Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.02 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI THỊ THANH LOAN

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Tuyết Miên

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................. 7
1.1. Thực trạng, diễn biến của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2004-2010. ........................................... 7
1.1.1. Thực trạng của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố
Hà Nội từ năm 2004-2010. ........................................................................... 7
1.1.2. Diễn biến của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà
Nội từ năm 2004 đến 2010 ......................................................................... 23


1.2 Cơ cấu, tính chất của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành
phố Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2010. .................................................... 25
1.2.1 Cơ cấu của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà
Nội ............................................................................................................. 25
1.2.2 Tính chất của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà
Nội. ............................................................................................................ 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................... 36
CHƯƠNG II. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI
HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................... 37
2.1. Nguyên nhân của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
....................................................................................................................... 37
2.1.1. Nhóm nguyên nhân liên quan đến những hạn chế trong công tác quản
lý an ninh, trật tự, xã hội trên địa bàn thành phố......................................... 37
2.1.2. Nhóm nguyên nhân thuộc về những hạn chế trong công tác giáo dục,
tuyên truyền pháp luật ................................................................................ 44
2.1.3. Nguyên nhân từ phía người phạm tội................................................ 50
2.2. Dự báo tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong thời gian tới ................................................................................ 53
2.3. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em. ...................... 57


2.3.1. Nhóm biện pháp khác phục hạn chế trong hoạt động quản lý an ninh,
trật tự, xã hội .............................................................................................. 57
2.3.2. Nhóm biện pháp khắc phục hạn chế trong công tác giáo dục, tuyên
truyền pháp luật.......................................................................................... 62
2.3.3. Nhóm biện pháp liên quan đến người phạm tội ................................ 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .............................................................................. 67
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 71



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Thủ đô Hà Nội với diện tích 3.3254,92 km2, với số dân 6,472 triệu người
hiện là thành phố đứng đầu về diện tích, đứng thứ hai về dân số và là một trong
hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước” [13]. Hà Nội không chỉ là “trái tim”
của cả nước mà còn là “thủ đô vì hòa bình” với vị thế ngày càng quan trọng.
Trong điều kiện phát triển chung của cả nước, Hà Nội cũng không ngừng
lớn mạnh và có nhiều đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
Nhờ đó đời sống của người dân thủ đô cũng ngày càng được nâng cao. Kể từ khi
mở rộng, an ninh trật tự của Hà Nội cũng như tình hình tội phạm có nhiều phức
tạp hơn, nảy sinh nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: việc gia tăng dân số (về
mặt cơ học) quá nhanh cùng với quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch, đồng bộ
đã khiến Hà Nội đang trở nên chật chội và ô nhiễm. Hà Nội là một thành phố có
sự phát triển không đồng đều về đô thị và mức sống của người dân không chỉ
giữa khu vực nội thành với khu vực ngoại thành mà còn giữa các tầng lớp dân
cư ngay ở nội đô. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều hiện tượng tiêu cực xuất hiện
trong quản lý ở nhiều lĩnh vực như: trật tự giao thông đô thị, quản lí qui hoạch
và phát triển đô thị, quản lí môi trường, trật tự xã hội… Tệ nạn xã hội và tội
phạm ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố, ý thức của một bộ phận người
dân, nhất là dân nhập cư trên địa bàn thành phố còn thấp… Trong bối cảnh đó,
vấn đề tội phạm nói chung và tội hiếp dâm trẻ em diễn ra trên địa bàn Hà Nội
đang có nhiều diễn biến phức tạp. Theo thống kê chính thức, trong những năm
trở lại đây, tội hiếp dâm trẻ em xảy ra tại Hà Nội gia tăng đáng kể. Cụ thể năm
2004 đã xét xử 9 vụ với 20 bị cáo, năm 2005 đã xét xử 11 vụ với 24 bị cáo, năm
2006 đã xét xử 9 vụ với 11 bị cáo, năm 2007 đã xét xử 11 vụ với 18 bị cáo, năm
2008 đã xét xử 12 vụ với 19 bị cáo, năm 2009 đã xét xử 18 vụ với 25 bị cáo,
năm 2010 xét xử 17 vụ với 28 bị cáo phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” (xem Bảng 1).



2
Hậu quả của hành vi hiếp dâm trẻ em để lại cho nạn nhân (về cả hiện tại
và tương lai) là vô cùng thương tâm, khó có thể khắc phục được, nó không chỉ
để lại nỗi đau xót cho gia đình nạn nhân mà còn gây nhức nhối cho các ngành,
các cấp và toàn xã hội. Do đó, vấn đề đặt ra là cần tìm ra cũng như xây dựng các
biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hiệu quả tội hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Cho tới nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
riêng về tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Nội dưới góc độ tội phạm học. Vì lẽ
đó, tác giả đã chọn đề tài “Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Với việc nghiên
cứu đề tài này, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của mình sẽ được cơ quan
chức năng tham khảo trong việc đề ra các biện pháp ngăn chặn tội hiếp dâm trẻ
em trên địa bàn thành phố. Các biện pháp này không chỉ có giá trị áp dụng trên
địa bàn thành phố Hà Nội mà còn có giá trị tham khảo cho các tỉnh, thành khác
trên cả nước trong việc phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em. Qua đó, tác giả cũng
thể hiện mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào công tác chăm sóc và
bảo vệ trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài này, điển hình là một số công trình sau:
- “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà
Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lưu Hải Yến, Hà Nội, năm 2008.
Qua các số liệu thống kê cụ thể tác giả đã khái quát được tình hình các tội phạm
xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua. Trên
cơ sở đó tác giả đi sâu phân tích những nguyên nhân của tình hình tội phạm,
đồng thời đưa ra được những dự báo và những giải pháp phòng ngừa nhóm tội
phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- “Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà

