Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.14 KB, 8 trang )

SỞ GDDT ĐỒNG THÁP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT ĐỐC BINH KIỀU
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2014- 2015
Tên SKKN: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KHAI THÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỐI
TƯỢNG ĐỊA LÍ DỰA TRÊN KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 11
Tác giả: Trần Mỹ An
Chức vụ : Giáo viên.
Môn : Địa Lí
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyên nhân.
1. Giới thiệu về khảo sát thực trạng.
1.1 Thời gian, địa điểm.
Thời gian: tháng 10 - 2014 tại trường THPT Đốc Binh Kiều.
1.2 Nội dung, đối tượng tham gia và hình thức khảo sát.
- Tất cả các hiện tượng địa lí đều có tính quy luật, đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học
sinh không phải chỉ học thuộc lòng mà phải hiểu rõ và giải thích được các vấn đề, các hiện tượng
địa lí, kể cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Chính vì vậy phải rèn luyện cho học sinh khả
năng tư duy.
- Để rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thì bản đồ địa lí đặc biệt là kênh hình là một “ là
một kỹ năng không thể thiếu đối với việc học tập môn Địa lí” đồng thời là phương tiện thiết thực
nhất, không chỉ đối với học sinh mà còn rất cần thiết đối với việc giảng dạy bộ môn Địa lí của
giáo viên.
- Việc sử dụng bản đồ địa lí, kênh hình có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong quá trình học tập, tăng cường kĩ năng địa lí (nhận xét, phân tích, giải thích, đánh giá,
so sánh, tổng hợp.... Qua đó, giúp học sinh sẽ tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố địa lí để giải
thích lượng kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học. Mặt khác, nó còn giúp giáo viên tổ chức
việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả trong giảng dạy.
- Hình thức: thông qua một số câu hỏi kiểm tra.
- Đối tượng: lớp 11CB2 với 35 học sinh.


2. Thực trạng.
- Trong thực tế học sinh chưa vận dụng được mối liên hệ giữa các yếu tố địa lí để giải thích, phân
tích, so sánh… các vấn đề tự nhiên và kinh tế xã hội, cho nên làm giảm tính hứng thú của các em
về bộ môn Địa lí.
- Đa số học sinh khi khác thác kênh hình SGK (ví dụ hình 6.1, 10.1,…) để giải thích một hiện
tượng địa lí nào đó chỉ là đọc từng dấu hiệu riêng lẻ như: đây là núi gì, sông nào?,…mà các em
chưa tìm ra được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
- Ý thức tự học, tự rèn luyện bản thân còn hạn chế.
- Do ảnh hưởng các trò chơi điện tử, các em ham chơi lơ là trong việc học.
-Từ thực trạng trên, giáo viên tiến hành khảo sát mức độ đạt được của học sinh thông qua các kĩ
năng nhận xét, phân tích, giải tích các đối tượng địa lí ảnh hưởng đến tự nhiên và kinh tế - xã hội
dựa vào kênh hình SGK, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi sau:
+ Dựa vào hình 6.1 và kiến thức đã học, hãy cho biết vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng
như thế nào tới địa hình và khí hậu của Hoa Kì?
+ Dựa vào hình 6.1 và kiến thức trong bài: So sánh sự khác biệt về địa hình, khí hậu giữa 3 vùng
tự nhiên: vùng phía Tây, vùng phía Đông và vùng Trung tâm.
+ Dựa vào hình 6.1 và kiến thức trong bài: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều
kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Hoa Kì

Bảng 1. Kết quả kiểm tra của lớp 11CB2

Đơn vị %


Nội dung khảo sát

Kết quả (35 học sinh)

Giỏi
Khá

Trung Bình
Yếu
SL
TL
SL TL
SL
TL
SL
TL
Kĩ năng nhận xét.
5
14,3 12
34.3 12
34.3
6
17,4
Kĩ năng phân tích.
3
8,6
11
31,4 13
37,2
8
22,8
Kĩ năng giải thích.
2
5,7
9
25,7 15
42,8

