Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LÀNG QUÊ TRONG THƠ ÊXÊNHIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.27 KB, 87 trang )

Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV

BỘ MÔN NGỮ VĂN

Sinh Viên Thực Hiện:

NGUYỄN THANH THUYỀN
MSSV: 6076551

LÀNG QUÊ TRONG THƠ ÊXÊNHIN
Luận văn tốt nghiệp đại học
Nghành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths: TRẦN VĂN THỊNH

Cần
thơ, năm
2011
PHẦN
MỞ
ĐẦU

GVHD: Trần Văn Thịnh

1


SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐÔI NÉT VỀ THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI VÀ THƠ TRỮ TÌNH
CỦA XERGÂY ÊXÊNHIN
1.1. Thời đại
1.2. Đôi nét về cuộc đời của Xergây Êxênhin.
1.3. Nội dung thơ trữ tình Xergây Êxênhin.
1.3.1.Tình yêu quê hương đất nước.


Tình yêu thiên nhiên.



Tình yêu quê hương.


1.3.2. Chất triết lý và niềm suy tưởng về cuộc sống.
1.3.3. Đề tài tình yêu đôi lứa.
1.4. Đặc điểm thơ trữ tình Xergây Êxênhin.
1.4.1. Tính chất chân thành từ cảm xúc đến tình cảm.
1.4.2. Giọng điệu thể hiện ở nỗi buồn sâu lắng.
1.4.3. Sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa.

GVHD: Trần Văn Thịnh

2

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

1.4.4. Sự sáng tạo hình ảnh và ý tưởng mới lạ.

Chương 2
NỘI DUNG HÌNH TƯỢNG LÀNG QUÊ
TRONG THƠ XERGÂY ÊXÊNHIN
2.1. Hình tượng thiên nhiên nơi làng quê trong thơ Xergây Êxênhin.
2.1.1. Hình tượng cánh đồng quê .
2.1.2. Hình tượng cây bạch dương.

2.1.3. Những hình ảnh thiên nhiên khác nơi làng quê.
2.2. Hình ảnh những con người nơi làng quê trong thơ Xergây Êxênhin.

2.2.1. Hình ảnh của Xergây Êxênhin – con người của làng quê.
2.2.2. Viết về những người thân.


Viết về hình ảnh ông bà ngoại.



Viết về hình ảnh cha và mẹ.

2.2.3. Viết về những người lao động nơi làng quê.
2.3. Hình ảnh con vật nơi làng quê trong thơ Xergây Êxênhin.


Viết về những con vật nuôi.



Viết về những con vật hoang dã.

Chương 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG LÀNG QUÊ
TRONG THƠ XERGÂY ÊXÊNHIN
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong thơ Êxênhin.


Sử dụng nghệ thuật tượng hình.




Sử dụng nghệ thuật tượng thanh.

GVHD: Trần Văn Thịnh

3

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp



Sử dụng từ loại.



Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

3.2. Sử dụng nghệ thuật nhân hóa.
3.3. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật được sử dụng miêu tả
thiên nhiên nơi làng quê của Xergây Êxênhin.

KẾT LUẬN

GVHD: Trần Văn Thịnh

4


SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 5

PHẦN NỘI DUNG .................................................................. 7
Chương 1
ĐÔI NÉT VỀ THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI VÀ THƠ TRỮ TÌNH
CỦA XERGÂY ÊXÊNHIN
1.1. Thời đại........................................................................................... 7
1.2. Đôi nét về cuộc đời của Xergây Êxênhin......................................... 13
1.3. Nội dung thơ trữ tình Xergây Êxênhin ............................................ 15
1.3.1.Tình yêu quê hương đất nước ................................................. 15
 Tình yêu thiên nhiên ......................................................... 15
 Tình yêu quê hương .......................................................... 16
1.3.2.Chất triết lý và niềm suy tưởng về cuộc sống ......................... 17
1.3.3.Đề tài tình yêu đôi lứa ............................................................ 18
1.4.Đặc điểm thơ trữ tình Xergây Êxênhin............................................. 20
1.4.1. Tính chất chân thành từ cảm xúc đến tình cảm ...................... 20

1.4.2. Giọng điệu thể hiện ở nỗi buồn sâu lắng ................................ 22
1.4.3. Sử dụng nhiều biện pháp nhân cách hóa ................................ 24
GVHD: Trần Văn Thịnh

5

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

1.4.4.Sự sáng tạo hình ảnh và ý tưởng mới lạ .................................. 24

Chương 2
NỘI DUNG HÌNH TƯỢNG LÀNG QUÊ
TRONG THƠ XERGÂY ÊXÊNHIN
2.1. Hình tượng thiên nhiên nơi làng quê ............................................... 27
2.1.1. Hình tượng cánh đồng quê trong thơ Êxênhin........................ 27
2.1.2. Hình tượng cây bạch dương trong thơ Êxênhin ............................. 32

2.1.3. Những hình ảnh thiên nhiên khác nơi làng quê ...................... 39
2.2. Hình ảnh những con người nơi làng quê trong thơ Êxênhin ............ 47
2.2.1. Hình ảnh của Êxênhin – con người của làng quê ................... 47
2.2.2.Viết về những người thân ....................................................... 52
 Viết về hình ảnh ông bà ngoại ........................................ 53
 Viết về hình ảnh cha và mẹ ............................................ 54
2.2.3. Viết về những người lao động nơi làng quê ........................... 56
2.3. Hình ảnh con vật nơi làng quê .................................................. 59

 Viết về những con vật nuôi ............................................. 59
 Viết về những con vật hoang dã ..................................... 60

Chương 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG LÀNG QUÊ
TRONG THƠ XERGÂY ÊXÊNHIN.
3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong thơ Êxênhin......................... 62
 Sử dụng nghệ thuật tượng hình ....................................... 62
 Sử dụng nghệ thuật tượng thanh ..................................... 64

GVHD: Trần Văn Thịnh

6

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp



Sử dụng từ loại ............................................................... 66



Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.............. 69

3.2. Sử dụng nghệ thuật nhân cách hóa .................................................. 71

3.3. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật được sử dụng miêu tả
thiên nhiên nơi làng quê của Êxênhin ............................................................. 73

KẾT LUẬN .............................................................................. 77
MỤC LỤC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

