quan niệm là ngƣời Mạ chính tông. Trung tâm cƣ trú của họ là
lƣu vực sông Đạ Đơng, ở về phía Bắc và phía Tây thị trấn Blao, chỉ yếu tại các xã:
Lộc Bắc, Lộc Trung và Lộc Lâm thuộc huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng.
- Mạ Tô phân bố ở thƣợng lƣu sông La Ngà (Đạ Rnga), nằm trên cao nguyên

Bảo Lộc, gần gũi với ngƣời Cơ Ho hơn cả.
- Mạ Krung, là nhóm ngƣời Mạ ở vùng bình sơn nguyên. Họ có địa bàn cƣ trú từ
Tây - Nam Bảo Lộc đến huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
- Mạ Xốp, là nhóm ngƣời Mạ sống ở vùng đất phiến (xốp có nghĩa là đất phiến)
thuộc địa phận các xã Lộc Bắc, một phần của xã Lộc Trung huyện Bảo Lộc.
11


1.1.4. Về văn hóa - xã hội
Đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của ngƣời Mạ là bon, mỗi bon có các thôn. Đứng
đầu bon là già làng. Già làng là hiện thân của truyền thống và là yếu tố tinh thần đem
lại sự thống nhất trong bon.
Nhà cửa: nhà sàn là kiến trúc chính, tuy nhiên qua quá trình giao thoa văn hóa xã
hội giữa các dân tộc nên nhà sàn còn rất ít và đƣợc thay thế bằng nhà trệt.
Chế độ hôn nhân của ngƣời Mạ là một vợ, một chồng, theo chế độ phụ hệ. Khi
con trai đến tuổi trƣởng thành (khoảng 15- 17 tuổi), cảm mến cô gái nào thì báo cáo
cha mẹ để tìm ngƣời mai mối. Ngƣời Mạ quan niệm, khi ngƣời con gái đi lấy chồng,
nhà gái mất đi một lao động, nên sính lễ đƣợc đòi hỏi khá nhiều để đền bù sự mất mát
đó. Ngƣời con trai muốn đính hôn với một ngƣời con gái thì phải biếu bố mẹ vợ tƣơng
lai nhiều món quà quí, thƣờng là một ché rƣợu, một con gà, một số tặng phẩm nhƣ
chuỗi hạt đeo cổ, lục lạc, lƣợc sừng và một số đồ trang sức nhỏ khác theo ý thích của
ngƣời vợ tƣơng lai.
Tục ma chay: Ở đồng bào Mạ, khi nhà có ngƣời chết, cả buôn đều bị ảnh hƣởng.
Đồng bào đến nhà có ngƣời chết, thăm viếng và giúp đỡ công việc. Sau khi chôn cất
thì bảy ngày kế tiếp là những ngày kiêng cữ không đi làm rẫy. Hết bảy ngày đồng bào
lại giết một con gà, nấu nƣớc sôi, lấy lá Suarning, làm lễ rửa một lần nữa. Không có
sự phân biệt trong đám tang giữa chủ làng với ngƣời thƣờng, ai chết, dân làng đều lo
nhƣ nhau.
Kho tàng văn học dân gian Mạ gồm nhiều truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại
độc đáo. Nhạc cụ có bộ chiêng, đồng, trống, khèn bầu, khèn sừng trâu, đàn lồ ô, sáo

trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô.
Trang phục: Tóc dài búi sau gáy, nam ở trần đống khố, nữ mặc váy. Nam nữ
thƣờng thích mang vòng đồng hồ ở cổ tay có những ngấn khắc chìm - ký hiệu các lễ
hiến sinh tế thần cầu mát cho chủ nhân nó. Nam nữ đều đeo hoa tai cỡ lớn bằng đồng,
gà voi, gỗ; cổ đeo hạt cƣờm. Phụ nữ còn mang vòng chân đồng nhiều vòng xoắn.
Vấn đề tôn giáo - tín ngƣỡng: chủ yếu là Đạo Tin lành, ngoài ra còn có Đạo
Thiên Chúa.
Lễ hội chính và quan trọng tại địa phƣơng: có các lễ hội chính nhƣ:
- Lễ hội đâm trâu vào tháng 8 và 10 hàng năm
12


- Lễ hội thu mùa vào tháng 11 và 12 hàng năm
1.2.

