Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.35 KB, 18 trang )

NỘI DUNG:
Lời mở đầu
I-Lý luận về con người
1- Các quan niệm khác nhau về con người
2-Con người là một thực thể sinh học-xã hội
3- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan
hệ xã hội
II-Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước
1-Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự vận động và phát triển
của đời sống xã hội
2-Vai trò của nguồn nhân lực
3-Thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay
4-Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đạI hoá ở nước ta
5-Những thành tích đã đạt được của việc giáo dục đào tạo nguồn nhân lực
6-Xây dựng môi trường xã hội tạo điều kiện để phát huy yếu tố con người
III-Kết luận
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học đã thực sự trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành
khoa họcvà công nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám ngày càng
chiếm tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm làm ra, con người càng tỏ rõ vai
trò quyết định của nó trong tiến trình phát triển của xã hội, của lịch sử
nhân loại. Biện chứng của sự phát triển trong trời đại ngày nay đang
đòi hỏi con người phải bộc lộ đầy đủ hơn nữa “ sức mạnh bản chất
người ” của mình một cách hiện thực và sinh động hơn, phong phú và
đa dạng hơn, văn hoá và trí tuệ hơn với những cá tính độc đáo và
những phẩm chất năng động, sáng tạo của con người hiện đại. Do vậy,
trong thời đại ngày nay, khi nói con người là nguồn lực quan trọng


nhất của sự phát triển xã hội,đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.Với tư cách ấy, con người đã được đặt ở vị trí
cao nhất của sự phát triển xã hội, tiến bộ lịch sử, thế giới tinh thần của
con người được coi là tinh hoa của lịch sử văn minh,văn hoá, là giá trị
của mọi giá trị, là cội nguồn của mọi sự phát triển.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới hơn lúc nào hết chúng ta cần phải
hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố
con người. Do vậy để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá thì một nước đang ở trình độ thấp, kém phát triển như nước ta
không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, nâng cao
dần chất lượng của người lao động, phát huy được nhân tố con người
để phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
2
I-Lý luận về con người.
1-Các quan niệm khác nhau về con người.
Chúng ta đều biết, với học thuyết duy vật về lịch sử của mình, các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định tiến trình phát triển lịch sử của
xã hội loài người là quá trình lịch sử-tự nhiên, là sự thay thế lẫn nhau của
các hình thái kinh tế-xã hội, hình thái kinh tế-xã hội cũ được thay thế bởi
hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn. Bằng hoàt động cải tạo thế giới, hoạt
động thực tiễn của mình, con người không chỉ phát triển và hoàn thiện
chính bản thân mình, mà còn sáng tạo ra lịch sử của chính mình-lịch sử xã
hội loài người.
Từ thời cổ đại đến nay, vấn đề con người luôn luôn giữ vị trí quan
trọng trong các học thuyết triết học.Triết học cổ đại coi conngười là tiểu vũ
trụ, bản chất con người là bản chất của vũ trụ.
Con người là vật cao quý nhất trong trời đất, là hoa của đất, là chúa tể của
muôn loài, chỉ đứng sau có thần linh. Con người được chia ra thành phần
hồn và phần xác.

Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng phần hồn là do thượng đế
sinh ra và qui định , chi phối phần xác, linh hồn con người là bất tử. Các
học thuyết triết học duy tâm tuyệt đối hoá hoạt động của đời sống tinh thần,
coi toàn bộ thế giới tinh thần bao gồm tư tưởng, tình cảm, khát vọng của
con người như một thực thể bị chia cắt khỏi quá trình tâm sinh học.Các
quan niệm duy tâm về bản chất của con người tìm thấy sự hoàn thiện của
mình trong hệ thống triết học duy tâm của Hê-ghen. Đặc biệt, Hê-ghen đã
3
đưa ra nhiều kiến giải có giá trị về vấn đề con người mặc dù hệ thống triết
học là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, đời sống con người chỉ được xem xét
về mặt tinh thần. Song He-ghen cũng là người đầu tiên thông qua việc xem
xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự
phát triển của đời sống cá nhân. Phơ-bách sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa
duy tâm Hê-ghen đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan
niệm con người của triết học He-ghen. Phơ-bách quan niệm con người là
sản phẩm tự nhiên, có bản tính tự nhiên, là con người sinh học trực quan, bị
phụ thuộc vào hoàn cảnh. Phơ-bách chứng minh mối liên hệ không chia cắt
được của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con
người.
Nhìn chung , các quan điểm triết học nói trên đều xem xét con
người một cách trừu tượng do đó đã đi đến những cách lý giải cực đoan,
phiến diện.
Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế, đồng
thời phát triển những quan niệm về con người đã có trong các học thuyết
triết học trước đây để đi tới quan niệm về con người hiện thực, con người
hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Với tư cách là con người
hiện thực, con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, đồng thời vừa
là chủ thể cảo tạo tự nhiên và xã hội. Hay nói cách khác, chủ nghĩa Mác
xem xét con người như một thực thể sinh học-xã hội.
2-Con người là một thực thể sinh học-xã hội.

Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của sự tiến hoá lâu dàI
của giới hữu sinh. Con người tự nhiên là con người sinh học mang bản tính
sinh vật. Cái sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện
tượng và quá trình tâm lý trong con người là điều kiện quyết định sự tồn tại
của con người. Song con người không phải là động vật thuần tuý như các
động vật khác mà là một động vật có tính chất xã hội với tất cả nội dung
4
văn hoá lịch sử của nó. Con người là sản phẩm của xã hội, là con người xã
hội, mang bản tính xã hội. Con người chỉ có thể tồn tại được mộtkhi con
người tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu sinh
học của mình. Lao động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người
và ý thức.
Chính lao động đã quy định bản chất xã hội của con người, quy định
cáI xã hội của con người và xã hội lại quy định sự hình thành cá nhân và
nhân cách. Vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội cùng các quy
luật biến đổi của chúng.
Với tư cách là con người xã hội, con người sản xuất ra của cải vật
chất, tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên, con người là chủ thể cải tạo
tự nhiên. Con người là sản phẩm của tự nhiên, con người chỉ có thể thống
trị tự nhiên nếu biết tuân theo và nắm bắt các quy luật của bản thân giới tự
nhiên.

Con người không những là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể cải
tạo xã hội. Bằng hoạt động lao động sản xuất, con người sáng tạo toàn bộ
nền văn hoá vật chất và tinh thần. Mặc dù tự nhiên và xã hội đều vận động
theo những quy luật khách quan, nhưng trong quá trình hành động, con
người luôn luôn xuất phát từ nhu cầu, động cơ và hứng thú, theo đuổi
những mục đích nhất định và do đó đã tìm cách hạn chế hay mở rộng phạm
vi tác dụng của quy luật cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.
Như vậy, con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, vừa là

chủ thể cải tạo tự nhiên và xã hội.

3-Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã
hội.
5
Xuất phát từ con người hiện thực, thực tiễn, Mác đã nhận thấy lao
động đóng vai trò quyết định trong việc phân định ranh giới giữa con người
và động vật.
Vì lao động là hoạt động xã hội nên mọi sự khác biệt giữa con người
và động vật đều là kết quả cuả cuộc sống con người trong xã hội. Cá nhân
là thực thể xã hội và bản chất con người có tính lịch sử cụ thể. Điều đó quy
định sự khác nhau của con người trong các thời đại khác nhau, sự khác
nhau này tuỳ thuộc vào sự phát triển của xã hội, sự thay đổi các quan hệ xã
hội và giao tiếp. Vì vậy, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội
trong hiện tại mà cả trong quá khứ.
Vậy, từ đó rút ra ba kết luận :
-Bản chất chung nhất, sâu sắc nhất của con người là tổng hoà
các mối quan hệ giữa người và người trong xã hội diễn ra trong hiện tại và
cả trong quá khứ.
-Bản chất của con người không phải là cố định, bất biến mà có
tính lịch sử cụ thể.
-Không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa
cá nhân và xã hội.
Nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước.

II-Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
1-Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự vận động và phát triển của
đời sống xã hội.

Từ xưa và cho đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn là một nước nông
nghiệp lạc hậu và chậm phát triển. Để mau chóng thoát khỏi tình trạng đó
chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hoá
6
hiện đại hoá. Công nghiệp hoá hiện đại hoá xã hội theo định hướng xã hội
chủ nghĩa vì mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
”, mà còn là “ một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh
vựcvủa đời sống xã hội ”. Phát triển con người Việt Nam hiện đại đó chính
là động lực là mục tiêu nhân văn là cơ sở lâu bền tạo đà cho bước phát triển
tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, mà chúng ta đang
thực hiện. Cái yếu tố đó mọi người dễ dàng nhận biết song để bảo đảm thực
hiện cho có hiệu quả và không mắc phải sai lầm thì lại không dễ dàng bởi
vì từ chỗ thấy được tính tất yéu không cẩn thận dễ xảy ra duy ý chí như đã
từng xảy ra trước đây hoặc trái lại nếu chỉ thấy khó khăn bất lợi thiếu điều
kiện mà không quyết tâm thực hiện sẽ tụt hậu xa so với thế hiới hoặc bằng
mọi cách mọi biện pháp giải quyết khó khăn đó bấ kể lợi hay hại sẽ dẫn đến
hậu quả khó lường trước được. Chính vì vậy cần nắm vững những quan
điểm cơ bản về công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Đối với nước ta đang trong trời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì việc
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một
nhiệm vụ to lớn và một yêu cầu khách quan bởi vì cơ sỏ vật chất kỹ thuật
của nền sản xuất hiện đại đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ
ngày càng cao hơn, hiện đại hơn, điều đó không chỉ dừng lại ở chỗ những
yếu tố của cơ sở sản xuất được cơ khí hoá mà trình độ công nghệ phải tiên
tiến và thường xuyên được đổi mới. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá chính
là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền
sản xuất hiện đại.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm thay đổi căn bản kỹ thuật công
nghệ sản xuất tăng năng suất lao động. Công nghiệp hoá chính là thực hiện
xã hội hoá về mặt kinh tế-kỹ thuật tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc

độ cao, góp phần ổn định ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá
của mọi thành vuên trong cộng đồng xã hội.
7

×