Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phòng ngừa các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.18 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẢI DUYÊN

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM DO PHỤ NỮ
THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĂN HÙNG

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO PHỤ NỮ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG .................................................................................. 5
1.1. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009 ..................................................... 6
1.1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn
tỉnh Hải Dương từ năm 2004-2009 ................................................................. 6
1.1.2. Diễn biến của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh
Hải Dương từ năm 2004-2009 ...................................................................... 19


1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009......................................................... 20
1.2.1. Cơ cấu của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh
Hải Dương từ năm 2004-2009 ...................................................................... 21
1.2.2. Tính chất của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn
tỉnh Hải Dương từ năm 2004-2009 ............................................................... 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................. 34
Chƣơng 2: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI
PHẠM DO PHỤ NỮ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG . 35
2.1. Nguyên nhân phát sinh tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng ..................................................................................................... 35
2.1.1. Nguyên nhân liên quan đến vấn đề kinh tế, xã hội ở Hải Dương ....... 35
2.1.2. Nguyên nhân liên quan đến nhân tố tiêu cực từ gia đình người phạm tội
....................................................................................................................... 40
2.1.3. Nguyên nhân từ những thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà nước về
trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh ...................................................................... 43


2.1.4. Nguyên nhân liên quan đến công tác giáo dục và dạy nghề ở Hải Dương.
....................................................................................................................... 46
2.2. Dự báo tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng giai đoạn 2009-2015 .......................................................................... 50
2.3. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng .............................................................................................. 52
2.3.1. Nhóm biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế sự tác động của
các yếu tố tiêu cực nảy sinh từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội ............. 52
2.3.2. Nhóm biện pháp nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững........58
2.3.3. Biện pháp hòan thiện công tác giáo dục và dạy nghề trên địa bàn tỉnh
Hải Dương ..................................................................................................... 61
2.3.4. Biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xã hội trên địa bàn

tỉnh Hải Dương .............................................................................................. 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 69
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Phụ nữ vừa là ngƣời lao động, vừa là ngƣời vợ, ngƣời mẹ, là lực lƣợng tác
động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội; đặc biệt phụ nữ có vai
trò rất to lớn trong việc phát triển nhân cách của các thế hệ công dân tƣơng lai:
mỗi cá nhân luôn đƣợc bắt đầu trƣớc hết từ phạm vi gia đình và suốt cuộc đời
họ, gia đình là môi trƣờng đóng vai trò hết sức quan trọng, nếu gia đình đƣợc coi
là tế bào của xã hội thì ngƣời phụ nữ đƣợc coi là hạt nhân của tế bào này.
Trong những năm qua, phụ nữ Hải Dƣơng ngày càng tham gia nhiều hơn
vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao và càng
ngày càng khẳng định đƣợc vị trí của mình trong xã hội; luôn phát huy truyền
thống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, đã đoàn kết, đổi mới sáng
tạo trong lao động, công tác, đạt đƣợc nhiều thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ đất nƣớc, làm đẹp thêm những phẩm chất cao quý của ngƣời phụ nữ
Việt Nam: yêu nƣớc, thông minh, cần cù, nhẫn nại, trung hậu, đảm đang... Tuy
nhiên, bên cạnh đó, có một bộ phận đáng kể phụ nữ còn ngại lao động, có tƣ
tƣởng muốn làm giàu bằng mọi cách bất chấp cả việc vi phạm pháp luật hoặc
phạm tội, quá coi trọng lợi ích vật chất, chạy theo lối sống thực dụng, đề cao cái
tôi cá nhân, thực hiện nhiều loại tội phạm trên địa bàn. Theo báo cáo thống kê
của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, trong những năm gần đây, tình
hình tội phạm do phụ nữ thực hiện đang diễn biến phức tạp, tính chất và mức độ

nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm ngày một nghiêm trọng hơn, số vụ và số
bị cáo là phụ nữ ngày càng tăng, làm ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Với đặc điểm rất đặc biệt về giới và tâm lý giới, công tác phòng ngừa các
tội phạm do phụ nữ thực hiện cần có nhiều điểm khác biệt so với công tác
phòng ngừa các tội phạm nói chung. Việc nghiên cứu một cách toàn diện và có
hệ thống về tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
và đề xuất những biện pháp phòng ngừa có tính khả thi là một yêu cầu cần thiết.


2
Tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa các tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phụ nữ là đối tƣợng đã đƣợc rất nhiều các học giả là các nhà tâm lý học, luật
học, tội phạm học... quan tâm nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau. Dƣới góc
độ tội phạm học, ở Việt Nam, cho đến nay có một số công trình nghiên cứu nhƣ:
Sách chuyên khảo “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”[45]
của PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm, tác giả đã dành chƣơng 28 để viết về “Phòng
ngừa các tội phạm do phụ nữ gây ra”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả
đã nghiên cứu về đặc điểm Tội phạm học do phụ nữ thực hiện ở Việt Nam từ
năm 1990 đến năm 1994; phân tích những nguyên nhân và điều kiện về kinh tế
- xã hội, nguyên nhân về tâm lý xã hội, nguyên nhân và điều kiện về pháp luật
làm phát sinh các tội phạm do phụ nữ gây ra; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
những biện pháp phòng ngừa các tội phạm do phụ nữ gây ra là biện pháp kinh
tế - xã hội, biện pháp quản lý và giáo dục, biện pháp pháp luật.
Chuyên đề Luận án Tiến sĩ: 1)“Tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở
Việt Nam”; 2)“Nguyên nhân của tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam”[9]
của tác giả Lý Văn Quyền. Trong công trình này, tác giả đã phân tích thực
trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở

