Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu điều chế và thử nghiệm tác dụng hạ đường huyết của cao dược liệu từ râu mèo, mướp đắng và mắc cỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 135 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
********

BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)

TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu điều chế và thử tác dụng hạ đường huyết của cao
dược liệu Mướp đắng, Râu mèo và Mắc cỡ”

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
CƠ QUAN QUẢN LÝ: SỞ KHOA HỌC& CÔNG NGHỆ TP.HCM
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRUNG TÂM SÂM & DƯỢC LIỆU TP.HCM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 6/2016


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính đang có xu hướng gia tăng trên toàn
thế giới, hậu quả của biến chứng thường nặng nề, để lại cho gia đình và người bệnh
gánh nặng về chi phí, đồng thời còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc
sống và đặc biệt là hàng năm thế giới mất một nguồn lao động rất đáng kể do giảm 510 năm tuổi thọ.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), chi phí để cho việc khám,
điều trị và phòng chống bệnh đái tháo đường rất lớn, khoảng 232-430 tỷ USD/năm.
Hiện nay, để điều trị các bệnh đái tháo đường, các dược phẩm tây y thường để lại
những tác dụng phụ đáng kể ảnh hưởng đến thể trạng chung cho người bệnh, đặc biệt
gây tổn hại gan và thận, đây là các cơ quan thanh lọc chất độc cho cơ thể. Chính vì
thế, xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuốc mới từ thảo dược trên thế
giới và tại Việt Nam ngày càng tăng.


Theo kinh nghiêm dân gian, Việt Nam đã có nhiều bài thuốc điều trị bệnh đái
tháo đường hiệu quả, một trong số đó có bài thuốc từ các dược liệu Râu mèo, dây lá
quả non Mướp đắng và Mắc cỡ của lương y Đinh Bá Luyện, tuy nhiên, tác dụng
chống đái tháo đường này chỉ được điều trị theo kinh nghiệm và sử dụng dưới dạng
thuốc thang. Chính vì thế, việc hiện đại hóa bài thuốc để thành một dược phẩm an
toàn và hiệu quả cần phải được nghiên cứu một cách khoa học trên các thực nghiệm
tiền lâm sàng là vấn đề rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với “Chương trình mục tiêu
quốc gia phòng, chống bệnh đái tháo đường” mà nhà nước Việt Nam đang thực hiện.
Dựa vào tính cấp thiết nêu trên, đề tài “Nghiên cứu điều chế và thử nghiệm
tác dụng hạ đường huyết của cao dược liệu từ Râu mèo, Mướp đắng và Mắc cỡ”
được thực hiện.
Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu trong thời gian từ tháng 6/
2014-6/2016 với 2 nội dung là:
Nội dung 1:Nghiên cứu công thức chế phẩm đảm bảo tính khả thi công nghệ,
có hiệu quả kinh tế và có tác dụng dược lý hạ đường huyết.
Nôi dung 2: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao dược liệu có
tính an toàn và có tác dụng dược lý tốt nhất
Các kết quả thu được như sau:
I


Nội dung 1:Nghiên cứu công thức chế phẩm đảm bảo tính khả thi công
nghệ, có hiệu quả kinh tế và có tác dụng dược lý hạ đường huyết.
Đã kiểm định chất lượng nguồn nguyên liệu có trong chuyên luận của Dược điển
Việt Nam IV như Râu mèo và đã xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo tiêu
chuẩn cơ sở đối với nguyên liệu chưa có trong chuyên luận Dược Điển Việt
Nam IV như quả Mướp đắng và Mắc cỡ.
Đã nghiên cứu quy trình chiết xuất với các dung môi khác nhau: cồn và nước và
thu được các sản phẩm sau:
-


Cao chiết cồn hỗn hợp các dược liệu (ký hiệu là Cao HHA)

-

Cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (Ký hiệu là Cao HHB)

-

Cao chiết cồn Mắc cỡ (ký hiệu Cao PUD)

-

Cao chiết cồn quả Mướp đắng (ký hiệu là Cao CHA)

-

Cao chiết cồn Râu mèo (ký hiệu là Cao STA)

Đã khảo sát độc tính cấp của 5 mẫu cao dược liệu:
-

Đã xác định được liều LD50 của cao cồn quả Mướp đắng qua đường uống là
LD50= 26,29 g/kg thể trọng chuột nhắt trắng.

-

Đã xác định được liều LD0 của cao cồn Râu mèo qua đường uống là LD0= 20
g/kg thể trọng chuột nhắt trắng.


-

Đã xác định được liều Dmax của cao cồn Mắc cỡ qua đường uống là Dmax=
44,4 g/kg thể trọng chuột nhắt trắng.

-

Đã xác định được liều LD0 của cao cồn hỗn hợp các dược liệu qua đường
uống là LD0= 38,64 g/kg thể trọng chuột nhắt trắng.

-

Đã xác định được LD0 của cao nước hỗn hợp các dược liệu qua đường uống
là LD0= 16,45 g/kg thể trọng chuột nhắt trắng.

Đã khảo sát tác dụng hạ glucose huyết của các loại cao dược liệu
-

Mẫu cao cồn quả Mướp đắng (CHA) liều 0,9 g/kg thể trọng, khi cho chuột
uống trong 10 ngày liên tục, có tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết
32,28% , đạt ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với nhóm chứng bệnh lý.

-

Mẫucao Râu mèo (STA) liều 0,7g và 1,4 g/ kg thể trọng, khi cho chuột uống
trong 10 ngày liên tục, đều có tác dụng giảm glucose huyết với giá trị giảm

II



lần lượt 25,81% và 27,53%, đạt ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với nhóm
chứng bệnh lý.
-

Mẫu cao Mắc cỡ (PUD) với các liều 0,5g/kg và 1,0g/kg thể trọng, khi cho
chuột uống trong 10 ngày liên tục, nồng độ glucose huyết giảm lần lượt là
46,48% và 40,53%, đạt ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng bệnh lý.

