Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con có yếu tố nước ngoài ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.07 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH

BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG
LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ
MÃ SỐ:
68 38 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
TS. VŨ ĐỨC LONG

HÀ NỘI, 2010


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình
của Thầy Vũ Đức Long, Tiến sĩ Luật học, Cục trưởng Cục Đăng
ký quốc gia giao dịch đảm bảo, Bộ Tư Pháp. Tôi xin cám ơn các
Thầy Cô giáo trường Đại học Luật Hà Nội, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng nhiều, song luận văn chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi chân thành


mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các Thầy Cô, bạn bè và
đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Trinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN
TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI .............................................................................................. 5
1.1 Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ....................................... 5
1.1.1 Khái niệm chế định nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ...................... 5
1.1.2 Vị trí, vai trò của chế định nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài trong
bảo vệ quyền trẻ em ........................................................................................ 6
1.2 Cơ sở pháp lý bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có
yếu tố nƣớc ngoài........................................................................................... 7
1.2.1 Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc
ngoài theo Công ƣớc Lahay 1993 và một số điều ƣớc quốc tế hữu quan ....... 7
1.2.2 Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc
ngoài theo các hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các
nƣớc ................................................................................................................. 15
1.2.3 Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc
ngoài theo pháp luật Việt Nam ....................................................................... 18
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC NUÔI
CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ................................................. 33
2.1 Thực trạng thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo
vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ....... 33

2.1.1 Giai đoạn trƣớc khi ban hành NĐ68/2002/NĐ-CP................................ 33
2.1.2 Giai đoạn từ khi có NĐ68/2002/NĐ-CP ................................................ 38
2.1.3 Dự kiến tác động của Luật nuôi con nuôi đến tình hình nuôi con nuôi
quốc tế của Việt Nam ...................................................................................... 53


2.2 Tình hình thực thi các quy định về bảo vệ quyền trẻ em trong các
hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nƣớc .................. 58
2.2.1 Tình hình ký các hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam với
các nƣớc………………………………………………………………..........58
2.2.2 Tình hình thực thi các quy định bảo vệ quyền trẻ em trong các hiệp
định hợp tác nuôi con nuôi .............................................................................. 60
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THỰC THI .................................................. 64
3.1 Ban hành Luật nuôi con nuôi ................................................................. 64
3.1.1 Sự cần thiết ban hành Luật nuôi con nuôi .............................................. 64
3.1.2 Những kiến nghị đảm bảo thực hiện Luật nuôi con nuôi ...................... 65
3.2 Ký và phê chuẩn Công ƣớc Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác
trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế ........................................................... 70
3.2.1 Sự cần thiết ký và phê chuẩn Công ƣớc Lahay ...................................... 70
3.2.2 Tác động của Công ƣớc Lahay đến Việt Nam ....................................... 71
3.3 Tăng cƣờng năng lực cho các thiết chế ................................................. 72
3.3.1 Tăng cƣờng vai trò của Cơ quan Trung ƣơng ........................................ 72
3.3.2 Tăng cƣờng năng lực cho Sở Tƣ pháp và tiêu chuẩn hóa các cơ sở
nuôi dƣỡng ...................................................................................................... 74
3.4 Tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc ................... 75
3.5 Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra ............................................. 76
Kết luận .......................................................................................................... 77

Phụ lục 1
Phụ lục 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi quốc tế nói riêng là vấn
đề nhạy cảm và mang tính nhân đạo cao. Mục đích của việc nuôi con nuôi
quốc tế là đem lại cho trẻ em bất hạnh một mái ấm gia đình thay thế. Tất cả
các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực này hiện nay
đều hƣớng đến một mục đích chung là bảo vệ lợi ích và quyền trẻ em.
Ở Việt Nam, sau chiến tranh, số lƣợng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi cần đƣợc
chăm sóc, nuôi dƣỡng gia tăng nhanh. Trong khi đó, nhu cầu ngƣời nƣớc
ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi cũng ngày càng phổ biến.
Những hiện tƣợng trục lợi, cò mồi đã phát phát sinh cùng quá trình giải quyết
cho trẻ làm con nuôi nƣớc ngoài, xâm hại đến quyền và không bảo vệ đƣợc
lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Nhu cầu về một quy trình ngày càng chặt chẽ và
nghiêm ngặt, đảm bảo tính nhân đạo đƣợc đặt ra một cách cấp thiết.
Là một nƣớc chủ yếu cho con nuôi quốc tế, Việt Nam đã ban hành nhiều
chính sách, văn bản pháp quy về cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố
nƣớc ngoài. Ngoài ra, Việt Nam còn kí kết một số lƣợng đáng kể các Hiệp
định tƣơng trợ tƣ pháp và các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi với một số
nƣớc trên thế giới và đang hƣớng tới gia nhập Công ƣớc Lahay 1993 về bảo
vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh vực con nuôi nƣớc ngoài.
Sự ra đời của Nghị định 68/2002/NĐ-CP đã khắc phục đƣợc những bất cập
của Nghị định 184/1994/NĐ-CP, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các bên trong
quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài, hoạt động nuôi con nuôi bƣớc

đầu đi vào nề nếp. Tuy nhiên, xét dƣới góc độ lý luận và thực tiễn, pháp luật
Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài còn bộc lộ nhiều
điểm hạn chế, nhiều điểm bất cập so với các quy định của Công ƣớc Lahay
1993. Đây đó vẫn còn một số hiện tƣợng tiêu cực nhƣ cò mồi trong việc giới
thiệu trẻ hay không minh bạch trong các khoản hỗ trợ nhân đạo. Xét một cách


2

toàn diện, lợi ích và quyền của trẻ em đã không đƣợc bảo vệ một cách tối đa
nhƣ mục tiêu nhân đạo mà hoạt động này hƣớng tới.
Tất cả những vấn đề này đang thực sự là thách thức lớn đối với Việt Nam
khi mà chúng ta đang tiến rất gần đến việc gia nhập Công ƣớc Lahay 1993 về
bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi - một công ƣớc không
chấp nhận sự bảo lƣu với bất cứ điều khoản nào.
Bên cạnh đó, Luật nuôi con nuôi với những quy định tập trung hoàn thiện
khung pháp lý cho quan hệ nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu
tố nƣớc ngoài nói riêng đang thu hút sự quan tâm về một sự thay đổi và những
tác động tích cực mà nó sẽ mang lại.
Trong bối cảnh mới đó, việc nghiên cứu những quy định pháp luật Việt
Nam về bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc
ngoài trong tƣơng quan với các điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực này là một
vấn đề cấp thiết.
Với những cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật
quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài đã đƣợc nhiều tác giả nghiên
cứu dƣới những góc độ khác nhau:

+ Luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố
nƣớc ngoài” của tác giả Nguyễn Công Khanh và “Pháp luật điều chỉnh quan
hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nƣớc ngoài” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc.
+ Luận văn thạc sĩ Luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi
con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phƣơng
Lan, “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài hƣớng tới
gia nhập Công ƣớc Lahay 1993” của tác giả Đào Thị Thu Hƣờng, “Chế định


3

nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của
tác giả Hoàng Nguyên Bình...
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con
nuôi có yếu tố nƣớc ngoài trƣớc yêu cầu gia nhập Công ƣớc Lahay 1993 về
bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”
+ Hội thảo hoàn thiện pháp luật Việt Nam hƣớng tới gia nhập Công ƣớc
Lahay, Hội thảo gia nhập Công ƣớc Lahay với việc thực hiện pháp luật về
nuôi con nuôi.
+ Chuyên đề “Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và quốc
tế” của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ Pháp.
+ Một số bài báo chuyên khảo của các tác giả đăng trên tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, Luật học, Nghiên cứu lập pháp...
Mặc dù các công trình trên đã nghiên cứu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố
nƣớc ngoài nhƣng ở những góc độ khác nhau. Chẳng hạn nhƣ đối với các luận
án tiến sĩ, nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài là một phần luận án. Các luận
văn thạc sĩ chủ yếu nghiên cứu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài
dƣới góc độ chế định pháp lý hoặc có khuynh hƣớng so sánh pháp luật Việt
Nam với Công ƣớc Lahay 1993 nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam để gia
nhập Công ƣớc.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Với một lĩnh vực đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu, tác giả hƣớng
luận văn của mình vào phân tích sâu một số chính sách và quy định của pháp
luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài thể hiện nguyên tắc bảo
vệ quyền trẻ em trong mối tƣơng quan với Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về
quyền trẻ em 1989 và Công ƣớc Lahay 1993. Cùng với những cơ sở lý luận
có thể đúc kết đƣợc, tác giả nêu lên tình hình thực tiễn thực thi những quy
định này qua các thời kì và đề xuất giải pháp hoàn thiện.


4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận văn
sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu để nhấn mạnh đƣợc trọng tâm
nghiên cứu của luận văn.
5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn là những bổ sung vào lý luận về
pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt là trong thời điểm chuẩn bị ban hành Luật
nuôi con nuôi và chín muồi cho việc tham gia Công ƣớc Lahay. Luận văn tập
trung nghiên cứu vào mảng bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ nuôi con nuôi
quốc tế, từ đó có thể đóng góp một phần vào việc phát họa bức tranh về quan
hệ con nuôi quốc tế và đề xuất các giải pháp bảo vệ và thực thi tốt hơn các
quyền này, để nuôi con nuôi quốc tế ngày càng phát huy vai trò là một chế
định mang tính chất nhân đạo, vì lợi ích của trẻ em.
6. Kết cấu của luận văn.
Không kể phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn bao gồm các chƣơng
sau:

Chƣơng I: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi
con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài.
Chƣơng II: Thực trạng thực thi các quy định về bảo vệ quyền trẻ em trong
lĩnh vực con nuôi nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Chƣơng III: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ
quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài và hoàn thiện
cơ chế thực thi.


5

CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG
LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
1.1 Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài.
1.1.1 Khái niệm chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Nuôi con nuôi trƣớc hết là một quan hệ xã hội mang tính nhân văn sâu
sắc. Đó là việc trẻ em đi làm con nuôi gia đình khác nhằm xác lập mối quan
hệ cha mẹ và con giữa ngƣời nuôi với ngƣời con nuôi với mục đích đảm bảo
cho ngƣời con nuôi đƣợc chăm nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục. Vì
nhiều lý do khác nhau nhƣ hiếm muộn, lòng thiện tâm hay cả để gán nợ,
khuyếch trƣơng thanh thế…[21, tr.33] mà một gia đình nhận một ngƣời làm
con nuôi. Về phía ngƣời con nuôi, với một quốc gia trải qua những cuộc chiến
tranh nhƣ Việt Nam, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ cũng rất cần một mái
ấm.
Nuôi con nuôi còn là một chế định pháp lý trong hệ thống pháp luật. Đó là
một tình trạng pháp lý mà các điều kiện và hệ quả của nó đã đƣợc pháp luật
quy định rõ. Khi các bên tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi phải chịu sự
điều chỉnh của pháp luật, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật mà không thể thỏa thuận hay thay đổi các quyền và nghĩa vụ đó [20,

tr.34].
Trong nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi nƣớc ngoài là một chế định
có những điểm đặc thù. Nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài là việc nuôi con
nuôi có ít nhất một bên chủ thể là ngƣời nƣớc ngoài hoặc việc nuôi con nuôi
đƣợc xác lập ở nƣớc ngoài [21, tr.107], trong khi đó chế độ kinh tế xã hội, văn
hóa truyền thống gia đình, pháp luật của các nƣớc trên thế giới lại không
giống nhau. Bố mẹ nuôi và nhất là trẻ em ra nƣớc ngoài để làm con nuôi phải
đối mặt với việc dung hòa những điểm khác biệt này để mục đích của nhân
đạo của việc nuôi con nuôi có thể đạt đƣợc.


6

Trên thế giới, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, làn sóng nuôi con nuôi
di chuyển mạnh từ các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc phát triển trở
thành vấn đề đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm.
Đánh giá tổng quan có thể thấy rằng, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc
ngoài đã đƣợc pháp điển hóa ngày càng cụ thể hơn trong pháp luật quốc tế
cũng nhƣ pháp luật quốc gia. Đối với Việt Nam, hệ thống các quy phạm về
nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung
đã hình thành nên một chế định pháp lý tƣơng đối đầy đủ và chi tiết.
1.1.2 Vị trí, vai trò của chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong
bảo vệ quyền trẻ em.
Một trong những quyền cơ bản của trẻ em đƣợc pháp luật bảo vệ là quyền
đƣợc sống, đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng trong môi trƣờng gia đình. Tuy nhiên
không phải tất cả trẻ em sinh ra đều có cha mẹ và đều may mắn đƣợc sống
trong môi trƣờng gia đình. Số lƣợng trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, khuyết tật, sống
trong các gia đình nghèo không đủ điều kiện nuôi dƣỡng cần một mái ấm gia
đình thay thế. Một trong những biện pháp đáp ứng yêu cầu cho trẻ em một gia
đình thay thế là cho trẻ làm con nuôi. Trong hoàn cảnh đất nƣớc còn khó

khăn, số lƣợng trẻ em cần mái ấm nhiều hơn khả năng nuôi dƣỡng trong
nƣớc, cho trẻ em làm con nuôi nƣớc ngoài đƣợc xem là một giải pháp bảo vệ
trẻ em, không để trẻ em phải sống lang thang, thiếu điều kiện phát triển. Để
đảm bảo việc cho trẻ em làm con nuôi nƣớc ngoài là vì lợi ích tốt nhất của trẻ
em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em, khung pháp luật về vấn đề này
đƣợc xây dựng và có vị trí quan trọng trong tổng thể khung pháp luật bảo vệ
quyền trẻ em. Xét pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em nói chung, Công
ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em là một Công ƣớc có ảnh hƣởng quan
trọng. Công ƣớc này dành một số điều (đặc biệt là Điều 20, 21) để quy định
quyền trẻ em đƣợc cho làm con nuôi nƣớc ngoài, đƣa ra những yêu cầu bảo
vệ quyền trẻ em đối với nuôi con nuôi quốc tế. Chuyên biệt hơn là Công ƣớc
Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.