Về loại từ và loại từ trong tiếng Việt

1.2.1. Định nghĩa loại từ
Có không ít cách định nghĩa khái niệm về“loại từ”, vì bản chất phức tạp của loại
từ và vì mỗi ngôn ngữ có những cách thức biểu hiện khác nhau. Cho đến nay vẫn chƣa
có đƣợc một định nghĩa loại từ có khả năng dung nạp đầy đủ mọi đặc điểm của loại từ.
Cùng điểm qua một số khái niệm của các nhà ngôn ngữ học để biết rõ thêm tình hình
định nghĩa này.
Đứng trên phƣơng diện ý nghĩa, đặc điểm, khả năng xuất hiện trong hệ thống từ
loại tiếng Việt thì :Theo Nguyễn Tài Cẩn loại từ:“đây là một nhóm không có ý nghĩa
từ vựng rõ ràng và chuyên dùng để phục vụ việc đếm từng cá thể, thành từng đơn vị tự
nhiên của sự vật cũng như phục vụ việc phân chia sự vật vào các loại”.Về đặc điểm
ngữ pháp thì theo ông “loại từ là một từ có đủ tư cách để làm công cụ dạng thức hóa
danh từ, giúp danh từ diễn đạt một phạm trù ngữ pháp nào đấy”.
Tƣơng tự Nguyễn Kim Thản cũng khái quát“phó danh từ là những từ chỉ đơn vị

tự nhiên của sự vật, phục vụ cho danh từ để cá thể hóa sự vật và có khả năng kết hợp
như danh từ’’.
Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung đƣa ra khái niệm: danh từ chỉ loại là
“những danh từ nào mang ý nghĩa chỉ loại đồng thời gợi lên hình dạng rời của sự
vật”.
Còn Lƣu Vân Lăng thì nhận định “loại từ là từ xác định rõ chủng loại và đợn vị
cho danh từ đặt ngay sau nó”.
Trần Trọng Kim và các tác giả khác trong Việt Nam Văn Phạm cho rằng “loại tự
là là tiếng đứng trước danh tự để chỉ định tiếng danh tự ấy thuộc về loại nào”.
Hiện nay, có hai hƣớng quan niệm khác nhau về loại từ : Một, xem nó là một từ
tồn tại độc lập bên cạnh những từ loại khác; về bản chất, loại từ là hƣ tƣ chuyên đảm
đƣơng chức năng phụ trợ cho danh từ. Hai, không coi đây là một từ độc lập, loại từ,
mà là một tiểu loại của danh từ, loại từ thực chất chỉ là sự thể hiện một chức năng ngữ
nghĩa học. Quả là trong danh ngữ có loại từ, qua loại từ ta có thể nhận biết đƣợc phần
nào danh từ đi sau nó thuộc loại nào (động vật hay bất động vật).

13


Nhƣ vậy, nhìn chung có nhiều hƣớng định nghĩa và có nhiều cách trình bày khác
nhau, nhƣng nhìn chung thì tƣ cách danh từ của loại từ ngày càng đƣợc nhiều ngƣời
thừa nhận. Trong niên luận này, chúng tôi đứng ở cách nhìn số đông trên là xếp loại từ
vào nhóm tiểu loại nhỏ của danh từ để từ đó tiến hành phân tích và so sánh.
1.2.2. Phân loại loại từ
Về việc phân loại loại từ có nhiều cách phân loại khác nhau giữa các nhà ngôn
ngữ học:
- Theo Nguyễn Tài Cẩn việc phân loại loại từ:
 Dựa vào tần số xuất hiện của mỗi từ.
 Dựa vào tính chất chuyên dùng hay lâm thời của chúng.
 Dựa vào khả năng kết hợp trƣớc các nhóm danh từ chính.