-

Mẫu cao chiết cồn hỗn hợp các dược liệu (HHA), liều 0,72g và 1,44 g/ kg thể
trọng, khi cho chuột uống trong 10 ngày liên tục, chưa thể hiện tác dụng hạ
glucose huyết trên mô hình chuột đái tháo đường gây bởi streptozocin với
liều 160 mg/kg thể trọng chuột.

-

Mẫu cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (HHB) liều 1,44 g/kg thể trọng,
khi cho chuột uống trong 10 ngày liên tục, nồng độ glucose huyết đã giảm
33,15%, đạt ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với nhóm chứng bệnh lý.

Nhận xét:
Như vậy, nhóm tác giả đã hoàn thành nội dung 1 theo hợp đồng và kết
quả là đã chọn đuợc công thức chế phẩm đảm bảo tính khả thi công nghệ là
chiết với dung môi nước, một kỹ thuật hiện nay hầu như các công ty dược
phẩm đều sử dụng, có hiệu quả kinh tế và đặc biệt có tác dụng dược lý hạ
glucose huyết, với thành phần công thức như sau:
o Quả Mướp đắngkhô: 840 g
o Râu mèokhô: 1660 g
o Mắc cỡ khô: 1250 g

Nôi dung 2: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao dược liệu
có tính an toàn và có tác dụng dược lý tốt nhất
Đã chiết xuất 2 mẫu cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (HHB2, HHB3) có
công thức có tác dụng hạ đường huyết tốt nhất theo quy trình đã chọn.
Đã xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (cao
HHB) với một số yêu cầu có trong chuyên luận của Dược điển Việt Nam IV
như: độ ẩm, độ tro và nhóm nghiên cứu đã xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm
theo tiêu chuẩn cơ sở đối với một số chỉ tiêu như định tính, định lượng.

III


Đã khảo sát chất lượng của 3 mẫu chiết cao nước hỗn hợp các dược liệu trong
quy mô phòng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn cơ sở đã được xây dựng như về
độ ẩm, định tính, định lượng, thử giới hạn nhiễm khuẩn.
Sau khi chọn đuợc công thức cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (cao HHB),
có tác dụng hạ glucose huyết, nhóm nghiên cứu cũng đã khảo sát trên 2 mẫu cao
chiết nước khác (cao HHB2 và cao HHB3) về tác dụng hạ đường huyết trên mô
hình gây tăng đường huyết thực nghiệm. Kết quả thu được là cả 3 mẫu cao chiết
nước hỗn hợp các dược liệu, có cùng công thức, đều có tác dụng hạ đường huyết
trên mô hình gây tăng đường huyết thực nghiệm.
Đã theo dõi sự thay đổi của mẫu cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (HHB) có
tác dụng dược lý theo thời gian trong điều kiện tự nhiên 12 tháng, chất lượng
khảo sát về mặt định tính, định lượng đều năm trong khoảng cho phép theo tiêu
chẩn cơ sở mà nhóm xây dựng. Các kết quả này làm tiền đề cho việc khảo sát
tính ổn định của sản phẩm dưới các dạng như viên nang, trà hay cốm từ cao
chiết nước hỗn hợp các dược liệutrong điều kiện tự nhiên.

IV



MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... I
MỤC LỤC .................................................................................................................. V
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... VII
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... X
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... XII
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ...................................................................................7
1.1. Tổng quan tình hình bệnh đái tháo đường ...................................................7
1.2. Tổng quan về các dược liệu nghiên cứu ......................................................8
1.2.1. Cây Mướp đắng .....................................................................................8
1.2.2. Cây Râu mèo .......................................................................................11
1.2.3. Mắc cỡ .................................................................................................14
1.3. Tổng quan về các phương pháp gây ĐTĐ thực nghiệm ............................17
1.4. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài ....................................................18
1.5. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................19
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................20
2.1. Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu .......................................................................20
2.1.1. Đặc điểm vi học ..................................................................................20
2.1.2. Khảo sát độ tinh khiết .........................................................................21
2.1.3. Định tính..............................................................................................24
2.1.4. Định lượng ..........................................................................................28
2.2. Chiết cao dược liệu ....................................................................................35
2.2.1. Cao chiết cồn các dược liệu riêng rẽ (Quả Mướp đắng, Râu mèo, Mắc
cỡ) và hỗn hợp các dược liệu ........................................................................35
2.2.2. Cao chiết nước các dược liệu phối trộn (Quả Mướp đắng, Râu mèo,
Mắc cỡ) .........................................................................................................38
2.3. Tiêu chuẩn hóa cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (cao HHB) ...........39

2.3.1. Xác định độ ẩm ...................................................................................39
2.3.2. Độ tro toàn phần ..................................................................................39
2.3.3. Định tính..............................................................................................39
2.3.4. Định lượng ..........................................................................................43
2.4. Thử nghiệm dược lý ...................................................................................45
V


2.5. Thử giới hạn nhiễm khuẩn .........................................................................47
2.6. Theo dõi độ ổn định của cao hỗn hợp dược liệu chiết nước HHB.............47
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.........................................................49
3.1. Nội dung 1 ..................................................................................................49
3.1.1. Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu ................................................................ 49
3.1.2. Kết quả chiết xuất các loại cao dược liệu ...........................................80
3.1.3. Kết quả các thử nghiệm dược lý .........................................................82
3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao dược liệu
có tính an toàn và có tác dụng dược lý tốt nhất ................................................94
3.2.1. Chiết xuất 2 mẫu cao nước hỗn hợp các dược liệu có công thức có tác
dụng hạ đường huyết tốt nhất theo quy trình đã chọn...................................94
3.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao dược liệu có tác dụng dược lý
cao HHB ........................................................................................................96
3.2.3. Thử giới hạn nhiễm khuẩn ................................................................108
3.2.4. Khảo sát 3 mẫu cao hỗn hợp dược liệu chiết nước HHB, HHB2,
HHB3 ..........................................................................................................108
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................114
4.1. Kết luận ....................................................................................................114
4.2. Đề nghị .....................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... TK 1