Việt Nam; phân tích các nguyên nhân liên quan đến kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, nguyên nhân liên quan đến nạn nhân của tội phạm, các quy định của
pháp luật trong thi hành pháp luật và đấu tranh chống tội phạm.
Bài viết “Tội phạm có khuôn mặt nữ, vì sao”[10] của tác giả Lý Quang
Thân đăng trên báo Phụ nữ online. Tác giả nêu và phân tích rất ngắn một số vụ án
do phụ nữ thực hiện và chỉ ra rất khái quát những nguyên nhân dẫn tới phụ nữ
phạm tội là do áp lực của cuộc sống, tệ nạn bạo lực gia đình tăng; trên cơ sở đó tác
giả đề xuất biện pháp phòng ngừa là cải thiện cuộc sống, sự hỗ trợ của một mạng
tƣ vấn kịp thời và rộng rãi.
Bài viết “Tội phạm nữ và khả năng tái hòa nhập cộng đồng”[6] của tác
giả Thanh Huyền đăng trên báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở
phân tích bản án hình sự sơ thẩm bảy tháng đầu năm 2009 ở thành phố Hồ Chí


3
Minh, tác giả đã phân tích các loại tội phạm do phụ nữ thực hiện, chỉ ra nguyên
nhân rất cơ bản khiến phụ nữ phạm tội là do thất nghiệp, vô gia cƣ, nghèo khó,
gia đình đổ vỡ, trình độ học vấn, môi trƣờng sống không lành mạnh...
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chƣa có công trình khoa học nào đƣợc công
bố nghiên cứu một cách có hệ thống về tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, nguyên nhân của tội phạm và đƣa ra các biện pháp
phòng ngừa có hiệu quả. Việc nghiên cứu đề tài: “Phòng ngừa các tội phạm do
phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương” là việc làm khả thi, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội
phạm nói chung và phòng, chống tội phạm do phụ nữ thực hiện nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích khảo sát, đánh giá về tình hình tội
phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, nguyên nhân của tội
phạm, qua đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa nhằm nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
4. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Khảo sát, đánh giá thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tỉnh hình
tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009;
trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân của các tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng;
- Dự báo tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng trong thời gian 5 năm tới; đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng
pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phƣơng pháp điều tra
xã hội học, phƣơng pháp dự báo khoa học để rút ra kết luận khoa học của mình.


4
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ Tội phạm học về vấn đề tội phạm do
phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004 đến năm 2009.
Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong đề tài này là thống kê tội phạm của
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hải Dƣơng và Công an 12 huyện, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, Tòa án nhân dân
tối cao, Toà án nhân dân tỉnh Hải Dƣơng và Tòa án nhân dân huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh.
7. Kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Phân tích các đặc điểm của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng trong thời gian 6 năm (từ năm 2004 đến năm 2009), các đặc
điểm đƣợc xem xét, đánh giá một cách toàn diện trong mối tƣơng quan với điều
kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng và rút ra những kết luận mang tính khách
quan, khoa học. Trên cơ sở phân tích tình hình tội phạm, luận văn chỉ ra các
nguyên nhân cơ bản dẫn tới các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh

Hải Dƣơng, đƣa ra những dự báo về tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trong
thời gian tới và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội phạm do phụ nữ thực hiện phù hợp với đặc thù của tỉnh Hải Dƣơng.
8. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn đƣợc bố cục theo hai chƣơng:
Chương 1: Tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
Chương 2: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm do phụ nữ thực
hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.


5
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO PHỤ NỮ THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
Hải Dƣơng với diện tích tự nhiên là 1.654,2 km2, dân số là 1.703.492
ngƣời, trong đó có 870,5 nghìn ngƣời là phụ nữ [39]; nằm ở trung tâm đồng bằng
Bắc Bộ, cách Hà Nội 57 km về phía Tây, cách Hải Phòng 45 km về phía Đông;
phía Tây bắc tỉnh giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông
bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp
tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp tỉnh Hƣng Yên; có 10 huyện, 1 thị xã và một
thành phố trực thuộc; trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dƣơng. Hải
Dƣơng nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong vùng “tam giác kinh
tế” Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; với hệ thống giao thông phát triển, có
nhiều đƣờng quốc lộ chạy qua (nhƣ quốc lộ 5, 18, 183…), tạo điều kiện thuận lợi
cho Hải Dƣơng trong giao lƣu, phát triển kinh tế với các tỉnh, thành phố trong
nƣớc và quốc tế.
Trong vài năm gần đây, Hải Dƣơng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát
triển chung của đất nƣớc, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra rất nhanh
chóng, theo Đề án phát triển của tỉnh thì đến năm 2015 Hải Dƣơng phát triển là

một tỉnh công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Hải Dƣơng còn gặp rất nhiều khó
khăn, đó là vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho
ngƣời lao động, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo... và vấn đề
gia tăng của các tệ nạn xã hội và tội phạm. Theo thống kê của phòng Tổng hợp –
Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, mỗi năm trung bình ở Hải Dƣơng có khoảng
900 vụ án hình sự đƣợc đƣa ra xét xử sơ thẩm, với số lƣợng khoảng 1634 bị cáo
về tất cả các tội phạm. Trong đó, đặc biệt chú ý tới là số vụ và số bị cáo bị đƣa ra
xét xử là phụ nữ ngày càng tăng, ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình an ninh,
chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phƣơng[15]. Để có thể tìm ra nguyên nhân
của tội phạm do phụ nữ thực hiện và đề xuất những biện pháp phòng ngừa phù


6
hợp, trƣớc tiên cần làm rõ đƣợc tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng trong thời gian 6 năm (từ năm 2004 đến năm 2009).
Trong chƣơng này, chúng tôi tập trung phân tích hai nội dung của tình
hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng là:
- Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
- Cơ cấu và tính chất của tình của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
1.1. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009
1.1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn
tỉnh Hải Dương từ năm 2004-2009
Thực trạng của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng là tổng hợp các số liệu về vụ phạm tội (do phụ nữ thực hiện) đã xảy
ra, số lƣợng ngƣời phạm tội là phụ nữ trong đơn vị không gian và thời gian
nghiên cứu. Để có cái nhìn khách quan và tƣơng đối tòan diện về thực trạng của
tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chúng tôi