7

Công ƣớc quy định khung pháp lý thực hiện quyền trẻ em cho làm con nuôi
quốc tế. Xét khung pháp luật quốc gia, chúng ta có những quy định của Luật
bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về
quan hệ nuôi con nuôi và một số văn bản hƣớng dẫn thi hành nhƣ NĐ68/CP
tạo nên một chế định pháp lý nhằm đảm bảo trẻ em cho làm con nuôi là vì lợi
ích tốt nhất của trẻ.
Tóm lại, chế định nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài là một chế định quan
trọng trong hệ thống quy phạm pháp luật bảo vệ quyền trẻ em.
1.2 Cơ sở pháp lý bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có
yếu tố nƣớc ngoài.
1.2.1 Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài theo Công ước Lahay 1993 và một số điều ước quốc tế hữu quan.
Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ngày càng đƣợc cộng đồng
quốc tế quan tâm và pháp điển hóa. Các văn bản pháp luật quốc tế về nuôi con

nuôi có yếu tố nƣớc ngoài đều đề cao việc bảo vệ quyền trẻ em. Trong phạm
vi luận văn, tác giả đi vào phân tích những quy định bảo vệ quyền trẻ em
trong ba văn bản pháp luật quốc tế liên quan mật thiết nhất đến vấn đề nuôi
con nuôi quốc tế.
a. Tuyên bố của Liên Hợp Quốc năm 1986 về các nguyên tắc xã hội và
pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp
nuôi con nuôi ở trong và ngoài nước.
Có thể nói, đây là văn kiện quốc tế đầu tiên quy định khá đầy đủ về vấn đề
nuôi con nuôi. Tuyên bố quy định việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em ở tầm quốc
gia và tầm quốc tế. Tuyên bố này coi việc bảo trợ nuôi dƣỡng và cho làm con
nuôi là hai giải pháp có thể giải quyết một số vấn đề về trẻ em, tuy nhiên các
quốc gia phải có nghĩa vụ thi hành các chính sách kinh tế và xã hội bảo vệ
quyền trẻ em, giảm số lƣợng trẻ em cần bảo trợ hay cho làm con nuôi. Cụ thể,
ở phần A quy định rằng mỗi quốc gia cần đặt ƣu tiên cao cho gia đình và phúc
lợi trẻ em và công nhận rằng phúc lợi trẻ em phụ thuộc trƣớc hết vào phúc lợi


8

gia đình. Mặc dù không có tính bắt buộc, Tuyên bố trên đƣợc xem nhƣ một
chỉ dẫn về những gì đƣợc xem là lợi ích tốt nhất của trẻ em. Tuyên bố chỉ rõ
rằng ƣu tiên hàng đầu là đứa trẻ phải đƣợc nuôi dƣỡng bởi bố mẹ ruột của nó.
Chỉ khi sự nuôi dƣỡng này là không thể có hoặc không thích hợp thì việc nuôi
dƣỡng bởi những ngƣời họ hàng hay một sự thay thế mới đƣợc xem xét. Sự
thay thế ở đây có thể là một gia đình khác hay một cơ sở nuôi dƣỡng. Điều 5
nhấn mạnh nhu cầu của đứa trẻ về sự bảo vệ và chăm sóc lâu dài. Tuyên bố
dựa trên một quy chuẩn rằng để đứa trẻ có thể sống tốt với gia đình thay thế
thì những yêu cầu đặc biệt phải đƣợc đáp ứng và sự chuẩn bị, tƣ vấn trƣớc và
sau khi việc nuôi con nuôi diễn ra là cần thiết. Theo Tuyên bố, lợi ích tốt nhất
của trẻ em đòi hỏi việc nuôi con nuôi phải đƣợc nhìn nhận nhƣ một cam kết

lâu dài và cần sự tham gia liên tục của các cơ quan hữu trách. Tầm quan trọng
của sự tham gia của các bên thể hiện ở Điều 16 với quy định rằng mối quan
hệ giữa đứa trẻ sẽ đƣợc nhận làm con nuôi và cha mẹ nuôi tƣơng lai cần đƣợc
các cơ quan bảo vệ phúc lợi trẻ em theo dõi. Liên quan đến lợi ích tốt nhất của
trẻ em, Điều 8 ghi nhận rằng: “Đứa trẻ phải luôn luôn có tên, quốc tịch và
ngƣời đại diện pháp lý…”. Ngƣời đại diện pháp lý ở đây nên độc lập với bố
mẹ đẻ, bảo trợ hay bố mẹ nuôi. Luật pháp phải đảm bảo rằng đứa trẻ đƣợc
pháp luật thừa nhận và có các quyền nhƣ một thành viên của gia đình nuôi.
Tuyên bố còn có ý nghĩa bởi việc lần đầu tiên đƣa ra nguyên tắc cho việc
nuôi con nuôi nhìn từ góc độ quyền và lợi ích của trẻ em. Lợi ích tốt nhất của
trẻ em là quan tâm quan trọng nhất và chỉ dẫn về những lợi ích tốt nhất này là
những nhân tố đƣợc nhấn mạnh bởi Tuyên bố [47]. Tuyên bố đã thiết lập
những cơ sở đầu tiên cho việc nuôi con nuôi quốc tế, tạo tiền đề cho cộng
đồng quốc tế xây dựng những văn bản pháp lý quốc tế khác điều chỉnh sâu và
chuyên biệt hơn về vấn đề này [21, tr.127].
b. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
Đây là văn bản đầu tiên quy định một cách toàn diện nhất về các quyền trẻ
em. Lời nói đầu của Công ƣớc đã ghi nhận rằng: “Trẻ em, do còn non nớt về


