Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON THEO MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.2 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI VÀ
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON
THEO MẸ

Sinh viên thực hiện : LÊ NGỌC THÀNH
Lớp

: DH07TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2007 – 2012

Tháng 7/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
******************


LÊ NGỌC THÀNH

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI VÀ
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO CON
THEO MẸ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
chuyên ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. Võ Thị Trà An
Tháng 7/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: LÊ NGỌC THÀNH
Tên luận văn: “Khảo sát sức sinh sản của nái và các bệnh thường gặp
trên heo con theo mẹ”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa, ngày ……. tháng
…… năm …..
Thư ký hội đồng

Giáo viên hướng dẫn

TS. VÕ THỊ TRÀ AN

ii



LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian qua, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM là căn nhà thứ
hai của em. Toàn thể Thầy Cô và tất cả bạn bè đã tận tâm truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm quý báu cũng như tiếp thêm sức mạnh và động lực giúp em hoàn thành
tốt chương trình học của mình.
XIN GỞI LỜI BIẾT ƠN
Cô Võ Thị Trà An đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y.
Cùng toàn thể Quý Thầy Cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y.
Gia Đình đã luôn yêu thương, che chở và dạy bảo giúp con có nghị lực, phấn
đấu để có được ngày hôm nay.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM TẠ
Chú Chiến chủ trại heo tư nhân Chiến Hiền.
Toàn thể Chú, Bác, Anh, Em công nhân đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuân lợi cho em thực hiện đề tài trong suốt
thời gian thực tập tại trại heo.
CẢM ƠN
Toàn thể các bạn lớp DH07 TY thân yêu và những người bạn yêu quý đã thương
yêu, chia sẻ và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

LÊ NGỌC THÀNH

iii


TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện từ ngày 14 /2/2012 đến ngày 10/5/2012 tại trại heo tư
nhân Chiến Hiền với nội dung “khảo sát khả năng sinh sản của nái và bệnh thường
gặp trên heo con theo mẹ” nhằm đóng góp cơ sở dữ liệu cho công tác giống, tình
hình bệnh trên heo con theo mẹ. Đề tài thực hiện trên 41 nái đẻ, 38 nái nuôi con,
415 heo con sơ sinh, 396 heo con sơ sinh còn sống, 376 heo con giao nuôi, 361 heo
con cai sữa.
Kết quả trung bình về khả năng sinh sản của nái được ghi nhận như sau: số
con đẻ ra trên ổ là 10 con, số con sơ sinh còn sống trên ổ là 9,59 con, trọng lượng
toàn ổ heo con sơ sinh còn sống là 14,9 kg, trọng lượng bình quân heo con sơ sinh
còn sống trên ổ là 1,57 kg, số heo con giao nuôi là 9,83 con, số con cai sữa trên ổ là
9,43 con, trọng lượng toàn ổ cai sữa đã điều chỉnh là 53,69 kg, trọng lượng bình
quân heo con cai sữa đã hiệu chỉnh là 5,66 kg. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trung bình
là 8,01%, trong giai đoạn khảo sát không ghi nhận trường hợp heo con ho.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... ix
Danh sách các bảng .....................................................................................................x
Danh sách các sơ đồ .................................................................................................. xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2

1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái ...........................................3
2.1.1 Yếu tố di truyền ..................................................................................................3
2.1.2 Yếu tố ngoại cảnh...............................................................................................4
2.2 Một số bệnh ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái .......................................5
2.2.1 Bệnh dịch tả heo .................................................................................................5
2.2.2 Bệnh do Parvovirus............................................................................................6
2.2.3 Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (Porcin Reproductive and
Respiratory Syndrome – PRRS) .................................................................................6
2.2.4 Bệnh Aujeszky (giả dại) .....................................................................................6
2.2.5 Bệnh do Leptospira ............................................................................................7
2.3 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con theo mẹ ....................................................7
2.4 Bệnh tiêu chảy heo con .........................................................................................8
2.5 Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ..........................................................................8

v


2.5.1 Do heo mẹ ..........................................................................................................8
2.5.2 Do heo con .........................................................................................................9
2.5.3 Do chăm sóc nuôi dưỡng .................................................................................10
2.5.4 Do điều kiện môi trường và ngoại cảnh ...........................................................11
2.5.5 Do vi sinh vật ...................................................................................................11
2.6 Triệu chứng .........................................................................................................12
2.7 Cơ chế của tiêu chảy ...........................................................................................13
2.8 Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo ........................................................................14
2.9 Nguyên nhân gây bệnh hô hấp ............................................................................15
2.10 Tóm tắt một số nguyên cứu trước .....................................................................16