dựa vào số liệu về tội phạm rõ và tội phạm ẩn (vì không phải mọi tội phạm xảy ra
trên thực tế đều bị phát hiện và xử lý về hình sự) và thống kê về nạn nhân. Trƣớc
hết chúng ta sẽ tìm hiểu về con số tội phạm rõ.
* Tội phạm rõ
Số liệu tội phạm rõ đƣợc tác giả sử dụng để phân tích tình hình tội phạm
do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng là số liệu do cơ quan Công an
cung cấp, vì theo chúng tôi, đây là số liệu phản ánh tƣơng đối chính xác, đầy đủ
và rõ nét nhất “bức tranh” về tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng (số liệu đó bao gồm những vụ án bị đƣa ra xét xử, những
vụ án đã xảy ra trên thực tế nhƣng chƣa tìm ra thủ phạm và những vụ án ngƣời
phạm tội tuy có tội nhƣng sau đó đƣợc cơ quan Viện Kiểm sát xác định miễn
trách nhiệm hình sự). Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Điều tra Công an tỉnh
Hải Dƣơng và Công an 12 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh [2], số vụ
phạm tội có phụ nữ tham gia và số ngƣời phạm tội là phụ nữ từ năm 2004 đến
năm 2009 nhƣ sau:


7
Bảng 1: Số vụ và số ngƣời phạm tội là phụ nữ bị khởi tố trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng số
Trung bình


Số vụ
85
87
96
97
101
104
570
95

Số ngƣời phạm tội
114
125
132
135
139
141
786
131

(Nguồn: Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Hải Dương và Công an 12 huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương)

Trên cơ sở số liệu thống kê của Bảng 1, ta có biểu đồ về số vụ và số
ngƣời phạm tội là phụ nữ bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 20042009 nhƣ sau:
Biểu đồ 1: Số vụ và số ngƣời phạm tội là phụ nữ bị khởi tố trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009
160
140
120

Số vụ có phụ
nữ tham gia

100
80

Số người phạm
tội là phụ nữ

60
40
20
0
2004

2005

2006

2007

2008

2009

Các số liệu thống kê cho thấy, trong 6 năm (2004-2009), trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng, trung bình mỗi năm có 95 vụ, 131 ngƣời phạm tội là phụ nữ. Nhƣ vậy,
trong 6 năm qua, trung bình cứ 4 ngày lại có một vụ phạm tội có phụ nữ tham gia,
điều này phản ánh kết quả đấu tranh chống tội phạm do phụ nữ gây ra trên địa
bàn tỉnh trong thời gian qua còn chƣa theo kịp yêu cầu.



8
Để có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng tình hình tội phạm do phụ nữ
thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, các số liệu tổng thể trên sẽ đƣợc phân
tích, so sánh với các số liệu khác có liên quan:
Một là, so sánh số vụ (có phụ nữ tham gia) và số ngƣời phạm tội là phụ nữ
với tổng số vụ và ngƣời phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh trong thời gian 6
năm. Trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, từ năm 2004 đến năm 2009, cơ quan Điều tra
đã khởi tố 5872 vụ với 9881 ngƣời phạm tội nói chung, trong đó có 570 vụ có phụ
nữ tham gia (chiếm tỷ lệ 9,7%) và 786 ngƣời phạm tội là phụ nữ (chiếm tỷ lệ
8,0%)[2] (xem Bảng 2). Điều đó có nghĩa là cứ 100 vụ án bị khởi tố thì có hơn 9 vụ
có phụ nữ tham gia và cứ 100 ngƣời phạm tội bị khởi tố thì có 8 ngƣời là phụ nữ.
Nhƣ vậy, số vụ phạm tội có phụ nữ tham gia và số ngƣời phạm tội là phụ nữ bị
khởi tố trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chiếm một tỷ lệ khá cao.
Bảng 2: Số vụ và số ngƣời phạm tội nói chung so với số vụ có phụ nữ
tham gia, số ngƣời phạm tội là phụ nữ bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng từ năm 2004-2009
Số vụ và số ngƣời
phạm tội nói chung
Năm

Số vụ có phụ nữ
và số ngƣời phạm
Tỷ lệ
tội là phụ nữ
% giữa
Số người
(3) và (1)
Số vụ phạm tội

(3)
(4)

Tỷ lệ
% giữa
(4) và (2)

Số vụ
(1)

Số người
phạm tội
(2)

2004

918

1494

85

114

9,3

7,6

2005


905

1615

87

125

9,6

7,7

2006

989

1678

96

132

9,7

7,9

2007

1003


1689

97

135

9,7

8,0

2008

1019

1694

101

139

9,9

8,2

2009

1038

1711


104

141

10,0

8,2

Tổng

5872

9881

570

786

9,7

8,0

(Nguồn: Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Hải Dương và Công an 12 huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương)

Trên cơ sở số liệu thống kê của Bảng 2, ta có biểu đồ so sánh giữa số vụ
phạm tội nói chung và số vụ phạm tội do phụ nữ thực hiện, số ngƣời phạm tội
nói chung và số ngƣời phạm tội là phụ nữ bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng từ năm 2004-2009 nhƣ sau:



9
Biểu đồ 2a: So sánh giữa số vụ phạm tội nói chung và số vụ phạm tội
do phụ nữ thực hiện
9.7%
Số vụ phạm tội nói chung
Số vụ phạm tội có phụ nữ
tham gia

90.3%

Biểu đồ 2b: So sánh giữa tổng số ngƣời phạm tội và số ngƣời phạm tội
là phụ nữ bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009
8.0%

Tổng số người phạm tội
Số người phạm tội là phụ nữ

92.0%

Hai là, so sánh số ngƣời phạm tội là phụ nữ với tổng dân cƣ, chúng ta sẽ
đƣợc chỉ số tội phạm để tìm hiểu đƣợc mức độ phổ biến tội phạm trong dân cƣ.
Bảng 3: Chỉ số ngƣời phạm tội là phụ nữ trên 100.000 ngƣời dân (2004-2009)
Dân số
Năm
2004
2005
2006
2007
2008

2009
Tổng

(nghìn người)