9

thể chất và trí tuệ, cần đƣợc bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ
thích hợp về mặt pháp lý trƣớc cũng nhƣ sau khi ra đời”.
Điều 20 Khoản 1 và 2 Công ƣớc đƣa ra hoàn cảnh mà việc nuôi con nuôi
đƣợc tính đến. Cho làm con nuôi đƣợc xem là một biện pháp chăm sóc thay
thế cho những trẻ em tạm thời hay vĩnh viễn bị tƣớc mất môi trƣờng gia đình
của mình, hoặc vì những lợi ích tốt nhất của trẻ em mà không đƣợc phép tiếp
tục ở trong môi trƣờng ấy. Điều 20 Khoản 3 Công ƣớc đƣa ra những biện
pháp chăm sóc thích hợp bao gồm bảo trợ, hình thức Kafala của luật đạo Hồi,

nhận làm con nuôi hoặc nếu cần thiết đƣa vào những cơ sở chăm sóc trẻ em
thích hợp. Khi xem xét hình thức chăm sóc, phải quan tâm thích đáng đến
việc mong muốn liên tục trong việc nuôi dạy trẻ em và đến xuất xứ, dân tộc,
tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ của trẻ em. Để đảm bảo sự liên tục trong nuôi
dạy này, việc nuôi con nuôi quốc tế phải đƣợc thực hiện bởi những nhà chức
trách có thẩm quyền tƣơng đƣơng với những cơ quan chức trách thực hiện
việc nuôi con nuôi trong nƣớc.
Điều 21 Khoản b công nhận rằng việc cho làm con nuôi quốc tế phải là
giải pháp cuối cùng khi mà đứa trẻ không thể đƣợc chăm sóc ở nƣớc gốc.
Khoản c đảm bảo rằng trẻ em ra nƣớc ngoài làm con nuôi cũng đƣợc hƣởng
những sự bảo vệ và tiêu chuẩn tƣơng đƣơng với sự bảo vệ và tiêu chuẩn hiện
hành của của việc làm con nuôi trong nƣớc. Những sự bảo vệ và tiêu chuẩn
trên cũng áp dụng đối với những nƣớc không cho phép nuôi con nuôi nhƣng
có một vài trƣờng hợp cho phép trẻ em ra nƣớc ngoài để làm con nuôi quốc
tế.
Khoản d ấn định trách nhiệm của các quốc gia về việc phải đảm bảo rằng
việc nuôi con nuôi quốc tế không dẫn đến sự trục lợi không chính đáng về tài
chính cho những ngƣời có liên quan tham gia. Đây là một điều khoản rất quan
trọng, bởi vì nạn buôn bán trẻ em sẽ không xảy ra nếu có những cơ quan có
thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi đƣợc giám sát tốt với những cán bộ


10

đƣợc đào tạo mà nảy sinh từ những cơ quan và cán bộ với động cơ vụ lợi
[46].
Nhƣ vậy, với chủ yếu hai điều khoản ngắn gọn, Công ƣớc về quyền trẻ em
đã xác lập những vấn đề cốt lõi cho chế độ nuôi con nuôi trong và ngoài nƣớc
trên cơ sở bảo vệ quyền trẻ em.
Mặc dù Công ƣớc không ghi nhận rõ quyền tham gia của con nuôi. Công

ƣớc chỉ quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên đảm bảo trẻ em và
những ngƣời liên quan đồng ý trên cơ sở đƣợc tƣ vấn cần thiết. Tuy nhiên,
quyền tham gia của trẻ em đƣợc thể hiện qua những điều khoản của Công
ƣớc.
Thứ nhất là quyền đƣa ra ý kiến về việc làm con nuôi vào thời điểm nuôi
con nuôi. Trong thực tiễn, đây chính là quyền của đứa trẻ đƣợc lắng nghe
trong bất kì thủ tục tƣ pháp hay hành chính nào liên quan đến trẻ. Cụ thể theo
dòng mở đầu của Điều 21, ƣu tiên hàng đầu của việc nuôi con nuôi là lợi ích
tốt nhất của trẻ em. Lợi ích tốt nhất của trẻ em theo Công ƣớc không thể
không kể đến việc xem xét ý kiến của bản thân trẻ em. Và theo đó, sự tham
gia của con nuôi phải đƣợc xem xét. Thêm vào đó, Điều 12 bắt buộc các quốc
gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em phải đƣợc đƣa ra ý kiến một cách tự
do về những vấn đề ảnh hƣởng đến trẻ em (và cụ thể việc cho làm con nuôi,
đƣa trẻ ra khỏi bố mẹ đẻ và môi trƣờng gốc để làm con nuôi và những hệ quả
ảnh hƣởng cuộc sống sau này của đứa trẻ đƣơng nhiên là một vấn đề nhƣ vậy)
tùy vào tuổi và mức độ trƣởng thành của đứa trẻ. Công ƣớc không đƣa ra giới
hạn tuổi mà trẻ em đƣợc xem là có khả năng hình thành ý kiến về việc làm
con nuôi. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên thƣờng đƣa ra độ tuổi tham gia
cho ý kiến về việc làm con nuôi của trẻ. Về việc phát biểu ý kiến một cách tự
do, không có sự bắt ép, điều này có nghĩa rằng đứa trẻ không bị ép phải đƣa
ra ý kiến. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu trao cho trẻ em quyền phản đối việc làm con
nuôi hơn là việc biểu thị một sự đồng ý. Nếu đứa trẻ không muốn đƣa ra ý
kiến về việc làm con nuôi, ví dụ nhƣ trong trƣờng hợp trẻ không muốn gây


11

tổn thƣơng cho bố mẹ đẻ, một quy định trao cho đứa trẻ một sự lựa chọn
không nói gì (bằng việc không thực hiện quyền phản đối) sẽ tạo ít áp lực hơn
cho đứa trẻ so với việc yêu cầu nó đƣa ra sự đồng ý. Ý kiến của đứa trẻ phải

đƣợc cân nhắc trọng lƣợng tùy vào độ tuổi và sự trƣởng thành. Tuy nhiên,
trƣớc khi đƣa ra ý kiến, đứa trẻ phải đƣợc thông tin về những lựa chọn mà nó
có thể có, những giải pháp thay thế và hậu quả của quyết định này nhƣ việc
chấm dứt quan hệ pháp lý giữa trẻ và cha mẹ ruột…
Thứ hai là quyền tiếp cận thông tin về bố mẹ ruột đƣợc ghi nhận ở Điều 17
của Công ƣớc và đƣợc chăm sóc bởi bố mẹ đẻ đƣợc thể hiện ở Điều 7 và 8.
Cụ thể Điều 7 và 8 ghi nhận quyền đƣợc biết bố mẹ đẻ, đƣợc giữ gìn bản sắc,
quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình đƣợc pháp luật thừa nhận mà không
có sự can thiệp phi pháp. Trong trƣờng hợp nuôi con nuôi, quyền ghi nhận
trong Điều 7 và 8 có thể bị vi phạm. Công ƣớc ghi nhận quyền này càng xa
càng tốt, ngụ ý rằng sẽ có những hoàn cảnh hạn chế quyền tiếp cận thông tin
về bố mẹ đẻ (ví dụ nhƣ bố mẹ đẻ muốn giấu thông tin…). Từ đó, có thể hiểu
rằng một sự ngăn cấm hoàn toàn việc tiếp cận thông tin là trái với Công ƣớc
[47].
Công ƣớc về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện và
“luật pháp hóa” các quyền trẻ em, biến các tuyên bố có giá trị về mặt chính
trị, đạo đức trong các bản Tuyên ngôn 1924, 1959, 1986… thành các trách
nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức quốc tế và các quốc gia thành viên.
Cùng với việc ngày càng có nhiều nƣớc gia nhập, phê chuẩn Công ƣớc về
quyền trẻ em thì các quy định của Công ƣớc đã trở thành chuẩn mực pháp lý
chung, là cơ sở để xây dựng mới hoặc điều chỉnh các văn bản pháp luật về
nuôi con nuôi ở tất cả các nƣớc thành viên.
c. Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi
con nuôi nước ngoài.
Đây là Công ƣớc liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề nuôi con nuôi. Mục
tiêu của Công ƣớc là đảm bảo vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài


12


đƣợc tiến hành vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản
của trẻ em; thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các quốc gia ký kết để đảm
bảo ngăn ngừa việc bắt cóc, buôn bán trẻ em; và các quốc gia ký kết công
nhận việc nuôi con nuôi tiến hành theo Công ƣớc. Nhƣ vậy Công ƣớc đã xác
lập một cách rõ ràng quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, phù
hợp với quy định của Điều 20, 21 Công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Thứ nhất, Công ƣớc không khuyến khích nhiều con nuôi quốc tế mà ƣu
tiên giải quyết các vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong phạm vi một quốc gia;
nhƣng đảm bảo rằng việc nuôi con nuôi xảy ra sẽ đƣợc điều chỉnh theo cách
tốt nhất cho lợi ích của trẻ. Đây là kết quả thông qua chuẩn mực hợp tác về
quản lý hành chính và thỏa thuận phân chia trách nhiệm giữa cơ quan quyền
lực của nƣớc nhận và nƣớc gốc, với sự đảm bảo rằng việc nuôi con nuôi đƣợc
tạo ra theo Công ƣớc sẽ đƣợc công nhận ở tất cả các nƣớc ký kết (mà không
đòi hỏi phải thống nhất các chuẩn mực xung đột về quyền hạn pháp lý và luật
áp dụng giữa các nƣớc thành viên). Tuy Công ƣớc không đề cập trực tiếp đến
vấn đề tội phạm hình sự, nhƣng nó đƣợc thiết lập để giảm thiểu những sự cố
xảy ra trong quá trình nuôi con nuôi. Những mục tiêu này đƣợc phản ánh
trong lời nói đầu và Điều 1 của Công ƣớc [20, tr.16].
Thứ hai, về điều kiện nuôi con nuôi, theo quy định tại Điều 2, Công ƣớc áp
dụng khi một trẻ em thƣờng trú tại một nƣớc kí kết (nƣớc gốc) đã, đang hoặc
sẽ đƣợc chuyển đến một nƣớc kí kết khác (nƣớc nhận) sau khi đƣợc một cặp
vợ chồng hoặc một ngƣời thƣờng trú ở quốc gia nhận nhận làm con nuôi. Nhƣ
vậy, Công ƣớc áp dụng khi trẻ em và cha mẹ nuôi thƣờng trú ở các nƣớc khác
nhau; Công ƣớc không áp dụng khi trẻ em và cha mẹ nuôi cùng thƣờng trú ở
một nƣớc thành viên hoặc trẻ em thƣờng trú ở một nƣớc thành viên và cha mẹ
nuôi thƣờng trú ở một nƣớc không phải là thành viên và ngƣợc lại.
Thứ ba, về những yêu cầu đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài
đƣợc quy định ở chƣơng II Công ƣớc, bao gồm những trách nhiệm cơ bản của
nƣớc gốc và nƣớc nhận và việc đáp ứng những điều kiện cần thiết để tạo



13

thuận lợi cho việc nuôi con nuôi đƣợc tiến hành theo Công ƣớc. Do đó, cơ
quan có thẩm quyền của nƣớc gốc có trách nhiệm đảm bảo trẻ em có đủ điều
kiện và thích hợp làm con nuôi nƣớc ngoài, cũng nhƣ những yêu cầu liên
quan đến sự đồng ý của ngƣời có quyền cho trẻ em làm con nuôi sau khi đã
đƣợc tham khảo, tƣ vấn và thông báo kỹ lƣỡng về hậu quả về sự đồng ý của
họ có thể đem lại (nhƣ sự đồng ý của ngƣời mẹ, của trẻ đƣợc nhận làm con
nuôi...). Tƣơng tự nhƣ vậy, trách nhiệm của nƣớc nhận (thông qua cơ quan có
thẩm quyền) là xác định cha mẹ nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi; đảm bảo
ngƣời nhận con nuôi đƣợc tƣ vấn và thông tin cần thiết về gia đình và môi
trƣờng xã hội của nƣớc nơi trẻ em đang sống; và đảm bảo trẻ em sẽ đƣợc
nhập cảnh và thƣờng trú tại nƣớc nhận [20].
Thứ tư, về những yêu cầu về thủ tục nuôi con nuôi giữa các nƣớc: Những
yêu cầu về thủ tục cho, nhận con nuôi nƣớc ngoài đƣợc đề cập đến trong
chƣơng IV của Công ƣớc, liên quan đến trách nhiệm của cơ quan trung ƣơng
và những cơ quan đại diện của nó. Các cơ quan này phải lập báo cáo bao gồm
những thông tin về cả cha mẹ nuôi và con nuôi, về trình tự thủ tục giải quyết,
về việc xuất cảnh từ nƣớc gốc và nhập cảnh vào nƣớc nhận, về việc sắp xếp
giao nhận con nuôi, trao đổi thông tin trong quá trình cho nhận con nuôi, cũng
nhƣ những biện pháp cần phải thực hiện trong trƣờng hợp việc nuôi con nuôi
diễn ra không đảm bảo vì lợi ích tốt nhất cho trẻ [20].
Thứ năm, về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, một trong những hệ
quả pháp lý quan trọng nhất của việc nuôi con nuôi (theo hình thức nuôi con
nuôi trọn vẹn) là làm chấm dứt quan hệ pháp lý tồn tại trƣớc đó giữa cha mẹ
đẻ và trẻ em (điểm c khoản 1 Điều 26 Công ƣớc), nếu việc nuôi con nuôi có
hệ quả nhƣ vậy tại nƣớc nơi thực hiện việc nuôi con nuôi (nƣớc nhận). Mục
đích của quy định này là để đảm bảo rằng, trẻ em đƣợc nhận làm con nuôi
phù hợp với quy định của Công ƣớc sẽ có địa vị pháp lý và đƣợc bảo vệ nhƣ