Tĩnh”, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Dương Thị Quỳnh Mận, Hà Nội ,
năm 2006. Tác giả đã tập trung nghiên cứu tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa


3
bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2000 đến 2005; xác định nguyên nhân, điều kiện của
tình hình tội phạm; dự báo tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn và đề xuất
các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội hiếp dâm trẻ em trong thời
gian tới.
- “ Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam và đấu
tranh phòng chống loại tội phạm này”, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả
Trịnh Thị Thu Hương, Hà Nội, năm 2004. Dưới góc độ luật hình sự và tội phạm
học, ngoài việc hệ thống các quan điểm khoa học và làm rõ khái niệm các tội
phạm xâm phạm tình dục trẻ em cùng những đặc điểm chủ yếu của quá trình lập
pháp hình sự ở Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, tác giả còn phân
tích các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể trong nhóm các tội xâm phạm
tình dục trẻ em. Đồng thời, luận văn cũng đi sâu phân tích tình hình tội phạm, các
nguyên nhân của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, qua đó đề ra các
biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống và phòng ngừa nhóm tội phạm này.
- “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc đấu tranh và phòng chống các
tội phạm về tình dục”, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tòa án nhân dân
tối cao, Hà Nội năm 2001. Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của Tòa án nhân dân
tối cao, các hình thức thể hiện của vai trò đó trong chống, phòng ngừa tội phạm
và tổng kết thực tiễn công tác tham gia chống và phòng ngừa tội phạm của các
Tòa án nhân dân, đề tài nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề sau:
+ Đánh giá thực trạng hoạt động của Tòa án nhân dân trong đấu tranh chống
và phòng ngừa tội phạm về tình dục trong những năm qua, rút ra được những ưu
điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó.
+ Đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao vai trò của Tòa án nhân dân
trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm về tình dục trong những năm tới.

- “Tội hiếp dâm trẻ em và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa
bàn tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đặng Xuân Nam, Hà
Nội năm 1999. Trong Luận văn, tác giả phân tích các dấu hiệu pháp lý để làm


4
sáng tỏ hơn về mặt lý luận, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc của Điều 112a
“Tội hiếp dâm trẻ em” trong Bộ luật hình sự năm 1985 khi áp dụng vào thực
tiễn. Đồng thời tác giả khái quát có tính hệ thống tình hình, nguyên nhân và điều
kiện phạm tội của tội hiếp dâm trẻ em, đưa ra được dự báo và những kiến nghị
về giải pháp nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa loại tội
phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Ngoài ra còn một số bài viết liên quan đến đề tài được đăng tải trên báo và
tạp chí chuyên ngành.
Những công trình nghiên cứu trên đã đóng góp đáng kể cả về mặt lý luận
và thực tiễn trong công tác phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện dưới góc độ tội phạm
học về tình hình tội phạm, các nguyên nhân, đưa ra các dự báo và các giải pháp
phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2010.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được tác giả nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh để nghiên
cứu đề tài.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ được tình hình tội hiếp dâm trẻ

em trên địa bàn thành phố Hà Nội, tìm ra được các nguyên nhân của tình hình tội
hiếp dâm trẻ em. Từ đó đưa ra được những giải pháp có căn cứ khoa học, sát hợp


5
với tình hình tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả
công tác phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ phải giải quyết trong luận văn là:
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong giai đoạn 2004-2010;
- Phân tích làm rõ nguyên nhân của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành
phố Hà Nội;
- Dự báo tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian tới;
- Xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới.
6. Những kết quả mới của luận văn nghiên cứu
Tác giả đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình, nguyên nhân của tội
hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 2004 đến
2010, và xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm này trong thời gian tới.
- Khái quát hóa được tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
- Xác định những điểm mang tính đặc thù của tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn thành phố Hà Nội, làm cơ sở cho biện pháp phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Làm rõ nguyên nhân của tội hiếp dâm trẻ em; đồng thời rút ra những tồn
tại, thiếu sót trong biện pháp phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
- Trên cơ sở sở đó dự báo tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong thời gian tới và đề xuất các biện pháp phòng ngừa sát hợp.



6
Do vậy, các kết quả của luận văn có tính mới và cần thiết cho thực tiễn
của công tác đấu tranh chống và phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu
của Luận văn gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2004-2010.
Chương 2: Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em
trên địa bàn thành phố Hà Nội.