Tổng

Nữ

1698,3
1710,6
1722,2
1732,8
1745,3
1703,5
10312,7

875,2
882,9
887,5
893,0
894,5
870,5
5303,6

Số ngƣời
phạm tội
là phụ nữ
114
125

132
135
139
141
786

Chỉ số ngƣời phạm tội
là phụ nữ
Trên 100000 Trên 100000
ngƣời dân
phụ nữ
6,7
13,0
7,3
15,3
7,7
16,7
7,8
16,9
8,0
18,2
8,3
20,1
7,6
16,7

(Nguồn: Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Hải Dương, Công an 12 huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Tổng cục Thống kê)



10
Nhìn vào Bảng 3 chúng ta thấy, chỉ số ngƣời phạm tội là phụ nữ bình
quân một năm trên 100.000 dân là 7,6, nghĩa là cứ 100.000 ngƣời dân thì có gần
8 ngƣời phạm tội là phụ nữ; chỉ số ngƣời phạm tội là phụ nữ trên 100.000 phụ
nữ bình quân một năm là 16,7, nghĩa là cứ 100.000 phụ nữ thì có gần 17 ngƣời
phạm tội.
Ba là, so sánh với số liệu truy tố của Viện kiểm sát[44] và số liệu xét xử
của Tòa án[15], chúng ta thấy số vụ và số ngƣời phạm tội là phụ nữ bị truy tố và
xét xử thấp hơn số vụ và số ngƣời phạm tội là phụ nữ bị khởi tố, đƣợc thể hiện
qua bảng thống kê sau:
Bảng 4: Số vụ và số ngƣời phạm tội là phụ nữ bị khởi tố, truy tố và
xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009
Khởi tố
Năm

Số vụ

Số người
phạm tội

Truy tố
Số vụ

Số người
phạm tội

Xét xử
Số vụ

Số người

phạm tội

2004

85

114

83

106

82

95

2005

87

125

85

115

84

111


2006

96

132

95

129

93

119

2007

97

135

94

125

92

121

2008


101

139

98

124

94

115

2009

104

141

97

127

95

123

Tổng số

570


786

552

726

540

684

(Nguồn: Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Hải Dương, Công an 12 huyện, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh; VKSND tỉnh Hải Dương, VKSND 12 huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh; TAND tỉnh Hải Dương, TAND 12 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh)

Trên cơ sở số liệu thống kê của Bảng 4, ta có biểu đồ so sánh giữa số
ngƣời phạm tội là phụ nữ bị khởi tố, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
từ năm 2004-2009 nhƣ sau:


11
Biểu đồ 4: So sánh giữa số ngƣời phạm tội là phụ nữ bị khởi tố, truy
tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009

900
800
700
600
500
400
300

200
100
0

786
726

Khởi tố

Truy tố

684

Xét xử

Từ kết quả trên, chúng ta thấy việc xử lý đối với ngƣời phạm tội là phụ
nữ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giữa 3 cơ quan: Công an, Viện kiểm sát và Tòa
án còn chƣa thống nhất, số ngƣời phạm tội bị khởi tố tuy cao nhƣng khi đƣa ra
truy tố, xét xử thì tỷ lệ này giảm xuống. Nguyên nhân là do:
- Án bị đình chỉ (khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hết thời
hạn điều tra mà không chứng minh đƣợc bị can đã thực hiện tội phạm; tội phạm
đã đƣợc đại xá; ngƣời phạm tội đã chết; miễn truy cứu trách nhiệm hình sự...).
- Cơ quan chức năng không đủ chứng cứ buộc tội ngƣời phạm tội, mặc dù
thực tế những ngƣời này vẫn thực hiện tội phạm.
- Án còn tồn đọng chƣa giải quyết ở các giai đoạn tố tụng...
Bốn là, so sánh số ngƣời phạm tội bị xét xử là phụ nữ của tỉnh Hải Dƣơng
trong thời gian từ năm 2004-2009 với một số tỉnh lân cận và cả nƣớc (do chỉ có
đƣợc số liệu về xét xử phụ nữ phạm tội trên 2 tỉnh Thái Bình và Hƣng Yên nên
trong mục này chúng tôi không có điều kiện so sánh đƣợc cả số liệu về khởi tố
và truy tố ngƣời phạm tội là phụ nữ) (xem bảng 5), chúng ta thấy, chỉ số ngƣời

phạm tội là phụ nữ/100000 dân bị đƣa ra xét xử trung bình trong 6 năm (từ năm
2004-2009) của tỉnh Hải Dƣơng tƣơng đối cao là 6,6, trong khi 2 tỉnh lân cận có
điều kiện về kinh tế - xã hội gần giống với Hải Dƣơng là Thái Bình và Hƣng
Yên chỉ số chỉ là 3,5 và 4,0.


12
Bảng 5: So sánh hệ số ngƣời phạm tội là phụ nữ với một số tỉnh lân
cận và cả nƣớc trong thời gian 6 năm (từ năm 2004-2009)
Tổng số ngƣời
phạm tội là
phụ nữ
684
389
273
36790

Đơn vị
hành chính
Tỉnh Hải Dƣơng
Tỉnh Thái Bình
Tỉnh Hƣng Yên
Cả nƣớc

Tổng dân số
(nghìn người)
10312,7
11077,0
6849,3
506446,9


Chỉ số ngƣời
phạm tội là phụ
nữ/100000 dân
6,6
3,5
4,0
7,3

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, TAND Tối cao)

Trên cơ sở số liệu thống kê của Bảng 5, ta có biểu đồ so sánh các con số
tƣơng ứng với một số tỉnh lân cận và cả nƣớc về số ngƣời phạm tội là phụ nữ
nhƣ sau:
Biểu đồ 5: So sánh chỉ số ngƣời phạm tội là phụ nữ với một số tỉnh
lân cận và cả nƣớc trong thời gian 6 năm (từ năm 2004-2009)
7,3

6,6

8
7
6

3,5

4,0

5
4

3
2
1
0

Hải Dương

Thái Bình

Hưng Yên

Cả nước

* Tội phạm ẩn
Những số liệu thống kê mà chúng ta có đƣợc về số vụ (có phụ nữ tham
gia) và số ngƣời phạm tội là phụ nữ trên đây chỉ phản ánh một phần của tình
hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong thời
gian qua. Lý luận và thực tiễn cho thấy chỉ có một phần tội phạm đã xảy ra
đƣợc cơ quan chức năng phát hiện, xử lý và đƣa vào thống kê hình sự (tội phạm


