Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

CÂU hỏi TU từ TRONG THƠ XUÂN DIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 0 trang )

Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

ĐOÀN NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
MSSV: 6095889

CÂU HỎI TU TỪ
TRONG THƠ XUÂN DIỆU

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Điệp

Luận văn tốt nghiệp Đại học

Tháng 05/2013

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-1- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu


4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ
1.1 KHÁI NIỆM CÂU HỎI VÀ PHÂN LOẠI
1.1.1 Khái niệm câu hỏi
a) Quan điểm Nguyễn Kim Thản
b) Quan điểm Diệp Quang Ban
c) Quan điểm Đỗ Thị Kim Liên
d) Quan điểm Bùi Tất Tươm
e) Quan điểm Trịnh Mạnh và Nguyễn Huy Đàn
f) Quan điểm Cao Xuân Hạo
g) Quan điểm Bùi Đức Tịnh
h) Quan điểm Đặng Kim Nga
1.1.2 Phân loại câu hỏi
a) Quan điểm Nguyễn Kim Thản
b) Quan điểm Diệp Quang Ban
c) Quan điểm Đỗ Thị Kim Liên
d) Quan điểm Bùi Tất Tươm
e) Quan điểm Hồ Lê
f) Cao Xuân Hạo
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-2- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
g) Quan điểm Bùi Minh Toán
h) Quan điểm Hoàng Trọng Phiến

i) Quan điểm Đào Thanh Lan
j) Quan điểm Đặng Kim Nga
1.2 KHÁI NIỆM CÂU HỎI TU TỪ VÀ PHÂN LOẠI
1.2.1 Khái niệm câu hỏi tu từ
a) Quan điểm Nguyễn Kim Thản
b) Quan điểm Diệp Quang Ban
c) Quan điểm Đỗ Thị Kim Liên
d) Quan điểm Bùi Tất Tươm
e) Quan điểm Đinh Trọng Lạc
f) Quan điểm Nguyễn Văn Nở
1.2.2 Phân loại câu hỏi tu từ
a) Quan điểm Bùi Tất Tươm
b) Quan điểm Đinh Trọng Lạc
c) Quan điểm Nguyễn Xuân Hoa
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÂU HỎI TU
TỪ TRONG TẬP THƠ THƠ THƠ VÀ GỬI HƯƠNG CHO GIÓ CỦA XUÂN DIỆU
2.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
2.1.1 Tác giả
2.1.2 Tác phẩm
2.2 Các dạng câu hỏi tu từ trong tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió của Xuân Diệu.
2.2.1 Câu hỏi tu từ có yếu tố nghi vấn
a) Dạng câu hỏi tu từ đi với đại từ nghi vấn
b) Dạng câu hỏi tu từ có quan hệ từ lựa chọn “hay”
c) Dạng câu hỏi tu từ có từ biểu thị sắc thái nghi vấn
2.2.2 Câu hỏi tu từ không có yếu tố nghi vấn
2.3 Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho
gió của Xuân Diệu
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-3- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo



Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
2.3.1 Câu hỏi tu từ có chủ ý khẳng định trong tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió
của Xuân Diệu
2.3.2 Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ tình cảm, tâm tư, khát khao của nhà thơ Xuân Diệu
trong tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió
2.3.3 Câu hỏi tu từ nhằm mời mọc, gợi ý trong tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho
gió của Xuân Diệu

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-4- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Ngọc
Điệp, cô đã tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thu Thủy, cố vấn học tập lớp Ngữ
Văn A2 - K35, một người cô, một người mẹ luôn quan tâm giúp đỡ em và các bạn
trong những lúc khó khăn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Khoa Khoa học Xã hội và
Nhân văn và Khoa Sư Phạm, đặc biệt là quý thầy cô trong bộ môn Ngữ văn đã truyền

đạt cho em những kiến thức quý báu cũng như những kỹ năng trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Ngữ Văn A2 - K35 thân yêu, những
người đã cùng tôi vượt qua bao khó khăn, chia sẻ bao vui buồn trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đặc biệt là ngoại và cha mẹ tôi, chỗ dựa tinh
thần, nguồn động lực giúp tôi cố gắng học tốt, ngày càng cố gắng hoàn thiện mình
hơn.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-5- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện
đại và đặc biệt hơn ông còn là một nhà thơ của thế hệ trẻ. Chẳng những như thế, thi sĩ
còn để lại cho đời một số lượng tác phẩm đồ sộ và vô cùng đặc sắc. Một số bài thơ tiêu
biểu của Xuân Diệu đã được đưa vào chương trình giảng dạy phổ thông và được
nghiên cứu một cách thấu đáo. Thơ Xuân Diệu còn là đề tài để sinh viên, những người
đam mê nghiên cứu thơ ca quan tâm và khám phá. Tìm hiểu, nghiên cứu về thơ Xuân
Diệu ta càng phát hiện ra ngoài ý thơ hay, giàu cảm xúc được thể hiện qua nội dung
của những câu thơ còn là một bút pháp nghệ thuật tinh tế, có nhiều cách tân. Và một
trong những thủ pháp nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu ta thấy câu hỏi tu từ chiếm một
số lượng không nhỏ trong sáng tác của nhà thơ. Những câu hỏi tu từ này, đã khiến cho
người viết quan tâm tìm hiểu mong muốn khám phá được dụng ý nghệ thuật của tác
giả. Đồng thời, người viết cho rằng đây là một đề tài thú vị và thật sự có ích để người

viết hiểu rõ thêm về thơ Xuân Diệu và là lúc củng cố, mở rộng kiến thức cho mình để
bước sang một cánh cửa mới. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài cũng là xuất phát từ
niềm say mê thơ Xuân Diệu, mong muốn đi sâu để khám phá tìm ra được nhiều cái
hay, mới lạ của thơ ông. Chính vì thế, người viết đã chọn đề tài “câu hỏi tu từ trong
thơ Xuân Diệu” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Qua việc nghiên cứu đề
tài này, người viết hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc khám phá thêm một
khía cạnh nghệ thuật đặc sắc của thơ Xuân Diệu.

