Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.33 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LAN ANH

PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Luật Hình sự, Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số : 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG TUYẾT MIÊN

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Thị Lan Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 ........................... 6
1.1. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2007 - 2011 .................................................................................................... 6
1.1.1. Thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 2011 ........................................................................................................... 6
1.1.2. Diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 –
2011. ........................................................................................................ 22
1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007
- 2011 ........................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN, DỰ BÁO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC
KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ...... 40
2.1. Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. .............................................. 40
2.1.1 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ những nhân tố tiêu cực của đời sống
xã hội........................................................................................................ 40



2.1.2 Nhóm nguyên nhân liên quan đến thiếu sót hạn chế từ phía cơ quan
quản lý trật tự, xã hội ................................................................................ 45
2.1.3. Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội. .................... 49
2.1.4. Nhóm nguyên nhân liên quan đến nạn nhân ................................... 53
2.2 Dự báo tình hình tội phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 – 2016 55
2.3. Các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ................................ 58
2.3.1 Nhóm biện pháp liên quan đến khắc phục những nhân tố tiêu cực của
đời sống xã hội ......................................................................................... 58
2.3.2 Nhóm biện pháp liên quan đến khắc phục thiếu sót của cơ quan quản
lý trật tự, an toàn xã hội ............................................................................ 60
2.3.3. Nhóm biện pháp phòng ngừa liên quan đến người phạm tội ........... 63
2.3.4. Nhóm biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân ..................... 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

HSST


Hình sự sơ thẩm

BAHS

Bản án hình sự

TAND

Tòa án nhân dân

VKS

Viện kiểm sát

TP

Tội phạm


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quảng Bình là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam với diện
tích 8.065,27km2, dân số xấp xỉ 1 triệu người bao gồm nhiều dân tộc khác nhau
như Kinh, Chứt, Bru-Vân Kiều, Khùa, Mã Liềng, Arem,... có đường biên giới
dài 201,87km chung với Lào; phía Bắc giáp với Hà Tĩnh, phía Nam giáp với
Quảng Trị, phía Đông giáp với biển Đông.
Với vị trí như vậy, Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng lớn về khai thác

khoáng sản, đặc biệt có ưu thế lớn về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh
Quảng Bình Động Phong Nha và Động Thiên Đường - 2 hang động đẹp và lớn
nhất thế giới, đã được tổ chức Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới,
hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Với vị thế
có cửa khẩu, cảng biển cùng với những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi
trong những năm qua tỉnh Quảng Bình luôn có sự tăng trưởng kinh tế vững
mạnh đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đời sống kinh tế đang dần được cải thiện, tình hình
tội phạm và các loại tệ nạn xã hội gia tăng, đặc biệt là loại tội phạm xâm phạm
tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, đặc biệt là tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đây là hệ quả
của một bộ phận người trong xã hội do bản tính nóng nảy, hung bạo, thích thể
hiện cái tôi, hay đàn đúm rượu chè dẫn đến mâu thuẫn, xung đột gây nên sự va
chạm lẫn nhau làm ảnh hưởng đến sức khẻo của người khác. Loại tội phạm này
đang ngày càng phát triển, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Để ngăn chặn tội phạm nói chung và tội phạm trộm cố ý gây thương tích
nói riêng, trong những năm qua tỉnh Quảng Bình đã có rất nhiều cố gắng trong


2

việc đẩy lùi tội phạm bằng cách đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục
kết hợp với xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao ý thức
pháp luật trong nhân dân. Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong những năm gần
đây, tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn diễn biến
phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, số người phạm tội. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình để từ đó tìm ra được nguyên nhân tội phạm đồng thời đề xuất những biện
pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa là một yêu cầu bức thiết. Chính vì những lý

do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2007 – 2011” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tình hình tội phạm cố ý gây
thương tích, tìm ra nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đã và đang được
nhiều cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể và các cá nhân quan tâm. Đã có
nhiều công trình khoa học nghiên cứu đến những vấn đề có liên quan đến tội
phạm cố ý gây thương tích dưới góc độ tội phạm học.
Về luận văn thạc sĩ luật học có các công trình sau:
+ “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Lê Thị Nga, luận văn thạc sĩ luật học, Hà
Nội, năm 1997;
+ “Đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Ngô Việt
Hồng, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, năm 2005;


