Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.25 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU
CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH

Sinh viên thực hiện : KHÚC QUANG HUY
Lớp

: DH07DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khóa

: 2007 - 2012

Tháng 07/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************



KHÚC QUANG HUY

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU
CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU
TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú y
chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn
ThS. PHAN QUANG BÁ

Tháng 07/2012
i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: KHÚC QUANG HUY
Tên luận văn: “Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó
được khám và điều trị tại trạm Thú y quận Bình Thạnh”
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo đúng yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn
Nuôi - Thú Y.
Ngày…….tháng…….năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

ThS. PHAN QUANG BÁ

ii



LỜI CẢM TẠ
 Kính dâng cha mẹ
Những cố gắng phấn đấu của con, niềm kính yêu và biết ơn vô hạn trước những khó
khăn, vất vả của cha mẹ để cho con yên tâm học tập có được ngày hôm nay.
 Thành kính ghi ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y cùng toàn thể quý Thầy Cô trong khoa đã
tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt
khóa học.
 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
ThS. Phan Quang Bá
BSTY. La Hồng Đạo
Đã hết lòng chỉ bảo, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thành khóa luận này.
 Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo trạm Thú y quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Quý cô chú, anh chị đang công tác tại trạm Thú y quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt
nghiệp.
Cám ơn các bạn trong và ngoài lớp DH07DY đã gắn bó, chia sẻ vui buồn cùng tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 07 năm 2012
Sinh viên

KHÚC QUANG HUY
iii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó
được khám và điều trị tại trạm Thú y quận Bình Thạnh” được tiến hành tại trạm Thú y
quận Bình Thạnh, thời gian từ ngày 06/02/2012 đến ngày 06/06/2012.
Qua thời gian khảo sát, chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
- Có 481 trường hợp chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trong tổng số
1422 chó được đem đến khám và điều trị tại Trạm, chiếm tỷ lệ 33,83 %, trong đó: ói mửa
(17,26 %), tiêu chảy (28,69 %), ói mửa kết hợp với tiêu chảy (54,05 %).
- Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo nhóm tuổi: < 2 tháng
(20,49 %), 2 - 6 tháng (40,45 %), > 6 - 12 tháng (35,65 %), > 12 tháng (30,73 %). Qua xử
lý thống kê cho thấy có sự khác biệt rất rất có nghĩa theo nhóm tuổi (P < 0,001).
- Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo nguồn gốc giống: giống
chó nội (32,36 %), giống chó ngoại (34,66 %). Qua xử lý thống kê cho thấy có sự khác
biệt không có nghĩa theo nguồn gốc giống (P > 0,05).
- Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính: chó đực (31,76
%), chó cái (35,40 %). Qua xử lý thống kê cho thấy có sự khác biệt không có nghĩa theo
giới tính (P > 0,05).
- Tỷ lệ các nhóm bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy: nghi bệnh Carré (11,64
%), nghi bệnh do Parvovirus (13,93 %), nghi bệnh do Leptospira spp (2,49 %), nghi bệnh
do giun sán (38,88 %), nghi bệnh do vi khuẩn khác (25,99 %), nghi ngộ độc (5,82 %),
nghi bệnh ghép (1,25 %).
- Hiệu quả điều trị chung: có 344 chó khỏi bệnh trong tổng số 481 chó bệnh có
triệu chứng ói mửa, tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 71,52 %. Trong đó, đạt hiệu quả điều trị cao
nhất là nghi bệnh do giun sán (97,33 %) và thấp nhất là nghi bệnh do bệnh ghép giun sán
(16,67 %).

iv



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ....................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ....................................................................ii
Lời cảm tạ .................................................................................................................. iii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iv
Mục lục ........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình ...................................................................................................... x
Danh sách các sơ đồ, biểu đồ ..................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
2.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ TRÊN CHÓ..........................................................3
2.2 PHUONG PHÁP CẦM CỘT CHÓ ĐỂ KHÁM.....................................................4
2.2.1 Buộc mõm.............................................................................................................4
2.2.2 Banh miệng...........................................................................................................4
2.2.3 Túm chặt gáy .......................................................................................................5
2.2.4 Buộc chó trên bàn mổ ..........................................................................................5
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ .................................5
2.3.1 Đăng ký và hỏi bệnh ............................................................................................5
2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng .............................................................................................5
2.3.3 Chẩn đoán cận lâm sàng .......................................................................................6
v