7
CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (của
nhóm tội phạm hoặc một tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và
đơn vị thời gian xác định.” [7].
Để nghiên cứu về tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Nội từ
năm 2004 đến 2010, tác giả đã sử dụng số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối
cao, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và Công an thành phố Hà Nội. Ngoài ra,
tác giả còn thống kê từ 87 Bản án hình sự sơ thẩm của toà án nhân dân các cấp trên
địa bàn thành phố Hà Nội về tội hiếp dâm trẻ em.
Tìm hiểu về tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội,
cần làm sáng tỏ các thông số về thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của
tình hình tội phạm này.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu về thực trạng, diễn biến của tình hình tội

hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2004-2010.
1.1. Thực trạng, diễn biến của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2004-2010.
1.1.1. Thực trạng của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố
Hà Nội từ năm 2004-2010.
“Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về số vụ
phạm tội đã xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó và số lượng người
được coi là nạn nhân trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian
nhất định”[15].
Để tìm hiểu về thực trạng của tình hình hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà
Nội, tác giả tìm hiểu các nội dung sau:


8
a. Tội phạm rõ
Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2010, Tòa án nhân dân các cấp trên
địa bàn thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm tổng số 87 vụ với 145 bị cáo phạm
tội hiếp dâm trẻ em. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Số vụ và số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em bị xét xử sơ
thẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2004-2010
Năm

Số vụ

Số bị cáo

2004

9


20

2005

11

24

2006

9

11

2007

11

18

2008

12

19

2009

18


25

2010

17

28

Tổng

87

145

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)

Cụ thể, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xét xử 9
vụ với 20 bị cáo năm 2004; 11 vụ với 24 bị cáo năm 2005; 9 vụ với 11 bị cáo
năm 2006; 11 vụ với 18 bị cáo năm 2007; 12 vụ với 19 bị cáo năm 2008; 18 vụ với
25 bị cáo năm 2009; 17 vụ với 28 bị cáo năm 2010. Trung bình mỗi năm đã xét xử
12 vụ với 20 bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để nhận biết rõ hơn về con số trên, tác giả minh hoạ bằng biểu đồ sau:


9
Biểu đồ 1: Số vụ và số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2004-2010
30

28

25

24

25
20

20
15
10

19

18

11

11

9

18

số vụ
số bị cáo

17

12


11

9

5
0
2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

(Nguồn: Số liệu thống kê từ TAND thành phố Hà Nội)

Để làm rõ hơn thực trạng của tội phạm này, chúng ta có thể đem so sánh
số vụ, số người phạm tội hiếp dâm trẻ em với những thông số sau:
* So sánh số vụ, số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em với số vụ, số bị cáo
phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2004-2010.
Bảng 2: Số liệu so sánh số vụ, số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em với
số vụ, số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội
từ năm 2004-2010.
Năm


(1)

(2)

Tỷ lệ %

Hiếp dâm trẻ em

TP nói chung

(1) so với (2)

Vụ / bị cáo

Vụ / bị cáo

2004

9 / 20

4823 / 7380

0,19 / 0,27

2005

11 / 24

4295 / 6360


0,27 / 0,38

2006

9 / 11

5205 / 7897

0,17 / 0,14


10
2007

11 / 18

4855 / 7872

0,23 / 0,23

2008

12 / 19

5432 / 9356

0,22 / 0,2

2009


18 / 25

6705 / 11148

0,27 / 0,22

2010

17 / 28

6229 / 10840

0,27 / 0,26

Tổng

87 / 145

37544 / 60853

0,23 / 0,24

(Nguồn: Thống kê từ TAND thành phố Hà Nội)

Nhóm tội phạm xâm phạm tình dục nói chung cũng như tội hiếp dâm trẻ
em nói riêng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tội phạm nói chung. Cụ thể, như bảng thống
kê trên đã thể hiện, số vụ hiếp dâm trẻ em chỉ chiếm khoảng từ 0,17% đến
0,27% (trung bình trong 7 năm trở lại đây chiếm khoảng 0,23%) so với số vụ
phạm tội nói chung; còn số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em chiếm tỷ lệ khoảng

từ 0,14% đến 0,38% (trung bình trong 7 năm trở lại đây chiếm khoảng 0,24%)
so với số bị cáo phạm tội nói chung).
Tuy nhiên, khi đem so sánh các con số về tội hiếp dâm trẻ em với các con số
về các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em chúng ta sẽ thấy tỷ lệ này là không nhỏ.
* So sánh số vụ, số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em với số vụ, số bị cáo
phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm
2004-2010.
Theo nghiên cứu của tác giả Lưu Hải Yến, trong nhóm các tội phạm xâm
phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội thì tội hiếp dâm trẻ em luôn chiếm
tỷ lệ cao cả về số vụ và số bị cáo (32% về số vụ, 31% về số bị cáo), chỉ đứng sau
tội hiếp dâm (35% về số vụ, 44% về số bị cáo) [8]. Nghiên cứu của tác giả cũng
có điểm tương đồng và nếu nghiên cứu trong nhóm các tội phạm xâm phạm tình
dục trẻ em thì tội hiếp dâm trẻ em luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể, chúng ta
nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ sau:


