Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề HSG KHXH921 huyện yên lạc 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.17 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 04 trang)

ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Mã đề thi 921

I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (Từ câu 01 đến câu 07):
"Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế
lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực."
(Trích SGK Địa lý 8- NXB Giáo dục)
1. Hiện nay khu vực Đông Nam Á cáo bao nhiêu quốc gia?
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
2. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của
nước nào?
A. Nhật
B. Pháp
C. Anh
D. Mỹ


3. Khu vực Đông Nam Á có những quốc gia nào theo chế độ Vương quốc?
A. Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Bru-nây
B. Cam –Pu-chia, Bru-nây, Thái Lan
C. Bru-nây, Thái Lan, Phi-líp-pin
D. Thái Lan, Cam-pu-chia, In-đo-nê-xi-a
4. Cây lương thực chủ yếu của các nước Đông Nam Á là gì?
A. Lúa nước
B.Lúa mì
C. Ngô
D. Khoai
5. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á trong giai đoạn này xuất hiện nét
mới:
A. Giai cấp phong kiến lãnh đạo cách mạng.
B. Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng.
C. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng.
D. Giai cấp Tiểu tư sản lãnh đạo cách mạng.
6. Nước nào trong khu vực Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược?
A. Việt Nam
B. In-đô-nê-xi-a
C. Ma-lai-xi-a
D. Thái Lan
7. Năm 1930, để đấu tranh giành độc lập dân tộc, ở Đông Nam Á nhiều Đảng cộng sản
ra đời. Tháng 1/1930, Đảng cộng sản của quốc gia nào dưới đây được thành lập?
A. Mã Lai
B. Xiêm
C. Phi-líp-pin
D. Việt Nam
II. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 08 đến câu 15):
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(SGK Ngữ văn 7- NXB Giáo dục)
/>
Trang 1/4 - Mã đề thi 921


8. Bài thơ trên là của ai?
A. Trần Nhân Tông
B. Lý Thường Kiệt
C. Trần Quốc Tuấn
D. Nguyễn Trãi
9. “Thiên”trong từ “thiên thư”có nghĩa là gì?
A. Dời
Nghìn
C. Trời
D. Thiên Nhiên
10. Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Cuộc
kháng chiến ấy diễn ra trong thời gian nào?
A. 1075 – 1076
B. 1075 – 1077
C. 1077 – 1078
D. 1077 – 1079
11. Bài thơ trên ra đời gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?
A. Tống
B. Minh
C. Thanh
D. Mông Nguyên
12. Quốc hiệu nước ta thời nhà Lý là gì?
A. Đại Cồ Việt

B. Đại Việt
C. Vạn Xuân
D. Đại Ngu
13. Bài thơ này gắn liền với địa danh nào?
A. Sông Nhị
B. Sông Như Nguyệt
C. Sông Thương
D. Sông Bến Hải
14. Chủ trương đánh giặc của Lý Thường Kiệt là gì?
A. Tiến công trước để tự vệ
B. Vườn không nhà trống
C. Đánh nhanh thắng nhanh
D. Hòa để tiến.
15. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là:
A. Tôn trọng chủ quyền các dân tộc
B. Tôn trong chủ quyền, lợi ích các dân tộc
C. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích, kinh tế các dân tộc
D. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích, kinh tế, văn hóa các dân tộc
III. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 16 đến câu 20):
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi, rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi
mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội
của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật
màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái
hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc? Tôi ngồi trên
đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vò cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp
đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quàn áo mẹ tôi và những hơi thở
ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
(Trích “Trong lòng mẹ”– Ngữ văn 8)
16. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự

B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

/>
Trang 2/4 - Mã đề thi 921


17. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
A. Còm cõi
B. Xơ xác
C. Xinh xắn
D. Máu mủ
18. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Cuộc đối thoại giữa bé Hồng với bà cô.
B. Tình yêu thương và nỗi mong nhớ mẹ của bé Hồng.
C. Nỗi đau đớn của Hồng khi phải sống xa mẹ.
D. Niềm sung sướng của Hồng khi được gặp mẹ và sống trong tình yêu thương
của mẹ.
19. Trong các từ “mặt, mắt, má, miệng, đầu, đùi”những từ nào thuộc trường từ vựng chỉ
bộ phận trên khuôn mặt người?
A. Mặt, đầu, miệng
B. Mắt, má, miệng
C. Mặt, má, miệng
D. Đầu, đùi, má
20. Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất đạo đức tiêu biểu nào của con người?
A. Tôn trọng lẽ phải
B. Tôn trọng người khác
C. Tôn sư trọng đạo
D. Tôn trọng kỷ luật

IV: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 21 đến câu 26):
Riêng Nhật Bản nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị. Cuối thế kỷ XIX mở
rộng với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi giàng buộc lỗi thời
của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.
(Trích SGK Địa lý 8 – NXB Giáo dục)
21. Nhật Bản thuộc khu vực nảo của Châu Á.
A. Tây Nam Á
B. Nam Á
C. Trung Á
D. Đông Á
22. Ngày nay nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới sau Hoa Kỳ?
A. Thứ hai
B. Thứ ba
C. Thứ tư
D. Thứ năm
23. Cuộc Duy Tân Minh Trị diễn ra vào năm nào?
A. 1868
B. 1886
C. 1888
D. 1896
24. Qua nội dung bài “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác “(GDCD 8) Em học tập
được điều gì từ sự phát triển của Nhật Bản?
A. Kinh tế - Văn hóa của Nhật
B. Khoa học - Kỹ thuật của Nhật
C. Tính tự cường của người Nhật
D.Tất cả các phương án trên.
25. Trước khi cuộc Duy tân Minh Trị diễn ra, Nhật Bản là quốc gia theo thể chế chính
trị nào?
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến

C. Tư bản chủ nghĩa
D. Xã hội chủ nghĩa.

/>
Trang 3/4 - Mã đề thi 921


26. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tình hình Nhật Bản như thế nào?
A. Nguy cơ trở thuộc địa, phát triển giàu mạnh.
B. Thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, có nền kinh tế nông nghiệp phát triển.
C. Thoát khỏi nguy cơ thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
D. Trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến có nền công nghiệp phát triển mạnh.
V. Đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi (Từ câu 27 đến câu 30):
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
27. Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào trong các chủ đề sau?
A. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu quê hương đất nước, con người
C. Than thân
D. Châm biếm
28. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu đầu bài ca dao?
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Nhân hoá
29. Văn bản nào sau đây có nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường?
A. Trong lòng mẹ
B. Tức nước vỡ bờ

C. Lão Hạc
D. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
30. Bài ca dao gợi cho em liên tưởng đến quyền gì trong các quyền sau của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền khiếu nại tố cáo
C. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
D. Quyền bình đẳng

-----------HẾT---------Họ, tên thí sinh:........................................................Số báo danh:.................................

/>
Trang 4/4 - Mã đề thi 921


PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS

(Đáp án có 02 trang)

NĂM HỌC 2015-2016
ĐÁP ÁN: KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Mã 921

Câu 1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp C
án


A

B

A

B

D

D

B

C

B

A

B

B

A

D

Câu 16


17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp C
án


D

D

B

B

D

A

A

D

B

C

A

B

D

C

/>

Trang 5/4 - Mã đề thi 921



×