2. Lịch sử vấn đề
Từ góc độ nghiên cứu văn học, đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến những đặc sắc
nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. Tuy nhiên, với đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân
Diệu” thì quả còn là một đề tài khá mới.
Nhận xét về câu hỏi tu từ cũng như những vấn đề liên quan đến câu hỏi tu từ có
một số tài liệu nghiên cứu tiêu biểu sau:
Trong quyển Phong cách học tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc cho rằng:
“Trong văn chương, đặc biệt là lối văn luận chiến, loại câu hỏi tu từ được sử dụng để
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-6- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
buộc đối thủ phải chấp nhận luận điểm của mình” [9; tr. 229] và “câu hỏi từ trong thơ
trữ tình là cách nói truyền cảm” [9; tr. 230]. Tác giả nhận định: “Câu hỏi - khẳng định
còn gọi là câu hỏi tu từ, tức là người hỏi chỉ nhằm để khẳng định một ý kiến nào đó
chứ không phải để người đối thoại thông tin điều mình muốn biết” [9; tr. 229].
Tác giả Nguyễn Văn Nở trong Giáo trình phong cách học tiếng Việt, đã đưa ra
lời nhận định khái quát về mục đích của câu hỏi tu từ đồng ý kiến với Đinh Trọng Lạc
và Nguyễn Thái Hòa, tác giả cho rằng: “Kiểu câu này thường được dùng trong văn
chính luận nhằm để bày tỏ quan điểm, sự bình giá, cảm xúc của tác giả về một vấn đề

nào đó; đồng thời cũng góp phần làm tăng thêm sức lập luận của lời nói” [14; tr. 178].
Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 tác giả Diệp Quang Ban cũng đề cập
đến câu nghi vấn tu từ với mục đích sử dụng của nó là nhằm thu hút sự quan tâm và
làm cho thế văn trở nên hoạt bát hơn.
Tác giả Nguyễn Kim Thản trong quyển Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, đã đưa
ra nhận định tương tự các tác giả khác về câu nghi vấn tu từ nhưng ngắn gọn và sơ
lược hơn. Và tác giả còn bổ sung về cách sử dụng của nó có thể kết cấu như những câu
nghi vấn chân chính, trong ngôn ngữ viết còn được biểu thị bằng ngữ khí ra, chăng,
chăng tá,…
Tác giả Cao Xuân Hạo khi nhận định về câu nghi vấn có giá trị ngôn trung khác
câu nghi vấn chính danh, ông cho rằng các câu hỏi không chính danh không có giá trị
để hỏi. Nó có thể là cầu khiến, cảm thán có hình thức hỏi. Đây là một dạng biểu hiện
của câu hỏi tu từ.
Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, Đỗ Thị Kim Liên nhận định về câu hỏi tu từ
như sau:
“Trong loại này, mục đích, ý định thông tin của người nói nằm chính ngay
trong câu hỏi đó, vì vậy không cần người nghe đáp lại. Người nói chọn hình thức thể
hiện ở dạng câu hỏi nhằm mục đích tu từ, tác động đến người nghe một cách tinh tế,
biểu cảm hơn” [10; tr. 137].
Trong Cú pháp tiếng Việt, quyển 2 tác giả Hồ Lê đã cho rằng câu hỏi tu từ cũng
là một cách mệnh danh của câu nghi vấn giả. Với câu nghi vấn giả thì “hài cốt để
khẳng định, phủ định một điều gì đó hoặc để trách mắng ai đó chứ không cốt để được
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-7- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
trả lời” [11; tr. 421]. Và câu nghi vấn lựa chọn bộ phận cũng có khả năng làm câu nghi
vấn tu từ trong những trường hợp thích hợp.

Về khía cạnh nghiên cứu nghệ thuật, nội dung thơ thì đã có không ít công trình
nghiên cứu tiêu biểu đi sâu vào từng khía cạnh khai thác hồn thơ Xuân Diệu. Đó đều là
những công trình có giá trị lớn để ta tìm hiểu về thi sĩ.
Như ta đã biết, Xuân Diệu là một nhà thơ hoàn toàn mới của nền thơ ca hiện
đại, đến với người yêu thơ với một diện mạo khác hẳn các bậc tiền bối thi ca xưa.
Ngày đầu đến với thơ ca, ông đã mang đến cho người đọc một làn gió mới thật mát mẻ
nhưng cũng thật lạ thường. Trong quyển Thơ thơ và Gửi hương cho gió, tác phẩm và
dư luận do Tôn Thảo Miên tuyển chọn, có rất nhiều tác giả đã nhận xét sâu sắc về nội
dung và nghệ thuật làm thơ của Xuân Diệu, đặc biệt là xoay quanh hai tập thơ đầu tay
của ông là Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Hoài Thanh đã có nhận định:
“Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu
đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không
muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy” [13; tr. 113].
Sự va chạm, tiếp thu có chọn lọc phong cách sáng tác phương tây đã khiến thơ
Xuân Diệu đập tan nhiều bức tường thành ngăn cách kiên cố, giúp cho thế hệ trẻ Việt
Nam có dịp mở mang tầm nhìn xa rộng hơn. Những câu thơ lạ lẫm, mang lớp áo quyến
rũ của thơ Pháp, nhưng có cái vẻ gì đó rất duyên dáng và mĩ miều của thơ Việt Nam.
Việc sử dụng câu hỏi tu từ trong thơ, không phải là mới trong thơ ca. Nhưng
với những câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc mới mẻ, Xuân Diệu phần nào đã khiến thơ của
mình làm rung động tâm hồn độc giả mến mộ thơ và gây cho người đọc cảm giác lạ .
Với Thế Lữ, Xuân Diệu là một thi sĩ mới và càng ngày càng mới hơn trong
phong cách nghệ thuật của mình. Xuân Diệu ngày càng biết âu yếm hơn nghệ thuật
làm thơ và sự cố gắng diễn đạt những cảm tưởng của mình bằng những lời thơ xứng
đáng có lúc êm dịu và ái ân, có khi thiết tha và bồng bột.
Nghiên cứu hai tập thơ đầu mùa mà thi sĩ đã dâng tặng cho loài người yêu thơ,
tác giả Hà Minh Đức có cái nhìn khái quát về nghệ thuật của Xuân Diệu như sau:

