Nguyê
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ LỆ THU
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH Ở VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành
: Luật dân sự
Mã số
: 60.38.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hải Yến
HÀ NỘI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Vũ Thị Hải Yến
– người đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu giúp em
hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Khoa Sau
đại học và các thầy cô trong bộ môn Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội
đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Học viên
Nguyễn Thị Lệ Thu
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền tác giả đối với tác phẩm phái
5
sinh
1.1. Khái quát chung về tác phẩm và tác phẩm phái sinh
5
1.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
17
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đối với tác
22
phẩm phái sinh
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đối với tác phẩm phái
22
sinh
Chương 3: Thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở
57
Việt Nam và một số kiến nghị
3.1. Thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
57
3.2. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong việc bảo hộ quyền tác giả
68
nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở Việt Nam và một số
kiến nghị để nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả
KẾT LUẬN
76
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận văn
Các sáng tạo trí tuệ là một trong những tài sản vô cùng quý báu đối với nhân
loại. Trí tuệ là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo. Khi xã hội càng phát triển, các sản
phẩm trí tuệ lại càng thể hiện được giá trị của nó. Nhân loại đã chứng kiến những bước
tiến thần kỳ của thế giới này chính là nhờ những thành tựu của trí tuệ. Các sản phẩm
của sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học đã góp phần tạo nên
những giá trị to lớn trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhưng làm sao để
đảm bảo quyền lợi của người sáng tạo ra các sản phẩm ấy là vấn được quan tâm xuyên
suốt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Thành tựu của nhân loại suốt hơn hai mươi thế kỷ qua là sự kế thừa của nhau.
Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học cũng không phải là ngoại lệ. Đó
chính là các tác phẩm phái sinh, tác phẩm được ra đời dựa trên các tác phẩm đã có.
Trong thời đại của hội nhập và công nghệ thì các tác phẩm phái sinh đã góp
phần rất nhiều cho sự phát triển của xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có một ngôn
ngữ riêng của mình và có những quy định đặc thù, riêng biệt về tác phẩm phái sinh cho
phù hợp với truyền thống, tập quán pháp luật, và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của
đất nước mình. Chính vì vậy thông qua các tác phẩm dịch mà độc giả của nước này có
thể hiểu thêm về văn hóa, xã hội, chính trị và thành tựu khoa học công nghệ… của
nước khác. Nhờ đó mà các thành tựu văn hóa, nghệ thuật và khoa học đến được với
toàn thế giới. Hay sự chuyển đổi các hình thức diễn đạt, thể loại tác phẩm mà tác phẩm
cải biên hay tác phẩm chuyển thể đã góp phần làm phong phú thêm loại hình biểu diễn
phù hợp với xã hội… Cho nên, việc tìm hiểu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về
quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là cần thiết trong thời kì hội nhập hiện nay.
Mặt khác, thực tiễn vấn đề quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh hiện nay
cũng khá phức tạp. Trong khi những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn
nhiều hạn chế. Trên thế giới vấn đề về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh đã
được khá nhiều tác giả đề cập đến. Nhưng ở Việt Nam rất ít công trình nghiên cứu vấn
2
đề này dưới dạng một loại hình tác phẩm độc lập. Cùng với các loại hình tác phẩm như
tác phẩm viết, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm âm nhạc… thì tác phẩm phái sinh cũng
đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Mối quan hệ giữa tác giả tác phẩm gốc và tác giả tác
phẩm phái sinh cũng như làm sao để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ
thể có liên quan là một phần quan tâm của pháp luật quyền tác giả. Chính vì vậy, người
viết chọn đề tài “Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở Việt Nam – thực trạng và
giải pháp”
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
Trong những năm gần đây, sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã và
đang thu hút sự chú ý, sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà khoa học Việt Nam và
nước ngoài. Trong những năm qua, giới nghiên cứu khoa học pháp lý đã có những
công trình, bài nghiên cứu liên quan đến lĩnh sở hữu trí tuệ như: công trình nghiên cứu
cấp bộ của Viện Khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao “Nâng cao vai trò và năng
lực của Tòa án nhân dân trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 1998; đề tài “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa
bàn thành phố Hà Nội” của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội năm 2005 ; đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường “Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010….,qua
đó đưa ra những đánh giá, chỉ ra một số hạn chế bất cập nhằm đưa ra cơ sở khoa học,
phương hướng, giải pháp hoàn thiện cụ thể về hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam.
Tuy nhiên, các công trình nói trên mới chỉ khái quát về bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan mà chưa đi sâu nghiên cứu về quyền tác giả đối với tác phẩm phái
sinh. Nên đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, từ đó phân tích
và đưa ra những nhận định đánh giá về các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối
với tác phẩm phái sinh ở nước ta.
3. Mục đích nghiên cứu luận văn
3
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là một bộ phận trong lĩnh vực quyền
tác giả rộng lớn. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp
dụng quy định về quyền tác giả để góp phần làm sáng tỏ tác phẩm phái sinh cũng là
một trong những đối tượng của quyền tác giả, vì thế mục đích chính của luận văn là :
Tìm hiểu những vấn đề có tính lý luận về tác phẩm phái sinh và quyền tác giả
đối với tác phẩm phái sinh,
Xem xét bản chất tác phẩm phái sinh
Mối quan hệ của tác giả tác phẩm phái sinh và tác giả tác phẩm gốc,
Những quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, chỉ
ra những bất cập, tồn tại của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan đến
quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về vấn đề này.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Quyền tác giả là một phạm trù hết sức rộng lớn bao gồm nhiều khía cạnh khác
nhau. Do đó, để nghiên cứu toàn diện vấn đề này cần phải có trình độ chuyên môn và
thời gian nhất định. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề về quyền tác giả
đối với tác phẩm phái sinh và thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
theo quy định của pháp luật.