9
25,8
Tổng
10
9,5
32
30,4 40
38,1
24
22,0
Qua kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh đạt giỏi chưa cao, nhất là kỉ năng giải thích rất
thấp chỉ 5,7%, kỉ năng nhận xét, phân tích và vận dụng không vượt qua 15%. Tỉ lệ học sinh khá
thấp dưới 26%. Nhưng tỉ lệ yếu còn rất cao trên 30%.
3. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân.
3.1 Đánh giá thực trạng.
a. Ưu điểm.
Đa số các em lớp 11CB 2 là những học sinh năng động , tiếp thu khá nhanh bài học, các em luôn
chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa.Vì vậy giáo viên có điều kiện giúp học sinh tư duy- qua những
phương pháp khai thác tối đa năng lực của não bộ nhằm kích thích niềm đam mê, yêu thích môn
học hơn nhằm tăng hiệu quả chất lượng giáo dục
b. Nhược điểm
Đa số các em chưa có sự đam mê trong học tập, tư tưởng coi thường môn Địa lí.
Bên cạnh đó các em còn thiếu chủ động suy nghĩ, chưa tìm ra mối liên hệ giữa yếu tố tự nhiên và
kinh tế xã hội, đồng thời còn mang nặng hình thức học vẹt đối phó, chưa giải quyết được các vấn
đề trọng tâm của bài.
3.2 Nguyên nhân
Từ phía học sinh:
Nhiều học sinh, học tập một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc mà không rèn
luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, giải thích và vận dụng tổng hợp kiến thức. Với cách học truyền
thống ghi chép đã khiến tư duy của nhiều học sinh đi vào lối mòn. Các em chưa biết vận dụng kỉ

năng đọc bản đồ, lược đồ và kênh hình sách giáo khoa để phát triển tư duy điều đó làm cho một số
học sinh tuy học tập rất chăm chỉ nhưng sự tiếp thu vẫn hạn chế, bài học trở nên đơn điệu, khó nhớ
kiến thức. Kết quả dẫn đến học sinh không tập trung trong giờ học, mất tự tin khi đến lớp, buồn
chán, thất vọng và đánh mất sự đam mê học hỏi.
Từ phía giáo viên:
Giảng dạy còn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ với hỏi đáp, nặng
về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy học sinh,
hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy còn đơn điệu, học sinh tiếp thu kiến thức một cách
thụ động. Đa số giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể cách thức khai thác kiến thức trên bản đồ lược
đồ đặc biệt kênh hình trong sách giáo khoa.Vì vậy các em cò mập mờ không vận dụng, để phân
tích, giải thích các vấn đề trọng tâm bài học.
Từ thực trạng đã nêu và phân tích những nguyên nhân trên, để đạt kết quả cao trong giảng dạy
môn Địa lí giáo viên cần rèn các kĩ năng khai thác các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ và
đặc biệt trong kênh hình sách giáo khoa .
II. Biện pháp thực hiện.
1. Rèn luyện các kĩ năng khai thác mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí dựa trên kênh
hình.
1.1 Xác định vị trí các đối tượng địa lí.
1.2 Tìm hiểu kĩ phần chú thích và các kí hiệu trên bản đồ, trên kênh hình.
1.3 Đọc tên và nhận xét sự phân bố và thay đổi các đối tượng địa lí.
1.4 Phân tích đặc điểm các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế .
1.5 Giải thích mối quan hệ các đối tượng.
2. Giáo viên cho học sinh hoàn thành các câu hỏi dưới đây nhằm kiểm tra mức độ đạt được
các kĩ năng nhận xét, phân tích và giải thích các đối tượng địa lí.
(1)Vị trí địa lí ,quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu Trung Quốc?
(2) Dựa vào hình 10.1 và kiến thức trong bài, hãy:


