Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại toà án việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.14 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VÕ THỊ NGỌC DUNG

THỦ TỤC SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Bắc

HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô
Nguyến Hồng Bắc, các thầy cô giáo khoa Luật Quốc tế, khoa Sau đại học Trường Đại
học Luật Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm nên luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý,
chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn trong quá
trình nghiên cứu và công tác sau này.



Học viên

Võ Thị Ngọc Dung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: Lý luận chung về thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước

5

ngoài tại Tòa án Việt Nam
1.1. Khái niệm về thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài

5

1.2. Một số quy định đặc thù về thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước

12

ngoài
1.3. Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài

16


1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về thủ

22

tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục

28

sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
2.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án

28

2.2. Chuẩn bị xét xử

32

2.3. Phiên tòa sơ thẩm

40

2.4. Thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật một số

49

nước trên thế giới
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ

54


tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt
Nam
3.1. Thực trạng thủ tục giải quyết sơ thẩm các vụ án ly hôn có yếu tố nước

54

ngoài
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ

63

án ly hôn có yếu tố nước ngoài
KẾT LUẬN

69


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

2. PLTTGQCVADS

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

3. LUẬT HN&GĐ


Luật Hôn nhân và gia đình

4. TTSTGQVALHCYTNN

Thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án ly hôn có
yếu tố nước ngoài

5.TAND

Tòa án nhân dân

6.TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

7. HĐXX

Hội đồng xét xử

8. VKS

Viện kiểm sát

9. LTTTP

Luật tương trợ tư pháp

10. HĐTTTP

Hiệp định tương trợ tư pháp



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Đảng ta thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt
Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy giữa các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu
vì hòa bình, độc lập và phát triển.
Cùng với quá trình hội nhập đó, các quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước
ngoài ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, dẫn đến các yêu cầu ly hôn có yếu tố
nước ngoài mà Tòa án phải thụ lý giải quyết ngày một nhiều. Mà ly hôn là hiện tượng xã
hội phức tạp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích
của con cái, của gia đình và xã hội. Để đảm bảo việc xét xử các vụ án ly hôn có yếu tố
nước ngoài được nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của
các cá nhân Việt Nam cũng như cá nhân nước ngoài, Tòa án vừa phải áp dụng đúng
đường lối, chính sách pháp luật, vừa phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục tố
tụng. Thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam đã có những
quy định, tuy nhiên thực tiễn áp dụng tại Tòa án nước ta gặp không ít những vướng mắc,
khó khăn nhất định.
Vì vậy, việc nghiên cứu “Thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước
ngoài tại Toà án Việt Nam” càng trở nên cấp thiết, làm sáng tỏ thêm về góc độ lý luận và
thực tiễn thực hiện những quy định của pháp luật tố tụng về thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ
án ly hôn có yếu tố nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết xét xử của Tòa án và
góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược cải cách tư pháp, đảm bảo cho “hoạt động
xét xử được tiến hành hiệu quả và hiệu lực cao”[28].
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, thủ tục sơ thẩm giải quyết
các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Toà án Việt Nam đã được sự quan tâm của các

nhà nghiên cứu pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu của tác giả, có thể thấy có một số
bài báo, công trình nghiên cứu giải quyết cơ sở lý luận và thực tiễn cho từng vấn đề liên
quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ví dụ: Luận án Tiến sĩ luật học của Nông Quốc


2

Bình với đề tài “Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam” (năm 2003) ; Luận án Tiến sĩ luật học của Nguyễn Hồng Bắc với đề tài: “Pháp luật
điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài”(năm 2003); sách tham khảo
của Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc (năm 2006): “Quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”; hoặc Luận án Tiến sĩ
luật học của Thái Công Khanh (2006) với đề tài: “Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài”. Các luận án đã đề cập đến pháp luật điều chỉnh về mặt nội dung các
quan hệ có yếu tố nước ngoài. Về pháp luật tố tụng cũng có một số tác giả phân tích và đề
cập đến một số khía cạnh về thẩm quyền, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
như: Ly hôn có yếu tố nước ngoài và vấn đề thẩm quyền của Tòa án Việt Nam của Tiến sĩ
Đỗ Văn Đại, đăng trên tạp chí TAND, số 9/2009; Vài ý kiến về thẩm quyền giải quyết của
Tòa án Việt Nam đối với các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài của Th.S Nguyễn Hồng
Nam, đăng trên tạp chí TAND, số 10/2009; hay Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn
Thị Thuý với đề tài: “Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn có một bên đương sự ở
nước ngoài theo Luật tố tụng dân sự Việt Nam (2004). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
công trình nghiên cứu khoa học pháp lý độc lập và hệ thống về thủ tục sơ thẩm giải quyết
vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam.
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên có tính hệ thống và toàn
diện về thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
(TTSTGQVALHCYTNN) theo quy định của BLTTDS và các văn bản pháp luật liên
quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích

Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, nội dung các quy định pháp luật tố tụng Việt
Nam hiện hành về TTSTGQVALHCYTNN và thực trạng áp dụng tại Tòa án Việt Nam.
Trên cơ sở đó xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về TTSTGQVALHCYTNN.
Góp

phần

nâng

cao

nhận

thức

pháp

luật

cũng

như

TTSTGQVALHCYTNN của đội ngũ Thẩm phán và cán bộ ngành Tòa án.
Nhiệm vụ



luận


về


3

Để thực hiện được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu có nhiệm vụ giải quyết những
vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về TTSTGQVALHCYTNN;
- Nghiên cứu khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về
TTSTGQVALHCYTNN;
- Phân tích pháp luật Việt Nam hiện hành về TTSTGQVALHCYTNN, các khó khăn
gặp phải trong thực tiễn áp dụng các quy định đó; nêu ra một số quy định pháp luật tố
tụng về TTSTGQVALHCYTNN của một số nước trên thế giới để làm cơ sở tham khảo
khi tác giả trình bày phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các quy định tương ứng.
- Đưa ra những yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TTSTGQVALHCYTNN
và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc
trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
TTSTGQVALHCYTNN vừa tuân theo quy định của BLTTDS, vừa tuân theo các
quy định của Luật HN&GĐ và còn tuân theo các quy định đặc thù về yếu tố nước ngoài.
Trong phạm vi luận văn Thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn
đề: khái niệm, đặc điểm của TTSTGQVALHCYTNN, một số quy định đặc thù của
TTSTGQVALHCYTNN, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam về giải quyết vụ án ly hôn có
yếu tố nước ngoài trong các trường hợp cụ thể; những qy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về TTSTGQVALHCYTNN từ giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án cho đến khi xét
xử tại phiên tòa sơ thẩm và các quy định sau phiên tòa; thực trạng giải quyết và tình hình
thụ lý và giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án một số tỉnh Trung
trung bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Từ đó, luận văn chỉ ra các giải pháp hoàn
thiện và thực hiện pháp luật Việt Nam về TTSTGQVALHCYTNN.

Đối với các vấn đề khác như: việc ly hôn có yếu tố nước ngoài; thủ tục công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài tác giả không
đề cập nghiên cứu trong luận văn này.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà
nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp.


4

Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được sử dụng như phương pháp
lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp xã hội khoa học như sử dụng kết quả
thống kê của ngành Tòa án và Tòa án một số địa phương để hoàn thành luận văn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục viết tắt, nội
dung của Luận văn gồm 3 chương, 10 tiết.


5

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN LY HÔN CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
Điều 8 Luật HN & GĐ 2000 có giải thích: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân
do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ
chồng”.
Xét về mặt xã hội, ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng hoảng trong mối
quan hệ vợ chồng. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi

quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ còn là hình thức, còn thực chất mối quan hệ vợ chồng đã
hoàn toàn tan vỡ, cuộc sống gia đình vợ chồng đã mất hết ý nghĩa. Trong quan hệ tự do
hôn nhân, pháp luật không bắt buộc nam nữ kết hôn khi họ không yêu nhau thì cũng
không bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau khi tình yêu giữa họ không còn nữa.
Việc ly hôn nhằm giải phóng cho vợ, chồng khỏi cuộc sống chung đầy đau khổ hiện tại,
giúp vợ chồng thoát khỏi những mâu thuẫn sâu sắc mà không thể giải quyết được. V.I.
Lê-nin đã khẳng định: “Ly hôn không có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia
đình, mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ
sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh”[18, tr335].
Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau
là không giống nhau. Đối với những nước theo đạo giáo, cấm ly hôn vì họ cho rằng hôn
nhân do chúa hoặc do thánh tạo dựng, nên vợ chồng đã lấy nhau thì phải sống với nhau
suốt đời. Một số nước thì hạn chế quyền ly hôn, cho phép vợ chồng ly hôn nhưng đặt ra
những điều kiện hết sức nghiêm ngặt. Cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều là trái với
quyền tự do dân chủ. Khi bàn vấn đề này Lê-nin đã khẳng định: “Nếu ngay từ bây giờ,
không đòi hỏi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn
đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ”[18, tr163].


6

Thủ tục ly hôn thường là do một hoặc do cả hai bên yêu cầu Toà án có thẩm quyền
giải quyết, cũng có một số nước quy định chỉ cần đăng ký tại cơ quan hộ tịch khi vợ
chồng thuận tình ly hôn (ví dụ: Đài Loan, Nhật Bản). Ở nước ta, thẩm quyền giải quyết ly
hôn chỉ giao cho Toà án.
Xét về mặt pháp lý, thì ly hôn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt các nghĩa vụ và
quyền giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật. Chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai vợ
chồng (trong trường hợp giải quyết việc hôn nhân) mới có quyền yêu cầu Toà án giải
quyết việc ly hôn (Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2000). Mặc dù, họ có quyền tự do trong
việc ly hôn nhưng quyền tự do ấy không nằm ngoài quy định của pháp luật. Bởi vì, khi vợ