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp


-8- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
“Từ bỏ ước lệ, và ngôn từ cách điệu của thơ ca xưa, Xuân Diệu là nhà cách tân
đích thực của thi ca” và “ Xuân Diệu là người viết có ý thức về các phạm vi biểu hiện
của thơ, về hình ảnh ngôn từ, nhạc điệu. Nhà thơ ghi nhận và miêu tả đối tượng trong
không gian trần thế rất gần gũi, không hề xa lạ” [13; tr. 151].
Đồng thời, tác giả Hà Minh Đức đã trích dẫn lại lời nhận xét của các nhà thơ về
hai tập thơ.
Nhà thơ Huy Cận cho rằng: “Hai tác phẩm bổ sung cho nhau để tạo nên hồn
thơ Xuân Diệu. Nói Thơ thơ hơn Gửi hương cho gió là không đúng vì nghệ thuật của
Gửi hương cho gió chính hơn. Ngược lại cũng không thể nói Gửi hương cho gió hay
hơn Thơ thơ. Thơ thơ có nhiều chất non tơ, rạo rực, thiết tha, và hồn thơ trong trẻo.
Gửi hương cho gió đằm thắm như than hồng phủ một lớp tro mỏng và cũng có xen vị
đắng cay trong tình đời và tình yêu” [13; tr. 156].
Nhà thơ Tế Hanh xem “Thơ thơ và Gửi hương cho gió là một mạch. Xuân Diệu
có dự trữ. Trong Thơ thơ đã giới thiệu Gửi hương cho gió, tuy tập sách phải sáu năm
sau mới ra đời. Gửi hương cho gió ra đời khi không khí xã hội đã có nhiều biến
chuyển chuẩn bị cho thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Thơ thơ có hương vị của tập thơ
đầu tươi trẻ, Gửi hương cho gió đằm sâu, thiết tha” [13; tr. 157].
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh cho rằng: “Thơ thơ ra đời trong tâm lý chờ đợi của
xã hội và được hoan nghênh đặc biệt. Gửi hương cho gió không có được không khí xã
hội đó. Thực chất đây là hai tập thơ hay của hai thời kì nhưng có chung một phong
cách. Rất khó để nói tập nào hơn tập nào. Ở tập đầu rạo rực tươi trẻ, ở tập sau
méditatinons của Diệu sâu hơn” [13; tr. 157].
Còn riêng Xuân Diệu đã bày tỏ rằng: “Cả hai đều là những đứa con tinh thần
yêu quý của mình. Thật cũng khó để nhận xét. Hai tập đi liền mạch. Thơ thơ là
premier jet, non tơ hơn. Gửi hương cho gió chín hơn, già dặn hơn. Bài hay nằm trong
Thơ thơ nhiều: Nụ cười xuân, Đây mùa thu tới, Vội vàng, Tương tư chiều, Ca tụng,

Thơ duyên, Cảm xúc. Tuy nhiên trong Gửi hương cho gió lại có những bài chín hơn về
nghệ thuật, Lời kỹ nữ là bài thơ hay nhất trong Gửi hương cho gió. Nguyệt cầm tinh vi
và cao cường quá, phải láy luyến từng chữ, như từng nốt đàn” [13; tr. 157].
Tác giả Mã Giang Lân cho rằng bản lĩnh nghệ thuật của Xuân Diệu bộc lộ rõ
ràng nhất là ở mảng thơ tình. Tác giả nhận định về thơ Xuân Diệu: “Thơ ông nhiều
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-9- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
màu, nhiều vẻ, ông làm chủ được ngôn ngữ vần điệu và các thể thơ một cách vững
vàng thuần thục” [13; tr. 167].
Lưu Khánh Thơ cũng cho rằng thơ tình là một mảng đề tài đặc sắc nhất trong
đời thơ của Xuân Diệu. Ở mảng thơ tình, thế giới nghệ thuật rất phong phú và đa dạng
“được tạo lên bằng nhiều yếu tố, hình ảnh, cấu tứ, ngôn ngữ, nhịp điệu… trong đó
nghệ thuật cấu tứ nổi lên như một yếu tố quan trọng, giúp cho việc nhận diện phong
cách sáng tạo của nhà thơ” [13; tr. 308].
Trong bài Về một cuộc cách mạng trong thi ca - Phong trào Thơ mới, Lý Hoài
Thu cũng có bài viết nhận định sâu sắc về một khía cạnh nghệ thuật nổi bật trong sáng
tác của Xuân Diệu đó là Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật của Thơ thơ
và Gửi hương cho gió, một trong những phong cách nghệ thuật làm nên nét riêng của
nhà thơ. Tác giả đã nhận xét: “Sinh thời, Xuân Diệu rất tâm đắc và nhạy cảm với phạm
trù “không - thời gian” mà ông gọi chung là “kích thước của toàn vũ trụ”.
Tác giả Đoàn Thị Đặng Hương đã gọi Xuân Diệu là một nhà nghệ sĩ bậc thầy,
mà sự nghiệp của ông có ảnh hưởng lớn và sâu rộng đến nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Là một trong những nhà thơ cách tân nghệ thuật một cách sáng tạo, đồng thời không
quên tiếp nối, phát huy truyền thống tốt đẹp của nền thơ ca cổ điển dân tộc trong
quyển Xuân Diệu như chính ông với bài viết Xuân Diệu - Hoàng tử của thi ca Việt
Nam hiện đại. Tác giả cho rằng chính cái vẻ xù xì, thô thiển như chưa được bàn tay

nghệ sĩ chạm đến qua những câu thơ tưởng chừng là cẩu thả, vụng về, không nghiêm
túc có khi làm phật lòng người yêu thơ chính là một sự cố tình để lại dấu ấn riêng khó
phai mờ. Hoàng Trung Thông đã cho đó là một nét riêng hấp dẫn của thơ Xuân Diệu
“Nghệ thuật làm thơ vừa giản dị, vừa tinh vi và đúc đọng” [13; tr. 52].
Tác giả Nguyễn Quốc Túy trong bài viết Xuân Diệu, nhà thơ mới trữ tình cảm
xúc, tràn đầy cảm giác và luôn “thức nhọn giác quan” in trong quyển Xuân Diệu thơ
và đời cho rằng Xuân Diệu là một nhà thơ có phong cách rất riêng trong phong trào
thơ mới thể hiện ở hai phương diện: chất thơ và ngôn ngữ thơ.
“Về phương diện chất thơ, nét riêng này được thể hiện ở chỗ bởi luôn luôn thức
nhọn giác quan nên Xuân Diệu đã sáng tạo được trong thơ mới của mình một thế giới
nghệ thuật riêng: tràn đầy cảm xúc, cảm giác.” [13; tr. 120].