GVHD: Trần Văn Thịnh

7

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hoàng Chung (chủ biên) - Nguyễn Kim Đính - Nuyễn Hãi Hà - Hoàng
Ngọc Hiến – Nguyễn Trường Lịch – Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, Nhà xuất
bản Giáo Dục – 1997.
2. Nguyễn Kim Đính - Hoàng Ngọc Hiến - Huy Liên, Lịch sử văn học Xô Viết
(Tập 1 - quyển 1), Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1983.
3. Nguyễn Hải Hà (chủ biên) - Từ điển văn học tập 1, Nhà xuất bản khoa học xã
hội - 1983.
4. Nguyễn Hải Hà (chủ biên) - Văn học Nga sự thật về cái đẹp, Nhà xuất bản Giaó
dục - 2002.
5. Nguyễn Trường Lịch - Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, Nhà xuất bản Giáo Dục.
6. Trần Nhuận Minh (tuyển giới thiệu) - Thơ Xergây Êxênhin, Nhà xuất bản thanh

niên.
7. Minh Nguyệt (chủ biên) – Truyện kể về các nhà văn thế giới , Nhà xuất bản
Giáo Dục.
8. Vương Trí Nhàn (tuyển chọn) - Chân dung văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn
Hà Nội - 1982.
9. Vũ Tiến Quỳnh, Bình luận văn học: Maxim Gorki , Essenin, TS.Aitmatov.
Ostrovski, NXB văn nghệ TPHCM - 1995.
10. Đoàn Minh Tuấn ( dịch thơ) - X.Êxênhin thơ trữ tình, Nhà xuất bản văn học 1995.
11. Đỗ Lai Thúy - Từ cái nhìn văn hóa, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội 1999.
12. Thúy Toàn (chủ biên) - Cổ xe tam mã, Nhà xuất bản Hà Nội 1994.
13. Thúy Toàn (chủ biên) – Thơ Êxênhin, Nhà xuất bản văn học Hà Nội – 1995.
14. Nguồn tài liệu trên Internet: Đời và thơ Êxênhin

GVHD: Trần Văn Thịnh

8

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

/>
HẾT.

GVHD: Trần Văn Thịnh

9


SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

1. Lý do chọn đề tài:
Nước Nga ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là đất nước của những cơn bão
táp Cách mạng. Nhưng chính từ những cuộc bão táp Cách mạng ấy, đất mẹ Nga hồn
hậu, thiên nhiên Nga thơ mộng, làng quê Nga đầy sức sống đã sản sinh ra những hồn
thơ vĩ đại, làm giàu thêm cho kho tàng văn học Nga vốn đã đầy tính lãng mạn và sâu
sắc tính nhân dân.
Xergay Êxênhin là một trong những nhà thơ xuất sắc của thơ ca Nga giai đoạn
mang tính chất bước ngoặc lịch sử này. Những chủ đề trong tác phẩm của Êxenhin đã
được viết ra từ sự am hiểu, sự yêu mến, trân trọng sâu sắc đối với nước Nga và con
người Nga, mà đặc biệt là sự yêu mến đối với thiên nhiên, con người nơi làng quê
Nga. Chính vì vậy mà phần lớn các tác phẩm của Êxênhin tập trung miêu tả, phản ánh
thiên nhiên, cuộc sống con người và xã hội nước Nga nói chung và làng quê của
Êxênhin nói riêng…Đặc biệt là cuộc Cách mạng nhân dân Nga.
Tập thơ đầu tay của Êxênhin là “lễ cầu hồn” (1916). Nhà thơ Xô viết này đã để
lại trong lòng độc giả nước Nga, cũng như độc giả thế giới những dấu ấn mãi không
phai. Lâu nay, nhắc đến Êxênhin người ta sẽ lưu ý đến thơ trữ tình và các nội dung nổi
bật như: mảng thơ tình yêu hay nội dung triết học trong thơ ông, và đặc biệt là mảng
thơ làng quê trong thơ ông. Chính vì vậy mà làm cho chúng tôi thích thú và chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu của Êxênhin để hiểu sâu sắc hơn về nhà thơ cũng như nội dung
thơ của ông.
Nghiên cứu đề tài “Làng quê trong thơ Êxênhin” giúp chúng ta khai thác về
làng quê một cách sâu sắc hơn. Với từng nội dung của bài thơ đó vừa nêu lên được

những quan niệm, những tâm tư, tình cảm của nhà thơ cũng như sự lo lắng về sự thay
đổi làng quê Nga, mà đặc biệt là sự thay đổi đất nước Nga ở tương lai…Trong thơ ông
dường như tất cả những sự vật, sự việc ở làng quê điều được hiện lên đầy đủ với
những gam màu của cuộc sống. Cho nên tôi rất thích chọn đề tài này, bởi nó cung cấp
cho tôi khá nhiều kiến thức, giúp tôi hiểu sâu hơn nữa nội dung thơ trữ tình mà đặc
biệt là mảng thơ viết về làng quê của Êxênhin và những mong muốn mà ông gửi gấm.

2. Lịch sử vấn đề:

GVHD: Trần Văn Thịnh

10

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

Thơ Êxênhin bắt đầu được tuyển dịch sang tiếng Việt từ năm 1960 và đến năm
1995 thì đã có gần 100 bài thơ được dịch và in trong hai tuyển tập thơ Êxênhin. Trong
suốt quá trình thơ Êxênhin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, trên báo chí cũng lần
lượt xuất hiện một số bài phê bình về thơ Êxênhin. Và sau đây là một vài nghiên cứu,
một vài nhận xét về tác giả Xergây Êxênhin:
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ X.Êxênhin, dịch giả Thúy Toàn đã
chủ biên tuyển tập các tác phẩm của X.Êxênhin và in trong tập “thơ Êxênhin” được
xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, 1995. Trong tuyển tập này tác giả Thúy
Toàn có bài giới thiệu về tiểu sử và những sáng tác chính của Êxênhin. Bên cạnh đó,
tác giả cũng tập hợp và giới thiệu một số nhận xét của các nhà văn Nga về nhà thơ