chồng ly hôn không những ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, chẩm dứt mọi quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên khác
trong gia đình. Do đó, Nhà nước mà đại diện là Toà án can thiệp vào việc ly hôn không
chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cụ thể của các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân mà còn nhằm
mục đích bảo vệ Nhà nước và xã hội.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam , ly hôn được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật như Bộ luật Dân sự và LHNGĐ năm 2000. Để Toà án thụ lý, giải quyết vụ án ly
hôn, đơn khởi kiện ly hôn do vợ hoặc chồng đứng đơn và phải thoả mãn các điều kiện được
quy định trong Luật HN&GD, BLTTDS và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Khi đơn khởi kiện của đương sự và tài liệu, chứng cứ kèm theo thoả mãn đầy đủ
các điều kiện để thụ lý, Tòa án tiến hành các thủ tục thụ lý vụ án quy định tại Điều 171
BLTTDS như: thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, thụ lý vụ án … Kể từ thời điểm Toà án
thụ lý đơn khởi kiện ly hôn thì vụ án ly hôn được xác lập.
Từ phân tích trên đây, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam
có thể khái niệm vụ án ly hôn như sau: Vụ án ly hôn là sự kiện pháp lý phát sinh tại Toà
án do vợ hoặc chồng có đơn yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn và bảo vệ các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của mình.
Để xây dựng khái niệm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thì cần thiết phải làm rõ
“yếu tố nước ngoài” là như thế nào?
Vấn đề này, tại khoản 2 Điều 405 BLTTDS quy định: “ Vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài,


7

người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công
dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ đó
theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó
ở nước ngoài”.
Tương tự, tại khoản 14 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 giải thích:

“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. b) Giữa người nước ngoài với nhau thường
trú tại Việt Nam . c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà có căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 100 thì: “ Các quy định của chương này cũng
được áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà
một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài”
Như vậy, theo các quy định trên, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài được hiểu trong các quan hệ hôn nhân sau đây:
- Có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc quan hệ hôn nhân giữa các
công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. Vấn đề đặt ra
là: người nước ngoài là người nào? Thế nào là công dân Việt Nam ? Như thế nào là định
cư ở nước ngoài? Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước nơi mà họ
đang cư trú. Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 9 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định việc thi hành một số điểu của Luật HN&GĐ năm
2000 có yếu tố nước ngoài giải thích: “Người nước ngoài là người không có quốc tịch
Việt Nam bao gồm: công dân nước ngoài và người không quốc tịch”.
Theo Luật Quốc tịch năm 2008, tại Điều 5 quy định: Công dân Việt Nam là người
có quốc tịch Việt Nam ; tại khoản 3 Điều 3 thì: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là
công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó theo pháp luật nước ngoài. Theo quy định này có thể hiểu rằng, trong một số trường
hợp nhất định, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan


8

hệ hôn nhân và gia đình giữa các công dân Việt Nam với nhau theo pháp luật nước ngoài
trong một chừng mực nhất định.

Quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau mà có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài phải gắn liền với việc sự kiện pháp lý đó phát sinh ở
nước ngoài. Điều này được thể hiện rõ ràng qua các quy định tại Điều 758 BLDS năm 2005 và
Điều 405 BLTTDS.
- Quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau mà tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, yếu tố “tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài” không chỉ xảy ra trong quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau mà còn tồn tại
trong cả quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (ví dụ: chồng người
Pháp, vợ người Việt Nam sinh sống tại Việt Nam được hưởng thừa kế chung của bố
chồng mà tài sản thừa kế đó đang ở Pháp..)….
Qua phân tích trên và phù hợp với lý luận chung trong khoa học tư pháp quốc tế thì
khái niệm “yếu tố nước ngoài” được xác định bởi ba yếu tố:
Thứ nhất, có người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài tham gia vào quan hệ
đó.
Thứ hai, sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
xảy ra ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài.
Thứ ba, khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài, ví dụ: Tài sản là đối tượng của
quan hệ nằm ở nước ngoài.
Như vậy, có thể khái niệm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài là vụ án ly hôn có ít
nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
hoặc các quan hệ hôn nhân giữa các công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay
đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố
nước ngoài
1.1.2.1. Khái niệm thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài


9


Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [7]. Cũng
như số đông các nước trên thế giới hiện nay, Toà án Việt Nam thực hiện nguyên tắc hai
cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm.
“Sơ thẩm”, theo Đại từ điển tiếng Việt là “xét xử lần đầu một vụ việc ở Toà án cấp
thấp”[19]. Sơ thẩm dân sự là việc Toà án xét xử lần đầu một vụ việc dân sự. Tuy nhiên,
dưới góc độ pháp lý, để giải quyết một vụ việc dân sự ở cấp sơ thẩm không phải mọi
trường hợp Toà án đều phải thực hiện việc xét xử. Việc giải quyết vụ việc dân sự ở cấp sơ
thẩm có thể trải qua các giai đoạn tố tụng khác nhau.
Vậy, vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài là một trong những loại việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Thủ tục này có những đặc điểm
chung của thủ tục giải quyết vụ án dân sự, đồng thời có những thủ tục riêng biệt xuất phát
từ tính chất đặc thù của loại việc hôn nhân gia đình nói chung và quy định đối với yếu tố
nước ngoài nói riêng.
Cơ sở của thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn nói chung là đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn
của vợ hoặc chồng được Toà án thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, quyền khởi kiện của các chủ
thể chỉ có thể làm phát sinh nghĩa vụ thụ lý vụ việc của Toà án khi việc khởi kiện phải
tuân thủ đúng và đủ các điều kiện kiện về nội dung, về hình thức khởi kiện và tạm ứng án
phí. Kể từ thời điểm Toà án thụ lý vụ án sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
tham gia vào quá trình giải quyết vụ án ly hôn và bắt đầu giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm.
Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án có căn cứ và chính xác thì yêu cầu của các
đương sự và những tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án phải được làm sáng
tỏ thông qua các chứng cứ, lý lẽ và căn cứ pháp lý. Do đó, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm,
các đương sự là người đưa ra yêu cầu và việc giải quyết vụ việc liên quan đến lợi ích của
chính họ nên đương sự là chủ thể có nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ để chứng minh
cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, tuỳ theo pháp luật của mỗi nước về vai trò của Toà án
trong hoạt động tố tụng mà việc hỗ trợ của Toà án đối với việc thu thập chứng cứ của
đương sự được quy định ở mức độ khác nhau. Đối với những nước theo truyền thống tố
tụng tranh tụng (Anh, Hoa Kỳ) thì vai trò của các bên đương sự được đề cao còn Toà án
thực hiện với sự trợ giúp. Các nước theo truyền thống tố tụng xét hỏi (Pháp), vai trò của