bất kì trẻ em nào trên lãnh thổ của nƣớc nhận. Tuy nhiên, việc chấm dứt quan


14

hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em cũng không phải là một giải pháp chắc
chắn, vì pháp luật của các nƣớc quy định rất khác nhau về vấn đề này.
Vì thế Điều 27 của Công ƣớc cho phép chuyển đổi hình thức nuôi con
nuôi. Theo đó, có hai điều kiện đƣợc đặt ra đối với việc chuyển đổi: (1) pháp
luật của nƣớc nhận cho phép; (2) đã có sự đồng ý rõ ràng của những ngƣời có
liên quan đƣợc đƣa ra vì mục đích nuôi con nuôi là làm chấm dứt mối quan hệ
pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em đƣợc cho làm con nuôi. Nƣớc nhận sẽ áp
dụng pháp luật của nƣớc mình để cho phép chuyển đổi hình thức nuôi con
nuôi. Việc chuyển đổi này cũng nhƣ hệ quả pháp lý của nó, sẽ đƣợc công
nhận tại các quốc gia thành viên khác [16].
Có thể thấy rằng Công ƣớc Lahay số 33 là một văn bản pháp lý quốc tế đề
cập một cách toàn diện nhất về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Mục đích xuyên
suốt của Công ƣớc là bảo vệ lợi ích tối cao của trẻ em và hạn chế thấp nhất
việc ngƣời nƣớc ngoài nhận trẻ em làm con nuôi. Chỉ khi nào không thể tìm
đƣợc một gia đình để chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ngay tại nƣớc gốc thì khi đó
mới cho trẻ đi làm con nuôi nƣớc ngoài, và đó là giải pháp lựa chọn cuối
cùng. Khi đủ điều kiện tiến hành thủ tục cho ngƣời nƣớc ngoài nhận trẻ em
làm con nuôi thì Công ƣớc quy định hết sức chặt chẽ các thủ tục cần thiết,
nhằm ngăn chặn, loại bỏ mọi hành vi lợi dụng việc cho nhận nuôi con nuôi để
vi phạm các quyền của trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác [21,137].
Nhƣ vậy, trong hơn 70 năm qua, cộng đồng thế giới đã nỗ lực cùng nhau
xây dựng nên những chuẩn mực chính trị, đạo đức và pháp lý tiến bộ, nhân
văn về quyền trẻ em nói chung và quyền của trẻ em đƣợc hƣởng sự chăm sóc
thay thế bằng hình thức nuôi con nuôi nói riêng. Bằng các Tuyên ngôn của
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, các công ƣớc quốc tế đa phƣơng mà quan trọng

nhất là Công ƣớc 1989 về quyền trẻ em và Công ƣớc Lahay số 33, những lý
tƣởng, nguyên tắc về nuôi con nuôi ở các thập kỷ 20-50 đã trở thành một chế
định hiện đại của pháp luật quốc tế và quốc gia mà hầu hết các nƣớc trên thế
giới đang tuân thủ với tinh thần cao nhất đối với trẻ em.


15

1.2.2 Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài theo các hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước.
Đến nay, Việt Nam đã ký đƣợc 16 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi với các
nƣớc và vùng lãnh thổ, bao gồm:
1. Pháp (01/02/2000)
2. Đan Mạch (26/05/2003)
3. Italia (13/06/2003)
4. Ailen (23/09/2003) hết hạn vào 01/05/2009
5. Thụy Điển (04/02/2004) hết hạn vào 01/05/2009
6. Cộng đồng nói tiếng Pháp Vƣơng quốc Bỉ (2005)
7. Cộng đồng nói tiếng Đức Vƣơng quốc Bỉ (2005)
8. Cộng đồng nói tiếng Hà Lan Vƣơng quốc Bỉ (2005)
(Ba Hiệp định với Bỉ chƣa có hiệu lực vì phía Bỉ chƣa phê chuẩn)
9. Mỹ (21/06/2005) hết hạn vào 01/09/2008
10.Canada (27/06/2005)
11.Bang Quebec_Canada (15/09/2005)
12.Thụy Sĩ (20/12/2005)
13.Ontario – Canada (03/04/2006)
14.British Columbia – Canada (15/09/2007)
15.Tây Ban Nha (05/12/2007)
16. Alberta – Canada (09/06/2008).
Các hiệp định này là cơ sở quan trọng trong việc giải quyết nuôi con nuôi

giữa công dân các nƣớc ký kết. Theo Nghị định 68/CP, Việt Nam chỉ giải
quyết cho ngƣời nƣớc ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nếu họ
thƣờng trú tại nƣớc đã cùng tham gia điều ƣớc quốc tế về nuôi con nuôi với
Việt Nam. Nhìn một cách tổng quát, các hiệp định này tƣơng đối thống nhất
về bố cục và nội dung, ngoài lời mở đầu, thƣờng có 6 chƣơng với nội dung cơ
bản là quy định nguyên tắc bảo vệ trẻ em, điều kiện nuôi con nuôi, hệ quả


16

pháp lý của việc nuôi con nuôi, trình tự, thủ tục giải quyết nhận nuôi con nuôi
và cơ chế hợp tác song phƣơng nhằm đảm bảo thực hiện hiệp định.
Đảm bảo quyền trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của các Hiệp định. Vì
vậy nội dung chủ yếu của các hiệp định đều là những cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền trẻ em trong hoạt động nhận nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nƣớc
kí kết. Cụ thể, việc đảm bảo quyền trẻ em đƣợc thể hiện qua các quy định sau:
- Mục đích xuyên suốt của Hiệp định là đảm bảo nguyên tắc bảo vệ trẻ em.
Ngay trong lời mở đầu, các Hiệp định đều công nhận: “chỉ khi được trưởng
thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc yêu thương
và thông cảm thì trẻ em mới có thể phát triển hài hòa nhân cách của mình”
(Hiệp định Việt – Pháp, Italia, Đan Mạch). Các Hiệp định (Điều 3 Hiệp định
Việt Nam – Italia, Điều 3 Hiệp định Việt Nam – Đan Mạch) quy định nghĩa
vụ của các nƣớc kí kết phải áp dụng mọi biện pháp phù hợp với pháp luật
nƣớc mình để phòng ngừa và xử lý các hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi
nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục trẻ em, dụ dỗ, bắt
cóc, đánh tráo, mua bán trẻ em để cho làm con nuôi, các hoạt động nhằm thu
lợi bất hợp pháp từ việc nuôi con nuôi, các hành vi xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp khác của trẻ em.
Nghiêm cấm việc đòi hỏi các khoản tài chính không hợp lý hoặc các lợi
ích khác từ hoạt động liên quan đến nuôi con nuôi quốc tế. Những ngƣời lãnh