11
Bảng 3: Số liệu so sánh số vụ , số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em với số vụ,
số bị cáo phạm các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Năm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)


Hiếp dâm TE

Cưỡng dâm

Giao cấu với

Dâm ô với

Tổng

(vụ/bị cáo)

TE

TE

TE

(vụ/bị cáo)

(vụ/bị cáo)

(vụ/bị cáo)

2004

9 / 20

0/0


5/5

0/0

14 / 25

2005

11 / 24

0/0

7/8

4/4

22 / 36

2006

9 / 11

0/0

9 / 10

1/1

19 / 22


2007

11 / 18

0/0

11 / 14

1 /1

23 / 33

2008

12 / 19

1/1

11 / 12

4/4

28 / 36

2009

18 / 25

0/0


16 / 17

6/6

40 / 48

2010

17 / 28

0/0

19 / 27

8/8

44 / 63

Tổng

87/145

1/1

78/ 93

24 / 24

190/263


(Nguồn: Thống kê từ TAND thành phố Hà Nội)

Trong nhóm các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, trong 7 năm gần
đây đã có 87 vụ với 145 bị cáo phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” chiếm 46% về số
vụ và 55% về số bị cáo; có 01 vụ với 01 bị cáo phạm tội “Cưỡng dâm trẻ em”
chiếm khoảng 1% về số vụ và 1% về số bị cáo; có 78 vụ với 93 bị cáo phạm
tội “Giao cấu với trẻ em” chiếm khoảng 41% về số vụ và 35% về số bị cáo;
có 24 vụ với 24 bị cáo phạm tội “Dâm ô đối với trẻ em” chiếm khoảng 12%
về số vụ và 9% về số bị cáo so với số vụ và số tội phạm xâm phạm tình dục
trẻ em nói chung.


12
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em với số
bị cáo phạm các tội xâm phạm tình dục trẻ em khác.
hiếp dâm trẻ em

9%

cưỡng dâm trẻ em

55%

35%

giao cấu với trẻ em
dâm ô trẻ em

1%


(Nguồn: Thống kê từ TAND thành phố Hà Nội)

Như vậy, trong 7 năm vừa qua, tội hiếp dâm trẻ em chiếm 46% về số vụ,
55% về số bị cáo, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số vụ, bị cáo phạm tội xâm
phạm tình dục trẻ em.
Đây là những con số đáng báo động về tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình
dục trong xã hội. Hiếp dâm trẻ em là tội nguy hiểm nhất trong nhóm các tội xâm
phạm tình dục trẻ em. Hành vi hiếp dâm trẻ em không những đã xâm phạm đến
quyền bất khả xâm phạm về tình dục trẻ em mà còn để lại hậu quả nặng nề về
sức khỏe, tinh thần thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em. Qua đó thể hiện sự
xuống cấp và suy đồi nghiêm trọng về đạo đức của một số đối tượng có lối sống
và tư tưởng lệch lạc về tình dục và cũng cho thấy những thiếu sót đối với việc
quan tâm chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
* So sánh số vụ, số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành
phố Hà Nội với số vụ, số bị cáo phạm tội này trên một số tỉnh thành khác và
với cả nước từ năm 2004 - 2010.
Để thấy rõ hơn mức độ loại tội phạm này chúng ta có thể so sánh với một
số địa phương khác và cả nước.


13
Bảng 4: Số liệu về số vụ, số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
thành phố Hà Nội, trên một số tỉnh thành khác và trên cả nước.

(1)

(2)


(3)

(4)

Cả nước

Tp. Hà Nội

Tp. HCM

Tỉnh Bắc Ninh

Vụ / bị cáo

Vụ / bị cáo

Vụ / bị cáo

Vụ / bị cáo

2004

467/598

9 / 20

18 / 23

2 /2


2005

538/624

11 / 24

15 / 19

1/ 2

2006

576/626

9 / 11

12 / 12

1/1

2007

617/705

11 / 18

21 / 21

3/4


2008

595/677

12 / 19

32 / 46

2/3

2009

488/559

18 / 25

30 / 39

5/7

2010

483/562

17 / 28

38 / 47

3/5


Tổng

3764/4351

87 / 145

183 / 234

17 / 24

TL % so

100 / 100

2,3 / 3,3

4,9 / 5,4

0,5 / 0,55

Năm

với (1)
(Nguồn: Vụ Thống kê – tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao)

Biểu đồ 3: So sánh số vụ, số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn thành phố Hà Nội với số vụ, số bị cáo phạm tội này trên địa bàn một số
tỉnh thành khác của nước ta.
300
243


250
183

200
145

150
100

số vụ
số bị cao

87

50

17

24

0
tp. Hà Nội

tp.Hồ Chí Minh

tỉnh Bắc Ninh

(Nguồn: Vụ Thống kê – tổng hợp TAND tối cao)