13
rõ), còn một phần tội phạm đáng kể khác mặc dù thực tế đã xảy ra nhƣng vì
nhiều lý do khác nhau mà chƣa đƣợc phát hiện và chƣa có trong thống kê hình
sự chính thức (tội phạm ẩn).
"Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên
thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị
phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có trong
thống kê hình sự chính thức”[7].
Cũng giống nhƣ các tội phạm nói chung, tội phạm do phụ nữ thực hiện

trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có một số lƣợng đáng kể các vụ phạm tội và ngƣời
phạm tội còn “ẩn” chƣa bị phát hiện, nên chƣa có trong thống kê hình sự chính
thức. Việc đánh giá tội phạm ẩn của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng là một vấn đề khó, chúng tôi chỉ có thể đƣa ra đƣợc
những đánh giá mang tính tƣơng đối. Để đánh giá tội phạm ẩn của tình hình tội
phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, chúng tôi dựa trên
những tiêu chí sau:
Thứ nhất, theo số liệu thống kê của Cơ quan điều tra công an tỉnh Hải
Dƣơng và Công an 12 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thì trong thời
gian từ năm 2004-2009, trên địa bàn tỉnh có 98 trƣờng hợp ngƣời phạm tội (chủ
yếu là các tội ít nghiêm trọng về trộm cắp, vi phạm các quy định về an toàn giao
thông đƣờng bộ, lừa đảo, làm nhục ngƣời khác) không bị đƣa ra xét xử về hình
sự (chỉ bị xử phạt hành chính) mặc dù có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Nguyên nhân dẫn đến những ngƣời này không bị xử lý về hình sự là do: nạn
nhân rút đơn, xin bãi nại; do hạn chế của các cơ quan bảo vệ pháp luật (trình độ
nghiệp vụ của cán bộ thực thi công vụ còn non yếu, hoặc ngƣời thực thi công vụ
cố tình đánh giá không đúng về tính chất hoặc hành vi của ngƣời phạm tội)
trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm. Ngoài ra, trên thực tế còn có
những vụ án mặc dù đã xảy ra nhƣng do nhiều những nguyên nhân khác nhau
nhƣ nạn nhân sợ do bị đe dọa, nạn nhân bị mua chuộc, nạn nhân và gia đình đạt
đƣợc thỏa thuận với ngƣời phạm tội, hoặc do không tin tƣởng vào cơ quan bảo
vệ pháp luật nên không thông báo vụ việc với cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền... nên các cơ quan chức năng không có thông tin về vụ phạm tội, dẫn đến
vụ phạm tội không có trong thống kê chính thức.


14
Qua khảo sát khu dân cƣ, với tổng số 500 phiếu (đƣợc chia ra: khảo sát ở
thành phố, thị xã, thị trấn 250 phiếu, nông thôn 250 phiếu; đối tƣợng khảo sát là
công nhân, viên chức, công chức và học sinh, sinh viên trên địa bàn) (xem phụ

lục 3) với câu hỏi: “Ở nơi Ông (Bà) đang công tác hoặc đang cư trú, Ông (Bà) có
biết phụ nữ nào thực hiện hành vi phạm tội mà chưa bị phát hiện không?". Chúng
tôi thu đƣợc kết quả là: có 32 ngƣời trả lời là biết có một phụ nữ phạm tội, 41
ngƣời trả lời biết có 2 phụ nữ phạm tội và 21 ngƣời trả lời biết trên 2 phụ nữ
phạm tội. Nhƣ vậy, có 164 phụ nữ đã thực hiện hành vi phạm tội trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng mà chƣa bị phát hiện và xử lý (chúng tôi làm tròn kết quả khảo sát 21
ngƣời biết trên 2 phụ nữ phạm tội mà chƣa bị phát hiện và xử lý là 50 phụ nữ
phạm tội). Kết hợp với 98 trƣờng hợp trên chúng ta sẽ đƣợc tổng số là 262 trƣờng
hợp ngƣời phạm tội là phụ nữ không bị xử lý về hình sự nên không có trong
thống kê hình sự chính thức. Đem so sánh với tổng số ngƣời phạm tội là phụ nữ
bị truy tố là 684 ngƣời chúng ta thấy tỷ lệ tội phạm còn chƣa đƣợc phát hiện và
xử lý (tội phạm ẩn) là 28%.
Thứ hai, qua khảo sát cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Trinh sát viên,
Thẩm phán và Quản giáo của tỉnh Hải Dƣơng (xem phụ lục 1), với tổng số 150
phiếu và 50 ngƣời đƣợc phỏng vấn trực tiếp với nội dung câu hỏi đƣợc đề nghị
trả lời là “Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, theo đánh giá chủ quan của ông,
bà, tỷ lệ vụ phạm tội do phụ nữ thực hiện chưa được phát hiện ở địa phương mà
ông, bà công tác chiếm khỏang bao nhiêu phần trăm so với tổng số vụ án do
phụ nữ thực hiện đã xảy ra trên thực tế?”. Tác giả thu đƣợc kết quả là: 32% số
ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng số vụ án do phụ nữ thực hiện chƣa đƣợc phát hiện
chiếm khoảng từ 30-40% trên tổng số vụ do phụ nữ thực hiện đã xảy ra trên
thực tế; 47% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời chiếm khỏang từ 20-30% và có 12% số
ngƣời đƣợc hỏi trả lời chiếm khoảng từ 40-50%; còn lại 21% số ngƣời đƣợc hỏi
trả lời với các tỷ lệ khác nhau. Nhƣ vậy, có 79% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng số
vụ án do phụ nữ thực hiện chƣa đƣợc phát hiện chiếm tỷ lệ thấp nhất là 20%,
cao nhất là 40% trên tổng số vụ phạm tội do phụ nữ thực hiện. Tính trung bình,
tỷ lệ còn ẩn khoảng 30%.
Thứ ba, qua khảo sát 50 phụ nữ phạm tội đang bị tạm giam hoặc đang
chấp hành hình phạt tù (xem phụ lục 2), với câu hỏi “Các cô, các chị, các em
cho biết đã thực hiện hành vi phạm tội lần thứ mấy? Nếu đã thực hiện hành vi