+ Nêu tên các dạng địa hình chính và các con sông lớn của Trung Quốc
+ So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông

+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế
Trung Quốc.
(3) Dựa vào hình 10.1 và 10.4, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc.
Các biện pháp tiến hành cụ thể ở bài 10 Trung quốc là một ví dụ minh họa.
1. Rèn luyện các kĩ năng khai thác mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí dựa trên kênh
hình.
1.1. Xác định vị trí các đối tượng địa lí.
Bước 1. Hướng dẫn xác định vị trí tiếp giáp và lãnh thổ của Trung
Quốc
Yêu cầu học sinh quan sát hình trang 4, 5 SGK.
- Xác định phạm vi lãnh thổ:
+ Hướng dẫn xác định Trung Quốc thuộc châu lục nào trên thế
giới: Châu Á.
+ Lãnh thỗ nằm ở khu vực nào của châu Á: Trung và Đông Á
+ Kể tên 14 quốc gia tiếp giáp Trung Quốc: …
- Xác định giới hạn vĩ độ, kinh độ.
Quan sát từ đường xích đạo ( vĩ độ 0 0) lên cực Bắc(vĩ độ 900) Trung Quốc nằm hoàn toàn ở
Bắc bán cầu. Nằm ở vĩ độ khoảng 200- 530B. Lãnh thổ rộng lớn.
Các đới khí hậu Trung Quốc.
Tổng nhiệt độ trong
Nhiệt độ trung
các thời kì nhiệt độ
Khí hậu
Vĩ độ
bình tháng lạnh
trung bình ngày đêm
nhất
100C
Nhiệt đới
200 B về phía Nam

80000- 90000C
160C
Cận nhiệt
230-340B
45000- 80000C
00-160C
Ôn đới ẩm
320-430B
32000- 45000C
-80 đến 00C
Ôn đới
360-540B
17000- 32000C
-240C
Ôn đới lạnh
Trên 500B
Dưới 17000C
Thấp hơn -240C
Tính chất khí hậu:
+ Nhiệt đới gió mùa: phân biệt mùa mưa và mùa khô rõ rệt
. Mùa mưa: tháng 5 - 10; có gió mùa hạ mát, gây mưa.
. Mùa khô: tháng 11 - 4 (năm sau); có gió mùa đông lạnh khô.
. Nhiệt độ trung bình trên 200C.
. Mưa trung bình trên 1500mm.
. Thời tiết diễn biến thất thường: hạn hán, lũ lụt...
+ Cận nhiệt gió mùa: mùa hạ nóng ẩm, mùa đông khô mát,
. Nhiệt độ trung bình 130-200C
. Mưa trung bình 800 mm - 1600 mm.
+ Ôn đới gió mùa: ấm áp và mưa trong mùa hè (giông bão, gió lớn, mưa đá), lạnh
và khô mùa đông (cơn bão bụi, sương giá…)

. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 40C.
. Lượng mưa trung bình hàng năm là 640 mm.
+ Ôn đới lục địa: biên độ nhiệt giữa ngày và đêm trong năm lớn, lượng mưa nhỏ.
. Nhiệt độ trung bình: > 00C
. Lượng mưa: 550-600mm
. Mưa nhiều hơn vào mùa hè
. Biên độ nhiệt: lớn: >200
+ Ôn đới lạnh:
. Nhiệt độ trung bình cả năm là dưới 0 °C.
. Lượng mưa: 201- 500mm
Kinh độ khoảng 730- 1350 Đ: Trung Quốc nằm ở Bán cầu đông giáp Thái Bình Dương.