3

+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Vi Thị Hà, luận văn
thạc sĩ luật học, Hà Nội, năm 2011.
+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” của tác giả Bùi Tiến Thành, luận
văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, năm 2011;
Về bài viết đăng tạp chí chuyên ngành: có bài “Một số giải pháp, kiến
nghị nhằm phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Kiên Giang” của tác giả

Nguyễn Thanh Bình tạp chí kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 7/2010,
trang 18 – 21.
Những công trình nghiên cứu trên đã đóng góp đáng kể cả về mặt lý luận
và thực tiễn trong công tác phòng, chống tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện dưới góc độ tội
phạm học về tình hình tội phạm, các nguyên nhân, đưa ra các dự báo và các giải
pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Do vậy
việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 –
2011” là việc làm thiết thực, góp phần làm rõ bức tranh về tình hình tội phạm
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nguyên
nhân của tội phạm cũng như nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội này trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học. Thời gian nghiên
cứu từ năm 2007 – 2011. Các tài liệu, thông tin mà tác giả sử dụng là các số liệu
của cơ quan Công an, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Bình, số liệu của cơ quan Công


4

An, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh; các bản án xét xử về tội này cũng
như những bài báo, tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp luận: Tác giả nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng
những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân
tích, so sánh và mô tả bằng bảng, biểu đồ.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá tình hình tội phạm
về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
nguyên nhân của tội này đưa ra dự báo và các biện pháp nhằm phòng ngừa tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ phải giải quyết trong luận án là:
+ Nghiên cứu, đánh giá tình hình tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
+ Phân tích làm rõ nguyên nhân và cơ chế tác động làm phát sinh tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình;
+ Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới;
+ Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
6. Những kết quả mới của luận văn nghiên cứu


5

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình dưới góc độ tội phạm học.
Luận văn đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu và các giải pháp cụ thể, có
tính khả thi trong việc phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bảng
viết tắt, Luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Tình hình tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2011.
Chương 2: Nguyên nhân, dự báo và các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.


6

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2011
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc
nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn
vị thời gian nhất định”[8].
Trong chương này, tác giả tập trung phân tích bốn nội dung của tình hình
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 - 2011 như sau:
+ Thực trạng và diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2007 - 2011;
+ Cơ cấu và tính chất của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 - 2011.
Để làm sáng tỏ được tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2011, tác
giả có sử dụng số liệu thống kê chính thức của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Quảng Bình, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình và số liệu do tác giả
thu thập được từ 155 bản án HSST xét xử ở Quảng Bình về tội phạm này.
1.1. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2007 - 2011
1.1.1. Thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 - 2011


7

“Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về số vụ phạm
tội đã xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó và số lượng người được xác
định là nạn nhân trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất
định”[9].
Để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2011, cần phải đồng thời dựa vào số liệu về
tội phạm rõ và tìm hiểu về tội phạm ẩn (vì không phải mọi tội phạm xảy ra trên
thực tế đều bị phát hiện và xử lý về hình sự). Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về
con số về tội phạm rõ.
* Tội phạm rõ
Số vụ, số bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 – 2011 được thống
kê như sau:
Bảng 1.1: Số vụ, bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quảng Bình
giai đoạn 2007 – 2011
Năm

Số vụ

Số bị cáo


2007

26

29

2008

24

31

2009

33

55

2010

32

45

2011

40

65


Tổng số

155

225

Trung bình

31

45

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình)


8

Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2011, Tòa án nhân dân các cấp trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xét xử sơ thẩm tổng số 155 vụ với 225 bị cáo phạm
cố ý gây thương tích. Cụ thể, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình đã xét xử 26 vụ với 29 bị cáo năm 2007; 24 vụ với 31 bị cáo năm 2008; 33
vụ với 55 bị cáo năm 2009; 32 vụ với 45 bị cáo năm 2010; 40 vụ với 65 bị cáo
năm 2011. Trung bình mỗi năm đã xét xử 31 vụ với 45 bị cáo phạm tội cố ý gây
thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Để hình dung rõ hơn về con số này, ta có thể nhìn biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.1: số vụ, số bị cáo bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quảng Bình từ năm 2007 – 2011
65