1. Trƣớc nhóm danh từ chỉ động vật, thực vật: con;…
2. Trƣớc nhóm danh từ chỉ ngƣời: đứa, tên, vị, …
3. Trƣớc nhóm danh từ chỉ đồ đạc và khái niệm trừu tƣợng: chiếc, cái, bức,
hòn…
- Kiểu xác định của các nhà ngôn ngữ học Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung
thì:
 Dựa vào đặc điểm, tính chất của loại từ tƣơng ứng với những danh từ đi sau
chúng:
1. Loại đi với danh từ chỉ vật thể.
2. Loại từ đi với danh từ chỉ chất thể.
3. Loại từ đi với danh từ chỉ hiện tƣợng thời tiết.
4. Loại từ là những từ dùng theo phép chuyển nghĩa.
5. Từ vốn có ý nghĩa chỉ loại chung.
- Bên cạnh đó Hồ Lê, ông bổ sung vào cách xác định loại từ nhƣ sau:
1. Chỉ cá thể tự nhiên của động vật.
2. Chỉ cá thể tự nhiên của thực vật.
3. Chỉ cá thể tự nhiên của đồ dùng, bộ phận cơ thể và phƣơng tiện.
4. Chỉ cá thể tự nhiên của thực thể, chất liệu trong thiên nhiên.
14


5. Chỉ cách xƣng gọi trong xã hội.
6. Chỉ đơn vị đo lƣờng ( chính xác, ƣớc lƣợng).
7. Chỉ loại
- Còn Trần Trọng Kim các loại từ đƣợc phân ra thành:
1. Loại từ chỉ loài chung: con, cái;
2. Loại từ chỉ loài riêng: bức, quyển, thằng, đứa, vị, đức,…
Song ý kiến của chúng tôi, việc phân loại loại từ trong tiếng Việt phải còn
căn cứ vào đặc điểm, tính chất của cùng một nhóm danh từ đứng sau kết
hợp trực tiếp với loại từ, có thể chia chúng thành ba nhóm sau:

1. Trƣớc danh từ chỉ động vật.
2. Trƣớc danh từ chỉ ngƣời.
3. Trƣớc danh từ chỉ thực vật
4. Trƣớc danh từ chỉ đồ vật
Tiểu kết:
Qua chƣơng này, ngoài việc đƣợc tìm hiểu thêm về đặc điểm tộc ngƣời Mạ mà
còn hệ thống đƣợc bƣớc đầu lý thuyết về loại từ và loại từ trong tiếng Việt. Từ đây,
chúng tôi có những kiến thức cơ bản của tiếng Việt để tiến hành thống kê hệ thống các
nhóm loại từ tiếng Mạ trong chƣơng tiếp theo.

15


CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC NHÓM LOẠI TỪ TRONG TIẾNG MẠ
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT )
Trong tiếng Mạ có một lớp từ đặc biệt đƣợc gọi là loại từ, dùng để biểu thị cá thể
sự vật (đơn vị tự nhiên) và có tác dụng phân loại sự vật. Loại từ tiếng Mạ có thể đƣợc
phân thành các nhóm: chỉ ngƣời, chỉ động vật, chỉ thực vật và chỉ đồ vật. Các đặc
trƣng vừa nêu cũng thƣờng đƣợc sử dụng làm tiêu chí để phân loại nội bộ các sự vật,
đồ vật. Và trong niên luận này, chúng tôi chỉ trình bày một số trƣờng hợp xuất hiện
loại từ trong tiếng Mạ. Do diện hoạt động hẹp nên có khá nhiều loại từ trong tiếng
Việt mà trong tiếng Mạ không thấy xuất hiện.
2.1.

Nhóm loại từ chỉ động vật

- Danh từ chỉ động vật:
Trong tiếng Mạ, loại từcon có nghĩa làkon

Ví dụ:

Con gà

kon iêr

Con trâu

kon rơpu

Con ngan

kon ngan

- Một số trƣờng hợp con xuất hiện trong con thuyền, con sông, con đường…. thì
nhƣ thế nào? Qua sự quan sát của chúng tôi thì thấy các loại từ này lúc này mất đi.
Ví dụ:
Con thuyền

Du/mplung

Con sông

Đa me

Con đường

Gung

 Trong tiếng Việt, loại từ con có tần số xuất hiện rất cao. Nó mang ý nghĩa
chỉ chủng loại động vật và kết hợp với bất kỳ danh từ chỉ động vật nào đứng sau nó
nhƣ: con gà, con chó, con vịt, con heo… Bên cạnh đó, con không mang ý nghĩa rõ

ràng, cụ thể nhƣ những danh từ chỉ động vật nhƣng nó chứa đựng khái niệm có tính
khái quát về một chủng loại động vật. Nhắc đến từ con ngƣời ta có thể liên tƣởng
16


ngay đến một vật nào đó có tính động mặc dù chƣa biết chính xác đó là vật gì. Theo
Phan Khôi: bất kì một vật nào có vẻ động thì cũng gọi là con nên những trƣờng hợp
nhƣ: thuyền, đường,sông… đều có thể kết hợp với từ chỉ loại con nhằm tăng thêm tính
sống động, gợi hình cho các sự vật này.