phạm tội trước đó thì những hành vi đó các cô, các chị, các em có bị cơ quan có


15
thẩm quyền xử lý không?”. Có 27% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng đã thực hiện
những hành vi phạm tội nhiều lần và những hành vi phạm tội trƣớc đó chƣa bị
xử lý. Cũng với đối tƣợng này với câu hỏi “Các cô, các chị, các em cho biết đã
thực hiện hành vi phạm tội một mình hay cùng với ai? Và khi phạm tội cùng với
những người khác, những người này bị xử lý như thế nào?” thì có 14% số
ngƣời đƣợc hỏi trả lời đã phạm tội cùng với 1 phụ nữ khác (trong đó có 11% trả
lời người phụ nữ phạm tội cùng với mình không bị xử lý), có 9% số ngƣời đƣợc
hỏi trả lời đã phạm tội với nhiều phụ nữ khác (trong đó có 7% trả lời một số
người phụ nữ phạm tội cùng với mình không bị xử lý) và có 31% số ngƣời đƣợc
hỏi trả lời đã phạm tội với nhiều ngƣời (cả nam và nữ, trong đó, có 19% trả lời
những ngƣời này không bị xử lý. Chúng ta chia tỷ lệ nam, nữ bình quân thì
trong số này 10% nữ phạm tội không bị xử lý). Nhƣ vậy, vì nhiều lý do khác
nhau mà những hành vi của những ngƣời phạm tội là phụ nữ nêu trên chƣa bị
phát hiện và chƣa bị xử lý, điều này khẳng định, trong số những ý kiến đƣợc
khảo sát thì tỷ lệ tội phạm do phụ nữ thực hiện còn ẩn xấp xỉ 30%.
Thứ tư, qua khảo sát 150 bản án hình sự sơ thẩm với 224 bị cáo bị đƣa ra
xét xử, tác giả thống kê đƣợc có tới 57 đối tƣợng phạm tội là phụ nữ (chiếm 26%,
chủ yếu liên quan đến các hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc và buôn bán, vận
chuyển trái phép chất ma túy), những đối tƣợng này bị các bị cáo khác khai là
cùng thực hiện hành vi phạm tội, nhƣng qua quá trình điều tra các cơ quan chức
năng không xác định đƣợc danh tính hoặc không tìm ra chứng cứ buộc tội nên
không bị xử lý hình sự và không có trong thống kê hình sự chính thức.
Nhƣ vậy, chúng ta thấy số lƣợng tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng vẫn còn “ẩn” khá lớn. Trong các tội phạm do phụ nữ thực
hiện, loại tội phạm ẩn nhiều nhất là trộm cắp, đƣa hối lộ, nhận hối lộ, làm môi giới
hối lộ. Qua khảo sát 500 phiếu ở khu vực dân cƣ (xem phần phụ lục) với câu hỏi

“Ở nơi ông (bà) đang công tác hoặc đang cư trú, ông (bà) có biết phụ nữ nào thực
hiện hành vi phạm tội mà chưa bị phát hiện không? Nếu có biết phụ nữ phạm tội,
ông (bà) cho biết họ đã phạm tội gì?”. Tác giả thu đƣợc kết quả là có 32% số
phiếu trả lời biết có vụ phạm tội trộm cắp do phụ nữ thực hiện, 17% số phiếu trả
lời biết có vụ phạm tội đƣa hối lộ do phụ nữ thực hiện, 15% số phiếu trả lời biết có
vụ phạm tội nhận hối lộ do phụ nữ thực hiện, 10% số phiếu trả lời biết có vụ phạm
tội làm môi giới hối lộ do phụ nữ thực hiện, còn 26% số phiếu còn lại biết các vụ


16
phạm tội khác nhau do phụ nữ thực hiện hoặc không biết có vụ phạm tội nào. Qua
khảo sát 200 cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Trinh sát viên, Thẩm phán và
Quản giáo của tỉnh Hải Dƣơng (xem phần phụ lục), với nội dung câu hỏi đƣợc đề
nghị trả lời: “Theo Ông (Bà) loại tội phạm mà phụ nữ thực hiện bị ẩn nhiều nhất
là gì?”. Tác giả thu đƣợc kết quả là có 28% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời loại tội phạm
mà phụ nữ thực hiện bị ẩn nhiều nhất là trộm cắp, 21% trả lời là đƣa hối lộ, 16%
trả lời là nhận hối lộ, 10% trả lời là làm môi giới hối lộ, 25% trả lời là các loại tội
khác nhau. Qua khảo sát 50 nữ giới phạm tội đang bị tạm giam hoặc đang chấp
hành hình phạt tù (xem phần phụ lục), với câu hỏi: “Các cô, các chị, các em cho
biết đã thực hiện hành vi phạm tội lần thứ mấy? Nếu thực hiện hành vi phạm tội
lần thứ hai hoặc hơn hai lần thì những hành vi phạm tội trước đó các cô, các
chị, các em cho biết đã phạm tội gì và có bị cơ quan có thẩm quyền xử lý
không?”. Tác giả thu đƣợc kết quả là có 29% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng đã
thực hiện những hành vi phạm tội nhiều lần và những hành vi phạm tội trƣớc đó
chƣa bị xử lý, trong số này có 13% trả lời đã thực hiện hành vi trộm cắp, 18% trả
lời đã thực hiện hành vi đƣa hối lộ, số còn lại thực hiện những hành vi phạm tội
khác nhau.
Với các phân tích và lập luận nêu trên, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với
kết luận hiện nay về mức độ ẩn của các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng chiếm khoảng 30% và trong các tội phạm do phụ nữ thực

hiện, loại tội phạm ẩn nhiều nhất là trộm cắp, đƣa hối lộ, nhận hối lộ, làm môi
giới hối lộ.
* Thông số về nạn nhân
Bên cạnh việc làm sáng tỏ con số về tội phạm rõ và tội phạm ẩn, chúng tôi
trình bày những thông số về nạn nhân của các tội phạm do phụ nữ thực hiện để có
đƣợc "bức tranh toàn cảnh" về thực trạng của tình hình các tội phạm do phụ nữ
thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
"Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực
tiếp xâm hại, gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền,
lợi ích hợp pháp khác"[11].
Do số liệu thống kê chính thức không có thông tin về nạn nhân, nên chúng
tôi sử dụng con số thống kê từ 150 bản án hình sự sơ thẩm xét xử trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng có phụ nữ tham gia. Qua nghiên cứu 150 bản án hình sự sơ thẩm xét