đạo, ngƣời quản lý và nhân viên của các tổ chức can dự vào việc cho nhận
con nuôi không đƣợc nhận tiền công cao một cách bất hợp lý đối với các dịch
vụ mà họ đã thực hiện (Điều 3 Hiệp định Việt Nam – Đan Mạch…).
- Về thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi: Thủ tục giải quyết việc nuôi
con nuôi là vấn đề quan trọng đƣợc các nƣớc ký kết quan tâm và thỏa thuận
thống nhất trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi. Các thủ tục đó bao
gồm: Trình tự nhận và thẩm định hồ sơ của ngƣời xin nhận con nuôi, việc giới
thiệu trẻ em làm con nuôi, thủ tục giao nhận con nuôi và thủ tục giao nhận
con nuôi tại nƣớc tiếp nhận. Việc thống nhất thủ tục giải quyết việc nuôi con


17

nuôi đảm bảo việc nuôi con nuôi giữa công dân các nƣớc ký kết đƣợc giải
quyết nhanh chóng, thông thoáng và đúng pháp luật.
- Về thẩm quyền quyết định việc cho nhận con nuôi: Việc quyết định cho
trẻ em làm con nuôi thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nƣớc của nƣớc ký kết
mà trẻ em đó là công dân. Trong trƣờng hợp pháp luật của nƣớc ký kết nơi
ngƣời xin nhận con nuôi thƣờng trú quy định một hình thức nuôi con nuôi
phải có một quyết định mới về việc nuôi con nuôi, thì quyết định đó thuộc
thẩm quyền của cơ quan nhà nƣớc của nƣớc ký kết nơi ngƣời xin nhận con
nuôi thƣờng trú. Việc xác định cá nhân, tổ chức có quyền đồng ý cho trẻ em
làm con nuôi và hình thức thể hiện sự đồng ý đó tuân theo pháp luật của nƣớc
ký kết mà trẻ em là công dân.
- Về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi: Tất cả các Hiệp định về nuôi
con nuôi mà Việt Nam đã ký với các nƣớc đều khẳng định việc nuôi con nuôi
theo các Hiệp định đó là nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và
con giữa ngƣời nhận con nuôi và ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi. Các Hiệp
định hợp tác nuôi con nuôi đều khẳng định rằng những hệ quả pháp lý của
việc nuôi con nuôi phù hợp với quy định của các Hiệp định đƣợc xác định

theo pháp luật của nƣớc ký kết nơi hoàn tất thủ tục nuôi con nuôi.
Đồng thời, các nƣớc ký kết Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam
cam kết tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em sau khi đƣợc nhận làm con nuôi và
có quốc tịch nƣớc tiếp nhận, tiếp tục mang quốc tịch nƣớc gốc phù hợp với
pháp luật nƣớc gốc, và có quyền lựa chọn quốc tịch khi trẻ em đó đạt đến độ
tuổi đƣợc quyền lựa chọn quốc tịch.
- Về nghĩa vụ hợp tác: Để đảm bảo nguyên tắc của việc nuôi con nuôi và
bảo vệ trẻ em, các nƣớc ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi thỏa thuận
về nghĩa vụ hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Theo đó, các nƣớc ký kết
cam kết thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em sau khi đã giải
quyết cho làm con nuôi theo quy định trong các Hiệp định mà các bên ký kết.
Các nƣớc ký kết cũng phải đảm bảo rằng trẻ em đƣợc nhận làm con nuôi đƣợc


18

bảo vệ và hƣởng đầy đủ trên lãnh thổ của nƣớc tiếp nhận những quyền và lợi
ích mà nƣớc ký kết đó dành cho trẻ em là công dân hoặc thƣờng trú trên lãnh
thổ của nƣớc mình. Trong trƣờng hợp xét thấy việc tiếp tục để trẻ em làm con
nuôi trong gia đình cha mẹ nuôi không thể đảm bảo đƣợc lợi ích tốt nhất của
trẻ em, thì Cơ quan trung ƣơng của nƣớc tiếp nhận có trách nhiệm áp dụng
ngay lập tức mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em đó và thông báo cho Cơ
quan trung ƣơng của nƣớc gốc.
Các nƣớc ký kết thành lập các nhóm công tác hỗn hợp, có trách nhiệm
xem xét, đáng giá tình hình thực hiện hiệp định và đƣa ra khuyến nghị để thực
hiện hiệp định một cách tốt nhất [21, tr.167].
1.2.3. Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc
ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam đối với vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài có
thể chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn từ 1945 đến 1986_khi Luật Hôn nhân và

Gia đình 1986 có hiệu lực, Giai đoạn từ sau năm 1987 đến 2002_thời điểm có
Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật hôn nhân và Gia đình 2000 về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu
tố nƣớc ngoài, Giai đoạn từ 2003 đến nay và Giai đoạn có Luật nuôi con nuôi.
Cách phân chia nhƣ trên dựa vào những điểm mốc trong quá trình phát triển
pháp luật đối với vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam. Tại
mỗi giai đoạn, tùy theo nhu cầu thực tế và thực tiễn pháp lý của vấn đề cũng
nhƣ tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hệ cấp văn bản cũng khác nhau
và mức độ chi tiết của các quy định bảo vệ quyền trẻ em cũng khác nhau.
1.2.3.1 Giai đoạn thứ nhất (1945- 1986).
Nền tảng pháp lý cho vấn đề nuôi con nuôi là các điều khoản về quyền
công dân nói chung và chăm sóc bảo vệ trẻ em nói riêng đƣợc ghi nhận trong
Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980. Năm 1959, Nhà nƣớc ta
ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Sau đó, Chính phủ cũng đã ban hành
một số văn bản quy định thi hành Luật Hôn nhân Gia đình 1959 cũng nhƣ một


19

số văn bản pháp luật khác về lĩnh vực có liên quan nhƣ hộ tịch, thừa kế...,
Trong hoàn cảnh đất nƣớc bị chia cắt, cả dân tộc đang dồn sức cho cuộc đấu
tranh giải phóng nƣớc nhà, vấn đề nuôi con nuôi, nhất là vấn đề nuôi con nuôi
có yếu tố nƣớc ngoài chƣa phải là một thực trạng bức xúc. Vì vậy, Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 1959 nói riêng cũng nhƣ trong tổng thể hệ thống các
văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung của giai đoạn này chƣa
đề cập đến một cách cụ thể và chi tiết tới vấn đề nuôi con nuôi có nhân tố
nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn này, pháp luật nƣớc ta đã thể hiện những
nguyên tắc cơ bản về hôn nhân gia đình nói chung và vấn đề quan hệ giữa cha
mẹ và các con nói riêng. Trên cơ sở các nguyên tắc đó, trong giai đoạn này,