5. Phương pháp nghiên cứu luận văn
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, người viết áp dụng các phương pháp
nghiên cứu như phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê, hệ thống hoá và
diễn giải…. Đặc biệt, phương pháp so sánh và phân tích được người viết áp dụng
thường xuyên qua đó tìm hiểu được bản chất của tác phẩm phái sinh, mối quan hệ giữa
tác giả tác phẩm phái sinh và tác giả tác phẩm gốc đồng thời so sánh quy định của pháp
luật Việt Nam và pháp luật thế giới.
6. Kết cấu của luận văn
4
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được phân bổ thành ba chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Chương 3: Thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh ở Việt Nam và
một số kiến nghị
5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM PHÁI SINH
1.1.
Khái quát chung về tác phẩm và tác phẩm phái sinh
1.1.1.Khái niệm và phân loại tác phẩm
1.1.1.1Khái niệm về tác phẩm
“Tác phẩm là sản phẩm trí tuệ do nhà văn hóa, nghệ thuật hoặc khoa học sáng
tạo ra”1. Như vậy, theo nghĩa rộng tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ
của con người trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và các công trình nghiên cứu
khoa học; theo nghĩa hẹp tác phẩm văn học và nghệ thuật bao gồm tất cả các sản phẩm
trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, dù được được biểu hiện theo dưới bất
kỳ phương thức hay hình thức nào, chẳng hạn như sách, tờ rơi tuyên truyền và các bài
viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm khác cùng
chủng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm,
các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh2…
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong
lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình
thức nào 3. Theo đó, các sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật hay các
công trình nghiên cứu khoa học đều được gọi chung là tác phẩm và các sản phẩm này
chỉ được công nhận là tác phẩm khi nó thể hiện trên một hình thái vật chất nhất định.
Như vậy, sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học sẽ được bảo
hộ là tác phẩm nếu đáp ứng các điều kiện:
- Là sáng tạo nguyên gốc: Tính nguyên gốc đòi hỏi tác phẩm không phải là sự sao
chép hoàn toàn tác phẩm của người khác. “Ý tưởng thể hiện trong tác phẩm không cần
phải mới song hình thức thể hiện tác phẩm, dù là tác phẩm văn học hay nghệ thuật
1
Từ điển Tiếng Việt trực tuyến – http//tratu.soha.vn
Theo Điều 2.1 Công ước Berne
3
Điều 4.7 - Luật Sở hữu trí tuệ
2
6
phải là sáng tạo nguyên gốc của tác giả”4. Mặc dù tác phẩm có thể được tạo nên dựa
trên nội dung của một hoặc nhiều tác phẩm khác nhưng nó phải chứa đựng một mức độ
sáng tạo nhất định về một khía cạnh nào đó: như có sự sáng tạo về nội dung, ngôn ngữ
thể hiện hay cách trình bày…
- Phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định để có thể nhận biết,
sao chép hoặc truyền đạt. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và
được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định…5. Ý tưởng chỉ trở thành một tác
phẩm được bảo hộ khi nó được bộc lộ dưới một hình thức nhất định, tạo cơ sở cho việc
tiếp cận và khai thác. Pháp luật Việt Nam không quy định các hình thức “vật chất” cụ
thể đối với tác phẩm, do đó, tác giả có thể tự do lựa chọn những hình thức thể hiện đa
dạng, độc đáo khác nhau.
Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ
quyền tác giả: Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản
hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của liệu.
1.1.1.2.
Phân loại tác phẩm
Trên thực tế có nhiều tiêu chí để phân loại tác phẩm. Nếu dựa vào lĩnh vực sáng
tạo, có thể phân loại thành: tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm khoa học.
Nếu dựa vào cách thức thể hiện tác phẩm, có thể phân loại thành: tác phẩm viết, tác phẩm
âm nhạc, tác phẩm nhiếp ảnh...
a. Dựa vào lĩnh vực sáng tạo:
Dựa vào lĩnh vực sáng tạo, các tác phẩm được phân loại thành tác phẩm văn học,
tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học
-
Tác phẩm văn học là những sáng tạo trong lĩnh vực văn học, được thể hiện dưới
dạng chữ viết hoặc các loại ký tự khác. Ví dụ: thơ, truyện ngắn, bút ký, tùy bút, tiểu
thuyết...
4
Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu trí Tuệ thế giới WIPO, mục 2.174, tr.42
5
Điều 6.1 – Luật Sở hữu trí tuệ
7
-
Tác phẩm nghệ thuật là những sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, được thể hiện
dưới dạng đường nét, hình khối, hình ảnh, âm thanh. Ví dụ: bộ phim, vở kịch, bức tranh,
bức tượng.
-
Tác phẩm khoa học là những sáng tạo trong lĩnh vực khoa học có thể là khoa học
tự nhiên hoặc khoa học xã hội; chủ yếu được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc các ký tự
khác. Ví dụ: công trình nghiên cứu, sách tra cứu, sách tham khảo...
b. Dựa vào cách thức thể hiện
Theo quy định của Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, được hướng dẫn trong Nghị
định 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP
ngày 21/09/2006 về quyền tác giả và quyền liên quan, các loại hình tác phẩm được bảo
hộ quyền tác giả bao gồm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được
thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác thay thế cho chữ viết như chữ nổi cho
người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận
có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là loại hình tác phẩm thể hiện bằng
ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật,
phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể
loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các
phương tiện khác.
Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc
hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình
diễn hay không trình diễn.
Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao
gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loại
hình tác phẩm sân khấu khác.
8
Tác phẩm điện ảnh là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh
liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được
thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng
bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu,
phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.
Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối,
bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện
tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện
tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc,
hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được
sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ;
hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên
vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra
bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá học, điện tử hoặc phương pháp khác). Hình
ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được
coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý
tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch
xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về
mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công
trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một
vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn. Mô
hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là
tác phẩm kiến trúc độc lập.
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên
quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
9
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền
thống của một nhóm hoặc cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện
tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu
truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học nghệ thuật dân
gian bao gồm: truyện, thơ, câu đố, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, nghi
lễ và các trò chơi; sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu
kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất
nào.
Chương trình máy tính tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh,
các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính
đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được
một kết quả cụ thể.
Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các
dữ liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
c. Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm
Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm, các tác phẩm được phân loại thành tác
phẩm gốc và tác phẩm phái sinh.
Trong luật Sở hữu trí tuệ hiện nay chưa đưa ra một định nghĩa chính xác về tác
phẩm gốc. Về thuật ngữ gốc có 3 cách tiếp cận khác nhau:
Tính nguyên gốc của tác phẩm
-
Do tác giả trực tiếp sáng tạo ra, mang phong cách dấu ấn riêng của tác giả
-
Không sao chép từ một hoặc các tác phẩm khác
Bản gốc của tác phẩm
Bản gốc của tác phẩm theo nghĩa hữu hình
10
“Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng
tạo tác phẩm được hình thành lần đầu tiên”.6
Như vậy, kể từ lúc tác phẩm được hình thành lần đầu tiên dưới một dạng vật
chất nhất định (thường căn cứ xác định tác phẩm được định hình là khi mà công chúng
biết đến sự tồn tại của tác phẩm) thì được coi là bản gốc của tác phẩm dưới dạng vật
chất (hữu hình), bản gốc của tác phẩm là bản đầu tiên của tác phẩm (như bản thảo viết
tay của một tác phẩm văn học, bản nhạc, một tác phẩm mỹ thuật…). Bản gốc của tác
phẩm tồn tại dưới dạng độc bản.
Bản gốc của tác phẩm theo nghĩa vô hình
“Original works” - Bản gốc của tác phẩm là những tác phẩm mà có tính mới tạo
nên sự khác biệt so với những cái đã từng tồn tại trước đó, do tác giả sáng tạo ra chứ
không phải là sự sao chép từ người khác. Bản gốc của tác phẩm theo nghĩa vô hình
dùng để phân biệt với các bản sao của tác phẩm. Theo nghĩa vô hình này thì bản gốc có
thể tồn tại ở nhiều bản.
Tác phẩm gốc
Theo nghĩa này, tác phẩm gốc là một tác phẩm được dùng để sáng tạo ra tác
phẩm phái sinh, là một thuật ngữ dùng để phân biệt với tác phẩm phái sinh –
“derivative works”. Từ một tác phẩm gốc có thể sáng tạo ra một hoặc nhiều tác phẩm
phái sinh với các dạng khác nhau.7
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất thì tác phẩm gốc là tác phẩm được tạo ra
lần đầu tiên với nội dung và hình thức thể hiện không trùng lặp với tác phẩm khác. Tác
6
Điều 4.3 – Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày
21/09/2006 ngày 21 tháng 9 về quyền tác giả và quyền liên quan
7
Xem thêm Hoàng Lan Phương “Mối quan hệ giữa tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh – những vấn
đề lý luận và thực tiễn” – tr.134 - Đề tài khoa học nghiên cứu cấp trường “Bảo hộ quyền tác giả và
quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” – Đại học Luật Hà Nội năm 2010
11
phẩm gốc phải do tác giả sáng tạo lần đầu tiên một cách độc lập, không dựa trên những tác
phẩm đã có của người khác.
Tác phẩm phái sinh là một sự sáng tạo từ một tác phẩm nguyên thủy đã có. Tác
phẩm phái sinh tồn tại ở rất nhiều dạng được bắt nguồn từ một hoặc nhiều tác phẩm
gốc, ví dụ: tác phẩm tuyển chọn, tác phẩm hợp tuyển, tác phẩm dịch, tác phẩm chuyển
thể, tác phẩm phóng tác, tác phẩm biên soạn, tác phẩm chú giải… Tác phẩm phái sinh
có thể là các tác phẩm tác động tới tác phẩm gốc như tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác, tác phẩm chuyển thể từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình
nghệ thuật khác, tác phẩm phóng tác. Ngoài ra, có các tác phẩm phái sinh không tác
động vào tác phẩm gốc như tác phẩm tuyển chọn là tác phẩm sắp xếp một số tác phẩm
gốc theo cách của tác giả làm nên tác phẩm phái sinh.
Như vậy, mặc dù là tác phẩm phái sinh nhưng các tác phẩm dịch, phóng tác, cải
biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn đều được tạo lần đầu tiên và không sao
chép của tác phẩm khác. Do đó, việc phân loại thành tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh
chỉ có ý nghĩa khi đặt hai loại tác phẩm này ở bên cạnh nhau. Sự sáng tạo của những tác
phẩm phái sinh so với tác phẩm gốc thể hiện ở chỗ: tác giả của tác phẩm phái sinh thể
hiện nội dung sẵn có của tác phẩm gốc với hình thức, cách thức trình bày mới.