2.2.
-

Nhóm loại từ chỉ ngƣời

Danh từ chỉ ngƣời:
 Trong tiếng Mạ, loại từ con trong con ngƣời có nghĩa là kon.

Ví dụ:
Con người

Kon chao

Con trai

Kon trai

Con gái

Kon ur


Chao - Loại từ kết hợp với danh từ chỉ ngƣời nhƣ ( người,kẻ, gã, thằng,bọn). Ví dụ:
Người đàn ông

Chao lao

Người con gái

Chao ur

Kẻ ăn mày

Chao cơna tran

Kẻ ăn cắp

Chao cơ nhao

Gã đàn ông

Chao tiar

Gã đầy tớ

Chao pach ri

Thằng bạn

Chao rơ ran


Thằng bé

Chao oc tia

Bọn cướp

Chao lơ

 Trong tiếng Việt, nhóm loại từ chỉ ngƣời chiếm số lƣợng tƣơng đối nhiều.
Chẳng hạn nhƣ:
+ Con: loại từ cho nhóm danh từ chỉ động vật và trong trƣờng hợp ở trƣớc
nhóm danh từ chỉ ngƣời, con vẫn giữ vai trò đó.
17


+ Người: là danh từ chỉ loài ngƣời nhƣng nó vẫn đảm nhiệm vai trò chỉ loại
từng cá thể ngƣời thuộc một loại hay một tầng lớp nào đó: người thanh niên, người
đàn ông…
+ Đứa: đi với những từ chỉ ngƣời nhỏ tuổi thuộc hàng dƣới hoặc ngang
hàng: đứa em trai, đứa bé, đứa bạn…
+ Kẻ: đi với những ngƣời thuộc tầng lớp dƣới với ý coi khinh: kẻ ăn mày,
kẻ ăn cướp, kẻ cắp…
+ Tên: đi với những từ chỉ ngƣời từng cá nhân ngƣời thuộc hạng bị coi
khinh, coi thƣờng nhƣ: tên tướng cướp, tên ăn trộm, tên buôn lậu…
+ Gã: chỉ ngƣời đàn ông trung niên với ý khinh thƣờng: gã đầy tớ, gã đàn
ông…
+ Thằng: thƣờng đặt trƣớc những từ chỉ ngƣời đàn ông, con trai ở hàng
dƣới hoặc hang ngang mình với thái độ thân mật hoặc đáng khinh: thằng bạn, thằng
ăn cắp…
2.3.


Nhóm loại từ chỉ thực vật
- Trong tiếng Mạ:

Tơm: loại từ chỉ chủng loại thực vật. Ví dụ: tơm plai lơ u ( cây dừa), tơm bơ ( cây bơ),
tơm oi ( cây ổi)…
N’ha: loại từ đứng trƣớc các danh từ chỉ thực vật. Ví dụ: n’ha chi ( lá cây), n’ha ple
(lá mít)…Nó cũng đƣợc chuyển nghĩa để trở thành đi với những vật có hình dáng
mỏng manh: n’ha đon ( lá đơn ), n’ha thu (lá thư)…
Play: loại từ chỉ thực vậy có hình tròn, có nghĩa là quả. Ví dụ: play rach ( quả cam ),
quả bơ ( play bơ), quả mít ( play pơ nachˇ) …Nó cũng chỉ những loại sự vật có hình
dáng gần nhƣ “quả” cây: play ban ( quả bóng), play u ( quả địa cầu)…
Chơm: chỉ bộ phận của loài thực vật nhƣ chơm chi (ngọn cây), chơm bơ ( ngọn bơ )…
Nó còn đƣợc chuyển nghĩa loại từ đi với những vật thể hình dáng thẳng có phần chót
đỉnh: chơm vơ nâm ( ngọn núi) , chơm ring (ngọn đèn)…
- Trong tiếng Việt:
Cây: loại từ chỉ chủng loại thực vật: cây cam, cây xoài, cây ổi… Hoặc đƣợc chuyển
nghĩa chỉ những loài sụ vật có hình trụ nhƣ: cây gậy, cây sáo, cây chổi…