- Xác định vị trí trên mảng kiến tạo:
Trung Quốc thuộc mảng Âu – Á , nơi tiếp xúc với mảng Philippin và mảng Ấn độ Ô-xtrây-li-a.
1.2. Tìm hiểu kĩ phần chú thích và các kí
hiệu trên bản đồ trên kênh hình.
- Tìm hiểu địa hình, cảnh quan và tên
khoáng sản
Giáo viên cung cấp thêm thông tin để khai
thác tốt hình 10.1 Hình 10.1 Địa hình và
khoáng sản Trung Quốc
- Địa hình.
+ Màu xanh: độ cao 0 đến dưới 200m là đồng bằng.
+ Màu vàng: độ cao 200- 1500m (bình nguyên: cao 200- 500m, Cao nguyên cao trên 500m)
+ Màu cam: độ cao 1500- 3000m: núi (núi thấp có độ cao dưới 1500m, núi trung bình có độ cao
từ 1500 - 2500m và núi cao có độ cao trên 2500m)
+ Màu đỏ: độ cao trên 3000m là địa hình núi cao..
Sơn nguyên: khu vực núi rộng lớn, tương đối bằng phẳng, trong đó có các dãy núi xen lẫn với
cao nguyên.

Bồn địa: địa hình trũng, thấp, dạng chậu hoặc lòng chảo. Hình thành do kết quả của nhiều quá
trình địa chất như: sự sụt lún của một bộ phận vỏ Trái Đất, sự bào mòn của băng hà... Bồn địa còn
được gọi là vùng trũng.
Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, Mangan, đồng, thiếc
1.3. Đọc tên và nhận xét sự phân bố và thay đổi các nhân tố địa lí.
Dựa vào Hình 10.1 Địa hình và khoáng sản Trung Quốc.
Câu 1. Đọc tên các dạng địa hình, cảnh quan, khoáng sản chính ở Trung Quốc.
- Đồng bằng châu thổ rộng lớn: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa trung, Hoa Nam.
- Gồm nhiều dãy núi cao: Hymalaya, dãy núi Nam Sơn, Dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng,
bồn địa Duy Ngô nhĩ, Bồn địa Tứ Xuyên, hoang mạc Tacla Macan, hoang mạc Alaxan...
- Các khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, Mangan,...
- Các con sông lớn: Hắc Long Giang, Hoàng Hà, Trường Giang bắt nguồn hướng Tây và đổ ra
hướng Đông.
Câu 2. Vị trí địa lí ,quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu Trung
Quốc?
Hướng dẫn:
- Giáo viên cung cấp thông tin bảng kiến thức dưới đây và kết hợp hình 10.1 và nội dung các em
tìm hiểu SGK:
Các đới khí hậu Trung Quốc.
Khí hậu

Vĩ độ

Nhiệt đới
Cận nhiệt
Ôn đới ẩm
Ôn đới
Ôn đới lạnh

200 B về phía Nam

230-340B
320-430B
360-540B
Trên 500B

Gợi ý:
-Ảnh hưởng tới địa hình:
+ Lãnh thổ rộng lớn, nên địa hình đa dạng, phức tạp.
+ Vị trí ở Đông Á, là vùng có núi cao nhất thế giới và nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Ảnh hưởng tới khí hậu:
+ Nằm ở vĩ độ khoảng 200- 530B và kinh độ khoảng 730- 1350 Đ, lãnh thổ rộng lớn nên địa hình
đa dạng, khí hậu đa dạng.
+ Vị trí ở Đông Á, nên khí hậu Trung Quốc có tính chất gió mùa rõ rệt ở miền Đông (phần này
giáo viên nhắc lại kiến thức lớp 10 phần gió mùa).
Câu 3. So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Đông và miền Tây:


Hướng dẫn:
- Giáo viên vẽ kinh tuyến 1050Đ lên hình 10.1 và yêu cầu học sinh dùng viết chì vẽ.
- Phần địa hình: hướng dẫn các em dựa vào bảng chú giải: xem phân tầng độ cao thể hiện qua
các màu, và các kí hiệu khác
- Phần sông ngòi: yêu cầu các em xác định tên các con sông và nơi bắt nguồn của nó, từ đó biết
được đặc điểm của sông (độ dốc, lưu vực,...) mỗi miền
*Miền Đông: Từ duyên hải vào đất liền đến
*. Miền Tây: chiếm khoảng 50% diện tích
Kinh tuyến 1050Đ
cả nước.
- Địa hình: Đồng bằng châu thổ rộng lớn( ĐB Đông - Địa hình: các dãy núi cao, sơn nguyên,
Bắc,Hoa Bắc, Hoa trung, Hoa Nam)
bồn địa.