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-10- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
Về ngôn ngữ thơ, đặc điểm riêng của thơ mới đã được nhà thơ thể hiện ở việc
dùng nhiều từ ngữ biểu hiện cảm xúc và cảm giác với tần số rất cao, với nhiều sắc thái
ngữ nghĩa.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tác giả nghiên cứu về thơ văn và cuộc đời của
nhà thơ Xuân Diệu với nhiều khía cạnh khác nhau. Các công trình nghiên cứu và bài
viết về Xuân Diệu có một khối lượng rất lớn và đa dạng, thật khó để có thể tổng hợp
hết được tất cả các nhận định, đánh giá, phê bình về ông trong một lúc. Tuy nhiên, vẫn
chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc tìm hiểu một phương diện nghệ
thuật nhỏ không kém phần đặc sắc của Xuân Diệu đó là câu hỏi tu từ được nhà thơ vận
dụng linh hoạt với tần số cao. Từ đó có thể cho thấy đây vốn là một đề tài mới mẻ.

3. Mục đích nghiên cứu

Với đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu”, người viết bước đầu tìm hiểu,
tổng hợp kiến thức về câu hỏi tu từ. Trên cơ sở lí thuyết, người viết đi sâu vào khảo sát
thơ Xuân Diệu. Việc tìm hiểu này giúp người viết bổ sung thêm kiến thức về ngôn ngữ
học và có cái nhìn sâu sắc hơn về nội dung và nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, đặc
biệt là việc sử dụng câu hỏi tu từ trong thơ thi sĩ.
Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài luận văn này giúp người viết nhận ra, khẳng
định đúng đắn, rõ ràng hơn về những đóng góp to lớn và quan trọng cho nền văn học
Việt Nam hiện đại của nhà thơ.
Thực hiện đề tài này là một điều kiện để người viết vận dụng kiến thức đã học
vào việc nghiên cứu công trình khoa học. Trong quá trình làm việc người viết sẽ tích
lũy được cho mình nhiều kinh nghiệm, phát hiện được những hạn chế của mình và cố
gắng tìm ra cách khắc phục để hoàn thiện chuyên môn tốt hơn. Điều quan trọng, người
viết hi vọng công trình nghiên cứu này sẽ là một đóng góp nhỏ vào kho tàng nghiên
cứu thơ ca Xuân Diệu giúp bảo tồn và lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc và nâng
cao tri thức, niềm yêu mến thơ ca của người mến mộ đối với nhà thơ của thế hệ trẻ.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu”, người viết đi sâu tìm hiểu kiến
thức về câu hỏi tu từ trong các công trình nghiên cứu về Phong cách học tiếng Việt,
Ngữ pháp tiếng Việt, Cú pháp tiếng Việt và các công trình nghiên cứu về nội dung,
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-11- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. Trên cơ sở tìm hiểu và tiếp thu lí thuyết, người viết
vận dụng phân tích hiệu quả sử dụng câu hỏi tu từ qua các tập thơ của Xuân Diệu.
Trong điều kiện cho phép, người viết chọn ra hai tập thơ đầu tay và tiêu biểu cho hồn
thơ Xuân Diệu để tiến hành nghiên cứu đó là Thơ thơ và Gửi hương cho gió.


5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu”, người viết đã vận dụng
linh hoạt nhiều phương pháp. Bước đầu, người viết sử dụng phương pháp tổng hợp
thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu kiến thức của các công trình nghiên cứu trước đó để
hệ thống hóa kiến thức có liên quan đến đề tài. Phương pháp tổng hợp đã giúp người
viết có cái nhìn toàn diện và khái quát hơn về nội dung cần nghiên cứu của đề tài.
Tiếp theo, người viết tiến hành thống kê và phân loại số lượng câu hỏi tu từ
xuất hiện trong hai tập thơ của Xuân Diệu đồng thời phân loại thích hợp. Sau cùng là
sử dụng phương pháp phân tích, chứng minh làm nổi bật hiệu quả của việc sử dụng
câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-12- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ

1.1 KHÁI NIỆM CÂU HỎI VÀ PHÂN LOẠI
1.1.1 Khái niệm câu hỏi
a) Quan điểm Nguyễn Kim Thản
Tác giả Nguyễn Kim Thản trong quyển Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, ở phần
phân chia các loại câu theo mục đích cũng khái niệm: “Câu nghi vấn nhằm mục đích
nêu lên sự hoài nghi của người nói và nói chung đòi người nghe tường thuật về đối
tượng hay đặc trưng của đối tượng. Nó không chứa đựng phán đoán, vì nó chưa khẳng
định hay phủ định gì cả, nó không thật mà cũng không giả” [20; tr. 599]. Đồng thời tác

giả cho rằng: “Câu nghi vấn có thể khác nhau về tính chất và phương thức biểu thị”
[20; tr. 600].
b) Quan điểm Diệp Quang Ban
Ở quyển Ngữ pháp Việt Nam phần câu, tác giả Diệp Quang Ban cho rằng câu
nghi vấn thường được sử dụng các phương tiện sau:
- Các đại từ nghi vấn.
- Các phụ từ nghi vấn.
- Quan hệ từ lựa chọn hay.
- Các tiểu từ chuyên dụng.
Và các yếu tố nghi vấn tác động đến danh từ, động từ,… trong câu.
Quan niệm trên của Diệp Quang Ban đã nêu lên được phần nào đặc điểm, các
phương tiện cấu tạo nên câu nghi vấn.
c) Quan điểm Đỗ Thị Kim Liên
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt định nghĩa: “Câu
hỏi dùng để thể hiện sự nghi vấn của người nói về một vấn đề gì đó và mong muốn
người nghe đáp lời. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?)” [11; tr. 134].
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-13- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
Nhờ trọng điểm chứa ở đại từ để hỏi cùng các yếu tố từ vựng trong câu hỏi mà
câu đáp có thể có dạng đầy đủ hoặc tỉnh lược chỉ còn chủ ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ…
Tùy theo vị thế của người đáp trong quan hệ tương tác với người hỏi mà người
đáp có thể sử dụng những kiểu câu đáp với những tình thái phù hợp. Việc sử dụng
hoặc không sử dụng từ xưng hô đứng trước hoặc cuối câu có ảnh hưởng đến sự thể
hiện thái độ của người đáp: tôn trọng, suồng sã, khinh ghét, chống đối, ngang ngạnh,
bình đẳng, thân mật.
d) Quan điểm Bùi Tất Tươm