70

55

60

45

50

40
40
30

29
26

31
24

33

Số vụ

32

Số người PT
20
10
0

2007

2008

2009

2010

2011

(Nguồn: Số liệu từ phòng tổng hợp, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Để thấy rõ hơn về thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2007 – 2011,
tác giả sẽ so sánh con số về số vụ và số bị cáo phạm tội này với một số tiêu chí sau:
* So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe người khác với số liệu tương ứng của nhóm tội trong chương XII của
BLHS - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người.


9

Vì tội cố ý gây thương tích nằm trong chương XII, nên tác giả so sánh con số
về số vụ và số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích với số vụ và số bị cáo phạm
các tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người. Theo thống kê hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình, từ năm
2007 đến hết năm 2011, đã xét xử 253 vụ án với 368 bị cáo thuộc nhóm tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Trong đó xét xử
155 vụ án với 368 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích.
Bảng 1.2. Số vụ và số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích so với số vụ và số

bị cáo phạm vào nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con người bị xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2007 –
2011
Năm

Cố ý gây thương

Nhóm tội xâm

Tỷ lệ %

tích

phạm phạm tính

giữa (2) và

mạng, sức khỏe,

Tỷ lệ %

nhân phẩm, danh

giữa (1) và

dự của con người

(3)

Số vụ


Số bị

Số vụ

Số bị

(1)

cáo (2)

(3)

cáo (4)

(4)

2007

26

29

56

72

46,4%

40,2%


2008

24

31

36

58

66,6%

53,4%

2009

33

55

56

92

58,9%

59,7%

2010


32

45

43

60

74,4%

75%

2011

40

65

62

86

64,5%

75,5%

155

225


253

368

61,2%

61,1%

31

45

50

73

62%

61,6%

Tổng số
Trung
bình

(Nguồn: Văn phòng tổng hợp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình)


10


Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, năm 2007 trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình xét xử 56 vụ án hình sự thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người với 72 người phạm tội thì có 26 vụ với 29 bị
cáo phạm tội cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ 46,4% số vụ và 40,2% số bị cáo.
Những năm tiếp theo, các con số tương ứng là: Năm 2008 xét xử 36 vụ với 58 bị
cáo thì có 24 vụ với 31 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ 66,6%
số vụ và 53,4% số bị cáo. Năm 2009 xét xử 56 vụ với 92 bị cáo thì có 33 vụ với
55 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ 58,9% số vụ và 59,7% số bị
cáo. Năm 2010 xét xử 43 vụ với 60 bị cáo thì có 32 vụ với 45 bị cáo phạm tội
trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ 74,4% số vụ và 75% số bị cáo. Năm 2011 xét xử 62
vụ với 86 bị cáo thì có 40 vụ với 65 bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ
64,5% số vụ và 75,5% số bị cáo
Biểu đồ 1.2: So sánh số bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với số bị cáo đã bị xét xử về tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ 2007 - 2011.
100

92
90

86

80

Số bị cáo cố ý
gây thương tích

72
70


65
58

60

60
55

50

45

Số bị cáo về tội
xâm phạm tính
mạng, nhân
phẩm, danh
dự,…

40
30

29

31

20
10
0
2007


2008

2009

2010

2011

(Nguồn: Số liệu từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình)


11

Như vậy từ năm 2007 đến năm 2011 số vụ án và số bị cáo phạm tội cố ý
gây thương tích có sự thay đổi qua các năm. Sự tăng giảm tương đối đồng đều
vè cả số người lẫn số vụ. Tuy nhiên đến năm 2011 có sự gia tăng đáng kể. So
với năm gốc (2007) tăng 14 vụ, 36 bị cáo và so với năm cận kề (2010) tăng 8 vụ,
20 bị cáo.
Cũng qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ người phạm tội cố ý gây
thương tích chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số người phạm tội thuộc
nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Trung bình các năm, tỷ lệ đều trên 60%. Điều này cho thấy tội cố ý gây thương
tích đóng một vai trò hết sức quan trọng, cả về số vụ và số người phạm tội trong
thống kê nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2007 - 2011.
* So sánh số vụ, số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích với tổng số vụ, tống số
bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2007 – 2011
Bảng 1.3. Số vụ, số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích và tổng số vụ, tổng
số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2007 –