- Sông ngòi: Nhiều sông lớn, hạ lưu các sông - Sông ngòi: ít sông, thượng lưu sông
Trường Giang, Hoàng Hà,….
Hoàng Hà, Trường Giang,…..
1.4. Phân tích đặc điểm của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng phát triển kinh tế
- Bước 1. Liệt kê tất cả điều kiện tư nhiên ( Địa hình, đất, sông ngòi, khí hậu, khoáng sản, biển)
có điều kiện phát triển các ngành kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp,….
- Bước 2. Liệt kê tất cả điều kiện tư nhiên gây khó khăn đến phát triển các ngành kinh tế
- Bước 3. Phân tích đặc điểm từng điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.
Hướng dẫn bước 3:
- GV hướng dẫn học sinh đối chiếu các hình có liên quan để tìm ra được mối quan hệ nhân quả
giữa các yếu tố: ví dụ: Hình 10.1 thể hiện các đối tượng tự nhiên (nguyên nhân), từ đó trên cơ sở
nền chung ấy để phát triển các ngành kinh tế (hệ quả-hình 10.9)
+ Xem hình 10.8 và 10.1: chú ý ngành công nghiệp luyện kim đen và màu (giáo viên nhắc lại
kiến thức lớp 10 nguồn nguyên liệu cho ngành này như: than, sắt, các loại kim loại màu,….)
+ Xem hình 10.9 và 10.1: yêu cầu học sinh tìm ra các đối tượng tự nhiên để phát triển nông
nghiệp
+ Kết hợp 10.1: Tương tự giáo viên hướng dẫn khai thác các đối tương tự nhiên cho các ngành
lâm nghiệp, thủy điện, kinh tế biển (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông, du lịch,…)
- GV gợi ý bằng sơ đồ tứ duy để khai thác tốt kênh hình.

5. Giải thích mối quan hệ các đối tượng.
* Hình 10.4. Phân bố dân cư Trung Quốc.(Kết hợp hình 10.1)
- Giáo viên đặt ra vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết: Vì sao
dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa dân ở
miền Tây?
- Để giải quyết câu hỏi trên Giáo viên hướng dẫn các bước sau.
Bước 1. Quan sát tìm hiểu chú thích.
- Có 4 ô màu thể hiện mật độ dân số khác nhau, nơi có dân cư
nhiều nhất trên với mật độ dân số trên 100 người /km 2 màu đỏ,
nơi có dân cư nhiều là màu cam từ 51- 100 người trên km 2, nơi

có dân cư ít là màu vàng 1-50 người/km 2 và nơi có dân cư ít
nhất là màu vàng nhạt dưới 1 người/km2.
- Có 3 loại đô thị thể hiện ba vòng tròn màu nâu: đô thị lớn nhất trên 8 triệu dân, đô thị trung bình
.trên 5- 8 triệu dân, đô thị nhỏ từ 3-5 triệu dân.
Bước 2. Xác định vị trí và đọc tên trên kênh hình, cho biết quy mô đối tượng.