Êxênhin, trong đó nhà văn L.Leonop đã nhận xét: “Tài năng vang vội của Êxenhin cho
thấy có một điện tích sáng tạo lớn lao. Tôi tin rằng Xergay Êxênhin còn có thể làm
được nhiều hơn nữa. Dòng mật sáng tạo của anh chưa cạn, chỉ còn phải chờ đợi một ít
nữa thôi, là nó lại phun lên từ những bể chứa bí mật của Êxenhin, như thể vào mùa
xuân nước mật ngọt ngào trong lành ứa ra từ vết khía trên than bạch dương” [ 14; tr
249].
Nhà thơ Êxênhin còn được đưa vào giới thiệu trong quyển “lịch sử văn học Xô
Viết” (quyển 1, tập 1) do nhóm tác giả Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Huy
Liên (biên soạn). Bài viết này đề cập đến một số đề tài chủ yếu trong thơ của Êxênhin
cả giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Mười. Tuy đây chỉ là một bài viết tương
đối ngắn nhưng cũng làm nổi bật về đề tài nước Nga trong thơ X.Êxenhin và tình cảm
của nhà thơ đối với nước Nga: “Trong thơ trước cách mạng ông đã sáng tạo những
hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên Nga và cuộc sống nông thôn Nga. Thiên nhiên, nông
thôn và đất nước trong thơ ông đã hòa lẫn làm một trong những rung cảm đep. Tình
yêu đất nước là một trong những nguồn cảm hứng mạnh mẽ của toàn bộ sáng tác của
ông”. [2; tr 111]
Trong công trình của Vũ Tiến Quỳnh, “Maxim Gorki – Essenin – Aitmatov Ostrovski”, Nhà xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1995, có bài viết của Nguyễn
An về “Sergei Alexandrovitch Essenin”. Tác giả Nguyên An nói về những bước thăng

GVHD: Trần Văn Thịnh

11

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp


trầm trong cuộc đời, con đường đi đến sự nghiệp sáng tác văn chương, và sự cống hiến
của Êxenhin cho thơ ca Xô viết.
Trang Thanh cũng có bài giới thiệu về X.Êxenhin trong quyển “Truyện kể về
các nhà văn thế giới”, Nhà xuất bản Giáo dục, do Nguyệt Minh (chủ biên). Trong bài
viết này, tác giả Trang Thanh bên cạnh việc giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác
của Êxenhin, người viết còn giới thiệu một số nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình
Êxenhin. Đồng thời, người viết cũng nêu những trăn trở của nhà thơ cho vận mệnh của
đất nước, trong bài viết có đoạn như sau: “Ca ngợi Cách mạng tháng Mười và vai trò
của nông dân trong lịch sử nhưng Êxenhin cũng bài tỏ trong thơ mình nỗi lo âu về sự
thành thị hóa nông thôn theo đà phát triển của kỹ thuật” (dẫn theo Trang Thanh) [6; tr
64].
Trong bài viết “Quê hương trong thơ Êxênhin” của tác giả Nguyễn Hải Hà
được in trong quyển “Văn học Nga sự thật và cái đẹp”, Nhà xuất bản Giao dục, 2002
là những nhận xét khái quát về đề tài tình yêu quê hương trong thơ trữ tình Êxênhin.
Ngoài ra, Nguyễn Hải Hà còn trích dẫn một số bài thơ để minh họa cho những nhận
định, phân tích, đánh giá của mình. Tuy bài viết chỉ dừng lại ở tính sơ lược, khái quát
chứ chưa thật sự đi vào chiều sâu của vấn đề nhưng đây là bài viết rất thiết thực về tình
yêu quê hương trong thơ Êxênhin.
Bài viết của nhà nghiên cứu văn học – văn hóa Đỗ Lai Thúy: “Êxênhin nhìn từ
phương Đông”, đăng trên báo Văn nghệ ngày 16/12/1989, được in trong quyển: “Từ
cái nhìn văn hóa”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản 1999, có một số nhận xét
về nội dung triết học mang đậm chất phương Đông trong thơ Êxênhin. Đồng thời, tác
giả bài viết còn đưa ra một số luận điểm bàn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con
người trong thơ Êxênhin cũng như trong thơ ca phương Đông.
Trong quyển “Chân dung văn học”, của nhiều tác giả do Vương Trí Nhàn
(tuyển chọn), Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội, 2000 có bài viết của I.Erenbua về
Êxênhin do Vương Trí Nhàn dịch. Trong bài viết này I.Erenbua có nhận xét “và thế là
sau buổi nói chuyện khá dài ở Kixlopka, tôi nhận ra một Êxenhin thực thụ, ông đã
phát biểu diễn đủ các thứ vai”. Ivanop – Rasumnits khi nghe bài Inonia của ông, đã
hào hứng thốt lên “đấy mới là chủ nghĩa chủ quan cách mạng thực thụ” [9; tr281].


GVHD: Trần Văn Thịnh

12

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

Bên cạnh đó, dịch giả Vương Trí Nhàn còn giới thiệu nét đặc trưng trong giọng điệu
thơ Êxênhin “đó là một nỗi buồn sâu lắng” [8; tr288]
Trong quyển “Thơ trữ tình Xergay Êxênhin” của Đoàn Minh Tuấn, Nhà xuất
bản văn học, xuất bản năm 1995, có một số nhận xét về nội dung thơ trữ tình và sự
trân thành của hồn thơ X.Êxênhin “Trong thơ Êxênhin có một sự chân thành đến kì lạ.
Dĩ nhiên ở thơ ca chân chính bao giờ cũng gặp sự chân thành của tâm hồn tác giả.
Song, ở Êxênhin là một sự chân thành đến mức xót xa” và dịch giả Đoàn Minh Tuấn
đã nhấn mạnh “Vâng. Trở lại điều tôi đã nói, là sự gần gũi của Êxênhin với riêng tôi.
Tôi đã học được rất nhiều ở X.Êxênhin. Học một tình yêu tinh tế với thiên nhiên. Học
lòng chân trọng với mỗi một sinh vật mà tạo hóa đã đem lại cho thế giới chúng ta. Một
con chó nhỏ, hay một con ngựa non, một con bò già, một thân bach dương...Tất cả
điều gợi lên một tình yêu, lòng xót thương, ý thức bảo vệ che chở. Êxênhin nhận ra
rằng ông là nhà thơ của cánh đồng Nga, nhà thơ nông dân”.
Như vậy, qua việc lược thảo một số bài nghiên cứu, bài nhận xét của các nhà
nghiên cứu và dịch giả, chúng tôi nhận thấy rằng, đề tài “làng quê trong thơ Êxenhin”
đã được các nhà nghiên cứu đề cập khá nhiều. Đây không phải là một đề tài mới. Tuy
vậy các bài nghiên cứu, nhận xét, giới thiệu trên cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát
chung chung (sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp, đề tài…) và đây là những bài viết riêng

lẻ chứ chưa thật sự đưa vào thành một công trình nghiên cứu có hệ thống. Dù vậy, các
tác giả các bài giới thiệu trên đều có sự thống nhất chung là nhà thơ Êxênhin có tấm
lòng ưu ái đối với nước Nga.
Hiện nay, đề tài “Làng quê trong thơ Êxênhin” đã có nhiều công trình nghiên
cứu, và số lượng các bài giới thiệu về Êxênhin cũng tương đối nhiều. Nhưng nhìn
chung thì các tác giả chưa hệ thống lại một cách cụ thể hơn. Vì thế việc nghiên cứu
của chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ hệ thống
lại và tìm hiểu cụ thể đề tài, đây cũng là một cách cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài
này. Tuy nhiên, với các bài giới thiệu trên cũng đã cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin
quý báo để giúp chúng tôi có cách tiếp cận và có hướng đi đúng trong quá trình thực
hiện đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu:
GVHD: Trần Văn Thịnh