1.1.2. Khái niệm tác phẩm phái sinh
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật không định
nghĩa thế nào là một tác phẩm phái sinh theo ý nghĩa của luật quyền tác giả mà chỉ qui
định những loại hình tác phẩm thuộc các lĩnh vực nào sẽ được bảo hộ quyền tác giả.
Điều 2.3 Công ước Berne: “Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và
các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác
phẩm gốc mà không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”
Đồng thời, tại điều 2.5 Công ước Berne quy định “các tuyển tập các tác phẩm
văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển, nhờ
phương pháp chọn lọc và kết cấu tư liệu mà tạo thành một sáng tạo trí tuệ, cũng được
12
bảo hộ như một tác phẩm mà không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm
tạo nên các hợp tuyển này”.
Qua đó, trong quy định tại Công ước Berne có sự phân chia tác phẩm phái sinh
thành hai loại dựa theo cách thức tác động của tác giả đối với tác phẩm gốc. Điều này
phù hợp với bản chất của tác phẩm phái sinh và một số quốc gia cũng có những quy
định tương đồng với Công ước Berne.
Công ước toàn cầu về quyền tác giả (gọi tắt là công ước UCC) là sự bổ sung cho
Công ước Berne, trong đó đặc biệt chú ý đến quyền dịch tác phẩm. Trong đó, quy định
rõ những nghĩa vụ khi dịch một tác phẩm như xin phép trả thù lao hay “tên gọi nguyên
tác và tên tác giả của tác phẩm phải được in tại mọi bản của bản dịch được công bố”8.
Như vậy, quyền dịch tác phẩm được coi là khá quan trọng trong thời đại giao lưu thông
tin như hiện nay. Cho nên một điều ước quốc tế đa phương tập trung vào việc dịch tác
phẩm là rất đúng đắn.
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPs) đã có những dẫn chiếu các quy định về quyền tác giả tại Công ước Berne (từ
điều 1 đến điều 21). Do đó các nước thành viên TRIPs cũng phải tuân thủ điều 1 đến
điều 21 của Công ước Berne. Đặc biệt TRIPs còn quy định về sưu tập dữ liệu và tư liệu
khác “sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác, dù ở dạng đọc được bằng máy hoặc dạng
khác, mà việc lựa chọn hoặc sắp xếp nội dung của chúng tạo nên những sáng tạo trí
tuệ phải được bảo hộ với tư cách như vậy. Việc bảo hộ nói trên mà chính nó không
được mở rộng đến bản thân các dữ liệu hoặc tư liệu, không được làm tổn hại tới bất kỳ
bản quyền nào đang tồn tại trong chính dữ liệu hoặc tư liệu đó”. Như vậy, ta thấy có
những điểm tương đồng nhất định giữa tác phẩm phái sinh dạng tuyển chọn, sắp xếp
(theo Công ước Berne) và bộ sưu tập dữ liệu (theo TRIPs). Tuy nhiên, chúng không
hoàn toàn đồng nhất. Bộ sưu tập dữ liệu có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn tác phẩm phái
sinh dạng tuyển chọn. Tất nhiên đó đều là sự thu thập dữ liệu, chọn lọc, sắp xếp để đưa
vào tác phẩm một yêu cầu nào đó. Nhưng bộ sưu tập dữ liệu được tạo ra từ những dữ
8
Điều 5.e – Công ước toàn cầu về bản quyền
13
liệu khác nhau có thể là tác phẩm cũng có thể là không. Còn tuyển tập là một dạng tác
phẩm phái sinh được tạo ra trên cơ sở chọn lọc và sắp xếp nhiều tác phẩm khác nhau
theo cách của tác giả. Do đó nếu bộ sưu tập dữ liệu được tạo ra từ việc tuyển chọn một
số tác phẩm hoàn chỉnh thì bộ sưu tập dữ liệu này được hiểu là một dạng tác phẩm phái
sinh. Ví dụ: Tuyển chọn các tác phẩm âm nhạc theo chủ đề người mẹ. Ngược lại, nếu
bộ sưu tập này hình thành từ việc tuyển chọn sắp xếp dữ liệu mà không phải là tác
phẩm thì nó không phải là tác phẩm phái sinh. Ví dụ: Tuyển chọn sắp xếp dữ liệu về
dân số, địa hình, khí hậu của một vùng nào đó.