2.10.1 Khả năng sinh sản của nái ..............................................................................16
2.10.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................19
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................19
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................19
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................19
3.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................19
3.3 Giới thiệu sơ lược về trại tư nhân Chiến Hiền ....................................................19
3.3.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................19
3.3.2 Lịch sử hình thành ............................................................................................19
3.3.3 Nhiệm vụ và hướng phát triển của trại.............................................................19
3.3.4 Cơ cấu đàn ........................................................................................................19
3.4 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng ở trại ...........................................................20
3.4.1 Chuồng trại và trang thiết bị chuồng trại .........................................................20
3.4.1.1 Chuồng trại ....................................................................................................20
3.4.1.2 Trang thiết bị chuồng trại ..............................................................................20
3.4.2 Thức ăn và nước uống ......................................................................................21
3.4.2.1 Thức ăn..........................................................................................................21
3.4.2.2 Nước uống .....................................................................................................22

vi


3.4.3 Quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại ............................................................22
3.4.4 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái đẻ, nuôi con, heo con sơ sinh và heo
con theo mẹ ...............................................................................................................23
3.4.5 Quy trình thú y .................................................................................................25
3.5 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................25
3.5.1 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của nái ........................................................25
3.5.1.1 Số heo con đẻ ra trên ổ (con/ổ) .....................................................................25

3.5.1.2 Số heo con sơ sinh còn sống (con/ổ) .............................................................26
3.5.1.3 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo
con sơ sinh còn sống .................................................................................................26
3.5.1.4 Số heo con giao nuôi (con/ổ) ........................................................................26
3.5.1.5 Số heo con cai sữa (con/ổ) ............................................................................26
3.5.1.6 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (kg/ổ) ...................................................26
3.5.1.7 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (kg/con) (TLBQHCCS) .................26
3.5.2 Các bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ .....................................................26
3.5.2.1 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................27
3.5.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi các bệnh trên heo con theo mẹ ....................................27
3.6 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................28
4.1 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của nái ...........................................................28
4.1.1 Số heo con đẻ ra trên ổ .....................................................................................28
4.1.2 Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ ..................................................................29
4.1.3 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân heo
con sơ sinh còn sống .................................................................................................31
4.1.4 Số heo con giao nuôi ........................................................................................33
4.1.5 Số heo con cai sữa ............................................................................................33
4.1.6 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (kg/ổ) ......................................................34
4.1.7 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ...........................................................36
4.2 Các bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ ........................................................37

vii


4.2.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................37
4.2.2 Tỷ lệ ngày con hô hấp ......................................................................................38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................39
5.1 Kết luận ...............................................................................................................39

5.2 Đề nghị ................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40
PHỤ LỤC .................................................................................................................45

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSIF: National Swine Improvement Federation

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hệ số di truyền một số tính trạng trên heo nái ...........................................4 
Bảng 2.2: Tần xuất phân lập mầm bệnh gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ ..11 
Bảng 3.1: Cơ cấu đàn heo .........................................................................................20 
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng cám cho từng loại heo .......................................21 
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng cám 550 S, 551 S...............................................22 
Bảng 3.4: Quy trình thú y ..........................................................................................25 
Bảng 3.5: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi ....26 
Bảng 4.1: Số heo con đẻ ra trên ổ .............................................................................28 
Bảng 4.2: Số heo sơ sinh còn sống ...........................................................................30 
Bảng 4.3: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống và trọng lượng bình quân
heo con sơ sinh còn sống...........................................................................................31 

x



DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh......................................................................................13 