13

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

Khi thực hiện đề tài “Làng quê trong thơ Êxênhin” chúng tôi hướng về các mục
đích sau.
Thứ nhất: Tìm hiểu cuộc đời của Êxênhin để làm cơ sở cho đề tài.
Thứ hai: Nghiên cứu nội dung hình tượng làng quê trong thơ Êxênhin, hình
tường cánh đồng, hình tường cây bạch dương, các hình tượng thiên nhiên khác, hình
ảnh con người, con vật nuôi nơi làng quê.

Thứ ba: Bên cạnh nội dung chúng tôi còn tìm hiểu thêm một số đặc điểm nghệ
thuật xây dựng hình tượng làng quê trong thơ Êxênhin.
Việc tiếp cận với mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi nghiên cứu và làm rõ cái
hay cái đẹp trong thơ ông, một nhà thơ lớn của thời đaị, một nhà thơ lớn của Nga và
của nhân loại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài là “Làng quê trong thơ Êxênhin” vì vậy đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi là những bài thơ viết về làng quê trong thơ trữ tình của Êxênhin.
Do đề tài chỉ giới hạn việc tìm hiểu về “Làng quê trong thơ Êxênhin”. Cho nên
phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ tập chung nghiên cứu về nôi dung, hình tượng nghệ
thuật của hình tượng làng quê trong thơ Êxênhin.
Về mặt tài liệu, ngoài việc khảo sát chính là thơ trữ tình của Êxênhin, thì trong
quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu những tư liệu về cuộc đời, đặc điểm thơ trữ
tình Êxênhin, sự nghiệp sáng tác của ông nhằm mục đích phục vụ cho việc hiểu được
những nội dung viết về làng quê trong thơ ông.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Để đám ứng yêu cầu luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi
sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tùy từng yêu cầu trong
quá trình thực hiện mà chúng tôi áp dụng từng phương pháp riêng như: liệt kê, phân
tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử...
Trong quá trình nghiên cứu thao tác chính để thực hiên đề tài “Làng quê trong
thơ Êxênhin” là phương pháp phân tích, tổng hợp.

GVHD: Trần Văn Thịnh

14

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền



Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

Với phương pháp liệt kê, người viết tiến hành chọn lọc những câu thơ có liên
quan đến đề tài nghiên cứu của đề tài đã đặt ra trong thơ Êxênhin. Cùng với phương
pháp phân tích, người viết tiến hành phân tích những câu thơ đã liệt kê trên để làm
sáng tỏ hình tượng làng quê trong tác phẩm của Êxênhin, phương pháp lịch sử nhằm
để đặt những bài thơ đó trong bối cảnh lịch sử của Êxênhin, khảo sát những giá trị của
từng bài thơ, so sánh các hình ảnh thiên nhiên với con người. Nghiên cứu thêm các bài
báo của tạp chí văn học, những sách phê bình lý luận về văn học, những bài bình của
các nhà thơ như: Puskin, Tiutchev, Pastennak...để so sánh, rút ra những điểm giống
với thơ trữ tình của Êxênhin.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐÔI NÉT VỀ THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI VÀ THƠ TRỮ TÌNH
CỦA ÊXÊNHIN
GVHD: Trần Văn Thịnh

15

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp


1.1. Thời đại.
Trước bối cảnh lịch sử của nước Nga, nữa sau thế kỉ XIX, đã tác động mạnh mẽ
vào nền văn học nước Nga đến nữa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực nước Nga
bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ với những tên tuổi vĩ đại như: Secnưsepxki,
Tuôcghênhep, Đôxtôiepxki, Tônxtôi, Sêkhôp...Lúc này nền văn học Nga gắn bó mật
thiết với phong trào cách mạng và càng lúc càng phản ánh đầy đủ hơn những mâu
thuẫn xã hội và tinh thần của thời đại. Điều này được thể hiện ở tất cả các bình diện
của văn học như: nhà văn, chủ đề, nội dung, quan điểm mĩ học, phương pháp, ngôn
ngữ, thể loại...
Bước vào thế kỉ XX, trung tâm phong trào cách mạng thế giới chuyển về nước
Nga. Chế độ Nga hoàng tàn bạo là “nhà ngục của trăm dân tộc”; ách áp bức của
“những ông chủ sắt thép” tư bản hêt sức nặng nề, khủng khiếp; những tàn tích của chế
độ nông nô dìm nông dân Nga nghẹt thở tong cuộc sống cùng quẩn tối tăm
“Sự kết hợp của mọi hình thức áp bức – phong kiến, tư bản, dân tộc – cùng với
chế độ chuyên chế độc tài, cảnh sát đã làm cho tình trạng quần chúng nhân dân khổ
cực, không chịu nổi và thúc đẩy các mâu thuẫn xã hội trở thành sâu sắc đặc biệt”
Dưới sự lãnh đạo kiên cường của đảng Công nhân xã hội – dân chủ
(Bônsêvich), năm 1905, công nhân Maxcơva vùng vậy vũ trang khởi nghĩa.
Do sự phối hợp hành động chưa thật đồng đều, ăn khớp giữa lực lượng cách
mạng các nơi, sự liên minh giữa công nhân và đông đảo quần chúng nông dân Nga
chưa thật chặt chẽ, sâu rộng Cách mạng tạm thời thất bại. Tuy vậy, cuộc Cách mạng
1905 thực sự đã có ảnh hưởng rất to lớn đến toàn bộ cuộc sống xã hội Nga, đánh dấu
một bước chuyển mình mạnh mẽ của lịch sử Nga.
Sau một thời kì cực kì khó khăn, gian khổ từ 1907 đến 1912, với quyết tâm
cách mạng sắt đá, những chiến sĩ Bônsêvich lại đưa Cách mạng đến một cao trào mới.
Năm 1911, số thợ bãi công đã lên đến con số 100.000 người. Vụ chính quyền Nga
hoàng tàn sát một lúc hơn 500 công nhân trong cuộc bãi công ở mỏ vàng Lêna thuộc
Xibia đã dấy lên nỗi căm phẫn trong cả nước. Ở Petecbua, Maxcơva và ở hầu hết các
trung tâm công nghiệp lớn, đông dảo quần chúng đứng vậy, biểu tình, mít tinh.