2011
Năm Cố ý gây thương tích
Số vụ (1)

Tội phạm nói chung

Số BC (2) Số vụ (3) Số BC (4)

Tỷ lệ % giữa
(1) & (3) (2) & (4)

2007

26

29

367

647

7,08%

4,48%

2008

24

31


391

627

6,13%

4,94%

2009

33

55

437

828

7,55%

6,64%

2010

32

45

358


624

8,93%

7,21%

2011

40

65

392

684

10,2%

9,5%

TS

155

225

1945

3410


TB

31

45

389

682

7,96%

6,59%

(Nguồn: Số liệu từ phòng tổng hợp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình)


12

Theo dõi bảng số liệu cho ta thấy tình hình tội cố ý gây thương tích trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2007 – 2011 chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số
tội phạm nói chung. Năm 2007 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình xét xử 367 vụ án
hình sự với 647 bị cáo thì có 26 vụ với 29 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích
chiếm tỷ lệ 7,08% số vụ và 4,48 số bị cáo. Tiếp theo các năm, thông số như sau:
Năm 2008 xét xử 391 vụ với 627 bị cáo thì có 24 vụ với 31 bị cáo phạm tội cố ý
gây thương tích chiếm tỷ lệ 6,13% số vụ và 4,94 số bị cáo. Năm 2009 xét xử
437 vụ với 828 bị cáo thì có 33 vụ với 55 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích
chiếm tỷ lệ 7,55% số vụ và 6,64 số bị cáo. Năm 2010 xét xử 358 vụ với 624 bị
cáo thì có 32 vụ với 45 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ 8,93%

số vụ và 7,21 số bị cáo. Năm 2011 xét xử 392 vụ với 684 bị cáo thì có 40 vụ với 65 bị
cáo phạm tội cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ 10,2% số vụ và 9,5% số bị cáo.
Biểu đồ 1.3. Số vụ, số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe người khác so với tổng số vụ, tổng số bị cáo phạm tội nói
chung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2011
500

437

450
400

367

392

391
358

350

Số vụ cố ý gây
thương tích

300
250
200

Số vụ phạm
tội nói chung


150
100
50

26

24

33

32

40

0
2007

2008

2009

2010

2011

(Nguồn: Số liệu từ phòng tổng hợp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Từ những phân tích số liệu ở trên, đồng thời theo dõi bảng thống kê về tỷ
lệ giữa số vụ, số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích với tổng số vụ, tổng số bị



13

cáo phạm tội nói chung, có thể đưa ra một số nhận xét sau. Trong tổng số vụ án
và tổng số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng bình từ năm 2007
– 2011, tội cố ý gây thương tích chiếm một tỷ lệ tương đối: 7,96% số vụ và
6,59% số bị cáo. So với các tội nằm trong bảng thống kê của tình hình tội phạm
nói chung, tội cố ý gây thương tích đứng ở vị trí thứ 3 trong tổng số 344 tội danh
theo quy định của Bộ luật hình sự, cả về số vụ lẫn số người phạm tội. Điều này
cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa các tội phạm, đồng thời thấy được tình
hình tội phạm ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn này chủ yếu là tội cố ý gây
thương tích.
* So sánh số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại
cho sức khỏe người khác qua các giai đoạn khởi tố, truy tố, xét xử
Bảng 1.4. Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe người khác bị khởi tố, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình từ năm 2007 – 2011
Khởi tố
Năm
Số vụ