Điều 101- chương I Luật quyền tác giả của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì “tác
phẩm phái sinh” được định nghĩa là tác phẩm được hình thành trên cơ sở một hoặc
nhiều tác phẩm đã có như là các tác phẩm dịch, các tác phẩm được phổ nhạc, được
chuyển thể thành kịch, được tiểu thuyết hóa, được điện ảnh hoá, âm nhạc hoá, mỹ nghệ
hoá, tóm tắt, tóm lược, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà trong đó tác phẩm có thể
được cải biên, chuyển thể hoặc bổ sung. Một tác phẩm bao hàm các bản thảo đã được
biên tập lại, các lời bình chú, phân tích hoặc các sửa chữa khác một về tổng thể là một
tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả là "tác phẩm phái sinh".9
Có thể nói, đây là một định nghĩa khá hoàn chỉnh về tác phẩm phái sinh. Có thể
nói rằng, luật quyền tác giả Hoa Kỳ là hệ thống khái niệm về quyền tác giả chặt chẽ
nhất trên thế giới. Trong khái niệm về tác phẩm phái sinh trên, đã chỉ ra được nguồn
gốc của tác phẩm phái sinh “tác phẩm được tạo thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác
phẩm đã có”. Đồng thời, luật Hoa Kỳ cũng đã dự liệu cho trường hợp trong tương lai
xuất hiện những hình thức mới tạo nên tác phẩm phái sinh “hoặc bất kì hình thức nào
khác...”. Hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kí kết Hiệp định thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ trong đó có những điều khoản liên quan đến quyền tác giả nên việc xem xét,
9
A “derivative work” is a work based upon one or more pre-existing works, such as a translation,
musical arrangement, dramatization, fictionalization, motion picture version, sound recording, art
reproduction, abridgment, condensation, or any other form in which a work may be recast,
transformed, or adapted. A work consisting of editorial revisions, annotations, elaborations, or other
modifications which, as a whole, represent an original work of authorship, is a “derivative work”.
14
nghiên cứu pháp luật quyền tác giả của Hoa Kỳ cũng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về quyền tác giả.
Tác phẩm biên soạn trong luật quyền tác giả Hoa Kỳ được quy định độc lập và
có một định nghĩa riêng về tác phẩm biên soạn “tác phẩm được hình thành thông qua
việc tập hợp và sắp xếp các tài liệu và dữ liệu đã lựa chọn, kết hợp hoặc biên soạn theo
cách thức mà kết quả của công việc đó về tổng thể tạo nên một tác phẩm nguyên thủy
độc đáo hoàn chỉnh của tác giả. Thuật ngữ biên soạn bao hàm cả các tác phẩm tuyển
tập”. Quy định của luật quyền tác giả Hoa Kỳ có nét tương đồng với Công ước Berne.
Điều kiện bảo hộ đối với loại hình tác phẩm phái sinh và tác phẩm biên soạn cũng
được luật quyền tác giả Hoa Kỳ chú ý quy định riêng biệt thành một điều “...việc bảo
hộ đối với tác phẩm dựa trên sự khai thác các tài liệu đã có mà đối với chúng quyền tác
giả đang tồn tại sẽ không được mở rộng đến bất kì phần nào của tác phẩm đó nếu trong
tác phẩm này các tài liệu đã được sử dụng bất hợp pháp...” và “...quyền tác giả đối với
các tác phẩm biên soạn hoặc tác phẩm phái sinh chỉ mở rộng đến các phần đóng góp
của tác giả của tác phẩm đó như là một phần độc lập với các dữ liệu được khai thác
trong tác phẩm đó, và không ảnh hưởng tới bất kì một quyền độc quyền nào với các tư
liệu đã có...”10.
Quy định tại điều này cũng như tương tự như quy định của pháp luật Việt Nam
“không gây hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”. Nhưng ở đây luật quyền tác giả
Hoa Kỳ quy định rất cụ thể và chặt chẽ. Và theo pháp luật quyền tác giả Hoa Kỳ thì tác
phẩm biên soạn được sắp xếp riêng so với các loại hình tác phẩm phái sinh khác.
Như vậy, tác phẩm phái sinh tồn tại ở nhiều dạng được tạo ra từ tác phẩm đã
có thông qua những cách khác nhau hay nói cách khác tác phẩm phái sinh là tác phẩm
được tạo ra dựa trên cơ sở nội dung đã có của một hoặc nhiều tác phẩm trước đó bằng
10
Copyright Act of United States- Sections 103 “... protection for a work employing preexisting
material in which copyright subsists does not extend to any part of the work in which such material has
been used unlawfully” and “…The copyright in a compilation or derivative work extends only to the
material contributed by the author of such work, as distinguished from the preexisting material
employed in the work, and does not imply any exclusive right in the preexisting material. The copyright
in such work is independent of, and does not affect or enlarge the scope, duration, ownership, or
subsistence of, any copyright protection in the preexisting material”.
15
cách sáng tạo trong việc thay đổi hình thức diễn đạt, loại hình biểu diễn hoặc ngôn
ngữ trình bày nội dung tác phẩm.
Theo đó, ta thấy rằng tác phẩm phái sinh có đặc điểm rất riêng biệt đó là tác
phẩm được hình thành dựa trên tác phẩm đã tồn tại nhưng tác giả đã có sự thay đổi
cách thức diễn đạt sáng tạo theo phong cách của riêng mình do vậy nó vẫn có tính
nguyên gốc. Do sự đặc biệt ở nguồn gốc tác phẩm mà tác phẩm phái sinh thể hiện mối
quan hệ ràng buộc với tác phẩm gốc. Nhưng rõ ràng tác phẩm phái sinh và tác phẩm
gốc là hai tác phẩm độc lập được bảo hộ quyền tác giả riêng cho từng loại hình.