GVHD: Trần Văn Thịnh

16

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

Năm 1914, trong khi các cuộc bãi công của anh em công nhân diễn ra quyết
liệt, sôi động khắp nơi thì bùng nổ cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc nhằm giành
nhau thị trường trên thế giới. Chính phủ Nga Hoàng liền lợi dụng chiến tranh để đàn
áp phong trào cách mạng, lao vào chiến tranh để mong tìm đường tự cứu trước những
đoàn tiến công dồn dập của hàng triệu quần chúng vùng dậy. Thanh kiếm đẫm máu
của chính quyền quân chủ chuyên chế liền được sự hổ trợ đắc lực của giai cấp tư sản
Nga.
Dưới sự lảnh đạo của đảng Bônsêvich, nhân dân đưa đất nước ra khỏi cuộc
khủng hoảng bằng con đường tất yếu lịch sử – con đường cách mạng. Tháng 2/1917,
công nhân, binh lính khởi nghĩa và đông đảo nhân dân Petecbua đồng loạt vùng dậy,
lật đổ chính quyền Nga hoàng. Cuộc cách mạng dân chủ thắng lợi. Một chính phủ
được thành lập nhưng gồm toàn đại biểu của giai cấp tư sản và địa chủ tư sản hóa.
Bọn chúng chủ trương tiếp tục cuộc chiến tranh phi nghĩa, tiếp tục bắt nhân dân phải
đổ máu vì “thắng lợi cuối cùng”.
Tháng 4/1917, sau một thời gian phải hoạt động ở nước ngoài, Lênin quay trở
về Tổ quốc với bản “luận cương tháng tư” nổi tiếng của Người như ánh đèn pha rực
sáng soi rọi con đường đi lên của cách mạng, lột trần bộ mặt xảo trá, tàn bạo của chính
phủ lâm thời...Trong điều kiện mới được hoạt động công khai, Đảng lớn mạnh nhanh

chóng.
Để tiến tới được những ngày tháng Mười thắm đỏ, những “ngày vinh quang
nhất của toàn trái đất” - như lời thơ của Briuxôp, xã hội Nga đã trải qua trong khoảng
đầu thế kỉ này, những năm tháng đấu tranh giai cấp hết sức quyết liệt.“tất cả đều bị lôi
cuốn vào cuộc chiến tranh chính trị”.
Cánh mạng tháng 10 Nga năm 1917
Tình hình nước Nga trước cách mạng:
Về chính trị: Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng
đầu là Nga Hoàng Nikôlai II. Nga Hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh
đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

GVHD: Trần Văn Thịnh

17

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

Về kinh tế: Lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra nhiều nơi, công
nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
Xã hội: Nhân dân Nga và các dân tộc thuộc Nga bần cùng đói khổ. Phong trào
đấu tranh chống Nga hoàng diễn ra mạnh mẽ. Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách
mạng tháng mười.
Cách mạng tháng mười Nga năm 1917.
Tháng 4/1917 Lênin thông qua luận cương tháng Tư chủ chương chuyển Cách
mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.
Đêm 25/10 (7.11) quân khởi nghĩa chiếm Cung điện mùa đông, chính phủ tư
sản lâm thời bị bắt, cách mạng tháng mười giành thắng lợi.
Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô Viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng
lớn.
Song song với việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết thì cuộc nội chiến
Nga đã diễn ra.
Nội chiến Nga kéo dài từ năm 1917 đến năm 1922. ngay sau khi những người
Bolshevik giành được chính quyền, những người ủng hộ chính quyền Nga Hoàng
vùng dậy bạo động, dẫn tới nhiều năm nội chiến toàn diện.
Được gọi là biệt danh “Bạch vệ đỏ”, các được phương tây giúp đỡ. Các quân
đội đồng minh được chỉ đạo bởi Hoa Kỳ, Anh và Pháp tìm cách ngăn cản sự mở rộng
của chủ nghĩa cộng sản hay cố gắn rút khỏi cuộc chiến của Nga, nhằm mục đích xâm
nhập Liên bang Xô Viết, giúp đỡ các lực lượng thù địch với người Bolshevik nhằm lật
đổ chế độ Xô Viết.
Năm 1919 được đánh giá là một bước ngoặc lớn của cuộc nội chiến. Với việc
các lực lượng căn bản của quân Bạch vệ bị đánh tan và Hồng quân giành lại được
những vùng đất quan trọng, phe Bolshevik từ tình thế hiểm nghèo đã tiến lên giành lấy
ưu thế của cuộc chiến. Các nước đế quốc cũng không thể can thiệp sâu hơn nữa, đành
phải rút dần quân và cắt giảm viện trợ. Phe Bạch vệ chưa bị đánh bại toàn bộ nhưng