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Trong đó, chăn nuôi heo là nghề sản xuất truyền thống và là nguồn thu nhập quan
trọng của nhiều hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam.
Ngày nay chăn nuôi heo ở nước ta không ngừng phát triển, từ chăn nuôi nhỏ
lẻ hộ gia đình đến chăn nuôi theo hình thức công nghiệp với quy mô lớn và mức độ
tập trung cao.
Qua thực tế để chăn nuôi heo thành công thì phải phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như giá cả trong đó có giá thức ăn và giá bán heo tùy theo đối tượng heo
nuôi, khả năng sinh sản của nái, dịch bệnh … Nhưng hai yếu tố quan trọng nhất có
ảnh hưởng đến sự thành công đó là khả năng sinh sản của nái và bệnh thường gặp ở
heo nhất là heo con theo mẹ. Trong các bệnh thường gặp ở heo con theo mẹ thì
bệnh tiêu chảy và hô hấp là những bệnh thường xảy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng
nhất lên sức khỏe đàn heo, tỷ lệ chết và trọng lượng heo khi cai sữa.
Do đó, việc đánh giá khả năng sinh sản của nái và tình hình dịch bệnh, để có
biện pháp phòng trị hiệu quả nhất để bảo vệ đàn heo nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế cho nhà chăn nuôi là yêu cầu rất cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự
chấp nhận của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, với sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Trà An và sự giúp đỡ của trại chăn
nuôi heo tư nhân Chiến Huyền, huyện Hớn Quảng, tỉnh Bình Phước chúng tôi tiến
hành đề tài khảo sát khả năng sinh sản của nái và các bệnh thường gặp trên heo con

theo mẹ.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh sản của đàn nái từ lúc đẻ cho đến khi cai sữa và
các bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ đến cai sữa.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi, ghi nhận các chỉ tiêu sinh sản của nái, các chỉ tiêu tăng trưởng
của heo con và tỷ lệ các bệnh thường xảy ra.
- Ghi nhận kết quả điều trị

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái
2.1.1 Yếu tố di truyền
Là đặc tính sinh học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác những đặc
tính của tổ tiên đã có. Những giống có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản và
sức đề kháng tốt thì thế hệ con của nó cũng mang những đặc điểm đó và ngược lại.
Khi chọn heo làm giống phải dựa trên phả hệ của giống đó thông qua thành
tích ông bà, cha mẹ xem có tốt không rồi mới tiến hành để chọn giống.
Theo Morrow (1986) (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), khả năng sinh sản
của một số giống được đánh giá theo thứ tự từ xấu đến tốt như sau: Duroc,
Yorkshire, Landrace, Pietrain. Thường heo nái lai có khả năng đậu thai tốt và số heo
con đẻ ra trong một lứa nhiều hơn so với heo nái giống thuần.

Theo Galvil và ctv (1993) (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), cho rằng tính
mắn đẻ của heo nái phần lớn là do di truyền từ đời trước truyền lại cho con cháu các
đặc điểm của mình. Đặc tính này không thể thay đổi được mặc dù đã có những biện
pháp khác như dinh dưỡng và kỹ thuật phối giống tốt.
Theo Trần Thị Dân (2003), sự sai lệch về di truyền chịu trách nhiệm đến
50% của số phôi thai chết, dù vật nuôi ở ngoại cảnh tốt nhất cũng không thể làm
cho con vật vượt khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó.
Hệ số di truyền (h2) được dùng để đo lường sự di truyền của tính trạng và
cho biết trung bình thế hệ sau giống thế hệ trước là bao nhiêu.
Hệ số di truyền (h2) được trình bày qua Bảng 2.5

3


Bảng 2.1: Hệ số di truyền một số tính trạng trên heo nái
STT

Hệ số di truyền ( h2)