1.1.3. Phân loại tác phẩm phái sinh
1.1.3.1.Tác phẩm phái sinh hình thành do sự tác động của tác giả vào tác phẩm gốc
Tác phẩm phái sinh được hình thành bằng cách thay đổi nội dung
“Tác phẩm phóng tác là tác phẩm được tạo ra dựa theo nội dung tư tưởng của
một tác phẩm đã có”. Đối với tác phẩm phóng tác, tác giả có sự sáng tạo mới về nội
dung nhưng dựa trên chủ đề tư tưởng của tác phẩm gốc và được thể hiện bằng một
cách riêng và rất độc đáo. Mặt khác, ý tưởng của tác phẩm không phải là nội dung
được bảo hộ, nên khi sử dụng tác phẩm để phóng tác thì tác giả tác phẩm phái sinh có
phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với tác giả tác phẩm gốc không? Mặc dù tác phẩm
phóng tác dựa trên ý tưởng – phần không được bảo hộ của tác phẩm đã có nhưng ý
tưởng, nội dung của tác phẩm gốc vẫn là nguyên liệu để tác giả tác phẩm phóng tác
sáng tạo cho nên tác giả tác phẩm phóng tác phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền lợi của
tác giả tác phẩm gốc.
Tác phẩm phái sinh được hình thành bằng cách thay đổi hình thức thể hiện
Tác phẩm cải biên là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở một tác phẩm gốc
bằng việc thay đổi hình thức diễn đạt.
Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được tạo ra từ một tác phẩm gốc bằng cách
thay đổi từ loại hình này sang loại hình khác. Như vậy, ở tác phẩm chuyển thể có sự
thay đổi thể loại của tác phẩm sang một hình thức hoàn toàn mới. Các kịch bản điện
16
ảnh thường là các tác phẩm chuyển thể từ tác phẩm văn học sang. Tác giả tác phẩm
chuyển thể đã tác động vào tác phẩm gốc nhằm thay đổi loại hình tác phẩm gốc.
Như vậy, phạm vi sáng tạo tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể của tác giả
dựa trên tác phẩm gốc là tương đối rộng và mức độ sáng tạo của tác giả dựa trên tác
phẩm gốc ở mỗi loại hình lại có những nét riêng biệt. Đó là ở tác phẩm phóng tác, tác
giả tác phẩm phái sinh có sự sáng tạo mới về nội dung dựa trên nội dung tư tưởng của
tác phẩm gốc còn tác phẩm cải biên, chuyển thể có sự sáng tạo về hình thức diễn đạt so
với tác phẩm gốc. Đây là điểm khác biệt của tác phẩm phóng tác so với các loại hình
thức tác phẩm phái sinh khác. Điều quan trọng là phải xác định đúng loại hình tác
phẩm phái sinh để từ đó có thể thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
1.1.3.2.Tác phẩm phái sinh được hình thành do sự sáng tạo trong cách thay đổi ngôn
ngữ của tác giả
“Dịch là việc diễn đạt một tác phẩm bằng ngôn ngữ khác với nguyên bản. Việc
dịch hoặc chuyển thể một tác phẩm được luật bản quyền bảo hộ phải được sự cho phép
của chủ sở hữu tác phẩm”11. Tác phẩm dịch là tác phẩm trong đó tác giả sử dụng ngôn
ngữ khác một cách sáng tạo để thể hiện nội dung một tác phẩm đã có. Sự giao lưu văn
hóa giữa các quốc gia ngày càng phát triển, nếu không có dịch thuật thì độc giả khó có
thể tiếp cận với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của thế giới. Do vậy, tác
phẩm dịch có vai trò hết sức to lớn trong kho tàng văn học nghệ thuật. Mặc dù không
đọc được tác phẩm nguyên tác nhưng qua sự sáng tạo của dịch giả - người tái tạo câu
chữ để bắc nối các nền văn hóa khác nhau, độc giả được cảm nhận những điều mà tác
giả tác phẩm nguyên tác muốn truyền đạt. Mỗi dịch giả khi dịch một tác phẩm nào đó
đều phải có sự sáng tạo, lựa chọn tinh hoa ngôn ngữ qua đó thể hiện dấu ấn riêng, văn
phong riêng, giọng điệu riêng của mình. Để dịch được hay, người dịch không chỉ phải
giỏi cả ngoại ngữ mà còn phải giỏi cả tiếng mẹ đẻ và có kiến thức sâu rộng về lịch sử,
văn hóa, chuyên môn… Điều đó giúp cho kho tàng ngôn ngữ của chúng ta trở nên
phong phú hơn bởi cách thể hiện ngôn ngữ của các nhà dịch thuật.
11
Cẩm nang Sở hữu trí tuệ WIPO – tr.46
17
Công ước Berne đã có điều khoản riêng về tác phẩm dịch (Điều 8 quy định về
quyền dịch12, Điều II phụ lục Công ước Berne lựa chọn dành cho các nước đang phát
triển quy định về hạn chế quyền dịch), Công ước UCC cũng quy định chi tiết về tác
phẩm dịch và quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm này.
1.1.3.3. Tác phẩm phái sinh được hình thành không thông qua sự tác động tới tác
phẩm gốc
Tác phẩm tuyển chọn được hiểu là tác phẩm mà tác giả sáng tạo dựa trên sự sưu
tầm, chọn lọc, sắp xếp những tác phẩm của một hoặc nhiều tác giả theo những yêu cầu
nhất định. Tác phẩm tuyển chọn khác với loại hình tác phẩm phái sinh thuộc nhóm 2 ở
chỗ: tác giả tạo nên tác phẩm này không thay đổi nội dung của tác phẩm gốc mà sự
sáng tạo ở đây thể hiện qua việc chọn lọc, sắp xếp tác phẩm gốc thành một tập hợp
theo yêu cầu nhất định. Nhưng tác phẩm tuyển chọn và tác phẩm dịch, cải biên, chuyển
thể, phóng tác đều có điểm chung là dựa trên tác phẩm đã có. Do vậy, tác phẩm tuyển
chọn, sắp xếp được bảo hộ với tư cách là tác phẩm phái sinh.