GVHD: Trần Văn Thịnh

18

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin


Luận văn tốt nghiệp

đã không còn đủ khả năng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Những sự kiện
năm 1920 và 1921 chỉ là sự bùng lên của ngọn nến sắp tắt.
Tình hình chiến sự đầu năm 1920 đã dần dần lắng dịu trở lại. Chính quyền cộng
sản đã tranh thủ thời gian này để khoi phục lại đất nước bị tàn phá sau nhiều năm bị
chiến tranh, đồng thời cũng tăng cường việc tiến đánh các lực lượng còn lại của Bạch
vệ. Tuy nhiên, những người Bạch vệ vẫn chưa nguôi hy vọng. Họ vẫn tìm mọi cách
giành lại thế đã mất. Một lần nữa, chiến cuộc lại bùng nổ. Sau Một thời giành bị động,
ngày 14/5/1920 Hồng quân bắt đầu phản công. Đến tháng 7, các cuộc phản công thu
được kết quả khả quan. Quân Ba Lan bị đẩy lùi và sau đó bị đánh bật khỏi Ukraine.
Nhân cơ hội, Hồng quân tràn vào Ba Lan, mưu toan biến Ba Lan thành bàn đạp cho
việc mở rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa sang châu Âu và phối hợp với phòng trào
cách mạng Đức. Nhưng họ đã thất bại nặng nề ở gần Warszawa. Cuối cùng, ngày
12/10/1920, hiệp định đình chiến được kí kết, sau đó là hòa ước 18/3/1921.
Sau khi kí hòa ước với Ba Lan, Hồng quân chĩa mũi thẳng vào 6 vạn quân bạch
vệ Vranghel. Giữa tháng 11/1920, Hồng quân chiếm Krym. Vranghel buộc phải lưu
vong sang nước ngoài.
Cùng năm. Ở Trung Á, các lực lượng Bạch vệ cũng bị đánh bại. Năm 1920 nội
chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về phe Xô Viết.
Trong bối cảnh lịch sử – xã hội như vậy nên bức tranh văn học Nga những năm
đầu thế kỉ XX, trước cách mạng tháng Mười, là bức tranh rất phức tạp, gồm nhiều sắc
màu đối chọi nhau mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt trên văn đàn.
Ngay từ ngày mới thành lặp, đảng Bônsêvich đã coi văn học, nghệ thuật là có
vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng xã hội, trong sự nghiệp cải tạo
xã hội, cải tạo con người. Trong những bài viết của mình, Lênin luôn đánh giá rất cao
những truyền thống vinh quan của văn học tiến bộ Nga XIX và những cống hiến to
lớn của những nhà văn Nga lỗi lạc như Lep tônxtooi, Secnưsepxki, Ghecxen...
Trong tiến trình của phong trào đấu tranh cách mạng bấy giờ, một vấn đề lớn
được đặt ra – vấn đề vai trò của văn học, nghệ thuật trong cuộc đấu tranh giải phóng

của giai cấp vô sản, vấn đề văn học, nghệ thuật và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

GVHD: Trần Văn Thịnh

19

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

Chính để nhằm làm sáng tỏ vấn đề đó, trong không khí sôi động của năm bão táp
1905, đã ra đời bài báo nổi tiếng của Lênin: Tổ chức của đảng và văn học đảng.
Nhất định văn học phải là một vũ khí tư tưởng – chính trị sắc bén của giai cấp
vô sản tiên tiến; nhất định cuộc đấu tranh cách mạng đầy sức sáng tạo tươi trẻ của giai
cấp vô sản và nhân dân lao động sẽ sản sinh ra một nền văn học mới với vẻ đẹp mới,
phù hợp với những yêu cầu của thời đại mới – đó chính là cảm hứng dào dạt thắm sâu
những dòng chữ trong bài viết rất súc tích của Lênin. Kế tục những tư tưởng của Mác
và Ănghen, Người đã xây dựng cơ sở cách mạng và khoa học vững chắc cho nguyên lí
cơ bản của mĩ học trong thời đại mới – nguyên lí tính đảng.
“Sự ngiệp văn học – Lênin viết – phải thành một bộ phận trong sự nghiệp
chung của giai cấp vô sản...Sự nghiệp văn học phải thành một bộ phận cấu thành của
công tac có tổ chức, có kế hoạch, thống nhất của đảng xã hội – dân chủ”.
Chính ở vị trí chiến đấu đó và chỉ ở vị trí chiến đấu đó, văn học mới thật sự
được “lột xác”, trở thành nền văn học tự do chân chính. Nền văn học mới, thấm nhuần
tính đảng Cộng sản, có một tiền đồ rất vẻ vang, đủ sức để vượt lên tầm cao của lịch sử
thời đại mới vì nó “công khai gắn chặt với giai cấp vô sản”, mang “nguồn nhựa sống
của sự nghiệp đầy sức sống của giai cấp vô sản”.

Văn học cách mạng, thấm nhuần tính Đảng tuyệt nhiên không thể lấy động lực
là lòng hám lợi, hám danh tầm thường, ti tiện. Nó sẽ bay bằng đôi cánh tự do, mạnh
mẽ, dó là “tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự đồng tình với nhân dân lao động”. Nó kế
thừa tính nhân dân của văn học Nga tiến bộ thế kỉ XIX, nâng tính nhân dân lên chất
lượng mới với quan điểm cách mạng về vai trò của quần chúng trong lịch sử – nhân
dân lao động tức là tinh hoa, lực lượng, tương lai của đất nước.
Nền văn học mới – như Lênin khẳng định – phải là “văn học rộng lớn, nhiều
mặt, nhiều hình, nhiều vẻ”. Nền của nó bề thế,vững vàng; không gian của nó cao rộng,
đảm bảo cho một sự phát triển rực rở, lành mạnh những phong cách, những bút pháp
đa dạng, những tìm tòi phong phú về nội dung và nghệ thuật.
Tổ chức của đảng và văn học đảng, chính trước tác động đó của Lênin đứng ở
cội nguồn của nền văn học Nga thế kỉ XX gọi đường cho sự hình thành và phát triển
nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Chính dưới ánh sáng của Lênin và luôn gắn
GVHD: Trần Văn Thịnh

20

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

liền với cảm hứng sáng tạo nghệ thuật với cuộc vận động cách mạng của đảng tiền
phong Macxim Gorki đã từ tính nhân dân vươn cao đạt tới tính đảng, trở thành nhà
văn mở đầu thời đại mới của nền văn học tiến bộ Nga và toàn thế giới.
Trong khoảng những năm đầu thế kỉ XX, trước cách mạng tháng Mười, dòng
văn học hiện thực phê phán với những cây bút xuất sắc như A.Tônxtôi, Vêrêxaep,
Cuprin, Bunhin...là trở thủ đáng kể của phong trào cách mạng, của dòng văn học xã