VI



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐTĐ

Đái tháo đường

dd

dung dịch

đđ

đậm đặc

TP

toàn phần

TT

thuốc thử

SKLM

sắc ký lớp mỏng

MeOH

methanol


EtOAc

ethyl acetat

CHCl3

cloroform

HCl

acid chlohydric

H2SO4

acid sulfuric

DĐVN

Dược Điển Việt Nam

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

HHA

Cao chiết cồn hỗn hợp các dược liệu

HHB


Cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu

CHA

Cao chiết cồn quả Mướp đắng

STA

Cao chiết cồn Râu mèo

PUD

Cao chiết cồn Mắc cỡ

HHA

Cao chiết cồn hỗn hợp các dược liệu

HHB

Cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (mẫu 1)

HHB2

Cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (mẫu 2)

HHB3

Cao chiết nước hỗn hợp các dược liệu (mẫu 3)


VII


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Quả và hạt Mướp đắng tươi .........................................................................49
Hình 2. Đặc điểm giải phẫu quả Mướp đắng xem dưới vật kính 40X. .....................50
Hình 3. Thành phần bột Mướp đắng xem dưới vật kính 40X. ..................................50
Hình 4. Sắc ký đồ kiểm tra charantin trong nguyên liệu...........................................52
Hình 5. Sắc ký đồ mẫu trắng .....................................................................................53
Hình 6. Sắc ký đồ mẫu chuẩn....................................................................................53
Hình 7. Sắc ký đồ mẫu thử ........................................................................................53
Hình 8. Sắc ký đồ mẫu thử và mẫu chuẩn.................................................................54
Hình 9. Đường biểu diển quan hệ tuyến tính giữa diện tích peak và nồng độ ..........55
Hình 10. Cây Râu mèo ..............................................................................................58
Hình 11. Toàn vi phẫucủa lá cây Râu mèo ...............................................................59
Hình 12. Đặc điểm vi phẫu lá cây Râu mèo ..............................................................60
Hình 13. Toàn vi phẫu cuống lá Râu mèo .................................................................61
Hình 14. Đặc điểm vi phẫu cuống lá Râu mèo .........................................................61
Hình 15. Các cấu tử trong bột dược liệu Râu mèo. ...................................................62
Hình 16. Sắc ký đồ nguyên liệu so với dược liệu đối chiếu. ....................................64
Hình 17. Sắc ký đồ sự hiện diện của sinensetin trong nguyên liệu Râu mèo ...........66
Hình 18. Sắc ký đồ sự hiện diện acid oleanolic của nguyên liệu. .............................66
Hình 19. Sắc ký đồ mẫu trắng ...................................................................................67
Hình 20. Sắc ký đồ mẫu chuẩn..................................................................................67
Hình 21. Sắc ký đồ mẫu thử ......................................................................................68
Hình 22. Sắc ký đồ mẫu thử và mẫu chuẩn sinensetin .............................................68
Hình 23. Đường biểu diển quan hệ tuyến tính giữa diện tích peak và nồng độ ........69
Hình 24. Vi phẫu Mắc cỡ ..........................................................................................72
Hình 25. Các cấu tử trong bột dược liệu Mắc cỡ ......................................................73

Hình 26. Sắc ký đồ nguyên liệu so với dược liệu đối chiếu .....................................75
Hình 27. Sắc ký đồ mẫu trắng ...................................................................................75
Hình 28. Sắc ký đồ mẫu chuẩn..................................................................................76
Hình 29. Sắc ký đồ mẫu thử ......................................................................................76
VIII


Hình 30. Sắc ký đồ mẫu thử và mẫu chuẩn...............................................................76
Hình 31. Đường biểu diển quan hệ tuyến tính giữa diện tích peak và nồng độ ........78
Hình 32. Tác dụng hạ glucose huyết của cao cồn Mướp đắng .................................87
Hình 33.Tác dụng hạ glucose huyết của cao cồn Râu mèo ......................................89
Hình 34.Tác dụng hạ glucose huyết của cao cồn Mắc cỡ .........................................90
Hình 35. Tác dụng hạ glucose huyết của cao cồn hỗn hợp dược liệu HHA .............91
Hình 36. Nồng độ glucose huyết (mmol/ L) sau TN ................................................92
Hình 37. Sắc ký đồ sự hiện diện của Mướp đắng trong cao HHB ............................97
Hình 38. Sắc ký đồ sự hiện diện của Mướp đắng trong cao HHB ............................97
Hình 39. Sắc ký đồ sự hiện diện của Mướp đắng trong cao HHB ............................98
Hình 40. Sắc ký đồ sự hiện diện của Râu mèo trong cao HHB ................................ 98
Hình 41. Sắc ký đồ sự hiện diện của Râu mèo trong cao HHB ................................ 99
Hình 42. Sắc ký đồ sự hiện diện của Râu mèo trong cao HHB ................................ 99
Hình 43. Sắc ký đồ sự hiện diện của Mắc cỡ trong cao HHB ................................100
Hình 44. Sắc ký đồ sự hiện diện của Mắc cỡ trong cao HHB ................................100
Hình 45. Sắc ký đồ sự hiện diện của Mắc cỡ trong cao HHB ................................101
Hình 46. Sắc ký đồ sự hiện diện của sinensetin trong cao HHB ............................102
Hình 47. Sắc ký đồ sự hiện diện của sinensetin trong cao HHB ............................102
Hình 48. Sắc ký đồ sự hiện diện của sinensetin trong cao HHB ............................103
Hình 49. Sắc ký đồ sự hiện diện của charantin trong cao HHB .............................104
Hình 50. Sắc ký đồ sự hiện diện của charantin trong cao HHB .............................104
Hình 51. Sắc ký đồ sự hiện diện của charantin trong cao HHB .............................105
Hình 52. Sắc ký đồ mẫu chuẩn................................................................................106