2.3.4 Chẩn đoán đặc biệt...............................................................................................7
2.4 CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ TRÊN CHÓ........................................................... 7
2.4.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh ................................................................... 7
2.4.2 Điều trị theo cách sinh bệnh ............................................................................... 7
2.4.3 Điều trị theo triệu chứng ..................................................................................... 7
2.4.4 Liệu pháp hỗ trợ.................................................................................................. 8
2.5 PHÒNG BỆNH ......................................................................................................8
2.5.1 Biện pháp vệ sinh ................................................................................................8
2.5.2 Biện pháp tiêm phòng .........................................................................................8
2.6 ĐẶC ĐIỂM ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ............................................... 9
2.6.1 Sơ lược bộ máy tiêu hóa của chó........................................................................ 8
2.6.2 Ói mửa ................................................................................................................ 9
2.6.3 Tiêu chảy .......................................................................................................... 10
2.7 MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ... 12
2.7.1 Bệnh Carré ........................................................................................................ 12
2.7.2 Bệnh do Parvovirus .......................................................................................... 17
2.7.3 Bệnh do Leptospira .......................................................................................... 21
2.7.4 Bệnh do giun sán .............................................................................................. 25
2.7.4.1 Bệnh do giun móc .......................................................................................... 25
2.7.4.2 Bệnh do giun đũa ........................................................................................... 26
2.7.4.3 Bệnh do sán dây............................................................................................. 28
2.7.5 Bệnh do vi khuẩn khác ..................................................................................... 29
2.7.5.1 Bệnh do nhiễm Escherichia coli.................................................................... 29
2.7.5.2 Bệnh viêm kết tràng do Salmonella .............................................................. 30
2.7.6 Ngộ độc............................................................................................................. 30
2.8 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CÓ TRIỆU
CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ......................................................... 31
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................... 32
3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ............................................................... 32
vi



3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................. 32
3.3 VẬT LIỆU ........................................................................................................... 32
3.3.1 Dụng cụ............................................................................................................. 32
3.3.2 Hóa chất ............................................................................................................ 32
3.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT .................................................................................... 33
3.5 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................................................................ 33
3.5.1 Hỏi bệnh sử và lập bệnh án .............................................................................. 33
3.5.2 Phân loại chó đến khám .................................................................................... 34
3.5.3 Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng ............................................................. 34
3.5.3.1 Khám chung ................................................................................................... 34
3.5.3.2 Khám hệ tim mạch......................................................................................... 35
3.5.3.3 Khám hệ hô hấp ............................................................................................. 35
3.5.3.4 Khám hệ tiêu hóa ........................................................................................... 35
3.6 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................................................36
3.7 CÔNG THỨC TÍNH CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ........................................... 36
38. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................... 36
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 37
4.1 TỶ LỆ CHÓ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN
TỔNG SỐ CHÓ KHẢO SÁT . ................................................................................. 37
4.1.1 Tỷ lệ các triệu chứng trong bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ................. 38
4.1.2 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo nhóm tuổi. ................... 38
4.1.3 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo nguồn gốc giống ......... 39
4.1.4 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính ....................... 39
4.2 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TRÊN CHÓ.. .......................... 40
4.2.1 Trường hợp chó nghi bệnh Carré ..................................................................... 41
4.2.2 Trường hợp chó nghi bệnh do Parvovirus ....................................................... 46
4.2.3 Trường hợp chó nghi bệnh do Leptospira ........................................................ 49
4.2.4 Trường hợp chó nghi bệnh do giun sán ............................................................ 51

4.2.5 Trường hợp chó nghi bệnh do vi khuẩn khác ................................................... 53
vii


4.2.6 Trường hợp chó nghi ngộ độc .......................................................................... 56
4.2.7 Trường hợp chó nghi bệnh ghép ...................................................................... 56
4.3 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHUNG ......................................................................... 57
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 61
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 61
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 64
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 65

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay.
MAT: Microscopic Agglutination Test.
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
CPV-2: Canine Parvovirus type 2.