14
So với các tỉnh thành khác trên cả nước, nhìn chung tội hiếp dâm trên địa
bàn thành phố Hà Nội là khá cao. Bắc Ninh là một trong những tỉnh thành ven
Hà Nội, có những nét tương đồng điều kiện về tự nhiên, tuy nhiên thấp hơn Hà
Nội về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. So với Bắc ninh, loại tội
phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội cao hơn rất nhiều. Cụ thể, tính trong 7
năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chỉ đem ra xét xử 17 vụ với 24 bị cáo
phạm tội hiếp dâm trẻ em. Như vậy tính trung bình tội phạm này trên địa bàn
thành phố Hà Nội nhiều gấp khoảng 5 lần về số vụ, 6 lần về số bị cáo so với trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Điều này cũng có thể lý giải một phần là do Bắc Ninh có
dân số và diện tích nhỏ hơn so với Hà Nội; Hà Nội có cơ cấu về dân cư đa dạng
hơn do dân nhập cư đổ xô về ngày càng tăng, hơn nữa Hà Nội tập trung nhiều
hơn các trung tâm thương mại, văn hoá, vui chơi giải trí…So với thành phố Hồ
Chí Minh, đây là hai thành phố ở hai miền Bắc, Nam của Tổ quốc. Hai vùng đất
này khác nhau về khí hậu, điều kiện địa lý, diện tích đất đai, mật độ dân
cư…nhưng đây đều là các trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội lớn của
cả nước. Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong 7 năm gần
đây có 183 vụ với 243 bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em, con số này nhiều gấp
khoảng 2 lần về số vụ và 1,6 lần về số bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Điều này có thể lý giải một phần là do TP Hồ Chí Minh
có diện tích lớn hơn, dân cư lớn hơn, tập trung nhiều tụ điểm vui chơi giải trí
hơn và tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thường cao và
phức tạp hơn so với trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* So sánh số vụ, số bị can của tội hiếp dâm trẻ em ở giai đoạn điều tra
với số vụ, số bị cáo của tội hiếp dâm trẻ em ở giai đoạn xét xử trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ năm 2004-2010.
Bảng 5: Số liệu về số vụ, số đối tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa
bàn Hà Nội qua các giai đoạn điều tra và xét xử



15
(1)

(2)

Điều tra

Xét xử

Vụ / bị can

Vụ / bị cáo

2004

12 / 25

9 / 20

75 / 80

2005

15 /28

11 / 24

73 / 86


2006

13 / 17

9 / 11

69 / 65

2007

13 / 27

11 / 18

85 / 67

2008

15 / 23

12 / 19

80 / 83

2009

21 / 33

18 / 25


85 / 76

2010

19/32

17 / 28

89 / 88

Trung bình

108 / 185

87 / 145

81 / 78

Năm

Tỷ lệ %
(2) so với (1)

(Nguồn: số liệu từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội,
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)

Biểu đồ 4: số vụ, số người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn
Hà Nội ở giai đoạn điều tra và xét xử
200
180

160
140
120
100
80
60
40
20
0

185
145

số vụ

108
87

số đối
tượng

giai đoạn điều tra

giai đoạn xét xử

(Nguồn: số liệu từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội,
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)

Theo bảng số liệu và biểu đồ trên, trong 7 năm từ 2004 đến 2010, trên địa
bàn thành phố Hà Nội đã có 108 vụ án với 185 đối tượng bị khởi tố về tội Hiếp

dâm trẻ em, trong đó đã có tới 87 vụ với 145 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm về
tội hiếp dâm trẻ em. Số vụ án được đem ra xét xử chiếm 81% về số vụ và 78%
về số bị cáo. Nguyên nhân của sự chênh lệch số liệu có thể là do:


16
+ Án đình chỉ (lý do phải đình chỉ vụ án thường là hết thời gian điều tra mà
không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm; hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự);
+ Hết thời hạn điều tra mà chưa xác định được bị can, hoặc chưa biết bị
can ở đâu.
Kết quả xét xử như trên là không cao nhưng cũng thể hiện sự cố gắng, nỗ
lực lớn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh chống loại tội
phạm này.
b. Tội phạm ẩn
Những số liệu trên mới chỉ phần nào phản ánh được thực trạng của tình hình
tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Đây mới chỉ
là những con số thống kê qua công tác xét xử, nghĩa là số vụ việc đã được phát hiện
và xử lý về hình sự. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu về tội phạm ẩn để làm sáng
tỏ hơn về thực trạng của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Hà Nội.
Tội phạm ẩn có thể được hiểu là tội phạm đã được thực hiện trên thực tế
nhưng chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do đó chưa bị xử lý về hình sự.
Theo số liệu thống kê tổng hợp của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an: số vụ
xâm phạm tình dục trẻ em có chiều hướng ngày càng gia tăng; hàng năm, trên
địa bàn cả nước có khoảng 800 vụ xâm phạm tình dục trẻ em chiếm tới 56,3%
tổng số vụ xâm hại trẻ em nói chung; số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm khoảng
65,5% số vụ xâm phạm tình dục trẻ em và chiếm 36,4% tổng số vụ xâm hại trẻ
em [28].
Theo ông Nguyễn Đình Đức (Giám đốc Sở lao động, thương binh và xã
hội thành phố Hà Nội) phát biểu trong buổi tọa đàm “Phòng, chống xâm hại tình

dục trẻ em, thực trạng và giải pháp” được tổ chức ngày 07-7-2009 vừa qua có
nói “Trên thực tế, số trẻ em bị xâm phạm tình dục còn cao hơn rất nhiều nhưng
chưa được phát hiện hoặc phát hiện quá muộn nên không đủ cơ sở để xử lý, có
nhiều trường hợp trẻ em bị xâm phạm tình dục rất thương tâm, bị nhiều lần,