Hình 53. Sắc ký đồ của charantin trong cao ...........................................................106
Hình 54. Sắc ký đồ mẫu sinensetin chuẩn ..............................................................107
Hình 55. Sắc ký đồ của sinensetin trong cao HHB .................................................107

IX


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Một số sản phẩm từ Mướp đắng ............................................................................. 11
Bảng 2. Một số sản phẩm từ Râu mèo ................................................................................. 14
Bảng 3. Sản phẩm từ cây Mắc cỡ ........................................................................................ 16
Bảng 4. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn làm việc ................................................................. 29
Bảng 5. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn làm việc ................................................................. 32
Bảng 6. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn làm việc ................................................................. 34
Bảng 7. Kết quả độ ẩm bột quả Mướp đắng ........................................................................ 51
Bảng 8. Độ tro toàn phần bột quả Mướp đắng .................................................................... 51
Bảng 9. Số liệu độ tro không tan trong acid của bột quả Mướp đắng ................................. 51
Bảng 10. Kết quả xác định khoảng tuyến tính của charantin .............................................. 54
Bảng 11. Kết quả xác định độ đúng ..................................................................................... 56
Bảng 12. Kết quả phân tích tính tương thích hợp hệ thống ................................................. 57
Bảng 13. Kết quả độ lặp lại.................................................................................................. 58
Bảng 14. Kết quả độ ẩm nguyên liệu ................................................................................... 63
Bảng 15. Kết quả độ tro toàn phần của nguyên liệu ............................................................ 63
Bảng 16. Kết quả độ tro không tan trong acid của nguyên liệu ........................................... 63
Bảng 17. Kết quả xác định khoảng tuyến tính ..................................................................... 69
Bảng 18. Kết quả xác định độ đúng ..................................................................................... 70
Bảng 19. Kết quả phân tích tính thích hợp hệ thống ........................................................... 71
Bảng 20. Kết quả độ lặp lại.................................................................................................. 71
Bảng 21. Độ ẩm của dược liệu Mắc cỡ ................................................................................ 74
Bảng 22. Độ tro toàn phần của dược liệu Mắc cỡ ............................................................... 74

Bảng 23. Độ tro không tan trong acid của dược liệu Mắc cỡ .............................................. 74
Bảng 24. Các thông số sắc ký của mẫu chuẩn và mẫu thử .................................................. 77
Bảng 25. Kết quả xác định khoảng tuyến tính ..................................................................... 77
Bảng 26. Kết quả xác định độ đúng ..................................................................................... 78
Bảng 27. Kết quả phân tích tính thích hợp hệ thống ........................................................... 79
Bảng 28. Kết quả độ lặp lại.................................................................................................. 80
Bảng 29. Kết quả chiết xuất các loại cao dược liệu ............................................................. 81
Bảng 30. Số liệu thử độc tính cấp của cao chiết CHA......................................................... 82
Bảng 31. Số liệu thử độc tính cấp mẫu cao STA ................................................................. 83
X


Bảng 32. Số liệu thử độc tính cấp mẫu caoPUD.................................................................. 84
Bảng 33. Số liệu thử độc tính cấp của cao HHA ................................................................. 84
Bảng 34. Số liệu thử độc tính cấp của cao hỗn hợp dược liệu (Cao HHB) ......................... 85
Bảng 35. Tác dụng hạ glucose huyết của mẫu CHA ........................................................... 87
Bảng 36. Tác dụng hạ glucose huyết của mẫu STA ............................................................ 88
Bảng 37. Sự thay đổi nồng độ glucose huyết (mmol/L) của các nhóm trước và sau thực
nghiệm ................................................................................................................................. 89
Bảng 38. Tác dụng hạ glucose huyết của cao HHA ............................................................ 91
Bảng 39. Sự thay đổi nồng độ glucose huyết (mmol/L) của các nhóm trước và sau thực
nghiệm ................................................................................................................................. 92
Bảng 40. Kết quả chiết xuất các mẫu cao nước HHB2, HHB3 ........................................... 95
Bảng 41. Kết quả độ ẩm cao HHB....................................................................................... 96
Bảng 42.Kết quả độ tro cao HHB ........................................................................................ 96
Bảng 43. Kết quả định tính flavonoid bằng phản ứng hóa học............................................ 96
Bảng 44. Kết quả định tính hợp chất alkaloid bằng phản ứng hóa học ............................... 96
Bảng 45. Kết quả hàm lượng charantin trong cao dược liệu ............................................. 106
Bảng 46. Kết quả hàm lượng sinensetin trong cao HHB ................................................... 107
Bảng 47. Kết quả thử giới hạn nhiễm khuẩn mẫu cao HHB ............................................. 108

Bảng 48. Kết quả thử giới hạn nhiễm khuẩn của 3 mẫu cao HHB, HHB1, HHB2 ........... 108
Bảng 49. Sự thay đổi nồng độ glucose huyết (mmol/L) của các nhóm trước và sau thực
nghiệm ............................................................................................................................... 110
Bảng 50. Chất lượng của các mẫu cao HHB, HHB2, HHB3 ............................................ 111
Bảng 51. Độ ổn định của mẫu cao HHB (thời gian từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016) .. 113

XI


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Quy trình chiết xuất cao cồn .................................................................................. 36
Sơ đồ 2. Quy trình chiết xuất cao nước ............................................................................... 38
Sơ đồ 3. Quy trình chiết mẫu dược liệu sử dụng chấm sắc ký. ........................................... 41
Sơ đồ 4. Quy trình chiết xuất cao nước ............................................................................... 94

XII


PHẦN MỞ ĐẦU
****
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2016)
Tên đề tài: “Nghiên cứu điều chế và thử tác dụng hạ đường huyết của
cao dược liệu chiết từ Mướp đắng, Râu mèo và Mắc cỡ”.
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Dương Thị Mộng Ngọc
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Sâm & Dược liệu TP. HCM
Thực hiện Hợp đồng đặt hàng số: 41/HĐĐH-SKHCN ngày 27 tháng 6 năm
2014
Thời gian thực hiện hợp đồng: 6/2014 – 6/2016.
Kinh phí được duyệt: 970.000.000 đ

