Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng quy chế thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần đường quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.82 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

CP

Cổ phẩn

DHTĐ

Danh hiệu thi đua

TĐKT

Thi đua khen thưởng

QNS

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

SXKD

Sản xuất kinh doanh

HĐTĐKT

Hoạt động thi đua khen thưởng


CTTĐKT

Công tác thi đua khen thưởng

QCTĐKT

Quy chế thi đua khen thưởng

1


LỜI MỞ ĐẦU
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác Thi đua khen thưởng, Bác Hồ từng
nói: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Các chính sách nhân sự trong
một tổ chức, doanh nghiệp nói chung cũng như chính sách thi đua khen thưởng nói
riêng phần nào thể hiện quan điểm của lãnh đạo công ty, văn hóa công ty, góp phần
quan trọng trong việc tuyển dụng, tuyển mộ nhân tài cho tổ chức. Quy chế Thi đua
khen thưởng là văn bản đảm bảo cho sự hoạt động của công tác thi đua khen thưởng,
các chương trình, hoạt động thi đua khen thưởng diễn ra theo những nguyên tắc, mục
tiêu nhất định và đem lại hiệu quả cao cho tổ chức.
Công ty CP Đường Quảng Ngãi không chỉ được biết đến qua các sản phẩm chủ
lực của họ như Sữa đậu nành Vinasoy, bánh kẹo Biscafun, nước khoáng Thạch Bích,
bia Dung Quất,… mà công ty còn được đánh giá cao bởi các chính sách nhân sự thật
sự tốt mà họ đem lại cho hơn 4000 người lao động đang làm việc tại công ty hiện nay.
Công tác thi đua khen thưởng của công ty cũng được Ban lãnh đạo vô cùng quan tâm
và đạt được những thành tựu nhất định. Công ty luôn làm tốt vai trò của mình trong
việc tổ chức công tác thi đua khen thưởng cho cán bộ, nhân viên, người lao động toàn
công ty và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các chính sách về thi đua khen
thưởng được thể hiện khá rõ ràng và đầy đủ thông qua bản Quy chế thi đua khen
thưởng của Công ty CP Đường Quảng Ngãi.

Đó là những lý do mà em chọn đề tài “Thực trạng Quy chế Thi đua khen thưởng
tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi” làm đề tài tiểu luận cho học phần “Xây dựng
quy chế thi đua khen thưởng” nhằm có thể áp dụng những kiến thức đã học vào phân
tích một quy chế thi đua khen thưởng trên thực tế, đồng thời có thể đưa ra một số giải
pháp, khuyến nghị giúp hoàn thiện hơn Quy chế Thi đua khen thưởng của Công ty
Đường Quảng Ngãi.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Thi đua: là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể
nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (6)
Theo C.Mác, “thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động
chung và kế hoạch của con người với sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và sự nâng cao
theo lối đặc biệt, nghị lực sinh động làm tăng thêm nghị lực riêng của từng người”.
Như vậy, thi đua là cơ sở của khen thưởng, nếu tổ chức tốt phong trào thi đua thì kết
quả khen thưởng cao. Ngược lại, khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ có
tác dụng động viên, cỗ vũ cho thi đua. Vậy, khen thưởng là gì?
Khen thưởng: là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích
bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.(6)
Quy chế thi đua khen thưởng(QCTĐKT): là bộ khái niệm, quy tắc, quy trình thực
hiện và các biểu mẫu của tổ chức nhằm quản lý các chương trình thi đua khen thưởng
của người lao động theo nguyên tắc, trình tự giúp tổ chức đạt được mục tiêu của nhân
viên cũng như của các bộ phận thuộc tổ chức đó.(4)
1.2. Nội dung quy chế thi đua khen thưởng
1.2.1. Những căn cứ xây dựng quy chế
Xây dựng quy chế TĐKT đòi hỏi phải tuân theo những quy định của Pháp luật,

đồng thời phải phù hợp với đặc điểm của cơ quan. Quy chế trả lương, thưởng hợp lý,
hiệu quả thường được xây dựng dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:
• Căn cứ vào Bộ luật lao động hiện hành.
• Căn cứ vào các Nghị định, thông tư của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan về công
tác TĐKT và quy chế TĐKT. Đây là hệ thống những quy định về thể thức, nguyên tắc,
hình thức để tổ chức thực hiện công tác TĐKT. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên quan
trọng nhất để xây dựng quy chế TĐKT trong doanh nghiệp.
Ví dụ một số quy định hiện hành của Nhà nước về TĐKT có liên quan đến xây
dựng quy chế TĐKT phù hợp của Nhà nước như sau: ·
Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi
đua, Khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua,
Khen thưởng năm 2013;
- Nghị định số: 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, Nghị định số: 39/2012/NĐ-CP ngày
27/4/2012, Nghị định số: 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số
3


điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
- Thông tư số: 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số: 42/2010/NĐ- CP ngày 15/4/2010,
Nghị định số: 39/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2012, Nghị định số: 65/2014/ND-CP ngày
01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số: 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Thi đua, Khen thưởng theo Nghị
định số: 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ vào các điều lệ hoạt động, quy định chung và đặc điểm của doanh nghiệp, tổ
chức: Ngoài cơ sở pháp lý là các quy định của Nhà nước, Chính phủ, các doanh nghiệp