- Vùng đông dân :phía Đông Bắc, phía Đông Và Đông Nam.
- Vùng thưa dân : Gần biên giới phía Băc, phía Tây Bắc, phía Tây, và Tây Nam.
- Đô thị lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải.
- Đô thị trung bình: Trùng Khánh
- Đô thị nhỏ: Cáp Nhĩ Tân, Thẫm Dương, Tân An, Vũ Hán, Thành Đô, Quảng Châu, Hồng Công
Bước 3. Hướng dẫn nhận xét sự phân bố đối tượng dân cư ở hai miền.
Quan sát mật độ dân số hiển thị qua 4 màu và các đô thị lớn thể hiện trên 3 vòng tròn so sánh
miền Đông và miền Tây dân cư tập trung đông ở miền nào?
- Miền Đông tập trung dân cư đông hơn miền Tây.
Bước 4. Tìm ra những đối tượng là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư không đều
giữa 2 miền.
- Giáo viên yêu cầu các em kết hợp hình 10.1.Địa hình và khoáng sản Trung Quốc, tìm mối liên
hệ giữa điều kiện tự nhiên (như địa hình, đất, sông ngòi, khí hậu, khoáng sản, biển) cả hai miền.
- Tìm ra đối tượng tự nhiên ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
-> Miền Đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn miền Tây.
-> Miền Đông đông dân do điều kiện thuận lợi có đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ, nhiều
sông lớn, nguồn nước dồi dào; khí hậu ôn đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa phát triển cơ cấu cây
trồng đa dạng, bờ biển dài và rộng phát triển tổng hợp kinh tế biển, đồng thời phát triển công
nghiệp do có nhiều khoáng sản
-> Miền Tây thưa dân do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nhiều núi cao hiểm trở, khí hậu lục
địa khắc nghiệt, thiếu nước ,nghèo khóang sản…chưa có điều kiện phát triển kinh tế.
Như vậy giữa các đối tượng tự nhiên luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng đến
các đối tượng kinh tế xã hội. Các đối tượng tự nhiên không những tác động đến đời sống dân cư

xã hội mà còn tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển một số ngành kinh tế.
* Hình 10. 8. Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc. (Kết hợp hình 10.1)
Ngành công nghiệp: Hầu hết các trung tâm công nghiệp tập trung ở miền Đông .Vì sao miền
Đông tập trung nhiều trung tâm công nghiệp?
Tiếp tục tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng
của nó đến đối tượng kinh tế - xã hội được hướng dẫn qua các
bước:
Bước 1. Quan sát tìm hiểu chú thích: Các trung tâm công nghiệp
rất lớn và lớn và 10 ngành công nghiệp chính.
Bước 2. Xác định vị trí, đọc tên cac đối tượng trên kênh hình, cho
biết quy mô các đối tượng:
- Trung tâm công nghiệp rất lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán,
Trùng Khánh, Hồng Công.
- Trung tâm công nghiệp lớn: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Bao Đầu, Lan Châu, Thành Đô, Côn
Minh, Phúc châu.
Bước 3. Hướng dẫn nhận xét sự phân bố đối tượng địa lí ở hai miền.
- Các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp tập trung ở miền Đông là chủ yếu. Ở miền
Tây ít có nơi chưa phát triển công nghiệp.
Bước 4. Tìm ra những đối tượng là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phân bố không đều giữa 2
miền.
- Miền Đông là nơi giàu tài nguyên khoáng sản, địa hình bằng phẳng mở rộng giao thông nhiều
loại hình ( đường sắt, đường ô tô, đường biển, đường hàng không,… ), dân cư đông đúc nguồn
lao động dồi dào, tạo điều kiện hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp. Còn miền Tây
điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dân cư thưa thớt,… chưa tạo điều kiện phát triển công nghiệp.
* Hình 10.9. Phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc. (Kết hợp hình 10.1)
Ngành nông nghiệp. Thực hiện khai thác trên 4 bước, để nhận xét, phân tích và giải thích. Giải
đáp câu hỏi sau “ nhận xét phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và gia súc của Trung Quốc.
Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
- Bước 1. Quan sát tìm hiểu chú thích
- Bước 2. Xác định vị trí, đọc tên cac đối tượng trên kênh hình.