Theo tác giả Bùi Tất Tươm: “Câu hỏi là câu biểu thị một thông báo bao hàm
nội dung hỏi về sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, về sự việc (được
nêu ở thông báo) và về tình huống của sự việc” [24; tr. 20].
Tiếng Việt không dùng ngữ điệu mà dùng đại từ, trợ từ và phụ từ để hỏi trong
câu hỏi. Trong văn bản nhờ vai trò của dấu chấm hỏi, có thể không dùng trợ từ hoặc
phụ từ trong câu hỏi.
e) Quan điểm Trịnh Mạnh và Nguyễn Huy Đàn
Các tác giả Trịnh Mạnh và Nguyễn Huy Đàn thì cho rằng: “Câu hỏi nhằm mục
đích nêu lên điều muốn hỏi, điều băn khoăn, thắc mắc nói chung, cần người nghe trả
lời” [13; tr. 150].
f) Quan điểm Cao Xuân Hạo
Trong quyển Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, câu trong tiếng Việt, quyển 1 tác
giả Cao Xuân Hạo đã đưa ra định nghĩa: “Câu nghi vấn là câu có hành động ngôn
trung yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình hoặc một phần của sự tình
được tiền giả định là hiện thực” [7; tr. 127].
g) Quan điểm Bùi Đức Tịnh
Trong quyển Văn phạm Việt Nam tác giả Bùi Đức Tịnh cho rằng: “Ta dùng câu
nghi vấn để tỏ ý muốn biết một việc gì hay điều gì. Thường ta dùng các nghi vấn chỉ
định từ và nghi vấn đại từ để tỏ sự nghi vấn” [19; tr. 378].

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-14- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
h) Quan điểm Đặng Kim Nga
Trong quyển Tiếng Việt - Tài liệu đào tạo giáo viên, tác giả Đặng Kim Nga đã
cho rằng câu nghi vấn là kiểu câu có nội dung nêu đều hoài nghi hay thắc mắc, cần
được giải đáp nội dung đó bằng một câu trả lời.

Từ các nhận định đó ta rút ra những đặc điểm khái quát về câu hỏi như sau:
- Đặt ra điều nghi vấn, chưa hiểu, chưa biết.
- Cần người nghe trả lời.
- Có cấu tạo bởi từ nghi vấn.

1.1.2 Phân loại câu hỏi
a) Quan điểm Nguyễn Kim Thản
Tác giả chia câu hỏi thành 4 loại qua quyển Cơ sở Ngữ pháp Tiếng Việt như
sau:
* Câu hỏi toàn bộ:
“Đó là loại câu hỏi trong đó ta nêu lên đều muốn biết, điều cần trả lời ở toàn
bộ câu nói” [21; tr. 137].
- Thêm vào cuối câu kể từ đệm à, hả, chứ, ư, đấy à, đấy a, đấy chứ, đấy ư hoặc
khi muốn tỏ thái độ nửa tin nửa ngờ thì dùng từ đệm chắc, chăng.
Ví dụ: Cháu đang học à? Bà về rồi hả? Anh còn nhớ chứ? Em quên rồi ư?
Anh ấy giận mình chăng ?
- Thêm vào đầu câu kể cụm từ phải chăng (vốn có nghĩa như có phải… không,
nhưng hiện nay thường hàm ý phủ định).
Ví dụ: Phải chăng đế quốc Mỹ tôn trọng quyền con người ?
* Câu hỏi bộ phận:
“Đó là loại câu hỏi trong đó ta nêu lên điều muốn biết, điều cần trả lời ở một
điểm nào đó, tức một phần nào đó trong câu.” [21; tr. 137].
Câu hỏi bộ phận cấu tạo bằng cách đặt vào bộ phận cần hỏi một trong những
đại từ để hỏi: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu thay cho từ tương ứng.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-15- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo



Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
* Câu hỏi lựa chọn:
“Đó là câu hỏi trong đó có đặt sẵn ít nhất là hai điều để người nghe chọn lựa
lấy một mà trả lời” [21; tr. 138].
Câu hỏi lựa chọn cấu tạo bằng một trong những cách sau đây:
- Ghép ít nhất là hai từ, hai cụm từ lại theo quan hệ song song, có từ nối hay,
hay là ở giữa hai đơn vị ấy.
- Đặt từ, cụm từ cần khẳng định trước từ kèm không, chăng, chưa (phủ định)
hoặc giữa cặp từ có… không, có… chăng, đã… chưa.
- Đặt câu kể vào giữa cụm từ có phải… không hoặc dùng câu kể làm một vế
ghép với vế có phải không ?
- Đặt câu kể phủ định với đại từ để hỏi sao hoặc từ nối hay + đại từ để hỏi sao.
* Câu hỏi rộng:
“Đó là câu hỏi trong đó vừa có phần hỏi có tính chất bộ phận, vừa có phần hỏi
có tính chất lựa chọn” [21; tr. 140].
Ví dụ: Anh có đi đâu không ? (so sánh với: Anh đi đâu ?Anh có đi không ?)
b) Quan điểm Diệp Quang Ban
* Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn
“Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những điểm xác định
trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Do đó ngay cả khi bị tách ra khỏi
ngữ cảnh, điểm hỏi trong câu vẫn xác định, nếu câu được dùng để hỏi. Có thể gọi kiểu
câu này là kiểu câu nghi vấn trọng điểm xác định” [1; tr. 276].
Và “đại từ nghi vấn có thể dùng một mình như gì, sao, hoặc kết hợp với một từ
khác, như người nào, cái gì, thứ bao nhiêu, làm gì, vì sao…” [1; tr. 276].
Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn còn được Diệp Quang Ban phân loại theo tác
dụng sử dụng của nó:
- Hỏi về người, vật và việc.
- Hỏi về số lượng và thứ tự.
- Hỏi về thời gian.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp


-16- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
- Hỏi về không gian.
- Hỏi về tính chất và cách thức.
- Hỏi về nguyên nhân.
* Câu nghi vấn dùng phụ từ:
Ông cho rằng để tạo câu nghi vấn, tiếng Việt sử dụng các cặp phụ từ làm thành
các khuôn nghi vấn:
- Có… không (hoặc có không) ?
- Có phải… không (hoặc có phải không) ?
(Hỏi về tính khẳng định/tính phủ định)
- Đã… chưa ?