17
xử 224 phụ nữ phạm tội trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009, chúng
tôi thống kê đƣợc có 237 nạn nhân, trong đó:
- Số nạn nhân là nữ: 159 ngƣời (chiếm 68%), số nạn nhân là nam: 78 ngƣời
(chiếm 32%) (xem biểu đồ 6a). Trong số này, nạn nhân là ngƣời chƣa thành niên:
21 ngƣời, nạn nhân là ngƣời già yếu: 3 ngƣời, nạn nhân là ngƣời đã thành niên:
213 ngƣời.
Biểu đồ 6a. Số nạn nhân phân biệt theo giới tính
32%

Nạn nhân là nữ
Nạn nhân là nam

68%


(Nguồn: 150 bản án hình sự sơ thẩm xét xử phụ nữ phạm tội trên địa bàn
tỉnh Hải Dương từ năm 2004-2009)

Trong số những nạn nhân nữ thì họ là nạn nhân của 13 loại tội phạm khác
nhau: trộm cắp, lừa đảo, làm nhục ngƣời khác, cố ý gây thƣơng tích cho ngƣời
khác, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mua bán phụ nữ, vi phạm các quy
định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, mua bán trẻ em, giết ngƣời,
cƣớp, cƣớp giật, tổ chức ngƣời khác trốn đi nƣớc ngòai trái phép, lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong số này, số nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ
chiếm tỷ lệ cao nhất (51 ngƣời, chiếm 32% so với tổng số nạn nhân là nữ), tiếp đến
là nạn nhân của tội phạm tổ chức ngƣời khác trốn đi nƣớc ngòai trái phép (17
ngƣời, chiếm 11%), nạn nhân của tội phạm lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm
đoạt tài sản (15 ngƣời, chiếm 9%), nạn nhân của tội phạm lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản (10 ngƣời, chiếm 6%), số còn lại là nạn nhân của các tội phạm
khác nhau.
Trong số những nạn nhân nam thì họ là nạn nhân của 8 loại tội phạm
khác nhau: vi phạm các quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng
bộ, chống ngƣời thi hành công vụ, trộm cắp, tiêu thụ tài sản do ngƣời khác
phạm tội mà có, cố ý gây thƣơng tích, giết ngƣời, tổ chức ngƣời khác trốn đi


18
nƣớc ngoài trái phép, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong số này, nạn
nhân của tội phạm tổ chức ngƣời khác trốn đi nƣớc ngòai trái phép (22 ngƣời,
chiếm 28% so với tổng số nạn nhân là nam giới), tiếp đến là nạn nhân của tội
phạm lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (15 ngƣời, chiếm 19%),
nạn nhân của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (9 ngƣời, chiếm
12%), số còn lại là nạn nhân của những tội phạm khác nhau.
Trong tổng số nạn nhân của các tội phạm do phụ nữ thực hiện có 3 ngƣời
già yếu và cả 3 ngƣời này đều là nạn nhân của tội phạm vi phạm các quy định về

điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ.
Số nạn nhân là ngƣời chƣa thành niên có 21 ngƣời và cả 21 ngƣời này đều
là nạn nhân của tội phạm mua bán trẻ em.
- Trong tổng số nạn nhân, số nạn nhân bị thiệt hại về thể chất 18 ngƣời
(chiếm 8%); số nạn nhân bị thiệt hại về tài sản 163 ngƣời (chiếm 69%); số nạn
nhân bị thiệt hại về tinh thần 56 ngƣời (chiếm 23%).
Bảng 6b. Số nạn nhân phân biệt theo thiệt hại phải gánh chịu
23%

8%

Thiệt hại về thể chất
Thiệt hại về tài sản
Thiệt hại về tinh thần

69%

(Nguồn: 150 bản án hình sự sơ thẩm xét xử phụ nữ phạm tội trên địa bàn
tỉnh Hải Dương từ năm 2004-2009)

Trong số những nạn nhân trên số nạn nhân bị thiệt hại về thể chất thƣờng
là của các tội cố ý gây thƣơng tích, giết ngƣời, cƣớp, vi phạm các quy định về
điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; những nạn nhân bị thiệt hại về tài
sản là nạn nhân của các tội trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, cƣớp, cƣớp giật, tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có, tổ chức
ngƣời khác trốn đi nƣớc ngoài trái phép, vi phạm các quy định về điều khiển
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; những nạn nhân bị thiệt hại về tinh thần là
nạn nhân của các tội mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em và làm nhục ngƣời khác.