Tính trạng

1

Tuổi thành thục

0,33

2

Số con đẻ ra/lứa


0,11

3

Số con đẻ ra còn sống

0,09

4

Số con cai sữa

0,07

5

Số heo con còn sống đến cai sữa

0,05

6

Trọng lượng sơ sinh toàn ổ

0,29

7

Trọng lượng cai sữa toàn ổ ở 21 ngày tuổi


0,17

8

Thời gian lên giống lại sau cai sữa

0,25

(Lamberson, 1990, Mclaren và Bovey, 1992 và Blasco và ctv, (1993,1995), trích
dẫn bởi Bùi Tố Nhi, 2007).
2.1.2 Yếu tố ngoại cảnh
Là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến chức năng sinh sản của heo nái gồm:
khí hậu, mùa vụ, nhiệt độ, dinh dưỡng, chăm sóc quản lý, bệnh tật…
*Tiểu khí hậu chuồng nuôi gồm các yếu tố như: ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng,
độ thông thoáng… đều có ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của heo
nái. Khí hậu nóng làm thú mệt mỏi dễ bị stress nhiệt, khí hậu lạnh cùng với ẩm độ
cao cùng làm heo dễ bệnh đồng thời làm giảm khả năng sinh sản của nái.
Theo Zimmerman (1996), (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996), nhiệt độ cao
(trên 350C), sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm rụng trứng,
tăng tình trạng chết thai sớm, heo cái hậu bị mỗi ngày chịu đựng 400C trong 2 giờ
trong khoảng từ 1 – 13 ngày thì sau khi phối giống tỷ lệ đậu thai giảm 35% - 40%.
Theo Nguyễn Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), ẩm độ chuồng nuôi lên
khoảng 50 – 70% ẩm độ quá cao (> 90%) sẽ làm vật nuôi khó chịu mất cảm giác
ngon miệng và giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Với điều kiện Việt Nam ẩm độ
trung bình 75 – 80% là đạt yêu cầu (Võ Văn Ninh, 2007).

4



*Dinh dưỡng
Bên cạnh việc chọn con giống tốt, chế độ dinh dưỡng cho heo nái cũng rất
quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nái. Khẩu phần ăn cần
phải có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của nái.
Heo hậu bị 5 – 6 tháng tuổi phải hạn chế, định lượng thức ăn để tránh hiện
tượng mập mỡ kém khả năng sinh sản.
Trong tháng đầu của thai kỳ, không nên cho heo nái ăn ở mức năng lượng
cao. Nái có lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày cao (nhiều hơn 1,5 kg/ngày) thì năng
suất sinh sản giảm do tỷ lệ phôi sống giảm. khi nái ăn 1,5 kg/ngày thì tỷ lệ phôi
sống là 82,8 %, còn khi ăn 3kg/ngày thì tỷ lệ phôi sống là 71,9 % (Trần Thị Dân,
2003).
*Chăm sóc nuôi dưỡng
Để không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái, người chăn nuôi cần
phải chú ý đến yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái. Việc chăm sóc tốt phát hiện
kịp thời thú mắc bệnh để điều trị hiệu quả và can thiệp đúng lúc sẽ làm giảm tỷ lệ
heo con chết ngộp hay bị mẹ đè và các nghi cơ khác.
2.2 Một số bệnh ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái
2.2.1 Bệnh dịch tả heo
Là bệnh truyền nhiễm do vius lây lan rất mạnh, bệnh số và tử số cao trên đàn
nhạy cảm. Đặc điểm của bệnh là gây bại huyết, xuất huyết và hoại tử ở nhiều cơ
quan nhất là đường tiêu hóa. Heo mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, bất kể mùa vụ. Tuy
nhiên heo con nhạy cảm hơn heo lớn nhất là những chủng độc lực yếu, dòng heo
cao sản nhạy hơn những dòng heo bản sứ. Những heo 5 – 35 kg thường nhạy cảm
nhất và mắc thể cấp tính, heo nái thường là ổ chứa virus và truyền vius sang phôi
của nó. Tùy độc lực, số lượng virus, sức đề kháng… mà thời gian nung bệnh có thể
từ 5 – 10 ngày, heo nái có mang có thể sẩy thai, hấp thu những phôi hoặc đẻ ra
những heo con yếu ớt và thường run rẩy. Những heo nái cảm nhiễm sau khi chữa

