Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề KSHSG KHTN huyện yên lạc 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.9 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC KỲ THI KSHSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 02 trang)
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,25 điểm):
Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo như sau:
Trên quãng đường lên dốc AB đi hết 2h15ph với vận tốc 20km/h. Quãng đường xuống dốc
BC dài 30km đi hết 24ph. Trên quãng đường bằng CD dài 10km đi với vận tốc 40km/h.
a) Tính vận tốc trung bình của vận động viên trên cả quãng đường đua.
b) Nếu một người nặng 54kg đi đều hết quãng đường CD thì người đó thực hiện một
công bằng bao nhiêu calo? Biết rằng công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang
thì bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó và 1J =
0,24calo.
c) Trong quá trình vận động, con người đã tiêu thụ năng lượng để cung cấp cho các
hoạt động đó. Nếu người đó đi hết quãng đường CD thì cần bao nhiêu lít không khí (ở đktc)
để oxi hóa lượng tinh bột thành calo giúp người đó đi hết quãng đường CD. Giả sử cứ mỗi
gam tinh bột qua quá trình biến đổi sẽ sinh ra 2,5 kcal (1g tinh bột = 2,5 kcal). Biết oxi
chiếm 20% thể tích của không khí và các phản ứng hóa học biến đổi tinh bột như sau:
men

2(C6H10O5)n + nH2O ����
nC12H22O11
amylaza
men
����
C12H22O11 + H2O
2C6H12O6


mantaza

(1)
(2)

men
C6H12O6 + 3O2 ���
6CO2 + 6H2O

(3)

d) Khi kết thúc chặng đua trên, người ta thấy vận động viên đó vẫn phải thở gấp thêm
một thời gian nữa mới hô hấp trở lại bình thường. Giải thích tại sao?
Câu 2 (1,5 điểm):
Trong phòng học bộ môn Hóa học có một cốc thủy tinh hình trụ nặng 100g, bán kính
đáy 5cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang, đựng 500ml dung dịch CuSO4.
a) Tính áp suất do dung dịch tác dụng lên đáy cốc và áp suất do cốc dung dịch tác
dụng lên mặt bàn. Biết khối lượng riêng của dung dịch CuSO 4 là 1,12g/ml và bỏ qua độ dày
của thành cốc.
Lấy   3,14
b) Nếu cho 11 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng với 500ml dung dịch CuSO 4 ở trên thấy
có 64 gam CuSO4 phản ứng theo sơ đồ sau:
Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu

Lập phương trình hóa học. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 3 (1,5 điểm):
Trong giải Việt dã thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3 diễn ra vào ngày 24/1/2016 –
Chinh phục cầu Phú Mỹ HCMC Run 2016 (cây cầu được xem là một trong những cây cầu

đẹp nhất Sài Gòn). Giải có 3 cự ly thi đấu là 5km, 10km và 21km với gần 7000 người tham
/>
1


gia. Với cự ly 10km xuất phát lúc 6h10ph, một vận động viên A chạy với vận tốc trung bình
là 10km/h, vận động viên B chạy với vận tốc trung bình là 12,5 km/h, sau thời gian chạy
15ph thì vận động viên A tăng tốc nên về đích chinh phục được cầu Phú Mỹ cùng lúc với
vận động viên B.
a) Hỏi hai vận động viên trên về đích chinh phục được cầu Phú Mỹ lúc mấy giờ? Vận
tốc trung bình của vận động viên A khi tăng tốc là bao nhiêu?
b) Trong khi thi đấu các vận động viên thường vận động nhiều nên vận động viên
thường gặp các hiện tượng sau:
- Mồ hôi ra nhiều và khát nước.
- Uống nước không nhịn thở nên bị sặc.
Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích các hiện tượng trên?
Câu 4: (1,75 điểm):
Axit clohidric (HCl) có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ
thể. Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến
0,001 M (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric
còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất
protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit
clohidric trong dịch vị dạ dày người nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh
cho người.
a) Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 M (pH > 4,5),
người ta mắc bệnh khó tiêu. Nếu một người nào đó bị triệu trứng thiếu axit clohidric trong
dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào?
b) Khi nồng độ Axit clohidric lớn hơn 0,001 M (pH < 3,5), người ta mắc bệnh ợ
chua. Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO 3) dùng để trung hòa bớt lượng HCl dư trong
dạ dày. Tính khối lượng của dung dịch HCl 0,035M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung

hòa và thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra khi uống 0,336 g NaHCO3.
-------------------------- Hết-----------------------------Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

/>
2


UBND HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GD & ĐT
-------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI KS ĐT HSG KHTN
DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Câu
Nội dung
1
a. Đổi: t1 = 2h15ph = 2,25h
(2,25đ)
t2 = 24ph = 0,4h
Độ dài quãng đường lên dốc là:
AB = v1.t1 = 20.2,25 = 45km
Thời gian đi trên quãng đường bằng là:
t3 =

CD 10

 0, 25h

v3
40

Điểm

0,25

Vận tốc trung bình của vận động viên trên cả quãng đường đua là:
AB  BC  CD
45  30  10