10

Thẩm phán trong việc thu thập chứng cứ được đề cao, các đương sự chỉ có nghĩa vụ giúp
Thẩm phán thực hiện các biện pháp thẩm cứu.
Ở Việt Nam , trước khi ban hành BLTTDS, về nguyên tắc các đương sự có nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ và Tòa án có quyền thu thập chứng cứ khi cần thiết. Do đó, trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án có quyền chủ động thực hiện mọi biện pháp thu thập chứng
cứ. Hiện nay, theo BLTTDS, nghĩa vụ chứng minh của đương sự được đề cao hơn trước
và Toà án chỉ hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ trong trường hợp đương sự không thể tự
thu thập được và có đơn yêu cầu hoặc các trường hợp do pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, hoà giải của Toà án ở giai đoạn sơ thẩm là một nguyên tắc tố tụng bắt
buộc, trừ những trường hợp không hoà giải được hoặc không được hoà giải. Ngoài ra,
pháp luật cũng quy định, khi có căn cứ, Toà án sẽ ra những quyết định cần thiết như tạm
đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án … Khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu không có
các căn cứ để ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, quyết định tạm
đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án ly hôn thì Toà án phải ra quyết định đưa vụ án ra
xét xử sơ thẩm. Trên cơ sở quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, Toà án sẽ mở phiên
tòa để phán quyết về vụ án. Việc xét xử ở giai đoạn sơ thẩm tốt, sẽ tránh được việc khiếu
kiện kéo dài, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân vào sự xét xử công bằng, khách quan
của Tòa án, góp phần ổn định các mối quan hệ trong xã hội…Mặt khác, sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các giai đoạn xét xử tiếp theo nếu bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo,
kháng nghị.
Từ những phân tích trên, dưới góc độ pháp lý, thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu
tố nước ngoài là việc giải quyết lần đầu một vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài của Toà
án có thẩm quyền, bao gồm các hoạt động khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, hoà giải và
mở phiên toà sơ thẩm xét xử để ra phán quyết về vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài.
1.1.2.2. Đặc điểm thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
Vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài đặc biệt hơn các vụ án ly hôn thông thường ở

“yếu tố nước ngoài”. Do đó, ngoài việc phải tuân thủ đầy đủ các quy định vể thủ tục tố
tụng đối với việc giải quyết một vụ án ly hôn nói chung, thủ tục giải quyết sơ thẩm ly hôn
có yếu tố nước ngoài còn phải tuân thủ theo các quy định riêng biệt. Theo Luật HN&GĐ,
BLTTDS, các văn bản hướng dẫn về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài và các Hiệp định


11

tương trợ tư pháp đã ký kết giữa Việt Nam với các nước ngoài, thủ tục giải quyết sơ thẩm
vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài có những đặc điểm sau:
- Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu vợ chồng
trong quan hệ hôn nhân đó đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
theo pháp luật Việt Nam, hoặc đã được hợp thức hóa lãnh sự và đã được ghi chú vào sổ
các thay đối về hộ tịch theo quy định tại Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của
Chính phủ (nay là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ).
- Đơn ly hôn của đương sự ở nước ngoài phải được chứng thực hợp pháp. Nghĩa là
phải được hợp pháp hóa lãnh sự nếu đương sự là người nước ngoài hoặc phải được xác
nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại nếu đương sự là công dân
Việt Nam ở nước ngoài hoặc ít nhất phải được thân nhân của họ và đương sự trong nước
xác nhận.
- Việc tống đạt giấy tờ, tài liệu, quyết định, lấy lời khai, thu thập, cung cấp chứng
cứ đối với đương sự ở nước được yêu cầu và đối với nước được yêu cầu…phải được thực
hiện qua con đường uỷ thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo
quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước yêu cầu là thành viên hoặc thông
qua kênh ngoại giao.
- Vấn đề hoà giải trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài không được đặt ra, coi
như trường hợp không thể hoà giải. Do đó, Toà án không phải báo gọi đương sự nước
được yêu cầu về tham gia hoà giải.
- Tòa án không phải triệu tập đương sự ở nước được yêu cầu tham gia tố tụng tại
phiên toà mà chỉ thông báo cho họ biết việc Tòa án mở phiên toà.