1.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
1.2.1. Khái niệm quyền tác giả
Khái niệm quyền tác giả có thể tiếp cận từ hai góc độ. Căn cứ vào sự phân chia
quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả (hiểu theo nghĩa rộng) là một bộ phận của quyền sở
hữu trí tuệ liên quan tới việc bảo hộ các sáng tạo trí tuệ chủ yếu nhằm đáp ứng như cầu
về văn hóa, tinh thần bao gồm cả quyền liên quan đến quyền tác giả (còn được gọi là
quyền kế cận).
Trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, khái niệm quyền tác giả tại Điều 4.2 Luật
Sở hữu trí tuệ được tiếp cận theo nghĩa hẹp, theo đó “quyền tác giả là quyền của các cá
nhân, tổ chức đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do họ sáng tạo ra
hoặc là chủ sở hữu”. Quyền tác giả được pháp luật ghi nhận và bảo hộ, cụ thể: pháp
12
Điều 8 – Công ước Berne “tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật được Công ước này bảo hộ
được toàn quyền dịch hay cho phép dịch tác phẩm của mình trong suốt thời hạn hưởng quyền bảo hộ
đối với các tác phẩm nguyên tác của mình”
18
luật về quyền tác giả ghi nhận các căn cứ, điều kiện để xác lập quyền tác giả; các
quyền nhân thân và tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng như các nghĩa vụ
khi các chủ thể khác muốn sử dụng, khai thác tác phẩm; các giới hạn và thời hạn bảo
hộ quyền tác giả; quy định trình tự, thủ tục cũng như các biện pháp pháp lý để bảo vệ
quyền tác giả khi có hành vi xâm phạm.
Pháp luật về quyền tác giả trao cho tác giả của tác phẩm một nhóm độc quyền
đối với tác phẩm của họ trong một thời hạn nhất định. Những quyền này cho phép tác
giả kiểm soát việc sử dụng tác phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau và nhận được
tiền thù lao. Pháp luật về quyền tác giả cũng trao cho tác giả “quyền nhân thân” nhằm
bảo vệ danh tiếng của tác giả và sự toàn vẹn của tác phẩm.
Về đối tượng của quyền tác giả: đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn
học, nghệ thuật ra đời chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa, tinh thần, giải trí. Luật
bản quyền bảo hộ cho các hình thức sáng tạo đặc biệt “chủ yếu liên quan tới truyền
thông đại chúng”. Trong bối cảnh công nghệ thông tin và công nghệ giải trí phát triển
mạnh mẽ như hiện nay, bảo hộ quyền tác giả càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật.
Về điều kiện bảo hộ: quyền tác giả chỉ được bảo hộ khi ý tưởng sáng tạo được
thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định để có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền
đạt. Quyền tác giả không đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn bảo hộ về nội dung, hình thức, chất
lượng, giá trị nghệ thuật, ngôn ngữ, mục đích... Ý tưởng thể hiện trong tác phẩm không
cần phải mới chỉ cần đáp ứng điều kiện hình thức thể hiện phải là sự sáng tạo nguyên
gốc.
Về bảo hộ hình thức: quyền tác giả bảo hộ quyền của chủ sở hữu khỏi những
những người muốn sao chép hay sử dụng cách thể hiện trong tác phẩm gốc. Quyền tác
giả chỉ thiên về bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng sáng tạo. Những sáng tạo được bảo
hộ quyền tác giả “là những sáng tạo trong việc sử dụng và sắp xếp các từ ngữ, nốt
nhạc, màu sắc, hình khối…”
19
Về căn cứ phát sinh: quyền tác giả là một loại “Quyền tuyên nhận”, phát sinh tự
động kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định mà
không cần bất cứ thủ tục đăng ký hay công bố nào13.
1.2.2. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Quyền tác giả là một trong ba nhánh quyền lớn của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền
tác giả khác hẳn với các quyền khác, đó là một quyền được bảo hộ theo nguyên tắc tự
động: Quyền tác giả được phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một
dạng vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, giá trị của tác phẩm, không phụ
thuộc vào việc đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ. Theo quy định của pháp
luật Việt Nam, tác phẩm phái sinh cũng được bảo hộ quyền tác giả như tác phẩm gốc
nghĩa là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm phái sinh cũng được hưởng quyền
tài sản và quyền nhân thân nhưng với mức độ và phạm vi không giống nhau “Tác phẩm
phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác
phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”14. Tác phẩm phái sinh có những nét khác
biệt so với các loại hình tác phẩm khác do vậy quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
cũng có những đặc thù khi đặt trong mối quan hệ với tác phẩm gốc. Quyền tác giả của
tác phẩm phái sinh sẽ hoàn toàn độc lập với quyền tác giả của một hoặc những tác
phẩm gốc ngay kể từ khi tác phẩm phái sinh được định hình dưới một dạng vật chất
nhất định. Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả như một tác phẩm gốc. Tuy
nhiên việc làm tác phẩm phái sinh không được phương hại đến quyền tác giả của tác
phẩm gốc.