17
trong thời gian dài…”[28]. Như vậy, đối với tội hiếp dâm trẻ em, tỷ lệ tội phạm
ẩn được đánh giá là cao, nhưng con số cụ thể là bao nhiêu thì chưa được cơ quan
nào đưa ra con số thống kê chính thức.
Theo thống kê của “Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567” do Ủy
ban dân số, gia đình và trẻ em cung cấp miễn phí, chỉ tính riêng năm 2010,
đường dây tư vấn này đã tiếp nhận tin báo, tư vấn và can thiệp hỗ trợ cho 31
trường hợp trẻ em bị xâm phạm tình dục, trong đó có cả những trường hợp trẻ
em bị hiếp dâm. Theo như sự thừa nhận của các em cũng như gia đình các em
với trung tâm tư vấn thì tất cả những trường hợp nói trên đều chưa được khai
báo với cơ quan Công an vì nhiều lý do thương tâm như người xâm phạm tình
dục lại chính là cha, là ông của nạn nhân hoặc họ hàng khác. Những người vợ,
người mẹ và cả chính bản thân các em vô cùng đau khổ, bị bất lực trước hoàn
cảnh, không biết tìm ai để chia sẻ nên đã gọi điện thoại nhờ đến sự tư vấn của
trung tâm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những con số rất nhỏ, bởi vì không phải
trường hợp nào cũng biết đến sự có mặt của “Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em
18001567” và cũng không phải trường hợp nào cũng tìm đến sự chia sẻ và giúp
đỡ của trung tâm. Mặt khác, sự tiếp nhận thông tin của đường dây tư vấn không
phải chỉ riêng đối với các đối tượng trên địa bàn Hà Nội mà trên địa bàn cả
nước. Hiện nay, ngoài đường dây tư vấn này còn có một số Trung tâm tư vấn
tâm lý khác trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm
lý trên thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Văn phòng tư vấn
Sao Biển thuộc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, gia đình và phát triển cộng
đồng… đang tiến hành các hoạt động tư vấn tâm lý, trong đó có tư vấn cho

những nạn nhân và gia đình nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ em, nhưng nhìn
chung với số lượng không đáng kể.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2009 cả
nước có 28.528 trẻ em lang thang, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh [23]. Theo ông Nguyễn Thu Gia, Chi cục phó Phòng
chống tệ nạn xã hội Hà Nội cho biết “Tất cả các xã, phường của Hà Nội đều có


18
thể có trẻ em nguy cơ bị xâm hại tình dục. Hơn 1000 trẻ có nguy cơ bị xâm hại
là thuộc nhóm mồ côi, lang thang đường phố, khuyết tật và làm thuê tại các gia
đình, cơ sở dịch vụ. Tuy nhiên, những em này khả năng tự bảo vệ là yếu ớt và
rất ít em đứng ra tố cáo kẻ đã xâm phạm mình”[24].
Để tìm hiểu về vấn đề trẻ em lang thang bị xâm phạm tình dục, tác giả đã
phát phiếu điều tra xã hội học đối với những trẻ em lang thang tại một số địa
điểm như ở bến xe, nhà ga, chợ, công viên trên địa bàn thành phố Hà Nội (như
bến xe Mỹ Đình, chợ Long Biên, ga Hà Nội, bến xe Giáp Bát, bến xe Hà Đông,
Hồ Hoàn Kiếm, công viên Thống nhất…). Trong 100 phiếu phát ra, tác giả chỉ
thu về 76 phiếu trả lời (vì một số em nói là mù chữ nên không tham gia hoặc
một số em không hợp tác mà không nói lí do). Trong 76 phiếu thu về thì có tới
41 em bị xâm phạm tình dục (chiếm 53,9%); các em thường bị người xấu sàm
sỡ sờ mó vào bộ phận sinh dục, bị động chạm vào ngực. Có 9 em gái thừa nhận
từng bị hiếp dâm (chiếm 11,8 %), Thời gian các em bị xâm phạm tình dục
thường vào buổi tối và buổi trưa; chủ yếu tại nơi nơi vắng vẻ, ít có sự chú ý của
mọi người và cũng có một số em bị xâm phạm tình dục chính tại nơi ở trọ của
mình…Tất cả các trường hợp này đều không trình báo với cơ quan chức năng.
Tuy số phiếu phát ra là khiêm tốn và số phiếu thu về không nhiều, nhưng
những kết quả thu được phần nào cho chúng ta thấy được thực trạng trẻ em lang
thang trên địa bàn thành phố Hà Nội bị xâm phạm tình dục và bị hiếp dâm.
Những đứa trẻ này gần như không được sự bảo vệ, chăm sóc của gia đình, của

cơ quan có thẩm quyền, các em phải vất vả mưu sinh khi đang ở tuổi cắp sách
đến trường, luôn phải đối diện với nguy cơ bị xâm hại tình dục. Điều này có
nghĩa là trẻ em lang thang cần phải được xã hội quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ,
bảo vệ nhiều hơn nữa.
Việc nghiên cứu tội phạm ẩn của loại tội này trên thực tế rất khó khăn, bởi
nếu nạn nhân và gia đình nạn nhân không khai báo, tố giác tội phạm thì vụ việc
cũng không bị phát hiện và cũng không có cách gì thống kê được. Như vậy, có
thể thấy lý do khiến loại tội phạm này có tỷ lệ ẩn được đánh giá là cao chủ yếu