5



khỏi không còn triệu chứng nữa, nhưng vius xuyên qua nhau và heo con sinh ra run
và bài thải vius đến ngày thứ 56 sau khi sinh (Trần Thanh Phong, 1996).
2.2.2 Bệnh do Parvovirus
Là bệnh truyền nhiễm do AND vius gây xáo trộn sinh sản: Nâng, giảm lứa
đẻ, thai hóa gỗ và chết lúc sinh ra. Heo nái cảm nhiễm vào cuối thai kỳ, sẽ đẻ ra
những heo con nhiễm với kháng thể trung hòa rất cao hay trở nên tự miễn và giữ sự
cảm nhiễm này cho đến hơn 8 tháng sau khi đẻ. Heo nái cảm nhiễm vào đầu thời kỳ
có mang, thì chết phôi và heo nái chậm lên giống, hay giảm số heo con trong lứa do
chết một phần phôi. Khi cảm nhiễm phôi sau ngày 35 của kỳ có mang (lúc bắt đầu
calci hóa xương sườn) sự hấp phụ hoàn toàn không thể xẩy ra, mà có dáng dấp của
sự “hóa gỗ”. sự hóa gỗ có thể xẩy ra ở một số phôi thai hay toàn bộ. Nếu cảm nhiễm
chậm hơn, sẽ sinh ra những heo con rồi chết ngay sau khi sinh (Trần Thanh Phong,
1996).
2.2.3 Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (Porcine Reproductive
and Respiratory Syndrome – PRRS)
Là một bệnh do virus gây ra với đặc điểm gây chứng ăn không ngon, khó
thở, sốt, sảy thai, chậm lên giống trở lại, chậm tăng trưởng và tăng tỉ lệ chết trên heo
cai sữa. Bệnh sẽ phát triển nhẹ trong những trại nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý tốt và
sẽ nặng nề với giảm trọng lượng, những xáo trộn dai dẳng trong những trại nuôi
dưỡng, quản lý tồi. Do gây suy giảm miễn dịch, bệnh PRRS mở đường cho những
vi sinh vật cơ hội như Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis, Streptococcus
suis,

Actinobacillus

pleuropneumoniae,

Chlamydia


psittaci,

Lepstospira

interrogans, virus giả dại, virus cúm, Enterovirus, Parvovirus…
Trên heo nái bệnh có biểu hiện ăn không ngon (1 – 4 ngày), thở khó, sốt
thường không cố định (ít khi > 40 oC), sẩy thai có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn của
sự có mang, lần đầu có thể vào ngày thứ 22 (Trần Thanh Phong, 1996).
2.2.4 Bệnh Aujeszky (giả dại)
Là bệnh truyền nhiễm do vius gây nên ở heo, loài gậm nhấm và nhiều loài
động vật khác. Ở heo, bệnh lan tràn dưới dạng nhiễm trùng tiềm ẩn, gây tử vong

6


heo con bằng chứng viêm não cấp. Heo là động vật cảm thụ mạnh nhất, đóng vai trò
quan trọng trong việc bài xuất căn bệnh và lây lan, sự nhạy cảm khác nhau tùy theo
tuổi. Heo nái sinh sản hầu như là cảm nhiễm thầm lặng, đôi khi người ta ghi nhận
sốt, ăn không ngon hay kém ăn. Trên heo nái có mang, thấy những xáo trộn sinh
sản: Sẩy thai, 50% thường thấy ở tháng đầu hơn là tháng sau, thai khô hay thai
ngậm nước. trường hợp nái không sẩy thai, khi đẻ trong ổ có con sống, con chết
(Trần Thanh Phong, 1996).
2.2.5 Bệnh do Leptospira
Là bệnh truyền nhiễm cho nhiều gia súc và người. Trên heo bệnh có thể biểu
hiện thầm lặng hoặc tạo sốt, hoàng đản trên heo con và sẩy thai hay đẻ ra những heo
con chết lúc sinh trên heo nái. Bệnh có nguồn từ dịch thiên nhiên, nhiều gia súc, gia
cầm, động vật hoang dã, động vật máu lạnh (rắn, rùa, cá…) côn trùng, tiết túc đều
nhiễm. Riêng trên heo, heo nái thường nhiễm cao hơn cả. Sẩy thai có thể 10 – 30%
heo nái cảm thụ, sinh ra heo con chết (lúc mới sinh ra) và cùng với sốt, thai khô