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về hằng số sinh lý , sinh hóa máu trên chó……………….4
Bảng 4.1 Tỷ lệ các triệu chứng trong bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy .......... 39
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo nhóm tuổi ............. 40

Bảng 4.3 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo nguồn gốc giống... 41
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính ................ 41
Bảng 4.5 Tỷ lệ các nhóm bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ............................. 42
Bảng 4.6 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo
nhóm tuổi, nguồn gốc giống, giới tính ...................................................................... 43
Bảng 4.7 Tỷ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus theo
nhóm tuổi, nguồn gốc giống, giới tính ...................................................................... 47
Bảng 4.8 Tỷ lệ chó nghi bệnh do Leptospira theo
nhóm tuổi, nguồn gốc giống, giới tính ...................................................................... 50
Bảng 4.9 Tỷ lệ chó nghi bệnh do giun sán theo
nhóm tuổi, nguồn gốc giống, giới tính ...................................................................... 53
Bảng 4.10 Tỷ lệ chó nghi bệnh do vi khuẩn khác theo
nhóm tuổi, nguồn gốc giống, giới tính ...................................................................... 55
Bảng 4.11 Tỷ lệ chó nghi ngộ độc theo nhóm tuổi, nguồn gốc giống, giới tính ...... 57
Bảng 4.12 Kết quả điều trị từng nhóm bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ........ 59
Bảng 4.13 Kết quả điều trị dựa vào thời gian
chó mang triệu chứng trước khi đến khám………………………………………….60

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Sơ lược bộ máy tiêu hóa của chó ................................................................. 9
Hình 2.2 Hình dạng virus gây bệnh Carré trên chó .................................................. 12
Hình 2.3 Chó sừng hóa ở gan bàn chân trong bệnh Carré ........................................ 15
Hình 2.4 Hình dạng Parvovirus trên chó .................................................................. 17
Hình 2.5 Hình dạng Leptospira trên chó .................................................................. 22
Hình 2.6 Trứng và hình dạng giun móc Ancylostoma caninum ............................... 26
Hình 2.7 Trứng và hình dạng giun đũa Toxocara canis ........................................... 28

Hình 2.8 Giun đũa trong ruột non của chó ............................................................... 28
Hình 2.9 Hình dạng Dipylidium caninum ................................................................. 29
Hình 4.1 Chó tiêu chảy trong nghi bệnh Carré ......................................................... 45
Hình 4.2 Sừng hóa gan bàn chân trên chó trong nghi bệnh Carré ............................ 45
Hình 4.3 Mụn mủ vùng da bụng trên chó trong nghi bệnh Carré ............................. 46
Hình 4.4 Chó ói mửa trong nghi bệnh do Parvovirus .............................................. 48
Hình 4.5 Chó tiêu chảy máu tanh, màu đỏ trong nghi bệnh do Parvovirus ............. 49
Hình 4.6 Chó bị vàng mắt trong nghi bệnh do Leptospira ...................................... 51

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TRANG
Sơ đồ 2.1 Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó ..................................... 18
Sơ đồ 2.2 Cách lây lan trong bệnh do Leptospira .................................................... 23
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ................................. 38

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày
càng được cải thiện, nhu cầu giải trí cũng gia tăng theo. Đây là một động lực mạnh mẽ để
phong trào nuôi các loài động vật kiểng để đáp ứng thú vui tao nhã của con người trở nên
phổ biến, do đó nhu cầu nuôi chó ngày càng phát triển.
Đi đôi với sự tăng nhanh về số lượng và chủng loại chó là sự gia tăng tỷ lệ nhiễm
các bệnh, đặc biệt là những bệnh tác động trên đường tiêu hóa. Chó nhiễm bệnh trên