phải dựa vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp để vận dụng một cách linh hoạt hợp lý.
• Căn cứ vào thỏa ước lao động tập thể (nếu có) đã được kí kết giữa người sử dụng lao
động và ban chấp hành công đoàn công ty.
• Căn cứ vào ý kiến đóng góp bổ sung và sửa đổi của cán bộ, nhân viên. Để đảm bảo
được tính công bằng, hiệu quả thì quy chế trả TĐKT trước khi đưa vào áp dụng phải
được thông qua để lấy ý kiến đóng góp, đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc đối với
những quy định riêng biệt.
1.2.2. Những nội dung cơ bản
Những quy định chung
- Đối tượng và phạm vi điều chỉnh: Đây là nội dung không thể thiếu trong tất cả các quy
chế, quy định nói chung cũng như quy chế thi đua khen thưởng nói riêng. Việc cung
cấp thông tin về đối tượng và phạm vi điều chỉnh giúp các cả nhân trong tổ chức biết
và hiểu rõ hơn trách nhiệm và mức độ liên quan của mình với quy chế. Nên liệt kê đầy
đủ từng đối tượng sau đó xác định rõ phạm vi tác động của quy chế.
- Mục đích của việc ban hành: Nói rõ mục đích của việc ban hành và áp dụng quy chế
giúp các cá nhâ, tổ, đội hiểu được ý nghĩa của hoạt động thi đua khen thưởng
- Giải thích từ ngữ: Giải thích rõ ràng, dễ hiểu các thuật ngữ chuyên ngành.
- Các nguyên tắc và căn cứ thực hiện: Trong phần này, tổ chức cần trình bày những
nguyên tắc cơ bản giúp xác lập cách thức tiến hành thi đua khen thưởng.
• Những quy định cụ thể
- Quy trình tổ chức thi đua khen thưởng: Đây là nội dung chính trong nội dung của quy
chế, ở phần này, tổ chức cần thể hiện được cách thức thực hiện việc tổ chức thi đua
khen thưởng trong tổ chức đó. Đây được coi là cẩm nang thực hiện thi đua khen
thưởng. Quy trình thi đua khen thưởng, mỗi tổ chức cần ban hành rõ ràng cách thức áp
dụng và thực hiện quy chế trên cơ sở phù hợp với mục tiêu và đặc điểm tổ chức.
- Trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan: Việc phân biệt trách nhiệm, nhiệm vụ


4



-

-

-

-

của các bộ phận được nêu ra tại quy chế giúp việc thực hiên, áp dụng quy chế và hoạt
động thực tiễn diễn ra một cách bài bản, trơn tru, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm
vụ.
Các hình thức thi đua, khen thưởng
Các hình thức này được thể hiện dựa theo Luật Thi đua khen thưởng và có thể có
thêm nhiều hình thức phong phú, đa dạng khác cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức,
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các danh hiệu thi đua
Các danh hiệu thi đua ngoài dựa theo Luật thi đua khen thưởng thì còn có thêm
các danh hiệu mang bản sắc văn hóa của tổ chức, doanh nghiệp, thể hiện được tư duy
sáng tạo của người xây dựng quy chế.
Các mức thưởng
Các mức thưởng cần có quy định cụ thể và đảm bảo tính công bằng, hợp lý và
hiệu quả.
Kết quả và cách thức sử dụng kết quả
Kết quả của công tác thi đua khen thưởng cần có phương pháp lưu trữ để sử dụng
cho các mục đích về sau như: sử dụng cho khen thưởng theo quý, năm, các mục tiêu
dài hạn hay để làm căn cứ cho việc thay đổi, bổ sung, tổ chức các chương trình TĐKT
ngày một hiệu quả hơn,…

Hệ thống các biểu mẫu

Việc ban hành các biểu mẫu giúp tổ chức quản lý và thực hiện công tác quản trị
thực hiện công việc một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Ngoài ra, các biểu mẫu cũng
được coi như những bản cẩm nang giúp người có trách nhiệm trong hoạt động thi đua
khen thưởng như các biểu mẫu thống kê báo cáo.
- Hướng dẫn và một số lưu ý
• Điều khoản thi hành
Điều khoản thi hành có thể bao gồm:
- Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy chế
- Hiệu lực và trách nhiệm thi hành quy chế
-

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy chế thi đua khen thưởng
1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong


Quan điểm của lãnh đạo trong việc xây dựng quy chế
Chủ sử dụng lao động là người ra quyết định cuối cùng về các nội dung cuả quy
chế thi đua khen thưởng trong đơn vị. Do đó quan điểm của lạnh đạo về vấn đề thi đua
khen thưởng ảnh hưởng đến việc xây dựng và áp dụng thực hiện quy chế này. Nội
dung của quy chế càng cụ thể, chi tiết thể hiện mức độ quan tâm đến vấn đề thi đua
khen thưởng của ban lãnh đạo.
5


Trình độ của đội ngũ làm công tác xây dựng quy chế
Chất lượng của Quy chế Thi đua khen thưởng về nội dung, hình thức, tính khả
thi… phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của đội ngũ làm công tác xây dựng quy chế.
Nếu họ là những người không có năng lực sẽ rất dễ lạm dụng quy chế của tổ chức,
doanh nghiệp khác dẫn đến sự khập khiễng, không phù hợp khi áp dụng tại tổ chức.
Ngược lại, đội ngũ này có năng lực và tính sáng tạo sẽ xây dựng được một bản quy chế

thi đua khen thưởng đáp ứng được những yêu cầu thiết thực xuất phát từ nhu cầu của
tổ chức.
• Mục tiêu định hướng phát triển của tổ chức
Mọi chính sách, hoạt động của công ty đều cần đạt được mục tiêu chung của tổ
chức, nội dung của quy chế thi đua khen thưởng cũng vậy. Định hướng phát triển của
tổ chức như các chiến lược, mục tiêu dài hạn sẽ cái đích để người xây dựng quy chế thi
đua khen thưởng lưu ý và xây dựng cho phù hợp.
• Quan hệ lao động trong tổ chức
Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động có hài hòa, ổn định hay
không cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng quy chế thi đua khen
thưởng và chi phối nội dung các điều, khoản trong quy chế.
• Khả năng tài chính
Khoản tài chính mà ban lãnh đạo đầu tư cho công tác TĐKT (CTTĐKT) nói
chung và việc xây dựng quy chế thi đua khen thưởng cũng sẽ ảnh hưởng đến quy trình
xây dựng, chất lượng, nội dung quy chế và thể hiện mức độ quan tâm của họ về vấn đề
TĐKT.