Kinh phí đã cấp:
-

485.000.000 đ theo thông báo số 67/TB-SKHCN ngày 13/6/2014

-

291.000.000 đ theo thông báo số 178/TB-SKHCN ngày 11/9/2015

Mục tiêu: (Theo đề cương đã duyệt):
Nghiên cứu điều chế và thử nghiệm tác dụng hạ đường huyết của
cao dược liệu từ Râu mèo, Mướp đắng và Mắc cỡ, đảm bảo được tính khả
thi công nghệ và có hiệu quả kinh tế.
Nội dung: (Theo đề cương đã duyệt):
TT

Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện

1

Nội dung 1: Nghiên cứu công thức chế phẩmđảm bảo tính khả
thi công nghệ, có hiệu quả kinh tế và có tác dụng dược lý hạ
đường huyết

1.1

Tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu.
Các nguyên liệu nghiên cứu phải đạt tiêu chuẩn theo Dược điển
Việt Nam IV hoặc phải đạt theo tiêu chuẩn cơ sở nhóm nghiên
cứu xây dựng đối với nguyên liệu chưa có trong chuyên luận

Dược Điển Việt Nam IV

1


TT

Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện

1.2

Nghiên cứu quy trình chiết xuất với các dung môi khác nhau: cồn
và nước
Thành phần các dược liệu:
Quả Mướp đắng
Râu mèo
Mắc cỡ
Quy trình chiết xuất có 2 công thức khác nhau.

1.3

Khảo sát độc tính cấp của công thức
Xác định được liều gây độc tính cấp (LD50), hoặc liều tối đa cho
uống nhưng không gây chết chuột thử nghiệm (Dmax)

1.4

Nghiên cứu, phân tích, sàng lọc liều của các công thức xác định
liều thử nghiệm dược lý tiếp theo thử tác dụng dược lý
Xác định sơ bộ các liều để thử tác dụng dược lý.


1.5

Khảo sát tác dụng hạ đường huyết trên mô hình thực nghiệm gây
tăng đường huyết của các công thức để lựa chọn công thức an
toàn và có hiệu quả nhất (công thức được chọn gọi là: chế phẩm).
Xác định được liều an toàn của chế phẩm có tác dụng hạ đường
huyết trên các mô hình gây tăng đường huyết thực nghiệm

2

Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm
chế phẩm có tính an toàn và có tác dụng dược lý tốt nhất.

2.1

Chiết xuất 2 lô có công thức có tác dụng hạ đường huyết tốt nhất
theo quy trình đã chọn
Quy trình chiết xuất đảm bảo tính khả thi công nghệ, có hiệu quả
kinh tế.

2.2

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao dược liệu
Cao dược liệu phải đạt theo tiêu chuẩn cơ sở nhóm nghiên cứu
xây dựng

2.3

Theo dõi độ ổn định về chất lượng của 3 lô cao dược liệu trong

điều kiện tự nhiên trong thời gian 12 tháng.

2


TT

Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện
Cao dược liệu phải có chất lượng ổn định trong điều kiện tự nhiên
trong thời gian theo dõi.

2.4

Khảo sát tính ổn định về tác dụng hạ đường huyết trên mô hình
thực nghiệm gây tăng đường huyết của cao dược liệu
Xác định được tính ổn định về tác dụng hạ đường huyết trên các
mô hình gây tăng đường huyết thực nghiệm của 3 lô cao dược liệu

Những nội dung đã thực hiện ở giai đoạn 1 (từ tháng 6/2014 đến 6/2015)
(Phụ lục số 3 của bản hợp đồng)
I. Giai đoạn 1: từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015 - Kinh phí: 485.000.000
đồng.
TT

Nội dung thực hiện

1

Nội dung 1: Nghiên cứu công


Sản phẩm cần đạt

Kết quả

thức chế phẩm đảm bảo tính
khả thi công nghệ, có hiệu quả
kinh tế và có tác dụng dược lý
hạ đường huyết
2

Thu mua, xử lý, tiêu chuẩn hóa

Các nguyên liệu nghiên cứu

nguồn nguyên liệu.

phải đạt tiêu chuẩn theo Dược

Đã hoàn
thành

điển Việt Nam IV hoặc phải
đạt theo tiêu chuẩn cơ sở
nhóm nghiên cứu xây dựng
đối với nguyên liệu chưa có
trong chuyên luận Dược Điển
Việt Nam IV
3

Nghiên cứu quy trình chiết xuất Quy trình chiết xuất có 2 công

với 2 phương pháp khác nhau đạt thức khác nhau
hiệu quả và kinh tế.

3

Đã hoàn
thành


Nội dung thực hiện

TT

Sản phẩm cần đạt

Báo cáo định kỳ

Kết quả
Đã hoàn
thành

4

Khảo sát độc tính cấp của 5 mẫu Xác định được liều gây độc
tính cấp (LD50), hoặc liều tối

cao

Đã hoàn
thành


đa cho uống nhưng không gây
chết chuột thử nghiệm (Dmax)
5

Nghiên cứu, phân tích, sàng lọc Xác định sơ bộ các liều để thử
liều của các công thức xác định tác dụng dược lý.