Hỏi về sự xảy ra/ còn không xảy ra

… xong (hoặc rồi)… chưa ?

Hỏi về tính hoàn thành/ không hoàn thành

Hoặc:… xong chưa ?
Ví dụ: Anh (có) tìm được cái bút không ?
* Câu nghi vấn dùng quan hệ từ lựa chọn hay:
“Quan hệ từ hay là quan hệ từ bình đẳng, nó được dùng trong câu nghi vấn để
hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời bằng cách sử dụng một trong những đề nghị đã
được người hỏi đưa ra. Vì vậy câu nghi vấn này cũng được gọi là câu nghi vấn lựa
chọn.” [1; tr. 290].
* Câu nghi vấn dùng tiểu từ chuyên dụng:

“Câu nghi vấn dùng tiểu từ chuyên dụng, nếu không có các phương tiện tạo tính
nghi vấn khác đi kèm thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi tách ra khỏi ngữ cảnh. Vì
vậy có thể gọi kiểu câu này là câu nghi vấn không rõ trọng điểm” [1; tr. 292].
c) Quan điểm Đỗ Thị Kim Liên
Ở quyển Ngữ pháp Tiếng Việt, tác giả Đỗ Thị Kim Liên phân ra thành hai loại
lớn theo phương tiện biểu thị câu hỏi và loại có hình thức là câu hỏi nhưng mục đích
không tương ứng.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-17- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
 Phương tiện biểu thị câu hỏi
* Câu hỏi có đại từ nghi vấn
“Loại này dùng để hỏi những điểm xác định trong câu. Điểm hỏi là điểm chứa
đại từ nghi vấn” [11; tr. 134].
* Câu hỏi có cặp phó từ
- Có… không ?
- Có… chưa ?
- Đã… chưa ?
- Xong… chưa ?
- Có phải… không ?
* Câu hỏi có quan hệ từ lựa chọn: hay…
“Câu hỏi này thường hướng đến một trong hai khả năng nên được gọi là câu
hỏi lựa chọn” [11; tr. 135].
* Câu hỏi dùng tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn
Chúng gồm những tình thái từ sau: à, ư, hả, hở, chứ, chăng…
Theo tác giả trong loại câu hỏi này chúng thường đi kèm với những tình thái từ

và “loại này, điểm hỏi sẽ rất mơ hồ khi đứng riêng. Vì vậy, câu đáp thường phải dựa
vào ngữ cảnh” [11; tr. 136].
* Câu hỏi dùng ngữ điệu
“Loại này thường nâng cao giọng ở cuối câu vì không có những phương tiện
nghi vấn hỗ trợ. Thông thường phải có một câu tường thuật (khẳng định hay phủ định
đứng trước)” [11; tr. 136].
 Loại có hình thức là câu hỏi nhưng mục đích không tương ứng
* Câu hỏi nhằm mục đích tu từ
Người nói đã có ý định thông tin ngay trong câu hỏi và không cần người nghe
đáp lại.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-18- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
* Loại có hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là cầu khiến
“Người nói đề nghị người nghe thực hiện một hành động gì đó. Người nghe
thường phải có hành vi đáp lại bằng ngôn ngữ hay có hành động hưởng ứng. Dù
người đó thực hiện hay không thực hiện thì anh ta cũng không còn vô can như
trước”[11; tr. 137].
* Loại có hình thức câu hỏi nhưng mục đích trả lời
“Loại có hình thức câu hỏi nhưng mục đích trả lời nhằm cung cấp những thông
tin mà câu hỏi đặt ra”.
- Trực tiếp xác nhận nội dung câu hỏi đặt ra theo chiều khẳng định hay phủ
định.
- Trực tiếp chất vấn lại nội dung câu hỏi nhưng thực chất là né tránh trả lời.
- Chất vấn về hậu quả do nội dung câu hỏi đặt ra.
d) Quan điểm Bùi Tất Tươm

Đồng quan điểm với Bùi Minh Toán, tác giả Bùi Tất Tươm phân câu hỏi cũng
thành ba loại là: Câu hỏi tổng quát, câu hỏi chuyên biệt và câu hỏi lựa chọn. Và được
trình bày một cách ngắn gọn như sau:
* Câu hỏi tổng quát
Câu hỏi tổng quát là câu hỏi về trung tâm khung ngữ vị từ. Câu hỏi này yêu cầu
xác định tính đúng sai hoặc mệnh đề đã được giả định là không phi lí.
* Câu hỏi chuyên biệt
Câu hỏi chuyên biệt là câu hỏi về một diễn tố hoặc và một chu tố trong khung
ngữ vị từ. Câu hỏi này yêu cầu xác định cái những tham tố muốn hỏi do một đại từ
không xác định thay thế hoặc hạn định.
* Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi lựa chọn là câu hỏi mà yêu cầu trả lời đã được định sẵn trong một
phạm vi xác định. Trong những đáp số - dữ liệu ấy phải có ít nhất một đáp số chân
xác, nếu không có giá trị tiền giả định sai.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-19- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
Tác giả còn cho rằng: “Cũng như đối với câu trần thuật, hình thức câu nghi vấn
còn được dùng cho nhiều hoạt động, ngôn trung khác, khi ấy không còn nghi vấn
chính danh nữa” [24; tr. 115].
- Cầu khiến (Mày có câm cái mồm đi không ?)
- Cảm thán (Thế này có khổ tôi không ?)
- Khẳng định (Ai mà chẳng biết ?)
- Phủ định (Ai mà biết được ?)
- Bác bỏ, chối cãi (Tôi đâu có biết ?)
e) Quan điểm Hồ Lê

Theo Hồ Lê trong quyển Cú pháp tiếng Việt, quyển 2 chia câu nghi vấn thành
hai loại lớn:
 Một loại câu nghi vấn dùng độc từ nghi vấn để đặt câu
Trong loại câu nghi vấn thứ nhất này những câu “sao ?”, “hả ?” và “thế nào ?”,
“gì”… là những câu nghi vấn tổng quát và những từ nghi vấn trong câu là từ nghi vấn
tổng quát.
Trả lời câu nghi vấn tổng quát thường phải sử dụng kết cấu cú.
Những câu như “ai ?”, “bao nhiêu ?”, “mấy cái ?”, “làm gì ?” là những câu
nghi vấn bộ phận và những từ nghi vấn trong câu là từ nghi vấn bộ phận.
Trả lời câu nghi vấn bộ phận thường chỉ cần dùng một từ hoặc từ tổ.
Loại thứ hai sử dụng câu trần thuật (cụ thể và chính xác hơn là cú đoạn của câu
trần thuật) và đưa những phương tiện nghi vấn thích hợp vào.