18


Quả: loại từ quả đi với loài thực vật chỉ bộ phận do hoa phát triển tạo thành thƣờng có
hạt của chỉnh thể thực vật đó nhƣ quả cam, quả mít, quả sầu riêng…Nó cũng chỉ
những loại sự vật có hình dáng gần nhƣ “quả” cây: quả địa cầu, quả bom, quả bóng…
Củ: loại từ củ đi với loại thực vật chỉ bộ phận của phần thân hay rễ phình to ra và chứa
chất dự trữ nhƣ củ khoai, củ sắn, củ gừng…
Lá: chỉ bộ phận mọc ở thân hoặc cành thƣờng mỏng và phẳng, có màu xanh nhƣ lá
chuối, lá mít, lá cam… Nó cũng đƣợc chuyển nghĩa trở thành loại từ đi với những vật
có hình dáng mỏng manh: lá cờ, lá thư, lá phiếu…

Ngọn: chỉ bộ phận trên cùng của thân, của loài thực vật của cây như ngọn ổi, ngọn
xoài… Đôi khi chuyển nghĩa đi với những vật thể hình dáng thẳng có phần đỉnh chót:
ngọn tháp, ngọn núi, ngọn đèn, ngọn nến…
Nhóm loại từ chỉ đồ vật

2.4.

- Trong tiếng Mạ:
Chi: là loại từ tiêu biểu nhất trong nhóm chỉ đồ vật, đƣợc đặt trong thế đối lập từ con.
Nếu nhƣ con biểu hiện tính động thì ngƣợc lại cái biểu hiện tính tĩnh. Tuy nhiên, nhƣ
đƣợc biết ở tiếng Mạ loại từ cái chỉ đồ vật là không có. Ví dụ: cái chổi  um poi,
cáiquạt  quat, cái áo  pang ao… Bên cạnh đó, tiếng Mạ chỉ có duy nhất một từ
chi có ý nghĩa tƣơng đƣơng với từ loại cái chứ không phải là định tố cái trong tiếng
Việt.
Ngƣời Mạ có thể nói: Chi do  cái này, chi hơ: cái ấy, cái kia. Từ chi dùng để chỉ sự
vật khi ngữ cảnh cho phép biết trƣớc đó là sự vật gì nhƣng tránh sự lặp từ. Không
những vậy trong tiếng Việt có thể nói cái chiếc ghế này hay chiếc ghế này hoặc ghế
này thì trong tiếng Mạ không xuất hiện cái chiếc ghế này hay cái ghế này mà chỉ nói
ghế này (sơnung ngui do) mà thôi. Đối với những dạng trong tiếng Việt cái chiếc này
ngƣời Mạ cũng nói chi do giống nhƣ trên.
Nơm: loại từ chiếc có nghĩa là chiếc. Ví dụ nhƣ: nơm guôk ˇ(chiếc dép);nơm tua
(chiếc đũa)…
Ca rơ: loại từ viên có nghĩa là viên. Ví dụ: ca rơ nâm (viên thuốc), ca rơ phao (viên
đạn)…
Pang: chỉ những vật mỏng nhƣ có nghĩa là tờ. Ví dụ: pang sra ˇ( tờ giấy), pang bao
(tờ báo)…
19