Đã hoàn
thành

liều thử nghiệm dược lý tiếp theo
thử tác dụng dược lý
Báo cáo định kỳ

Đã hoàn
thành

6

Khảo sát tác dụng hạ đường Xác định được liều an toàn

Đã hoàn

huyết trên mô hình thực nghiệm của chế phẩm có tác dụng hạ

thành

gây tăng đường huyết của các đường huyết trên các mô hình
công thức phối hợp để lựa chọn gây tăng đường huyết thực

công thức an toàn và có hiệu quả nghiệm
nhất .
Báo cáo định kỳ

Đã hoàn
thành

Báo cáo sơ kết

Đã hoàn
thành

II. Giai đoạn 2: từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2016
TT
1

Nội dung thực hiện

Sản phẩm cần đạt

Nội dung 2: Nghiên cứu xây
dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm
cao dược liệu có tính an toàn và
có tác dụng dược lý tốt nhất

4

Kết quả



Nội dung thực hiện

TT
2

3

Sản phẩm cần đạt

Kết quả

Chiết xuất 2 lô có công thức có

Quy trình chiết xuất đảm bảo

Đã hoàn

tác dụng hạ đường huyết tốt nhất

tính khả thi công nghệ, có

thành

theo quy trình đã chọn

hiệu quả kinh tế,

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm

Cao dược liệu phải đạt theo


Đã hoàn

nghiệm cao dược liệu

tiêu chuẩn cơ sở nhóm nghiên

thành

cứu xây dựng
4

Theo dõi độ ổn định của lô chiết

Cao dược liệu phải có chất

Đã hoàn

cao theo thời gian trong điều kiện lượng ổn định trong điều kiện
tự nhiên 12 tháng

thành

tự nhiên trong thời gian theo
dõi.

5

Khảo sát độ ổn định về của các


Xác định được tính ổn định về

Đã hoàn

mẫu cao chiết về tác dụng hạ

tác dụng hạ đường huyết trên

thành

đường huyết trên mô hình gây

mô hình gây tăng đường huyết

tăng đường huyết thực nghiệm

thực nghiệm của 3 lô cao
dược liệu

Báo cáo tổng kết và nghiệm thu

Hồ sơ nghiệm thu cấp cơ sở

Đã hoàn

cơ sở

thành

Báo cáo tổng kết và nghiệm thu


Báo cáo toàn văn, báo cáo tóm

chính thức tại cơ quan quản lý đề

tắt, dĩa CD.

Đã hoàn
thành

tài
Danh sách những cơ quan phối hợp:
-

Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử Khoa xét nghiệm - Trung tâm Y
tế Dự phòng Long An

-

Phòng Dược lý – Hóa sinh Viện Dược liệu

Danh sách những người thực hiện chính:
STT

CƠ QUAN

CÁN BỘ NGHIÊN CỨU

01


Trung Tâm Sâm & Dược liệu TP. HCM

ThS. Dương Thị Mộng Ngọc

02

Trung Tâm Sâm & Dược liệu TP. HCM

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Đan

03

Trung Tâm Sâm & Dược liệu TP. HCM

CN. Nguyễn Văn Trí

5


STT

CƠ QUAN

04

Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử Khoa xét
nghiệm - Trung tâm Y tế Dự phòng Long An
Phòng Dược lý - Hóa sinh

05


CÁN BỘ NGHIÊN CỨU
ThS. Lê Minh Triết
TS. Phạm thị Nguyệt Hằng

Viện Dược liệu – Hà Nội
06

Phòng Dược lý - Hóa sinh

ThS. Phí Thị Xuyến

Viện Dược liệu – Hà Nội
07

Phòng Dược lý - Hóa sinh

ThS. Nguyễn Thị Phượng

Viện Dược liệu – Hà Nội
08

Phòng Dược lý - Hóa sinh

ThS. Đỗ Thị Phương

Viện Dược liệu – Hà Nội

6



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình bệnh đái tháo đường [4, 18, 42]
-

Định nghĩa
ĐTĐ một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose huyết
do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyến hoạt động insulin hoặc cả hai.
Tình trạng tăng glucose mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn
chức năng, suy yếu nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và
mạch máu.

-

Phân loại:
ĐTĐ được phân thành hai loại chính:
 ĐTĐ type 1 hay ĐTĐ phụ thuộc insulin, Tỷ lệ mắc bệnh 10 – 15%
 ĐTĐ type 2: kháng insulin hay “nghèo” insulin, tỷ lệ mắc bệnh 85-90%
Ngoài ra, ĐTĐ còn có những nhóm khác như:
 ĐTĐ đặc biệt hay còn gọi là ĐTĐ thứ phát: xuất phát từ các bệnh ở
tuyến tụy, bệnh nội tiết như bệnh Cushing, thậm chí có thể là do bất
thường trong di truyền.
 ĐTĐ thai kỳ: là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát hiện lần
đầu tiên trong thai kỳ, với tỷ lệ 3 – 5% số phụ nữ có thai.
 Rối loạn chuyển hóa glucose huyết.

-

Dịch tễ học
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, và theo liên đoàn ĐTĐ quốc tế IDF (International Diabetes Federation), trong năm 2012 toàn cầu hiện nay

có trên 371 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và dự báo con số này sẽ tăng lên
552 triệu người vào năm 2030. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao khi tuổi càng
cao (>65 tuổi). Tỷ lệ bệnh ĐTĐở Việt Nam tăng rất nhanh. Năm 2011, số
người mắc bệnh ĐTĐlà 1,7 triệu người, năm 2012 con số này đã tăng lên
3,16 triệu người. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ bệnh đái tháo
đường tăng nhanh nhất trên thế giới (Thông báo của GS.Phạm Song, Chủ
tịch Tổng Hội y học Việt Nam tại hội thảo “Công bố dự án xã hội hoá hoạt
động truyền thông chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống bệnh đái
tháo đường” ngày 27/8/2011 tại Hà Nội).
7