1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
Quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước
Những quy định, chính sách của Nhà nước về thi đua khen thưởng là cơ sở pháp
lý để xây dựng quy chế trả lương của tổ chức, đơn vị. Do đó, việc xây dựng quy chế
thi đua khen thưởng cần phải dựa trên những quy định của Nhà nước, đồng thời có thể
vận dụng linh hoạt để phù hợp với tính chất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự
cập nhật kịp thời những thay đổi trong chính sách của Nhà nước theo từng giai đoạn
vào quy chế thi đua khen thưởng để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật.
• Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội quốc gia cũng phần nào sẽ ảnh hưởng đến những nội
dung trong quy chế TĐKT. Ví dụ như trong thời kỳ hội nhập hiện nay, cùng với việc
thời gian có hiệu lực của TPP đang ngày một rút ngắn thì các chính sách nhân sự trong

tổ chức nói chung, các chính sách về thi đua khen thưởng nói riêng phải thể hiện được
tư duy của lãnh đạo tổ chức, văn hóa tổ chức nhằm thu hút được nhiều lao động có
năng lực cho mình cũng như tránh để tình trạng chảy máu chất xám xảy ra khi người


6


lao động cho mình cơ hội đến với những công việc có đãi ngộ tốt hơn.
• Quy chế thi đua khen thưởng của các tổ chức khác
Nội dung, hình thức quy chế TĐKT của các tổ chức, doanh nghiệp khác cũng là
một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng quy chế. Nếu quy chế thi đua khen
thưởng của tổ chức mà xây dựng không đáp ứng được các điều khoản mà quy chế thi
đua khen thưởng của các cơ quan khác cùng ngành có về cacshh thức tổ chức và chất
lượng các chương trình thi đua, sự công bằng trong đánh giá, sự phù hợp về giá trị của
các phần thưởng thì các cơ quan khác sẽ có lợi thế hơn nhờ điều khoản đó. Từ đó, họ
sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút lao động có trình độ và biến nó thành một lợi thế
riêng cho mình. Tuy nhiên, không có nghĩa là chúng ta phải có điều khoản như họ có.
Cần có sự chọn lọc nhất định và có những cải tiến, sáng tạo cho phù hợp với công ty
và mang lại hiệu quả cao hơn.
1.4. Quy trình xây dựng quy chế thi đua khen thưởng







Bước 1: Công tác chuẩn bị:
Thành lập Hội đồng (Ban) xây dựng Quy chế thi đua khen thưởng

Nghiên cứu các căn cứ, quy định hiện hành về việc xây dựng Quy chế thi đua khen
thưởng
Khảo sát, nghiên cứu Quy chế thi đua khen thưởng của các đơn vị khác
Lập kế hoạch chi tiết các hoạt động cần tiến hành
Chuẩn bị các biểu mẫu cần thiết cho quá trình xây dựng quy chế thi đua khen thưởng
Bước 2: Thu thập thông tin và xác định các nội dung cơ bạn của quy chế thi đua khen
thưởng
Bước 3: Xây dựng bản thảo Quy chế thi đua khen thưởng và lấy ý kiến dân chủ
Bước 4: Hoàn thiện Quy chế thi đua khen thưởng sau khi lấy ý kiến
Bước 5: Xét duyệt và ban hành Quy chế thi đua khen thưởng
Bước 6: Tổ chức thực hiện Quy chế
1.5. Các yêu cầu đối với quy chế thi đua khen thưởng

Tính đồng bộ
Tính đồng bộ là một yêu cầu quan trọng của bất cứ văn bản quản lý nào, sự đồng
bộ thể hiện qua sự kết nối, liên kết giữa các mục, các phần trong quy chế phải tuân
theo một nguyên tắc, một định dạng nhất định.
• Tính nhất quán đòi hỏi các mục các phần trong quy chế thi đua khen thưởng phải được
định hướng ngay từ khi lập kế hoạch, đến tiến hành các bước xây dựng cho tới khi
hoàn thiện đều phải hướng về một mục tiêu chung.
• Được mọi lao động chấp thuận
Quy chế thi đua khen thưởng cần được thông qua và có sự đóng góp ý kiến, sự
nhất trí từ phía người lao động để đảm bảo sự công bằng, khách quan và dân chủ, đảm


7


bảo quyền và lợi ích cho người lao động. Bởi chính người lao động sẽ trực tiếp thực
hiện quy chế này.

• Tính chính xác
Mang tính chất là một văn bản sử dụng trong quản lý nên quy chế thi đua khen
thưởng cần đảm bảo tính chính xác, chỉn chu trong câu chữ, cắt nghĩa rõ ràng để có thể
dễ dàng soi chiếu áp dụng đối với cán bộ làm công tác TĐKT và bản thân người lao
động.
• Tính khả thi khi áp dụng
Tính khả thi của các văn bản quản lý khi được ban hành và áp dụng là vô cùng
quan trọng. Tùy vào hoàn cảnh, thời điểm, tình hình hoạt động của công ty mà quy chế
thi đua khen thưởng cần được xây dựng, sửa đổi cũng như hoàn thiện cho phù hợp.