Số người
phạm tội

Truy tố
Số vụ

Số người
phạm tội


Xét xử
Số vụ

Số người
phạm tội

2007

47

51

28

31

26

29

2008

46

55

27

34


24

31

2009

53

74

42

65

33

55

2010

56

68

33

47

32


45

2011

73

112

42

71

40

65

Tổng số

275

360

172

248

115

225


(Nguồn: Văn phòng tổng hợp viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình)


14

So sánh các con số trong bảng trên ta thấy các thông số về số vụ, số người
phạm tội trong ba giai đoạn không khớp nhau. Số vụ và số người phạm tội bị
khởi tố cao hơn số vụ và số người phạm tội bị truy tố, xét xử. Cụ thể: năm 2007
khởi tố 51 người nhưng truy tố 31 người, chỉ xét xử 29 người. Năm 2008 khởi tố
55 người, truy tố 34 người, xét xử 31 người. Năm 2009 khởi tố 74 người, truy tố
65 người, xét xử 55 người. Năm 2010 khởi tố 68 người, truy tố 47 người, xét xử
45 người. Năm 2011 khởi tố 112 người, truy tố 71 người, xét xử 65 người.
Biểu đồ 1.4. Số vụ, số người phạm tội cố ý gây thương tích tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe người khác bị khởi tố, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình từ năm 2007 – 2011

(Nguồn: Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát ND, Tòa án ND tỉnh Quảng Bình)
Nhìn vào biểu đồ 6 chúng ta thấy rằng việc xử lý đối với tội phạm cố ý
gây thương tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình con số còn chưa thống nhất. Số
người phạm tội bị khởi tố tuy cao nhưng khi đưa ra truy tố, xét xử tỷ lệ này đã
giảm xuống. Nguyên nhân là do:
- Số người phạm tội cố ý gây thương tích được đình chỉ chiếm tỷ lệ đáng kể.
- Do số người phạm tội cố ý gây thương tích bỏ trốn phải tạm đình chỉ do
hết thời hạn điều tra mà không biết rõ người phạm tội đang ở đâu.


15

- Việc giải quyết các vụ án của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chậm trễ
kéo dài dẫn đến tỷ lệ án còn tồn đọng ở các giai đoạn tố tụng tương đối nhiều.

Từ kết quả thống kê nêu trên cho thấy tại tỉnh Quảng Bình, tình hình tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là một điều lo ngại.
* So sánh số vụ, số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe người khác ở tỉnh Quảng Bình với số liệu tương ứng của cả nước
Để hiểu rõ hơn về thực trạng phạm tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình, chúng ta sẽ so sánh với con số tương ứng trên địa bàn cả nước qua
bảng thống kê và biểu đồ dưới đây.
Bảng 1.5 Số vụ, số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và số vụ, số bị cáo
phạm tội cố ý gây thương tích trên phạm vi toàn quốc từ năm 2007 – 2011
Năm Quảng Bình
Số vụ (1)

Toàn quốc

Số BC (2) Số vụ(3)

Tỷ lệ % giữa
Số BC (4)

(1) & (3) (2) & (4)

2007

26

29

5576


8491

0,46%

0,34%

2008

24

31

5368

8325

0,44%

0,37%

2009

33

55

5970

9350


0,55%

0,58%

2010

32

45

5758

9213

0,55%

0,48%

2011

40

65

5973

9310

0,66%


0,69%

TS

155

225

28645

44689

TB

31

45

5729

8937

0,54%

0,5%

(Nguồn: Văn phòng tổng hợp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình, VKS
NDTC)



16

Biểu đồ 1.5: Số vụ, số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và số vụ, số bị cáo
phạm tội cố ý gây thương tích trên phạm vi toàn quốc từ năm 2007 – 2011

60000

Số vụ phạm tội cố ý gây thương
tích trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

55000
50000

44689

45000
40000
35000

28645

30000

Số bị cáo phạm tội cố ý gây
thương tích trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình

25000
20000


Số vụ phạm tội cố ý gây thương
tích trên toàn quốc

15000
10000
5000

155225

0

Quảng Bình

Toàn Quốc

Số bị cáo phạm tội cố ý gây
thương tích trên toàn quốc

(Nguồn: Văn phòng tổng hợp viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình,
Tòa án NDTC)
Quan sát số vụ, số bị cáo đã xét xử bảng trên ta nhận thấy, số vụ và số bị
cáo đều có sự tăng giảm qua các năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và trên phạm
vi toàn quốc từ năm 2007 – 2011, tăng mạnh vào năm 2011. Điều này cho thấy,
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình vẫn đang có xu hướng ngày càng phức tạp hơn. Rõ nhất là
nhìn vào tỉ lệ % về số vụ, số bị cáo đã xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và trên
phạm vi toàn quốc, tỉ lệ này cao dần từ năm 2007 – 2010, đến năm 2011 tăng
vượt lên cả về số vụ và số bị cáo. Nhìn vào ta cũng thấy tòa án các cấp trên địa

bàn tỉnh Quảng Bình xét xử về tội này so với cả nước chiếm một tỷ lệ tương đối.
Nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm, ta cần tìm hiểu cả chỉ số
tội phạm. Trong luận văn của mình, tác giả nghiên cứu chỉ số tội phạm của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác về số vụ, số


17

bị cáo đã xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Bình so với số liệu tương ứng ở tỉnh
Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Trị.
Bảng 1.6 So sánh chỉ số tội phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe người khác trên địa bàn Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị
Năm

Hà Tĩnh

Quảng Bình

Số vụ Số BC

Quảng Trị

Số vụ

Số BC

Số vụ

Số BC


2007

3,6

4,92

3,1

3,45

2,52

3,19

2008

3,32

4,61

2,84

3,67

2,84

3,51

2009


4,23

5,7

3,9

6,5

4,04

4,84

2010

4,39

5,61

3,76

5,29

4,16

5,49

Trung

3,88


5,21

3,4

4,7

3,39

4,25

bình
(Nguồn: Số liệu từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình,
QuảngTrị)
Biểu đồ 1.6 So sánh chỉ số tội phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị)
6
5
4

5.21

4.7

3.88

3.4

4.25
3.39


3
2
1
0
Hà Tĩnh

Quảng Bình

Chỉ số TP về số vụ

Quảng Trị

Chỉ số TP về người phạm tội


18

(Nguồn: Số liệu từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình,
QuảngTrị))
Nhìn vào biểu đồ về chỉ số tội phạm nói trên, ta thấy tỉnh Hà Tĩnh có chỉ
số cao nhất từ năm 2007 – 2010 với chỉ số trung bình là 3,88 vụ, 5,21 bị cáo.
Mặc dù không phải là một tỉnh đông dân cư như tỉnh Hà Tĩnh, diện tích cũng
nhỏ hẹp hơn nhưng với lợi thế về tiềm năng du lịch và các nguồn tài nguyên sẵn
có, kéo theo mặt trái của sự phát triển kinh tế cùng với sự hình thành của tội
phạm, tỉnh Quảng Bình cũng có chỉ số tội phạm khá cao. Mặt khác, so với tỉnh
Quảng Trị thì chỉ số tội phạm của tỉnh Quảng Bình có tỷ lệ cao hơn. Từ đó có
thể thấy sự sự phức tạp của loại tội này trên địa bàn của tỉnh Quảng Bình trong
những năm gần đây. Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ có thể thấy 3 tỉnh thành trên có
chỉ số tội phạm xấp xỉ nhau, không có tỉnh nào có con số vượt trội.
* Tội phạm ẩn

Số liệu trên cho ta thấy một phần của “bức tranh” về tình hình tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình. Để đánh giá một cách tổng thể “bức tranh” về tình hình tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình, ta cần tìm hiểu về tội phạm ẩn.
Trên thực tế, tội phạm cố ý gây thương tích do các cơ quan bảo vệ pháp
luật tỉnh Quảng Bình phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử còn có khoảng
cách rất xa so với tình hình tội phạm diễn ra trong cuộc sống. Số liệu thống kê
tội phạm cố ý gây thương tích nói trên chỉ là số liệu thống kê những người phạm
tội đã bị xử lý hình sự, tức là tội phạm rõ. Bên cạnh đó còn phải kể đến số vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chưa hoặc
không bị các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện và xử lý về hình sự - đó là tội
phạm ẩn.