19
xuất phát từ phía nạn nhân. Xã hội Việt Nam mặc dù đã phát triển và du nhập
văn hóa phương Tây nhưng văn hóa Á Đông vẫn còn tồn tại sâu trong tiềm thức
con người với định kiến người phụ nữ không còn trinh tiết thì sẽ khó khăn khi
lấy chồng, nếu người đó từng là nạn nhân của tội hiếp dâm hoặc hiếp dâm trẻ em
thì việc lấy chồng còn khó khăn nhiều hơn, áp lực từ dư luận với những người
này là rất lớn. Chính điều đó đã dẫn đến tâm lý không muốn dư luận biết việc
“không may” của mình hoặc của con em mình, coi đó là cách để bảo vệ nhân
phẩm, danh dự, hạnh phúc của gia đình và tương lai của mình hoặc con em
mình. Cũng vì lý do đó mà nhiều gia đình chấp nhận thỏa thuận, nhận chút ít bồi
thường của kẻ phạm tội để im lặng. Việc làm đó không chỉ thể hiện sự lạc hậu,
sai lầm trong nhận thức của một số người, mà còn thể hiện thái độ thiếu cương
quyết, thỏa hiệp với tội phạm, là một nguyên nhân khiến tội phạm ẩn của tội này
tương đối cao và khó kiểm soát. Ngoài nguyên nhân trên còn có một số nguyên
nhân khác dẫn đến tội phạm ẩn như nạn nhân nhỏ tuổi và không nhớ mặt hoặc
không biết kẻ xâm hại mình nên không truy tìm được thủ phạm, người phạm tội
quá gian manh, xảo quyệt…
c. Thông số về nạn nhân
Qua việc nghiên cứu 87 bản án hình sự về tội hiếp dâm trẻ em với 91 nạn
nhân, tác giả đã thống kê các thông số về nạn nhân theo những tiêu chí sau: một

số đặc điểm về nhân thân nạn nhân, tình huống trở thành nạn nhân và các dạng
thiệt hại mà nạn nhân của tội phạm hiếp dâm trẻ em phải gánh chịu. Cụ thể như
sau:
* Đặc điểm về nhân thân nạn nhân
Đặc điểm về nhân thân của 91 nạn nhân trong 87 Bản án HSST về tội hiếp
dâm trẻ em thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Đặc điểm nhân thân của nạn nhân của tội phạm hiếp dâm trẻ em.
Giới tính
Nam

Nữ

Độ tuổi
Dưới 10 tuổi Từ 10–13 tuổi Từ 13–dưới 16 tuổi


20
0

91

37

33

21

(Nguồn: 87 Bản án HSST về tội hiếp dâm trẻ em)

Biểu đồ 5: Cơ cấu của tình hình tội hiếp dâm trẻ em theo tuổi của nạn nhân

0%

dưới 10 tuổi

23%
41%
36%

từ 10 - 13 tuổi
từ 13 -dưới 16
tuổi

(Nguồn: 87 Bản án hình sự về tội hiếp dâm trẻ em)

Trong số 91 nạn nhân của 87vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố
Hà Nội, tác giả thu được kết quả như sau:
+ Nạn nhân dưới 10 tuổi có 37 em, chiếm tỷ lệ cao nhất tới 41%.
+ Đứng thứ hai là nhóm nạn nhân trong độ tuổi từ 10 đến 13, với 33 em
chiếm khoảng 36%.
+ Đối với các nạn nhân trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16, với 21 em chiếm
khoảng 23%.
Đây là một con số đáng lo ngại về tình trạng trẻ em bị hiếp dâm có độ
tuổi ngày càng nhỏ. Độ tuổi của nạn nhân quá nhỏ nếu bị hiếp dâm sẽ bị ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý và sự phát triển bình thường của các em. Đối với các
em ở độ tuổi này, các đối tượng phạm tội thường lợi dụng sự không kiếm soát
của gia đình, sự ngây thơ, non nớt, cả tin của các em như dụ dỗ (cho tiền, cho
bánh kẹo, đồ chơi…) thậm chí cưỡng ép, doạ dẫm để giao cấu với các em.
Nhiều trường hợp, các em bị đối tượng phạm tội dụ dỗ, rủ đi chơi đến những
nơi vắng vẻ rồi hiếp dâm; sau đó, chúng thường đe dọa để các em không dám
nói lại với người khác. Điển hình là vụ án hiếp dâm trẻ em ở huyện Thường