8


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi
2.1.1. Thông tin chung
Tên đăng ký bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
Tên đăng ký bằng tiếng Anh: QUANG NGAI SUGAR JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: QNS
Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Chí Thanh, P. Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi, Việt Nam
Điện thoại: 84-55-3726110
Fax: 84-55-3822843
Website: www.qns.com.vn
Một số sản phẩm chính do Công ty sản xuất là: Sữa đậu nành Vinasoy, bánh kẹo
Biscafun, bia Dung Quất, nước khoáng Thạch Bích, đường mía,…
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) tiền thân là Công ty Đường Quảng

Ngãi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập từ những năm 70
của thế kỷ XX với 02 sản phẩm chính là Đường RS và Cồn cùng số lao động khoảng
650 người.
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 2610/QĐ-ĐMD ngày 30/9/2005 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3403000079 ngày 28/12/2005 và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 01/01/2006. Kể từ khi cổ phần hóa, dưới sự điều hành của Ban Lãnh
đạo cùng sự nỗ lực lao động của toàn thể cán bộ nhân viên Công ty, QNS đến nay đã
gặt hái được các thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng tài
sản đến 31/12/2015 là 5172 tỷ đồng, tăng 31% so với 31/12/2014, lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp là 1230 tỷ đồng, tăng 58,9% so với năm 2014.
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi được sở hữu bởi hơn 2.000 cổ đông là các
cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Công ty CP Đường Quảng Ngãi là Công ty
mẹ với 14 đơn vị trực thuộc và có một công ty con được tổ chức theo hình thức Công
ty trách nhiệm hữu hạn.(5)
Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty (Phụ lục 1)
9


2.1.3. Tình hình nhân sự và hoạt động thi đua khen thưởng
Về nhân sự, tính đến thời điểm 31/12/2015, số lượng nhân viên của Công ty là
4.316 người. Đội ngũ người lao động của Công ty có trình độ chuyên môn, kỹ thuật
cao đồng thời luôn nêu cao ý thức kỷ luật, năng động và sáng tạo trong lao động.
Chính sách đối với người lao động Ban lãnh đạo Công ty luôn chú trọng việc phát
triển nguồn nhân lực và coi đây là chìa khóa đem lại thành công cho Công ty. Do đó,
xác định con người là yếu tố trọng yếu của sự phát triển, Công ty xây dựng các chính
sách đãi ngộ và luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên công ty.
Về công tác thi đua khen thưởng, những năm qua, mục tiêu thi đua của Công ty
CP Đường luôn gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị và đều hướng đến “Xây dựng

Công ty phát triển bền vững”. Vì vậy, phong trào thi đua diễn ra thường xuyên, liên
tục và rất phong phú, đa dạng. Ông Võ Thành Đàng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc
Công ty CP Đường Quảng Ngãi nhận định: “Thành công của Công ty trên các mặt
hoạt động có nhiều nguyên nhân, nhưng có thể khẳng định, tác động và hiệu quả của
các phong trào thi đua yêu nước luôn giữ vai trò quan trọng. Thi đua đã thực sự trở
thành động lực thúc đẩy sự phát triển, đổi mới và nâng cao hiệu quả SXKD của đơn vị;
ổn định việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động. Những sáng kiến
của người lao động đã đem đến sự khác biệt trong sức sáng tạo, làm nên thương hiệu,
uy tín của Công ty CP Đường Quảng Ngãi”. Các hình thức khen thưởng kịp thời đa
dạng và hợp lý của công ty cũng đã khích lệ được tinh thần, tạo được động lực lao
động cho nhân viên.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng (HĐTĐKT) các cấp trong Công ty gồm có:
- Tại Công ty thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Công ty;
- Tại các đơn vị thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng đơn vị;
Thành phần Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Công ty gồm:
1. Chủ tịch: Tổng Giám đốc Công ty;
2. Phó Chủ tịch thường trực: Phó Tổng Giám đốc;
3. Phó Chủ tịch: Chủ tịch Công đoàn Công ty;
4. Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký: Phụ trách thi đua Công ty;
5. Ủy viên Hội đồng: các Phó Tổng Giám đốc phụ trách các lĩnh vực, Trưởng các
phòng ban chuyên môn nghiệp vụ Công ty, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Công ty, Bí
thư Đoàn thanh niên Công ty, Trưởng Ban nữ công Công ty.
Thành phần Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các đơn vị.
1. Chủ tịch: Thủ trưởng đơn vị;
2. Phó Chủ tịch thường trực: Phó Giám đốc;
10


3. Phó Chủ tịch: Chủ tịch Công đoàn đơn vị;
4. Ủy viên Thường trực - Thư ký: Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức (hoặc Kế

hoạch tổng hợp hoặc Hành chính - Tổ chức - Kế hoạch...) hoặc phụ trách công tác thi
đua - khen thưởng của đơn vị;
5. Các ủy viên: Đại diện cấp ủy Đảng, các ủy viên khác do trưởng đơn vị quyết
định.
Quy chế thi đua khen thưởng của công ty CP Đường Quảng Ngãi (Phụ lục 2)
2.2. Phân tích thực trạng quy chế thi đua khen thưởng tại Công ty Cổ phần
Đường Quảng Ngãi
2.2.1. Phân tích các căn cứ xây dựng quy chế
Quy chế thi đua khen thưởng của công ty CP Đường Quảng Ngãi dựa vào những
căn cứ sau:
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số: 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, Nghị định số:
39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012, Nghị định số: 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của
Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số: 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số: 42/2010/NĐ- CP ngày
15/4/2010, Nghị định số: 39/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2012, Nghị định số: 65/2014/NDCP ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số: 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Thi đua, Khen thưởng
theo Nghị định số: 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Quy chế Thi đua, Khen thưởng của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành
theo Quyết định số: 05/2015/QĐ-UBND ngày 29/01/2015;
Căn cứ Điều lệ Tổ chức và hoạt động Công ty CP Đường Quảng Ngãi;
Căn cứ Quyết định số: 47/QĐ/CPĐQN-HĐQT ngày 03/5/2016 của Hội đồng
Quản trị bổ nhiệm Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Quảng Ngãi;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Người lao động Công ty CP Đường Quảng Ngãi lần