đường tiêu hóa có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy hoặc cả hai sẽ làm cho chúng bị suy yếu
nghiêm trọng. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, ... Bệnh gây nên những tác
hại nhất định về kinh tế cũng như giá trị tinh thần cho chủ nuôi khi chó bị tử vong. Do đó,
biện pháp vệ sinh thú y đóng vai trò quan trọng không kém trong việc góp phần cải thiện
và nâng cao tình trạng sức khỏe của chó. Để chẩn đoán nhanh, chính xác và chủ động
trong việc phòng và điều trị bệnh trên chó, việc theo dõi về mặt dịch tễ đối với nhóm
bệnh này là rất cần thiết.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về một số bệnh trên đường tiêu hóa, đặc biệt là
các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy xảy ra trên chó, được sự cho phép của bộ môn
Cơ thể - Ngoại khoa, khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Phan Quang Bá phối hợp với trạm Thú y quận Bình
Thạnh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói
mửa, tiêu chảy trên chó được khám và điều trị tại trạm Thú y quận Bình Thạnh.”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy xảy ra trên chó nhằm nâng
cao sự hiểu biết về bệnh và ghi nhận kết quả điều trị tại trạm Thú y quận Bình Thạnh.

1


1.2.2 Yêu cầu
- Ghi nhận thông tin về những ca bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó
theo nhóm tuổi, nguồn gốc giống, giới tính.
- Ghi nhận hiệu quả điều trị.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý trên chó
Theo Nguyễn Phước Trung (2002), có các chỉ tiêu như sau:
- Thân nhiệt bình thường của chó: 38,50C – 390C. Chó non thân nhiệt 35,60C –
36,50C lúc sơ sinh, sau 1 tuần tăng lên 37,80C.
- Tần số hô hấp:
+ Chó non 18 – 20 lần/phút.
+ Chó trưởng thành 16 -18 lần/phút.
+ Chó già 14 – 16 lần/phút.
- Nhịp tim:
+ Chó non 110 – 120 lần/phút.
+ Chó trưởng thành 90 – 100 lần/phút.
+ Chó già 70 – 80 lần/phút.
- Tuổi trưởng thành sinh dục:
+ Chó đực 8 – 10 tháng tuổi.
+ Chó cái 6 – 15 tháng tuổi (tùy theo giống và cá thể).
- Chu kỳ lên giống : 2 lần/năm.
-Thời gian động dục trung bình 12 – 21 ngày.
- Thời gian phối giống có hiệu quả: ngày thứ 9 và 13 của chu kỳ động dục.
- Thời gian mang thai: 58 – 63 ngày.
- Số con trong 1 lứa đẻ: tùy từng giống chó, thông thường 3 – 15 con /lứa.
- Chó mẹ có độ tuổi từ 2 - 3,5 năm tuổi có số con đẻ ra và nuôi sống tốt nhất.
- Tuổi cai sữa của chó con khoảng 8 tuần tuổi kể từ khi được sinh ra.

3


Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về hằng số sinh lý , sinh hóa máu trên chó
(Nguồn R.moraillon và cộng sự )
Chỉ Tiêu


Trung Bình

Đơn Vị

Erythrocyte

5,5 – 8,5

Triệu/mm3

Hemoglobin

12 – 18

g%

Hematocrit

37 – 55

ml/100ml

Leukemia

6 – 18

ngàn/mm3

Neutrophile


45 – 70

%

Lymphocyte

30 – 60

%

Monocyte

2–7

%

Eosinophil

2 – 10

%

Basophile

0–1

%

Calcium


0,4 – 12,2

mg/dl

Magnesium

1,8 – 2,5

mg/dl

Phosphore

4–8

mg/dl

0,2 – 0,5

g/l

Percentage of leukocyte

Ure

2.2 Phương pháp cầm cột chó để khám
2.2.1 Khớp miệng
Dùng 1 sợi dây mềm đối với 1 nút giữ chặt đươc đưa vào trong miệng chó, để nút
cột nằm trên mũi của chó. Đưa hai đầu dây xuống hàm dưới và cột thêm nút đơn giản ở
dưới cằm chó, sau đó đưa 2 đầu sợi dây lên cổ xuống phía sau tai rồi cột cố định lại.