Ngoài ra, còn các từ nhƣ bức, tấm, viên, hòn, cục, ngôi, căn, thanh… đã khảo sát

nhƣng không thấy có xuất hiện trong tiếng Mạ.
- Trong tiếng Việt: Nhìn chung các tác giả đều dành cho cái một cƣơng vị ngữ
pháp dùng để dạng thức hóa danh từ, diễn đạt một phạm trù ngữ pháp của danh từ và
có nhiều cách xử lí khác nhau. Cái đƣợc sử dụng với hai cách khác nhau:
 Loại từ cái biểu đạt ý nghĩa đơn nhất của sự vật, định tố cái dùng nhấn mạnh
sự vật.
 Loại từ cái dùng với các danh từ đơn loại (một số tiểu loại), còn định tố cái có
thể dùng với các danh từ nói chung.
 Định tố cái có thể đứng trƣớc danh từ (cái phƣơng pháp này, cái xã hội ấy) và
có thể đứng trƣớc tổ hợp loại từ + danh từ (cái ngôi nhà này), nhƣ thế có nghĩa là cái
có thể tách riêng ra một ví trí khác với vị trí của loại từ.
 Không nhập cái vào sau những và các: một cái ngôi nhà nọ, những cái cuốn
sách kia, các cái đất đai này…
 Dùng cái nhất thiết phải có danh từ trung tâm vì mục đích là chỉ vào sự vật
đƣợc biểu đạt bằng từ trung tâm. Dùng cái trong ý nghĩa chỉ xuất trên nguyên tắc phải
có định tố (này, kia, nọ, ấy, đó).
- Bên cạnh đó, nếu so sánh cụ thể loại từ trong tiếng Việt với tiếng Mạ thì tính
chất hƣ hóa, ý nghĩa từ vựng của các loại từ ở tiếng Việt nhiều hơn so với tiếng Mạ. ta
có thể lấy từ cái làm ví dụ điển hình: cái trong tiếng Việt có hai loại: cái – loại từ (cái
áo) và cái – định tố (cái con người ấy), theo Nguyễn Kim Thản thì có thể trƣớc đây
ngƣời ta chỉ dùng một từ cái để cá thể hóa danh từ rồi sau đó mới tách hẳn hữu sinh và
dùng thêm trợ từ con cho cụ thể (cái con người này, cái con gà này). Trong quá trình
phát triển, theo thời gian từ cái đã dần dần tách thành hai từ có đặc điểm ngữ pháp
khác nhau. Và từ con là một từ chỉ phân loại theo từ cái. Trong tƣ duy của ngƣời Việt
cổ, ngƣời ta suy luận sự vật gì lớn thì quan niệm là cái, nhỏ là con (cái trống con, cái
trống cái, sông cái, sông con). Từ đây ta thấy rằng, tính chất chuyên biệt của các loại
từ trong tiếng Mạ rõ nét hơn. Ở tiếng Mạ, mỗi loại từ thƣờng đi kèm với một tiểu
nhóm danh từ nhất định và trong phần lớn các loại từ thì tính chuyên biệt này hầu nhƣ
là một quy tắc bắt buộc. Ví dụ đối với danh từ chỉ động vật hay vật bắt buộc phải dùm
nơm.

20


Hiu niêm: nhà đẹp
Kon iêr: con gà
Chiếc: Qua so sánh chúng ta thấy loại từ chiếc có diện hoạt động khá rộng. Trong
nhiều trƣờng hợp có thể thay thế từ cái khi kết hợp với danh từ chỉ vật dụng, đồ đạc.
Chiếc đi với đồ đạc có tính chất riếng lẻ nhƣ chiếc lược, chiếc xe, chiếc thuyền… Hay
có thể đi với vật thể vốn có đôi mà bị tách ra nhƣ chiếc dép, chiếc đũa…
Bức: đi với loại thể có bề mặt vuông vắn, bằng phẳng nhƣ: bức tường, bức màn, bức
ảnh, bức thư…
Tấm: chỉ vật có mặt phẳng mỏng và dài: tấm thảm, tấm ảnh, tấm ván…
Viên: chỉ những vật thƣờng là nhỏ và tròn có hình khối giống nhau, kích thƣớc giống
nhau: viên thuốc, viên gạch, viên sỏi…
Hòn: đi với những vật thể có hình tròn hoặc kết lại thành một khối gọn: hòn bi, hòn
ngọc, hòn gạch…
Ngôi: chỉ từng đơn vị có một số sự vật nhất định có vị trí đứng riêng ra nổi bật lên
trong không gian: ngôi nhà, ngôi đình, ngôi sao…
Căn: chỉ từng đơn vị nhà ở không lớn lắm: căn phòng, căn hộ, căn nhà…
Thanh: chỉ vật thể có hình dạng mảnh, dài, cứng: thanh củi, thanh gươm, thanh sắt,
thanh tre…
Cuốn: chỉ những vật hình chữ nhật, dùng để ghi chép, đọc: cuốn vở, cuốn sách…