thứ 9 năm 2016;
=> Các căn cứ trên trong quá trình xây dựng quy chế đảm bảo tính cập nhật, kịp
11


thời và khá đầy đủ. Nó thể hiện cái tâm cũng như năng lực của người làm công tác xây
dựng quy chế TĐKT tại công ty.
2.2.2. Phân tích nội dung quy chế
Quy chế TĐKT của công ty CP Đường Quảng Ngãi gồm 9 chương, 50 điều
khoản, thể hiện được khá đầy đủ tư duy, quan điểm của Công ty về công tác TĐKT.
Quy chế TĐKT trong nhiều năm qua đã phát huy được vai trò trong việc là cơ sở để
duy trì, phát triển công tác TĐKT ngày một hiệu quả và hoàn thiện. Các nội dung
chính của quy chế gồm:


Những quy định chung
Phần những quy định chung của Quy chế đã nêu được những nội dung cơ bản
nhưng rất quan trọng như:
“Phạm vi điều chỉnh” là công tác TĐKT của QNS và các đơn vị thành viên, chưa
điểm qua bao gồm những mục nào. Ví dụ: cần chỉ ra“bao gồm: nội dung thi đua, tổ
chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng,
tiêu chuẩn khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; nguồn kinh phí thi đua,
khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng; hành vi vi
phạm, xử lý hành vi vi phạm; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi
đua, khen thưởng; Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Công ty và điều khoản thi
hành.” Để người đọc có những hình dung ban đầu một cách tổng thể về quy chế.
Đối tượng áp dụng không chỉ đổi với các tập thể cá nhân trong Công ty mà còn
còn ngoài công ty nếu có những thành tích đóng góp thiết thực và hiệu quả cho hoạt
động của Công ty.
Các từ ngữ được giải thích trong mục này gồm: thi đua, khen thưởng và danh

hiệu thi đua.
Các nguyên tắc thi đua, khen thưởng được nêu khá đầy đủ, rõ ràng, đặc biệt các
nguyên tắc khen thưởng được thể hiện rất chi tiết, không chỉ đảm bảo các nguyên tắc
cơ bản trong Luật TĐKT mà còn thể hiện được quan điểm riêng của lãnh đạo cũng
như văn hóa công ty như:

- Phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình
tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức caohơn;
- Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng
rộng thì được xem xét đề nghị khen thưởng với mức caohơn;
- Chú trọng khen thưởng tập thể, cá nhân nhỏ và những người trực tiếp thừa hành
nhiệmvụ;
Các nguyên tắc này mang tính cập nhật và thời sự, rất phù hợp cho các doanh
nghiệp trong thời kỳ phát triển hiện nay.
12


Đối với các hình thức khen thưởng, quy chế TĐKT của QNS có thêm hình thức
“Khen thưởng bên ngoài Công ty”(là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân
ngoài Công ty đã có thành tích, có công đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển
Công ty và các đơn vị thuộc Côngty). Đây là một hình thức khen thưởng mở dành cho
người ngoài công ty, cũng là một điểm mới so với đa số các quy chế thi đua khen
thưởng khác.
Về trách nhiệm thực hiện thì ngoài đề cập đến trách nhiệm của các đơn vị hành
viên, các phòng ban trong công ty. Tại điều 7, quy chế còn đề cập đến việc sử dụng
Website Công ty trong việc thường xuyên tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng; nêu
gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, cổ động các phong trào thiđua.


Thi đua và danh hiệu thi đua

Chương 2 của quy chế đề cấp đến các vấn đề về thi đua và các danh hiệu thi đua.
Các hình thức tổ chức thi đua nên trong phần các quy định chung được giải thích
rõ về cách thức tổ chức, trách nhiệm của các cấp trong việc tổ chức thức hiện. Nội
dung của các phong trào thi đua tại QNS căn cứ mục tiêu, định hướng hoạt động của
Công ty hàng năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức phong trào thiđua. Một số
chương trình thi đua đang được thực hiện tại công ty hiện nay:

- “Thi đua hoàn thành kế hoạch SXKD hằng năm” giữ vai trò quan trọng. Đây là phong
trào được duy trì thường xuyên, hướng đến mục tiêu hoàn thành kế hoạch SXKD tại
từng đơn vị trực thuộc, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả SXKD của toàn Công ty.
- “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”;
- “Phát triển thị trường - tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm”;
- “Tối ưu hóa chi phí, giảm tiêu hao nguyên vật liệu - năng lượng và nâng cao chất
lượng sản phẩm”;
- “Môi trường lao động an toàn - vệ sinh - xanh - sạch-đẹp”;
- “Thực hành tiết kiệm chống lãng phí”;
- “Nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống, thu nhập của người lao động”... (3)
Nhờ việc áp dụng quy chế TĐKT một cách linh hoạt, phù hợp cho việc xây dựng
từng chương trình thi đua mà các chương trình TĐKT luôn nhận được những kết quả
tốt đẹp. Một điểm đáng ghi nhận trong thi đua cả Công ty là phong trào phát huy sáng
kiến, cải tiến trong quản lý luôn được duy trì và phát huy mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi
ích cho đơn vị bằng những yếu tố đột phá thông qua cải tiến kỹ thuất, hợp lý hóa quá
trình quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
Mục 2 trong chương 2 nói về các danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua
Các danh hiệu thi đuavà tiêu chuẩn danh hiệu thi đua của Công ty bao gồm: “Lao
động tiên tiến” đối với cá nhân, “Lao động tiên tiến tiêu biểu” đối với cá nhân, danh
13


hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua tỉnh”, danh hiệu “Chiến sĩ

thi đua toàn quốc”, danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, danh hiệu “Tập thể Lao
động tiên tiến tiêu biểu”, danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của
tỉnh", “Cờ thi đua của Chính phủ”. Ngoài ra, Công ty còn rất quan tâm đến việc khen
thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong quản lý, sản xuất kinh doanh
Công ty CP Đường Quảng Ngãi.


Hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng
Chương 3 trong Quy chế TĐKT của QNS đề cập đến hình thức, đối tượng và tiêu
chuẩn khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích.
Các hình thức khen thưởng được chia ra thành các hình thức như sau:

- Khen thưởng do Tổng Giám đốc Công ty khen và trình cấp trên khen thưởng như: Huân
chương; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ; Bằng khen của Bộ, ngành, tỉnh; kỷ niệm chương của các Bộ, Ngành;
- Giấy khen của Tổng Giám đốc Công ty;
- Giấy khen của trưởng các đơn vị.
Ở khoản 8 điều 25 của quy chế có bổ sung thêm ngoài các hình thức khen thưởng
cơ bản theo quy định: “Ngoài các hình thức khen thưởng được quy định theo
Luật,theoQuy chếcủaCôngty;cácđơnvịcóthểthựchiệncáchìnhthứcđộngviênphù hợpđối
với tập thể, cá nhân để kịp thời nêu gương tốt trong lao động,sảnxuất, công tác và
động viên phong trào thi đua, phù hợp với các nguyên tắcchung(ví dụ: lao động giỏi,
tiêu biểu; người thợ giỏi; bàn tay vàng; lao động sángtạo…).”
• Thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ và quy trình xét khen thưởng
Chương IV của Quy chế thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ và quy
trình xét khen thưởng.
Tại Điều 29, 30 quy chế nêu rõ thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua và
hình thức khen thưởng cũng như các nguyên tắc bắt buộc cùng trình tự tiến hành lễ
trao tặng để đảm bảo sự trang trọng, ý nghĩa của mỗi danh hiệu hay các mức thưởng.
Mục 2 trong chương này nêu rõ tiến trình khen thưởng, quy định về thủ tục và hồ

sơ xét duyệt cần nộp về Thường trực TĐKT Công ty đối với từng hình thức khen
thưởng, số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng, thời gian đề nghị khen thưởng và quy
rình xét khen thưởng khá rõ ràng, chi tiết. Cán bộ quản lý cũng như người lao động có
thể dễ dàng hình dung vấn đề, tự chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ, thủ tục cho Khen thưởng
mà không cần phải có những quy định hay hướng dẫn bổ sung.


Quỹ thi đua, khen thưởng
Chương V trong quy chế đề cập đến quỹ thi đua, khen thưởng hay còn gọi là
nguồn, sự đầu tư của Công ty cho công tác TĐKT, nó phần nào thể hiện quan điểm, sự
14


quan tâm đến vấn đề này của lãnh đạo Công ty.
Về nguồn hình thành, Quỹ TĐKT trích từ nguồn lợi nhuận hoạt động sản xuất
kinhdoanh, nguồn hiệu quả gia tăng từ lợi nhuận vượt kế hoạch được phân cấp cho các
đơnvị và nguồn tiền thưởng của các cơ quan, đơn vị khen thưởng cho Côngty.
Về nguồn chi TĐKT, quy chế nêu được Nguồn chi thi đua, khen thưởng được lấy
từ Quỹ khen thưởng của Công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc theo quy định hiện
hành của Công ty và quy định cụ thể của các đơn vị.
Ngoài ra, quy chế TĐKT của QNS còn có đề cập đến “Nguyên tắc chi thưởng”
và cách tính tiền thưởng, mức tiền thưởng cho từng trường hợp và có ví dụ cụ thể.
Mức tiền thưởng của Tổng giám đốc Công ty được trình bày chi tiết trong Phụ lục của
quy chế.


Quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân được khen thưởng
Chương VI của Quy chế TĐKT quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá
nhân cũng như tập thể khi được khen thưởng như sau:
“Cá nhân được nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng kèm khung

Bằng khen, khung Giấy khen, khung Giấy chứng nhận và một khoản tiền thưởng hoặc
hiện vật theo quy định; có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng;
được xem xét nâng lương trước thời hạn; ưu tiên cử đi nghiên cứu học tập, công tác,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở trong và ngoài nước. Các danh hiệu thi
đua, các hình thức khen thưởng là một trong những căn cứ đánh giá, quy hoạch, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ hàngnăm.”
“Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng kèm khung
Bằng khen, khung Giấy khen, khung Giấy chứng nhận và một khoản tiền thưởng hoặc
hiện vật theo quy định; có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng biểu tượng của các
hình thức khen thưởngtrên các văn bản tài liệu chính thức của đơnvị”.
Ngoài các quyền lợi đó thì các cá nhân, tập thể được khen thưởng cũng cần thực
hiện các nghĩa vụ như: bảo quản các hiện vật khen thưởng, không được cho người
khác mượn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.



Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp và quản lý hồ sơ thi đua, khen thưởng
Chương 7 của quy chế nêu rõ về hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp và quản
lý hồ sơ thi đua, khen thưởng. Nội dung trong phần này bao gồm:
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng (HĐTĐKT) các cấp trong Công ty bao gồm:Hội
đồng Thi đua, Khen thưởng Côngty;Hội đồng Thi đua, Khen thưởng đơnvị.

- Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp trong Công
ty
- Thành phần Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Công ty
15


- Thành phần Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các đơn vị.
- Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các

cấp
- Quản lý hồ sơ thi đua, khen thưởng
• Kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chương 8 của Quy chế đề cập đến việc kiểm tra công tác TĐKT của Hội đồng
Thi đua khen thưởng và việc xử lý các vi phạm trong quá trình tổ chức, triển khai công
tác TĐKT theo Luật TĐKT và Nghị định 42/2010/NĐ – CP của Chính phủ: Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.


Điều khoản thi hành
Ở mục Điều khoản thi hành, Quy chế TĐKT của QNS yêu cầu các bên có liên
quan dựa vào các quy định trong quy chế để thực hiện, tổ chức công tác TĐKT một
cách có hiệu quả nhất. Ngoài các quy định được nêu trong quy chế thì các phòng ban,
đơn vị tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có thể linh động sử dụng, bổ sung, dựa vào
một số căn cứ Pháp luật khác miễn sao không trái pháp luật.
Song hạn chế ở phần này là chưa nêu lại tóm lược số chương, số điều cũng như
hiệu lực của Quy chế để đảm bảo tính quy nạp, thể thức chung của một quy chế.
2.3. Đánh giá
2.3.1. Ưu điểm
Công ty đã đánh giá đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của quy chế thi đua khen
thưởng trong chính sách nhân sự của Công ty nên đã xây dựng, cập nhật để đảm bảo
tính chính xác, kịp thời cho các căn cứ Pháp luật cũng như các nội dung trong quy chế.
Về nội dung, quy chế đã đảm bảo được đầy đủ các phần, các mục cơ bản mà một
Quy chế Thi đua khen thưởng cần có. Hơn nữa, so với nhiều bản Quy chế TĐKT khác,
bản Quy chế TĐKT của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi còn thể hiện được
những ý tưởng, sự sáng tạo của Hội đồng xây dựng quy chế.
Quy chế ngoài đảm bảo các nội dung cơ bản còn thể hiện được màu sắc riêng,
quan điểm khác biệt của lãnh đạo công ty về Công tác TĐKT so với các doanh nghiệp,
tổ chức khác. Điều này đồng nghĩa với việc Bản Quy chế được xây dựng dựa trên nền

tảng có sẵn nhưng mang theo tư duy của người xây dựng, thể hiện được văn hóa riêng
của doanh nghiệp, không bị đi theo lối mòn hay vấp phải tình trạng sao chép quy chế
TĐKT của tổ chức, doanh nghiệp khác.
Về đối tượng được khen thưởng, khắc phục được nhược điểm thường thấy ở các
tổ chức, doanh nghiệp khác đó là chủ yếu tập trung vào cán bộ lãnh đạo, quản lý, công
ty còn chú ý đến khen thưởng cho người lao động trực tiếp, những người thợ, công
16


nhân trực tiếp sử dụng đôi tay để sản xuất. Lãnh đạo công ty cho rằng chính họ sẽ
mang đến cho doanh nghiệp những ý tưởng, sáng kiến về sản phẩm, về quy trình sản
xuất một cách thực tế và khách quan nhất.
Về quy trình thực hiện công tác thi đua khen thưởng đã đảm bảo được nguyên tắc
kịp thời do quy trình được phân loại ra cho từng nội dung thi đua, hình thức khen thưởng
khác nhau mà không cần trải qua các bước mang tính lý thuyết và kéo dài thời gian.
Về hình thức, Quy chế được trình bày với bố cục rõ ràng, chi tiết từng điều
khoản, quy chế có bìa, logo công ty cũng như phụ lục kèm theo đầy đủ.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Về nội dung, Quy chế TĐKT của QNS vẫn còn những thiếu sót, nếu bổ sung sẽ
hoàn thiện hơn. Ví dụ như chưa có mục: “Các hành vi bị cấm” chỉ ra các hành vi mà
người làm công tác tổ chức cũng như tham gia công tác thi đua khen thưởng không
được phép làm. Khi có lỗi hay vi phạm xảy ra sẽ không có quy định để soi chiếu và xử
lý một cách nhanh chóng, hợp lý. Nguyên nhân của sự thiếu sót này có thể do quan
điểm chủ quan của người xây dựng quy chế cho rằng vấn đề này không quá quan trọng
và không nhất thiết phải đưa vào quy chế.
Các danh hiệu thi đua tập thể được mô tả và có tiêu chuẩn dựa vào Luật thi đua
khen thưởng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Song, các danh
hiệu thi đua cá nhân, các hình thức khen thưởng mang tính chất còn mới của công ty
lạichưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá có tính “lượng hóa” để thuận
tiện cho việc đánh giá kết quả công việc để hạn chế tính chủ quan khi xét thi đua. Điều

này cũng có thể được giải thích do Công ty có rất nhiều đơn vị, nhà máy, phòng ban
trực thuộc mà việc đánh giá năng lực nhân viên nhằm mục đích khen thưởng lại phụ
thuộc vào từng vị trí việc làm, từng loại lao động nên rất khó để xây dựng tất cả các bộ
tiêu chí đánh giá đó.
Tuy nhiên cũng không nên xem nhẹ nhược điểm này, việc tiến hành bình xét thi
đua, trao thưởng thông qua bình bầu dựa trên một tỉ lệ bắt buộc không được vượt quá
sẽ làm giảm hiệu quả tạo động lực mà công tác thi đua khen thưởng đem lại. (2) Việc
xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá phục vụ cho công tác TĐKT vẫn cần được xây dựng
kịp thời, đảm bảo sự công bằng, hiệu quả.
Quy chế có đề cập đến song không nhiều và chưa hiệu quả cách thức tuyên
truyền, vận động người lao động tham gia vào các chương trình thi đua.
Về hình thức, một hạn chế còn tồn tại đó là bản quy chế vẫn mắc phải một số lỗi
soạn thảo nhỏ do quá trình xây dựng và rà soát trược khi ban hành. Nguyên ngân này
có thể do sự thiếu tỉ mỉ, chỉn chu của người làm công tác này.
Những hạn chế trên được phát hiện trong quá trình phân tích quy chế, nó sẽ là
17


căn cứ để đưa ra những giải pháp giúp bản Quy chế Thi đua khen thưởng của Công ty
Đường Quảng Ngãi có thể được sửa đổi, bổ sung ngày một hoàn thiện hơn.