- Biến chứng
Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường đang phải đối mặt với các biến chứng
của bệnh, đặc biệt là các biến chứng mãn tính như: biến chứng hư thận, hư võng
mạc mắt, tim mạch tổn thương, nhiễm trùng … Hậu quả của biến chứng thường
nặng nề, để lại cho gia đình và người bệnh gánh nặng về chi phí, đồng thời còn
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là hàng năm thế
giới mất một nguồn lao động rất đáng kể do giảm 5-10 năm tuổi thọ.
- Điều trị
Hiện nay, để điều trị các bệnh đái tháo đường, bệnh nhân phải dùng thường
xuyên các dược phẩm tây y đắt tiền như diamicron, glucophase, insulin... bên cạnh
vấn đề tốn kém về tiền bạc do phải điều trị suốt đời, các dược phẩm tây y thường
để lại những tác dụng phụ đáng kể ảnh hưởng đến thể trạng chung cho người bệnh,
đặc biệt gây tổn hại gan và thận, đây là các cơ quan thanh lọc chất độc cho cơ thể.
Chính vì thế, xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuốc mới từ thảo
dược trên thế giới ngày càng tăng. Điều này thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu
tìm kiếm nguồn thuốc từ hợp chất tự nhiên có hiệu quả điều trị bệnh đái tháo
đường an toàn hơn mà không gây tác dụng phụ, điển hình như bài thuốc thang của
lương y Đinh Bá Luyện đã được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường trong

nhân dân, gồm 3 dược liệu là: Râu mèo tươi (50 g), Mướp đắng tươi (50 g), Cây
Mắc cỡ khô (06 g). Dùng 1,5 L nước sắc còn 200 mL, uống hàng ngày, trong vòng
2 – 3 tháng.
1.2. Tổng quan về các dược liệu nghiên cứu
1.2.1. Cây Mướp đắng [9]
Tên khoa học: Momordica charantia L.
Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)
Tên nước ngoài: Bitter melon, bitter gourd (Anh), balsam (Mỹ)
Tên Việt Nam: Mướp đắng, Khổ qua
Mô tả thực vật
Cây Mướp đắng thuộc loại dây leo, dây bò dài 5 - 7 m, thân màu xanh nhạt
có góc cạnh, leo được nhờ có nhiều tua cuốn, ở ngọn có lông tơ. Lá đơn, nhám,
mọc sole, dài 5 - 10 cm, rộng 4 - 8 cm, phiến lá mỏng chia làm 5 - 7 thùy hình
8


trứng, mép có răng cưa đều, mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn mặt trên lá, gân lá nổi
rõ ở mặt dưới, phiến lá có lông ngắn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, hoa đực và hoa
cái cùng gốc, có cuống dài.
Trái hình thoi, dài 5 - 8 cm, gốc và đầu thuôn nhọn. Mặt vỏ có nhiều u lồi
to nhỏ không đều. Trái khi chưa chín có màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, khi chín
có màu vàng hồng. Khi chín, trái nứt dần ra từ đầu, tách ra làm ba phần để lộ
chùm áo hạt màu đỏ bên trong.
Hạt dẹt, dài 13 - 15 mm, rộng 7 - 8 mm, hình răng ngựa, thắt đột ngột ở hai
đầu. Vỏ hạt cứng, quanh hạt có màng màu đỏ như màng hạt gấc.
Quả, lá, hạt. Quả thu hái khi có màu vàng lục dùng tươi. Hạt lấy ở quả
chín, phơi khô. Lá và rễ thu hái quanh năm dùng tươi.
Thành phần hóa học của quả Mướp đắng
Quả Mướp đắng chứa các triterpen khung cucurbitan tồn tại cả dưới dạng
aglycon và dạng glycosid của chúng, một số triterpen có khung olean kết hợp

nhiều phân tử đường có tính chất của saponin (tính tạo bọt, tính phá huyết…) như
goyasaponin I,II,III. Một số là các sterolid dạng aglycon và dạng glycosid, điển
hình như charantin là hỗn hợp 2 steroid glycosid. Ngoài ra còn có các acid, các
lipid, các vitamin B1, B2, PP, E, β-caroten, các chất khoáng: Ca, Mg, Cu, Fe…
Hạt

Mướp

đắng

chứa:

các

triterpenglycosid:

momordicosid

A,

momordicosid B, các hợp chất lectin, các chất béo…
Công dụng
Khả năng hạ đường huyết được nghiên cứu chứng minh ở thú vật và người.
Trong quả Mướp đắng, có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học có tác dụng hạ
đường máu và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường.
Những thành phần này gồm một hỗn hợp những glycosid steroid gọi là charantin,
những peptid tác dụng kiểu insulin, và những alkaloid. Cơ chế tác dụng bao gồm
giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.
Ở Ấn Độ, Philippin, Puerto Rico quả Mướp đắng dùng làm thuốc trị đái
tháo đường.

Quả Mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống 10
- 20 g, chia làm 2 – 3 lần, chữa đái tháo đường type 2.
9


Ngoài ra, cây Mướp đắng còn có tác dụng chống lại các gốc tự do làm
nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn
lipd máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, và trị các
bệnh về da.
Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
o Các công trình nghiên cứu trong nước
-

Đoàn Thị Nhu và cộng sự đã xác định được chế phẩm Morantin điều chế từ
quả Mướp đắng không thể hiện độc tính và có tác dụng hạ glucose huyết
28,47% trên mô hình thỏ gây tăng đường huyết bằng alloxan [7]

-

Mai Phương Mai, Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Thị Hạnh đã chứng minh
được tác dụng hạ đường huyết của cao quả Mướp đắng trên mô hình gây
tăng đường huyết thực nghiệm bằng streptozotocin trên chuột nhắt [6]

-

Nguyễn Thị Hoàng Diễm, Võ Phùng Nguyên, Nguyễn Thị Bay đã nghiên
cứu bài thuốc Khổ qua có tác dụng làm giảm 25,93% glucose huyết của
chuột sau khi sử dụng thuốc này 11 ngày. Tác động này được đối chứng với
tác động của gliclazid sau khi dùng 11 ngày là 50,21% [3]


-

Hứa Hoàng Oanh, Nguyễn Quỳnh Hương đã chứng minh viên nang Khổ
qua – Đa búp đỏ ở liều 60g/kg/ngày có tác dụng làm giảm 25,7% glucose
huyết vào ngày thứ 8 trên chuột nhắt trắng gây tăng đường huyết bằng
alloxan và có hiệu quả tương đương gliclazid (ở liều 0,3mg/kg/ngày hạ
31,18% glucose huyết vào ngày thứ 8) [7]