một số trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã
đƣợc thực hiện, góp phần giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (tàn tật, mồ
côi, chịu hậu quả chiến tranh...) có môi trƣờng nuôi dƣỡng và giáo dục tốt hơn
[16].
1.2.3.2 Giai đoạn thứ hai (từ sau năm 1987 đến 2002).
Sau khi đất nƣớc đƣợc thống nhất, tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến
đổi trong đó thực tế việc nhận con nuôi cũng phát sinh nhiều vấn đề mới cần
đƣợc điều chỉnh. Đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới, hệ thống pháp
luật Việt Nam về vấn đề này có những bƣớc phát triển về cả điều khoản cụ
thể cũng nhƣ tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản và đã tạo đƣợc một
khung pháp lý tƣơng đối cho vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài. Có
thể liệt kê một số văn bản quan trọng về vấn đề này (hoặc văn bản có chứa
đựng những điều khoản liên quan) nhƣ: Hiến pháp 1992, Luật Hôn nhân Gia
đình 1986, Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em 1990 và Nghị định
374_HĐBT ngày 14/11/1991 quy định chi tiết Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo
dục trẻ em, Pháp lệnh hôn nhân gia đình giữa ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc
ngoài 1993, Nghị định 184/CP năm 1994 quy định chi tiết thủ tục kết hôn,
nhận con ngoài giá thú, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc


20

ngoài (NĐ184/CP) và các thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định nhƣ Thông tƣ
503/TT-LB ngày 25/05/1995 và Thông tƣ 337/TT-PLQT ngày 23/08/1995,
Bộ luật Dân sự 1995.
Các văn bản này đã quy định trình tự, thủ tục, thời hạn, chức năng, quyền
hạn, nhiệm vụ của các cơ quan có trách nhiệm giải quyết…tới hệ thống biểu
mẫu, hồ sơ; thể hiện đƣợc tinh thần bảo vệ trẻ em, phù hợp với các văn bản
pháp luật quốc tế quan trọng về vấn đề này là Tuyên bố của Liên hợp quốc về
các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc

biệt là việc thu xếp nuôi con nuôi trong và ngoài nƣớc, Công ƣớc của Liên
Hợp quốc về quyền trẻ em 1989, Công ƣớc Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác
trong lĩnh vực nuôi con nuôi 1993. Có thể trích ra một số điểm pháp lý bảo vệ
quyền trẻ em từ các văn bản trong giai đoạn này nhƣ sau:
+ Điều kiện, thủ tục nhận con nuôi có nhân tố nƣớc ngoài quy định rõ
trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc đảm bảo việc nhận con nuôi đƣợc thực
hiện theo đúng tinh thần nhân đạo, vì lợi ích của trẻ đồng thời vẫn đảm bảo sự
kiểm soát chặt chẽ của Nhà nƣớc. Cụ thể, quy định hệ thống giám sát quản lý
trẻ em cho ngƣời nƣớc ngoài làm con nuôi trong đó trách nhiệm chính thuộc
về Bộ tƣ pháp, Bộ nội vụ, Bộ ngoại giao, Bộ lao động - thƣơng binh - xã hội
và các ban ngành liên quan. Sở tƣ pháp thì có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ,
phối hợp với cơ quan công an cùng cấp ở địa phƣơng mình thẩm tra hồ sơ và
đề xuất ý kiến trình UBND tỉnh quyết định. Việc quản lý nhà nƣớc đối với
trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài xin nhận trẻ em thƣờng trú tại Việt Nam mà
chƣa xác định đƣợc cụ thể là trẻ em nào thì phức tạp thêm một bƣớc. Đó là
thêm thủ tục giới thiệu qua Bộ tƣ pháp Việt Nam. Và trong trƣờng hợp này,
không đƣợc giới thiệu trẻ em ngoài các cơ sở nuôi dƣỡng, cũng không đƣợc
thu gom trẻ em vào các cơ sở nuôi dƣỡng nhằm mục đích giới thiệu cho ngƣời
nƣớc ngoài.
+ Trách nhiệm đƣợc quy định cho cả hai phía nhà nƣớc, cả con nuôi và
ngƣời nhận con nuôi. Theo đó, ngƣời nuôi phải có năng lực hành vi dân sự


21

đầy đủ, có tƣ cách đạo đức tốt và chƣa hề bị tƣớc quyền làm cha mẹ, có sức
khỏe tốt và có khả năng thực tế đảm bảo việc nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo
dục con nuôi. Phía cơ quan có thẩm quyền của nƣớc cha mẹ nuôi phải cho
phép ngƣời nƣớc ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và pháp luật nƣớc
ngƣời nhận con nuôi phải có quy định rõ việc bảo vệ và các điều kiện phúc lợi

cho đứa trẻ đƣợc nuôi dƣỡng. Bên cạnh đó, cha mẹ nuôi phải cam kết trƣớc
khi nhận con nuôi việc định kỳ hằng năm thông báo cho cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền của Việt Nam về tình trạng phát triển của trẻ cho đến 18 tuổi. Về
phía con nuôi, phải có giấy xác nhận của cha mẹ đẻ hoặc của ngƣời đỡ đầu
của trẻ em tự nguyện đồng ý cho trẻ em làm con nuôi nƣớc ngoài, trong
trƣờng hợp không có cha mẹ hoặc ngƣời đỡ đầu thì phải có giấy xác nhận
đồng ý của ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng đó. Nếu trẻ em còn cha mẹ đẻ hoặc
đƣợc ông bà họ hàng đƣa vào cơ sở nuôi dƣỡng có thời hạn, thì phải có giấy
xác nhận đồng ý của những ngƣời này về việc cho trẻ em đó làm con nuôi
nƣớc ngoài, nếu xin đích danh trẻ sơ sinh bị bỏ lại tại các cơ sở y tế thì phải
có sự đồng ý của ngƣời đứng đầu cơ sở y tế đó, kèm theo biên bản xác nhận
tình trạng bỏ rơi của đứa trẻ. Trẻ em từ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý bằng
văn bản của chính đứa trẻ đó [16].
Nhìn chung, quy trình giải quyết nuôi con nuôi nƣớc ngoài của pháp luật
Việt Nam trong giai đoạn này đã cụ thể và chi tiết hơn, một số điểm pháp lý
thể hiện tinh thần bảo vệ quyền trẻ em, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em nhƣ
những quy định về sự kiểm soát phối hợp của nhà nƣớc để ngăn ngừa tình
trạng buôn bán trẻ em, sự hợp tác giữa hai phía quốc gia để quản lý đến việc ý
kiến của trẻ em về việc làm con nuôi nƣớc ngoài phải đƣợc lắng nghe…Xét
ra, đã có sự tƣơng thích hơn với những văn bản pháp lý quốc tế. Vậy nhƣng,
về mặc thực thi đã cho thấy những quy định bảo vệ quyền trẻ em trên là chƣa
đủ. Vì vậy mà có sự ra đời của Nghị định 68/2002/NĐ-CP đánh dấu một giai
đoạn nữa của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài.


×