Phương pháp này áp dụng cho chó hung dữ khi khám và điều trị.
2.2.2 Mở rộng miệng
Dùng 1 dụng cụ đặc biệt để banh miệng chó khi cần để khám kiểm tra vùng miệng
hay cho uống thuốc. Thông thường chó kháng cự lại khi đưa dụng cụ vào miệng chó, nên
việc dùng thuốc an thần hay thuốc gây mê là cần thiết (Lê Văn Thọ, 2006).
4


2.2.3 Cố định gáy
Động tác này áp dụng đối với những chó hung dữ và không có chủ ngay bên cạnh
lúc điều trị, dùng trong lúc khám, đo thân nhiệt, chích thuốc, để tránh trường hợp chó
quay lại cắn.
Cần chú ý đối với những giống chó mõm ngắn, mắt lồi (như giống chó Bắc Kinh)
vì dễ gây thương tổn mắt của chúng.
2.2.4 Cố định chó trên bàn mổ
Tùy theo mục đích của cuộc giải phẫu và vị trí của vết mổ mà người ta buộc chó
theo nhiều cách khác nhau: nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng một bên (Lê Văn Thọ,
2006).
2.3 Các phương pháp chẩn đoán trên chó
Theo Nguyễn Văn Phát (2006), trong công tác chẩn đoán việc khám chó được tiến
hành theo một trình tự nhất định với các nội dung sau sẽ giúp cho việc chẩn đoán điều trị
được chính xác hơn, nhờ đó theo dõi và ghi nhận biện pháp điều trị hiệu quả hơn.
2.3.1 Đăng ký và hỏi bệnh
- Ghi rõ tên thú, tên chủ, địa chỉ, giống, phái tính, trọng lượng, độ tuổi, thời gian
xảy ra bệnh cách đó bao lâu...
- Hỏi về nguồn gốc, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, các triệu chứng đã xảy ra
trước đó, các biện pháp và thuốc đã điều trị trước đó.
2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng
- Khám chung.
- Kiểm tra thân nhiệt và quan sát thể trạng thú.

- Khám niêm mạc.
- Khám hạch bạch huyết.
- Khám lông, da: kiểm tra độ đàn hồi da, quan sát đánh giá sự mất nước.
- Khám hệ tim mạch: nghe nhịp tim, đánh giá tiếng tim.
- Khám hệ hô hấp:
+ Kiểm tra tần số hô hấp, các thể thở của thú.
+ Đánh giá tính chất âm của hô hấp.
5


+ Sờ nắn vùng phổi xem phản ứng đau của thú.
+ Quan sát đánh giá mũi, dịch mũi, gương mũi thú.
- Khám mắt, hệ cơ xương, hệ niệu dục và các phản xạ thần kinh để biết thêm về
sức khỏe của thú.
- Khám hệ tiêu hóa:
+ Khám miệng, răng, lưỡi, nướu răng ở miệng, các rối loạn nhai, nuốt, ói...
+ Quan sát, sờ nắn vùng bụng xem các phản ứng đau của thú, xem thú có bị đầy
hơi, ăn không tiêu, báng nước hay táo bón không.
+ Quan sát, sờ nắn vùng thực quản xem thú có phản ứng đau do sưng hay tắc thực
quản do ngoại vật.
+ Kiểm tra màu sắc, tính chất đặc hay lỏng, mùi phân cũng như các tính chất của
chất nôn.
2.3.3 Chẩn đoán cận lâm sàng
Kiểm tra máu: đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, xem tươi tìm giun tim, thực hiện
các phản ứng huyết thanh học, tìm ký sinh trùng đường máu (Babesia). Kiểm tra một số
chỉ tiêu sinh hóa máu (Creatinine, protein tổng số, Albumine, Bilirubine, glucose...)
Kiểm tra phân: tìm ký sinh trùng đường ruột bằng phương pháp phù nổi với nước
muối bão hòa.
Kiểm tra nước tiểu: quan sát màu sắc, đo tỉ trọng, độ nhớt, độ pH, glucose, nitrit,
urobilirubine, xét nghiệm vi sinh vật, sự hiện diện của hồng cầu, bạch cầu, cặn nước