Tiểu kết:
Nhƣ vậy, loại từ trong tiếng Mạ cũng khá đa đạng bao gồm nhóm chỉ ngƣời,
chỉ thực vật, chỉ động vật, chỉ đồ vật. Bên cạnh đó, tiếng Mạ hiện nay là một ngôn ngữ
chủ yếu dùng để nói (khẩu) ngữ, các danh từ đơn thuần chỉ gọi tên sự vật chứ không
hình tƣợng hóa, ngôn ngữ đƣợc sử dụng là ngôn ngữ biểu vật. Tóm lại, về các nhóm
loại từ trong tiếng Mạ ít hơn tiếng Việt, sự khác biệt này nảy sinh có thể là do những
đặc trƣng khác nhau giữa hai ngôn ngữ: một bên là loại hình ngôn ngữ đơn lập điển

hình có trình độ phát triển cao - tiếng Việt; một bên là ngôn ngữ đơn lập không triệt để

21


sử dụng chủ yếu để nói (khẩu ngữ) - tiếng Mạ. Cho nên, đi vào khảo sát ta cũng dễ
dàng thấy đƣợc một số khác biệt.

22


CHƢƠNG 3: KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA LOẠI TỪ TIẾNG MẠ
TRONG DANH NGỮ
3.1. TRƢỜNG HỢP CÓ THỂ KẾT HỢP
Ở tiếng Mạ, loại từ thƣờng xuất hiện trong các danh ngữ (khu vực trƣớc). Vị trí
thƣờng gặp của loại từ làsố từ và danh từ. Bên cạnh đó, đốivới thành phần chỉ tổng
thể ( những, các)trong tiếng Mạ thì không thể kết hợp với loại từ.
3.1.1. Loại đi + danh từ
Xét về khả năng kết hợp với các từ loại khác, Nguyễn Tài Cẩn là ngƣời đầu tiên
chỉ ra rằng loại từ tiếng Việt có thể tham gia vào cấu trúc danh ngữ. Trong cấu trúc
này, loại từ chiếm vị trí “1” của sơ đồ danh ngữ 7 vị trí sau đây:

4

3

2

1


1’

0

2’

Tất cả

ba

cái

con

mèo

đen

ấy

Vị trí

Vị trí

Vị trí

Vị trí

Vị trí


Vị trí

Vị trí

của những từ

của từ chỉ số của từ

của loại của

của định

Vị trí của

chỉ “toàn bộ,

lƣợng

từ

ngữ

từ chỉ trỏ

chỉ xuất

danh từ

“cái”


toàn khối”

Đồng tình với quan điểm trên, chúng tôi nhận thấy trong tiếng Mạ khả năng kết
hợp của loại từ không nằm ngoài cấu trúc “loại từ + danh từ”. Cùng điểm qua các ví
dụ để thấy sự xuất hiện trên:
- Loại từ nơm có nghĩa là con:
Nơm

rơpu

Con

trâu

Loại từ

Danh từ

- Loại từ nơm có nghĩa là cái:

23


Nơm

hiu

Cái

nhà


Loại từ

Danh từ

3.1.2. Loại từ + số từ ( một, hai, ba, bốn .v.v..) + danh từ
Vị trí thƣờng gặp nhất của loại từ là đứng sau số từ . Khi cần tính toán, thống kê
số lƣợng, sự vật nêu ở trung tâm là những danh từ chỉ ngƣời thì dùng loại từ naˇ (đứa,
thằng, người)
Ví dụ:
Dul naˇ me leh chơtˇ.
(Một người mẹ đã chết)
Khi cần tính toán, thống kê sự vật ở trung tâm mà sự vật đó là những danh từ
không phải nói về ngƣời. Loại từ này khá phong phú vì chúng có những yêu cầu phù
hợp với đặc điểm, tính chất của từng chủng loại sự vật nêu ở trung tâm. Có thể thống
kê một số từ nhƣ sau:
* Loại từ nơm
+ Nơm: có nghĩa là con khi trung tâm danh từ chỉ động vật.
Ví dụ:
Pe nơm rơpu gam sa n’hơtˇ do
(Ba con trâu đang ăn cỏ ấy)
+ Nơm: có nghĩa là cái khi trung tâm chỉ bất động vật.
Ví dụ:
Jơtˇ nơm hiu ôs sa.
(Mƣời cái nhà bị cháy)

24



×