- Việc tống đạt bản án, quyết định của Toà án cho đương sự ở nước được yêu cầu
cũng thực hiện qua con đường uỷ thác tư pháp.
- Việc giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện trên nguyên
tắc: Tôn trọng các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; người nước
ngoài tại Việt nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam bảo hộ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và
gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại và tập quán quốc tế.


12

1.2. Một số quy định đặc thù về thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố
nước ngoài
1.2.1. Nguyên tắc giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung, việc giải quyết vụ
án ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng phải trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm thực hiện
các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ
quốc tế; bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.
- Toà án Việt Nam giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài trên cơ sở không
phân biệt đối xử giữa các bên đương sự. Khi tham gia tố tụng, các đương sự nước ngoài có
quyền, nghĩa vụ tố tụng như các đương sự Việt Nam .
- Việc giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài phải trên cơ sở tôn trọng các
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và tuân thủ các quy định của pháp
luật Việt Nam. Đối với các nước có hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì việc thụ
lý giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài phải tuân theo các quy định của hiệp
định tương trợ tư pháp mà Nhà nước ta đã ký kết. Đối với các nước chưa có hiệp định
tương trợ tư pháp với Việt Nam thì việc thụ lý giải quyết sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam
(Điều 2 BLTTDS).
- Pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc
áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ Việt Nam (Điều 101).

Trong tư pháp quốc tế gọi là nguyên tắc “bảo lưu trật tự công cộng”.
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Toà án Việt Nam khi giải quyết chỉ áp dụng luật
tố tụng dân sự Việt Nam [15,tr 307].
- Trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được thực
hiện theo quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVI của BLTTDS (quy định tại
khoản 1 Điều 405 BLTTDS). Trường hợp các chương này không quy định thì áp dụng
các quy định khác liên quan của BLTTDS như quy định về thủ tục khởi kiện và thụ lý, lập
hồ sơ, hoà giải, xét xử sơ thẩm, …của BLTTDS để giải quyết.
- Khi vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài đã được tòa án Việt Nam thụ lý, giải quyết
theo đúng quy định về thẩm quyền thì thẩm quyền đó không thể bị thay đổi vì bất cứ lý do
gì kể cả khi đương sự thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú hoặc có tình tiết mới làm cho


13

vụ án đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác của Việt Nam hoặc tòa án nước khác
(Điều 412 BLTTDS). Đây là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng dân sự quốc tế được
nhiều nước áp dụng để tránh tình trạng đương sự cố tình thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư
trú hoặc tạo ra những tình tiết mới để lẩn tránh việc xét xử của tòa án.
1.2.2. Xác định năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng
dân sự của đương sự trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo các quy định BLTTDS và các văn bản pháp luật khác có liên quan quy định:
đương sự trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài phải có năng lực pháp luật tố tụng dân
sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự (Điểu 57 BLTTDS). Thông thường, cá nhân được
coi là có năng lực hành vi tố tụng dân sự khi đã từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng
lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử của các Toà án và pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam cũng có quy định trường hợp ngoại lệ đối với người vợ từ đủ 17 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi trong việc ly hôn vẫn được coi có năng lực hành vi tố tụng dân sự về việc ly
hôn [36].
* Xác định năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự

của cá nhân nước ngoài. Theo khoản 1 Điều 407 BLTTDS, đương sự là công dân nước
ngoài thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người
đó được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Tuy nhiên, đối với
người có hai hay nhiều quốc tịch, người không có quốc tịch thì việc xác định năng lực
pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được thực hiện như
sau:
- Đối với người vừa có quốc tịch nước ngoài, vừa có quốc tịch Việt Nam thì năng
lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người đó được xác
định theo pháp luật Việt Nam ;
- Đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch thì năng lực pháp luật tố
tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người đó được xác định theo pháp luật
theo nước họ có quốc tịch và đang sinh sống;


14

- Đối với người không quốc tịch thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực
hành vi tố tụng dân sự của người đó được xác định theo pháp luật của nước nơi họ cư trú,
làm ăn, sinh sống lâu dài.
- Đối với người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì năng
lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người đó được xác
định theo pháp luật Việt Nam. Việc áp dụng nguyên tắc này, bảo đảm cho người nước
ngoài tại Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ như công dân Việt Nam trong tố tụng dân
sự.
- Trong trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi tố tụng dân sự trên lãnh
thổ Việt Nam thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của
người đó được xác định theo pháp luật Việt Nam .
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 407 BLTTDS, người nước ngoài có thể được công
nhận có năng lực hành vi tố tụng dân sự trên lãnh thổ Việt Nam nếu theo quy định của
pháp luật nước ngoài thì họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự theo pháp luật Việt

Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
1.2.3. Vấn đề uỷ quyền
Tại mục IV, phần 15, công văn giải đáp của Toà án nhân dân tối cao số
16/1999/KHXX ngày 1-2-1999 về một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động,
hành chính và tố tụng có ghi: “Theo quy định tại Điều 22 PLTTGQCVADS, thì chỉ trừ
việc ly hôn và huỷ kết hôn trái pháp luật, đương sự là công dân, người đại diện của đương
sự theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này có thể làm giấy uỷ quyền cho luật sư hoặc
người khác thay mặt mình trong tố tụng”.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 73 BLTTDS: “…đối với việc ly hôn, đương sự
không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng” .
Như vậy, theo các quy định của pháp luật Việt Nam trước và sau khi có BLTTDS
thì đối với vụ việc ly hôn, các đương sự không được uỷ quyền cho người khác tham gia tố
tụng.
1.2.4. Vấn đề uỷ thác tư pháp
Theo thông lệ quốc tế và các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt
Nam với các nước thì việc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự giữa các quốc gia chủ


15

yếu được tiến hành qua việc uỷ thác tư pháp. Uỷ thác tư pháp được hiểu là việc tòa án của
một nước nhờ tòa án của nước ngoài thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng lẻ cần
thiết để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài [GTTPQT,tr. 332].
Những hành vi tố tụng giữa các Tòa án gồm:
- Tống đạt cho bị đơn đang cư trú ở nước ngoài bản sao đơn kiện của nguyên đơn,
các giấy tờ, tài liệu do nguyên đơn cung cấp, giấy báo cho bị đơn biết ngày, giờ và nơi mở
phiên toà;
- Lấy lời khai của đương sự và người làm chứng liên quan đến vụ việc, mời người
làm chứng;
- Thu thập chứng cứ, tài liệu, xác minh những tình tiết của vụ việc;

- Tống đạt bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác cho đương sự, những
người tham gia tố tụng khác;
- Trưng cầu giám định v.v..
Nguyên tắc tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 414
BLTTDS, Điều 4 LTTTP.
Việc tòa án Việt Nam uỷ thác tư pháp cho tòa án nước ngoài hoặc ngược lại phải
được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định
của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật
Việt Nam. Văn bản uỷ thác tư pháp phải có nội dung theo quy định tại Điều 417
BLTTDS, Điều 12 LTTTP. Tòa án uỷ thác phải gửi kèm theo văn bản uỷ thác các giấy tờ,
tài liệu cần thiết cho việc thực hiện uỷ thác, nếu có. Các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có
thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài
hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ, tài liệu đó
đã được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập có quy định khác. Các giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài được gửi cho
tòa án Việt Nam phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được công chứng, chứng thực
hợp pháp.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam khi nhận được văn bản uỷ thác tư pháp của
tòa án Việt Nam phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện uỷ thác tư pháp
của nước ngoài. Hiện nay, Bộ Tư pháp Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền nhận các văn


16

bản uỷ thác tư pháp và các tài liệu liên quan đến việc uỷ thác tư pháp của các tòa án địa
phương, giải quyết cụ thể:
- Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài hữu quan không có Điều ước quốc tế
thì Bộ Tư pháp Việt Nam sẽ chuyển yêu cầu uỷ thác cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để thực
hiện uỷ thác.
- Trường giữa Việt Nam và nước ngoài hữu quan có Điều ước quốc tế thì Bộ tư

pháp Việt Nam sẽ chuyển yêu cầu uỷ thác cho Bộ Tư pháp nước ngoài hữu quan để thực
hiện uỷ thác.

1.3. Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài
Ly hôn có yếu tố nước ngoài luôn là loại việc phức tạp, giải quyết khó khăn và nhiều
vướng mắc trong thực tiễn xét xử ở nước ta, đặc biệt là vấn đề thẩm quyền. Do đó, việc
nghiên cứu làm rõ: Khi nào Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước
ngoài? Tòa án cấp nào có thẩm quyền xét xử? là những vấn đề rất cần thiết.
1.3.1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
Theo Điều 42, BLDS năm 2005 về quyền ly hôn: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có
quyền yều cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”; Theo khoản 8, Điều 8 Luật HN&GĐ năm
2000: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo
yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Như vậy, theo các văn bản này,
Toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án ly
hôn có yếu tố nước ngoài theo nguyên tắc vừa phải căn cứ vào các điều ước quốc tế đã ký
kết hoặc gia nhập vừa phải căn cứ vào pháp luật trong nước. Đối với các nước có hiệp
định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì việc xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết
vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tuân theo các quy định trong các hiệp định tương trợ tư
pháp đó. Đối với các nước chưa có hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì phải căn
cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam quy định tại Chương III BLTTDS, Luật
HN&GĐ và các văn bản pháp luật khác liên quan để xác định thẩm quyền của tòa án
trong việc giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Căn cứ vào các quy định pháp
luật của Việt Nam có thể chia ra các trường hợp cụ thể như sau:
1.3.1.1. Ly hôn có một bên là công dân Việt Nam