tiểu...
Kiểm tra dịch chọc dò: để xác định lượng protein trong dịch chọc dò, để phân biệt
với dịch thẩm xuất bằng phản ứng Rivalta.
Kiểm tra chất cạo từ lông, da và dịch mũi:
+ Kiểm tra ký sinh trùng trên da
+ Nuôi cấy nấm trên môi trường Sabouraud.
+ Xét nghiệm dịch mũi: nuôi cấy, phân lập và thử kháng sinh đồ.
2.3.4 Chẩn đoán đặc biệt
Chụp X – Quang xác định dị vật hay gãy xương...
6


Siêu âm xem nội quan, chẩn đoán có thai...
Sử dụng các loại kính, đèn soi (kiểm tra sự co giãn của đồng tử trong các ca ngộ
độc hay dùng để khám tai và miệng).
2.4 Các liệu pháp điều trị trên chó
Theo Nguyễn Như Pho (2000), các liệu pháp sau đây thường được áp dụng:
2.4.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Đây là cách điều trị bệnh trực tiếp, tác động vào tác nhân gây bệnh sau khi đã xác
định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Ưu điểm: diệt trừ nhanh chóng căn bệnh, hiệu quả điều trị rất cao, rất hiếm khi có
hiện tượng tái phát.
Nhược điểm: cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
2.4.2 Điều trị theo cơ chế sinh bệnh
Trong quá trình gây bệnh, bệnh sẽ trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn.Từ khi
mầm bệnh xâm nhập đến khi gây thành bệnh, cơ thể chó bệnh sẽ trải qua các thời kỳ sau:
thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ phát bệnh, thời kỳ toàn phát, thời kỳ lành bệnh và thời kỳ phục
hồi lại sức khỏe. Sự tiến triển của bệnh qua các thời kỳ trên với các triệu chứng biểu hiện
bên ngoài được gọi là cách sinh bệnh. Sự nghiên cứu cách sinh bệnh sẽ giúp chúng ta tiên
lượng, đánh giá được các hậu quả sẽ xảy ra ở các giai đoạn kế tiếp.

Điều trị theo cách sinh bệnh là dùng các biện pháp điều trị để cắt đứt bệnh ở một
khâu nào đó, ngăn chặn hậu quả sẽ xảy ra tiếp theo.
Ví dụ: cung cấp nước và chất điện giải đầy đủ cho chó trong trường hợp tiêu chảy
nặng nhằm chống lại hậu quả do mất nước và chất điện giải khi các triệu chứng này chưa
xảy ra.
2.4.3 Điều trị theo triệu chứng
Đây là cách điều trị phổ biến trong thú y, điều trị dựa trên biểu hiện lâm sàng mà
không biết được chính xác tác nhân gây bệnh. Mục đích của liệu pháp điều trị là nhằm
kịp thời ngăn chặn các triệu chứng nguy kịch, có khả năng đe dọa tính mạng của chó. Ví
dụ: dùng thuốc cầm tiêu chảy trong trường hợp tiêu chảy nhiều hoặc dùng thuốc an thần
khi chó bị co giật.
7