-

Nguyễn Thị Nguyên Sinh, Nguyễn Phương Dung đã chứng minh cao chiết
Khổ qua - Đậu bắp trên chuột nhắt trắng có tác dụng làm giảm glucose
huyết từ 33,91 % sau khi dùng 21 ngày trên chuột nhắt trắng và có hiệu quả
hạ đường huyết tương đương Daonil (ở liều 0,3mg/kg/ngày hạ glucose
huyết 36,33% sau ngày thứ 21) [8]
o Các công trình nghiên cứu nước ngoài

-

Tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết quả Mướp đắng hoặc khi khẩu
phần ăn hàng ngày có thêm 10% bột quả Mướp đắng, có dụng hạ đường
huyết đáng kể trên mô hình gây tăng glucose huyết bằng streptozotocin hay
alloxan [16, 19, 26, 30, 39]
10


Nilesh K. Rai và cộng sự đã chứng minh có sự tương quan giữa nồng độ

-


các nguyên tử Na, K, Mg, Ca, Fe, Al trong cao chiết nước quả Mướp đắng
và vai trò của chúng trong kiểm soát lượng đường huyết trên mô hình đái
tháo đường thực nghiệm [35]
Ngoài tác dụng hạ đường huyết, các nhà khoa học cũng đã chứng minh

-

được một số tác dụng dược lý khác các của quả Mướp đắng: Điều hòa rối
loạn chuyển hóa lipid, kháng khuẩn, kháng nấm, bảo vệ gan, kháng oxy hoá
[22, 36, 38]
Một số sản phẩm từ Mướp đắng
Bảng 1. Một số sản phẩm từ Mướp đắng

TRÀ MƯỚP ĐẮNG

THUỐC TIỂU ĐƯỜNG

KHÁNG

SINH KHANG

TĐCARE

ĐƯỜNG ẨM

Thành phần: Mướp đắng,

Thành phần : Bằng

đắng


Hoài sơn, dây Thìa canh,

lăng, Mướp đắng và

Nơi sản xuất: Công Ty

Sinh địa, Thương truật.

chè xanh

Cổ Phần Sản Xuất Trà

Nơi sản xuất: Công Ty Cổ

Nơi

Sinh Khang

Phần Dược phẩm Việt Đức

nghiệp Dược phẩm 120

Thành

phần:

Mướp

sản


xuất:



1.2.2. Cây Râu mèo [9]
Tên khoa học: Orthosiphon stamineus Benth.
Tên nước ngoài: Ở nhiều vùng khác nhau O. stamineus Benth. còn được
biết đến với nhiều tên gọi như Misai Kucing (Malaysia); Balbas - pusa hoặc
Kabling - gubat (Philippines); Kapen prey (Campuchia); Hnwàdméew (Lào); Ha
Yaa Nuat Maeo, Rau Meo hoặc Cay Bac (Thái Lan); Kumis Kucing hoặc
Remujung (Indonesia); Moustaches de Chat (Pháp); trà Java (châu Âu).
Tên Việt Nam: Râu mèo hoặc Bông bạc
11


Họ: Hoa môi (Lamiaceae)
Đặc điểm thực vật
Râu mèo là loại cây thảo lâu năm cao 30 - 60 cm, thân có cạnh ít phân
nhánh. Lá mọc đối chéo chữ thập, các cặp lá hơi xa nhau, có cuống ngắn (0,5 - 2
cm), phiến lá gần hình thoi, dài 4 - 8 cm, rộng 2 - 4 cm, mép lá có răng cưa ở 2/3
phía trên. Ở một số chủng thì có cuống và thân chính giữa màu tía. Cụm hoa ở
ngọn, thưa gồm 6 - 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa. Đài hình chuông có 5 răng. Tràng
2 môi màu trắng hay lơ nhạt, nhị mọc thò ra ngoài gấp 2 - 3 lần tràng trông như
Râu mèo. Quả bế tư, nhỏ nhẵn. Mùa hoa quả vào tháng 4 - 7 (Ngô Vân Thu và
Trần Hùng, 2011).
Thành phần hóa học
-

Râu mèo chứa các nhóm chất flavonoid, saponin, coumarin, các hợp chất

diterpen, các acid hữu cơ và khoáng với hàm lượng kali cao.

-

Hiện nay, thành phần hóa học được biết rõ nhất trong Râu mèo là các
flavonoid, trong đó có 13 flavon ở dạng aglycon, chủ yếu là sinensetin và hai
dẫn chất prenyl flavonoid, ngoài ra còn có 2 flavonol glycosid là kaempferol
3-O-β-glucosid và quercetin 3-O-β-glucosid.

-

Cây Râu mèo có chứa coumarin là esculetin (6,7 - dihydroxy benzo-α-pyron).
Lá và ngọn cây chứa acid caffeic và các dẫn chất của acid caffeic, chủ yếu là
acid rosmarinic. Acid rosmarinic là depsid của acid caffeic với acid αhydroxydihydrocaffeic và là thành phần hay gặp trong họ Lamiaceae.

-

Lá Râu mèo chứa một saponin, một alcaloid, tinh dầu 0,2 - 0,6%, tanin và
acid hữu cơ (acid tartric, acid citric và acid glycolic). Saponin khi thủy phân
cho sapogenin và đường arabinose và glucose (hoặc fructose). Lá cây có hàm
lượng kali cao (0,7 - 0,8%) và một glycosid đắng là orthosiphonin. Ngoài ra,
Râu mèo còn chứa các thành phần khác như: betain, cholin, β - sitosterol, các
protein có hoạt tính sinh học và các alcol triterpenoid (acid oleanolic, acid
ursolic, acid betulinic) và một số chất khác.
Công dụng

-

Theo kinh nghiệm dân gian, Râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong
điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan.

12


×