Loại câu nghi vấn thứ hai gồm có 4 tiểu loại

* Một là câu nghi vấn toàn bộ
Như: “Tàu hỏa đi rồi à ?”, “Anh ấy ăn sao ?”. Trả lời những câu nghi vấn này
có mấy cách: Hoặc là dùng từ “ừ” hoặc: vâng, rồi, không, chưa,… để khẳng định hoặc
phủ định (có khi chỉ cần gật đầu hoặc lắc đầu là đủ), hoặc là lặp lại cả cú đoạn trần
thuật, như : “Tàu hỏa đi rồi/ Tàu hỏa chưa đi”, “Anh ấy ăn/ Anh ấy không ăn”…
Câu nghi vấn toàn bộ còn có khả năng là câu nghi vấn giả:
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-20- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
Hài cốt để khẳng định, phủ định một điều gì đó hoặc để trách mắng ai đó chứ
không cốt để trả lời.

Những công thức nghi vấn như: chẳng lẽ… hay sao, không phải… là gì, há…
ru, lẽ nào… đều tạo ra những câu nghi vấn giả cốt để khẳng định, phủ định hoặc trách
mắng chứ không cốt để được trả lời.
* Hai là câu nghi vấn lựa chọn
Như: “Anh đi hay tôi đi ?”. Trả lời câu nghi vấn này phải chọn lựa một trong
hai vế đứng trước và sau “hay”.
* Ba là câu nghi vấn bộ phận
Như: “Nếu trời mưa thì thế nào ?”, “Ai thắng ai ?”. Tại đây, tiêu điểm nghi vấn
chỉ là một điểm tương ứng với một thành phần câu hoặc một định tố, bổ tố.
Cũng có nhiều tiêu điểm nghi vấn trong câu, nhưng mỗi tiêu điểm cũng chỉ ứng
với một thành phần hoặc một định tố, bổ tố.
Tiêu điểm nghi vấn của câu nghi vấn bộ phận có thể nằm ở bất cứ thành phần
nào, bộ phận nào trong các loại chủ - vị, đề - ứng, cách thức - hành động, điều kiện hệ quả.
Câu nghi vấn bộ phận cũng có lúc được sử dụng cốt để hỏi dồn, hỏi văn nhằm
trấn áp người khác chứ không cốt để được trả lời.
* Bốn là câu nghi vấn lựa chọn bộ phận
f) Cao Xuân Hạo
Trong quyển Ngữ pháp chức năng tiếng Việt - câu trong tiếng Việt, do Cao
Xuân Hạo chủ biên đã phân câu nghi vấn ra thành hai nhóm: Câu nghi vấn chính danh
và câu nghi vấn có giá trị ngôn trung khác.
Câu nghi vấn chính danh “là câu chỉ có giá trị ngôn trung là hỏi để yêu cầu một
lời đáp, hỏi người khác hoặc hỏi chính mình để được trả lời hoặc để tự giải đáp, gọi
tắt là câu hỏi” [7; tr. 127].
Và căn cứ vào phạm vi hiện thực trong nội dung nhóm tác giả đã phân câu nghi
vấn chính danh ra thành các loại:

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-21- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo



Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
* Câu hỏi tổng quát
Câu hỏi yêu cầu xác định tính đúng sai của một mệnh đề có tiền giả định hợp lí.
* Câu hỏi chuyên biệt
“Là câu hỏi về một diễn tố hoặc/ và một chu tố trong khung ngữ vị từ. Câu hỏi
này yêu cầu xác định cái/ những tham tố muốn hỏi do một đại từ không xác định thay
thế hoặc hạn định” [7; tr. 129].
* Câu hỏi lựa chọn
“Là câu hỏi mà yêu cầu trả lời đã được định sẵn trong một phạm vi nhất định.
Người nghe sẽ lựa chọn một trong những đáp số người hỏi đưa ra để trả lời. Trong
những đáp số - dữ liệu ấy phải có ít nhất một đáp số chân xác, nếu không câu hỏi tiền
giả định sai và không có giá trị” [7; tr. 130].
* Câu nghi vấn có giá trị ngôn trung khác
Theo các tác giả đó là những câu hỏi không có giá trị để hỏi đó chỉ là hình thức
để người nghe phải đáp ứng có thể có giá trị cầu khiến, cảm thán, khẳng định, phủ
định, bác bỏ, chối cãi, ngờ vực, thanh minh, hi vọng, phân vân,…
g) Quan điểm Bùi Minh Toán
Trong bài viết Tiếp cận câu hỏi chính danh từ bình diện ngữ nghĩa, đăng trên
tạp chí Ngôn ngữ tác giả Bùi Minh Toán tập trung khảo sát câu hỏi chính danh và đề
xuất một cách tiếp cận câu hỏi từ góc độ ngữ nghĩa ở cả hai thành phần nghĩa của nó là
miêu tả và tình thái. Bùi Minh Toán phân biệt ba trường hợp:
* Câu hỏi tổng quát
“Là câu hỏi về toàn bộ sự tình, chứ không chỉ về một bộ phận nào của nó.
Người hỏi chưa hề biết một thông tin nào về sự tình, chỉ mới biết rằng có một sự tình
nào đó xảy ra hay tồn tại. Nghĩa là mới có một tiền giả định tồn tại về sự tình. Người
hỏi hỏi về toàn bộ sự tình, nên khi trả lời, người nghe cần cung cấp thông tin về toàn
bộ sự tình. Do đó, phần trả lời thường là cả một câu hoàn chỉnh, hay cả một đoạn.
Không thể trả lời cho câu hỏi tổng quát bằng một câu tỉnh lược.” [22; tr. 3].


GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-22- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
Câu hỏi tổng quát, ngoài các từ ngữ xưng hô, thường dùng từ nghi vấn gì (hoặc
cái gì - hỏi về sự tình) kết hợp với đại từ thế, vậy (thay cho ngữ cảnh). Còn phần trả lời
thì có thể là một hai phát ngôn hoặc cả một đoạn văn.
* Câu hỏi bộ phận (hay chuyên biệt)
“Đây là câu hỏi mà điểm hỏi chỉ rơi vào một thành tố nào đó của sự tình.
Người hỏi đã biết về các thành tố khác, chỉ còn lại một hay một hai thành tố là chưa
biết. Do đó khi trả lời, người đối thoại chỉ cần cung cấp phần thông tin mà người hỏi
chưa biết và câu trả lời rất thông thường là câu dạng tĩnh lược (chỉ có phần tin cần
biết). Tất cả các phần còn lại là tiền giả định, là phần tin đã biết, có sẵn trong nhận
thức của hai người” [22; tr. 3].
- Điểm hỏi có thể rơi vào thành tố cốt lõi, hạt nhân của sự tình - vị tố.
- Điểm hỏi có thể rơi vào bất kì tham thể nào của sự tình, từ các tham thể bắt
buộc (diễn tố) đến các tham thể tự do (chu tố), tùy thuộc vào nhận thức và nhu cầu của
người hỏi.
* Kiểu hỏi theo phương thức có lựa chọn
“Người nói khi đặt câu hỏi đã định hướng cho người trả lời: Chọn lựa lấy một
trong các khả năng. Phương tiện ngôn ngữ thể hiện sự lựa chọn, như đã biết, là từ hay
hoặc hay là” [22; tr. 5].
Theo phương thức lựa chọn cũng có thể tách ra thành hai cấp độ: hỏi về khả
năng lựa chọn giữa hai sự tình hoặc lựa chọn giữa hai hay nhiều thành tố trong sự tình.
Theo nghĩa tình thái có tình thái hiện thực và tình thái ý kiến.
h) Quan điểm Hoàng Trọng Phiến
Hoàng Trọng Phiến trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt đã chia câu hỏi thành hai
loại:

* Hỏi trống (còn gọi là hỏi đơn giản)
* Hỏi có dự kiến chọn lựa để trả lời
- Chọn lựa xác định mang tính chất khẳng định hay phủ định.
- Chọn lựa không xác định (tức là chọn từ hàng loạt khả năng khác nhau).

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-23- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
Dùng phương pháp đối lập, chúng ta hình dung 4 loại trên theo sơ đồ:
Câu hỏi
(Cái không rõ)

(Lựa chọn)
(Đối nhau)

(Không lựa chọn)

(Không đối nhau)

i) Quan điểm Đào Thanh Lan
Tác giả Đào Thanh Lan phân loại câu hỏi một cách chi tiết trong quyển Cơ sở
tiếng Việt, gồm sáu loại:
* Câu hỏi chính danh
Đó là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về sự kiện hoặc một
tham số nào đó của sự kiện được tiền giả định biểu thị là hiện thực.
* Câu nghi vấn có giá trị cầu khiến
Theo tác giả câu hỏi có giá trị cầu khiến là câu có hình thức hỏi nhưng có hành

động ngôn trung là yêu cầu. Kiểu câu này tạo ra cách diễn đạt lịch sự, tế nhị nội dung
yêu cầu.
* Câu hỏi có giá trị khẳng định
Đây là những câu có hình thức hỏi mà hoạt động ngôn trung là khẳng định.
* Câu hỏi có giá trị phủ định
Loại câu này rất thông dụng trong tiếng Việt, gồm hai kiểu nhỏ:
- Kiểu thứ nhất: Là kiểu câu dùng từ hỏi như: ai, gì, mấy, sao, nào, bao nhiêu,
bao giờ hoặc dùng những danh ngữ có định tố hỏi: gì, nào.
- Kiểu thứ hai: Là kiểu câu mà hình thức là hỏi nhưng chỉ có một giá trị ngôn
trung duy nhất là phủ định được cấu tạo theo một trong các phương thức sau:
+ Dùng câu “có đâu” để trả lời.
+ Đặt “có phải” ở đầu một câu trần thuật và từ “đâu” ở cuối câu.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-24- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


Câu hỏi tu từ trong thơ Xuân Diệu
* Câu hỏi có giá trị phỏng đoán, ngờ vực
Đây là những câu hỏi bắt đầu bằng cụm từ “phải chăng, hay là, không biết” đặt
trước một cú (cú có cấu trúc Đề - Thuyết giống câu, nhưng được dùng ở chức năng
ngữ pháp là một thành phần của câu, là vế câu) hoặc bắt đầu có thể bằng từ “liệu” đặt
trước một cú và kết thúc thường bằng từ “chăng, không biết, không nhỉ” bày tỏ thái độ
phỏng đoán, ngờ vực đối với tính chân xác của mệnh đề trong câu.
* Câu hỏi có giá trị cảm thán
Đó là kiểu câu có hình thức hỏi (có từ hỏi) như: biết bao, biết mấy, biết bao
nhiêu, làm sao, chưa, chừng nào,… nhằm biểu thị sắc thái cảm xúc, không hề yêu cầu
trả lời.
j) Quan điểm Đặng Kim Nga
Tác giả Đặng Kim Nga trong quyển tiếng Việt - Tài liệu đào tạo giáo viên, đã

phân câu hỏi ra thành ba loại:
* Câu nghi vấn tổng quát
“Là câu hỏi có yêu cầu giải đáp điều hoài nghi về phần nghĩa miêu tả biểu hiện
ở khung vị từ hay nòng cốt câu. Yêu cầu giải đáp của câu nghi vấn tổng quát là xác
định tính đúng sai của thành phần nghĩa miêu tả (điều hoài nghi được giả định là
không phi lí)” [15; tr. 243].
* Câu nghi vấn bộ phận (còn gọi là câu hỏi chuyên biệt)
“Là câu nêu điều hoài nghi, thắc mắc về một vật, một việc… ở nòng cốt câu.
Điều hoài nghi cần giải đáp được biểu hiện bằng một đại từ phiếm chỉ. Câu trả lời cho
kiểu câu hỏi này giải đáp bằng cách thay thế đại từ phiếm chỉ trong câu hỏi bằng
những từ ngữ có nội dung xác định” [15; tr. 244].
* Câu nghi vấn lựa chọn
“Là câu đưa ra hai khả năng giải đáp đã xác định về điều hoài nghi, để người
trả lời chọn một trong hai khả năng đó làm câu giải đáp. Câu nghi vấn lựa chọn dùng
quan hệ từ hay đặt giữa hai vế lựa chọn” [15; tr. 244]

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp

-25- SVTH: Đoàn Nguyễn Phương Thảo


×