18


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY CHẾ THI ĐUA
KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
Từ những hạn chế qua quá trình nghiên cứu và phân tích quy chế được đưa ra,
một số giải pháp mà Công ty CP Đường Quảng Ngãi có thể lưu ý và áp dụng trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện Quy chế Thi đua khen thưởng là:
Duy trì và phát huy hơn nữa những điểm mạnh trong quá trình xây dựng Quy chế

Thi đua khen thưởng của Hội đồng xây dựng quy chế, không ngừng có thêm những ý
tưởng, những sự sáng tạo mới nhằm thúc đẩy công tác Thi đua khen thưởng hoạt động
ngày một chất lượng và hiệu quả hơn.
Cần tiến hành xây dựng các bộ tiêu chỉ đánh giá năng lực nhân viên theo từng đơn
vị, phòng ban được lượng hóa chi tiết, cụ thể để có được kết quả sử dụng cho công tác thi
đua khen thưởng công bằng và hiệu quả nhất(1). Nội dung và căn cứ các tiêu chí đánh giá
có thể là: hoàn thành kế hoạch sản xuất; phối hợp với các đồng nghiệp khác thực hiện
nhiệm vụ; thực hiện báo cáo kịp thời, hợp lý; chấp hành tốt nội quy, quy định của công ty;
có sáng kiến đóng góp, đảm bảo an toàn lao động… Xây dựng được một phương pháp
đánh giá có hiệu quả phụ thuộc nhiều vào năng lực của người làm công tác này.
Bổ sung thêm một số cách thức tuyên truyền, vận động người lao động hiểu được
ý nghĩa và tham gia tích cực vào các chương trình thi đua do công ty phát động. Hoạt
động này biểu hiện bằng các hình thức rất đơn giản như giao chỉ tiêu cho cá nhân, bộ
phận, treo các khẩu hiệu, truyền miệng hay thông qua website… nhưng để đảm bảo
hiệu quả thực sự lại là một điều rất khó.
Lãnh đạo cần quan tâm hơn đến việc tập huấn, không ngừng nâng cao năng lực
cho cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng nói chung, cán bộ làm công tác xây dựng
Quy chế TĐKT nói riêng kiến thức như Pháp luật về lao động, về TĐKT, về nhân sự,
tạo động lực, quan hệ lao động… để họ có những sản phẩm đầu ra ngày một hiệu quả
hơn cũng như có thể làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát động
phong trào thi đua, bình xét khen thưởng,…
Cán bộ làm công tác xây dựng Quy chế thi đua khen thưởng cần tham khảo, cập
nhật nhiều hơn các bộ quy chế TĐKT của các tổ chức, doanh nghiệp khác để mở mang
và trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng giúp xây dựng và ngày một hoàn thiện hơn quy
chế của công ty.
Không chỉ với ban lãnh đạo, cán bộ làm công tác xây dựng quy chế TĐKT mà
với mỗi cá nhân người lao động, thông qua Công đoàn, cần có sự quan tâm đúng mực
đến ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng để có những đóng góp, khuyến nghị
cùng xây dựng quy chế, vừa đảm bảo quyền lợi của bản thân, vừa có thể đóng góp vào
sự phát triển của công ty trên nhiều phương diện.

19


KẾT LUẬN
Cũng như việc xây dựng những văn bản quản lý khác, việc xây dựng và không
ngừng hoàn thiện Quy chế Thi đua khen thưởng luôn là một bài toán dành cho những
người làm nhân sự nói chung, người làm công tác thi đua khen thưởng nói riêng.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, việc ban hành các văn bản này đòi hỏi
thể hiện được tư duy, quan điểm của người lãnh đạo sao cho thu hút và giữ chân được
nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là nội dung và
thể thức của quy chế phải luôn mang được tính thời sự, cập nhật và thể hiện được văn
hóa đặc trưng của tổ chức.
Qua nghiên cứu, dưới cái nhìn còn chủ quan và có nhiều thiếu sót của tác giả, bài
tiểu luận đã nêu ra được những ưu điểm cũng như hạn chế và nguyên nhân của Quy
chế Thi đua khen thưởng Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, đồng thời đưa ra một
số giải pháp nhằm giúp Hội đồng xây dựng quy chế có thể sửa đổi, bổ sung, không
ngừng hoàn thiện quy chế ngày một chất lượng và đem lại hiệu quả cao hơn. Công tác
thi đua khen thưởng hoạt động có hiệu quả sẽ giúp tạo động lực cho người lao động,
nâng cao năng suất lao động, nâng tầm vị thế của công ty cũng như giúp công ty có thể
phát triển trên nhiều phương diện.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

TS. Lê Thanh Hà (2011), Giáo trình Quản trị nhân lực II, Nhà xuất bản Lao

động – xã hội, Hà Nội.
2 Brain E. Becker – Mark A. Huselid (2004), Sổ tay người quản lý – quản lý
nhân sự, Nhà xuất bản thành phổ Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh


3 Thanh Toàn (2015), Công ty CP Đường Quảng Ngãi: Thi đua giúp đơn vị vượt
khó, phát triển sản xuất kinh doanh
Được lấy về từ link: />
4 Bài giảng “Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng” (2016), Đại học Lao động –
xã hội

5 Báo cáo thường niên 2015 của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi
6 Luật thi đua khen thưởng 2003



×