17

Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có một bên là công dân Việt Nam có thể là một
trong ba trường hợp sau: cả hai bên đều sống ở Việt Nam ; cả hai bên đều sống ở nước

ngoài; và một bên sống ở nước ngoài và một bên sống ở Việt Nam .
- Hai bên sống ở Việt Nam
Trước đây, theo Thông tư số 11- TATC năm 1974 và Thông tư số 09 -TATC năm
1974 hướng dẫn việc giải quyết các vụ ly hôn vùng biên giới Việt Trung, khi công dân
Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam thì Toà án nước ta có thẩm quyền
giải quyết.
Ngày nay, một vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể được Toà án Việt Nam
hay Toà án nước ngoài liên quan thụ lý xét xử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp
luật quy định vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam. Vụ việc ly hôn
giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam thuộc thẩm quyền riêng
biệt của Toà án Việt Nam. Bởi, khi cả hai vợ chồng sống ở Việt Nam , Tòa án Việt Nam
có thẩm quyền tài phán riêng biệt (điểm c khoản 1 Điều 411 BLTTDS). Điều đó có nghĩa
là nếu Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết vụ việc trên, bản án của họ sẽ không được
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam .
- Một bên sống ở Việt Nam
Theo điểm a, phần 2.3, Mục II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp
dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình:
“Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc
kết hôn đó công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài
xin ly hôn: a) Trong trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài xin ly hôn với
người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt
Nam, thì Tòa án thụ lý giải quyết”…
Và theo phần 2.4 của Nghị quyết này: “Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở
trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài: công dân Việt
Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn
liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì Toà án thụ lý giải
quyết”.


18


Như vậy, khi công dân Việt Nam cư trú ở Việt Nam thì Toà án Việt Nam có thẩm
quyền giải quyết ly hôn và ở đây người nước ngoài có thể là nguyên đơn hay bị đơn.
Từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực, Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải
quyết khi một bên là công dân Việt Nam và không cần phải xem xét là vợ hay chồng có
nơi cư trú ở Việt Nam hay không. Theo điểm g, khoản 2, Điều 410 BLTTDS, Tòa án Việt
Nam giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khi: “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị
đơn là công dân Việt Nam ”. Như vậy, theo Bộ luật tố tụng dân sự, chỉ cần một bên là
công dân Việt Nam thì Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn. Do đó, khi một bên sống ở
Việt Nam thì Tòa án Việt nam có thẩm quyền giải quyết. Nhưng không có thẩm quyền
riêng biệt như trường hợp hai bên sống ở Việt Nam .
- Cả hai sống ở nước ngoài
Theo BLTTDS, Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi một bên là công
dân Việt Nam ngay cả khi hai vợ chồng không thường trú ở Việt Nam và không phân biệt
ai là bị đơn và ai là nguyên đơn: Theo điểm g, khoản 2, Điều 410, Tòa án Việt Nam quyết
ly hôn có yếu tố nước ngoài khi: “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân
Việt Nam”. Như vậy theo BLTTDS, chỉ cần một bên là công dân Việt Nam thì Tòa án
Việt Nam giải quyết ly hôn. Tiêu chí để Tòa án Việt Nam có thẩm quyền là một bên trong
vụ ly hôn có quốc tịch Việt Nam bất kể nơi cư trú của họ là ở đâu.
Như vậy, khi ly hôn có ít nhất một bên là công dân Việt Nam , lúc đầu văn bản
pháp luật Việt Nam còn hạn chế thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nhưng xu hướng
chung ngày nay là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Theo BLTTDS thì Toà án
Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi một bên là người Việt Nam; người này có thể là
bị đơn hay nguyên đơn.
BLTTDS quy định là Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi nguyên đơn
hay bị đơn là “công dân Việt Nam”. Mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự không nêu rõ, thiết
nghĩ tư cách “công dân Việt Nam” cần phải xác định tại thời điểm thụ lý giải quyết. Nếu
trước đây họ không là công dân Việt Nam nhưng tại thời điểm thụ lý giải quyết họ là công
dân Việt nam thì điều kiện này được thoã mãn. Ngược lại, nếu trước đây họ là người Việt
Nam nhưng tại thời điểm thụ lý giải quyết họ không còn tư cách công dân Việt Nam nữa

nên chúng ta không thể căn cứ vào quy định đó để xác định thẩm quyền.


19

1.3.1.2. Ly hôn có hai người không phải là công dân Việt Nam
Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi hai bên không phải là người Việt Nam có thể là
một trong ba trường hợp sau: cả hai sống ở Việt Nam ; một người sống ở Việt Nam ; cả
hai chuyển sang sống ở nước ngoài.
- Cả hai sống ở Việt Nam
Khi hai bên đương sự trong vụ án ly hôn đều là người nước ngoài, câu hỏi đặt ra
là: Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết hay không? Tại điểm b khoản 2 Điều 410
BLTTDS quy định “Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
trong các trường hợp sau đây: Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư
trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam” và
không cần biết đối tượng của vụ việc cần xét xử là gì. Ví dụ: Ông Barry Wolf và bà
Deborah Susan Cohan kết hôn năm1994 tại Hoa Kỳ. Từ năm 2004, hai vợ chồng sang
Việt Nam sinh sống, có việc làm ổn định (thường trú tại Việt Nam ). Năm 2007, ông
Barry nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án cấp tỉnh Trong vụ việc này, thì cả hai vợ chồng đều
có việc làm ổn định (thường trú tại Việt Nam ) từ năm 2004. Do vậy, khi người chồng
nộp đơn yêu cầu thì người vợ là bị đơn và thoả mãn điều kiện của điểm b khoản 2 Điều
410 nên Toà án Việt Nam vẫn có thẩm quyền [29].
Như vậy, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 410 BLTTDS thì việc ly hôn giữa các
chủ thể đều là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam có thể được giải quyết tại Việt
Nam. Và quy định này phù hợp với các quy định pháp luật khác của nước ta và phù hợp
với nhiều hệ thống pháp luật khác trên Thế giới. Bởi tiêu chí “cư trú của bị đơn” thường được
sử dụng để xác định thẩm quyền không phụ thuộc vào nội dung vụ việc.
- Một người sống ở Việt Nam
Theo khoản 14 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: a) Giữa công dân Việt Nam và người

nước ngoài; b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; c) Giữa công dân
Việt Nam với nhau mà có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.