hội chủ nghĩa. A.Tônxtôi, Bunhin thường đi sâu vào hiện thực nông thôn, dựng lại
cảnh suy sụp của những “tổ ấm quý tộc” dưới bóng “những cây sồi già cằn cỗi”.
Trong những tác phảm của Vêrêxaep, nhân vật chính là người trí thức trước những lớp
sóng gió của phong trào đấu tranh xã hội đang dâng dậy. Đôi mắt của Cuprin tập
chung chú ý vào thân phận những “con người bé nhỏ” với phẩm hạnh trong sáng, cao
thượng bị đọa đày trong xã hội tư bản ngột ngạt, nồng tanh khí độc của đồng tiền tư
hữu.
Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Mười, thực tiển cách mạng hết sức mới, đặt ra
những vấn đề, những nhiệm vụ quá mới, những nhà văn đã hình thành trước Cách
mạng, kể cả những người có kinh nghiệm đấu tranh xã hội và tinh thần cách mạng như
Gorki cũng phải “tái sinh” mới tìm được đường để đi đến cách mạng và bắt tay tham
gia xây dựng nền văn học Xô viết. Sau Cách mạng nhiều nhà văn đã thấy được tính
chất triệt để cách mạng, thấy được những nhiệm vụ, những vấn đề hết sức mới của
văn học cách mạng.
Điều kiện vật chất cho sự phát triển văn học cũng hết sức thiếu thốn: không có
máy in, thiếu giấy, thiếu đủ thứ...Năm 1920 số trang sách trung bình mỗi cuốn không
quá 30 trang. Năm 1920 chỉ xuất bản được 3260 cuốn (so với năm 1913, tổng số là 34
ngàn rưỡi cuốn). Nhiều tác giả bán bản thảo chép bằng tay. Thơ ca thời kì này có thể
gọi là thơ ca “cà phê” vì các nhà thơ muốn đưa thơ mình tới công chúng thì chỉ có
cách là đem thơ đến những quán cà phê để đọc.
Khác với thơ ca thời kì nội chiến nặng về nhiệt tình lãng mạn hào hùng, thơ ca
những năm 20 tập trung sự chú ý vào những quá trình bên trong diễn ra cùng với sự ra
đời của nhân cách con người mới. Sang giai đoạn này, thể hiện nhiệt tình chung của
quần chúng, khát vọng chung muốn cải tạo thế giới rõ ràng là không đủ nữa. Thơ ca

GVHD: Trần Văn Thịnh

21

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền



Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

phải đi sâu vào thế giới riêng tư của con người, phải diễn tả được những sắc thái riêng
trong sự biến đỏ bộ mặt tinh thần và bản tính con người ở những cá nhân khác nhau.
Loại thơ trữ tình quanh quẩn trong cái tôi cá nhân chủ nghĩa từ thời kì đầu cách mạng
đã bọc lộ sự nghèo nàn và bất lực. Nhưng loại thơ trữ tình vô danh và trừu tượng của
những “nhà thơ vô sản” thì lại quá phiến diện, bị gò vào những phạm trù của xã hội
học chung chung và cứng nhắc, nó không có được những hình thức phúc tạp và uyển
chuyển có năng lực diễn tả tâm hồn và suy tư của những con người sống thực. Nhiệm
vụ được đặt ra cho thơ ca thời kì này là truyền đạt xem cái mới của thời đại cách
mạng, của chủ nghĩa xã hội đã thâm nhập vào trái tim vị trí của con người như thế nào,
bằng những con đường vòng vèo và tinh tế như thế nào, hơn nữa, đấy không phải là
cái mới ở những biểu hiện lí tưởng của nó, đây là cái mới trong quá trình hình thành
hết sức phức tạp và chứa chất mâu thuẫn. V.Maiacôpxki, Đ.Bentnưi và X.Êxênhin là
những nhà thơ đã giải quyết nhiệm vụ này xuất sắc hơn cả.

1.2. Đôi nét về cuộc đời của X.Êxênhin:
Xécgây Êxênhin là một nhà thơ trữ tình, được mệnh danh là “thi sĩ của làng
quê”. X.Êxênhin sinh ngày 03 tháng 10 năm 1895, trong một gia đình nông dân ở làng
Kôxtatinova, tỉnh Riadan. Tuổi thơ, Êxênhin sống với bà ngoại là một gia đình khá giả
ở một làng khác có tên là Matovo.
Nhũ mẫu của ông là một cụ già khỏe mạnh, luôn chăm nom ông hết sức chu
đáo. Bà thường kể cho Êxênhin nghe những câu chuyện cổ tích mà mọi trẻ em làng
quê đều biết.
Từ nhỏ, Êxênhin sớm chịu ảnh hưởng lối sống phóng túng của ông ngoại và
tình cảm tôn giáo ở bà ngoại.

Êxênhin học trường tiểu học ở trường dòng. Êxênhin bắt đầu làm thơ năm lên 9
tuổi. Đến năm 17 tuổi làm thơ chính thức.
Những người đầu tiên ảnh hưởng nghệ thuật của ông chính là những người hát
rong ở làng quê.
Năm 1912, Êxênhin đến Matxcova làm ở xưởng in, tham gia nhóm văn chương
và hoạt động văn học ở đó.

GVHD: Trần Văn Thịnh

22

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

Vào năm 1913, Êxênhin là học viên dự thính chủ trường Tổng hợp Sanhiavxki.
Học ở đó được một năm rưỡi thì phải trở về quê vì hoàn cảnh vật chất.
Năm 1914 có thơ đăng trên báo.
Năm 1915, Êxênhin đến Pêtrograt, làm quên với nhà thơ Blôc và được giới văn
học thủ đô đón tiếp như đón tiếp một phái viên của ruộng đồng nước Nga.
Năm 1916 Êxênhin cho ra mắt tập thơ đầu tiên “lễ cầu hồn”. Đó là khoảng thời
gian lớn mạnh về tâm hồn cũng nhơ tài năng nghệ thuật.
Thời kì đầu của cuộc cách mạng, ông có sự đồng cảm, nhưng sự tự phát triển
nhiều hơn sự giác ngộ. Êxênhin bị đăng lính và bị phục vụ trong quân ngủ Nga Hoàng
một thời gian. Ông là người sáng lập ra nhóm chủ nghĩa hình tượng ở Nga.
Năm 1917 đã diễn ra đám cưới của Êxênhin với Z.N Raikh. Đến năm 1918 thì
hai người chia tay. Êxênhin bắt đầu cuộc đời lãng tử của mình.