(Trần Thanh Phong, 1996).
2.3 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con theo mẹ
Cơ quan tiêu hóa của heo con phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần
về chức năng tiêu hóa. Khi mới sinh hàm lượng men α – amylase thấp ở heo con
tăng dần khi heo được 2 – 3 tuần, rennin phân tiết nhiều khi gia súc mới sinh, giảm
dần khi gia súc được 2 – 3 tuần tuổi đặc biệt lúc mới sinh đến hai tuần tuổi hàm
lượng HCl phân tiết ít nên pepsinogen không được hoạt hóa thành pepsin. Vì lẽ đó
vi sinh vật dễ phát triển dẫn tới tiêu chảy nếu cung thức ăn dặm sớm (Dương
Nguyên Khang, 2009).
Về miễn dịch, heo con chỉ nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ qua sữa đầu.
Miễn dịch mạnh lúc mới sinh nhưng sau đó giảm dần và còn rất ít ở 2 tuần tuổi.
Trong khi đó, miễn dịch chủ động đến lúc 4 tuần tuổi mới hoạt động tích cực nên
trong khoảng từ 2 đến 4 tuần tuổi heo con có sức đề kháng giảm dễ bị nhiễm bệnh
(Nguyễn Như Pho, 2001).

7


2.4 Bệnh tiêu chảy heo con
Bệnh tiêu chảy trên heo con là một bệnh gây tổn thất rất nhiều cho heo con
trong thời kỳ theo mẹ, đồng thời làm giảm đi sức tăng trưởng của heo con trong giai
đoạn sau khi lành bệnh.
Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý xảy ra trên các loài động vật với đặc điểm gia
tăng lượng phân thải ra hằng ngày, gia tăng lượng nước trong phân, gia tăng số lần
thải phân. Hậu quả của tiêu chảy là cơ thể bị mất nhiều nước, mất nhiều ion điện
tích và ngộ độc do độc tố của vi khuẩn gây tiêu chảy sản sinh ra, con vật suy nhược
rất nhanh, nhất là thú nhỏ tuổi gầy ốm, sức chịu đựng kém (Võ Văn Ninh, 2001).
2.5 Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
2.5.1 Do heo mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính và quan trọng đối với heo con theo mẹ. Do

đó, sự chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ trọng giai đoạn mang thai và nuôi con ảnh
hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng bệnh tật của heo con.
Heo mẹ trong thời gian mang thai không được cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng như thiếu protein, thiếu vitamin A, thiếu Cu, Zn, Fe… làm rối loạn quá trình
trao đổi chất ở bào thai nên heo con sinh ra yếu ớt, sức đề kháng kém sẽ dễ mắc
bệnh, nhất là bệnh ở đường tiêu hóa.
Ở những đàn có heo mẹ tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh dưỡng, heo
con bú nhiều không kịp tiêu hóa và có nhiều dưỡng chất bị đẩy xuống ruột già là
môi trường thuận lợi cho những vi sinh vật có hại nhân lên nhanh gây bệnh tiêu
chảy trên heo con (Võ Văn Ninh, 1985).
Nái đẻ lứa đầu có thể có nhiều con không có sữa (vú lép, tuyến sữa không
phát triển hoặc kém phát triển, không có núm vú hoặc núm vú không có lỗ tia). Heo
mẹ bị bệnh trước khi sinh mặc dù đã điều trị và khỏi triệu chứng nhưng vẫn còn
mang mầm bệnh như thương hàn, xoắn khuẩn… Khi mang thai vi trùng xâm nhập
qua màng nhau, gây xẩy thai hoặc heo con đẻ ra có thể nhiễm các vi trùng này (Võ
Văn Ninh, 1999)

8


Heo mẹ mắc bệnh hội chứng MMA, heo con bú sữa có sản dịch viêm hoặc
liếm dịch viêm rơi vãi trên nền chuồng gây viêm ruột tiêu chảy. Trên những heo mẹ
kém sữa hay mất sữa, heo con được bú ít hoặc không bú được sữa đầu nên sức đề
kháng kém cũng dễ phát sinh bệnh (Nguyễn Như Pho, 1995).
Chế độ chăm sóc nái mang thai nhất là 2 tháng cuối không hợp lý làm cho
bào thai và heo con có sức sống và sức đề kháng kém là yếu tố làm bệnh dễ phát
sinh nhất là bệnh đường tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 1999).
2.5.2 Do heo con
Heo con mới sinh bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng,
men tiêu hóa còn nghèo về số lượng và chất lượng, HCl phân tiết ít làm cho pH