- Bước 3 .Nhận xét phân bố cây lương thực, cây công nghiệp và gia súc: GV tiếp tục yêu cầu học
sinh dựa vào đường kinh tuyến 105 0Đ chia 2 miền và tên gọi các đồng bằng,.. làm cơ sở để xác
định phạm vi phân bố
- Bước 4. Tìm ra những đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự
phân bố không đều giữa 2 miền.
Giáo viên hướng dẫn xem hình 10.1 và 10.4, yêu cầu học sinh giải
thích sự phân bố.
Ví dụ: Miền Đông tập trung chủ yếu phát triển nông nghiệp vì: các
điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, sông ngòi) và kinh tế - xã
hội (dân cư – lao động, đô thị lớn,…) thuận lợi.
Khi giải thích cần quan sát hình 10.1 để khai thác thông tin về đặc
điểm tự nhiên, vì đặc điểm tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố ngành kinh tế và sự phân bố dân cư. Các đối
tượng địa lí luôn có sự tác động qua lại với nhau. Vì vậy khi giúp học sinh khai thác kiến thức
giáo viên cần rèn luyện kỹ năng khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí nhằm giúp các em
hiểu, biết nhận xét, phân tích, giải thích các vấn đề trọng tâm của bài học. Kích thích học sinh tư
duy, đồng thời khơi dậy lòng say mê học tập địa lí giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy.
2. Giáo viên cho học sinh hoàn thành các câu hỏi dưới đây nhằm kiểm tra mức độ đạt được
các kĩ năng nhận xét, phân tích và giải thích các đối tượng địa lí.
Câu 1. Vị trí địa lí và quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu Trung
Quốc?
Câu 2. Dựa vào hình 10.1 và kiến thức trong bài, hãy:
+ Nêu tên các dạng địa hình chính và các con sông lớn của Trung Quốc
+ So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông
+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế
Câu 3. Dựa vào hình 10.1 và 10.4, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc.
III. Hiệu quả, kết luận và khả năng áp dụng.
1. Hiệu quả.

Để đánh giá các biện pháp đã thực hiện vừa nêu. Tôi tiến hành khảo sát lần 2.(dựa vào kết quả
thu được ở biện pháp thứ hai)
Thời gian : tháng 2 - 2015. Đối tượng: lớp 11CB2 với 35 học sinh.
Bảng 2. Kết quả khảo sát sau khi thực hiện biện pháp.
Đơn vị %
Nội dung khảo sát
Kết quả (35 học sinh)
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Kĩ năng nhận xét.
9
25,7 18
51,4 7
20,0
1
2,9
Kĩ năng phân tích.
8
22,8 16
45,7

8
22,8
3
8,7
Kĩ năng giải thích.
7
20,0 15
42,9 8
22,8
5
14,3
Tổng
24
22,8 49
46,7
23
21,8
6
8,7
Qua kết quả khảo sát lần 2 cho thấy tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi tăng cao, giỏi đạt từ 20% trở lên,
khá đạt từ 40% trở lên, trung bình và yếu chiếm tỉ lệ thấp tỉ lệ trung bình thấp từ 23% trở xuống
và tỉ lệ yếu thấp nhất dưới 15% trong đó kỉ năng nhận xét còn 2,9%, kĩ năng phân tích 8,7% và
kĩ năng giải thích không vượt qua 15%. Tổng tỉ lệ loại yếu đạt dưới 9%.
Bảng 3. So sánh kết quả trước và sau khi trước và sau khi thực hiện các biện pháp. Đơn vị %
Nội dung khảo sát
Kết quả (35 học sinh)

Kĩ năng nhận xét.
Kĩ năng phân tích.
Kĩ năng giải thích.