Tín, Hà Nội năm 2009. Ngô Văn Luân (sinh năm 1981) sau khi uống rượu và


21
xem phim sex, trên đường về gặp cháu Trang (4 tuổi) đang chơi một mình ở
gốc cây trước cửa nhà, Luân đã nói dối với cháu: “ra chơi với chú, chú đưa con
ra quán dì Vân mua bóng bay nào”. Sau đó, Luân dẫn cháu Trang ra bãi tha ma
ở gần đó thực hiện hành vi hiếp dâm.
* Tình huống trở thành nạn nhân
Sau khi phân tích 87 bản án hình sự với 91 nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ
em, tác giả đã rút ra được một số tình huống phổ biến trở thành nạn nhân của tội
này như sau:
Bảng 7: Tình huống trở thành nạn nhân của tội phạm hiếp dâm trẻ em
Tình

ở nhà

Một mình

Đi chơi

Say

huống

một

ở chỗ

buổi tối


rượu

mình

vắng vẻ

22

17

14

6

9

10

13

24%

19%

15%

7%

10%


11 %

14%

Số

Qua

Tự

Internet nguyện

Các tình
huống
khác

nạn
nhân
Tỷ lệ
%
(Nguồn: 87 Bản án hình sự về tội hiếp dâm trẻ em)

Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy số trẻ em ở nhà một mình trở thành
nạn nhân của tội phạm hiếp dâm trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất với 22 em chiếm
khoảng 24%. Tiếp theo là số các em đi chơi ở những nơi vắng vẻ, với 17 em
chiếm khoảng 19%. Thứ ba là nhóm các em đi chơi buổi tối với 14 em chiếm
khoảng 15%. Có nhiều em gái cũng trở thành nạn nhân của tội phạm hiếp dâm
trẻ em do liên quan tới “nghiện” chơi game và “chat chít” trên Internet với 9 em
chiếm khoảng 10%. Nhiều trường hợp các em gái bị hiếp dâm khi đã được bạn

bè chuốc rượu say, với 6 em chiếm khoảng 7%. Không ít em gái tò mò và thiếu
hiểu biết nhận người phạm tội là người yêu, tự nguyện trong khi quan hệ tình


22
dục có 10 em chiếm 11%. Về các tình huống khác như bị lừa gạt, dụ dỗ vào
nhà người phạm tội hoặc vào nhà nghỉ…có 13 nạn nhân chiếm tỉ lệ 14%. Trên
đây là một số tình huống mà tác giả đã thống kê trẻ em có thể có nguy cơ cao trở
thành nạn nhân của tội phạm hiếp dâm trẻ em.
* Các dạng thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu
Trẻ em bị hiếp dâm không chỉ gánh chịu những thiệt hại hết sức thương tâm,
không chỉ về thể chất mà nghiêm trọng hơn đó là những tổn thất về mặt tinh thần.
Về thể chất, các đối tượng phạm tội khi thực hiện hành vi hiếp dâm đã
đồng thời xâm phạm tới sức khỏe của các em. Trong số 91 nạn nhân được tác
giả nghiên cứu trong 87 vụ án hiếp dâm trẻ em có: 1 em chết sau khi bị hiếp
(chiếm 1%); 67 em có các dấu hiệu bị tổn thương vùng âm hộ như vùng âm hộ
bị trợt da, rớm máu, phù nề, bầm tụ máu…(chiếm khoảng 74%) ; 50 em bị rách
màng trinh mới (chiếm khoảng 55%); 15 em có dấu hiệu màng trinh rách cũ
(chiếm khoảng 17%) ; 3 em có thai (chiếm khoảng 3%) , và ngoài ra các em còn
có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
Về tinh thần, hành vi hiếp dâm trẻ em để lại hậu quả nặng nề về tinh thần
không chỉ cho các nạn nhân mà còn cho gia đình của nạn nhân. Ngay sau khi bị
hiếp dâm, đặc biệt là đối với các bé gái đã bắt đầu biết nhận thức, thường rơi vào
trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, nhất là sợ nam giới, hay khóc, hay giật mình và
hay đái dầm về đêm. Đối với những bé gái lớn tuổi hơn, thường hay rơi vào
trạng thái tâm lý rối loạn, căng thẳng, mất ngủ hoặc hay gặp ác mộng, xấu hổ,
rất sợ mọi người biết, nhiều em muốn tự tử sau khi bị hiếp dâm… Do có cú sốc
về tâm lý nên sự phát triển tâm lý của các em thường sẽ gặp nhiều khó khăn, có
những biểu hiện chậm phát triển, nhiều trường hợp có sự phát triển lệch lạc về
nhân cách và hành vi. Nhiều em mất niềm tin vào cuộc sống, lẩn tránh mọi người,

luôn có mặc cảm, có những biểu hiện tâm lý tiêu cực ảnh hưởng lớn đến việc học
tập và phấn đấu của các em trong tương lai. Những nạn nhân của tội phạm hiếp
dâm trẻ em cần phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục và chữa trị những tổn
thương về tâm lý nêu trên. Không những thế, nó còn ảnh hưởng lớn đến gia đình


×