trong dịch tiêu hóa cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn độc hại phát triển và
gây bệnh (Kvanhixki, 1960 – dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 1995)
Ở sữa đầu, ngoài các chất thiết yếu còn chứa các loại kháng thể (globuline)
khá cao, loại kháng thể này chủ yếu là IgG. Tuy nhiên, vi sinh vật trong đường tiêu
hóa thường hiện diện trên màng nhày ruột, đó là nơi IgG ít xuất hiện và hoạt động
không hữu hiệu. Khi sữa đầu bị ngưng sản xuất, hàm lượng IgG giảm nhanh, IgA
được thay thế để chở thành kháng thể chính trong sữa thường. Ở heo sơ sinh khả
năng hấp thu kháng thể trong sữa đầu chỉ xảy ra trong vòng 36 – 48 giờ đầu sau khi
sinh, nếu heo con bú sữa và hấp thu tốt kháng thể thì hiệu giá kháng thể trong máu
của heo sơ sinh gần bằng hiệu giá kháng thể của heo mẹ ở 24 giờ sau khi sinh (Trần
Thị Dân, 2002).
Do khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên heo con rất nhạy cảm
với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ẩm độ chuồng
nuôi cao sẽ dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1986).
Do đặc tính heo con hay liếm láp nước đọng nên dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh
vào đường ruột hay do heo ăn thức ăn dơi vãi của mẹ không tiêu hóa được dẫn đến
tiêu chảy.
Heo con sơ sinh chỉ sử dụng được các vitamine tan trong nước như:
Vitamine nhóm B, C còn các vitamin tan trong dầu như: A, D, E, K phải từ 1 – 3

9


tuần mới sử dụng được (Phạm Khắc Hiếu, 1997). Vì thế heo con thiếu các vitamine
tan trong dầu làm rối loạn chức năng nhu động, phân tiết và hấp thu dạ dày ruột dẫn
đến tiêu chảy.
Thời kỳ heo con mọc răng cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy. Hai thời điểm mà
heo con sốt và tiêu chảy với tỉ lệ cao nhất là lúc 10 – 17 ngày tuổi và 23 – 29 ngày
tuổi, ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 ở hàm dưới và răng sữa tiền hàm
số 4 ở hàm trên (Võ Văn Ninh, 1999)

2.5.3 Do chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm
nhập, phát triển và gây bệnh.
Thứ nhất heo con không được bú sữa đầu đầy đủ. Trong sữa đầu ngoài thành
phần dinh dưỡng cao, còn có một lượng lớn kháng thể mẹ truyền giúp heo con
phòng chống bệnh trong những ngày đầu sau khi sinh.
Do cắt rốn, buộc rốn, cắt đuôi, bấm răng không đúng kỹ thuật heo con dễ bị
viêm nhiễm vi sinh vật dẫn đến tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh (2001), 80% tiêu chảy ở heo con do viêm rốn, sức đề
kháng giảm.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), do bấm răng không kỷ khi bú heo con làm
trầy vú mẹ và heo con bú sữa của heo bị viêm gây tiêu chảy.
Không úm hoặc úm heo con không đúng quy cách, làm cho heo con bị lạnh
dẫn đến tiêu chảy.
Vệ sinh chuồng trại kém, bao gồm không sát trùng chuồng nái trước khi sinh,
cho nái ăn thức ăn kém chất lượng, bị chua ôi, có chứa độc tố vi trùng hoặc nấm
mốc, nguồn nước uống không sạch cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng
đường ruột và tiêu chảy.
Thiết kế máng ăn cho heo mẹ không hợp lý, làm thức ăn rơi vãi, heo con
liếm láp thức ăn heo mẹ cũng dẫn đến tiêu chảy.

10


2.5.4 Do điều kiện môi trường và ngoại cảnh
Khi mới sinh ra khả năng thích ứng và bảo vệ của heo con còn kém nên heo
con rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của điều kiện ngoại cảnh. Trong đó
yếu tố ẩm độ và nhiệt độ là rất quan trọng.
Trong những yếu tố tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm độ. Ở
những tháng mùa mưa số heo tiêu chảy tăng rõ rệt, có thể lên đến 90-100% (Đào

Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng, 1986).
Sử An Ninh (1995) cho biết ở heo con theo mẹ thì độ ẩm tương đối thích hợp
là 70-85%, nhiệt độ thích hợp là 32-34 oC. Vì vậy, việc giữ ấm và khô chuồng nuôi
là rất quan trọng.
Sự thay đổi môi trường sống như: chuyển chuồng, nhập đàn, cai sữa… làm
heo con bị stress dẫn đến cơ thể suy yếu, nhu động ruột bị giảm đột ngột nên thức
ăn bị ứ đọng lại, một số vi khuẩn bình thường như E. coli phát triển nhanh, gia tăng
số lượng, gây bệnh và sinh độc tố (Võ Văn Ninh, 1985).
2.5.5 Do vi sinh vật
Bảng 2.2: Tần xuất phân lập mầm bệnh gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ
Mầm bệnh

Tỷ lệ (%)

Escherichia coli

45,6

Isospora suis

23,0

Rotavirus

20,9

T.G.E

11,2


Enterovirus

2,0

Parvovirus

0,7

Coronavirus

0,5

Calicivirus

0,2

Treponema hyodysenteriea

0,1

Salmonella

0,1

Nguyên nhân khác

14,0
(Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm, 1998).

11



Vi sinh vật là nguyên nhân luôn hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh
tiêu chảy trên heo con, trong đó một số vi khuẩn như: E.coli, Salmonella
Clostridium perfringen… và virus như Rotavirus, Eenterovirus, Coronavirus… là
nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
Ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: tác động qua việc tranh chấp chất
dinh dưỡng với ký chủ, tiết độc tố, làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo
điều kiện cho các tác nhân khác tấn công. Thường thấy là Isospora suis, Eimeria,
Balantidium coli…
2.6 Triệu chứng
Lúc mới đầu tiêu chảy heo con vẫn bú bình thường. Khi tiêu chảy nhiều và
kéo dài heo con bỏ bú, lông xù, gầy còm, niêm mạc mắt mũi, miệng nhợt nhạt do
thiếu máu. Heo con thường nằm một chỗ, giun cơ, co giật, nhiệt độ giảm và thường
dẫn đến chết.
Tính chất phân sền sệt hoặc loãng, vàng, đôi khi tiêu chảy phân trắng hay
vàng nhiều bọt khí. Heo con có thể nôn ra sữa không tiêu. Đối với tiêu chảy do
E.coli thì bệnh xuất hiện rất nhanh nên heo con bị mất nước trầm trọng, lông xù.
Trước khi chết heo con gầy hốc hác và kiệt sức. Tiêu chảy do Clostridium
Perfringens thì bệnh thường xảy ra đột ngột và tiến triển tiêu chảy rất nhanh, phân
tiêu chảy nước có mùi thối rất khó chịu và thường lẫn máu và màng nhày ruột do
niêm mạc ruột bị hoại tử bong tróc ra. Tiêu chảy do cầu trùng thì thường xảy ra lúc
5-10 ngày tuổi, cao nhất 7-10 ngày tuổi, heo con tiêu chảy phân lỏng, vàng hay xám
nhạt. Dịch tiêu chảy trên heo (PED) do Coronavirus thì tiêu chảy phân vàng lỏng,
ói, tiếp theo tiêu chảy nước, bệnh lây lan rất nhanh giữa các ô chuồng trong trại gần
như 100%, heo con nhỏ hơn 1 tuần tuổi sẽ chết trong vòng 3 – 4 ngày do không có
kháng thể và bị mất nước quá nhiều, mắt lõm sâu do tiêu chảy phân nước. Bệnh
viêm dạ dày ruột (TGE) thì thường tiêu phân vàng có nhiều nước, có thể lẫn thức ăn
không tiêu, ói mửa, heo con gầy mất nước nặng, suy nhược, thường chết sau 3 – 5
ngày (Trần Thanh Phong, 1996).


12


2.7 Cơ chế của tiêu chảy
Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh được trình bày theo sơ đồ
2.1
Do vi sinh vật có hại

Nguyên nhân không do vi sinh vật

Stress, giảm sức
đề kháng

Nhiễm trùng
đường tiêu hóa

Độc tố vi
sinh vật

Viêm ruột

Kích thích nhu
động ruột

Thần kinh bất ổn

Tiêu chảy

Giảm nhu động ruột


Mất nước và
chất điện giải

Thiếu dinh
dưỡng

Giảm tiết dịch tiêu hóa
Ngộ độc

Thức ăn ứ đọng lại
không tiêu

Vi sinh vật có
hại phát triển

Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh

13

Chết


×