19

Theo số liệu thống kê của cơ quan điều tra tỉnh Quảng Bình, trong thời
gian từ năm 2007 đến 2011, có 65 trường hợp người phạm tội không bị đưa ra
xét xử về hình sự mặc dù có đủ dấu hiệu phạm tội (đa phần chỉ bị xử phạt hành
chính mà không bị xử lí hình sự, một số ít trường hợp được đưa ra nhắc nhở ở
địa phương). Nguyên nhân dẫn đến những người này không bị xử lí hình sự là do:
+ Do nạn nhân rút đơn, xin bãi nại hoặc do nạn nhân đã đạt được thoả
thuận bồi thường với người phạm tội;
+ Do bị người phạm tội hoặc gia đình người phạm tội đe doạ mà nạn nhân
rút đơn;
+ Do thiếu sót hạn chế của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát
hiện, điều tra xử lý tội phạm như tinh thần đấu tranh với tội phạm chưa cao,
chưa kiên quyết triệt để, thậm chí còn một số cán bộ bao che hoặc đứng ra làm
trung gian hoà giải giữa gia đình người phạm tội với gia đình nạn nhân để không

đưa vụ việc ra xử lí hình sự,...
+ Do thái độ không đúng của người làm chứng hoặc do người làm chứng
không hợp tác với các cơ quan bảo vệ pháp luật như từ chối khai báo hoặc khai
báo không trung thực.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng, con số 65 trường hợp nói trên
chỉ phản ánh phần nào tội phạm ẩn của tình hình tội phạm. Còn có những vụ
việc do nhiều nguyên nhân khác nhau (như nạn nhân sợ do bị đe doạ hoặc nạn
nhân bị mua chuộc, nạn nhân và gia đình nạn nhân không tin tưởng cơ quan bảo
vệ pháp luật,... nên không thông báo vụ việc với cơ quan có thẩm quyền), do đó
cơ quan chức năng không thể có số liệu về những vụ việc đó.
Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy rằng con số tội phạm rõ của thực trạng
tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác chưa phản ánh được đầy đủ chính xác thực trạng của tình hình tội


20

phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
chúng ta phải kết hợp với thông số về tội phạm ẩn.
* Thông số về nạn nhân
Nghiên cứu thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác, bên cạnh việc nghiên cứu tội phạm rõ, tội
phạm ẩn còn cần nghiên cứu làm rõ về thông số nạn nhân của tội phạm này.
“Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực
tiếp xâm hại, gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền,
lợi ích hợp pháp khác”[9].
Do thông số về nạn nhân không có trong thống kê hình sự chính thức nên
tác giả đã dựa vào 155 bản án đã xét xử có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân
dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và thống kê được có 190 nạn nhân.
+ Về nhân thân của nạn nhân ta nghiên cứu ở các khía cạnh sau:

Về giới tính của nạn nhân: có 166 nạn nhân là nam giới chiếm 87,3%, 24
nạn nhân có giới tính là nữ giới chiếm 12,7%.
Điều này cho thấy nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu là nam giới.
Theo nghiên cứu của tác giả từ các vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khỏe của người khác cho thấy, tỉ lệ nạn nhân nam giới chiếm tỉ lệ cao đối với tội
này là do phần lớn nam giới có tính nóng nảy, hung hăng hơn nữ giới. Một số nam giới
thường sĩ diện, thích thể hiện bản thân nên trong một số trường hợp họ không kiềm chế
được, hay va chạm khi có xung đột, do đó dễ trở thành nạn nhân.
Về độ tuổi của nạn nhân: Nạn nhân có độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi là
48 nạn nhân chiếm 25,2%, độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi là 117 nạn nhân chiếm
61,5%, độ tuổi từ trên 30 tuổi là 25 nạn nhân chiếm 13,3%. Như vậy có thể thấy
số nạn nhân ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Là nhóm
người có tuổi đời còn trẻ, có nhận thức trong xã hội, tuy nhiên đây cũng là nhóm


×