Năm 1922 ông gặp gỡ và xây dựng gia đình với Ducan, một nghệ sĩ múa balê
nổi tiếng của Mỹ.
Những năm 1922 – 1923 ông cùng vợ đi du lịch nhiều nước châu Âu và Mỹ,
nhưng đi đâu ông cũng buồn vì nhớ nước Nga. Sau đó hai người chia tay nhau. Hai
năm sau Êxênhin cưới Đôphia, cháu gái của Lep Tônxtôi.
Năm 1924, ông đi du lịch ở dùng Kapka, trở về với tâm trạng cô đơn đến tột
đỉnh và ông đã dùng cavat thắt cổ tự tử. Êxênhin qua đời ở tuổi 30. ông đã sống một
cuộc đời ngắn ngủi nhưng đầy thăng trầm và những dằn vặt trong tâm hồn.
Điều ông yêu thích trước hết là sự biểu hiện của bản thân. Nghệ thuật đối với
ông không phải là sự cầu kì của những nét văn hoa, mà cái quan trọng nhất là ngôn
ngữ. Đó là điều ông luôn mong muốn thể hiện.
Gần như Êxênhin phủ định tất cả các trường phái, nhà thơ cho rằng không thể
đứng trong một trường phái được qui định nào đó. Chỉ có một nghệ sĩ tự do mới có thể
mang đến ngôn từ tự do.
Trong số nhà thơ, Êxênhin thích hơn cả là Lermontov và Kolsov. Sau này thêm
Puskin.

GVHD: Trần Văn Thịnh

23

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

Êxênhin rất tha thiết với dân tộc và tổ quốc Nga. Đọc thơ ông, độc giả luôn cảm
nhận được một tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc và bất diệt.

Tác phẩm của Êxênhin rất nhiều, đặt biệt là thơ trữ tình và trường ca. Các tác
phẩm chính: Lễ cầu hồn, Đồng chí, Người đánh trống trời, Lễ biến hình, Miếu thờ
hương thôn, Bài ca về cuộc hành quân vĩ đại, Thơ về nước Nga và cách mạng, nước
Nga Xô Viết...

1.3. Nội dung thơ trữ tình Xergay Êxênhin:
1.3.1.Tình yêu quê hương đất nước:
Tình yêu quê hương đất nước bao trùm toàn bộ trong thơ trữ tình của Êxênhin.
Tình yêu quê hương đất nước trong thơ của Êxênhin được biểu hiện qua hai mảng đề
tài.

 Tình yêu thiên nhiên:
Thiên nhiên là hình ảnh gần gũi trong cuộc sống nơi làng quê, xung quanh con
người. Với những hình ảnh quen thuộc đó khi đã đi vào thơ của Êxênhin thì nó lại trở
thành những gam màu tươi sáng, tạo nên những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và
cuộc sống nơi làng quê. Nhà thơ luôn có một sức rung cảm mạnh mẽ trước vẽ đẹp của
thiên nhiên. Với những cảm xúc dạt dào, chứa chan thì dù đó là một sự vật bình
thường nhất cũng làm cho nhà thơ rung cảm:
“ Nơi bình minh nghiên đỗ nước hồng,
Tưới dầm những luống dài bắp cải,
Cây phong non ngững đầu chới với,
Uống dòng sữa mẹ, sữa màu xanh”.
(Nơi bình minh nghiêng đỗ nước hồng) [6;tr 27]
Mỗi sự vật, sự việc tồn tại trong cuộc sống, nhất là hình ảnh thiên nhiên gắn
liền với làng quê, đồng ruộng, nông thôn Nga. Từ những dòng sông, cánh đồng, ngọn
cỏ, hoa lá, chim muông...qua ngòi bút của thi nhân, tất cả những hình ảnh ấy được
miêu tả rất gần gũi, thân thiết và trở nên ấm áp:

GVHD: Trần Văn Thịnh


24

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


Làng quê trong thơ Êxênhin

Luận văn tốt nghiệp

“Ôi nước Nga cánh đồng màu thắm đỏ,
Và màu xanh ngả xuống giữa lòng sông,
Tôi yêu đến sướng vui và đau khổ,
Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mong”
(Cây bạch dương màu trắng) [6; tr 32]
Trong quá trình sáng tác ở giai đoạn đầu, X.Êxênhin sống trong tâm trạng tươi
vui và nhìn đời với cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống tươi đẹp. Nên ở bài thơ
nào cũng tràn ngập ánh sáng, niềm vui, sự thiết tha giao cảm với thiên nhiên. Qua các
bài thơ tả cảnh, tả tình, người đọc như thấy nhà thơ như giao cảm với thiên nhiên, cảm
nhận thiên nhiên bằng cả các giác quan của mình, bằng cả tâm hồn mình.
Mỗi sự vật, sự việc, tồn tại trong đời sống, nhất là cảnh thiên nhiên từ ngọn
cây, dòng sông...qua cảm nhận của nhà thơ đều trở nên quen thuộc và gần gũi. Đúng
như nhận định của Gorki: “Êxênhin không chỉ là một con người mà còn là một chiếc
đại phong cầm do thiên nhiên sáng tạo ra chỉ để dành cho thơ, để thể hiện nỗi buồn vô
tận của đồng ruộng, để thể hiện tình yêu quê hương đất nước đối với tất cả mọi vật
trên trái đất”. Theo Xeraphimovist: “Đó là một nghệ sĩ vĩ đại, với một trực cảm lớn
lao, một sáng tạo rất cao. Không ai trong những người đương thời chúng ta có khả
năng diễn đạt các xúc động tinh tế nhất, dịu dàng nhất như ở ông, một di sản tuyệt
vời”. Đã khái quát lên được tất cả tài năng và phong cách thơ X.Êxênhin.

 Tình yêu quê hương:

Quê hương, đất nước là một trong những cảm hứng chủ yếu chi phối gần như
toàn bộ trong sáng tác thơ của Êxênhin. Thơ trữ tình của Êxênhin mang đậm hương vị
của làng quê Nga, mỗi dòng thơ đều chan chứa tình yêu quê hương tha thiết đến quặng
lòng. Nói đến quê hương là nói đến nơi đã sinh thành, tạo nện dáng dốc con người, nói
đến bạn bè, những người thân, nói đến nhà cửa xóm thôn, đồng ruộng, cối xoay gió,
mảnh vườn, con đường làng, người thiếu nữ...tất cả những con người, những sự vật có
quan hệ gắn bó hoặc chỉ tồn tại trong cuộc sống thì đều là những hình ảnh xuất hiện
với tần số rất cao trong thơ ông. Ngôi nhà thân yêu sự trầm lắng diệu dàng của quê
hương, là những rung cảm dạt dào tạo nên cung bật thơ trữ tình Êxênhin.

GVHD: Trần Văn Thịnh

25

SVTH: Nguyễn Thanh Thuyền


×