2.4.4 Liệu pháp hỗ trợ
Đây là liệu pháp hết sức quan trọng trong công tác điều trị bệnh, mục đích là nâng
cao sức đề kháng và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho thú vượt qua cơn bệnh. Cần
đảm bảo những điều sau:
Thức ăn phải ngon miệng và dễ tiêu hoá.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.
Bổ sung kịp thời các chất cơ thể đang thiếu như: vitamine, khoáng.
Có chế độ ăn uống thích hợp cho từng loại bệnh. Các trường hợp cắt ruột phải cho
chó nhịn ăn vài ngày. Sau đó cho chó uống sữa, nước cháo lỏng rồi chuyển dần sang thức
ăn dễ tiêu hóa, khoảng 2 ngày sau mới cho ăn bình thường trở lại.
2.5.Phòng bệnh
2.5.1.Biện pháp vệ sinh
- Quét dọn sạch sẽ và định kỳ sát trùng chuồng nuôi
- Giữ vệ sinh, tắm rửa cho thú, rửa sạch khay đựng thức ăn nước uống.
2.5.2 Biện pháp tiêm phòng
Tiêm vaccine (Tetradog, Hexadog, Recombitek...) cho những thú trong tình trạng

khỏe mạnh sức khỏe tốt, không nhiễm bệnh và trưởng thành về hệ thống miễn dịch. Khi
dùng loại vaccine nào thì cần tuân thủ đúng theo quy trình tiêm chủng của vaccine đó.
Khi chó 2 tháng tuổi tiêm lần thứ nhất, sau 30 ngày tiêm nhắc lại lần 2 và mỗi năm tiêm
nhắc lại 1 lần (Trần Thanh Phong ,2010).

8


2.6 Đặc điểm ói mửa, tiêu chảy trên chó
2.6.1 Sơ lược bộ máy tiêu hóa của chó

Hình 2.1 Sơ lược bộ máy tiêu hóa của chó
(Nguồn: www.vetmed.wsu.edu)
Hệ thống tiêu hóa bao gồm đường tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
Đường tiêu hóa dọc theo cơ thể từ miệng tới hậu môn, chiếm thể tích lớn nhất
trong hệ thống xoang của cơ thể. Đường tiêu hóa gồm xoang miệng, yết hầu, thực quản,
dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn.
Tuyến nước bọt, tuyến tụy và gan được tiết vào đường tiêu hóa qua ống tiết.
Tỷ lệ bệnh trên đường tiêu hóa cao nhất trong các loại bệnh ở chó và gây thiệt hại
khá nghiêm trọng. Các triệu chứng thường gặp khi chó có vấn đề trên đường tiêu hóa:
chó sốt, bỏ ăn, lừ đừ, suy nhược, táo bón, tiêu chảy, ói mửa, …
2.6.2 Ói mửa
Theo Hồ Thị Mỹ Hạnh (2006) ói mửa là hiện tượng bệnh lý, có 2 dạng: phản xạ
hay do trung khu nôn bị kích thích.
9


 Ói mửa dạng phản xạ: do ngoại vật kích thích vào vòm khẩu cái, cuống lưỡi,
hầu hay do dạ dày bị chướng hơi, viêm loét hay ký sinh trùng kích thích ói
mửa, viêm màng bụng. Ngoài ra, bệnh ở tử cung cũng có thể gây ra hiện

tượng ói mửa.
 Ói mửa do trung khu nôn bị kích thích gặp trong các bệnh: viêm màng não, u
não, độc tố vi trùng trong các bệnh truyền nhiễm và các bệnh trúng độc khác.
Những lưu ý khi kiểm tra hiện tượng ói mửa:
 Số lần ói, thời điểm xuất hiện, tính chất, mùi và thành phần các chất, dịch ói
mửa ra.
 Nếu chỉ ói một lần, chó vẫn ăn bình thường và sau đó không ói nữa là do chó
ăn quá nhiều. Ói vài lần trong ngày là do những nguyên nhân gây kích thích
lâu (các bệnh gây trúng độc).
 Sau khi ăn mà ói ngay thường do các bệnh ở dạ dày hoặc thời gian sau mới ói
có thể do các bệnh tắc ruột.
 Các chất, dịch ói ra có lẫn máu: do viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày. Ruột
non (tá tràng) bị tắc: chất dịch ói ra có lẫn máu, màu vàng hay màu đục. Ruột
già bị tắc: chất, dịch ói ra có lẫn phân, mùi thối.
2.6.3 Tiêu chảy
Theo Hồ Thị Mỹ Hạnh (2006), tiêu chảy là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự gia
tăng đồng thời hoặc riêng lẻ của: lượng phân hằng ngày, lượng nước trong phân và số lần
đi tiêu.
Các chỉ tiêu cần chú ý khi chó bị tiêu chảy:
Số lượng phân
 Tùy thuộc vào số lượng thức ăn, loại thức ăn và chất lượng thức ăn.
 Chó bị tiêu chảy thì lượng phân nước nhiều hơn bình thường.
 Chó bị táo bón thì phân bón, số lượng ít. Hầu hết các bệnh sốt cao đều gây
bón, số lượng ít.
Độ cứng phân
 Do chất lượng thức ăn, tỷ lệ nước và chức năng tiêu hóa quyết định.
10