20

Như vậy, vấn đề ly hôn giữa hai người không phải là công dân Việt Nam nhưng
chỉ có một bên có nơi thường trú tại Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2000 không đề cập
tới. Trong trường hợp này Toà án Việt Nam có thẩm quyền tài phán hay không?
Theo điểm b, phần 2.3, Mục II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp
dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình,
khi hai bên đều không phải là công dân Việt Nam và chỉ một bên thường trú ở Việt Nam, Tòa
án Việt Nam không có thẩm quyền tài phán.
Theo BLTTDS tại điểm b, khoản 2, Điều 410 quy định “Toà án Việt Nam giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây: Bị đơn là
công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt
Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam”. Quy định này áp dụng cho mọi trường hợp
nên cũng được áp dụng cho trường hợp ly hôn. Vậy, khi hai bên đều là người nước ngoài,
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi bị đơn cư trú, làm ăn, sinh sống ở
Việt Nam.
- Cả hai không còn sống ở Việt Nam
Đặt trường hợp Tòa án Việt Nam được yêu cầu giải quyết ly hôn khi hai người
không phải là công dân Việt Nam và không sống ở Việt Nam . Ví dụ: A và B là công dân
nước C sống một thời gian ở Việt Nam . A đã về nước và B ở lại Việt Nam . B xin ly hôn
trước Tòa án Việt Nam. Nhưng sau khi ly hôn ly hôn và trước khi ly hôn được giải quyết,
B về nước hay sang nước khác sống. Vậy, ly hôn ở đây có yếu tố nước ngoài nhưng vào
lúc Tòa án giải quyết thì không còn sống ở Việt Nam nữa. Hoặc có thể xảy ra, vào lúc xin
ly hôn cả hai đều không sống ở Việt Nam nhưng họ xin ly hôn ở Việt Nam vì họ có tài
sản ở Việt Nam . Trong hai trường hợp trên, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết

không?
Thông tư số 09/TATC năm 1974 của Tòa án nhân dân tối cao và Luật HN&GĐ
năm 2000 (khoản 14 Điều 8) không đề cập đến vấn đề ly hôn giữa hai người không phải
là công dân Việt Nam và không bên nào thường trú ở Việt Nam vào lúc giải quyết vụ việc
ly hôn.
Từ ngày BLTTDS có hiệu lực, khi hai bên đều là người nước ngoài, Tòa án Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi bị đơn có tài sản ở Việt Nam, cụ thể là theo


21

điểm b, khoản 2, Điều 410 khi: “Bị đơn là công dân nước ngoài, người không có quốc
tịch … có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam”.
Trong trường hợp bị đơn không có tài sản ở Việt Nam, đối với ví dụ ly hôn giữa A
và B nêu trên, Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vì theo Điều 412 Bộ luật
dân sự: “Vụ việc dân sự đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết… thì phải được
Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch,
nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự thuộc
thẩm quyền… của Tòa án nước ngoài”.
Với quy định trên thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền mặc dù hai bên đương sự là
người nước ngoài. Tuy nhiên, Toà án Việt Nam chỉ có thẩm quyền khi có “sự thay đổi”
một số yếu tố như quốc tịch, nơi cư trú. Điều đó có nghĩa là trước đây phải có quốc tịch,
nơi cư trú liên quan đến Việt Nam . Nếu cả hai không có quốc tịch Việt Nam và không
bao giờ cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt Nam thì Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền.
1.3.1.3. Ly hôn có hai người là công dân Việt Nam
Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi hai đương sự là công dân Việt Nam xảy ra khi
một bên ở nước ngoài và một bên ở trong nước; hai bên đều ở nước ngoài.
Về góc độ văn bản, trước ngày Bộ luật tố tụng dân sự ra đời, không có quy định
nào chứng tỏ rằng, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn như nêu
trên. Tuy thực tiễn xét xử, Tòa án Việt Nam đã thụ lý đơn giải quyết ly hôn khi một bên

về Việt Nam xin ly hôn.
Khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời, theo điểm g, khoản 2, Điều 410 BLTTDS, chỉ
cần: “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam ” là Tòa án Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết.
1.3.2. Cấp Toà án có thẩm quyền xét xử
Trước khi BLTTDS có hiệu lực. Theo khỏan 2 Điều 11 PLTTGQTCCVADS, “Tòa
án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án khi có đương sự là người nước
ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài”. Điều này cũng được thể hiện trong Luật
HN&GĐ năm 2000, quy định tại đoạn 1, khoản 3, Điều 102. Như vậy, theo các văn bản
trên, Toà án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết thủ tục
sơ thẩm ly hôn có yếu tố nước ngoài.


×