�29,31km / h
t1  t2  t3
2, 25  0, 4  0, 25

0,25

b, Trọng lượng của người là: P = 10m = 10.54=540N
CD = S = 10km = 10000m
Công nâng người đó lên độ cao 10km là:
A1 = P.S = 540.10000 = 5400000J

0,25

Vtb =

2
(1,5 đ)

Công người đó thực hiện khi đi đều trên quãng đường bằng CD là:

A = 0,05.A1
= 0,05.5400000 = 270000J = 0,24.270000 = 64800calo
c, Đổi 64800 calo = 64,8 kcal = 25,92 gam Tinh bột
Số mol của tinh bột là: 25,92 : 162n = 0,16/n (mol)
Theo PTHH (1): Số mol của C12H22O11 là: 0,08 mol
Theo PTHH (2): Số mol của C6H12O6 là: 0,16 mol
Theo PTHH (3): Số mol của O2 là: 0,48 mol
Vkk = 0,48 . 5. 22,4 = 53,76 (lít)
d. Khi vận động mạnh, cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng
đồng thời thải ra nhiều khí CO2. Do CO2 tích tụ nhiều trong máu kích
thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh để loại CO2 ra khỏi cơ thể. Khi
lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp trở lại bình
thường.
a, Diện tích đáy cốc là: S =  R 2 = 3,14.52 = 78,5cm2 = 0,00785m2
Khối lượng cốc thủy tinh là: m1 = 100g = 0,1kg
Khối lượng dung dịch CuSO4 là: m2 = D.V = 1,12. 500 = 560g = 0,56kg
Áp suất do dung dịch tác dụng lên đáy cốc là:
P1 =

10m2 10.0,56

�713, 4 pa
S
0, 00785

0,25
0,25
0,25
0,25
0,5


0,25

0,25

Áp suất do cốc dung dịch tác dụng lên mặt bàn là:
P1 =

10(m1  m2 ) 10(0,1  0,56)

�840,8 pa
S
0, 00785

b, Đặt x, y là số mol của Al, Fe có trong 11 gam hỗn hợp ( x, y > 0)
Theo bài ra ta có: 27x +56y = 11 (1)
Số mol của CuSO4 là: 64/160 = 0,4

/>
0,25
0,25

3


3
(1,5 đ)

PTHH:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 2Cu

x
1,5x
Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu
y
y
Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu:
Theo PTHH ta có: 1,5x + y = 0,4 (2)
Từ (1), (2) giải ra ta được: x = 0,2 và y = 0,1
mAl = 5,4 gam; mFe = 5,6 gam
a, Thời gian vận động viên B chạy hết cự ly thi đấu là:
t=

S
10

 0,8h  48 ph
vb 12,5

Hai vận động viên về đích lúc: 6h10ph + 48ph = 6h58ph.
Đổi t1 = 15ph = 0,25h
Sau thời gian 15ph vận động viên A chạy được quãng đường:
S1 = va.t1 = 10.0,25 = 2,5 km
Thời gian vận động viên A chạy tăng tốc là:
t2 = t-t1 = 0,8 – 0,25 = 0,55h
Vận tốc của vận động viên A khi tăng tốc là:
v=

4
(1,75
đ)


S  S1 10  2,5

�13, 64km / h
t
0,55

b, - Khi vận động nhiều (cơ co liên tục) đã sinh ra nhiều nhiệt do đó cơ
thể tăng sự tỏa nhiệt bằng tiết mồ hôi (mồ hôi nhiều) cũng vì mồ hôi ra
nhiều, nhịp thở nhanh nên cơ thể mất nhiều nước dẫn tới khát nước.
- Khi uống nước không nhịn thở hoặc nói ,cười đùa làm sụn thanh nhiệt
nâng lên để lưu thông khí, lỗ khí quản mở ra làm nước rơi vào khí quản
gây ra phản xạ sặc nước để đẩy nước ra khỏi đường hô hấp
a, - Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột
non liên tục và nhanh hơn ,thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều
dịch tiêu hóa .
- Nếu thiếu HCL trong dạ dày thì pépsinôgen sẽ không hoạt hóa để trở
thành enzim pépsin -> nên protein trong dung dịch sẽ không được biến
đổi về mặt hóa học -> sự tiêu hóa ở ruột non cũng gặp khó khăn và
kém hiệu quả
b, Số mol của NaHCO3 là: 0,336/84 = 0,004 (mol)
PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Theo PTHH ta có:
Số mol của HCl = Số mol của CO2 = Số mol của NaHCO3 = 0,004
(mol)
Khối lượng của HCl đã dung là: mHCl = 0,004 . 36,5 = 0,146 (gam)
Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là: V = 0,004 . 22,4 = 0,0896 (lít)

0,25


0,25

0,25

0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25

Lưu ý: - Nếu viết thiếu đơn vị từ 2 lần trở lên thì trừ 0,25 điểm trong toàn câu
- Nếu học sinh làm cách khác, đúng kết quả và bản chất vẫn cho điểm tối đa.
- Nếu học sinh làm đúng kết quả nhưng sai bản chất thì không cho điểm.

/>
4



×