19
1.1.2. Diễn biến của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh
Hải Dương từ năm 2004-2009
Diễn biến của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng là sự thay đổi thực trạng (theo xu hƣớng tăng, giảm hoặc ổn định) của
tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện theo thời gian trong khoảng thời gian và
không gian nghiên cứu. Nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm do phụ nữ
thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004 đến năm 2009 giúp chúng ta
nhận diện đƣợc rõ nét hơn bức tranh về tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện,
trên cơ sở đó đƣa ra đƣợc dự đoán về xu hƣớng vận động của tình hình tội phạm
do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong thời gian tiếp theo.
Đánh giá diễn biến của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009 dựa trên những kết quả thu đƣợc của
thực trạng tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh trong giai
đoạn này. Chúng ta lấy số vụ án (có phụ nữ tham gia) và số ngƣời phạm tội là
phụ nữ bị khởi tố của năm 2004 là gốc và coi là 100% thì diễn biến của tình
hình tội phạm do phụ nữ thực hiện các năm tiếp theo đến năm 2009 nhƣ sau:
Bảng 6: Diễn biến của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009
Số vụ án

Số ngƣời phạm tội

(có phụ nữ tham gia)

là phụ nữ

2004

85 (100%)


114 (100%)

2005

87 (102,4%, tăng 2,4%)

125 (109,6%, tăng 9,6%)

2006

96 (112,9%, tăng 12,9%)

132 (115,8%, tăng 15,8%)

2007

97 (114,1%, tăng 14,1%)

135 (118,4%, tăng 18,4%)

2008

101 (118,8%, tăng 18,8%)

139 (121,9%, tăng 21,9%)

2009

104 (122,4%, tăng 22,4%)


141 (123,7%, tăng 23,7%)

Năm

(Nguồn: Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Hải Dương, Công an 12 huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh)

Trên cơ sở số liệu diễn biến của Bảng 6, chúng ta có biểu đồ về diễn biến
của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ
năm 2004-2005 nhƣ sau:


20
Biểu đồ 7: Diễn biến của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009
300%

200%

123.7%

118.4%

250%

109.6%

121.9%


115.8%
100%

150%
100%

112.9%

100%

122.4%

114.1%

102.4%

118.8%

50%
0%
2004

2005

2006

2007

2008


2009

Số ngƣời phạm tội là phụ nữ
Số vụ án (có phụ nữ tham gia)

Nhìn vào Bảng 6 và Biểu đồ 7 chúng ta thấy tình hình các tội phạm do
phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có xu hƣớng tăng đều đặn các
năm về cả số vụ án (có phụ nữ tham gia) và số ngƣời phạm tội là phụ nữ, so với
năm 2004 thì năm 2005 số vụ án (có phụ nữ tham gia) tăng 2,4% và số ngƣời
phạm tội là phụ nữ tăng 9,6% nhƣng đến năm 2009 con số về số vụ án (có phụ
nữ tham gia) đã gấp hơn 9 lần (22,4%) và gấp 2,5 lần số ngƣời phạm tội là phụ
nữ (23,7%). Đây là vấn đề đặt ra cho chúng ta cần phải làm rõ thực trạng này, từ
đó tìm ra những giải pháp kịp thời ngăn chặn sự gia tăng, tiến tới hạn chế đến
mức tối đa tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009
Cơ cấu và tính chất của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng là các đặc điểm về chất của tình hình tội phạm, là cơ sở
cho việc xem xét nguyên nhân của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên địa bàn, trên cơ sở đó để đƣa ra những biện pháp phòng ngừa phù hợp.


21
1.2.1. Cơ cấu của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh
Hải Dương từ năm 2004-2009
Nghiên cứu cơ cấu của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng là việc tìm hiểu nội dung bên trong của tình hình tội
phạm, tìm ra những đặc điểm riêng biệt của nó. Cơ cấu của tình hình các tội
phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có thể đƣợc xác định
dựa trên các tiêu chí sau đây:

* Cơ cấu của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh
Hải Dương từ năm 2004-2009 theo nhóm tội danh
Về lý thuyết, phụ nữ có thể tham gia hoặc thực hiện hầu hết các tội phạm
đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999, tuy nhiên, do đặc điểm về giới
mà trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009, phụ nữ chỉ thực hiện hành
vi phạm tội chủ yếu ở những nhóm các tội phạm (xem Bảng 1.7).
Bảng 7: Cơ cấu của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009 theo nhóm tội danh

STT

Nhóm tội

Chƣơng

Số
vụ

Số ngƣời
phạm tội
là phụ nữ

Tỷ lệ %
so với tổng số
ngƣời phạm
tội là phụ nữ

Các tội xâm phạm tính mạng,
1
sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự

XII
35
40
5,8%
của con ngƣời
Các tội xâm phạm quyền tự
2
XIII
2
3
0,4%
do, dân chủ của công dân
3
Các tội xâm phạm sở hữu
XIV
120
140
20,5%
Các tội xâm phạm trật tự
4
XVI
19
26
3,8%
quản lý kinh tế
5
Các tội phạm về ma tuý
XVIII
182
211

30,8%
Các tội xâm phạm trật tự
6
`XIX
159
232
33,9%
công cộng
Các tội xâm phạm trật tự
7
XX
13
19
2,8%
quản lý HC
8
Các tội phạm về chức vụ
XXI
2
5
0,7%
Các tội xâm phạm hoạt động
9
XXII
8
8
1,2%
tƣ pháp
Tổng
540

684
100%
(Nguồn: TAND tỉnh Hải Dương và TAND 12 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh)


22
Trên cơ sở số liệu thống kê của Bảng 7, chúng ta có biểu đồ về cơ cấu
của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ
năm 2004-2009.
Biểu đồ 8: Cơ cấu của tình hình các tội phạm do phụ nữ thực hiện
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009
0.7%
2.8%

1.2%

5.8%
0.4%

20.5%

33.9%

3.8%

30.8%

Các tội xâm phạm quan hệ nhân thân
Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
Các tội xâm phạm sở hữu

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Các tội phạm về ma tuý
Các tội xâm phạm trật tự công cộng
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Các tội phạm về chức vụ
Các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp

Nhìn vào Bảng 7 và Biểu đồ 8 chúng ta thấy, ngƣời phạm tội là phụ nữ bị
đƣa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2004-2009 chủ yếu là các tội
xâm phạm trật tự công cộng, các tội phạm về ma tuý và các tội phạm về sở hữu;
ở các chƣơng khác tỷ lệ tội phạm chiếm tỷ lệ rất nhỏ hoặc không có. Ở mỗi
nhóm tội nêu trên không phải tất cả các tội danh đƣợc quy định trong nhóm đều
đƣợc thực hiện, ngƣời phạm tội là phụ nữ chỉ thực hiện một số tội danh nhất
định (xem bảng 8).
* Cơ cấu của tình hình tội phạm do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh
Hải Dương thực hiện theo tội danh quy định tại các điều của Bộ luật Hình sự


×