 Phân nhão hơn bình thường là do nhu động ruột tăng, lượng nước trong phân

nhiều.
 Phân khô và cứng hơn bình thường do nhu động ruột giảm.
Màu sắc phân
 Phụ thuộc vào thức ăn, độ tuổi của chó.
 Phân có lẫn máu đỏ tươi: do đoạn ruột sau chảy máu.
 Phân có lẫn máu đỏ thẫm: do đoạn ruột trước chảy máu.
 Chó bị táo bón thì phân có màu đen hơn bình thường.
Mùi phân
 Phân của loài ăn thịt thối hơn loài ăn cỏ.
 Chó bị viêm ruột nặng phân lỏng và thối
 Chó bị bệnh thường có các chất lạ trong phân như: niêm dịch, mủ, máu, …
 Phân có lẫn mủ hay các tổ chức nhỏ là do loét hay ổ mủ ở thành niêm mạc
ruột gây ra.
2.6.3.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy
Theo Nguyễn Văn Phát (2006), hiện tượng tiêu chảy có thể do một số nguyên
nhân:
 Thay đổi thức ăn đột ngột.
 Thức ăn kém phẩm chất: ôi thiu, lên men, thức ăn khó tiêu, thức ăn có chứa
chất độc.
 Nơi ở của chó kém vệ sinh.
 Do các bệnh truyền nhiễm: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, …
2.6.3.2 Cơ chế gây tiêu chảy
Nhu động ruột tăng: phân đi quá nhanh từ ruột non đến ruột già, không đủ thời
gian để hút nước và cô đặc lại.
Các tuyến tiêu hóa tăng tiết: do một số trường hợp bệnh lý mà lượng chất tiết vào
lòng ruột ống tiêu hóa quá nhiều mà ruột không thể tái hấp thu được. Ngược lại, nếu giảm
tiết thì sẽ làm giảm việc cung cấp các enzyme tiêu hóa.

11



Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn: thức ăn đi qua ruột quá nhanh, các
enzyme tiêu hóa không xử lý hết.
Các rối loạn của sự hấp thu do tổn thương niêm mạc, nhu động ruột tăng.
2.6.3.3 Hậu quả
Tiêu chảy cấp: rối loạn xảy ra chủ yếu ở quá trình chuyển hóa nước và muối.
Tiêu chảy mãn: do thời gian tiêu chảy kéo dài dẫn đến rối loạn hấp thu, thiếu
protein, vitamine, muối canxi, thiếu máu.
2.7 Một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó
2.7.1 Bệnh Carré
2.7.1.1 Đặc điểm của bệnh
Bệnh Carré là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống
Morbillivirus gây nên với đặc điểm gây chết với tử số cao trên các loài thú ăn thịt, đặc
biệt là loài chó và nhất là chó con.
Trên chó con, bệnh thường lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt hai pha, viêm
phổi, viêm ruột, nổi những mụn mủ ở vùng da ít lông, … Ở giai đoạn cuối thường xuất
hiện triệu chứng thần kinh. Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có sự kế phát các vi khuẩn ký sinh
ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, …(Trần Thanh Phong ,2010)

Hình 2.2 Hình dạng virus gây bệnh Carré trên chó
(Nguồn: www.marvistavet.com/html/canine_distemper.html)

12


×