Như vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với tác phẩm phái sinh do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Tác phẩm phái sinh là
tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm đã có và qua lao động sáng tạo của tác giả. Bản
thân tác phẩm phái sinh cũng có thể đủ điều kiện để hưởng sự bảo hộ quyền tác giả
riêng biệt, nhưng:
13
Xem thêm “Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế - đề
tài nghiên cứu khoa học cấp trường” – T.S. Vũ Thị Hải Yến – Đại học Luật Hà Nội 2010 – tr.9
14
Điều 14.2 – Luật Sở hữu trí tuệ
20
Quyền tác giả chỉ được áp dụng đối với những nội dung có tính nguyên
gốc của tác phẩm phái sinh. Ví dụ, quyền tác giả trong tác phẩm cắt dán là độc lập,
không ảnh hưởng hay mở rộng phạm vi, thời hạn, quyền sở hữu hay sự tồn tại của bất
cứ sự bảo hộ quyền tác giả nào đối với các tác phẩm nghệ thuật, ảnh chụp, quảng cáo
trên tạp chí, v.v. tạo nên nó. Nghệ sỹ cắt dán chỉ được hưởng quyền tác giả đối với
những nội dung mới mà nghệ sỹ đã thêm vào (hay do chính nghệ sỹ lựa chọn, sắp xếp
và phát triển dựa trên các tác phẩm đã có), nhưng không được hưởng quyền tác giả đối
với chính những tác phẩm tạo nên nó.
Pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh miễn là không
gây phương hại đến quyền tác giả tác phẩm gốc. Như vậy, xét theo góc độ khách quan
và chủ quan thì quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh tương tự như quyền tác giả
nói chung.
1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là sự công nhận
quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cho các cá nhân, tổ chức. Quyền tác giả với tư
cách là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, đã và đang đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như quá trình hội nhập quốc tế.
Không ai có thể phủ nhận được giá trị thương mại cũng như những giá trị văn hóa - xã
hội mà các sáng tạo trí tuệ là đối tượng của quyền tác giả mang lại. Mục tiêu chính của
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khuyến khích hoạt động sáng tạo. Công nhận và bảo hộ
quyền tác giả một cách hiệu quả sẽ có tác dụng khích lệ các nhà sáng tạo trong việc tạo
ra và phổ biến kết quả sáng tạo của họ, phục vụ cho lợi ích chung của xã hội.
Quy định của pháp luật về bảo hộ tác phẩm phái sinh là cơ sở pháp lý cho
việc quản lý, sử dụng, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh mà không
được phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Bảo hộ quyền tác giả là bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chống lại các hành vi
xâm phạm. Bảo hộ quyền tác giả tạo ra sự cân bằng lợi ích giữa một bên là những
người đầu tư công sức, trí tuệ, vật chất để tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học; các cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng và một bên
21
là công chúng - những người được hưởng thụ thành quả sáng tạo đó. Bảo hộ quyền tác
giả cho phép chủ sở hữu được độc quyền khai thác kết quả sáng tạo trong một thời gian
hợp lý để bù đắp lại những chi phí, nỗ lực của họ trong hoạt động sáng tạo. Những
người muốn sử dụng, khai thác các sáng tạo trí tuệ này trong thời hạn bảo hộ phải được
sự cho phép của chủ sở hữu và phải trả một khoản thù lao tương xứng. Bảo hộ quyền
tác giả không chỉ dừng lại ở việc công nhận quyền của các chủ thể sáng tạo, đầu từ mà
còn tạo ra một cơ chế hữu hiệu bao gồm các phương thức, biện pháp để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của các chủ thể này trong việc chống lại các hành vi xâm phạm. Bảo
hộ quyền tác giả hiểu một cách chung nhất là việc Nhà nước ban hành các quy phạm
pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do họ sáng tạo hoặc là chủ sở hữu, đối
với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đối với tác phẩm phái
sinh
2.1.1. Quy định về tác phẩm phái sinh
Theo điều 4.8 luật Sở hữu trí tuệ “tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú
giải, tuyển chọn”. Như vậy, tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở một
hoặc nhiều tác phẩm khác nhưng với cách thể hiện, cách trình bày mới. Tuy nhiên, quy
định này mới chỉ mang tính chất liệt kê chứ chưa chỉ ra được các dấu hiệu cơ bản của tác
phẩm phái sinh. Các hình thức tạo ra tác phẩm phái sinh cũng chưa được giải thích rõ
ràng. Bên cạch đó, hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn chính thức thế nào là tác
phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể… vì thế các loại
tác phẩm phái sinh có thể được giải thích như sau:
Tác phẩm dịch: là tác phẩm chuyển tải nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, tác phẩm dịch cũng có nhiều loại:
Dịch theo nguyên bản là truyền tải đầy đủ nội dung của tác phẩm gốc.
Tác phẩm lược dịch là dịch tóm tắt nhưng vẫn bảo đảm nội dung chính của tác
phẩm gốc; người dịch không chỉ sáng tạo trong ngôn ngữ thể hiện mà còn có sự
sáng tạo trong việc lựa chọn những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của tác
phẩm gốc. Ví dụ: nhà báo lược dịch truyện nước ngoài rồi đặt tên truyện dài kỳ
của báo Việt Nam.
Sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia ngày càng phát triển, nếu không có dịch
thuật thì độc giả khó có thể tiếp cận với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
của thế giới. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều tác phẩm văn học kinh điển của nước ngoài
được dịch sang tiếng Việt. Ví dụ: tác phẩm Ruồi Trâu đã được dịch từ rất nhiều ngôn
ngữ như từ tiếng Nga sang tiếng Việt hay từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Độc giả sẽ vẫn
nhớ các tác phẩm Đồi gió hú do Dương Tường dịch, Harry Porter do Lý Lan dịch,