Tổng

Giỏi
Trước
14,3
8,6
5,7
9,6

Sau
25,7
22,8
20,0
22,8

Khá
Trước
34.3
31,4
25,7
30,4

Sau
51,4
45,7
42,9
46,7

Trung Bình
Trước Sau

34.3
20,0
37,2
22,8
42,8
22,8
38,1
21,8

Yếu
Trước
17,4
22,8
25,8
22,0

Sau
2,9
8,7
14,3
8,7


Qua Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi trước và sau khi thực hiện các biện pháp cho
ta thấy tỉ lệ giỏi và khá sau khi tác động cao hơn tỉ lệ trước khi tác động, còn tỉ lệ Trung Bình và
tỉ lệ yếu sau khi tác động tỉ lệ thấp hơn nhiều so với trước khi tác động.
Bảng 4. Đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện các biện pháp
Đơn vị %
Nội dung khảo sát
Kết quả (35 học sinh)+: tăng, - giảm

Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Kĩ năng nhận xét.
+11,4
+17,1
-14,3
-14,5,
Kĩ năng phân tích.
+14,2
+14,3
-14,4
-14,1
Kĩ năng giải thích.
+14,3
+17,2
-20,0
-11,5
Tổng
+13,2
+16,3
-16,3
-13,3
Kết quả sau khi thực hiện biện pháp cho thấy tỉ lệ giỏi và khá tăng đáng kể trong đó tỉ lệ giỏi kĩ
năng nhận xét tăng 11,4%, kĩ năng phân tích tăng 14,2%, và kĩ năng giải thích tăng 14,3%; ở tỉ lệ
khá kĩ năng nhận xét tăng 17,1%, kĩ năng phân tích tăng 14,3%, và kĩ năng giải thích tăng 17,2%.
Còn tỉ lệ trung bình và yếu thì ngược lại giảm đáng kể trong đó tỉ lệ trung bình giảm 14,3% kĩ
năng nhận xét, giảm 14,4% ở kĩ năng phân tích, giảm 20,0% ở kĩ năng giải thích; tỉ lệ yếu giảm
14,5% kĩ năng nhận xét, giảm 14,1% ở kĩ năng phân tích, giảm 11,5% ở kĩ năng giải thích. Tổng

kĩ năng trung bình và yếu giảm hơn 30%. Qua đó đã chứng minh phương pháp thực hiện đạt hiệu
quả cao .
2. Kết luận
Thông qua các kĩ năng khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí để nhận xét, phân tích,
giải thích các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động
của học sinh, giúp học sinh phát triển khả năng khai thác kiến thức trên bản đồ, lược đồ, kênh
hình sách giáo khoa,…nhằm rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy tích cực, giúp các em
hoàn thiện phương pháp tự học, khắc sâu kiến thức, giúp môn Địa lí đến gần các em hơn. Đây là
nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí của Trường nói chung và các lớp
giảng dạy nói riêng.
3. Khả năng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Các kĩ năng khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí ở bản đồ, lược đồ, đặc biệt kênh
hình sách giáo khoa, là nền tảng giúp các em vận dụng khai thác kiến thức ở các bài đại lí 11như
một số vấn đề của châu lục và khu vực (một số vấn đề của châu phi, Mĩ la tinh, Tây Nam Á và
Trung Á) và Địa lí khu vực và quốc gia (Hoa kì, Nhật Bản, Đông Nam Á), bên cạnh đó giúp các
em khai thác một có hiệu quả lượng kiến thức rất lớn và quan trọng thông qua việc khai thác các
thiết bị trực quan như bản đồ, Atlat ở cấp phổ thông, cấp trung học cơ sở.
Đề nghị Bộ Giáo Dục soạn chương trình sách giáo khoa cô đọng nhằm giúp giáo viên vận
dụng nhiều phương pháp tạo hứng thú cho học sinh, tích lũy nhiều thời gian cho học hoạt động,
đào sâu kiến thức tăng khả năng tư duy sáng tạo các em. Đề nghị Nhà trường quan tâm đóng góp
cả lập luận và thực tiễn để bài viết hoàn thiện hơn.
Tháp Mười, ngày 19 tháng 4 năm 2015
Người viết
Trần Mỹ An



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×